Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Hoàn thiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trong thu hồi đất của nhà nước trên địa bàn huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.71 MB, 113 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

TRẦN THỊ THU GIANG

HỒN THIỆN CƠNG TÁC BỒI THƯỜNG,
HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ TRONG THU HỒI ĐẤT
CỦA NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VÂN ĐỒN,
TỈNH QUẢNG NINH

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ NGÀNH: 8310110

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐOÀN THỊ HÂN

Hà Nội, 2023


i
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa
học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là
trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.


Hà Nội, ngày……tháng….năm 2023
NGƯỜI CAM ĐOAN

Trần Thị Thu Giang


ii
LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành được ḷn văn này, tơi đã nhận được rất nhiều sự giúp
đỡ và động viên từ các thầy cơ giáo, các ban ngành cùng tồn thể cán bộ nơi
tôi chọn làm đề tài nghiên cứu.
Trước tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn ban Giám hiệu nhà trường, tồn
thể các thầy cơ giáo Trường đại học Lâm nghiệp đã truyền đạt cho tôi những
kiến thức cơ bản và tạo điều kiện giúp đỡ tơi hồn thành ḷn văn này. Đặc
biệt, tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn sâu sắc tới cơ giáo TS. Đồn Thị Hân đã dành
nhiều thời gian trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho tơi trong q trình
thực hiện ḷn văn này.
Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Trung tâm phát triển Quỹ đất
huyện Vân Đồn đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi tiếp cận và thu thập những
thông tin cần thiết cho đề tài.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, những người đã
động viên và giúp đỡ tôi về tinh thần, vật chất trong śt q trình học tập
cũng như thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày……tháng….năm 2023
TÁC GIẢ

Trần Thị Thu Giang



iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii
MỤC LỤC ....................................................................................................... iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................ vii
DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ .............................................................. viii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ
TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ TRONG THU HỒI ĐẤT CỦA NHÀ NƯỚC .... 5
1.1. Cơ sở lý luận về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trong thu hồi đất của
Nhà nước........................................................................................................ 5
1.1.1. Một số khái niệm có liên quan ......................................................... 5
1.1.2. Đặc điểm và vai trò bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trong thu hồi
đất của nhà nước........................................................................................ 9
1.1.3. Nội dung công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trong thu hồi
đất của Nhà nước ..................................................................................... 12
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ..19
1.2. Cơ sở thực tiễn về công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trong thu
hồi đất .......................................................................................................... 21
1.2.1. Kinh nghiệm ở một số địa phương về bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư trong thu hồi đất của Nhà nước .......................................................... 21
1.2.2. Bài học kinh nghiệm cho huyện Vân Đồn...................................... 28
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
2.1. Đặc điểm cơ bản của huyện Vân Đồn .................................................. 30
2.1.1. Điều kiện tự nhiên .......................................................................... 30
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................... 33
2.1.3. Những ảnh hưởng đặc điểm cơ bản ảnh hưởng tới công tác bồi

thường, hỗ trợ và tái định cư trong thu hồi đất của Nhà nước ............... 36


iv
2.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 38
2.2.1. Phương pháp chọn điểm khảo sát.................................................. 38
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu: ...................................................... 39
2.2.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ........................................ 40
2.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá sử dụng trong luận văn ............... 41
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 42
3.1. Thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trong thu hồi đất
của Nhà nước trên địa bàn huyện Vân Đồn ................................................ 42
3.1.1. Chính sách về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trong thu hồi đất
của Nhà nước trên địa bàn huyện Vân Đồn ............................................ 42
3.1.2. Bộ máy quản lý công tác tổ chức bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
thu hồi đất của Nhà nước trên địa bàn huyện Vân Đồn .......................... 43
3.1.3. Kết quả thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trong
thu hồi đất của Nhà nước trên địa bàn huyện Vân Đồn .......................... 50
3.2. Nội dung thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trong thu
hồi đất của Nhà nước tại huyện Vân Đồn ................................................... 53
3.2.1. Thông báo thu hồi đất .................................................................... 54
3.2.2. Thành lập Hội đồng thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư huyện Vân Đồn ........................................................................... 59
3.2.3. Lập, phê duyệt kế hoạch, tiến độ chi tiết bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư...................................................................................................... 61
3.2.4. Họp dân và tổ chức điều tra hiện trạng, xác nhận nội dung điều tra 63
3.2.5. Hoàn chỉnh, thẩm định và phê duyệt phương án ........................... 67
3.2.6. Công khai quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư, chi trả tiền và bàn giao mặt bằng......................................... 71
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái

định cư trong thu hồi đất của Nhà nước trên địa bàn huyện Vân Đồn, tỉnh
Quảng Ninh.................................................................................................. 76


v
3.3.1. Các yếu tố thuộc về cơ quan quản lý Nhà nước ............................ 76
3.3.2. Các yếu tố thuộc về người dân có đất bị thu hồi đất ..................... 80
3.4. Đánh giá chung về công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trong thu
hồi đất của Nhà nước trên địa bàn huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh ....... 84
3.4.1. Những thành công .......................................................................... 84
3.4.2. Những tồn tại ................................................................................. 85
3.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại ..................................................... 86
3.5. Định hướng và giải pháp hồn thiện cơng tác bời thường, hỗ trợ và tái
định cư trong thu hồi đất của Nhà nước trên địa bàn huyện Vân Đồn, tỉnh
Quảng Ninh.................................................................................................. 88
3.5.1. Định hướng chung ......................................................................... 88
3.5.2. Giải pháp hồn thiện cơng tác công tác bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư trong thu hồi đất của Nhà nước trên địa bàn huyện Vân Đồn,
tỉnh Quảng Ninh....................................................................................... 89
KẾT LUẬN .................................................................................................... 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 97
PHỤ LỤC


vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tên đầy đủ


GPMB

Giải phóng mặt bằng

MTTQ

Mặt trận tổ quốc

NSNN

Ngân sách nhà nước

TĐC

Tái định cư

UBND

Uỷ ban nhân dân


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2022 của huyện Vân Đồn ................ 32
Bảng 2.2. Cơ cấu kinh tế huyện Vân Đồn giai đoạn 2020-2022..................... 34
Bảng 2.3. Thang đo Likert................................................................................... 40
Bảng 3.1. Bảng tổng hợp dự án, tiến độ thực hiện công tác GPMB của
huyện Vân Đồn giai đoạn từ năm 2020 – 2022................................................. 52

Bảng 3.2. Kế hoạch sử dụng đất huyện Vân Đồn năm 2023 .......................... 55
Bảng 3.3. Bảng tổng hợp tình hình thơng báo thu hồi đất trên địa bàn huyện
Vân Đồn giai đoạn từ năm 2020 – 2022............................................................. 58
Bảng 3.4. Khái quát thông tin theo kế hoạch và thực tế của 02 dự án Khu
tái định cư xã Đoàn kết và Đường trục chính 58m ......................................... 62
Bảng 3.5. Xác định đối tượng được bồi thường đối với 02 dự án Khu tái
định cư xã Đồn Kết và Đường trục chính 58m .............................................. 65
Bảng 3.6. Bảng giá đất 2015 và giá bồi thường dự án đầu tư xây dựng hạ
tầng kỹ thuật Khu tái định cư, khu hành chính phục vụ GPMB cảng hàng
khơng Quảng Ninh tại xã Đoàn Kết, huyện Vân Đồn..................................... 68
Bảng 3.7. Giá theo Bảng giá đất 2020 và giá cụ thể làm căn cứ bồi thường,
GPMB thực hiện dự án Đường trục chính 58m .............................................. 69
Bảng 3.8. Tổng hợp tình hình bố trí tái định cư của 02 dự án Khu tái định
cư xã Đồn Kết và Đường trục chính 58m ....................................................... 73
Bảng 3.9. Tổng hợp kinh phí bồi thường, hỗ trợ của 02 dự án Khu tái định
cư xã Đồn Kết và Đường trục chính 58m ....................................................... 74
Bảng 3.10. Kết quả khảo sát ý kiến của người dân về yếu tố “Hệ thống
chính sách, pháp luật có liên quan đến công tác hồi thường, hỗ trợ và tái
định cư” .................................................................................................................. 76
Bảng 3.11. Kết quả khảo sát ý kiến của người dân về yếu tố “Năng lực của
cán bộ, công chức tới công tác hồi thường, hỗ trợ và tái định cư” ............... 77


viii
Bảng 3.12. Kết quả khảo sát ý kiến của người dân về yếu tố “Kiểm tra,
đánh giá thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư”........................................ 79
Bảng 3.13. Kết quả khảo sát ý kiến của người dân về yếu tố “Trình độ, nhận
thức của người dân có đất bị thu hồi” đến công tác bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư .................................................................................................................... 81
Bảng 3.14. Kết quả khảo sát về “Sự hài lịng của người dân có đất bị thu hồi

đối với công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư” ............................................. 83
DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ
Hình 2.1. Sơ đờ vị trí địa lý hụn Vân Đờn......................................................... 30
Sơ đờ 3.1. Bộ máy quản lý công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại huyện
Vân Đồn .......................................................................................................... 44


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chính sách pháp ḷt đất đai nói chung và chính sách bời thường, hỗ
trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất nói riêng đang được Đảng, Nhà
nước, các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm và khơng ngừng đổi mới, hồn
thiện nhằm khắc phục những bất cập, tháo gỡ những vướng mắc, cải thiện
môi trường đầu tư, khai thác các nguồn lực từ đất đai cho đầu tư phát triển,
đáp ứng yêu cầu đời sống xã hội và nguyện vọng của nhân dân. Tuy nhiên,
công tác bồi thường, GPMB vẫn là vấn đề nan giải và mang tính thời sự;
việc thực hiện chính sách bời thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu
hồi đất, vấn đề đời sống, việc làm của người dân có đất bị thu hồi vẫn đang
là những bức xúc trong xã hội.
Vân Đồn là một huyện đảo của tỉnh Quảng Ninh, nằm trong vùng
vịnh Bái Tử Long, với tổng diện tích hơn 2.170 km 2, trong đó diện tích đất
tự nhiên là 551,33 km2, diện tích vùng biển là 1.620 km2, hụn Vân Đờn
gờm có 12 xã, thị trấn. Nằm cạnh di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long,
Vân Đồn được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho nhiều cảnh đẹp tự nhiên độc
đáo với hơn 600 hòn đảo lớn, nhỏ. Cảnh quan thiên nhiên ở Vân Đồn vô
cùng đặc sắc, hấp dẫn và khơng khí trong lành, n tĩnh như mợt vùng đất
tự nhiên gần như còn nguyên vẹn.
Do là mảnh đất nguyên sơ, còn nhiều tiềm năng, tài nguyên thiên nhiên,
và hiện tại mới bắt đầu quá trình chuyển mình khi được Nhà nước quan tâm

lựa chọn là một trong ba địa bàn xây dựng đơn vị hành chính - Khu kinh tế đặc
biệt. Vân Đồn đang đứng trước những thách thức khi rất nhiều dự án được
triển khai, đã lấy đi quỹ đất không nhỏ là tư liệu sản xuất của người dân. Từ
quỹ đất thu hồi này nhiều khu du lịch, khu đơ thị, các cơng trình phúc lợi... đã
được xây dựng, làm đổi mới bộ mặt đô thị, là cơ sở để thu hút lượng vốn đáng


2
kể của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tuy nhiên, ngồi những hiệu quả
mà thu hời đất mang lại, cũng đã nảy sinh nhiều khó khăn, vướng mắc trong
q trình thực hiện cơng tác bời thường, hỗ trợ và tái định cư. Đặc biệt là sự
ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của người dân khi cơng tác thu hồi đất của Nhà
nước làm cho cuộc sống của người dân thay đổi, cần phải có kế hoạch để ổn
định cuộc sống cho họ. Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với người
dân có đất bị thu hồi là một vấn đề quan trọng được quan tâm hàng đầu. Tỉnh
Quảng Ninh, cũng như huyện Vân Đồn hiện tại đã có những chính sách phù
hợp để bảo đảm quyền, lợi ích của người dân bị thu hời đất.
Hiện nay, các dự án triển khai cần phải giải phòng mặt bằng, còn gặp
nhiều khó khăn, vướng mắc thực thực hiện cơng tác bời thường, hỗ trợ và
TĐC. Chính vì vậy, việc triển khai các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng còn rất
chậm. Những khó khăn trong quá trình triển khai bồi thường, hỗ trợ và TĐC
là: Việc xác định giá đất, giá các loại tài sản để tính phương án bời thường, hỗ
trợ, tái định cư cịn chưa nhất quán, nhiều vướng mắc xảy ra; khiếu nại, tố
cáo, mâu thuẫn; phản ánh, kiến nghị của nhân dân liên quan đến vấn đề giá
bồi thường, hỗ trợ, phương án tái định cư không thỏa đáng, thấp hơn nhiều so
với giá thị trường. Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo này cũng chưa được
giải quyết một cách kịp thời, dứt điểm làm cho tình trạng khiếu nại, tố cái kéo
dài, gây ra nhiều mâu thuẫn, bất bình trong nhân dân. Ngoài ra trong những
giai đoạn này, tình trạng đầu cơ, giao dịch đất đai không đúng quy định trong
khu vực các dự án diễn ra phức tạp, làm cho giá đất tăng đột biến, bất thường

gây ra nhiều khó khăn cho công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong thu
hồi đất của Nhà nước.
Xuất phát từ thực tiễn đó, tôi chọn đề tài nghiên cứu với nợi dung:
“Hồn thiện cơng tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trong thu hồi đất
của Nhà nước trên địa bàn huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh” làm luận văn
tốt nghiệp.


3
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới
công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trong thu hồi đất tại huyện Vân
Đồn, tỉnh Quảng Ninh, đề xuất giải pháp hồn thiện cơng tác bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư trong thu hồi đất của Nhà nước trên địa bàn huyện trong
thời gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư trong thu hồi đất của Nhà nước;
- Đánh giá được thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
trong thu hồi đất của Nhà nước tại hụn Vân Đờn, tỉnh Quảng Ninh;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới công tác bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư trong thu hồi đất của Nhà nước tại huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.
- Đề xuất giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác bời thường, hỗ trợ và tái
định cư trong thu hồi đất của Nhà nước tại huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Thực trạng công tác bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư trong thu hồi đất của Nhà nước trên địa bàn huyện Vân Đồn.
3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về nội dung: Công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trong
thu hồi đất của Nhà nước trên địa bàn huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.
- Phạm vi về không gian: Huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.
- Phạm vi về thời gian:
+ Đề tài thu thập số liệu thứ cấp trong 3 năm 2020 - 2022.
+ Thu thập số liệu sơ cấp từ 03 - 04/2023


4
4. Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trong
thu hồi đất của Nhà nước.
- Thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trong thu hồi đất
của Nhà nước tại huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.
- Các yếu tố ảnh hưởng tới công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
trong thu hồi đất của Nhà nước tại huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.
- Giải pháp hồn thiện cơng tác bời thường, hỗ trợ và tái định cư trong
thu hồi đất của Nhà nước tại huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.
5. Kết cấu luận văn
Ngồi Phần mở đầu, Kết ḷn, nợi dung của luận văn được kết cấu
thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư trong thu hồi đất của Nhà nước.
Chương 2: Đặc điểm cơ bản và phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Kết quả nghiên cứu.


5
Chương 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ

TÁI ĐỊNH CƯ TRONG THU HỒI ĐẤT CỦA NHÀ NƯỚC
1.1. Cơ sở lý luận về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trong thu hồi đất
của Nhà nước
1.1.1. Một số khái niệm có liên quan
1.1.1.1. Đất đai
Theo Thông tư số: 14/2012/TT-BTNMN ngày 26/11/2012 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về Ban hành quy định kỹ thuật điều tra thoái hóa đất,
Tại Khoản 2, Điều 4 về giải thích từ ngữ có quy định: Đất đai là mợt vùng đất
có ranh giới, vị trí, diện tích cụ thể và có các tḥc tính tương đới ổn định
hoặc thay đổi nhưng có tính chu kỳ, có thể dự đoán được, có ảnh hưởng tới
việc sử dụng đất trong hiện tại và tương lai của các yếu tố tự nhiên, kinh tế xã hợi như: thổ nhưỡng, khí hậu, địa hình, địa mạo, địa chất, thuỷ văn, thực
vật, động vật cư trú và hoạt động sản xuất của con người.
Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, không ai làm ra được đất đai nên đất
đai thuộc về phạm trù vĩnh viễn, là một hàng hóa quý hiếm. Hơn nữa, đất đai
là công sức do con người khai hoang, phục hóa, cải tạo phù hợp với yêu cầu
sử dụng, đất đai có được qua quá trình lịch sử, bảo vệ lãnh thổ bằng cả xương
máu, vì vậy nó mang cả yếu tố lịch sử, tinh thần.
Theo Điều 4, Luật đất đai 2013: Đất đai tḥc sở hữu tồn dân do Nhà
nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử
dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai.
1.1.1.2. Bồi thường khi thu hồi đất
Bồi thường được hiểu là “đền bù những tổn thất đã gây ra”. Dưới góc
đợ pháp lý, bồi thường là một dạng cụ thể của nghĩa vụ dân sự phát sinh do
hành vi trái pháp luật hoặc trái thỏa thuận gây ra; là cách bù đắp, đền bù
tổn thất về vật chất và tổn thất về tinh thần cho bên bị thiệt hại. Vậy bồi


6
thường có thể hiểu là việc đền bù những tổn thất, mất mát về vật chất và
tinh thần nhằm khắc phục những hậu quả do hành vi gây thiệt hại gây ra.

Tại Khoản 6 Điều 4 Luật Đất đai năm 2003 và Khoản 12 Điều 3, Luật
đất đai năm 2013 đều đưa ra định nghĩa: Bồi thường khi Nhà nước thu hồi
đất/Bồi thường về đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đới
với diện tích đất thu hồi cho người bị thu hồi đất/người sử dụng đất. Theo
định nghĩa được đưa ra thì việc bồi thường này chưa xác định được hết các
thiệt hại gây ra đối với người dân khi Nhà nước thu hồi đất, chỉ xác định bồi
thường về đất, trong khi việc thu hời đất của Nhà nước diễn ra thì khơng chỉ
gây thiệt hại về quyền sử dụng đất, mà còn bao gồm cả những thiệt hại về tài
sản gắn liền với đất như: Cơng trình xây dựng, vật kiến trúc, cây trồng, hoa
màu, vật nuôi,… Theo TS Phan Trung Hiền – Phó trưởng khoa Luật, Trường
Đại học Cần Thơ, tại báo nghiên cứu lập pháp, tác giả có viết về nội hàm của
một số khái niệm trong pháp luật đất đai thì việc xây dựng các khái niệm là yếu
tố tiên quyết để tạo lập cơ sở lý luận, đảm bảo cho pháp luật được hiểu và vận
dụng thống nhất. Việc các khái niệm liên quan đến bồi thường không được xác
định rõ ràng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tính cơng bằng, bình đẳng giữa thiệt hại
và bời thường thiệt hại trong quá trình thu hồi đất, cụ thể như sau:
- Về xác định thiệt hại: Khái niệm “tài sản gắn liền với đất” không phải
là khái niệm rõ ràng, dễ xác định. Trên thực tế, ngoài thiệt hại về đất thì không
phải thiệt hại nào cũng là “tài sản gắn liền với đất”. Ví dụ: Các loại vật nuôi
dưới nước chưa đến kỳ thu hoạch nhưng thiệt hại do phải thu hoạch sớm thì
chưa hẳn là “tài sản gắn liền với đất”. Mặt khác, trong quá trình thu hời đất,
ngồi những thiệt hại về “quyền sử dụng đất, nhà ở và các tài sản khác gắn liền
với đất” thì còn có những thiệt hại khác mà người sử dụng đất cần phải được
bời thường. Ví dụ như: Thiệt hại về nguồn nước sinh hoạt, tưới tiêu, thiệt hại về
cây trồng, vật nuôi do bị ảnh hưởng trực tiếp từ việc thực hiện dự án (do lấp
sông làm cạn kiệt mạch nước ngầm), thiệt hại do chi phí đã đầu tư vào việc san


7
lấp mặt bằng, thiệt hại do mất địa thế kinh doanh. Đó là chưa kể đến các thiệt

hại về tinh thần như: lo âu, căng thẳng và các thiệt hại về sức khỏe gây ra trong
quá trình thực hiện dự án như: khói bụi, tiếng ồn... Theo lẽ công bằng, tất cả
những thiệt hại này đều phải được bồi thường tương xứng.
- Về xác định chủ thể thiệt hại: Khi Nhà nước thu hồi đất, thiệt hại có
thể xảy ra với một trong các chủ thể như sau: Chủ thể có đất bị thu hồi; Chủ
thể đang trực tiếp sử dụng đất (ví dụ như đang thuê đất); Các chủ thể lân cận
do ảnh hưởng về cơ sở hạ tầng kỹ thuật (ví dụ như chủ thể có thửa đất tiếp
cận với thửa đất bị thu hồi, sử dụng lối đi chung); Cơ sở hạ tầng xã hợi (ví dụ
như di dời trường học, bệnh viện) hoặc vấn đề môi trường (ví dụ như vấn đề
ngăn dịng chảy mợt con sông mà từ trước đến nay cộng đồng vẫn sử dụng
nguồn nước chung)... Như vậy, nếu theo như khái niệm trên thì chỉ có chủ thể
có đất bị thu hồi mới được Nhà nước bồi thường, điều này là chưa đầy đủ,
chưa đảm bảo được quyền lợi chính đáng đới với các nhóm chủ thể khác có
khả năng gánh chịu thiệt hại trong quá trình thu hồi đất.
Từ những phân tích đã nêu, có thể định nghĩa khái nhiệm bời thường
khi Nhà nước thu hồi đất: “Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà
nước trả cho người có đất bị thu hồi và các chủ thể bị thiệt hại trong quá
trình thu hồi đất những thiệt hại về quyền sử dụng đất hoặc quyền sở hữu, sử
dụng đối với cơng trình, vật kiến trúc, cây trồng, vật nuôi và những thiệt hại
khác do việc thu hồi đất gây ra”.
1.1.1.3. Hỗ trợ khi thu hồi đất
Sự khác nhau căn bản giữa bồi thường và hỗ trợ là: bồi thường là khái
niệm xuất phát từ ngành luật dân sự mang tính tương xứng với các nguyên
tắc: Chủ thể nào gây thiệt hại, chủ thể đó phải bồi thường; Thiệt hại đến đâu,
bồi thường đến đó. Trong khi đó, khái niệm hỗ trợ được quy định tại Điều 3,
Luật đất đai năm 2013 thì Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước
trợ giúp cho người có đất thu hồi. Theo đó, hỗ trợ là “giúp đỡ”, mang tính


8

chính sách, thể hiện việc cợng thêm vào nên khơng địi hỏi tính tương xứng
như bời thường.
Điều 83 Ḷt Đất đai năm 2013 quy định về Hỗ trợ khi Nhà nước thu
hồi đất, tại khoản 1 có nêu ra nguyên tắc hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất:
Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hời đất ngồi việc được bời thường theo
quy định cịn được Nhà nước xem xét, hỗ trợ; Việc hỗ trợ khi thu hồi đất phải
bảo đảm khách quan, công bằng, kịp thời, công khai và đúng quy định của
pháp luật.
Khoản 2 Điều 83 Luật Đất đai năm 2023 quy định về các khoản hỗ trợ
khi Nhà nước thu hồi đất bao gồm: “Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất; Hỗ
trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm đối với trường hợp thu hồi
đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp; thu
hồi đất ở kết hợp kinh doanh dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân mà phải di
chuyển chỗ ở; Hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp thu hồi đất ở của hộ gia
đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà phải di chuyển chỗ
ở; Hỗ trợ khác”.
Như vậy, khi Nhà nước thu hồi đất thì Nhà nước là bên chủ động trợ giúp,
hỗ trợ cho người dân có đất bị thu hồi để ổn định đời sống, sản xuất và phát
triển. Theo ý nghĩa này, “Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trợ
giúp cho người có đất thu hồi để ổn định đời sống, sản xuất và phát triển”.
1.1.1.4. Tái định cư khi thu hồi đất
Khái niệm “Tái định cư” không được quy định trong pháp luật đất đai,
mặc dù cũng được đề cập đến tại nhiều văn bản quy phạm pháp luật. Theo Từ
điển Tiếng Việt: “Tái định cư được hiểu là đến một nơi nhất định để sinh sống
lần thứ hai (lại một lần nữa)”.
Tái định cư là việc bớ trí chỗ ở mới cho người dân có đất bị thu hồi, tái
định cư có thể được thực hiện dưới các hình thức: Bằng nhà ở, bằng đất, bằng
tiền,… Tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất được hiểu là mợt q trình từ bời



9
thường thiệt hại về đất, tài sản, di chuyển đến nơi ở mới và các hoạt động hỗ
trợ để xây dựng lại cuộc sống, thu nhập, cơ sở vật chất tinh thần tại đó.
Tái định cư là cơ chế chỉ áp dụng với những hộ gia đình, cá nhân bị
Nhà nước thu hời đất mà khơng cịn chỗ ở nào khác trong phạm vi cấp xã nơi
có đất bị thu hồi và phải di chuyển đi nơi khác để sinh sống, nhằm tạo dựng
nơi ở mới, ổn định cuộc sống cho người dân có đất bị thu hồi, bị thiệt hại về
đất, về tài sản, hay thiệt hại về nguồn thu nhập từ đất, từ tài sản đó.
1.1.2. Đặc điểm và vai trò bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trong thu hồi
đất của nhà nước
1.1.2.1. Về đặc điểm
Chính sách của Nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đảm bảo
việc bời hồn đất đai, tài sản trên đất bị thu hời đúng đới tượng, đúng chính
sách và đảm bảo cho đời sống cho người bị thu hời đất được ổn định bằng các
chính sách phù hợp để định hướng phát triển ổn định.
Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất là một quá
trình đa dạng và phức tạp, nó không đơn thuần là bời thường về vật chất mà
cịn phải đảm bảo được lợi ích của các bên tham gia và lợi ích của tồn xã hợi.
Mỗi dự án được tiến hành trên một vùng đất khác nhau với điều kiện
kinh tế, xã hợi và trình đợ dân trí nhất định, như khu vực nội thành, khu vực
ven đô, khu vực ngoại thành với mật độ dân cư khác nhau, ngành nghề đa
dạng, nên q trình bời thường, hỗ trợ, tái định cư cũng mang những đặc điểm
riêng biệt của những vùng đó.
Đất đai là tài sản có giá trị cao, có vai trị quan trọng trong đời sớng
kinh tế - xã hội đối với mọi người dân. Ở khu vực nông thôn, dân cư chủ yếu
sống nhờ vào hoạt động sản xuất nông nghiệp mà đất đai lại là tư liệu sản xuất
quan trọng trong khi trình độ sản xuất của nông dân thấp, khả năng chuyển
đổi nghề nghiệp khó khăn, do đó tâm lý người dân là giữ được đất để sản
xuất, thậm chí họ cho th đất cịn được lợi nhuận cao hơn là sản xuất nhưng



10
họ vẫn không cho thuê. Cộng thêm tâm lý của người dân là ngại di chuyển
chỗ ở, thay đổi môi trường sớng.
Tính phức tạp cịn thể hiện ở ng̀n gớc hình thành đất đai, khi chế đợ
cũ cịn tờn tại, cùng với đó cơ chế chính sách khơng đờng bợ dẫn đến tình
trạng lấn chiếm đất đai, xây dựng nhà trái phép gây khó khăn cho việc xác
định diện tích đủ điều kiện để bồi thường.
Từ các đặc điểm này, có thể thấy cơng tác bời thường, hỗ trợ, tái định
cư khi Nhà nước thu hồi đất tại mỗi địa phương khác nhau sẽ có những đặc
điểm khác nhau, như vậy cần có những phương án bời thường, hỗ trợ, tái định
cư phù hợp, thỏa đáng đối với người có đất bị thu hời.
1.1.2.2. Vai trị của cơng tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu
hồi đất
- Góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người bị
thu hồi đất và các bên có quyền, lợi ích liên quan.
Cơng tác Bời thường, hỗ trợ, tái định cư khi GPMB là một vấn đề nóng,
hết sức phức tạp, nhạy cảm, tác động mạnh đến mọi mặt của đời sống kinh tế,
văn hóa, xã hội của nhân dân. Trong quá trình thực hiện Bồi thường, hỗ trợ,
tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, người dân có đất bị thu hồi và những
người bị liên đới đều là đới tượng chịu nhiều thiệt thịi. Vì thế, Nhà nước với
các cơ chế, chính sách phù hợp về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hời
đất. Điều này địi hỏi Nhà nước cần phát huy vai trị quản lý của mình trong
cơng tác bời thường, hỗ trợ, tái định cư. Như vậy, chính sách của Nhà nước về
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hời đất có vai trị quan trọng, góp phần
bảo đảm, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người bị thu hồi đất
và các bên hữu quan.
- Góp phần bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội
Việc giải qút khơng thỏa đáng quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng
của người có đất bị thu hồi và những người bị ảnh hưởng do thu hồi đất là



11
nguyên nhân gây bức xúc dư luận xã hội, bùng phát khiếu kiện đông người,
vượt cấp và kéo dài, làm phức tạp tình hình an ninh trật tự, an ninh chính trị,
gây ra sự mất ổn định về Chính trị - Xã hợi. Vì vậy, hồn thiện và đờng bợ
hóa các cơ chế, chính sách bời thường hoặc hỗ trợ đới với tồn bợ diện tích
đất bị thu hời; bời thường hoặc hỗ trợ tài sản hiện có gắn với đất và chi phí
đầu tư vào đất; hỗ trợ di chuyển, tái định cư, hỗ trợ ổn định đời sống, hỗ trợ
đào tạo chuyển đổi nghề; hỗ trợ để ổn định sản xuất và đời sống tại khu tái
định cư,…
Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất chỉ là một vài
khâu trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai, nhưng lại là khâu phức tạp
nhất bởi nhiều nguyên nhân, như cơ chế, chính sách bồi thường, hỗ trợ thiếu
ổn định và chưa hợp lý; giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên thị trường
ln biến đợng theo hướng gia tăng. Điều đó địi hỏi Nhà nước cần phát huy
vai trò quản lý của mình trong việc Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; làm tớt
cơng tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hợi trên từng địa bàn
triển khai GPMB; việc tham mưu giải quyết Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
khi Nhà nước thu hồi đất phải đảm bảo thấu tình đạt lý.
- Góp phần bảo đảm quản lý, sử dụng đất đai tiết kiệm, hiệu quả theo
hướng phát triển bền vững.
Đất đai là nguồn tài nguyên, tài sản quan trọng bậc nhất của quốc gia,
là tư liệu sản xuất đặc biệt, là điều kiện cần thiết, không thể thiếu cho mọi
hoạt động sản xuất và đời sống. Muốn phát huy tối đa tác dụng của nguồn lực
tài nguyên đất đai thì ngoài việc bảo vệ quỹ đất, thì yêu cầu quản lý đất đai
một cách hợp lý, nâng cao hiệu quả sử dụng đất sao cho vừa bảo đảm được lợi
ích trước mắt, vừa tạo điều kiện sử dụng đất hiệu quả lâu dài, tăng cường bảo
vệ môi trường đất đai theo hướng bảo đảm phát triển bền vững.




×