BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
TẰNG THỊ TUYẾN
PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM Y TẾ HỘ GIA ĐÌNH
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÀ BẮC, TỈNH HỊA BÌNH
CHUN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ: 8310110
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐINH PHẠM HIỀN
Hà Nội, 2023
i
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong
bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.
Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ cơng trình nghiên
cứu nào đã cơng bố, tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận
đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học.
Hà Nội, ngày
tháng
năm 2023
Người cam đoan
Tằng Thị Tuyến
ii
LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập, nghiên cứu. Để hồn thành luận văn này tơi xin
bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới:
Giảng viên hướng dẫn khoa học: TS. Đinh Phạm Hiền
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự góp ý quý báu của các Thầy, Cô Trường
Đại học Lâm nghiệp đã chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tận tình trong q trình
tơi thực hiện và hồn thành luận văn này.
Tơi xin trân trọng cảm ơn Trung tâm y tế, Bảo hiểm xã hội, UBND
huyện Đà Bắc giúp đỡ tơi trong q trình thu thập số liệu, thơng tin trong q
trình thực hiện luận văn trên địa bàn công ty.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ của Lãnh đạo, đồng nghiệp cơ quan và gia
đình, bạn bè đã luôn quan tâm, động viên và tạo điều kiện cho tơi trong q
trình thực hiện.
Do thời gian q trình nghiên cứu có hạn, luận văn của tơi khơng tránh
khỏi thiếu sót và sơ xuất. Tơi rất mong nhân được sự đóng góp của các q
thầy, cơ giáo để luận văn của tơi được hồn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội , ngày
tháng
Tác giả
Tằng Thị Tuyến
năm 2023
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii
MỤC LỤC ....................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................. vi
DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ ............................................................... vii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN BẢO
HIỂM Y TẾ VÀ BẢO HIỂM Y TẾ HỘ GIA ĐÌNH ................................... 5
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển bảo hiểm y tế và bảo hiểm y tế hộ gia đình 5
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản................................................................... 5
1.1.2. Bản chất và đặc điểm phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình ............. 9
1.1.3. Nội dung phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình ............................... 14
1.1.4. Yếu tố ảnh hưởng đến phát triển Bảo hiểm y tế hộ gia đình .......... 24
1.2. Cơ sở thực tiễn phát triển BHYT hộ gia đình ....................................... 32
1.2.1. Kinh nghiệm phát triển BHYT hộ gia đình tại một số địa phương
trong nước ................................................................................................. 32
1.2.2. Bài học kinh nghiệm trong phát triển BHYT hộ gia đình tại huyện
Đà Bắc, tỉnh Hịa Bình.............................................................................. 35
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..... 37
2.1. Đặc điểm của huyện Đà Bắc, tỉnh Hịa Bình ........................................ 37
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên........................................................................... 37
2.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội ........................................................... 42
2.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Đà Bắc
ảnh hưởng đến công tác phát triển BHYT ................................................ 45
2.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 46
iv
2.2.1. Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu ........................................ 46
2.2.2. Giới thiệu chung về Bảo hiểm xã hội huyện Đà Bắc...................... 47
2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu......................................................... 49
2.2.4. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ......................................... 50
2.2.5. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá sử dụng trong luận văn ................ 51
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 52
3.1. Thực trạng phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình tại huyện Đà Bắc, tỉnh
Hịa Bình ...................................................................................................... 52
3.1.1. Phát triển về số lượng tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình ........... 52
3.1.2. Phát triển về chất lượng cung cấp dịch vụ bảo hiểm y tế hộ gia đình..... 59
3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa
bàn huyện Đà Bắc, tỉnh Hịa Bình ............................................................... 72
3.2.1. Yếu tố khách quan ........................................................................... 72
3.2.2. Yếu tố chủ quan............................................................................... 78
3.3. Đánh giá chung công tác phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm y tế hộ
gia đình tại huyện Đà Bắc tỉnh Hịa Bình .................................................... 82
3.3.1. Kết quả đạt được............................................................................. 82
3.3.2. Khó khăn và hạn chế ...................................................................... 84
3.3.3. Nguyên nhân của khó khăn và hạn chế .......................................... 84
3.4. Định hướng và giải pháp phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình tại huyện
Đà Bắc, tỉnh Hịa Bình ................................................................................. 85
3.4.1. Định hướng phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình .......................... 85
3.4.2. Giải pháp phát triển BHYT hộ gia đình ......................................... 86
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 95
PHỤ LỤC
v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Viết đầy đủ
BHYT
Bảo hiểm y tế
BHXH
Bảo hiểm xã hội
BVĐK
Bệnh viện đa khoa
CS KCB
Cơ sở khám chữa bệnh
DVKT
Dịch vụ kỹ thuật
GDP
Tổng sản phẩm quốc nội
GDSK
Giáo dục sức khỏe
HĐND
Hội đồng nhân dân
NSNN
Ngân sách nhà nước
TP
Thành phố
UBND
Ủy ban nhân dân
VTYT
Vật tư y tế
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Mức phí BHYT theo hộ gia đình .................................................... 20
Bảng 2.1. Tình hình sử dụng đất huyện Đà Bắc năm 2023 ............................ 40
Bảng 2.2. Giá trị sản xuất và cơ cấu kinh tế ngành của huyện Đà Bắc .......... 43
Bảng 2.3. Số lượng mẫu điều tra dự kiến........................................................ 50
Bảng 3.1. Tình hình tổ chức tuyên truyền bảo hiểm y tế hộ gia đình tại huyện
Đà Bắc giai đoạn 2020 - 2022 ......................................................................... 55
Bảng 3.2. Kết quả khảo sát về các kênh tiếp cận thông tin về BHYT HGĐ .. 56
Bảng 3.3. Kết quả tham gia BHYT của huyện Đà Bắc................................... 58
Bảng 3.4. Mức đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình năm 2023 ............................. 64
Bảng 3.5. Quyền lợi hưởng và đối tượng hưởng KCB BHYT đúng tuyến .... 65
Bảng 3.6. Chi phí thanh tốn tối đa cho một đợt khám chữa bệnh tại cơ sở
không ký hợp đồng KCB BHYT .................................................................... 67
Bảng 3.7. Số lượng và chi phí giám định, thanh tốn chi phí KCB BHYT trên
địa bàn huyện Đà Bắc ..................................................................................... 69
Bảng 3.8. Số vụ thanh tra, kiểm tra đối với BHXH huyện Đà Bắc giai đoạn
2020 - 2022...................................................................................................... 71
Bảng 3.9. Kết quả phân tích thống kê về ảnh hưởng của hệ thống chính sách
pháp luật về BHYT hộ gia đình ...................................................................... 74
Bảng 3.10. Đánh giá của cán bộ địa phương và người dân về công tác tuyên
truyền BHYT(N=120) ..................................................................................... 76
Bảng 3.11. Kết quả phân tích thống kê mơ tả về cơng tác thơng tin tuyên
truyền ............................................................................................................... 77
Bảng 3.12. Kết quả đánh giá chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh bằng BHYT
tại các cơ sở khám chữa bệnh ......................................................................... 80
Bảng 3.13. Ảnh hưởng mức đóng đến việc tham gia BHYT hộ gia đình của
người lao động................................................................................................. 81
vii
DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ
Hình 2.1. Bản đồ huyện Đà Bắc - tỉnh Hịa Bình ........................................... 37
Sơ đồ 2.1. Bộ máy quản lý của BHXH Huyện Đà Bắc .................................. 47
Sơ đồ 3.1. Hệ thống mạng lưới đại lý BHYT hộ gia đình của huyện Đà Bắc ........ 57
Sơ đồ 3.2. Sơ đồ về thủ tục khám chữa bệnh BHYT hộ gia đình tại huyện Đà
Bắc ................................................................................................................... 59
1
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
Bảo hiểm y tế (BHYT) được Đảng và Nhà nước ta xác định là một
trong những chính sách trụ cột trong hệ thống an sinh xã hội, góp phần đảm
bảo chăm sóc sức khỏe cho người dân, bảo vệ tài chính trước những rủi ro về
bệnh tật cho những người tham gia. Dưới góc độ kinh tế, BHYT cịn được
xem là một cơng cụ hiệu quả trong q trình tái phân phối thu nhập xã hội,
giúp cải thiện khả năng tiếp cận dịch vụ y tế, góp phần quan trọng thực hiện
mục tiêu trong chăm sóc sức khỏe và bảo đảm cơng bằng xã hội.
Bảo hiểm y tế hộ gia đình được xem là một trong những giải pháp quan
trọng để đạt được mục tiêu Bảo hiểm y tế toàn dân mà Đảng và Nhà nước ta
đã xác định. Có thể hiểu, tham gia Bảo hiểm y tế hộ gia đình là việc tồn bộ
người có tên trong sổ hộ khẩu (không bao gồm người đã khai báo tạm vắng)
hoặc sổ tạm trú cùng tham gia Bảo hiểm y tế, trừ những thành viên gia đình
đã thuộc đối tượng đã tham gia Bảo hiểm y tế thuộc nhóm do người lao động,
chủ sử dụng lao động đóng; nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng; các
nhóm được ngân sách nhà nước đóng hoặc hỗ trợ mức đóng Bảo hiểm y tế.
Được bắt đầu triển khai thực hiện từ năm 2015, các thành viên tham gia
BHYT hộ gia đình đã và đang được giảm trừ mức đóng, theo quy định người
thứ nhất một tháng đóng bằng 4,5% mức đóng lương cơ sở thì từ người thứ
hai, thứ ba, thứ tư,... mức đóng được giảm dần tương ứng bằng 70%, 60% và
50% mức đóng của người thứ nhất. Triển khai thực hiện BHYT hộ gia đình có
ý nghĩa quan trọng trong việc tăng tỷ lệ tham gia BHYT, tiến tới thực hiện
BHYT toàn dân. BHXH huyện Đà Bắc là cơ quan trực thuộc BHXH tỉnh Hịa
Bình có chức năng tun truyền, thực hiện các chế độ bảo hiểm cho nhân dân
trên địa bàn toàn huyện. Thời gian qua, BHXH huyện Đà Bắc đã thực hiện tốt
công tác phát triển các đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình và đã đạt được
những kết quả nhất định, số lượng người tham gia đã dần được cải thiện, năm
2
sau tăng hơn so với năm trước, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện.
Năm 2022, huyện Đà Bắc đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao tỷ lệ
người dân tham gia BHYT, đặc biệt là mở rộng đối tượng tham gia BHYT hộ
gia đình tính đến năm 2022 có trên 98% dân số tham gia BHYT, tiến tới thực
hiện BHYT toàn dân. Phát huy những kết quả đã đạt được, năm 2023, Đà Bắc
phấn đấu tỷ lệ lao động tham gia BHXH đạt 22% lực lượng lao động trong độ
tuổi (trong đó bao gồm cả người dân đi lao động tại các huyện khác trong tỉnh
và người dân đi lao động tại các tỉnh khác); tỷ lệ lao động tham gia BHTN đạt
15,2% và trên 99,63% dân số tham gia BHYT. Tuy nhiên, việc phát triển
BHYT hộ gia đình trên địa bàn huyện Đà Bắc chưa đạt hiệu quả như mong
muốn, tỷ lệ tham gia BHYT mới đạt 93% và cịn hạn chế như: (i) Cơng tác
tun truyền, phổ biến pháp luật về BHYT hộ gia đình chưa được thường
xuyên, chưa tạo được sức mạnh phổ biển lan tỏa trong xã hội, người dân vẫn
chưa thấy hết ý nghĩa, tầm quan trọng, trách nhiệm tham gia Bảo hiểm y tế hộ
gia đình nên hiệu quả chưa cao; (ii) Một số cấp ủy chính quyền địa phương,
đơn vị chưa xác định rõ vai trò, trách nhiệm trong việc chỉ đạo thực hiện Luật
BHYT tại địa phương, đơn vị mình. Sự phối hợp giữa các ban ngành trong
cơng tác triển khai thực hiện Luật BHYT vẫn chưa đồng bộ, chưa đi sâu vào
chất lượng tuyên truyền, phổ biến pháp luật Bảo hiểm y tế hộ gia đình cho
người dân; (ii) Tình hình nhân lực, trình độ chun mơn nghiệp vụ của cán bộ
phụ trách công tác tuyên truyền, cán bộ chuyển quản thu BHYT hộ gia đình
của ngành Bảo hiểm xã hội vẫn chưa đáp ứng theo yêu cầu đề ra. (iv) Hệ thống
Đại lý thu BHYT hộ gia đình cịn mỏng, hoạt động chưa hiệu qua. Vẫn cịn một
số nhân viên Đại lý thu chưa nâng cao tỉnh thần trách nhiệm và chưa có kinh
nghiệm trong cơng tác tuyên truyền, nên sự vận động người dân chưa đạt hiệu
quả cao, chưa tương xứng với tiềm năng hiện có của huyện. Xuất phát từ
những lý do trên, tác giả chọn chủ đề “Phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình tại
huyện Đà Bắc, tỉnh Hịa Bình” làm luận văn đề tài thạc sỹ của mình.
3
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển BHYT hộ gia đình tại huyện
Đà Bắc, tỉnh Hịa Bình, từ đó đề xuất các giải pháp phát triển BHYT hộ gia
đình tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hịa Bình.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hố cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển BHYT
và BHYT hộ gia đình;
- Đánh giá thực trạng phát triển BHYT hộ gia đình tại huyện Đà Bắc,
tỉnh Hịa Bình;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển BHYT hộ gia đình tại
huyện Đà Bắc tỉnh Hịa Bình;
- Đề xuất các giải pháp phát triển BHYT hộ gia đình tại huyện Đà Bắc,
tỉnh Hịa Bình.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Phát triển BHYT hộ gia đình tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hịa Bình.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Phạm vi về nội dung
Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển BHYT hộ gia đình,
đánh giá thực trạng và yếu tố ảnh hưởng đến phát triển BHYT hộ gia đình tại
huyện Đà Bắc, từ đó đề xuất các giải pháp phát triển BHYT hộ gia đình tại
huyện Đà Bắc, tỉnh Hịa Bình.
3.2.2. Phạm vi về không gian
Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn huyện Đà Bắc, tỉnh Hịa Bình.
3.2.3. Phạm vi về thời gian
- Số liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2020 đến năm 2022.
- Số liệu sơ cấp được điều tra và thu thập trong năm 2023.
4
4. Kết cấu chi tiết các Chương của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh, mục tài liệu tham khảo và các phụ
lục, luận văn được cấu trúc gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển BHYT và BHYT hộ
gia đình;
Chương 2. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu;
Chương 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
5
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM Y TẾ
VÀ BẢO HIỂM Y TẾ HỘ GIA ĐÌNH
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển bảo hiểm y tế và bảo hiểm y tế hộ gia đình
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.1.Khái niệm bảo hiểm y tế
* Khái niệm về bảo hiểm:
Bảo hiểm là hoạt động thể hiện người bảo hiểm cam kết bồi thường
(theo quy định thống kê) cho người tham gia bảo hiểm trong từng trường hợp
xảy ra rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm với điều kiện người tham gia phải nộp
một khoản phí cho chính anh ta hoặc cho người thứ ba. Điều này có nghĩa là
người tham gia chuyển giao rủi ro cho người bảo hiểm bằng cách nộp các
khoản phí để hình thành quỹ dự trữ. Khi người tham gia gặp rủi ro dẫn đến
tổn thất, người tham gia bảo hiểm lấy quỹ dự trữ cấp hoặc bồi thường thiệt hại
thuộc phạm vi bảo hiểm cho người tham gia (Quốc Hội (2008), Luật bảo hiểm
y tế số 25/2008/QH12 ngày 14/11/2008 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội
Chủ nghĩa Việt Nam).
Theo quan điểm của Tổ chức lao động quốc tế (ILO), BHYT là một
trong 9 nhánh của ASXH quy định tại Công ước số 102 (ngày 28/6/1952) về
các tiêu chuẩn tối thiểu của ASXH, đó là nhánh chăm sóc y tế. Chính vì vậy,
sau này ILO đã cho rằng: BHYT là loại hình bảo hiểm do Nhà nước tổ chức,
quản lý nhằm huy động sự đóng góp của cá nhân, tập thể và cộng đồng xã hội
để chăm sóc sức khoẻ, khám bệnh và chữa bệnh cho người dân.
Việt Nam cũng có nhiều nhà nghiên cứu và học giả đưa ra khái niệm về
BHYT. Có quan điểm cho rằng, BHYT là một chính sách xã hội do Nhà nước
tổ chức thực hiện nhằm huy động nguồn lực tài chính của Nhà nước, người sử
dụng lao động, người lao động và cộng đồng để hình thành quỹ chi trả chi phí
KCB cho người tham gia BHYT theo quy định của pháp luật. Trong cuốn
6
“Giáo trình bảo hiểm” xuất bản năm 2012 của Trường Đại học Kinh tế Quốc
dân, các tác giả cho rằng: BHYT là chính sách xã hội do Nhà nước tổ chức
thực hiện, nhằm huy động sự đóng góp của các cá nhân, tập thể để thanh tốn
chi phí y tế cho người tham gia bảo hiểm .
Khái niệm về BHYT đã được xác định rõ trong Luật BHYT 2008, sửa
đổi bổ sung năm 2014 như sau: “BHYT là hình thức bảo hiểm bắt buộc được
áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật BHYT để chăm sóc sức
khoẻ, khơng vì mục đích lợi nhuận, do nhà nước tổ chức thực hiện” (Quốc
Hội (2014), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế số
46/2014/QH13 ngày 13/6/2014 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam).
Thực hiện BHYT nhằm liên kết, chia sẻ rủi ro mang tính cộng đồng
giữa các thành viên trong xã hội: Bên cạnh sự trợ giúp mang tính Nhà nước,
tính xã hội của BHYT cịn thể hiện ở sự chia sẻ, liên kết của chính các thành
viên trong xã hội thơng qua đóng góp dựa trên thu nhập. Các thành viên trong
xã hội tham gia đóng góp một phần thu nhập vào một quỹ chung để chăm sóc
y tế cho chính mình và các thành viên khác. Bệnh tật và những rủi ro về sức
khỏe không phải khi nào cũng xuất hiện cùng một lúc với tất cả mọi người,
chúng cũng không xuất hiện giống nhau ở mỗi người. Thực tế cho thấy có
người ốm lúc này, người ốm lúc khác, có người bệnh nặng, có người bệnh
nhẹ, có người hay ốm, người ít ốm và bệnh tật thường đến bất ngờ không báo
trước. Nếu cứ để ai có bệnh người đó tự chống đỡ sẽ gây khó khăn cho chính
họ vì khơng đủ tiền để trang trải. Thực tế này đòi hỏi cần một sự liên kết
mang tính cộng đồng rộng rãi để chia sẻ rủi ro bệnh tật. Một quỹ chung cho
chăm sóc sức khỏe sẽ điều tiết để nhiều người chưa hoặc không ốm chăm sóc
cho người ốm, người ốm nhẹ giúp người ốm nặng.
Như vậy, BHYT là hình thức huy động nguồn lực tài chính của cộng
đồng, dưới sự tổ chức và bảo hộ của Nhà nước, thực hiện nguyên lý chia sẻ
7
rủi ro, lấy tài chính từ đóng góp của số đơng người khỏe mạnh, bù đắp, trợ
giúp thanh tốn viện phí cho số ít người tham gia khơng may rủi ro đau ốm, đi
khám chữa bệnh. BHYT vừa mang bản chất xã hội vì đó là loại hình bảo hiểm
vì mục tiêu an sinh xã hội, thể hiện sự trợ giúp mang tính Nhà nước và sự
tương hỗ mang tính cộng đồng. Song BHYT cũng mang yếu tố kinh tế, thuộc
phạm trù kinh tế - y tế. BHYT là cần thiết với tất cả mọi người, đó là cơng cụ
đảm bảo quyền ASXH cơ bản của con người, là sự san sẻ rủi ro của mọi
người trong cộng đồng, tạo ra sự công bằng trong khám chữa bệnh, làm tăng
chất lượng khám chữa bệnh và quản lý y tế, góp phần làm giảm gánh nặng
cho ngân sách Nhà nước và cho gia đình.
Khi nói đến BHYT là nói đến BHXH về y tế, là loại hình bảo hiểm của
Nhà nước quản lý mang tính chất xã hội khơng vì lợi nhuận hướng tới mục
tiêu công bằng, hiệu quả trong khám chữa bệnh. Trong đề tài này, quan niệm:
Bảo hiểm y tế là một chính sách mang ý nghĩa nhân văn và tiến bộ được thể
chế hóa bằng Luật bảo hiểm nhằm kêu gọi sự tham gia của các nhân, tổ chức
xã hội trong cơng cuộc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho con người.
1.1.1.2. Bảo hiểm y tế hộ gia đình
Được chính thức triển khai từ ngày 01/01/2015, hình thức tham gia
BHYT hộ gia đình được luật hóa tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật BHYT. Có thể hiểu, tham gia BHYT hộ gia đình là việc tồn bộ người
có tên trong sổ hộ khẩu (khơng bao gồm người đã khai báo tạm vắng) hoặc
sổ tạm trú cùng tham gia BHYT, trừ những thành viên trong gia đình thuộc
nhóm đối tượng đã tham gia BHYT do người lao động, chủ sử dụng lao động
đóng; nhóm do tổ chức BHXH đóng; các nhóm được ngân sách nhà nước
đóng hoặc hỗ trợ mức đóng BHYT.
Bảo hiểm y tế hộ gia đình là chế độ bảo hiểm y tế hướng đến nhóm đối
tượng chính là hộ gia đình. Trong đó:
Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng với các đối
tượng theo Luật định để chăm sóc sức khỏe, khơng vì mục đích lợi nhuận do
8
Nhà nước tổ chức thực hiện. - Theo khoản 1 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa
đổi, bổ sung 2014.
Hộ gia đình là một tập hợp (nhóm người) cùng chung sống trên cơ sở
những mối quan hệ đặc biệt tạo nên sự ràng buộc về mặt vật chất cũng như
tinh thần giữa các thành viên, hiểu đơn giản là tồn bộ thành viên trong một
gia đình có tên ghi trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú.
Như vậy, định nghĩa:
Bảo hiểm y tế hộ gia đình là hình thức bảo hiểm y tế bắt buộc đối với
tất cả các thành viên có tên trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú để chăm sóc sức
khỏe, khơng vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.
1.1.1.3. Hộ gia đình
Dưới góc độ xã hội học, gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù, trong
đó gồm những người có quan hệ ruột thịt hoặc cùng chung sống. Có thể hiểu
gia đình là tế bào của xã hội, là hình thức tổ chức xã hội quan trọng nhất của
cá nhân dựa trên hôn nhân tức là quan hệ vợ chồng và các quan hệ huyết
thống, giữa cha và mẹ với con mình đẻ ra, với con được nhận theo thủ tục
nuôi con nuôi, giữa anh chị em và người thân thuộc khác cùng chung sống và
có kinh tế chung.
1.1.1.4. Phát triển
Theo quan niệm biện chứng sự phát triển là một quá trình tiến lên từ
thấp đến cao. Quá trình đó diễn ra dần dần, nhảy vọt đưa tới sự ra đời của cái
mới thay thế cái cũ, không phải lúc nào sự phát triển cũng diễn ra theo đường
thẳng, mà rất quanh co, phức tạp, thậm chí có những bước lùi tạm thời. Theo
quan điểm biện chứng, sự phát triển là kết quả của quá trình thay đổi dần dần
về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, là q trình diễn ra theo đường xốy ốc
và hết mỗi chu kì sự vật lặp lại dường như sự vật ban đầu nhưng ở cấp độ cao
hơn. Quan điểm biện chứng cũng khẳng định nguồn gốc của sự phát triển nằm
trong bản thân sự vật.
9
Theo quan điểm siêu hình phát triển chỉ là sự tăng lên, giảm thuần túy
về lượng, khơng có sự thay đổi gì về mặt chất của sự vật; hoặc nếu có sự thay
đổi nhất định về chất thì sự thay đổi ấy cũng chỉ diễn ra theo một vịng khép
kín, chứ khơng có sự sinh thành ra cái mới với những chất mới. Những người
theo quan điểm siêu hình xem sự phát triển như là một quá trình tiến lên liên
tục, khơng có bước quanh co, phức tạp.
Phát triển cũng là quá trình phát sinh và giải quyết mâu thuẫn khách
quan vốn có của sự vật, hiện tượng; là quá trình thống nhất giữa phủ định các
nhân tố tiêu cực và kế thừa, nâng cao nhân tố tích cực từ sự vật, hiện tượng cũ
trong hình thái của sự vật, hiện tượng mới.
1.1.1.5. Phát triển Bảo hiểm y tế hộ gia đình
Theo quan điểm của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), vấn đề bao phủ của
hệ thống BHYT phải được tiếp cận đầy đủ trên cả ba phương diện về chăm
sóc sức khỏe tồn dân, bao gồm: Bao phủ về dân số, tức là tỷ lệ dân số tham
gia BHYT; Bao phủ gói quyền lợi BHYT, tức là phạm vi dịch vụ y tế được
đảm bảo; và Bao phủ về chi phí hay mức độ được bảo hiểm để giảm mức chi
trả từ tiền túi của người bệnh. BHYT tồn dân mà các nước hướng tới chính
là độ bao phủ BHYT tới mọi tầng lớp nhân dân.
Từ khái niệm về độ bao phủ cho thấy, phát triển BHYT là mức độ tham
gia của người dân, dù tiếp cận ở phạm vi hẹp (từng chính sách/chương trình)
hay rộng (cả hệ thống), đều nhằm hướng tới 3 mục tiêu cơ bàn: bảo đảm cho
nhiều người được tham gia vào chính sách/hệ thống; mức độ bảo vệ (mức độ
hưởng lợi) được nâng cao; giảm chi trả từ tiền túi của người dân do sử dụng
dịch vụ y tế.
1.1.2. Bản chất và đặc điểm phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình
1.1.2.1 Sự cần thiết của phát triển BHYT hộ gia đình
Tham gia BHYT theo hộ gia đình là việc tồn bộ người có tên trong sổ
hộ khẩu (khơng bao gồm người đã khai báo tạm vắng) hoặc sổ tạm trú cùng
10
tham gia BHYT, trừ những thành viên gia đình đã thuộc đối tượng đã tham
gia BHYT thuộc nhóm do người lao động, chủ sử dụng lao động đóng; nhóm
do tổ chức BHXH đóng; các nhóm được ngân sách nhà nước đóng hoặc hỗ
trợ mức đóng BHYT. Như vậy, nếu người dân khơng thuộc các nhóm đối
tượng tham gia BHYT có sự hỗ trợ trực tiếp một phần hoặc toàn bộ phí tham
gia BHYT từ người sử dụng lao động, tổ chức BHXH hay Nhà nước thì sẽ
tham gia BHYT hộ gia đình bằng cách tự đóng góp phí BHYT. BHYT theo hộ
gia đình như là tấm “lưới đỡ” sau cùng cho những người dân chưa thuộc bất
kỳ nhóm đối tượng tham gia BHYT nào khác, đảm bảo mọi người dân trong
xã hội đều có cơ hội được bảo vệ bởi BHYT.
Tham gia BHYT theo hộ gia đình nói riêng, người dân nhận được
những lợi ích đó là:
Đầu tiên, BHYT ra đời xuất phát từ nhu cầu tất yếu của con người về
một cơ chế mang tính xã hội trên diện rộng với sự đảm bảo của Nhà nước để
chia sẻ tổn thất khi ốm đau, bệnh tật. Cho tới nay, BHYT được xem như một
công cụ tương trợ cộng đồng văn minh, phổ biến và hữu hiệu nhất để nhân
loại phòng ngừa và chống chọi với những rủi ro sức khỏe - vốn là loại rủi ro
thường xuyên của con người. BHYT góp phần quan trọng đảm bảo quyền con
người trong lĩnh vực sức khỏe, giúp người dân mở rộng cơ hội tiếp cận dịch
vụ chăm sóc y tế, chống lại bệnh tật, đói nghèo, qua đó thực hiện An sinh xã
hội, phát triển kinh tế quốc gia.
Người tham gia BHYT theo theo hộ gia đình được hưởng đầy đủ những
quyền lợi của BHYT. Người tham gia được cấp thẻ BHYT để sử dụng khi
khám, chữa bệnh và hưởng các quyền lợi BHYT, được trợ cấp tài chính cho
những dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ
và sinh con với mức hưởng tùy theo từng trường hợp.
Quyền lợi hưởng BHYT theo hộ gia đình cơ bản đầy đủ, tương đồng
với những nhóm đối tượng khác tham gia BHYT, mặc dù mức phí tham gia
11
BHYT theo hộ gia đình khá có lợi đối với các hộ gia đình. Ở mức cao nhất,
Quỹ BHYT có thể chi trả tới 80% chi phí khám, chữa bệnh BHYT và bệnh
nhân có thẻ BHYT chỉ cần thực hiện đồng chi trả 20% chi phí. Do vậy, tham
gia BHYT theo hộ gia đình chính là việc mỗi cá nhân, gia đình tự bảo vệ,
chăm sóc sức khỏe cho bản thân và tất cả các thành viên của gia đình mình.
Trong xu hướng tăng cao của chi phí y tế hiện nay, cá nhân, hộ gia đình hơn
lúc nào hết cần tham gia BHYT nói chung, BHYT theo hộ gia đình nói riêng.
Do tính chất đặc biệt của dịch vụ BHYT - chất lượng của loại dịch vụ này phụ
thuộc chủ yếu vào chất lượng dịch vụ y tế, cùng với xu thế phát triển, dịch vụ
y tế ngày càng tốt hơn, nhưng mức chi phí y tế cũng ngày càng tăng mạnh.
Việc điều chỉnh tăng giá dịch vụ y tế là một tất yếu khách quan, đồng thời là
yêu cầu trong công cuộc đổi mới căn bản cơ chế tài chính y tế và tạo động lực
quan trọng nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh.
Bên cạnh những lợi ích thiết thực mà người tham gia BHYT theo hộ
gia đình có thể được nhận, tham gia BHYT theo hộ gia đình đồng thời thể
hiện trách nhiệm của mỗi cá nhân và gia đình đối với xã hội, bảo đảm tính
nhân văn, tương trợ cộng đồng, nguyên tắc chia sẻ rủi ro ngay từ trong gia
đình. Tham gia BHYT theo hộ gia đình là nghĩa vụ, nhưng điều này mang lại
rất nhiều quyền lợi cho người dân theo quy định của pháp luật. Hơn thế nữa,
tham gia BHYT nói chung, tham gia theo nhóm hộ gia đình nói riêng thể hiện
tinh thần tương thân tương ái tốt đẹp giữa các thành viên trong xã hội. “Tham
gia BHYT hộ gia đình vừa là trách nhiệm vừa là cơ hội được chia sẻ với cộng
đồng”. Với nhận thức đầy đủ về tính tất yếu, tầm quan trọng của BHYT nói
chung, ý nghĩa của BHYT hộ gia đình nói riêng của người dân, cùng với sự vào
cuộc mạnh mẽ của các đoàn thể trong hệ thống chính trị, việc đa dạng hóa, linh
hoạt triển khai trong thực tiễn, tin rằng BHYT theo hộ gia đình sẽ sớm đạt được
những thành tựu to lớn, đáp ứng mục tiêu tiến tới BHYT toàn dân.
1.1.2.2 Bản chất của phát triển BHYT hộ gia đình
Khi mua thẻ BHYT theo hộ gia đình, người thứ nhất đóng tối đa bằng
6% mức lương cơ sở, người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%,
12
60%, 50% mức đóng của người thứ nhất, từ người thứ năm trở đi đóng bằng
40% mức đóng của người thứ nhất. Như vậy, một hộ gia đình có 5 người thì
người đầu tiên mua với giá 621 ngàn đồng, người thứ hai mua với giá bằng
70% người đầu, người thứ ba là 60%, người thứ tư là 50%, người thứ năm trở
đi là 40%. Như vậy, hộ gia đình có 4 người, chi phí mua BHYT cả năm hơn
1,7 triệu đồng; hộ có 5 người chi phí gần 2 triệu đồng.
Đây là số tiền không nhỏ đối với những hộ gia đình khó khăn về kinh
tế, vì những hộ này thường chỉ có nhu cầu tham gia BHYT tự nguyện cho 1-2
thành viên trong gia đình là người già hoặc trẻ nhỏ. Hơn nữa, từ trước tới nay,
những người tham gia BHYT tự nguyện chủ yếu là lao động phổ thơng, điều
kiện kinh tế khó khăn mà số thành viên chưa tham gia BHYT đơng. Bên cạnh
đó, với quy định mới, khi đăng ký mua BHYT tự nguyện, cá nhân đăng ký
phải khai đầy đủ thông tin các thành viên trong hộ gia đình về số thẻ và loại
hình tham gia. Và yêu cầu như vậy khiến thủ tục tham gia BHYT càng trở nên
rắc rối. Chính vì vậy, ngay sau khi luật có hiệu lực thi hành, có khơng ít người
đã thắc mắc vì sao lại bắt buộc mua BHYT theo hộ gia đình.
Về vấn đề này, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đã có văn bản giải thích rõ
như sau: Luật BHYT vừa được Quốc hội thơng qua với một trong những mục
tiêu lớn là tiến tới BHYT tồn dân. Mục tiêu đó nhằm giúp người dân tiếp cận
với các dịch vụ y tế chất lượng cao, giảm mức chi trả từ tiền túi của người
dân, chia sẻ rủi ro, bảo đảm an sinh xã hội… Từ trước đến nay, đa số người dân
đều đến lúc ốm hoặc ốm nặng mới đi mua BHYT. Sở dĩ phải “luật hóa” việc
tham gia BHYT theo hộ gia đình là để khắc phục tình trạng nhiều gia đình chỉ
chọn mua BHYT cho những người ốm, người bị bệnh mạn tính, chưa có ý thức
mua cho tồn bộ thành viên trong gia đình để phịng khi ốm đau và chia sẻ rủi
ro cho người khác. Điều này dẫn đến việc quỹ BHYT cho đối tượng tự nguyện
ln bội chi; mục đích chia sẻ rủi ro của bảo hiểm chưa đạt được.
Bên cạnh đó, bản chất của BHXH khơng phải quỹ tương trợ mà đó là
cơ chế tài chính để chia sẻ rủi ro giữa cộng đồng những người tham gia. Vậy