Tải bản đầy đủ (.docx) (102 trang)

Thực trậng lo âu và một số yếu tố liên quan trên người cao tuổi điều trị nội trú tại bệnh viện lão khoa trung ương năm 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (764.6 KB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

NGUYỄN THỊ HỒNG CHÍNH

THỰC TRẠNG LO ÂU VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ
LIÊN QUAN TRÊN NGƯỜI CAO TUỔI ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ
TẠI BỆNH VIỆN LÃO KHOA TRUNG ƯƠNG NĂM 2022

LUẬN VĂN THẠC SĨ DIỀU DƯỠNG

HÀ NỘI – 2023


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
RƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

NGUYỄN THỊ HỒNG CHÍNH
Mã học viên: C01831

THỰC TRẠNG LO ÂU VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ
LIÊN QUAN TRÊN NGƯỜI CAO TUỔI ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ
TẠI BỆNH VIỆN LÃO KHOA TRUNG ƯƠNG NĂM 2022
Chuyên ngành: Điều dưỡng
Mã số: 8.72.03.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG
Người hướng dẫn khoa học:
1.PGS.TS. NGUYỄN VĂN TUẤN
2.PGS.TS. ĐỖ THỊ KHÁNH HỶ


HÀ NỘI – 2023


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình hồn thiện luận văn thuộc chương trình đào tào thạc sĩ điều
dưỡng, tơi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cơ giáo, bạn bè và gia đình.
Để đạt được kết quả ngày hơm nay, trước hết tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và
biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn và PGS.TS. Đỗ Thị Khánh Hỷ,
những người đã tận tình hướng dẫn tơi trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn đến Ban Giám hiệu, các phịng ban, các thầy cơ
giáo của trường Đại học Thăng Long cũng như ban lãnh đạo Bệnh viện Lão khoa
Trung ương cùng toàn thể người bệnh đang điều trị tại bệnh viện đã giúp đỡ, tạo
điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập, thu thập tài liệu, thơng tin cho chủ đề
luận văn của mình.
Sau cùng, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới bố mẹ, chồng, các con, anh chị
em, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn ở bên cạnh động viên và giúp đỡ tơi trong học tập,
nghiên cứu để hồn thành Luận văn tốt nghiệp.

Hà Nội, ngày 20 tháng 03 năm 2023
Học viên

Nguyễn Thị Hồng Chính


LỜI CAM ĐOAN
Tơi là Nguyễn Thị Hồng Chính, học viên chương trình đào tạo Thạc sĩ điều
dưỡng khóa 9, Trường Đại học Thăng Long, xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của
PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn và PGS.TS. Đỗ Thị Khánh Hỷ
2. Cơng trình này khơng trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được

công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hồn tồn chính xác, trung thực và
khách quan, đã được xác nhận và chấp nhận của cơ sở nghiên cứu.
Hà Nội, ngày 20 tháng 03 năm 2023
Người viết cam đoan

Nguyễn Thị Hồng Chính


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BZD:

Benzodiazepine

Cs:

Cộng sự

CTC:

Chống trầm cảm

CBT:

Liệu pháp nhận thức- hành vi

DSM:

Tài liệu hướng dẫn thống kê và chẩn đoán rối loạn tâm thần của Hội
tâm thần học Mỹ

(Diagnostisc and statistical Manual of Mental Disoders)

GABA:

Acid gama amino- butyric

GS:

Giáo sư

HAM - A:

Thang đánh giá lo âu Hamilton (Hamilton Anxiety Rating Scale).

ICD 10:

Phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10
(International clasification of disease)

NB:

Người bệnh

NE:

Norepinephrine

OCD:

Obsessive-Compulsive Disorder (Rối loạn ám ảnh cưỡng bức)


PTSD:

Posttraumatic stress disorder (rối loạn stress sau sang chấn)

RLLA:

Rối loạn lo âu

RLLALT:

Rối loạn lo âu lan tỏa

RCT:

Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên đối chứng
(Randomized controlled trial)

SKTT:

Sức khỏe tâm thần

SNRI:

Thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin - norepinephrin

SSRI:

Thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin


TMS:

Transcranial Magnetic Stimulation (Kích thích từ xuyên sọ)

WHO:

Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization)


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN...................................................................................3
1.1. Đại cương về lo âu..............................................................................................3
1.1.1. Khái niệm chung và phân loại rối loạn lo âu...................................................3
1.1.2. Cơ chế bệnh nguyên, bệnh sinh.......................................................................3
1.1.3. Đặc điểm lâm sàng và chẩn đoán rối loạn lo âu...............................................5
1.1.4. Điều trị và chăm sóc người bệnh rối loạn lo âu...............................................9
1.2. Rối loạn lo âu trên người cao tuổi.....................................................................17
1.2.1. Đặc điểm rối loạn lo âu trên người cao tuổi...................................................17
1.2.2. Lo âu và bệnh lý đồng diễn ở người cao tuổi.................................................19
1.3. Một số yếu tố liên quan đến lo âu trên người cao tuổi......................................20
1.4. Tình hình các nghiên cứu về lo âu trên người cao tuổi.....................................22
1.4.1. Các nghiên cứu trong nước............................................................................22
1.4.2. Nghiên cứu trên thế giới................................................................................23
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................25
2.1. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................25
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn.......................................................................................25
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ.........................................................................................25
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu....................................................................25
2.3. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................25

2.4. Bộ công cụ nghiên cứu và kĩ thuật thu thập số liệu..........................................28
2.4. Quy trình nghiên cứu........................................................................................29
2.5. Xử lý số liệu.....................................................................................................30
2.6. Các sai số trong nghiên cứu và cách khắc phục................................................30
2.7. Sơ đồ thiết kế nghiên cứu.................................................................................31
2.8. Đạo đức nghiên cứu..........................................................................................31


CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................33
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu.......................................................33
3.1.1. Phân bố người bệnh theo giới........................................................................33
3.1.2. Phân bố người bệnh theo tuổi........................................................................34
3.1.3. Đặc điểm nghề nghiệp, khu vực sống............................................................34
3.1.4. Đặc điểm trình độ văn hố, tình trạng hơn nhân, hồn cảnh sống, điều kiện
kinh tế...................................................................................................................... 36
3.1.5. Đặc điểm tiền sử bệnh lý của đối tượng nghiên cứu......................................39
3.1.6. Đặc điểm căng thẳng tâm lý của đối tượng nghiên cứu.................................41
3.2. Đặc điểm lo âu của đối tượng nghiên cứu........................................................42
3.2.1. Tỷ lệ lo âu......................................................................................................42
3.2.2. Đặc điểm về tuổi khởi phát lo âu...................................................................45
3.2.3. Đặc điểm về nội dung lo âu...........................................................................46
3.2.4. Đặc điểm về triệu chứng tâm thần của RLLA...............................................46
3.2.5. Đặc điểm các triệu chứng cơ thể của RLLA..................................................48
3.2.6. Đặc điểm mức độ triệu chứng lo âu trên thang Hamilton A..........................49
3.3. Một số yếu tố liên quan đến lo âu.....................................................................50
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN.....................................................................................54
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu.......................................................54
4.1.1. Giới của đối tượng nghiên cứu......................................................................54
4.1.2. Tuổi của đối tượng nghiên cứu......................................................................54
4.1.3. Trình độ học vấn, tình trạng hơn nhân của đối tượng nghiên cứu..................55

4.2. Đặc điểm của rối loạn lo âu..............................................................................56
4.2.1. Tỷ lệ lo âu trong nhóm người bệnh nghiên cứu.............................................56
4.2.2. Chuyên khoa thăm khám trước khi vào viện.................................................57
4.2.3. Nội dung lo âu...............................................................................................58
4.2.4. Đặc điểm triệu chứng lâm sàng của rối loạn lo âu.........................................58
4.3. Một số yếu tố liên quan đến lo âu trên người cao tuổi......................................64
4.3.1. Giới tính........................................................................................................64


4.3.2. Tuổi...............................................................................................................64
4.3.3. Trình độ học vấn............................................................................................64
4.3.4. Hồn cảnh sống và điều kiện kinh tế.............................................................65
4.3.5. Sang chấn tâm lý...........................................................................................66
4.3.6. Bệnh cơ thể mạn tính đồng diễn....................................................................67
KẾT LUẬN............................................................................................................72
KIẾN NGHỊ...........................................................................................................73
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1.

Phân bố người bệnh theo tuổi.............................................................34

Bảng 3.2.

Nghề nghiệp trước đây của người bệnh.............................................34


Bảng 3.3.

Trình độ học vấn................................................................................36

Bảng 3.4.

Tình trạng hơn nhân...........................................................................37

Bảng 3.5.

Hỗ trợ kinh tế và chăm sóc từ gia đình...............................................38

Bảng 3.6.

Tiền sử bệnh lý của đối tượng nghiên cứu.........................................39

Bảng 3.7.

Tính chất sang chấn tâm lý.................................................................42

Bảng 3.8.

Tỷ lệ lo âu theo thang điểm Hamilton A............................................42

Bảng 3.9.

Mức độ lo âu theo thang điểm Hamilton A........................................43

Bảng 3.10.


Tuổi khởi phát lo âu...........................................................................45

Bảng 3.11.

Đặc điểm về thăm khám chuyên khoa tâm thần của người bệnh lo âu. .45

Bảng 3.12.

Nội dung lo âu....................................................................................46

Bảng 3.13.

Triệu chứng về trạng thái tâm thần....................................................46

Bảng 3.14.

Các triệu chứng tâm thần khác...........................................................47

Bảng 3.15.

Triệu chứng kích thích thần kinh thực vật..........................................48

Bảng 3.16.

Triệu chứng vùng ngực bụng.............................................................49

Bảng 3.17.

Triệu chứng toàn thân........................................................................49


Bảng 3.18.

Mối liên quan giữa giới tính và lo âu.................................................50

Bảng 3.19.

Mối liên quan giữa tuổi và lo âu........................................................50

Bảng 3.20.

Mối liên quan giữa trình độ học vấn và lo âu.....................................51

Bảng 3.21.

Mối liên quan giữa hoàn cảnh sống và lo âu......................................51

Bảng 3.22.

Mối liên quan giữa điều kiện kinh tế và lo âu ...................................52

Bảng 3.23.

Mối liên quan giữa sang chấn tâm lý và lo âu....................................52

Bảng 3.24.

Mối liên quan giữa bệnh lý đồng diễn và lo âu..................................53




DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1.

Phân bố người bệnh theo giới.................................................33

Biểu đồ 3.2.

Khu vực sinh sống...................................................................35

Biểu đồ 3.3.

Hoàn cảnh sống.......................................................................37

Biểu đồ 3.4.

Điều kiện kinh tế.....................................................................38

Biểu đồ 3.5.

Các bệnh lý cơ thể đồng diễn..................................................40

Biểu đồ 3.6.

Sang chấn tâm lý của đối tượng nghiên cứu...........................41

Biểu đồ 3.7.

Nội dung sang chấn tâm lý......................................................41


Biểu đồ 3.8.

Tỷ lệ lo âu theo khoa điều trị..................................................43

Biều đồ 3.9.

Đặc điểm lý do vào viện của NB lo âu...................................44

Biểu đồ 3.10. Triệu chứng căng thẳng tâm thần............................................47


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Chúng ta đang phải đối mặt với sự tăng dân số người cao tuổi trên tồn cầu.
Tình trạng này có thể là hậu quả của sự tăng tuổi thọ, giảm tỉ lệ chết sơ sinh và việc
điều trị hiệu quả các bệnh lý truyền nhiễm 9. Theo tổ chức Y tế thế giới, năm 2015
có khoảng 901 triệu dân trên 60 tuổi, chiếm khoảng 12% dân số toàn cầu. Con số
này được ước tính lên đến 1,4 tỉ người vào năm 2030 và 2,1 tỉ người đến năm 2050.
Do đó, đến năm 2050 số lượng người cao tuổi có thể chiếm khoảng 25% tổng dân
số của hầu hết các vùng trên thế giới 79. Việt Nam là một trong những quốc gia có
tốc độ già hóa nhanh nhất Châu Á 84.
Rối loạn lo âu là một trong những tình trạng phổ biến ở người cao tuổi, gây ảnh
hưởng nhiều đến cuộc sống của người bệnh và gia tăng gánh nặng bệnh tật. Rối loạn
này được đặc trưng bằng các biểu hiện lo lắng quá mức trước các nguy cơ trong cuộc
sống, khó khăn trong việc kiểm sốt và gây ảnh hưởng đáng kể đến các chức năng cơ
bản và hoạt động sống hàng ngày. Lo âu thường kéo dài nhiều tháng, khiến cho người
bệnh mất ăn, mất ngủ… ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống.
Các dữ liệu gần đây đã cho thấy các rối loạn lo âu ở người cao tuổi làm gia
tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong, đặc biệt liên quan đến sự gia tăng gánh nặng bệnh

lý tim mạch, suy giảm nhận thức. Về mặt lâm sàng, các triệu chứng lo âu có thể khó
phát hiện hơn ở người lớn tuổi, vì họ thường xác định các triệu chứng lo âu ít chính
xác hơn và có xu hướng gán các triệu chứng đó cho bệnh thực thể 10.
Theo các nghiên cứu dịch tễ, tỷ lệ lo âu chiếm khoảng 33,7% trong suốt cuộc
đời. Rối loạn lo âu ước tính trên tồn cầu dao động từ 3,8 đến 25%, ở những người
mắc bệnh mạn tính tỷ lệ lo âu lên tới 70%, và các bệnh tâm thần nói chung thường
có các biểu hiện lo âu đi kèm 11.
Một số yếu tố đã được chỉ ra làm tăng nguy cơ mắc các rối loạn lo âu ở người
cao tuổi như giới nữ, mắc một số bệnh lý mạn tính, độc thân, ly hơn hoặc ly thân (so
với những người đã kết hơn), trình độ học vấn thấp hơn, các sự kiện căng thẳng
trong cuộc sống, những hạn chế về thể chất trong các hoạt động hàng ngày, các sự
kiện bất lợi trong thời thơ ấu, tình trạng kinh tế khó khăn 12.


2

Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy ảnh hưởng to lớn của rối loạn lo âu
nếu không được quan tâm và điều trị đúng mức ở người cao tuổi. Tại Việt Nam, số
lượng nghiên cứu đánh giá về rối loạn lo âu trên người cao tuổi chưa nhiều. Vì vậy,
chúng tơi thực hiện đề tài này với mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm người bệnh và thực trạng lo âu ở người cao tuổi điều trị
nội trú tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2022.
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến lo âu ở người cao tuổi điều trị nội
trú tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2022.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN

1.1. Đại cương về lo âu
1.1.1. Khái niệm chung và phân loại rối loạn lo âu
1.1.1.1. Thuật ngữ cơ bản
- Lo lắng: Là cảm xúc bình thường của cơ thể trước những mối đe dọa trong
cuộc sống, đó là những kích thích giúp con người vượt qua, tránh xa các mối đe dọa
và khi các mối đe dọa đó khơng cịn nữa thì sự lo lắng khơng cịn tồn tại, con người
trở lại cảm xúc bình thường. Lo lắng chỉ xuất hiện trước những khó khăn, thử thách
của tự nhiên và xã hội. Nó là tín hiệu cảnh báo cơ thể trước những mối đe dọa đột
ngột, trực tiếp và giúp chúng ta thích nghi, tồn tại. Lo lắng bình thường có chủ đề
với nội dung rõ ràng là các sự kiện trong đời sống tác động tới tâm lý của cá nhân,
khi mối đe dọa hết thì lo lắng cũng hết và thường khơng có các triệu chứng cơ thể
kèm theo.
- Lo âu: là những lo lắng q mức hoặc dai dẳng khơng tương xứng với hồn
cảnh và làm ảnh hưởng tới các hoạt động của cá nhân. Khác với lo lắng thông
thường, lo âu là bệnh lý, lo khơng có chủ đề rõ ràng mà mơ hồ, vơ lý, khơng phù
hợp với hồn cảnh và đi kèm với nhiều triệu chứng cơ thể như mạch nhanh, hồi
hộp, chóng mặt, khơ miệng, vã mồ hơi 5….
1.1.1.2. Phân loại rối loạn lo âu
Trong chương F4 (ICD-10), các rối loạn bệnh tâm căn có liên quan đến stress
và dạng cơ thể bao gồm nhiều rối loạn tương ứng với các mã khác nhau. Trong
nhóm rối loạn này bao gồm rối loạn hoảng sợ (rối loạn lo âu kịch phát từng giai
đoạn-F41.0), rối loạn lo âu lan tỏa (RLLALT) (F41.1), rối loạn hỗn hợp lo âu và
trầm cảm (F41.2), các rối loạn lo âu hỗn hợp khác (F41.3), rối loạn lo âu biệt định
khác (F41.8) và rối loạn lo âu không biệt định (F41.9)13.
1.1.2. Cơ chế bệnh nguyên, bệnh sinh
1.1.2.1. Các yếu tố sinh học:
- Gama Aminobutiric Acid (GABA): là chất dẫn truyền thần kinh ức chế của


4


hệ thần kinh trung ương. GABA được tổng hợp từ glutamate bởi men decarboxylase
với sự tham gia của piridoxin, bị chuyển hóa bởi men GABA- transaminase. Các
thụ thể của GABA có ở nhiều vùng của não, nhưng tập trung chủ yếu ở vỏ não có
liên quan đến cảm xúc sợ hãi, lo âu như thùy trán, hồi hải mã, hạnh nhân. GABA là
chất dẫn truyền thần kinh ức chế chính của não thông qua hệ GABA-ergic, bằng
cách gắn vào thụ thể của hệ GABA làm tăng khử cực tế bào thần kinh thông qua mở
kênh clo làm giảm và ức chế hoàn toàn các xung động. Triệu chứng lo âu xuất hiện
ở người bệnh (NB) rối loạn lo âu (RLLA) do giảm nồng độ GABA, và nồng độ
GABA chịu sự điều tiết của hạch hạnh nhân (amygdala) nên khi giảm hoạt động của
hạch hạnh nhân có thể tăng nồng độ GABA, dẫn đến giảm lo âu.
- Norepinephrine (NE): là một catecholamine được biết đến như là một
hormone cũng như chất dẫn truyền thần kinh. Norepinephrine trung ương ở
vùng nhân lục trong não được hoạt hóa bởi những stress và có liên quan tới sợ
hãi, quá trình chú ý, run, vã mồ hôi, tăng nhịp tim và mơ ác mộng. Trong
RLLA có sự tăng nồng độ norepinephrine và các chất chuyển hóa như 3-methoxy-4hydroxyphenylglycol (MHPG). Khi tăng nồng độ NE do tăng kích thích thần kinh tự
trị sẽ gây ra các biểu hiện tăng nhịp tim, tăng huyết áp, thở nhanh, các triệu chứng
tiêu hóa. Đồng thời, tăng nồng độ NE trong các vùng của vỏ não trán trước, dưới đồi,
hạch hạnh nhân có thể xuất hiện một số triệu chứng tâm thần như cáu gắt hơn, căng
thẳng, giảm sự chú ý14.
- Serotonin: đóng vai trị quan trọng trong RLLA, tham gia tích cực làm giảm
lo lắng qua con đường nguồn gốc từ hạt raphe, hệ thống limbic, vùng dưới đồi và
đồi thị. Giảm nồng độ serotonin có liên quan đến triệu chứng lo âu và một số
nghiên cứu chỉ ra rằng giảm serotonin ở hệ thống limbic sẽ tăng hoạt động của
hạch hạnh nhân và vùng dưới đồi dẫn đến các triệu chứng lo âu 14.
- Cholecystokinin: là chất dẫn truyền thần kinh loại peptid có tác động tới lo
âu thông qua hệ GABA và hệ noradrenergic, chất này tập trung chủ yếu vùng thân
não và hồi hải mã. Tăng nồng độ cholecystokinin trong máu làm xuất hiện các triệu
chứng lo âu15.
1.1.2.2. Chức năng nội tiết:

Hệ thống nội tiết tham gia điều hòa các hoạt động trong cơ thể. Một trong


5

những chức năng chính của hệ nội tiết là đáp ứng với stress và đảm bảo cân bằng
nội môi, trong đó hệ thống dưới đồi - tuyến yên - tuyến thượng thận đóng vai trị
trong các rối loạn lo âu. Yếu tố giải phóng corticotropin (CRF) được giải phóng ở
vùng dưới đồi có tác dụng điều hịa giải phóng hormon tuyến vỏ thượng thận
(ACTH) và liên quan tới đáp ứng với stress, những hành vi sợ hãi cũng như đáp ứng
nhận thức đối với stress. Cả những stress cấp và trường diễn đều làm tăng giải
phóng corticotrophin ở nhân lục và vùng dưới đồi. Thông qua hệ trục này, tuyến
thượng thận giải phóng cortisol, là hormon duy trì sự cân bằng khi chuẩn bị đương
đầu với nguy hiểm. Sự tăng cao cortisol máu, gián tiếp làm tăng quá trình vận
chuyển serotonin hay những đáp ứng quá mức với stress 16.
1.1.2.3. Các yếu tố tâm lý xã hội
Các xung đột trong cuộc sống, tình trạng hơn nhân, kinh tế gia đình có vai
trị quan trọng trong rối loạn lo âu. Stress là một phần của đời sống hàng ngày, một
số stress cho ta cảm giác dễ chịu, số khác lại gây khó chịu hay trung tính. Chúng ta
phản ứng với stress tùy theo nhận thức về tình huống, cơ thể phản ứng với stress có
thể với các mức độ khác nhau từ các cảm xúc trung tính đến các cảm xúc tiêu cực
mạnh, nếu tình huống kéo dài đến mức gây ra các rối loạn nặng về sinh lý và tâm lý
sẽ gây ra cảm giác mất an tồn và khó chịu là đặc trưng của lo âu.
1.1.3. Đặc điểm lâm sàng và chẩn đoán rối loạn lo âu
1.1.3.1. Đặc điểm phát sinh
- Tuổi: RLLA tăng dần theo tuổi, cao nhất ở lứa tuổi 45-65 tuổi
- Giới: gặp ở nữ nhiều hơn nam.
- Nhân cách: đóng vai trị gây bệnh và ảnh hưởng tới hình thành thể bệnh.
Với một người nhân cách mạnh, có lý tưởng, tính thích nghi chịu đựng stress sẽ
khó bị bệnh và nếu bị thì cũng dễ khỏi bệnh. Cịn với một nhân cách yếu, tính

cách cầu tồn, chi ly thì dễ bị bệnh và khó hồi phục mặc dù stress nhẹ.
- Nhân tố khởi phát: Stress là những áp lực, căng thẳng khác nhau trong cuộc
sống gia đình, cơng việc, mâu thuẫn, tài chính... stress có thể là cấp tính hoặc trường
diễn kéo dài, phụ thuộc vào nội dung, cường độ stress. Rối loạn lo âu có thể xuất


6

hiện ngay sau một stress hoặc nhiều stress kết hợp.
1.1.3.2. Biểu hiện lâm sàng
- Thời gian: các triệu chứng thường kéo dài nhiều tháng.
- Triệu chứng tâm thần: bao gồm lo âu quá mức với các chủ đề không rõ
ràng. Người bệnh lo sợ bản thân hay người thân sẽ sớm mắc một bệnh hoặc sẽ gặp
những điều không tốt đẹp dù mơ hồ và khơng có căn cứ, kèm theo là cảm giác căng
thẳng không thể thư giãn, bất an, dễ bị kích thích, cáu kỉnh, mất khả năng kiểm soát
lo âu. Trong rối loạn hoảng sợ, người bệnh có thể gặp các cơn lo âu kịch phát (cơn
hoảng sợ), cảm giác như sắp chết, sắp “phát điên”.
- Triệu chứng cơ thể: Theo ICD-10, các triệu chứng cơ thể của rối loạn lo âu
bao gồm các triệu chứng vùng ngực (hồi hộp, tim đập nhanh, đập mạnh, khó thở,
đau ngực, cơn nóng, cơn lạnh), các triệu chứng tiêu hóa (buồn nơn, khơ miệng, cảm
giác nghẹn, đầy bụng, khó chịu vùng bụng và triệu chứng khô miệng), triệu chứng
thần kinh - cơ (run, căng cơ, đau cơ, bồn chồn tay chân), triệu chứng da –giác quan
(vã mồ hôi, cảm giác tê cóng, cảm giác kim châm) 13.
1. 1.3.3. Chẩn đốn xác định rối loạn lo âu
Hiện nay trên thế giới có 2 hệ thống chẩn đốn chung cho các rối loạn tâm
thần là Bảng Phân loại bệnh Quốc tế lần thứ 10 về các rối loạn tâm thần và hành vi
của tổ chức Y tế thế giới (ICD-10) năm 1992 và Tài liệu hướng dẫn thống kê và
chẩn đoán các rối loạn tâm thần của Hội Tâm thần học Mỹ lần thứ 5 (DSM 5).
Nghiên cứu của chúng tôi sử dụng tiêu chuẩn chẩn đoán RLLA theo ICD-10.
Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn lo âu theo ICD – 10

Các biểu hiện của lo âu là triệu chứng chính khơng khu trú vào hoàn cảnh
xung quanh đặc biệt nào, và kèm theo có thể có các triệu chứng trầm cảm, hoảng sợ,
và các triệu chứng cơ thể khác… nhưng không rõ ràng.
 F41.0. Rối loạn hoảng sợ (lo âu kịch phát từng giai đoạn)
A. Các cơn hoảng sợ tái diễn, không liên quan nhất quán với một tình huống
hoặc đối tượng cụ thể và thường xảy ra một cách tự phát (tức là các cơn
khơng thể đốn trước). Các cơn hoảng sợ không liên quan đến nỗ lực rõ rệt
hoặc tiếp xúc với các tình huống nguy hiểm hoặc đe dọa đến tính mạng.
B. Một cơn hoảng sợ được đặc trưng bởi những triệu chứng sau:


7

(a) một cơn sợ hãi hoặc khó chịu dữ dội;
(b) khởi phát đột ngột;
(c) đạt đến cao trào trong vòng vài phút và kéo dài ít nhất vài phút;
(d) phải có ít nhất bốn triệu chứng trong danh sách dưới đây, một trong số đó
phải từ mục (1) đến (4):
Các triệu chứng kích thích thần kinh thực vật:
(1) Đánh trống ngực hoặc tim đập thình thịch, hoặc nhịp tim tăng nhanh.
(2) Đổ mồ hôi.
(3) Run rẩy.
(4) Khô miệng (không phải do uống thuốc hay mất nước).
Các triệu chứng liên quan đến ngực và bụng
(5) Khó thở.
(6) Cảm giác nghẹt thở
(7) Đau hoặc khó chịu ở ngực.
(8) Buồn nơn hoặc khó chịu vùng bụng (ví dụ như sơi bụng).
Các triệu chứng tâm thần:
(9) Cảm thấy chóng mặt, lảo đảo, ngất xỉu hoặc chống váng.

(10) Cảm giác khơng thật, hoặc bản thân của một người ở xa hoặc "không thực
sự ở đây".
(11) Sợ mất kiểm soát, phát điên, hoặc bất tỉnh.
(12) Sợ chết.
Triệu chứng chung của cơ thể
(13) Nóng bừng hoặc ớn lạnh.
(14) Cảm giác tê hoặc ngứa ran.
Tiêu chuẩn loại trừ được sử dụng phổ biến nhất: không phải do bệnh lý cơ thể,
rối loạn tâm thần thực thể (F0), hoặc các rối loạn tâm thần khác như tâm thần phân
liệt và các rối loạn liên quan (F20-29), rối loạn cảm xúc (F30-39), hoặc rối loạn
dạng cơ thể (F45).
Phạm vi thay đổi của từng cá nhân về cả nội dung và mức độ nghiêm trọng lớn
đến mức có thể chỉ định hai loại, trung bình và nghiêm trọng, nếu muốn, bằng ký tự


8

thứ năm:
F41.00 Rối loạn hoảng sợ - trung bình: ít nhất bốn cơn hoảng sợ trong khoảng
thời gian bốn tuần.
F41.01 Rối loạn hoảng sợ - nghiêm trọng: ít nhất bốn cơn hoảng sợ mỗi tuần
trong khoảng thời gian bốn tuần.
 F41.1. Rối loạn lo âu lan tỏa
A. Phải có một khoảng thời gian ít nhất 6 tháng với sự căng thẳng nổi bật lo
lắng và cảm giác lo sợ về các sự kiện, các rắc rối hàng ngày.
B. Ít nhất 4/22 triệu chứng, ít nhất 1 triệu chứng trong nhóm 1- 4.
1. Các triệu chứng kích thích hệ thần kinh thực vật
(1) Hồi hộp, tim đập mạnh, hoặc nhịp tim nhanh
(2) Vã mồ hôi
(3) Run

(4) Khô miệng
2. Các triệu chứng vùng ngực và bụng
(5) Khó thở
(6) Cảm giác nghẹn
(7) Đau hoặc khó chịu ở ngực
(8) Buồn nơn hoặc khó chịu ở vùng bụng
3. Các triệu chứng liên quan đến trạng thái tâm thần
(9) Chóng mặt, khơng vững, ngất xỉu hoặc choáng váng
(10) Tri giác sai thực tại, giải thể nhân cách
(11) Sợ bị chết
(12) Sợ mất kiềm chế, hóa điên hoặc mất ngủ
4. Các triệu chứng toàn thân
(13) Các cơn đỏ mặt hoặc ớn lạnh
(14) Tê cóng hoặc cảm giác kim châm
5. Căng thẳng
(15) Căng cơ và đau đớn


9

(16) Bồn chồn hoặc khơng thể thư giãn
(17) Có cảm giác tù túng, đang bên bờ vực hoặc căng thẳng tâm thần
(18) Có cảm giác khối gì trong họng hoặc khó nuốt
6. Triệu chứng khơng đặc hiệu khác
(19) Đáp ứng quá mức với một sự kiện ngạc nhiên nhỏ hoặc bị giật mình
(20) Khó tập trung hoặc đầu óc trở nên trống rỗng vì lo lắng hoặc lo âu
(21) Cáu kỉnh dai dẳng
(22) Khó ngủ vì lo lắng
C. Rối loạn này không đáp ứng tiêu chuẩn của rối loạn hoảng sợ (F41.0) của
rối loạn lo âu ám ảnh sợ (F40), rối loạn ám ảnh nghi thức (F42) hoặc rối loạn nghi

bệnh (F45.2).
D. Những chẩn đoán loại trừ hay gặp nhất: rối loạn lo âu này không phải do
một rối loạn cơ thể như cường giáp, một rối loạn tâm thần thực tổn (F00-F09) hoặc
rối loạn liên quan đến chất tác động tâm thần (F10-F19) như sử dụng quá mức các
chất giống Amphetamine hoặc hội chứng cai Benzodiazepine.
 F41.2 Rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm.
Trong thể này các triệu chứng lo âu và trầm cảm đều đan xen với nhau và
khơng nhóm triệu chứng nào đủ nặng để chẩn đốn trầm cảm hoặc lo âu. Kèm theo
có một số các triệu chứng thần kinh tự trị (run, đánh trống ngực, đổ mồ hơi khơ
miệng…) phải có đủ dù chỉ từng hồi.
 F41.3 Rối loạn lo âu hỗn hợp khác
Có các nét nổi bật đáp ứng tiêu chuẩn chẩn đoán của rối loạn lo âu lan tỏa
nhưng thời gian ngắn và đồng thời chúng cũng có các nét nổi bật của các rối loạn lo
âu khác (F40 –F49) nhưng khơng đủ tiêu chuẩn chẩn đốn các rối loạn này.
1.1.3.4. Các trắc nghiệm tâm lý hỗ trợ chẩn đốn:
Có nhiều trắc nghiệm tâm lý hỗ trợ đánh giá lo âu phải kể đến các thang đánh
giá như thang Zung, Hamilton (HAM-A), thang GAD 7…
1.1.4. Điều trị và chăm sóc người bệnh rối loạn lo âu
1.1.4.1. Điều trị



×