CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHU CẦU NĂNG
LƯỢNG
Hàm lượng Protein trong thức ăn:
Trên thực tế, rất khó xác định nhu cầu năng lượng của cá mà
người ta dựa vào tỉ lệ năng lượng và Protein tối ưu. Tỉ lệ tối ưu
này rất quan trọng bởi vì nếu thức ăn vượt quá nhu cầu năng
lượng sẽ giảm sựu bắt mồi của động vật thủy sản (ĐVTS),
ngược lại, nếu thức ăn thiếu năng lượng thì Protein trước tiên sẽ
được dùng để cung cấp năng lượng thỏa mãn nhu cầu của cơ thể.
Hầu hết các kết quả nghiên cứu trên cá nheo Mĩ cỡ từ 3 – 266
g, cho ăn thức ăn nguyên chất và chế biến ở các điều kiện nhiệt
độ khác nhau cho thấy nhu cầu Protein/năng lượng (P/E) thích
hợp là 26 – 30 mg Protein/KJ hay 8 – 9 Kcal/g protein. Tỉ lệ P/E
của một số loài cá da trơn khác cũng tương đương với cá nheo
Mĩ, từ 20 – 30 mgProtein/KJ. Đối với tôm sú tỉ lệ P/E là 28 mg
Protein/KJ.
Giai đoạn phát triển:
ĐVTS cỡ nhỏ cần nhiều năng lượng hơn cỡ lớn tính trên một
đơn vị tọng lượng do giai đoạn nhỏ là giai đoạn sinh trưởng
nhanh. Vì vậy, ĐVTS còn nhỏ nên được cho ăn một lượng thức
ăn nhiều hơn. Đặc biệt nhu cầu năng lượng của ĐVTS tăng cao
vào giai đoạn sinh sản vì chúng cần năng lượng cho quá trình
phát triển tuyến sinh dục. Tuy nhiên, khi tuyến sinh dục đã đạt
giai đoạn gần thành thục thì nhu cầu năng lượng từ thức ăn
không cao. Đó chính là cơ sở cho các nhà nuôi trồng thủy sản
đưa ra các biện pháp cho ăn trong quá trình nuôi vỗ cá bố mẹ.
Quá trình di cư cũng làm tiêu hao nhiều năng lượng cho ĐVTS,
đặc biệt là quá trình di cư sinh sản.
Khẩu phần ăn:
Mức độ cho ăn có ảnh hưởng đến tiêu tốn năng lượng của động
vật thủy sản. Khi mức độ cho ăn tăng, ngoài trao đổi chất cơ sở
tiêu hao năng lượng cho mọi hoạt động khác đều tăng nhanh do
đó năng lượng cũng mất đi nhiều. Tuy nhiên, nguồn năng lượng
dự trữ cũng được tích lũy nhiều hơn, nghĩa là sinh trưởng của
ĐVTS sẽ tăng.
Nhiệt độ:
Khi nhiệt độ môi trường giảm thấp quá mức ĐVTS phải tăng
cường quá trình trao đổi chất để cung cấp năng lượng cho quá
trình duy trì thân nhiệt. Hầu hết cá thì không phải sử dụng năng
lượng cho quá trình duy trì này vì khi nhiệt độ môi trường giảm
thì nhiệt độ cơ thể giảm và quá trình trao đổi chất cũng giảm.
Quá trình trao đổi chất giảm làm cho cá có khả năng sống một
thời gian dài trong mùa đông. Phần lớn các loài khi nhiệt độ môi
trường tăng quá trình trao đổi chất tăng và cá cũng ăn một lượng
thức ăn lớn hơn do đó sinh trưởng của cá cũng tăng lên. Tuy
nhiên, nếu nhiệt độ tăng quá cao cá sẽ giảm ăn và sinh trưởng
chậm lại do quá trình trao đổi chất bị ảnh hưởng.
Hàm lượng Oxy:
Hàm lượng oxy hòa tan là một chỉ số quan trọng của môi
trường ao nuôi thủy sản. Nó có ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu
năng lượng của ĐVTS. Sự ảnh hưởng đó thông qua quá tình trao
đổi chất mà thực sự là quá trình trao đổi năng lượng. Trong
phạm vi thích hợp của nồng độ oxy hòa tan, thì cường độ trao
đổi chất của ĐVTS ở mức tương đối ổn định, vì vậy mà nhu cầu
năng lượng cũng tương đối ổn định. Nhu cầu năng lượng thay
đổi rõ rệt khi hàm lượng oxy xa dần phạm vi thích ứng của mỗi
loài và tăng lên đột ngột khi hàm lượng oxy gần ngưỡng.
Dòng chảy:
Tốc độ dòng chảy quá mạnh sẽ làm cho cá phải tiêu tốn một
lượng năng lượng rất lớn cho quá trình chống lại dòng nước.
Tuy nhiên, nếu dòng chảy quá yếu sẽ làm cho chất thải khó
được giải thoát. Do đó, trong nuôi cá bè thường FCR cao hơn
nuôi cá ao, do cá tốn một năng lượng khá lớn cho quá trình
chống lại dòng chảy.
Một vài yếu tố khác cũng ảnh hưởng tới việc sử dụng năng
lượng của ĐVTS như mật độ nuôi, chất lắng đọng, chất thải…