Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Quản Trị Tài Chính.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (389.24 KB, 29 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KĨ THUẬT HƯNG YÊN
KHOA KINH TẾ

TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI:
DOANH LỢI VÀ RỦI RO
TRONG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
Học phần

: Quản trị tài chính

Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Thị Hồng Hạnh

Lớp

: 114222

Mã sinh viên

: 11422054

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Đắc Hưng

Hưng Yên, ngày 10 tháng 10 năm 2023

1



LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn Khoa Kinh tế, trường đại học Đại học Sư
phạm Kĩ thuật Hưng Yên đã tạo điều kiện thuận lợi cho em học tập và được làm
bài tiểu luận về môn học này.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy Nguyễn Đắc Hưng đã tận tình
hướng dẫn chỉ bảo chúng em trong quá trình thực hiện đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn q thầy cơ trong khoa Kế tốn đã tận tình
giảng dạy, trang bị cho em những kiến thức quý báu trong học kì vừa qua.
Em xin cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ và ủng hộ của các anh chị bạn bè
trong q trình thực hiện khóa đề tài. Mặc dù đã cố gắng hoàn thành bài tiểu
luận trong phạm vi và khả năng cho phép nhưng chắc chắn sẽ khơng tránh khỏi
những thiếu sót.
Em rất mong nhận được sự thơng cảm, góp ý và tận tình chỉ bảo của quý
thầy cô và các bạn.

2


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan nội dung trình bày trong tiểu luận là kết quả nghiên cứu
và sự nỗ lực của bản thân. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là
hoàn toàn trung thực và chưa được cơng bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây.
Ngồi ra, trong đề tài cịn sử dụng một số tài liệu tham khảo, tất cả cơ sở lí luận
cho bài tiểuluận đều được trích dẫn đầy đủ và ghi rõ nguồn gốc rõ ràng, minh
bạch cùng với sự hướng dẫn của giảng viên hướng dẫn GV: Nguyễn Đắc Hưng
và kết quả làm việc của bản thân.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào em xin hồn toàn chịu trách
nhiệm về nội dung bài tiểu luận của mình.
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Hồng Hạnh


3


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN..............................................................................................................2
LỜI CAM ĐOAN.........................................................................................................3
MỤC LỤC.................................................................................................................... 4
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT.......................................................5
DANH MỤC BẢNG BIỂU..........................................................................................6
PHẦN A. MỞ ĐẦU......................................................................................................7
1.1. Tính cấp thiết của thiết của chuyên đề nghiên cứu....................................7
1.2. Mục tiêu của chuyên đề nghiên cứu.............................................................8
1.3. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................8
1.4. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................8
1.5. Kết cấu của chuyên đề..................................................................................8
PHẦN B: NỘI DUNG..................................................................................................8
I. Khái quát chung về kinh doanh chứng khoán.....................................................8
1. Khái niệm và đặc điểm của hoạt động kinh doanh chứng khốn.................8
2. Vai trị của hoạt động kinh doanh chứng khốn...........................................9
II. Doanh lợi dự kiến..................................................................................................10
2. Tính tốn phương sai của doanh lợi dự kiến...................................................13
3. Danh mục đầu tư................................................................................................14
3.1 Trong số của danh mục đầu tư...................................................................14
3.2 Doanh lợi dự kiến của danh mục đầu tư....................................................14
3.3 Phương sai của danh mục đầu tư................................................................15
III. Các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh chứng khoán và nguyên nhân
phát sinh các rủi ro trong hoạt động kinh doanh trên thị trường chứng khoán.. 17
1. Các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh chứng khoán..............................17
2. Nguyên nhân của các rủi ro trong hoạt động kinh doanh chứng khoán....17

IV. Các quy định pháp luật nhằm hạn chế và phòng ngừa rủi ro trên cơ sở tình
hình, chính sách phát triển thị trường chứng khốn từ năm 2020 đến nay.........19
1. Tình hình thị trường chứng khốn và các chính sách phát triển thị trường
chứng khoán của nhà nước từ năm 2020 đến nay...........................................19
4


2. Các quy định pháp luật nhằm hạn chế và phịng ngừa rủi ro trên cơ sở
tình hình, chính sách phát triển thị trường chứng khoán từ năm 2020 đến
nay.......................................................................................................................21
V. VietinBank phát hành thành công 14.422 tỉ đồng trái phiếu năm 2021..............24
PHẦN C: KẾT LUẬN...............................................................................................28
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................29

5


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Số thứ tự
Kí hiệu
Giải thích
1
TTCK
Thị trường chứng khốn
2
UBCKNN.
Uỷ ban chứng khốn nhà nước
3
TPCP
Trái phiếu chính phủ

4
NHNN
Ngân hàng nhà nước

6


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng
1
2
3
4
5

Tên bảng
Xác suất cho mỗi tình trạng kinh tế
Doanh lợi dự kiến cho cổ phần U và cổ phần L
Mức bù đắp rủi ro dự kiến cho từng cổ phần
Phương sai của hai cổ phần
Phương sai và độ lệch tiêu chuẩn của danh
mục đầu tư

7


PHẦN A. MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của thiết của chuyên đề nghiên cứu
Kinh doanh chứng khoán là nghề thương mại đặc thù, có liên quan trực
tiếp đến quyền, lợi ích các nhà đầu tư là công chúng và các doanh nghiệp. Có

thể nói, thị trường chứng khốn là chỉ báo quan trọng của kinh tếvĩ mơ, nó tác
động đến ổn định kinh tế vĩ mơ. Đến lượt nó, ổn định kinh tế vĩ mô sẽ tác động
đến thị trường chứng khoán. Lịch sử phát triển thăng trầm và nhiều biến động
của thị trường chứng khoán trong những năm qua đã chứng minh rằng – thị
trường chứng khốn nói chung và hoạt động kinh doanh chứng khốn nói riêng
có vai trị quan trọng đối với nền kinh tế vĩ mơ của mỗi đất nước, để từ đó nhà
nước có các chính sách điều hành nền kinh tế phù hợp . Tuy nhiên, là hoạt động
kinh doanh, các chủ thể khi tham gia vào “mạng lưới” của nó sẽ có những doanh
lợi và phải đối mặt với những rủi ro nhất định.
Với đề tài: “Doanh lợi và rủi ro trong kinh doanh chứng khoán ngân hàng
Viettinbank: Phân loại, nguyên nhân và các quy định pháp luật để hạn chế,
phòng ngừa rủi ro trên cơ sở tình hình, chính sách phát triển thị trường chứng
khoán Việt Nam từ năm 2020 đến nay”,
1.2. Mục tiêu của chuyên đề nghiên cứu
Tìm hiểu về doanh lợi và rủi ro trong kinh doanh chứng khoán ngân hàng
Viettinbank
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là doanh lợi và rủi ro trong kinh doanh
chứng khốn ngân hàng Viettinbank
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Bài khóa luận sử dụng một số phương pháp trong nghiên cứu như: Tổng
hợp, so sánh, đối chiếu, thu thập số liệu… Bên cạnh đó cịn sử dụng bảng, biểu,
sơ đồ trong nghiên cứu.
Phương pháp luận nghiên cứu: Là phương pháp thu thập, tìm hiểu nguồn
thơng tin qua giáo trình, bài giảng.
Phương pháp thu thập số liệu: Đây là phương pháp nghiên cứu hiện tượng
kinh tế xã hội tiến hành thu thập số liệu từ nguồn dữ liệu thứ cấp. Thu thập có
chọn lọc, phù hợp với đề tài nghiên cứu.
Phương pháp tổng hợp, xử lý thông tin: Là phương pháp sàng lọc, sắp xếp
thông tin thu thập được theo những tiêu thức nhất định để thuận tiện cho quá

trình theo dõi và đánh giá qua việc nghiên cứu lý luận.
1.5. Kết cấu của chuyên đề
Ngoài phần mục lục, tài liệu tham khảo kết cấu của chuyên đề bao
gồm 03 phần chính:
Phần A: Mở đầu
Phần B: Nội dung của chuyên đề
Phần C: Kết luận

8


PHẦN B: NỘI DUNG
I. Khái quát chung về kinh doanh chứng khoán.
1. Khái niệm và đặc điểm của hoạt động kinh doanh chứng khoán
- Khái niệm:
Trong pháp luật thực định ở các nước, tùy thuộc vào quan điểm tiếp cận
của các nhà làm luật nên khái niệm kinh doanh chứng khốn được định nghĩa
khơng hồn tồn giống nhau. Ví dụ: Trong pháp luật chứng khốn của một số
nước Đơng Nam Á như Thái Lan, Indonesia… hoạt động kinh doanh chứng
khoán bao gồm các hành vi mơi giới chứng khốn, bảo lãnh phát hành chứng
khoán, quản lý quỹ đầu tư và danh mục đầu tư chúng khốn; trong khi đó, Luật
chứng khốn Trung Quốc hồn tồn khơng đưa ra định nghĩa chính thức nào về
kinh doanh chứng khốn mà chỉ có các quy định về giao dịch chứng khoán ( )
Ở Việt Nam, “Kinh doanh chứng khoán là việc thực hiện nghiệp vụ mơi
giới chứng khốn, tự doanh chứng khốn , bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư
vấn đầu tư chứng khoán, lưu ký chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư chứng khoán
và quản lý danh mục đầu tư chứng khoán”(2)
Về cơ bản, cách định nghĩa này khá tương đồng với khái niệm kinh doanh
chứng khoán trong pháp luật với các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước ở
khu vực Châu Á và Đông Nam Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản…

- Đặc điểm:
Xét về phương diện lý thuyết, hoạt động kinh doanh chứng khoán gồm
các đặc trưng cơ bản sau:
Thứ nhất, kinh doanh chứng khoán là nghề thương mại đặc thù, có liên
quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của các nhà đầu tư cơng chúng và các doanh
nghiệp.
Thứ hai, đối tượng của hoạt động kinh doanh chứng khoán là các chứng
khoán – giá trị động sản và các dịch vụ về chứng khoán.
Thứ ba, hoạt động kinh doanh chứng khoán phải tuân thủ một số nguyên
tắc đặc thù của thị trường chứng khoán như: nguyên tắc công bằng, công khai và
minh bạch để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư. Việc thể chế hóa bằng
pháp luật những nguyên tắc này là những đảm bảo pháp lý cho sự vận hành an
toàn, hiệu quả của thị trường chứng khoán đồng thời bảo vệ một cách hữu hiệu
các quyền và lợi ích hợp pháp cho các nhà đầu tư tham gia thị trường.
2. Vai trị của hoạt động kinh doanh chứng khốn.
Một cách khái qt, vai trị của hoạt động kinh doanh chứng khốn được
thể hiện chủ yếu ở các khía cạnh sau:
- Thứ nhất, kinh doanh chứng khoán là phương tiện để thiết lập kênh dẫn
vốn trực tiếp giữa các nhà đầu tư là cơng chúng với Chính phủ và doanh nghiệp.
9


- Thứ hai, kinh doanh chứng khốn giúp cho dịng vốn đầu tư trên thị
trường chứng khoán vận hành nhanh hơn, hiệu quả hơn thơng qua các nghiệp vụ
chính như mơi giới chính khốn, bảo lãnh phát hành, tự doanh, quản lý danh
mục đầu tư hay tư vấn đầu tư chứng khoán.
- Thứ ba, kinh doanh chứng khoán là chất xúc tác, thúc đẩy thị trường
chứng khốn hoạt động thơng qua địn bẩy lợi ích kinh tế của các nhà kinh
doanh chứng khốn chun nghiệp.
Vai trị và tác động của hoạt động kinh doanh chứng khoán đối với hoạt

động kinh tế nói chung và thị trường chứng khốn nói riêng là không thể phủ
nhận. Bởi đặc thù của thị trường chúng khốn cũng như vai trị quan trọng của
hoạt động kinh doanh chứng khoán nên quy định pháp luật để hạn chế, phịng
ngừa rủi ro trên thị trường chứng khốn Việt Nam rất quan trọng.
II. Doanh lợi dự kiến
Giả sử: Xem xét hai cổ phần L và U cho thời kỳ là một năm. Dự kiến
doanh lợi của cổ phần L cho năm tới là: 25%, dự kiến doanh lợi của cổ phần U
cho cùng thời kỳ là: 20%.
Khi các nhà đầu tư đều đồng ý vể doanh lợi dự kiến cho hai loại cổ phần
trên thì tại sao vẫn có người muốn chọn cổ phần Ư? Rõ ràng là khi lựa chọn đầu
tư vào đâu, các nhà đầu tư có tính đến mức độ rủi ro của nó.
Trong nền kinh tế thị trường, người ta thường quan tâm tới hai tình trạng
kinh tế đối lập nhau, đó là: Nền kinh tế ỏ trạng thái hưng thịnh và nền kinh tế
suy thối. Trong năm tới có thể nền kinh tế ỏ trạng thái hưng thịnh trong suốt cả
năm, cũng có thế bị suy thoái trong suốt cả năm hoặc cũng có thể một phần của
năm sẽ là hưng thịnh và phần cịn lại của năm sẽ là suy thối. Tóm lại, các tình
trạng khác nhau của nền kinh tế được xem như là những đại lượng ngẫu nhiên.
Ví dụ 4: Người ta dự kiến rằng: Ở tình trạng kinh tế hưng thịnh, cổ phần L sẽ có
doanh lợi là: 70% và cổ phần U sẽ có doanh lợi là: 10%. Nếu nển kinh tế ở tình
trạng suy thối, cổ phần L sẽ có doanh lợi là: -20% và cổ phần U sẽ có doanh lợi
là: 30%.
Giả sử xác suất cho mỗi tình trạng kinh tế kể trên đều là: 0,5. Chúng ta có thể
tổng kết bằng bảng 1 sau:
Tình trạng của
nền kinh tế

Xác suất xảy ra cho mỗi
tình trạng kinh tế

Suy thối


0,5

Hưng thịnh

0,5

Doanh lợi dự kiến (%) cho từng
tình trạng kinh tế
Cổ phần L
Cổ phần U
-20
30
70

1.0

10

10


Nếu ta mua cổ phần u, một nửa thời gian sẽ cho ta doanh lợi là: 30% và
nửa thời gian còn lại sẽ cho ta doanh lợi là: 10%. Như vậy, doanh lợi dự kiến
cho cổ phần u ký hiệu E (RJ sẽ là:
E (RU) = 0,50 x 30% + 0,50 x 10% = 20%
Nói một cách khác, chúng ta chờ đợi một khoản doanh lợi bình quân là
20% cho suốt thời kỹ xem xét.
Tương tự, doanh lợi dự kiến bình quân cho cổ phần L ký hiệu là: E(R U) sẽ
được tính như sau:

E(RJ = 0,50 x (-20%) + 0,50 x 70% = 25%
Đến đây có thế biết rõ: Vì sao cổ phần L có thu nhập dự kiến cao hơn so
với cồ phần u mà vẫn có người thích mua cổ phần Ư? Cổ phần L mặc dù có
doanh lợi dự kiến cao hơn nhưng độ rủi ro cao hơn. Nếu như sự suy thoái kinh tế
xảy ra và kéo dài trong suốt thời kỳ thì cổ phần L bị lỗ 20%, trong khi đó, dù
nền kinh tế ở tình trạng nào đi nữa thì cổ phần U vẫn có lãi.
Trong phần trước đã định nghĩa mức bù đắp rủi ro là phần chênh lệch
giữa doanh lợi của tài sản rủi ro và doanh lợi của tài sản khơng có rủi ro. Người
ta có thế áp dụng định nghĩa này để tính tốn mức bù đắp rủi ro dự kiến như là
sự chênh lệch giữa doanh lợi dự kiến của khoản đầu tư có rủi ro và doanh lợi
chắc chắn của khoản đầu tư khơng có rủi ro.
Ví dụ 5:
Doanh lợi của khoản đầu tư khơng có rủi ro là: 8%; ta gọi 8% là tỷ suất
khơng có rủi ro và ký hiệu là: Rf. Ta có thể' viết cơng thức tính mức bù đắp rủi
ro dự kiến như sau:
Mức bù đắp rủi ro dự kiến = Doanh lợi dự kiến - Tỷ suất khơng có rủi ro
= E (R) - Rf

(5.8)

Sử dụng cơng thức này, có thể tính mức bù đắp rủi ro dự kiến cho cổ phần
L và cổ phần U:
Mức bù đắp rủi ro dự kiến cho cổ phần u = E(Ru) - Rf
= 20% - 8% = 12%
Mức bù đắp rủi ro dự kiến cho cổ phần L = E(Rl) - Rf
= 25% - 8% = 17%
Việc tính tốn doanh lợi dự kiến cho cổ phần U và cổ phần L trong trường
hợp xác suất xảy ra cho từng tình trạng kinh tế là bằng nhau được tổng kết ở
bảng 2 sau:
Cổ phần L

(1)

(2)

(3)

Cổ phần U
(4)

11

(5)

(6)


Tình Xác suất xảy ra Doanh lợi dự kiến
Doanh lợi dự kiến
Tích số
Tích số
trạng
của mỗi tinh
cho từng tinh
cho từng tinh
(2) x (3)
(2) x (5)
kinh tế trạng kinh tế
trạng kinh tế
trạng kinh tế
Suy

0,50
-0,20
-0,10 0,30
0,15
thoái
Hưng
thịnh

0,50

0,70

0,35

0,10

0,05

E(RL) =
25%
Bảng 2: doanh lợi dự kiến cho cổ phần U và cổ phần L

1,00

E(RU) =
20%

Hãy nghiên cứu một ví dụ khác để hiểu rõ hơn về cách tính doanh lợi dự kiến.
Ví dụ 6
Giả sử người ta tính tốn được rằng: Xác suất để xảy tình trạng kinh tế

hưng thịnh sẽ kéo dài 20% thời gian xem xét. Hãy xác định doanh lợi dự kiến
cho cổ phần u và cổ phần L... Nếu tỷ lệ khơng có rủi ro là: 10%, hãy tính mức
bù đắp rủi ro dự kiến cho từng cổ phần.
Việc tính tốn thể hiện ở bảng 3 sau:
Cổ phần L
(1)

(2)

(3)

(4)

Cổ phần U
(5)

(6)

Tình Xác suất xảy ra Doanh lợi dự kiến
Doanh lợi dự kiến
Tích số
Tích sổ
trạng
của mỗi tình
cho từng tình
cho từng tình
(2) x (3)
(2) x (5)
kinh tế trạng kinh tế
trạng kinh tế

trạng kinh tế
Suy
0.8
-0,20
-0,16 0,30
0,24
thoái
Hưng
thịnh

0.2

0.70

0,14

0,10

E(RL) =
-2%

1,0

0,02
E(RU) =
26%

Vì chỉ có hai khả năng có thể xảy ra là: Hưng thịnh và suy thoái. Do vậy,
khi biết xác suất xảy ra của tình trạng hưng thịnh là 0,2 thì ta có thể tính được
xác suất xảy ra tình trạng suy thối là: (1 - 0,2 = 0,8).

Mức bù đắp rủi ro của cổ phần u = 26% - 10% = 16%
Mức bù đắp rủi ro của cổ phần L = -2% - 10% = -12%
12


2. Tính tốn phương sai của doanh lợi dự kiến
Để tính tốn phương sai của doanh lợi dự kiến cho các khoản đầu tư khác
nhau, trước hết ta cần phải xác định các chênh lệch bình phương giữa doanh lợi
dự kiến cho từng khoản đầu tư ở mỗi tình trạng kinh tế và doanh lợi dự kiên
binh quân. Sau đó ta nhân từng kết quả chênh lệch bình phương đó với xác suất
tương ứng của nó. Tổng của các tích số sẽ là phương sai của doanh lợi dự kiến
cho khoản đầu tư mà ta đang xem xét. Độ lệch tiêu chuẩn được tính bằng căn
bậc hai của phương sai.
Ví dụ 7:
Để minh họa rõ hơn điều vừa nói ở trên, ta tiếp tục lấy cổ phần L và cổ
phần u làm ví dụ. Trong trường hợp xác suất xảy ra tình trạng hưng thịnh và suy
thối đều là 0,5. Phương sai của cổ phần u và cổ phần L sẽ là bao nhiêu?
Ta biết, E(RƯ) = 20% và E(Rl) = 25%. Việc tính tốn phương sai của hai
cổ phần này thể hiện trong bảng sau:

Bảng 4: Phương sai của hai cổ phần
Người thấy rằng: Cổ phần L có thu nhập dự kiến bình quân cao hơn cổ
phần U, nhưng cổ phần U có độ rủi ro thấp hơn cổ phần L. Nếu chọn cổ phần L
có thể đạt được mức doanh lợi là 70% trong điều kiện của nền kinh tế hưng
thịnh, tuy nhiên cũng có thể bị lỗ 20% trong điều kiện nền kinh tế lâm vào tình
trạng suy thối. Ngược lại, trong mọi điều kiện thì cổ phần U đều có doanh lợi ít
13


nhất là 10%. Vậy nên mua cổ phần nào? Rất khó trả lời, việc mua cổ phần nào là

do sở thích của người mua. Một số người thích đương đầu với rủi ro để hy vọng
có được doanh lợi cao hơn nên họ thích mua cổ phần L. Một số người khác
khơng thích liều lĩnh nên họ sẽ chọn mua cổ phần U.
3. Danh mục đầu tư
Danh mục đầu tư là một nhóm các tài sản như là cổ phiếu và trái phiếu do
một người đầu tư nắm giữ. Nói chung, các nhà đầu tư thường đầu tư vào nhiều
nơi thể hiện bằng nhiều loại cổ phiếu và nhiều loại trái phiếu khác nhau. Trong
phần trên đã nghiên cứu rủi ro và doanh lợi của từng tài sản riêng biệt. Trong
phần này sẽ tập trung nghiên cứu doanh lợi dự kiến và phương sai của danh mục
đầu tư.
3.1 Trong số của danh mục đầu tư
Có nhiều cách khác nhau để diễn tả một danh mục đầu tư, tuy nhiên, cách
thuận tiện nhất là hệt kế danh sách của từng khoản đầu tư với giá trị của nó được
tính theo tỷ lệ phần tràm so với tổng số tiến đầu tư của một người đầu tư nào đó.
Người ta gọi những tỷ lệ phần trăm này là những trọng sô của danh mục đầu tư.
Ví dụ 8
Tổng số tiền đầu tư của một người đầu tư nào đó là 200 đv, anh ta đầu tư
vào một loại tài sản với số tiền là ÕO đv, còn lại 150 đv anh ta đầu tư vào một
tài sản khác. Vậy, trọng số danh mục đầu tư cho tài sản thứ nhất là: 50/200 =
0,25. Trọng số danh mục đầu tư cho tài sản thứ hai là: 150/200 = 0,75. Nếu danh
mục đầu tư bao gồm một trảm loại tài sản khác nhau sẽ có một trăm trọng số cho
danh mục đầu tư đó. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng: Tổng của tất cả các trọng số của
danh mục đầu tư bao giờ cũng bằng 1.
3.2 Doanh lợi dự kiến của danh mục đầu tư
Ví dụ 9
Trở lại cổ phần u và cổ phần L, nếu dùng một nửa số tiền đầu tư vào cổ
phần U và một nửa số tiền còn lại đầu tư vào cổ phần L, trong điều kiện xác suất
xảy ra cho tình trạng kinh tế hưng thịnh và suy thoái là như nhau và bằng 0,5.
Vậy, doanh lợi dự kiến cho danh mục đầu tư là bao nhiêu?
Giả sử, nền kinh tế lâm vào tình trạng suy thối suốt thời kỳ xem xét, một

nửa số tiền đầu tư vào cổ phần L sẽ bị lỗ 20%, một nửa số tiền cịn lại đầu tư vào
cổ phần U sẽ có lãi là 30%. Như vậy, doanh lợi của danh mục đầu tư (ký hiệu là
Rp) sẽ được tính như sau:
Rp = 0,5 x (-20%) + 0,5 x 30% = 5%
Nếu nển kinh tế hoàn toàn hưng thịnh trong suốt thời gian xem xét, ta có:
Rp = 0,5 x 70% + 0,5 x 10% = 40%

14


Nhưng xác suất xảy ra tình trạng kinh tế suy thoái và hưng thịnh là như
nhau và bằng 0,5. Do đó, doanh lợi dự kiến cho danh mục đầu tư của ta (được
ký hiệu là E(Rp) sẽ là:
E(Rp) = 0,5 x 5% + 0,5 x 40% = 22,5%
Trong phần trước đã nghiên cứu cách tính doanh lợi dự kiến cho từng loại
tài sản riêng biệt như là cho cổ phần U cho ta E(RU) và cổ phần L cho ta E(RU).
Để tính doanh lợi dự kiến cho danh mục đầu tư một cách nhanh chóng hơn và
trực tiếp hơn, ta có thể lấy trọng số của từng loại tài sản riềng biệt trong danh
mục đầu tư nhân (x) với doanh lợi dự kiến của tài sản đó. Cộng tất cả các tích số
đó lại với nhau ta sẽ có doanh lợi dự kiến của danh mục đầu tư.
Ở ví dụ 4, ta đã tính được doanh lợi dự kiến của cổ phần U là: E(R U) =
20% và doanh lợi dự kiến của cổ phần L là: E(R L) = 25%, theo điều kiện nêu ra
ở ví dụ 9, trọng số của cổ phần U và cổ phần L đều là 0,5. Ta tính được doanh
lợi dự kiến cho danh mục đầu tư như sau:
E(Rp) = 0,5 x E(RL) + 0,5 x E(RU)
= 0,5 x 25% + 0,5 x20% = 22,5%
Cách tính tốn này khơng phụ thuộc vào việc có bao nhiêu loại tài sản
trong danh mục đầu tư. Giả sử danh mục đầu tư của ta có n tài sản, X| là trọng số
của tài sản i. Vậy, công thức chung để tính doanh lợi dự kiến cho danh mục đầu
tư sẽ được viết như sau:


3.3 Phương sai của danh mục đầu tư
Ví dụ 10
Để trình bày một cách ngắn gọn, tiêp tục lấy cồ phần U và cổ phần L làm
ví dụ. Trên đây, ta đã tính được rằng: nêu nền kmh tế hồn tồn rơi vào tình
trạng suy thối trong suốt thời kỳ nghiên cứu thì doanh lợi dự kiến cho danh
mục đầu tư là: 5%, nếu nền kinh tế hưng thịnh trong suốt thời kỳ nghiên cứu thi
doanh lợi dự kiến cho danh mục đầu tư sẽ là: 40%. Trong điều kiện xác suất xảy
ra cho cả hưng thịnh và suy thoái đều là 0,5 ta đã tính được E(Rp) = 0,225. Vậy,
phương sai và độ lệch tiêu chuẩn của danh mục đầu tư là bao nhiêu?
Việc tính tốn phương sai và độ lệch tiêu chuẩn của danh mục đầu tư
được tổng kết ở bảng 5 sau:

15


Ví dụ 11
Giả sử thay đối các trọng số của danh mục đầu tư 2/11 số tiền dùng để
đầu tư vào cổ phần L và số tiền còn lại 9/11 dùng để đầu tư vào cổ phần U.
Trong điều kiện nền kinh tế suy thoái trong suốt thời kỳ nghiên cứu, doanh lợi
dự kiến cua danh mục đầu tư được xác dinh như sau:
Rp = (2/11) x (-20%) + (9/11) x (30%) = 20,91%
Trong điều kiện nền kinh tế hưng thịnh suốt thời kỳ xem xét, doanh lợi dự
kiến của danh mục đầu tư được xác định như sau:
Rp = (2/11) x (70%) + (9/11) x (10%) = 20,91%
Như vậy, nếu bổ trí danh mục đầu tư theo các trọng số như trên thì dù nền
kinh tế ở trạng thái nào đi nữa, vẫn có doanh lợi dự kiến là 20,91%. Khơng cần
phải tính tốn, ta có thể thấy là: trong trường hợp này phương sai của danh mục
đầu tư bằng 0. Điều này rất quan trọng cho việc bố trí một danh mục đầu tư sao
cho có thể loại bỏ được một số rủi ro nhất định. Vấn đề này sẽ được bàn kỹ ở

những phần sau.
III. Các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh chứng khoán và nguyên nhân
phát sinh các rủi ro trong hoạt động kinh doanh trên thị trường chứng
khoán.
1. Các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh chứng khoán.
Rủi ro trong kinh doanh chứng khoán là khả năng xảy ra những việc bất
lợi cho xác chủ thể kinh doanh chứng khoán khi thực hiện các nghiệp vụ kinh
doanh.
Thứ nhất, căn cứ vào tính có hệ thống của thị trường chứng khốn nói
chung, rủi ro trong kinh doanh chứng khốn có thể được phân thành “rủi ro có
hệ thống” và “rủi ro phi hệ thống”
16


- Rủi ro hệ thống là rủi ro tác động đến tồn bộ hoặc hầu hết chứng
khốn. Rủi ro hệ thống được chia thành ba loại: Rủi ro thị trường, Rủi ro lãi
suất, Rủi ro sức mua.
- Rủi ro phi hệ thống là phần rủi ro mà các chủ thể kinh doanh có thể loại
bỏ được trong q trình thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh.
Thứ hai, căn cứ vào các nghiệp vụ của hoạt động kinh doanh chứng
khoán, rủi ro trong kinh doanh chứng khoán phân thành các loại: rủi ro mơi giới
chứng khốn, rủi ro trong bảo lãnh phát hành chứng khoán, rủi ro trong hoạt
động tự doanh chứng khoán, rủi ro trong tư vấn đầu tư chứng khoán, rủi ro trong
lưu ký chứng khoán và rủi ro trong quản lý danh mục đầu tư chứng khoán.
2. Nguyên nhân của các rủi ro trong hoạt động kinh doanh chứng khoán.
Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong hoạt động kinh doanh chứng khoán
bao gồm nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Các nguyên nhân
này thể hiện như sau:
Thứ nhất, các nguyên nhân khách quan
- Chính sách nhà nước

Các cơ quan chính phủ có thể ban hành nhiều loại chính sách khác nhau
ảnh hưởng trực tiếp đến các nhà đầu tư, ví dụ như: mức thuế cho lợi nhuận từ
đầu tư, các quy định về việc được mua bán chứng khốn,... Các chính sách đó có
thể khiến các nhà đầu tư không thể thực hiện được các chiến lược ban đầu đã dự
định. Đặc biệt là khi chính sách đột ngột thay đổi, nhà đầu tư có thể bị mắc kẹt
nếu khơng mau chóng thay đổi để phù hợp với chuẩn mới theo quy định pháp
luật.
Ví dụ: Năm 2010, Thông tư số 19/2010 được ban hành nhằm sửa đổi, bổ
sung cho thông tư số 13/2010 quy định về tỷ lệ đảm bảo an toàn của tổ chức tín
dụng được ban hành. Hai thơng tư này là văn pháp lý có ảnh hưởng lớn nhất đối
với thị trường chứng khoán năm 2010 khi được xem là tác nhân gây lo lắng về
khả năng thoái vốn ồ ạt của các ngân hàng, giảm hoạt động cho vay của đầu tư
chứng khốn… nhằm đảm bảo vốn an tồn tối thiểu theo chuẩn mới. - Thứ hai,
thông tin được công khai, minh bạch.
Sự bất đối xứng giữa thông tin được công khai và thực tế tình hình doanh
nghiệp là vấn đề nổi cộm trong đầu tư chứng khoán ở Việt Nam, rất khó khăn để
biết được tình trạng kinh doanh thực thật sự của doanh nghiệp, bởi các thông tin
trên báo cáo tài chính thường thiếu tin cậy. Ngồi ra, sự minh bạch trong việc
công khai thông tin cũng không được tiến hành trượt để và hiệu quả dẫn tới hoạt
đồng kinh doanh trên thị trường này cũng khơng minh bạch.
Ví dụ:vụ viêc Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đô thị Khu Công
nghiệp Sông Đà (SJS) “sập sàn” được đăng ngày 12/1/2021 trên báo Tiền
Phong. Đây thực chất là do SJS chia 3 cổ phiếu thưởng cho 1 cổ phiếu hiện tại
nên giá cổ phiếu của Công ty giảm tương ứng từ 728.000 đồng/cổ phiếu xuống
17


còn 190.000 đồng/cổ phiếu. Sự thua thiệt thuộc về các nhà đầu tư cá nhân,
khơng có nguồn tin nội bộ, khi muốn mua thì khơng thể tìm được nguồn mua do
các nhà đầu tư lớn đã thâu tóm tồn bộ, khi muốn bán thì cũng khơng thể bán

được do thị trường bão hòa.
- Thứ ba,lừa đảo trên thị trường.
Hiện tượng lừa đảo trên các thị trường chứng khoán tồn tại ở nhiều dạng
khác nhau như: trò Ponzi (hút tiền của các nhà đầu tư mới để trả cho các nhà đầu
tư cũ và một phần bỏ túi, chứ doanh nghiệp khơng tạo lợi nhuận thật sự); lũng
đoạn giá chứng khốn trên thị trường; cị mồi kích động các nhà đầu tư mua bán
bằng các tin đồn, phân tích giả, v.v...
Trong tất cả các vụ lừa đảo như vậy, người bị thiệt hại là các nhà đầu tư.
Một khi các nhà đầu tư đã bị lừa đảo mất tiền thì có rất ít khả năng địi lại được
số tiền bị mất đó.
- Tình hình chính trị trong và ngồi nước.
Bất chấp những nỗ lực của Chính phủ, sau cuộc họp báo của Chính phủ
về hành động khiêu khích của Trung Quốc tại Hồng Sa vào cuối ngày 7/5, thị
trường chứng khốn đã có phiên điều chỉnh mạnh nhất kể từ năm 2001. Chỉ số
VN-Index đã giảm tới 5,9% hôm 8.5. Các cổ phiếu với yếu tố cơ bản tốt như
Vinamilk (VNM) đã ghi nhận mức giảm lớn nhất trong một ngày khi rớt 6,7%.
Dược Hậu Giang (DHG) cũng có mức giảm kỷ lục 6,5%.
Dữ liệu lịch sử của các thị trường chứng khốn trên thế giới cho thấy rủi
ro chính trị liên quan đến ổn định chính phủ và các xung đột trong và ngoài
nước là một nguyên nhân quan trọng khiến thị trường chứng khoán giảm điểm.
Tuy nhiên, sự điều chỉnh này thường chỉ xảy ra trong ngắn hạn ( )
Thứ hai, nguyên nhân chủ quan.
-

Khả năng quản lý

Việc quản lý danh mục đầu tư nói chung và quản lý rủi ro nói riêng địi hỏi
nhiều cơng sức,kiến thức, kinh nghiệm ... Khi quyết định đầu tư vào bất kỳ
chứng khốn nào, người đầu tư cũng phải thu thập thơng tin, phân tích, quyết
định đầu tư, theo dõi và xử lý,... Một người riêng lẻ có thể khơng đủ khả năng để

làm tất cả những việc đó một cách hiệu quả, dễ dẫn đến nhiều sai lầm gây thiệt
hại, đồng thời bỏ lỡ nhiều cơ hội đầu tư tốt.
- Ước lượng sai giá trị
Những người khác nhau có thể đưa ra các ước lượng chênh nhau đến vài lần,
trong đó có những người quá lạc quan và những người quá bi quan.Nếu lạc quan
quá, ước lượng giá trị cao quá so với giá trị thực, thì có thể dễ dấn đến mua cổ
phiếu đắt hơn so với giá trị thực, và nếu sau đó giá cổ phiếu giảm về giá trị thực
thì thua lỗ.

18


Ví dụ:Vào khoảng thời gian tháng 3-4/2020, thị trường chứng khốn nằm
trong bối cảnh chịu đựng nhiều thơng tin xấu về kinh tế vĩ mô như chỉ số lạm
phát và giá một số mặt hàng thiết yếu tăng liên tục. Tình hình kinh doanh của
các doanh nghiệp niêm yết cũng trở nên khó khăn.Có đến 1/3 số cơng ty chứng
khốn báo lỗ. Trong khi đó, nhiều phiên giao dịch nối tiếp nhau với thanh khoản
lên xuống thất thường vẫn không phát ra một tín hiệu rõ ràng nào về xu hướng
thị trường. Nhứ vậy, đây là giai đoạn mua vào mang tính đánh cược rất cao và
quá rủi ro đối với nhà đầu tư. Hệ quả của sự rủi ro đó đã đến vào tuần đầu tháng
5/2020, khi cả hai sàn chứng khoán đồng loạt lao dốc mạnh, tạo nên hiệu ứng
“tuần lễ kinh hoàng”. Niềm tin đánh cược với thị trường đã bị đổ vỡ hoàn toàn. Rủi ro về tâm lý
Nhà đầu tư Việt Nam vẫn chịu ảnh hưởng rất lớn của “tâm lý bầy đàn.”
Nhà đầu tư có thể rất dễ bị kích động theo xu hướng chung của thị trường, mua
lúc đáng lẽ không nên mua, bán lúc đáng lẽ không nên bán, mua bán quá nhiều,
v.v... Khi “bong bóng” thị trường chứng khốn hình thành là lúc rủi ro lên cao,
thì các nhà đầu tư lại tranh nhau mua vào theo tâm lý bầy đàn, để rồi sau đó thua
lỗ thảm hại khi thị trường đi xuống. Ngược lại, khi thị trường ở mức thấp, rất rẻ
so với giá trị thực, là cơ hội hấp dẫn, thì nhà đầu tư lại sợ khơng dám mua
vào.Tâm lý này không chỉ ảnh hưởng tới các nhà đầu tư nhỏ lẻ, mà còn ảnh

hưởng đến các quỹ đầu tư và doanh nghiệp lớn.
IV. Các quy định pháp luật nhằm hạn chế và phòng ngừa rủi ro trên cơ sở
tình hình, chính sách phát triển thị trường chứng khốn từ năm 2020 đến
nay.
1. Tình hình thị trường chứng khốn và các chính sách phát triển thị
trường chứng khốn của nhà nước từ năm 2019 đến nay.
Thứ nhất, về tình hình thị trường chứng khốn.
TTCK Việt Nam bắt đầu từ những tháng cuối năm 2019 – đầu năm
2020đã có những diễn biến khả quan.
Diễn biến chỉ số giá thị trường: Tính đến ngày cuối của năm 31/12/2019,
chỉ số VN - Index đứng ở 505 điểm, tăng 23%; HN - Index đứng ở mức 67
điểm, tăng 15% so với cuối năm 2019. TTCK Việt Nam được đánh giá là một
trong trong số 10 nước có mức độ phục hồi mạnh nhất và có mức tăng cao so
với các thị trường trên thế giới.
Mức vốn hóa thị trường: Mức vốn hóa vào khoảng 964 nghìn tỷ đồng
(tăng 199 nghìn tỷ đồng so với cuối năm 2019), tương đương 31% GDP.
Giá trị giao dịch: Việc kéo dài thời gian giao dịch, áp dụng lệnh thị
trường, nới biên độ giao dịch, điều chỉnh tỷ lệ giao dịch ký quỹ từ 40/60 lên
50/50 cũng đã hỗ trợ giúp tăng thanh khoản thị trường. Quy mô giao dịch bình
quân mỗi phiên đạt 2.578 tỷ đồng, tăng 31% so với năm 2019, tuy nhiên, chủ
yếu là nhờ giao dịch trái phiếu chính phủ (TPCP), bình qn mỗi phiên đạt

19


1.257 tỷ đồng/ phiên, tăng 90%, (riêng cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đạt 1.322 tỷ
đồng, tăng nhẹ 1,5% so với năm 2019).
Hoạt động niêm yết và huy động vốn: Tính chung đến cuối năm 2020,
trên 2 sàn có 683 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết với tổng giá trị niêm yết
theo mệnh giá là 361 nghìn tỷ đồng, tăng 6,8% so với năm 2019.

Về niêm yết trái phiếu: có tổng cộng 517 mã trái phiếu niêm yết trên 2 sàn
với giá trị niêm yết là 521 nghìn tỷ đồng, tăng 28% so với cuối năm 2019.
Tổng giá trị huy động vốn ước đạt 179 nghìn tỷ đồng, tăng 13%; trong đó
cổ phiếu và cổ phần hóa là 17,5 nghìn tỷ đồng, tăng 5% so với năm 2019. Quy
mơ huy động vốn qua phát hành riêng lẻ cũng tăng mạnh, đạt khoảng trên 24
nghìn tỷ đồng (gấp 5 lần so với cả năm 2019).Vốn huy động qua TPCP đạt 162
nghìn tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2019.
Hoạt động của các công ty niêm yết: Trong 6 tháng đầu năm 2020, các
doanh nghiệp nói chung vẫn gặp nhiều khó khăn, hoạt động kinh doanh sụt giảm
cả về doanh thu và lợi nhuận so với cùng kỳ năm 2019 (số cơng ty có lỗ lũy kế
vẫn chiếm tỷ lệ 21%, tăng so với mức 17% cùng kỳ năm trước; tổng doanh thu
giảm 1,2%; lợi nhuận sau thuế giảm 6%). Trong q III/2020 thì tổng doanh thu
tồn thị trường tăng khoảng 4,4%, hàng tồn kho giảm 4,5%, chi phí tài chính
giảm 24,3% nhưng tổng lợi nhuận sau thuế vẫn giảm hơn 5% so với quý
II/2020.
Nếu tính 9 tháng đầu năm 2020 so với cùng kỳ năm 2019 thì tổng doanh
thu của các cơng ty niêm yết tăng khoảng 17 nghìn tỷ đồng (2,9%), tổng lợi
nhuận sau thuế tăng 19,1 %; chi phí tài chính giảm 12%; tỷ suất sinh lời trên vốn
chủ sở hữu (ROE) tăng 8,5%. Tuy nhiên, tỷ lệ cơng ty có lỗ lũy kế ở mức 20%,
vẫn tương đương năm 2019; hàng tồn kho tăng 3,6% so vơi cùng kỳ năm 2019.
Điều này cho thấy các công ty làm ăn có lãi thì tiếp tục có kết quả khả quan, cịn
các cơng ty đã bị lỗ thì tiếp tục lỗ nhiều hơn. Nếu so với các doanh nghiệp chưa
niêm yết, các cơng ty niêm yết vẫn có khả năng lợi nhuận cao hơn.
Hoạt động đầu tư: số lượng tài khoản nhà đầu tư đạt khoảng 1,27 triệu tài
khoản, trong đó số lượng tài khoản nhà đầu tư nước ngồi tăng lên. Trong 7
tháng đầu năm, dịng vốn nước ngoài vào thuần đạt 175 triệu USD, tăng 25% so
với cùng kỳ năm ngối và có hiện tượng rút ra khỏi thị trường trong tháng 8 và
tháng 9. Tính từ đầu năm, dịng vốn nước ngồi ra thuần là 15 triệu USD, tuy
nhiên, tổng dịng vốn nước ngồi ln chuyển đến nay đạt 4,4 tỷ USD, tăng 54%
so với cùng kỳ năm ngoái và giá trị danh mục tăng khoảng 3,8 tỷ USD so với

cuối năm 2019.
(Theo số liệu được tổng hợp và phân tích bởi “Tapchitaichinh.vn”)
Thị trường chứng khốn Việt Nam 3 tháng đầu năm 2019 có nhiều khởi
sắc. Đó là kết quả của một số thơng tin tốt từ chính sách vĩ mơ, lãi suất giảm và
các kênh đầu tư khác kém hấp dẫn… Tuy nhiên, sự phát triển “nóng” của thị
20



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×