Tải bản đầy đủ (.pdf) (188 trang)

Tương trợ tư pháp về hình sự theo pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam – những vấn đề lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.7 MB, 188 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

DƯƠNG ĐÌNH CƠNG

TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP VỀ HÌNH SỰ THEO PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ
PHÁP LUẬT VIỆT NAM – NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội - 2023


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

DƯƠNG ĐÌNH CƠNG

TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP VỀ HÌNH SỰ THEO PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ
PHÁP LUẬT VIỆT NAM – NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Chuyên ngành: Luật quốc tế
Mã số: 9 38 01 08

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC



Người hướng dẫn khoa học:
TS. Trần Minh Ngọc
TS. Nguyễn Hồng Bắc

Hà Nội - 2023


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông tin
nêu trong luận án là trung thực. Các trích dẫn nếu trong luận án đều được chú
thích đầy đủ, chính xác. Các kết quả nghiên cứu trong luận án chưa được ai công
bố trong bất kỳ cơng trình nào khác

TÁC GIẢ LUẬN ÁN


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.................................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NHỮNG VẤN ĐỀ CÓ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ................................................................................ 9
1.1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu khoa học đã cơng bố có liên quan đến đề tài
luận án......................................................................................................................................... 9
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu ngồi nước ..........................................................9
1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu trong nước ........................................................24
1.2. Đánh giá các cơng trình nghiên cứu khoa học đã cơng bố có liên quan đến các vấn
đề thuộc phạm vi nghiên cứu của luận án ............................................................................. 33
1.2.1. Đánh giá những cơng trình liên quan đến những vấn đề lý luận về tương trợ
tư pháp hình sự.......................................................................................................33
1.2.2. Đánh giá những cơng trình liên quan đến quy định pháp luật tương trợ tư

pháp hình sự ...........................................................................................................35
1.2.3. Đánh giá những cơng trình liên quan đến thực tiễn tương trợ tư pháp hình sự .. 36
1.3. Hệ thống các vấn đề thuộc nội dung nghiên cứu của luận án...................................... 37
1.3.1. Những vấn đề cần tiếp tục được nghiên cứu trong luận án .........................37
1.3.2. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu của luận án .............................................38
1.3.3. Hướng nghiên cứu của luận án ....................................................................40
1.3.4. Dự kiến kết quả nghiên cứu của luận án ......................................................40
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP
HÌNH SỰ ................................................................................................................................. 41
2.1. Khái niệm tương trợ tư pháp hình sự ............................................................................. 41
2.1.1. Định nghĩa tương trợ tư pháp hình sự..........................................................41
2.1.2. Đặc điểm tương trợ tư pháp hình sự ............................................................55
2.1.3. Phân biệt tương trợ tư pháp hình sự với dẫn độ, chuyển giao người đang
chấp hành án phạt tù và các hình thức hợp tác khác..............................................61
2.2. Pháp luật điều chỉnh hoạt động tương trợ tư pháp hình sự .......................................... 64
2.2.1. Nguồn pháp luật tương trợ tư pháp hình sự .................................................65
2.2.2. Nguyên tắc tương trợ tư pháp hình sự .........................................................66
2.2.3. Các hoạt động tương trợ tư pháp hình sự ....................................................75
2.3. Vai trị, ý nghĩa của tương trợ tư pháp hình sự.............................................................. 78
Kết luận chương 2 ................................................................................................................... 81
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP
HÌNH SỰ ................................................................................................................................. 82
3.1. Cơ sở pháp lý quốc tế điều chỉnh hoạt động tương trợ tư pháp hình sự ...... 82
3.2. Nội dung nguyên tắc pháp luật quốc tế điều chỉnh quan hệ tương trợ tư pháp
hình sự ..................................................................................................................................... 87


3.3. Phạm vi các hoạt động tương trợ tư pháp hình sự ............................................... 90
3.4. Nội dung quy định pháp luật quốc tế về các hoạt động tương trợ tư pháp hình sự ... 94
3.4.1. Hoạt động tương trợ tư pháp hình sự truyền thống .....................................94

3.4.2. Hoạt động tương trợ tư pháp hình sự phi truyền thống .............................102
3.5. Các trường hợp từ chối tương trợ tư pháp hình sự ..................................................... 108
3.6. Cơ quan có thẩm quyền thực hiện tương trợ tư pháp hình sự ................................... 111
3.7. Hồ sơ và cách thức ủy thác tư pháp hình sự ........................................................ 113
Kết luận chương 3 ................................................................................................................. 117
CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT,THỰC TIỄN THI HÀNH VÀ MỘT SỐ
KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP HÌNH SỰ Ở
VIỆT NAM ............................................................................................................................ 118
4.1. Thực trạng pháp luật tương trợ tư pháp hình sự ở Việt Nam .................................... 118
4.1.1. Nội dung pháp luật điều chỉnh hoạt động tương trợ tư pháp hình sự ở Việt
Nam ......................................................................................................................118
4.1.2. Một số hạn chế, bất cập trong quy định pháp luật tương trợ tư pháp hình sự
.............................................................................................................................129
4.2. Thực tiễn thi hành pháp luật tương trợ tư pháp hình sự ở Việt Nam ........................ 134
4.2.1. Một số kết quả đạt được trong hoạt động tương trợ tư pháp hình sự ở Việt
Nam ......................................................................................................................135
4.2.2. Một số hạn chế, bất cập trong thực tiễn thi hành các quy định về tương trợ
tư pháp hình sự.....................................................................................................145
4.3. Một số kiến nghị hồn thiện pháp luật và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy
định pháp luật tương trợ tư pháp hình sự ở Việt Nam ....................................................... 152
4.3.1. Phương hướng hoàn thiện pháp luật tương trợ tư pháp hình sự ................152
4.3.2. Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về tương trợ
tư pháp hình sự.....................................................................................................153
4.3.3. Kiến nghị một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tương trợ tư pháp
hình sự ..................................................................................................................165
Kết luận chương 4 ................................................................................................................. 169
KẾT LUẬN ........................................................................................................................... 170
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 173



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Phần viết tắt

Phần viết đầy đủ

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

ĐƯQT

Điều ước quốc tế

EU

Liên minh châu Âu

LHQ

Liên hợp quốc

LQT

Luật quốc tế

PLQT

Pháp luật quốc tế


TNHS

Trách nhiệm hình sự

TTHS

Tố tụng hình sự

TTTP

Tương trợ tư pháp

TTTPHS

Tương trợ tư pháp hình sự

UNCAC

Cơng ước chống tham nhũng

UNODC

Cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc

UNTOC

Cơng ước chống tội phạm có tổ chức xun quốc gia

UTTP


Ủy thác tư pháp

VAHS

Vụ án hình sự

VKSND

Viện kiểm sát nhân dân

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận án
Ngày nay, nhu cầu phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội của mỗi quốc gia đã làm phát
sinh yêu cầu mở rộng quan hệ hợp tác giữa các nước láng giềng, các nước trong khu
vực và các nước trên thế giới. Tồn cầu hóa đã tạo ra những điều kiện thuận lợi để
thúc đẩy các quốc gia phát triển; đồng thời, tồn cầu hóa cũng là nhân tố làm phát
sinh một số loại tội phạm mớicó yếu tố nước ngồi, mang tính xun quốc gia hay
có tính chất quốc tếnhư tội phạm về ma túy, tội rửa tiền, tội khủng bố, tội mua bán
người, tội phạm sử dụng công nghệ cao1, … Ơng Antonio Maria Costa, Giám đốc
điều hành Văn phịng Cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc
(UNODC) nhận định “Tội phạm xuyên quốc gia đã trở thành mối đe dọa đối với
hịa bình và phát triển, thậm chí đối với chủ quyền của các quốc gia” và "Tội phạm
đã quốc tế hóa nhanh hơn so với việc thực thi pháp luật và quản trị thế giới"2.
Trước thực trạng đó địi hỏi các quốc gia phải tăng cường và mở rộng hợp tác, trao

đổi trên nhiều phương diện, bằng nhiều cách thức và biện pháp khác nhau nhằm
nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phịng, chống tội phạm trong đó có hoạt động
tương trợ tư pháp hình sự (TTTPHS).
Thực tiễn đấu tranh với những loại tội phạm vượt ra khỏi biên giới, các quốc
gia thường tìm kiếm các hình thức hỗ trợ từ các cơ quan nước ngoài liên quan để
thu thập chứng cứ, tài liệu phục vụ cho các hoạt động tố tụng trong vụ án hình sự
(VAHS). Thuở ban đầu, TTTPHS được thực hiện thơng qua con đường ngoại giao
bằng việc tịa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc sẽ gửi một thư u cầu chính
thức (Letters rogatory) tới một tịa án nước ngoài để thực hiện một số hành vi tư
pháp3. Trải qua thời gian, TTTPHS đã có những thay đổi to lớn so với hình thức
ban sơ lúc đầu. Ngày nay, TTTPHS là hoạt động không thể thiếu trong giải quyết
các VAHS có yếu tố nước ngồi, tội phạm có tổ chức xun quốc gia, tội phạm có
tính chất quốc tế và được ghi nhận trong các điều ước quốc tế (ĐƯQT) đa phương,
song phương và trong pháp luật của hầu hết các quốc gia.
Xem thêm, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội (2016), Giáo trình luật Tương trợ tư pháp, NXB Chính trị
quốc gia Sự thật, Hà Nội, tr.98.
2
Xem thêm, Press Release, "Organized Crime Has Globalized and Turned into a Security Threat" tham khảo
tại website truy cập làn cuối ngày 19/2/2021.
3
Xem thêm, Cornell Law School, § 92.54 “Letters rogatory” defined, tham khảo tại website
truy cập lần cuối 19/12/2022.
1


2
Từ sớm, Đảng và nhà nước Việt Nam đã quan tâm, chỉ đạo, xây dựng, ban
hành các văn kiện quan trọng, tạo cơ sở chính trị cho việc hồn thiện pháp luật và
thể chế về TTTPHS. Nghị quyết số 49/2005 của Bộ Chính trị và Chỉ thị số 48/2010
khẳng định “tăng cường sự phối hợp chung trong hoạt động phòng ngừa và đấu

tranh chống tội phạm có yếu tố quốc tế và khủng bố…mở rộng hợp tác quốc tế
trong công tác phòng chống tội phạm”. Nghị quyết số 27-NQ/TW của Ban chấp
hành TW Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII ngày 9/11/2022 về tiếp tục xây dựng
và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới
định rõ hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam “có hệ thống
pháp luật hoàn thiện, được thực hiện nghiêm minh, nhất quán; thượng tôn pháp
luật; tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ hiệu quả quyền con người, quyền cơng dân…chủ
động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng…hoàn thiện pháp luật điều
chỉnh mối quan hệ giữa pháp luật Việt Nam và quốc tế…”4.
Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại và nhằm cụ thể hóa các cam kết,
nghĩa vụ trong các ĐƯQT, Việt Nam đã quan tâm xây dựng hệ thống các quy định
pháp luật về TTTPHS. Bộ luật Tố tụng hình sự (TTHS) năm 2015 (sửa đổi 2021) đã
có những quy định mới ở phần hợp tác quốc tế trong TTHS để bổ khuyết cho những
quy định về TTTPHS trong luật Tương trợ tư pháp (TTTP) năm 2007. Tuy nhiên,
khi so sánh với các ĐƯQT mà Việt Nam ký kết hoặc thành viên vẫn còn nhiều hạn
chế, bất cập. Trong khi đó, những quy định của luật TTTP năm 2007 chưa bao phủ
hết được các cam kết trong các ĐƯQT về TTTPHS mà Việt Nam ký kết sau thời
điểm luật TTTP có hiệu lực; nhiều quy định chưa có văn bản hướng dẫn thi hành…
Bởi vậy, nghiên cứu quy định pháp luật quốc tế (PLQT) về TTTPHS trong sự đối
chiếu với pháp luật Việt Nam để nhận diện những hạn chế, vướng mắc từ đó có cơ
sở kiến nghị hồn thiện pháp luật TTTPHS của Việt Nam có ý nghĩa về mặt pháp
lý; đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang triển khai xây dựng dự án luật TTTPHS.
Theo báo cáo của Tổ chức cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol), Bộ Công an,
Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) tối cao cho thấy tình hình tội phạm ngày càng
diễn biến phức tạp và có dấu hiệu gia tăng cả về số lượng, tính chất, quy mơ và mức
độ. Trước thực trạng đó địi hỏi các quốc gia phải tăng cường và mở rộng các hình
thức hợp tác quốc tế trong đó hợp tác TTTPHS giữ vị trí quan trọng hàng đầu. Thực
Đảng Cộng sản Việt Nam (2022), Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9/11/2022 của Ban chấp hành trung ương
Đảng Khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong
gian đoạn mới.

4


3
tiễn hoạt động TTTPHS của Việt Nam trong thời gian qua có nhiều dấu hiệu tích
cực, nhiều vụ án khó, phức tạp đã được giải quyết bằng con đường ủy thác tư pháp
(UTTP). Tuy nhiên, thực tiễn TTTPHS của Việt Nam cũng cho thấy vẫn cịn nhiều
khó khăn, vướng mắc ảnh hưởng đến chất lượng, tiến độ, hiệu quả giải quyết
VAHS5. Do đó cần thiết phải có những nghiên cứu có hệ thống về thực tiễn thi hành
quy định pháp luật về TTTPHS ở Việt Nam để từ đó đưa ra các khuyến nghị hoàn
thiện pháp luật và giải pháp nâng cao hiệu quả TTTPHS là có ý nghĩa thực tiễn.
Trên phương diện lý luận cho thấy, nghiên cứu về TTTPHS cũng đã được
nhiều học giả trong, ngoài nước quan tâm và có nhiều cơng bố có giá trị nhưng nhìn
chung vẫn chưa thỏa đáng. Những vấn đề lý luận cơ bản như định nghĩa, đặc điểm,
nội dung TTTPHS và những nội dung pháp luật điều chỉnh hoạt động TTTPHS cần
tiếp tục được nghiên cứu làm rõ. Đồng thời, các cơng trình nghiên cứu về TTTPHS
dưới góc độ PLQT và pháp luật Việt Nam vẫn cịn thiếu vắng. Những cơng trình
liên quan đến lĩnh vực này chủ yếu tập trung vào hoạt động TTTPHS của một lực
lượng cụ thể, điển hình là nghiên cứu của các tác giả đến từ lực lượng Cơng an nhân
dân. Đối với những cơng trình nghiên cứu chung về TTTPHS dựa trên các căn cứ,
dữ liệu đã cũ, chưa cập nhật, chưa làm rõ được những thay đổi nhanh chóng của
lĩnh vực TTTPHS.
Từ nhận thức và thực trạng trên đây, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài “Tương
trợ tư pháp về hình sự theo pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam – Những vấn
đề lý luận và thực tiễn” làm luận án tiến sĩ Luật học của mình.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là những quan niệm, quan điểm khoa học
ở trong và ngoài nước về TTTPHS; quy định pháp luật về TTTPHS trong các
ĐƯQT đa phương phổ cập, ĐƯQT đa phương chuyên biệt, ĐƯQT khu vực và

ĐƯQT song phương về TTTPHS; quy định và thực tiễn thực hiện các quy định của
pháp luật TTTPHS ở Việt Nam.

Xem thêm, Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2023), Báo cáo Tổng kết 14 năm thi hành Luật tương trợ tư
pháp năm 2007, Hà Nội.
5


4
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Về sử dụng thuật ngữ trong luận án: thuật ngữ “tương trợ tư pháp về hình
sự” và thuật ngữ “tương trợ tư pháp hình sự” có cùng bản chất, nội dung. Để tránh
việc diễn đạt trùng lặp, nghiên cứu sinh sử dụng thống nhất một thuật ngữ là “tương
trợ tư pháp hình sự”.
Về nội dung, Luận án nghiên cứu quy định của PLQT về TTTPHS, bao gồm:
Công ước về chống buôn bán bất hợp pháp các chất ma túy và chất hướng thần năm
1988, Công ước chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia năm 2000 (UNTOC),
Công ước chống tham nhũng 2003 (UNCAC) và Hiệp định TTTPHS (mẫu) của
Liên hợp quốc (LHQ). Đây là những ĐƯQT đa phương, phổ cập có những quy định
tập trung về TTTPHS. Ngồi những ĐƯQT có tính chất ràng buộc các thành viên
thì Hiệp định TTTPHS (mẫu) của LHQ chỉ mang tính chất khuyến nghị (luật mềm)
nhưng có ý nghĩa hài hòa, thống nhất khi các quốc gia đàm phán, ký kết các ĐƯQT
song phương.
Ở cấp độ khu vực: luận án nghiên cứu Hiệp định TTTPHS của ASEAN và
các ĐƯQT khu vực liên quan đến TTTPHS của Liên minh châu Âu bao gồm:
Công ước châu Âu 1959 và Nghị định thư sửa đổi 1978, Công ước châu Âu 2000
và những quy định liên quan đến nguyên tắc công nhận lẫn nhau.
Ở cấp độ song phương: luận án nghiên cứu 26 Hiệp định TTTP có nội
dung quy định về TTTPHS và các Hiệp định TTTPHS mà Việt Nam ký kết với
nước ngồi.

Luận án phân tích quy định pháp luật Việt Nam: TTTPHS bao gồm nhiều nội
dung, ngoài những vấn đề được giới thiệu tổng quan, luận án chỉ tập trung nghiên
cứu các hoạt động TTTPHS truyền thống được quy định chủ yếu trong luật TTTP
năm 2007, bao gồm: TTTPHS trong tống đạt giấy tờ tài liệu; TTTPHS để thu thập,
cung cấp chứng cứ; TTTPHS để truy cứu trách nhiệm hình sự; TTTPHS trong trao
đổi thông tin và một số hoạt động TTTPHS phi truyền thống được quy định trong
ĐƯQT và Bộ luật TTHS năm 2015 (sửa đổi năm 2021).
Luận án không nghiên cứu các vấn đề về dẫn độ và chuyển giao người đang
chấp hành án phạt tù cũng như các hình thức hợp tác khác. Xét thấy, mặc dù cần có
sự hợp tác, hỗ trợ giữa các quốc gia thì hoạt động dẫn độ và chuyển giao người bị
kết án mới thực hiện được. Tuy nhiên, xét về bản chất pháp lý, tương trợ tư pháp về


5
hình sự và dẫn độ, chuyển giao người bị kết án khác nhau về mục đích, cơ chế thực
thi, kết quả giải quyết của những lĩnh vực trên. Luận án khơng nghiên cứu các hình
thức hợp tác khác như hợp tác cảnh sát - cảnh sát; hải quan - hải quan; hợp tác của
các đơn vị đặc nhiệm tài chính…Những nội dung liên quan đến các hình thức hợp
tác này nếu được đề cập trong luận án chỉ nhằm mục đích làm rõ và khẳng định
kênh hợp tác thơng qua TTTPHS. Do đó, đối với những nội dung này, nghiên cứu
sinh xin được tiếp tục nghiên cứu ở những công trình khác khi có điều kiện.
Về khơng gian: Luận án nghiên cứu thực tiễn TTTPHS của Việt Nam dựa
trên số liệu báo cáo tổng kết hoạt động TTTPHS của VKSND tối cao; dựa trên khảo
sát các bản án do tòa án xét xử có nội dung liên quan đến UTTP. Đối với thực tiễn
nước ngoài nếu được đề cập nhằm cung cấp một thực hành tốt, cơ sở thực tiễn để từ
đó rút ra những kinh nghiệm cho Việt Nam.
Về thời gian: Mặc dù trước thời điểm luật TTTP năm 2007 có hiệu lực
(01/7/2008), Việt Nam cũng đã thực hiện hoặc gửi các UTTP để giải quyết VAHS
nhưng những hoạt động này cịn hạn chế. Do đó, những số liệu được khảo sát phục
vụ cho mục đích nghiên cứu được giới hạn từ năm 2008 đến nay.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài luận án có mục đích làm rõ những vấn đề lý luận về TTTPHS theo quy
định của PLQT và pháp luật Việt Nam; quy định PLQT về TTTPHS; quy định pháp
luật và thực tiễn hoạt động TTTPHS của Việt Nam; từ đó đưa ra các kiến nghị hoàn
thiện pháp luật và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động TTTPHS của Việt Nam.
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu nêu trên, luận án xác định những nhiệm vụ
cần triển khai như sau:
- Nghiên cứu làm rõ khái niệm, đặc điểm, nội dung, nguyên tắc, bản chất, ý
nghĩa của TTTPHS và pháp luật TTTPHS.
- Phân tích, bình luận thực trạng quy định PLQT để thấy được những tương
đồng, khác biệt và sự thay đổi trong việc ghi nhận các quy định về TTTPHS trong
các ĐƯQT.
- Phân tích, bình luận quy định của pháp luật Việt Nam về TTTPHS; nhận
diện những hạn chế trong quy định pháp luật từ đó làm cơ sở cho các kiến nghị
hồn thiện pháp luật TTTPHS của Việt Nam. Đánh giá đúng thực tiễn thi hành pháp


6
luật TTTPHS của Việt Nam; nhận diện những vướng mắc, khó khăn trong thực tiễn
thi hành; từ đó làm cơ sở đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động
TTTPHS của Việt Nam.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của
chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật; quan điểm,
đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về hợp tác quốc tế trong đấu tranh
phòng, chống tội phạm; quan điểm về xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Về phương pháp nghiên cứu: Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu như đã
đề cập ở trên, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Phương
pháp thống kê, phương pháp phân tích pháp lý; phương pháp so sánh và phương

pháp phân tích tình huống thực tiễn. Trong đó, nghiên cứu sinh dự định các phương
pháp được sử dụng cụ thể như sau:
Phương pháp phân tích, tổng hợp: phương pháp truyền thống này được sử
dụng để phân tích những nội dung lý luận, pháp luật, thực tiễn nhằm làm rõ hơn
những vấn đề nghiên cứu. Trên cơ sở những nội dung cụ thể, phương pháp tổng hợp
được sử dụng để khái quát, rút ra nhận xét đối với từng đối tượng nghiên cứu.
Phương pháp này được sử dụng xuyên suốt luận án.
Phương pháp thống kê: phương pháp này được sử dụng để thống kê các cơng
trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án để từ đó kết hợp các phương pháp
phân tích, tổng hợp nhằm hệ thống hóa, giúp phát hiện những khoảng trống nghiên
cứu và định hướng nghiên cứu tiếp theo của luận án. Phương pháp này được sử
dụng chủ yếu ở Chương 1 để thống kê các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề
tài luận án và một phần ở Chương 4 để thống kê số lượng các trường hợp UTTP
hình sự.
Phương pháp phân tích pháp lý: phương pháp này được sử dụng để phân
tích, luận giải những vấn đề lý luận về TTTPHS; hệ thống hóa các qui định của
pháp luật TTTPHS nhằm cung cấp cái nhìn tổng thể và tồn diện về các quy định
pháp luật liên quan đến vấn đề nghiên cứu của luận án. Phương pháp này sẽ được sử
dụng chủ yếu tại Chương 3, một số phần của Chương 2 và Chương 4.


7
Phương pháp so sánh: Phương pháp này sẽ được sử dụng chủ yếu ở Chương
3, Chương 4, một phần ở Chương 2 nhằm tìm kiếm, phát hiện những tương đồng và
khác biệt trong quy định PLQT về TTTPHS và pháp luật Việt Nam trong lịch sử và
hiện tại.
Phương pháp phân tích tình huống thực tiễn: phương pháp này được sử dụng
nhằm làm rõ việc áp dụng các quy định pháp luật trên thực tế từ đó thấy được
những điểm hạn chế của các quy định pháp luật và những điểm cần khắc phục trong
thực tiễn thi hành để việc thực thi có hiệu quả. Phương pháp này được sử dụng chủ

yếu tại Chương 4 của luận án.
5. Những đóng góp mới của luận án
Trên cơ sở kế thừa kết quả của các cơng trình nghiên cứu trước đây có liên quan
đến đề tài, Luận án đã có những đóng góp mới về phương diện khoa học như sau:
- Luận án nghiên cứu, phân tích làm rõ định nghĩa, đặc điểm của TTTPHS;
hệ thống hóa, phân tích pháp luật điều chỉnh hoạt động TTTPHS. Luận án góp phần
làm rõ những vấn đề cịn chưa có nhận thức thống nhất về định nghĩa, đặc điểm,
nguồn gốc, nguyên tắc TTTPHS;
- Luận án hệ thống hóa, phân tích, đưa ra những đánh giá quy định của
PLQT về TTTPHS trong sự đối chiếu với các quy định của pháp luật Việt Nam, từ
đó luận án đã chỉ ra những tương đồng, khác biệt và những hạn chế trong quy định
pháp luật TTTPHS của Việt Nam;
- Luận án phân tích, đánh giá thực trạng quy định của pháp luật Việt Nam và
thực tiễn thi hành quy định pháp luật TTTPHS từ đó chỉ ra những hạn chế, vướng
mắc trong quy định pháp luật và thực tiễn thi hành;
- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu quy định PLQT, quy định và thực tiễn thi
hành ở Việt Nam, luận án đề xuất các kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật
TTTPHS và đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động TTTPHS.
6. Ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần vào việc làm rõ hơn cơ sở lý luận về
TTTPHS bao gồm: khái niệm, đặc điểm TTTPHS. Hệ thống hóa những vấn đề lý luận
PLQT về TTTPHS bao gồm: định nghĩa, nguồn, nguyên tắc, nội dung, ý nghĩa TTTPHS.


8
Trong xây dựng thể chế pháp lý, nếu những kiến nghị của luận án được tham
khảo sẽ đóng góp những luận cứ khoa học cho công tác xây dựng pháp luật về lĩnh
vực TTTPHS trong tương lai.
Các kiến nghị hoàn thiện pháp luật và những giải pháp mà luận án đưa ra
trên cơ sở phân tích lý luận, quy định pháp luật thực định và thực tiễn thực thi pháp

luật TTTPHS nếu được tham khảo có thể góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện
TTTPHS của Việt Nam.
Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên
và những người nghiên cứu lĩnh vực TTTPHS.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài lời cam đoan, danh mục từ viết tắt, phần mở đầu, kết luận, danh mục
tài liệu tham khảo, phần nội dung của luận án được kết cấu làm 04 chương.
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến
đề tài luận án
Chương 2: Một số vấn đề lý luận cơ bản về tương trợ tư pháp hình sự
Chương 3 Thực trạng pháp luật quốc tế về tương trợ tư pháp hình sự
Chương 4: Thực trạng pháp luật, thực tiễn thi hành và một số kiến nghị hoàn
thiện pháp luật về tương trợ tư pháp hình sự ở Việt Nam.


9
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NHỮNG VẤN ĐỀ CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu khoa học đã cơng bố có liên
quan đến đề tài luận án
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu ngoài nước
Trong các tài liệu nghiên cứu ở ngoài nước mà nghiên cứu sinh khảo sát
được cho thấy, việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn về TTTPHS cho thấy là rất đa
dạng và thường tập trung vào một số nội dung cụ thể của TTTPHS. Đáng chú ý có
các cơng trình nghiên cứu sau:
* Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến lý luận về TTTPHS
- OECD (2012), trong ấn phẩm “Typology on Mutual Legal Assistance in
Foreign Bribery Cases”6 đã nhận định cuộc chiến chống hối lộ trong các giao dịch
kinh doanh quốc tế là một trong những ưu tiên cao nhất của OECD. Cơng cụ chính để

hỗ trợ cho cuộc chiến này là Công ước về chống hối lộ của cơng chức nước ngồi
trong các giao dịch kinh doanh quốc tế. Một yếu tố quan trọng trong cuộc chiến
chống hối lộ nước ngoài là các quốc gia phải có ‟khả năng thu thập thơng tin và
bằng chứng từ nhau thông qua cơ chế hỗ trợ pháp lý lẫn nhau”. Chương 1 của ấn
phẩm đề cập đến những nguyên tắc đặc trưng của TTTPHS có thể được áp dụng cho
các yêu cầu TTTPHS như nguyên tắc có đi có lại, nguyên tắc tội phạm kép.
- APEC (2014), The Anti-Corruption and Transparency Working Group,
trong xuất bản “Requesting Mutual Legal Assistance in criminal matters from
APEC Economies: A step by step guide, là ấn phẩm tập hợp sự hướng dẫn về mặt
thủ tục TTTPHS của 21 nền kinh tế thuộc khối APEC7. Và ADB/OECD AntiCorruption Initiative for Asia and the Pacific (2017), trong ấn phẩm “Mutual Legal
Assistance in Asia and the Pacific Experiences in 31 Jurisdictions”8 là ấn phẩm tập
Xem thêm, OECD (2012), “Typology on Mutual Legal Assistance in Foreign Bribery Cases” tham khảo tại
website truy cập
lần cuối 1/3/2022.
7
Xem thêm, APEC, The Anti-Corruption and Transparency Working Group, “Requesting Mutual Legal
Assistance in criminal matters from APEC Economies: A step by step guide, 2014” tham khảo tại
website https: //www.apec.org truy cập lần cuối 1/3/2022.
8
Xem thêm, ADB/OECD (2017), “Mutual Legal Assistance in Asia and the Pacific Experiences in 31
Jurisdictions”, tham khảo tại website truy cập lần cuối 01/3/2022.
6


10
hợp kinh nghiệm của 31 khu vực pháp lý ở châu Á – Thái Bình Dương về TTTPHS.
Trong những nghiên cứu này, các tác giả khẳng định tầm quan trọng của hoạt động thu
thập thông tin và bằng chứng trong các vụ án tham nhũng khi loại tội phạm này càng
trở nên phức tạp và các giao dịch xuyên biên giới trở nên phổ biến hơn bao giờ hết.
- Robert J. Currie trong công bố “Peace and public order: international mutual

legal assistance “the Canadian way”, Tạp chí Dalhousie Journal of Legal Studie9 tập
trung nghiên cứu các vấn đề về xu hướng hiện đại trong TTTP quốc tế; định nghĩa
TTTP; hợp tác quốc tế đa phương như hợp tác của khối Thịnh vượng chung
(CommonWealth), hợp tác TTTP khu vực châu Mỹ, cơ chế hợp tác của LHQ; và hợp
tác quốc tế song phương bao gồm yêu cầu tương trợ thông qua Letters rogatory và
các hiệp định song phương. Ở phần cuối, tác giả tập trung nghiên cứu các khía cạnh
của pháp luật Canada về TTTPHS. Tác giả đã trình bày khái quát về lịch sử
TTTPHS như là một thực tiễn được biết đến trong quan hệ giữa các quốc gia được
xem là trách nhiệm của các nhà ngoại giao. Hoạt động này dựa trên thư yêu cầu,
viên chức ngoại giao đưa ra yêu cầu đối với các đối tác quốc tế của họ rằng pháp
luật trong nước quy định việc giải quyết vấn đề hình sự này liên quan đến quyền tài
phán của quốc gia đó. Việc thực hiện bằng con đường ngoại giao tỏ ra chậm trễ,
phức tạp đòi hỏi phải có sự thay thế bằng hình thức hợp tác tương trợ hiệu quả hơn.
- Robert J. Currie trong nghiên cứu “Human rights and international mutual
legal assistance: Resolving the tension"10 đã phân tích sự mâu thuẫn trong việc thực
hiện yêu cầu TTTPHS với việc bảo đảm quyền con người. Tác giả cố gắng xác định
xu hướng bảo đảm sự hài hòa này ở hiện tại và đưa ra gợi ý cho thực tiễn trong
tương lai. Nghiên cứu này được đặt trong bối cảnh vừa phải bảo đảm nhân quyền
vừa phải đáp ứng nhu cầu tiến hành các biện pháp hiệu quả để chống lại tội phạm
xuyên quốc gia. Đặc biệt, tác giả đã đưa ra một số quan niệm về TTTPHS; xem xét
TTTPHS đặt trong sự so sánh với dẫn độ về bảo vệ nhân quyền.
- Daniel Halvarsson trong nghiên cứu “The Suspect and Mutual Legal
Assistance A legal analysis of the rights of the individual in the suppression of

Xem thêm, Robert J Currie, Peace and Public Order (1998), International Mutual Legal Assistance "The
Canadian Way", 1998 7 Dalhousie Journal of Legal Studies 91, 1998 CanLIIDocs 3, tham khảo tại website
truy cập lần cuối 5/3/2022.
10
Xem thêm, Robert Currie (2000), "Human Rights and International Mutual Legal Assistance: Resolving
the tension", Dalhousie University Schulich School of Law, tham khảo tại website

truy cập lần cuối 5/3/2022.
9


11
transnational organised crime”11, tác giả khẳng định việc trấn áp tội phạm có tổ chức
xuyên quốc gia đang ngày càng được quan tâm trong chương trình nghị sự của cộng
đồng quốc tế và ngày nay là một mục tiêu được hầu hết các quốc gia khẳng định. Để
nâng cao hiệu quả của việc trấn áp loại tội phạm này, các quốc gia cần phải tăng
cường hợp tác xuyên biên giới trong điều tra hình sự.
Tác giả định nghĩa về TTTPHS và khẳng định rằng đây là một trong những
phát triển quan trọng nhất của công pháp quốc tế trong những thập kỷ gần đây. Tuy
nhiên, sự phát triển đã dẫn đến một số câu hỏi chưa được trả lời về vị trí của cá nhân
trong thủ tục tố tụng, thể hiện ít nhất trong ba lĩnh vực chính, bao gồm: các yêu cầu
TTTPHS; các trường hợp áp dụng và ngoại lệ; việc bảo vệ nhân quyền.
Tác giả đưa ra các phân tích và kết luận rằng vấn đề bảo vệ nhân quyền trong
TTTPHS đã không được quan tâm thỏa đáng. Điều đó đặt ra nhu cầu cải cách hệ
thống TTTPHS, đặc biệt cần có các cơ chế để người đó có thể khiếu nại. Tác giả cũng
một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của việc TTTPHS trong việc trấn áp các tội
phạm có tổ chức xuyên quốc gia, đồng thời có thể thực hiện những thay đổi có chừng
mực trong lĩnh vực nhân quyền và bảo đảm quyền được xét xử công bằng mà không
làm phá vỡ cơ chế hợp tác hiện tại.
Chương 4, tác giả phân tích các nội dung về TTTPHS trong đó đã khái qt sự
hình thành và phát triển của TTTP. Tác giả cho rằng với sự gia tăng của tội phạm có
tổ chức xuyên quốc gia thì sự hợp tác khơng chính thức giữa các cơ quan thực thi
pháp luật ở các quốc gia khác nhau là không hiệu quả. Mặc dù cơ quan thực thi pháp
luật có thể cung cấp cho cho các cơ quan khác những thông tin nhất định nhưng phần
lớn họ không thể lấy lời khai nghi phạm hoặc nhân chứng và chắc chắn khơng thể
tiến hành việc truy tìm, bắt giữ nếu khơng có sự giám sát của cơng tố viên hoặc theo
lệnh của tòa án.

Thuở ban đầu, TTTP được coi là kênh khơng chính thức trong quan hệ giữa các
quốc gia mà không phải là một tập quán pháp lý. Giống như hầu hết các mối quan hệ
bang giao khác, các kênh ngoại giao đã được sử dụng để tương trợ lẫn nhau thơng qua
các thư tín ngoại giao với tên gọi là Lettres rogatory. Tác giả nhận định rằng việc thực
thi các Thư yêu cầu đã có rất nhiều khuyết điểm và phổ biến nhất là quốc gia được yêu
Xem thêm, Daniel Halvarsson (2015), “The Suspect and Mutual Legal Assistance A legal analysis of the
rights of the individual in the suppression of transnational organised crime” tham khảo tại website
truy cập lần cuối 10/3/2022.
11


12
cầu nhận thức khác với quốc gia đưa ra yêu cầu. Rào cản đáng kể nhất là thủ tục này
được tiến hành chậm trễ một cách đáng ngờ. Nhiều trường hợp cho thấy yêu cầu tương
trợ là khá đơn giản nhưng cũng phải mất nhiều nằm mới thực hiện được.
Sau những bài học rút ra từ việc sử dụng Thư yêu cầu, nhiều quốc gia muốn luật
hóa thủ tục này thơng qua việc kí kết các hiệp định TTTP. Ý tưởng ký kết các Hiệp định
TTTP xuất phát từ thực tiễn thực hiện dẫn độ - một thực tiễn có lịch sử lâu đời hơn, một
số nội dung của dẫn độ được chuyển trực tiếp thành quy định của TTTPHS.
- Rochelle Pastana Ribeiro trong nghiên cứu “Asset Recovery under the
United Nations Convention against Corruption: challenges and opportunities” 12 tác
giả đi nghiên cứu các trường hợp thu hồi tài sản tham nhũng trước khi có UNCAC
thơng qua một số trường hợp điển hình như vụ Duvalier, Marcos, Abacha, São
Paulo Regional Labor Court (TRT-SP) và Propinoduto. Từ đó tác giả chỉ ra một số
trở ngại để thực thi UNCAC, bao gồm: những rào cản về chính trị, quy định của
luật pháp, cấu trúc và hệ thống.
- Harfield, Clive Geoffrey (2004) trong luận án tiễn sĩ, Đại học Southampton,
“Process and practicalities:Mutual Legal Assistance and the investigation of
transnational crime within the EU from a UK perspective, 1990-2004”13 lấy bối
cảnh Vương quốc Anh để nghiên cứu vấn đề về TTTPHS và điều tra các tội phạm

mang tính chất xuyên quốc gia. Trong luận án, tác giả đề cập đến các khía cạnh của
TTTPHS như lý giải sự cần thiết của hoạt động TTTPHS, mơ hình, sự phát triển,
một số vụ án và thực tiễn TTTPHS đầu thế kỉ 20. Về mặt lý luận tác giả đã tìm cách
xác định lý do tại sao các quốc gia cần TTTP từ đó đưa ra quan niệm về TTTP. Tác
giả luận giải hoạt động TTTP cho phép các quốc gia thực thi luật pháp của mình mà
khơng bị hạn chế về địa lý, đồng thời không xâm phạm chủ quyền của các quốc gia
khác. Tác giả khẳng định TTTP là phương tiện thiết thực duy nhất để chống tội
phạm có tổ chức xuyên quốc gia khi mà nó đã trở thành mối đe dọa đáng kể đối với
an ninh xun quốc gia và thế giới vì nó làm suy yếu hoạt động kinh tế hợp pháp và
nguồn thu ngân sách, và vì nó gây bất ổn cho các nền dân chủ phôi thai cũng như
các quốc gia mới nổi. Đồng thời, tại Chương 2, tác giả trình bày các mơ hình TTTP
Xem thêm, Rochelle Pastana Ribeiro, “Asset Recovery under the United Nations Convention against
Corruption: challenges and opportunities” tham khảo tại website http:// www.planejamento.gov.br truy
cập lần cuối 10/6/2021.
13
Xem thêm, Harfield, Clive Geoffrey (2004), “Process and practicalities: Mutual Legal Assistance
and the investigation of transnational crime within the EU from a UK perspective, 1990-2004”, tham
khảo tại website truy cập lần cuối 15/6/2021.
12


13
được sử dụng để giải thích các khía cạnh khác nhau của TTTP và hợp tác thực thi
PLQT. Trong đó, tác giả đã viện dẫn hai mơ hình về TTTPHS theo quan điểm của
Heymann. Mơ hình thứ nhất, khi các quốc gia chia sẻ sự tin tưởng vào hệ thống
pháp luật của nhau, có quan điểm tương tự về truy tố và sẵn sàng chấp nhận sự giúp
đỡ có giới hạn, không xâm phạm biên giới của mỗi quốc gia. Mơ hình thứ hai dựa
trên ngun tắc chung như chủ quyền, trong đó các quy tắc chi tiết được cung cấp
để xử lý các vấn đề xuyên biên giới giữa các cơ quan thực thi pháp luật14.
- UNODC (2012) trong ấn phẩm“Manual on Mutual Legal Assistance and

Extradition”15 đã đặt ra các vấn đề về phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia từ đó
hướng dẫn cụ thể trong hoạt động TTTP như giải quyết trong trường hợp thay thế
cho một yêu cầu chính thức; các nguyên tắc TTTP; từ chối TTTP… Ấn phẩm là sự
hướng dẫn pháp lý liên quan đến TTTPHS và dẫn độ gắn liền với UNTOC của
LHQ. Về mặt lý luận, ấn phẩm đã chỉ ra các truyền thống pháp luật đã ảnh hưởng
đến việc cung cấp TTTPHS; cách tiếp cận theo lý thuyết nhất nguyên và nhị
nguyên; những đặc điểm của truyền thống pháp luật Thông luật và truyền thống
Dân luật và cách dung hòa giữa các truyền thống này trong việc cung cấp các
TTTPHS. Phần thứ 7 của ấn phẩm là những nghiên cứu trực tiếp liên quan đến
TTTPHS. Về nguyên tắc TTTP, ấn phẩm giới thiệu nguyên tắc tội phạm kép nói
chung và nguyên tắc tội phạm kép theo tinh thần của UNTOC; vấn đề thu thập
chứng cứ và nguyên tắc giới hạn của việc sử dụng các bằng chứng, thông tin thu
thập được từ hoạt động TTTPHS.
- Baizura Kamal, trong nghiên cứu “Intenational cooperation: mutual legal
assistance and extradition”16 đã đề cập đến những thách thức đối với các công tố
viên và cơ quan thực thi pháp luật ở mỗi quốc gia trong phòng, chống tội phạm;
khẳng định vai trò của hợp tác quốc tế trong việc phát hiện tội phạm, phòng ngừa và
truy tố; những khó khăn, thách thức và các khuyến nghị cho Malaysia .

Xem thêm, Harfield, Clive Geoffrey (2004), “Process and practicalities: Mutual Legal Assistance and the
investigation of transnational crime within the EU from a UK perspective, 1990-2004”, pg.31 tham khảo tại
website truy cập lần cuối 15/6/2021.
15
Xem thêm, UNODC (2012) trong ấn phẩm “Manual on Mutual Legal Assistance and Extradition” tham
khảo tại website truy cập lần cuối 15/7/2023.
16
Xem thêm, Baizura Kamal, “Intenational cooperation: mutual legal assistance and extradition tham
khảo tại website truy cập lần cuối 3/5/2021.
14



14
- Peter Swire, Justin D. Hemmings trong nghiên cứu “Mutual legal assistance
in an era of globalized communications: The analogy to the visa waiver program17”
cho rằng với kỉ nguyên thông tin toàn cầu, việc trấn áp tội phạm gặp phải rào cản khi
các chứng cứ ở nước ngoài ngày càng nhiều mà không thể sử dụng pháp luật quốc gia
để thu thập các bằng chứng đó. Do đó, các hiệp định TTTP là cơ sở để thực hiện các
yêu cầu tìm kiếm dữ liệu xuyên biên giới, đặc biệt sau sự kiện liên quan đến Edward
Snowden năm 2013. Tiếp theo, tác giả giới thiệu về lịch sử các Hiệp định TTTP, bắt
đầu từ các Hiệp định năm 1973 để điều tra các tội phạm quốc tế như buôn bán ma túy,
rửa tiền và khủng bố. Phần thứ ba đề cập đến tầm quan trọng của TTTP trong kỉ
ngun thơng tin tồn cầu như sự thay đổi thực tế dẫn đến sự gia tăng TTTP; bản chất
xuyên biên giới của chứng cứ điện tử…
- Hans G Nilsson, trong nghiên cứu “Merits of multilateral treaties on
extradion and on mutual legal assistance in criminal matter: theory and practice”18
đã đánh giá rằng hợp tác trong các vấn đề hình sự đã phát triển với tốc độ nhanh
chóng ở châu Âu trong từ 5 đến 10 năm qua. Yếu tố đóng góp chính cho sự phát triển
này là việc kết hợp giữa luật hình sự quốc gia với các mục tiêu của Liên minh châu
Âu bằng việc thông qua Hiệp ước Maastricht. Cho đến thời điểm đó, hợp tác tư pháp
hình sự ở châu Âu đã diễn ra từ năm 1957 trong khuôn khổ của Hội đồng châu Âu.
Vào giữa những năm 1980, một số quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu quyết
định tăng cường hợp tác thơng qua các kênh chính thức hơn. Điều này diễn ra dưới
hình thức thành lập một số nhóm làm việc trong khn khổ Hợp tác chính trị châu Âu
được thiết lập theo Đạo luật châu Âu thống nhất năm 1987 và đặc biệt là bằng việc
thông qua Công ước Schengen vào năm 1990. Ý tưởng đằng sau hoạt động hợp tác
Schengen, với phần lớn các thành viên tham gia vào các mục tiêu của Liên minh châu
Âu, là tạo ra một khu vựcduy nhất - nơi tất cả các biện pháp kiểm soát biên giới được
bãi bỏ và có sự dịch chuyển tự do của con người, hàng hóa, dịng vốn và dịch vụ.
- Viện nghiên cứu quốc tế về chính sách hình sự của châu Âu (IRCP) trong
nghiên cứu “Rethinking international cooperation in criminal matters in the EU”19

Xem thêm, Peter Swire, Justin D. Hemmings, “Mutual legal assistance in an era of globalized
communications: The analogy to the visa waiver program”, NYU Annual Survey of American Law [Vol.
71:687 2017], truy cập lần cuối 18/6/2021.
18
Xem thêm, Hans G Nilsson, “Merits of multilateral treaties on extradion and on mutual legal assistance in
criminal
matter:
theory
and
practice”
tham
khảo
tại
website
truy cập lần cuối 3/5/2021.
19
Xem thêm, IRCP, “Rethinking international cooperation in criminal matters in the EU”, Tlđd.
17



×