BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
NGUYỄN MẠNH HÀ
HỒN THIỆN CƠNG TÁC BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ
VÀ TÁI ĐỊNH CƯ TRONG THU HỒI ĐẤT
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TÂN LẠC, TỈNH HỊA BÌNH
CHUN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ NGÀNH: 8310110
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐOÀN THỊ HÂN
Hà Nội, 2023
i
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là nghiên cứu do tôi thực hiện, không sao
chép của ai. Nội dung đề tài có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin
được đăng tải trên các giáo trình, tác phẩm, tạp chí và các trang web đều có
trích dẫn trong tài liệu tham khảo của đề tài. Các số liệu và kết quả trong đề
tài này là trung thực và chưa được công bố ở bất kỳ một cơng trình nghiên
cứu nào trước đây.
Tơi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Hà Nội, ngày
tháng năm 2023
NGƯỜI CAM ĐOAN
Nguyễn Mạnh Hà
ii
LỜI CẢM ƠN
Với những tình cảm chân thành, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến
tồn thể các thầy giáo, cơ giáo đã nhiệt tình giảng dạy, trang bị cho tơi hệ
thống tri thức về kinh tế nói chung cũng như kiến thức về chuyên ngành quản
lý kinh tế nói riêng.
Tơi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp,
phòng Đào tạo sau đại học đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong
thời gian học tập và nghiên cứu để hồn thành được luận văn đúng kế hoạch.
Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giảng viên hướng dẫn
TS. Đồn Thị Hân đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong suốt q
trình nghiên cứu và hồn thành Luận văn.
Tơi xin cảm ơn các phòng, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân Huyện Tân
Lạc và bạn bè đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi trong thời gian tơi tìm
hiểu tình hình thực tế và cung cấp tài liệu, số liệu để tơi hồn thành Luận văn.
Mặc dù tôi đã cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất.
Xong do hạn chế về thời gian nghiên cứu nên Luận văn có thể cịn nhiều thiếu
sót. Kính mong được sự góp ý của quý Thầy, Cô giáo và các bạn để bài Luận
văn được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày
tháng
năm 2023
HỌC VIÊN
Nguyễn Mạnh Hà
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii
MỤC LỤC ....................................................................................................... iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................ vii
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ
TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ TRONG THU HỒI ĐẤT CỦA NHÀ NƯỚC .... 4
1.1. Cơ sở lý luận về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trong thu hồi đất ..... 4
1.1.1. Một số khái niệm có liên quan ........................................................ 4
1.1.2. Đặc điểm, vai trò bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trong thu hồi đất .. 6
1.1.3. Nội dung công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trong thu hồi đất 7
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư .22
1.2. Cơ sở thực tiễn về công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trong thu
hồi đất .......................................................................................................... 24
1.2.1. Chính sách về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trong thu hồi đất .. 24
1.2.2. Kinh nghiệm ở một số địa phương ................................................ 28
1.2.3. Bài học kinh nghiệm cho huyện Tân Lạc ...................................... 34
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36
2.1. Đặc điểm cơ bản của thành huyện Tân Lạc ......................................... 36
2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên ......................................................... 36
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .............................................................. 38
2.1.3. Những thuận lợi và khó khăn của đặc điểm cơ bản ảnh hưởng tới
công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trong thu hồi đất ................. 41
2.2. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 43
2.2.1. Phương pháp chọn điểm khảo sát ................................................. 43
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu .......................................... 44
iv
2.2.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu........................................ 45
2.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá sử dụng trong luận văn............... 46
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 47
3.1. Kết quả thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trong thu
hồi đất trên địa bàn huyện Tân Lạc ............................................................. 47
3.1.1. Bộ máy quản lý công tác tổ chức bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
thu hồi đất trên địa bàn huyện Tân Lạc .................................................. 47
3.1.2. Kết quả thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trong
thu hồi đất trên địa bàn huyện Tân Lạc .................................................. 50
3.2. Thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thu hồi đất của
nhà nước tại Huyện Tân Lạc ....................................................................... 55
3.2.1. Thông báo thu hồi đất ................................................................... 55
3.2.2. Thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư................. 59
3.2.3. Lập phê duyệt kế hoạch, tiến độ chi tiết trong giải phóng mặt bằng 61
3.2.4. Họp dân và tổ chức điều tra hiện trạng, xác nhận nội dung
điều tra .......................................................................................... 62
3.2.5. Hoàn chỉnh, thẩm định và phê duyệt phương án .......................... 65
3.2.6. Công khai quyết định phê duyệt phương án bồi thướng, hỗ trợ và
tái định cư, chi trả tiền và bàn giao mặt bằng ........................................ 67
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
trong thu hồi đất trên địa bàn huyện Tân Lạc, tỉnh Hịa Bình .................... 68
3.3.1. Yếu tố khách quan ......................................................................... 68
3.3.2. Yếu tố chủ quan ............................................................................. 72
3.4. Đánh giá chung về công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trong thu
hồi đất trên địa bàn huyện Tân Lạc, tỉnh Hịa Bình .................................... 75
3.4.1. Những thành cơng ......................................................................... 75
3.4.2. Những tồn tại ................................................................................ 76
3.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại yếu kém ...................................... 77
v
3.5. Định hướng và giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư trong thu hồi đất tại huyện Tân Lạc, tỉnh Hịa Bình ............ 78
3.5.1. Định hướng ................................................................................... 78
3.5.2. Giải pháp hồn thiện cơng tác tổ chức bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư trong thu hồi đất trên địa bàn huyện Tân Lạc, tỉnh Hịa Bình .. 80
KẾT LUẬN .................................................................................................... 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 88
PHỤ LỤC
vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt
Viết đầy đủ
CP
Chính phủ
DA
Dự án
GPMB
Giải phóng mặt bằng
NĐ
Nghị định
TĐC
Tái định cư
TNMT
Tài ngun mơi trường
TTg
Thủ tướng
UB MTTQVN
Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam
UBND
Ủy ban nhân dân
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. GTSX các ngành kinh tế huyện Tân Lạc giai đoạn 2020 - 2022 ... 40
Hình 3.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức Hội đồng bồi thường, giải phóng mặt bằng
huyện Tân Lạc ................................................................................................. 47
Bảng 3.1. Tổng hợp kết quả bồi thường, hỗ trợ và TĐC các dự án ................ 50
sử dụng NSNN ................................................................................................ 50
Bảng 3.2. Tổng hợp kết quả bồi thường, hỗ trợ và TĐC các dự án ................ 53
sử dụng nguồn vốn ngoài NSNN .................................................................... 53
Bảng 3.3. Kế hoạch sử dụng đất huyện Tân Lạc năm 2023 ........................... 56
Bảng 3.4. Khái quát thông tin theo kế hoạch và thực tế của 02 dự án Khảo sát . 62
Bảng 3.5. Tổng hợp tình hình bố trí tái định cư của 02 dự án ........................ 68
Bảng 3.6. Ảnh hưởng chính sách, pháp luật đến cơng tác bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư ........................................................................................................ 70
Bảng 3.7. Đánh giá ảnh hưởng vị trí khu đất cần thu hồi đến công tác bồi
thường, hỗ trợ và TĐC trên địa bàn huyện Tân Lạc ....................................... 71
Bảng 3.8. Đánh giá ảnh hưởng về giá đất và định giá đất đến bồi thường, hỗ
trợ và TĐC tại huyện Tân Lạc ........................................................................ 72
Bảng 3.9. Trình độ của đội ngũ cán bộ, cơng chức phụ trách công tác bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư ở huyện Tân Lạc ............................................... 73
Bảng 3.10. Kết quả đánh giá năng lực của cán bộ, công chức thực hiện công
tác bồi thường, hỗ trợ và TĐC tại huyện Tân Lạc .......................................... 74
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Theo Luật đất đai: “Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư
liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống,
là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơng tình kinh tế, văn hóa, xã
hội, an ninh quốc phòng”. Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, giữ vai trò rất
quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và sự ổn định đời sống của người
dân và tồn xã hội. Trong q trình phát triển đất nước theo hướng cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa, việc thu hồi đất để phục vụ cho lợi ích quốc gia, lợi
ích cơng cộng và phát triển kinh tế - xã hội là một quá trình tất yếu, tác động
rất lớn đến người bị thu hồi đất. Để bù đắp và ổn định lại cuộc sống cho những
người bị thu hồi đất, Nhà nước ta đã ban hành chính sách bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư, từng bước hoàn thiện theo hướng tạo điều kiện ngày càng tốt hơn
cho người có đất bị thu hồi ổn định đời sống và sản xuất.
Hệ thống chính sách, pháp luật đất đai nói chung và chính sách bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất nói riêng đang được
Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm và khơng ngừng đổi
mới, hồn thiện nhằm khắc phục những bất cập, tháo gỡ những vướng mắc,
cải thiện môi trường đầu tư, khai thác các nguồn lực từ đất đai cho đầu tư phát
triển, đáp ứng yêu cầu đời sống xã hội và nguyện vọng của nhân dân. Tuy
nhiên, cơng tác bồi thường giải phóng mặt bằng vẫn là vấn đề nan giải và
mang tính thời sự; việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi
Nhà nước thu hồi đất, vấn đề đời sống, việc làm của người dân có đất bị thu
hồi vẫn đang là những bức xúc trong xã hội.
Tân Lạc là huyện miền núi nằm ở phía Tây của tỉnh Hồ Bình, trong
quá trình thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện,
có nhiều các Chương trình, dự án thực hiện. Khi một số dự án được triển khai,
đã lấy đi quỹ đất không nhỏ là tư liệu sản xuất của người dân. Từ quỹ đất thu
2
hồi này nhiều cụm công nghiệp, khu du lịch, khu đô thị,... đã được xây dựng,
làm đổi mới bộ mặt của huyện, là cơ sở để thu hút lượng vốn đầu tư của các
nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tuy nhiên, ngồi những đóng góp cho phát
triển KTXH từ công tác thu hồi đất, cũng đã nảy sinh nhiều khó khăn, vướng
mắc trong q trình thực hiện cơng tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
Xuất phát từ thực tiễn đó, tơi chọn đề tài nghiên cứu với nội dung:
“Hồn thiện cơng tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trong thu hồi đất trên
địa bàn huyện Tân Lạc, tỉnh Hịa Bình” làm luận văn tốt nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới
công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trong thu hồi đất tại huyện Tân Lạc,
tỉnh Hịa Bình, đề xuất giải pháp hồn thiện cơng tác bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư trong thu hồi đất của Nhà nước trong thời gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư trong thu hồi đất của Nhà nước;
- Đánh giá thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trong
thu hồi đất tại huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cơng tác bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư trong thu hồi đất tại huyện Tân Lạc, tỉnh Hịa Bình.
- Đề xuất giải pháp hồn thiện cơng tác bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư trong thu hồi đất tại huyện Tân Lạc, tỉnh Hịa Bình.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Thực trạng công tác bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư trong thu hồi đất của nhà nước trên địa bàn huyện Tân Lạc,
tỉnh Hịa Bình.
3
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung: Công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trong
thu hồi đất của nhà nước trên địa bàn huyện Tân Lạc, tỉnh Hịa Bình.
Phạm vi về khơng gian: huyện Tân Lạc, tỉnh Hịa Bình.
Phạm vi về thời gian:
+ Đề tài thu thập số liệu thứ cấp trong 3 năm 2020 - 2022.
+ Thu thập số liệu sơ cấp từ 03-04/2023
4. Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trong
thu hồi đất của Nhà nước.
- Thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trong thu hồi đất
tại huyện Tân Lạc, tỉnh Hịa Bình.
- Các yếu tố ảnh hưởng tới công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
trong thu hồi đất tại huyện Tân Lạc, tỉnh Hịa Bình.
- Giải pháp hồn thiện cơng tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trong
thu hồi đất tại huyện Tân Lạc, tỉnh Hịa Bình.
5. Kết cấu luận văn
Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, nội dung của luận văn được kết
cấu thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư trong thu hồi đất của nhà nước
Chương 2: Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
4
Chương 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ
TÁI ĐỊNH CƯ TRONG THU HỒI ĐẤT CỦA NHÀ NƯỚC
1.1. Cơ sở lý luận về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trong thu hồi đất
1.1.1. Một số khái niệm có liên quan
1.1.1.1. Đất đai
Hội nghị quốc tế về Môi trường ở Brazil (1993), nêu: Đất đai là một
diện tích cụ thể của bề mặt trái đất bao gồm tất cả các cấu thành của môi
trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt đó như: khí hậu bề mặt, thổ
nhưỡng, dạng địa hình, mặt nước, các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nước
ngầm vá khống sản trong lịng đất, tập đồn động thực vật, trạng thái định cư
của con người, những kết quả của con người trong quá khứ và hiện tại để lại.
Theo Điều 4, Luật đất đai 2013: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà
nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử
dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai.
Đất đai là bất động sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện
chủ sở hữu và thống nhất quản lý.
Khoản 7, Điều 3, Luật đất đai 2013: Nhà nước giao quyền sử dụng đất
là việc Nhà nước ban hành quyết định giao đất để trao quyền sử dụng đất cho
đối tượng có nhu cầu sử dụng đất.
Khoản 11, Điều 3, Luật đất đai 2013: Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà
nước quyết định thu hồi lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao
quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật
về đất đai.
1.1.1.2. Bồi thường và hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất
Theo Điều 3, Luật đất đai năm 2013 có xác định:
Bồi thường về đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối
với diện tích đất thu hồi cho người sử dụng đất.
5
Hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trợ giúp cho người có
đất thu hồi để ổn định đời sống, sản xuất và phát triển.
1.1.1.3. Tái định cư trong thu hồi đất
Tái định cư là việc người sử dụng đất được bố trí nơi ở mới bằng một
trong các hình thức: bồi thường bằng nhà ở mới hoặc bồi thường bằng giao
đất ở hoặc bồi thường bằng tiền để tự lo chỗ ở mới khi họ bị Nhà nước thu hồi
đất và phải di chuyển chỗ ở.
Tái định cư là hoạt động nhằm giảm nhẹ các tác động xấu về kinh tế xã hội đối với một bộ phận dân cư đã gánh chịu vì sự phát triển chung. Theo
quy định của pháp luật thì khu tái định cư phải được xây dựng cơ sở hạ tầng
đồng bộ, đảm bảo đủ điều kiện bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ, giúp họ sớm ổn
định cuộc sống, khôi phục sản xuất kinh doanh.
Tái định cư trong bồi thường, GPMB khi Nhà nước thu hồi đất được
hiểu là việc di chuyển người có đất bị thu hồi đến sinh sống ổn định tại một
nơi ở mới thông qua các hoạt động hỗ trợ của Nhà nước nhằm giúp người bị
thu hồi đất ổn định đời sống, sản xuất tại khu tái định cư.
Căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế của địa phương, căn cứ vào quy
mô thực tế của diện tích đất bị thu hồi, khả năng quỹ đất dùng để bồi thường
số hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất ở phải di chuyển đến nơi khác. UBND
thành phố trực thuộc Trung ương quyết định hoặc uỷ quyền cho UBND quận,
huyện quyết định và tổ chức thực hiện lập khu tái định cư hoặc tái định cư
phân tán cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
1.1.1.3. Giá đất và giá trị quyền sử dụng đất
Theo Điều 3, Luật đất đai năm 2013 có xác định:
Giá đất là giá trị của quyền sử dụng đất tính trên một đơn vị diện tích đất.
Giá trị quyền sử dụng đất là giá trị bằng tiền của quyền sử dụng đất đối
với một diện tích đất xác định trong thời hạn sử dụng đất xác định.
6
Tiền sử dụng đất là số tiền mà người sử dụng đất phải trả cho Nhà nước
khi được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho phép chuyển mục
đích sử dụng đất, cơng nhận quyền sử dụng đất.
1.1.2. Đặc điểm, vai trò bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trong thu hồi đất
1.1.2.1. Đặc điểm
Vấn đề bồi thường chỉ đặt ra khi Nhà nước thu hồi đất của người sử
dụng đất để sử dụng vào mục đích quốc phịng, an ninh; phát triển kinh tế - xã
hội vì lợi ích quốc gia, cơng cộng;
Việc bồi thường cho người sử dụng đất không do lỗi của Nhà nước gây
ra mà xuất phát từ nhu cầu chung của xã hội, của cộng đồng.
Việc bồi thường về đất thực hiện không căn cứ vào giá chuyển nhượng
quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường (trao đổi ngang giá) mà dựa vào giá
đất cụ thể do Nhà nước xác định tại thời điểm thu hồi đất cho từng loại đất bị
thu hồi.
Giá đất để tính bồi thường được xác định trên cơ sở khung giá đất của
địa phương ban hành theo quy định của Chính phủ, đảm bảo giá đất tính bồi
thường phù hợp với khả năng sinh lợi và giá trị chuyển nhượng quyền sử
dụng đất ở địa phương.
Theo Điều 83, Luật đất đai 2013, các khoản hỗ trợ khi Nhà nước thu
hồi đất bao gồm: Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất; Hỗ trợ đào tạo, chuyển
đổi nghề và tìm kiếm việc làm đối với trường hợp thu hồi đất nơng nghiệp của
hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp; thu hồi đất ở kết hợp kinh
doanh dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân mà phải di chuyển chỗ ở,…
Căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế của địa phương, căn cứ vào quy
mơ thực tế của diện tích đất bị thu hồi, khả năng quỹ đất dùng để bồi thường số
hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất ở phải di chuyển đến nơi khác. UBND thành
phố trực thuộc Trung ương quyết định hoặc uỷ quyền cho UBND quận, huyện
quyết định và tổ chức thực hiện lập khu tái định cư hoặc tái định cư phân tán
7
cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Về hình thức bố trí TĐC bao
gồm: bằng nhà ở; bằng giao đất ở mới; bằng tiền để tự lo chỗ ở mới.
1.1.2.2. Vai trò
Bản chất của việc bồi thường trong thu hồi đất là việc giải quyết mối
quan hệ về kinh tế giữa Nhà nước, người được giao đất, thuê đất và người bị
thu hồi đất. Bồi thường về đất phải được thực hiện theo đúng quy định của
Nhà nước, việc bồi thường về đất không giống việc trao đổi, mua bán tài sản,
hàng hóa trên thị trường mà nó phải đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của
Nhà nước với người bị thu hồi đất có nghĩa là phải giải quyết một cách hài
hòa giữa các đối tượng tham gia.
Bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích
an ninh quốc phịng, lợi ích quốc gia, lợi ích cơng cộng.
Tái định cư là một bộ phận không thể tách rời và giữ vị trí quan trọng trong
chính sách bồi thường khi thu hồi đất. Các dự án bố trí tái định cư phải luôn đảm
bảo về điều kiện hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ.
Thông qua các hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trợ
giúp cho người có đất bị thu hồi để ổn định đời sống, sản xuất và phát triển.
Khác với bồi thường là việc trả lại một cách tương xứng những giá trị
bị thiệt hại thì hỗ trợ mang tính chính sách, trợ giúp thêm của Nhà nước, thể
hiện trách nhiệm của Nhà nước đối với sự hy sinh, mất mát của người bị thu
hồi đất cho những lợi ích chung của đất nước, của cộng đồng.
1.1.3. Nội dung công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trong thu hồi đất
Căn cứ Luật đất đai 2013 và Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày
15/5/2014 của Chính phủ quy định: Khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích
quốc phịng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, cơng cộng
thì người sử dụng đất được Nhà nước bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy
định của pháp luật.
8
1.1.3.1. Thông báo thu hồi đất
Việc thông báo thu hồi đất quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Luật
Đất đai 2013 gồm các nội dung sau đây:
- Cơ quan tài ngun và mơi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp
phê duyệt kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm, …
- Nội dung thông báo thu hồi đất bao gồm: Lý do thu hồi đất; Diện tích, vị
trí khu đất thu hồi trên cơ sở hồ sơ địa chính hiện có hoặc quy hoạch chi tiết xây
dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; trường hợp thu hồi đất
theo tiến độ thực hiện dự án thì ghi rõ tiến độ thu hồi đất; Kế hoạch điều tra,
khảo sát, đo đạc, kiểm đếm; Dự kiến về kế hoạch di chuyển và bố trí tái định cư;
Giao nhiệm vụ lập, thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ và TĐC.
1.1.3.2. Thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
Trách nhiệm tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của các
cơ quan, đơn vị ở Trung ương và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo Điều 33 Nghị
định 47/2014/NĐ-CP quy định:
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tập đồn kinh
tế, Tổng cơng ty, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Trung ương quản lý có dự
án đầu tư phải thu hồi đất có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, thanh tra
việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; phối hợp với Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh và Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng trong q
trình tổ chức thực hiện; bảo đảm kinh phí cho việc bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư theo quy định của Nghị định 47/2014/NĐ-CP.
- UBND cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo tổ chức thu hồi đất, bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định tại Nghị định này. Trước ngày 01
tháng 12 hàng năm, báo cáo Bộ Tài ngun và Mơi trường về tình hình và kết
quả thực hiện thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại địa phương.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức, hướng
dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo
9
quy định tại Nghị định này và giải quyết các vướng mắc phát sinh theo đề
nghị của UBND cấp tỉnh.
- UBND cấp tỉnh ký quyết định thành lập Hội đồng thẩm định phương
án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn tỉnh thuộc thẩm quyền phê
duyệt của Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh và ban hành Quy chế
hoạt động của Hội đồng thẩm định.
- Hội đồng thẩm định chỉ đạo Tổ công tác tiếp nhận thẩm định, trình
phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư do Hội đồng bồi thường,
giải phóng mặt bằng cấp huyện gởi theo quy định hiện hành của UBND tỉnh
về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Tổ trưởng Tổ
công tác trực tiếp phân công và điều hành các thành viên của Tổ công tác tiến
hành thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo chức năng,
nhiệm vụ được giao. Tổ công tác tổng hợp kết quả thẩm định phương án bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư bằng Biên bản và trình Hội đồng thẩm định xem
xét để trình Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc UBND tỉnh phê
duyệt. Đối với những trường hợp cá biệt, phức tạp, Hội đồng thẩm định tổ
chức họp để xem xét, thống nhất nội dung giải quyết trước khi trình UBND
tỉnh quyết định phê duyệt.
Chủ tịch UBND cấp huyện thành lập Hội đồng Bồi thường để thực hiện
nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, gồm các thành phần sau:
- Lãnh đạo của UBND cấp huyện là Chủ tịch Hội đồng.
- Lãnh đạo Hội đồng Bồi thường, giải phóng mặt bằng huyện là Phó
chủ tịch thường trực Hội đồng.
- Lãnh đạo các cơ quan, đơn vị thuộc UBND cấp huyện bao gồm:
Phịng tài ngun và Mơi trường; Phịng tài chính - kế hoạch; Phịng kinh tế
hạ tầng; Phịng Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn; Phịng Lao động Thương binh và Xã hội.
- Lãnh đạo Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai nơi có đất thực hiện
dự án.
10
- Lãnh đạo UBND cấp xã nơi có đất thực hiện dự án.
- Lãnh đạo Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thực
hiện dự án.
- Đại diện Chủ đầu tư (trường hợp chủ đầu tư được Nhà nước giao đất
có thu tiền sử dụng đất hoặc th đất khơng thơng qua hình thức đấu giá
quyền sử dụng đất mà ứng trước kinh phí để thực hiện công tác bồi thường,
hỗ trợ và tái định cư).
- Đại diện những hộ gia đình, cá nhân nơi có đất thực hiện dự án từ 01
đến 02 người
- Các thành viên khác do Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định cho
phù hợp với thực tế tại địa phương.
1.1.3.3. Lập, phê duyệt kết hoạch, tiến độ chi tiết trong giải phóng mặt bằng
Sau khi có quyết định thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư, Ban bồi thường, giải phóng mặt bằng cấp huyện chủ trì phối hợp với chủ
đầu tư và UBND cấp xã nơi có dự án đầu tư lập kế hoạch tiến độ chi tiết giải
phóng mặt bằng, thơng qua Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để
trình UBND cấp huyện phê duyệt.
Thời gian lập kế hoạch tiến độ chi tiết giải phóng mặt bằng và thơng
qua Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để trình UBND cấp huyện phê
duyệt tối đa là 05 ngày làm việc.
Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tờ
trình của Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng, UBND cấp huyện có trách
nhiệm ký quyết định phê duyệt.
Căn cứ quyết định phê duyệt kế hoạch tiến độ chi tiết giải phóng mặt
bằng của UBND cấp huyện và dự tốn chi phí phục vụ cơng tác bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư của chủ đầu tư, trong thời gian khơng q 05 ngày làm việc,
phịng Tài chính Kế hoạch có trách nhiệm thẩm tra, trình UBND cấp huyện phê
duyệt dự tốn chi phí phục vụ cơng tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
11
Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tờ
trình của phịng Tài chính Kế hoạch, UBND cấp huyện có trách nhiệm ký
quyết định phê duyệt dự tốn chi phí phục vụ cơng tác bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư.
1.1.3.4. Họp dân và tổ chức điều tra hiện trạng, xác nhận nội dung điều tra
* Họp dân
Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm
lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và phối hợp với UBND cấp xã
nơi có đất thu hồi tổ chức lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư theo hình thức họp trực tiếp với người dân trong khu vực có đất thực hiện
dự án; đồng thời niêm yết công khai phương án bồi thường tại trụ sở UBND
cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thực hiện dự án.
Thời gian niêm yết và tiếp nhận ý kiến đóng góp là 20 ngày làm việc kể từ
ngày niêm yết.
Việc tổ chức lấy ý kiến phải được lập thành biên bản có xác nhận của
đại diện UBND cấp xã, đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã,
đại diện những người có đất thu hồi.
Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm
tổng hợp ý kiến đóng góp bằng văn bản, ghi rõ số lượng ý kiến đồng ý, số
lượng ý kiến không đồng ý, số lượng ý kiến khác đối với phương án bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư.
Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng phối hợp với
UBND cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức đối thoại đối với trường hợp cịn có ý
kiến khơng đồng ý về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; hoàn chỉnh
phương án trình cơ quan có thẩm quyền.
Sau khi tổ chức đối thoại mà vẫn cịn ý kiến khơng tán thành phương án
bồi thường thì Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường rà soát lại phương án đã lập,
điều chỉnh theo đúng quy định trước khi chuyển cơ quan tài nguyên và môi
12
trường thẩm định. Thời gian thực hiện không quá 5 ngày làm việc kể từ ngày
thực hiện xong việc đối thoại.
Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày thực hiện xong
việc tổ chức lấy ý kiến đóng góp về phương án bồi thường, Tổ chức làm
nhiệm vụ bồi thường có trách nhiệm hồn chỉnh phương án bội thường theo
quy định tại Điều 28 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP, trình cơ quan Tài ngun
và Mơi trường thẩm định (Chính phủ, 2014).
* Nội dung điều tra
- Kiểm đếm về đất đai: Ghi diện tích theo bản đồ thu hồi đất và hiện
trạng sử dụng đất.
- Kiểm đếm về nhà ở, vật kiến trúc và các cơng trình phục vụ sinh hoạt
của hộ gia đình, cá nhân: Kiểm đếm tồn bộ hạng mục, mô tả số lượng, kết
cấu hạng nhà.
Trường hợp nhà, vật kiến trúc bị giải tỏa một phần thì chỉ đo đạc xác
định phần bị giải tỏa. Đối với nhà và các loại cơng trình, vật kiến trúc mà khi
tháo dỡ phần bị giải tỏa làm ảnh hưởng đến cấu trúc của phần cịn lại thì phải
xác định phần ảnh hưởng. Diện tích ảnh hưởng là diện tích tính từ vạch giải
tỏa đến mép trụ đỡ gần nhất của phần còn lại. Việc xác định phần ảnh hưởng
chỉ áp dụng đối với trường hợp diện tích cịn lại (sau khi đã tháo dỡ phần giải
tỏa và ảnh hưởng) có thể tự chống đỡ để tồn tại và sử dụng được.
- Phần kiểm đếm về tài sản khác như: Đồng hồ điện, nước (phải ghi rõ
đồng hồ chính hoặc phụ), giếng, điện thoại cố định…; không thực hiện kiểm
đếm các hạng mục như hầm tự hoại, bể nước, nhà vệ sinh…trừ trường hợp
các hạng mục này có kết cấu độc lập nằm ngồi diện tích nhà.
- Phần kiểm đếm về cây trồng: Kiểm đếm và phân loại đối với từng loại
cây trồng có trên đất
- Đối với nhà cửa, vật kiến trúc phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh
là tài sản của tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh, có trích khấu hao thì
phải đánh giá tỷ lệ giá trị còn lại của tài sản để ghi vào biên bản kiểm đếm.