Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Phụ lục i báo cáo skkn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 19 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG THCS PHÚ MỸ

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Phú Mỹ, ngày 19 tháng 12 năm 2022

BÁO CÁO
Kết quả thực hiện sáng kiến, cải tiến, giải pháp kỹ thuật, quản lý, tác nghiệp, ứng
dụng tiến bộ kỹ thuật hoặc nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
I- Sơ lược lý lịch tác giả
- Họ và tên: Lê Trường Giang

Nam, nữ: Nam.

- Ngày tháng năm sinh: 09/3/1981
- Nơi thường trú: 252, Tôn Đức Thắng, TT Phú mỹ, Phú Tân, An Giang
- Đơn vị công tác: THCS Phú Mỹ
- Chức vụ hiện nay: PCT Cơng Đồn
- Lĩnh vực cơng tác: giáo viên dạy Hoá 9, KHTN 7, GVCN 9A6
II. Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị
Trường THCS Phú Mỹ nằm trên địa bàn ấp Trung Thạnh, TT Phú Mỹ, Phú Tân, An
Giang; thuộc địa bàn đô thị. Trường có lịch sử lâu đời, có bề dày về thành tích dạy và
học, hiện nay có hơn 1369 em học sinh được biên chế 35 lớp: 9 lớp 6, 8 lớp 7, 9 lớp 8, 9
lớp 9; đội ngũ GV và cơ sở vật chất nhà trường cơ bản đáp ứng khá tốt yêu cầu giảng
dạy.
* Thuận lợi:
- Được sự lãnh đạo, quan tâm, kịp thời của chi bộ, lãnh đạo nhà trường trong việc thực
hiện nhiệm vụ giáo dục.


- Ban giám hiệu tạo những mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các hoạt động chuyên môn
của nhà trường đạt hiệu quả cao: đã trang bị mỗi phòng học một tivi độ phân giải cao
thuận lợi cho việc ứng dụng CNTT trong dạy học.
- Các bộ phận trong nhà trường rất tâm huyết về nghề và nhiệm vụ, luôn xem các em học
sinh như con em trong gia đình, nên rất quan tâm, chăm sóc vừa để nắm bắt được tâm tư,
tình cảm, tư vấn, giúp các em lựa chọn những mơn học, ngành học phù hợp với mình,
vừa chia sẻ với các em những niềm vui, nỗi buồn trong sinh hoạt và học tập.
- Phần lớn phụ huynh học sinh(HS) quan tâm đến việc học tập của con em họ.
- Sự đồn kết, đồng lịng của các đồng nghiệp trong đơn vị, nhất là giáo viên trong tổ
chuyên môn.
1


- Phần lớn các em có ý thức học tập để có được tương lai tốt đẹp.
* Khó khăn:
- Trang thiết bị của nhà trường có biểu hiện xuống cấp nhất là đồ dùng các phịng học bộ
mơn do đã khai thác hơn 5 năm nên phần nào ảnh hưởng đến việc dạy và học.
- Một số phụ huynh cũng như học sinh chưa ý thức được vai trò của việc học.
- Một số lượng khơng nhỏ học sinh có hồn cảnh khó khăn: cha mẹ làm ăn xa phải ở
nhà với ông bà hoặc người thân nên quản lý việc học các em đôi khi bất cập, một số em
phải tham gia lao động phụ giúp gia đình sớm.
- Tên giải pháp: “ Một số kinh nghiệm dạy bài ôn tập Hoá 9 đầu năm đạt hiệu quả.”
- Lĩnh vực: Chun mơn hóa học 9
III. Mục đích u cầu của đề tài, sáng kiến
1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến
Việc nâng cao chất lượng dạy và học là một vấn đề được quan tâm hàng đầu.
Để đạt được vấn đề đó địi hỏi phải có sự nổ lực về cả 2 phía: thầy và trị. Bởi vì
dạy học vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật, để nâng cao chất lượng
giảng dạy địi hỏi người giáo viên phải có năng lực sư phạm vững vàng, có những
phương pháp giảng dạy phù hợp, theo hướng tích cực giúp học sinh chủ động trong

việc tìm kiếm lĩnh hội kiến thức. Việc nâng cao chất lượng giảng dạy nói chung và
dạy học mơn Hóa học nói riêng cần có những phương pháp đặc trưng riêng.
Mơn hóa học các em bắt đầu học từ lớp 8 của THCS, đây là các kiến thức nền tảng
để tiếp tục học tốt chương trình hố học lớp 9. Trong việc xây dựng chương trình Hố
học lớp 9 hiện hành thường được bố trí 2 tiết ơn tập đầu năm, mỗi GV đều có tư duy tích
cực xác định nội dung trọng tâm cho tiết này. Tuy nhiên do đặc thù bản thân, cơ sở vật
chất, trình độ nhận thức các em nên có nhiều hướng tư duy khác nhau, định lượng kiến
thức cũng không giống nhau dẫn đến thực trạng : Về mặt tư duy : đây là tiết đầu năm
nên khâu chuẩn bị không quá cầu kỳ, nhẹ nhàng với em ; về mặt kiến thức : chưa
hoặc không làm rõ các kiến thức trọng tâm của khối 8 trong tiết ôn tập đâu năm và
những kiến thức này là nền tảng cho việc học hoá học 9, dẫn đến các em khơng biết
cách viết đúng cơng thức hố học(CTHH) và không phân biệt được CTHH đúng sai,
các em khơng định dạng được các chất vơ cơ khi nhìn vào CTHH, vận dụng 3 cơng
thức tính số mol khơng phù hợp theo yêu cầu đề bài.
Qua kết quả khảo sát
Viết đúng CTHH

Xác định CTHH Vận dụng công thức Ghi chú
sai
tính số mol phù hợp

43.75%

48.38%

45.16%

2



2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến
Chương trình hố học 8 là kiến thức nền móng, tạo sự vững chắc về kiến cho
chương trình hóa học 9. Do đó việc nắm chắc kiến thức cơ bản và trọng tâm, cùng
với niềm đam mê hóa học 8 giữ vai trị hết sức quan trọng, nó là yếu tố quyết định
chất lượng tiết học, là nền tảng vững chắc cho các tiết học tiếp theo. Khi học sinh
giải quyết được vấn đề đó hiệu quả thì việc thực hiện các u cầu của bộ mơn hóa học
mang lại ngày càng cao, các em không mơ hồ kiến thức.
Từ những vấn đề trên cho ta thấy rằng: nghiên cứu “ Một số kinh nghiệm dạy bài
ơn tập Hố 9 đầu năm đạt hiệu quả” là hết sức cấp bách.
IV. Nội dung sáng kiến
3.1. Tiến trình thực hiện
Bước 1: Khâu chuẩn bị của học sinh, GV xác định rõ các nhiệm vụ cần chuẩn bị ở
nhà để học tốt tiết học.
Bước 2: Khâu chuẩn bị của GV, xác định rõ các kiến thức trọng tâm cần triển khai
làm nền tảng kiến thức cho các bài tiếp theo đạt hiệu quả cao.
Bước 3: Triển khai thực hiện tiết 1 và đánh giá lại vấn đề đặt ra. Thực hiện và
đánh giá tiết 2 với những kinh nghiệm đã rút ở tiết 1. Tiếp tục đánh giá hiệu quả trong 3
tuần tiếp theo
3.2. Thời gian thực hiện
- Thời gian nghiên cứu: từ năm học 2016 – 2018.
- Thời gian áp dụng: năm học 2019 – 2022.
3.3. Biện pháp tổ chức
3.3.1. Biện pháp 1: Khâu chuẩn bị của học sinh
Khơng chỉ riêng mơn Hố học 9, môn học hay nội dung nào được đầu tư chuẩn bị tốt
ở nhà đều mang lại hiệu quả cao, khơng cho phép các em có suy nghĩ “đầu năm có gì
đâu mà cần chuẩn bị”. Vậy để học tốt tiết ôn tập đầu năm các em cần chuẩn bị tốt các
nội dung cơ bản sau đây:
1. Liệt kê các phi kim và kim loại thường gặp (kèm hoá trị của chúng)? (định hướng:
nghiên cứu bảng trang 42 của sách giáo khoa hoá học 8 của nhà xuất bản Giáo dục)
2. Liệt kê các gốc đã được giới thiệu lớp 8? (định hướng: nghiên cứu bảng trang 43

của sách giáo khoa hoá học 8 của nhà xuất bản Giáo dục)
3. Liệt kê các chất vô cơ đã được học lớp, mỗi chất vô cơ cho 2 VD? (định hướng:
nghiên cứu bài 26 và 37 của sách giáo khoa hoá học 8 của nhà xuất bản Giáo dục)
4. Quy tắc hoá trị được phát biểu như thế nào? Ý nghĩa của qui tắc hoá trị? (định
hướng: nghiên cứu bài 10 của sách giáo khoa hoá học 8 của nhà xuất bản Giáo dục)
3


5. Liệt kê các cơng thức tính số mol và chuyển đổi chúng? (định hướng: nghiên cứu
bài 19 và 42 của sách giáo khoa hoá học 8 của nhà xuất bản Giáo dục)
3.3.2. Biện pháp 2: Khâu chuẩn bị của GV
GV xác định rõ các kiến thức trọng tâm cần triển khai làm nền tảng kiến thức vững
chắc cho các bài học tiếp theo đạt hiệu quả cao. Cụ thể:
- Viết đúng cơng thức hố học khi biết hố trị, đồng thời biết nhận ra khi viết
công thức sai:
+ Viết đúng CTHH khi biết hoá trị: để làm tốt nội dung này trước tiên các em phải
thuộc nội dung của “Qui tắc hoá trị”, vận dụng qui tắc hoá trị để xác định CTHH. Tuy
nhiên đa phần năng lực tính tốn các em khơng cao, cho nên nếu chúng ta hướng dẫn một
cách bài bản lập CTHH khi biết hoá trị sẽ gây khó khăn cho việc tiếp thu kiến thức đặc
biệt với các em có năng lực tốn đạt mức TB – Khá càng khó khăn hơn. Chính vì thế để
việc lập CTHH một cách nhẹ nhàng tôi chia sẽ với các em 2 cách
++ Một là: hoá trị của nguyên tố này là chỉ số nguyên tử của nguyên tố hay nhóm
nguyên tố khác và ngược lại
VD: Lập CTHH của Fe (II) và Cl (I)
 Fe có hố trị II nên chỉ số Cl là 2: Cl2; Cl có hố trị I nên chỉ số Fe là 1: Fe1 = Fe
Vậy CTHH cần lập được là: FeCl2
VD: Lập CTHH của Fe (III) và SO4 (II)
 Fe có hố trị III nên chỉ số SO4 là 3: (SO4)3; SO4 có hố trị II nên chỉ số Fe là 2: Fe2.
Vậy CTHH cần lập được là: Fe2(SO4)3
++ Hai là: ghi các nguyên tố hay nhóm nguyên tố cần lập CTHH, ghi đúng hố trị lên

phía của chúng, chuyển hố trị của nguyên tố này thành chỉ số nguyên tử của nguyên tố
hay nhóm nguyên tố khác theo đường chéo
VD: Lập CTHH của Fe (II) và Cl (I)
II I

II I

II

I

Fe Cl

Fe Cl

Fe1 Cl2

FeCl2

+ Xác định CTHH sai:
Bước 1: Ghi hoá trị lên phía trên ngun tố hay nhóm ngun tố cần xác định.
Bước 2: Tính tích hố trị và chỉ số từng nguyên tố hay nhóm nguyên tố
Bước 3: So sánh 2 tích vừa tính nếu tích bằng là CTHH đúng, tích khơng bằng CTHH là
sai.
Lưu ý: hố trị của ngun tố là không đổi khi tham gia tạo thành hợp chất, chỉ có
số nguyên tử thay đổi khi cùng một nguyên tố nhưng lại tham gia tạo chất với những
nguyên tố có hố trị khác nhau
4



VD: Fe(II) khi tham gia tạo chất với O(II) và Cl(I): FeO, FeCl2
- Phân biệt được 4 loại chất vô cơ khi nhìn vào cơng thức hố học: kinh nghiêm
cho thấy nếu không làm tốt nội dung này trong 2 tiết ôn tập đầu năm, khi tiến hành học
các chủ đề tiếp theo gồm oxit, axit, bazơ, muối; các em sẽ không định dạng được từng
loại chất cụ thể, dẫn đến việc viết phương trình hố học rất khó khăn đặc biệt là sản
phẩm.
VD: ôxit axit tan được trong nước tạo thành dung dịch axit
SO2 + H2O  dd axit
VD: ôxit axit tác dụng dung dịch bazơ tạo thành muối và nước
SO2

+ NaOH  Muối + nước

Để định dạng 4 chất vô cơ GV hướng dẫn cụ thể như sau
+ Oxit: kết thúc là nguyên tử của nguyên tố O(gọi ngắn gọn là ơxy), phía trước là
ngun tử của ngun tố khác có thể là kim loại hoặc phi kim (khẳng định chỉ có 2
nguyên tố hoặc chỉ có 2 chữ cái in hoa trong CTHH).
+ Axit: bắt đầu là nguyên tử của nguyên tố H(gọi ngắn gọn là H) và gốc axit (khẳng
định axit thường bắt đầu là chữ H trừ CTHH H2O)
+ Bazơ: tận cùng là gốc –(OH) (khẳng định CTHH kết thúc là gốc –(OH) thường
là bazơ)
+ Muối: trong CTHH gồm kim loại liên kết gốc axit (khẳng định CTHH lạ hơn so
với 3 CTHH của 3 chất vô cơ trên)
- Viết đúng và vận dụng đúng các cơng thức tính số mol: để viết đúng và vận
dụng đúng cơng thức tính số mol Gv u cầu HS phải thực hiện tốt các nội dung sau:
+ Xác định được 3 cơng thức tính số mol đã học và chuyển đổi các thành phần trong
công thức cho đúng.
m=nxM
++ Tính số mol theo khối lượng(gam): n = m/M
M = m/n

Trong đó: n là số mol (mol)
m là khối lượng (gam)
M là khối lượng mol(gam/mol, sau này còn gọi là nguyên tử khối hay phân
tử khối).
Lưu ý: tính số mol trong trường hợp này thường đề sẽ cho khối lượng là bao
nhiêu gam của chất nào đó(bao nhiêu gam là m, M sẽ tính được từ nguyên tử khối
hay phân tử khối).
VD: tính số mol của 16 gam phân tử oxy(O2)
 16 gam = m, MO2 = 2 x O = 2 x 16 = 32  ta sẽ tìm được số mol.
5


++ Tính số mol theo thể tích khí (ĐKTC)
n = v/22.4  v = n x 22.4. Trong đó: n là sso mol (mol), v là thể tích khí(lít)
Lưu ý: tính số mol trong trường hợp này đề sẽ cho thể tích của chất khí nào đó
kèm theo (ĐKTC).
VD: tính số mol của 6.72 lít H2 (ĐKTC)
 6.72 lít = v, n = v/22.4 = 6.72/22.4 = 0.3 (mol)
++ Tính số mol khi thể tích (dung dịch) và nồng độ mol(CM)
n = CM x v
CM = n/v
V = n/CM
Trong đó: n là số mol (mol)
CM là nộng độ mol (mol/lit hay M)
v là thể tích (lít).
Lưu ý: tính số mol trong trường hợp này đề sẽ cho thể tích của dung dịch nào đó
và nồng độ mol.
3.3.3. Biện pháp 3: Triển khai thực hiện và đánh giá hiệu quả trong 2 tiết ôn
tập đầu năm
Với những nội dung đã chuẩn bị của GV như đã nêu phần 2, tiến hành tổ chức dạy

học trên lớp:
a. Tiết 1 tập trung làm rõ cách viết đúng CTHH và nhận ra CTHH sai; phân biệt
được 4 loại chất vô cơ dựa vào CTHH
+ Để viết đúng CTHH buộc HS phải thuộc hoá trị một số nguyên tố kim loại, phi
kim thường gặp và hoá trị các gốc (HS đã chuẩn bị kĩ ở nhà). Trên cơ sở đó GV hướng
dẫn cách viết CTHH hoá học theo đúng qui tắc hoá trị hoặc là hoá trị nguyên tố này là chỉ
số nguyên tố kia, hoặc là viết CTHH cần thành lập, ghi hoá trị lên phía trên ngun tố
hay nhóm ngun tố, ghi chéo hoá trị xuống làm chỉ số
Lập CTHH của: S(IV) và O(II)  S2O4 = SO2
IV II
 S O = S2O4 = SO2
Na(I) và SO4 (II) = Na2(SO4)1 = Na2SO4
I II
Na (SO4) = Na2(SO4)1 = Na2SO4
+ Cách xác định công thức sai:
Bước 1: Ghi hố trị lên phía trên ngun tố hay nhóm nguyên tố cần xác định.
6


Bước 2: Tính tích hố trị và chỉ số từng nguyên tố hay nhóm nguyên tố
Bước 3: So sánh 2 tích vừa tính nếu tích bằng là CTHH đúng, tích không bằng
CTHH là sai
Biết Ba(II), Cl(I), SO4(II), Hãy xác định CTHH BaCl3 và BaSO4 là đúng hay sai
II I
BaCl3 : tích hố trị và chỉ số của Ba là II x 1 = 2

Hai tích khơng bằng nên

tích hố trị và chỉ số của Cl là I x 3 = 3


CTHH là sai

II II
BaSO4 : tích hố trị và chỉ số của Ba là II x 1 = 2

Hai tích bằng nên

tích hố trị và chỉ số của SO4 là II x 1 = 2

CTHH là đúng

Lưu ý chỉ số của O trong gốc SO4
++ Kim loại hoá trị I: K, Na, Ag (Khi, Nào, Ăn)
++ Kim loại hoá trị II: Ba, Ca, Mg, Zn, Fe, Pb, Cu (Ba, Cần, May, Giáp(zap), Sắt,
Phải, (có) Đồng)
++ Kim loại hố trị III: Al, Fe (Áo, sắt)
++ Phi kim thường gặp: S(II, IV, VI), C(II, IV), P(III, V), N( II, III, IV, V ), O(II)
++ Các gốc: Cl, NO3(I); SO4, CO3 (II); PO4(III)
+ Cách định dạng chất vô cơ thuộc loại chất nào
Oxit
Oxit kim
loại
Cách định
dạng chất
vơ cơ dựa
vào CTHH

Có 2
ngun tố
gồm tận

cùng là Oxi
và phía
trước là
kim loại
CaO, MgO

VD

Na2O,
Al2O3

Axit

Oxit phi
kim

Có 2
ngun tố
gồm tận
Bắt đầu
cùng là Oxi bằng chữ H
và phía
trừ H2O
trước là phi
kim
HCl, HF,
HNO3,
H3PO4,
H2SO4


CO2, SO2,
P2O5, N2O5

7

Bazơ

Muối

Kết thúc là
gốc -OH

Kim loại và
các gốc axit
(Công thức
lạ)

NaCl,

NaOH,
Ca(OH)2

BaSO4

Al(OH)3

CuCl2
AgNO3



b. Tiết 2 làm rõ các cơng thức tính số mol, dựa vào nội dung của bài toán cho vấn
đề gì để chọn cơng thức tính số mol cho đúng
+ n = m/M (tính theo khối lượng (m))  m?, M?
Liệt kê từng thành phần trong công thức ra
+ n = CM x V (chất lỏng)  CM?, V?
Liệt kê từng thành phần trong công thức ra
+ n = V/22.4 (chất khí, ĐKTC)  V?
Liệt kê từng thành phần trong cơng thức ra
VD: a. 16 gam O2, 3.36 lít khí H2(ĐKTC)
b. 200ml HCl có nồng độ 0.5M, 4480ml O2 (ĐKTC)
 HD
a. 16 gam nên dùng công thức n = m/M
nO2 = mO2/M O2 = 16/ 2x16 = 0.5 (mol)
3.36 lít khí H2(ĐKTC) nên dùng n = v/22.4
nH2 = vH2/22.4 = 3.36/22.4 = 0.15 (mol)
b. 200ml HCl có nồng độ 0.5M
nHCl = CM x v = 0.2 x 0.5 = 0.01 (mol)
4480ml O2 (ĐKTC)
nO2 = vO2/22.4 = 4.48/22.4 = 0.2 (mol)
3.3.4 Mức độ khả thi
Đề tài trên thực hiện có hiệu quả khi đảm bảo các điều kiện cần thiết sau:
Một là: GV phải được phân cơng giảng dạy hố học 8 và hố học 9 hoặc chỉ dạy hố 9,
có như thế mới nắm được trọng tâm chương trình và khắc phục được các hạn chế của HS
khi thực hiện các chủ đề tiếp theo sau khi dạy bài ôn tâp đầu năm.
Hai là: GV phải chuẩn bị kĩ về nội dung cho tiết ôn tập đầu năm tránh trường hợp chủ
quan, nhẹ nhàng.
Ba là: đảm bảo rằng các yêu cầu của GV phải được truyền đạt trực tiếp đến HS và các
em phải chuẩn bị có hiệu quả các yều cầu của GV trước khi đến lớp.
V. Hiệu quả đạt được
* Với học sinh:

- Có niềm tin vững chắc ngay từ tuần đầu tiên với bộ môn.
- Viết đúng CTHH và nhận định được CTHH sai.
- Xác định đúng từng loại chất vô cơ.
8


- Vận dụng đúng cơng thức tính số mol cho từng trường hợp cụ thể.
- Các em tự tin hơn về mặt kiến thức, biết cách tổ chức học tập hiệu quả hơn.
* Với GV:
- Xác định đúng vấn đề trọng tâm cần truyền đạt cho các em trong 2 tiết ôn tập đầu năm.
- Khắc phục các lỗi của HS khi viết CTHH, vận dụng cơng thức tính số mol phù hợp từng
bài toàn cụ thể…
- Giúp bản thân ngày càng hoàn thiện và đa dạng các phương pháp giảng dạy, phù hợp
từng đối tượng học sinh.
Đây là kết quả khảo sát sau 3 tuần học

9


10


Viết đúng CTHH

Xác định

Vận dụng cơng thức
tính số mol phù hợp

CTHH sai


Ghi chú

43.75%

48.3%

45.16%

Trước áp
dụng

23/32 = 71.88%

25/32 = 78.13%

22/32 = 68.75%

Sau khi
áp dụng

11


* Với tổ chun mơn:
- Góp phần cùng GVBM trong tổ nâng cao uy tín bộ mơn với HS, giảm áp lực của HS
đến với tiết học.
- Chắc chắn rằng chất lượng của tổ bộ mơn được nâng cao vì một bộ phận không nhỏ học
sinh được tiến bộ.
* Với đơn vị:

Với đề tài này tạo được sự hứng thú trong học tập ngay từ đầu năm của HS, thúc
đẩy tinh thần học tập các em góp phần nâng cao chất lượng bộ mơn tại đơn vị - có ý
nghĩa đặc biệt với HS cuối cấp.
* Với Hội đồng bộ mơn: là nguồn chia sẽ hữu hiệu và tích cực giúp GV hố học có tâm
thế chủ động ngay từ việc đặt những “viên gạch” đầu tiên của hoá học 9.
VI. Mức độ ảnh hưởng
Với các nội dung như đã nêu và phân tích ở trên, đề tài này khơng chỉ giúp cho GV
bộ mơn hố học và HS THCS trong toàn tỉnh khắc phục được tâm lý chủ quan, xem nhẹ
các nội dung đầu năm mà còn định dạng và định hướng được các nội dung trọng tâm của
hoá học 8 cần ơn tập, giúp cho việc học hố học 9 trở nên nhẹ nhàng và hiệu quả hơn.
Xác định đúng và trọng tâm một số nội dung tiết ôn tập đầu năm góp phần giúp cho
việc truyền đạt kiến thức đến học sinh trong những tiết tiếp theo trở nên nhẹ nhàng và
hiệu quả hơn, thu hút hơn. Các em sẽ viết đúng CTHH của sản phẩm trong phương trình
hố học một cách dễ dàng vì hố trị của một nguyên tố được giữ nguyên khi chúng tham
gia liên kết với nguyên tử của nguyên tố hay nhóm nguyên tố khác, xác định được CTHH
của bạn viết sai; nhìn vào thành phần cấu tạo CTHH HS xác định được CTHH đó là chất
vơ cơ nào, giúp cho các em thuận lợi khi viết sản phẩm của PTHH; dựa vào nội dung đề
bài cho HS biết đưa ra hướng để tính số mol. Chính vì thế, học sinh sẽ tiếp thu bài chắc
chắn, nhanh chóng và giờ học trở nên hấp dẫn, sinh động hơn. Tạo ra các thế hệ học sinh
năng động, tích cực học tập trong mơi trường thoải mái sẽ là nhân tố quyết định sự phát
triển bền vững, lâu dài cho đơn vị.
VII. Kết luận
Sự khác biệt và sáng tạo của đề tài là giải quyết vấn đề từ những tiết học đầu năm.
Chính vì thế tạo ra tâm thế chủ động cho GV và HS từ buổi học đầu, có sự đầu tư chu đáo
về nội dung cũng như phương pháp từ hai phía. Giúp cho những tiết học đầu năm đặc
biệt là tiết ôn tập hiệu quả hơn, đặc biệt là gợi lại và khắc sâu các kiến thức trọng tâm của
hoá học 8 làm nền tảng để học tốt hoá học 9. Các em chuẩn bị tốt nội dung bài học theo
định hướng GV, giúp cho tiết học sinh động, không nhàm chán, hay như là lối truyền thụ
kiến thức một chiều, buộc các em ghi nhận rồi từ từ hiểu. Tôi không hy vọng đề tài mang
lại giá trị phổ quát rộng, nhưng tin chắc rằng với một ít kinh nghiệm dạy cho tiết ôn tập

đầu năm theo định hướng như đã nêu ở trên, giúp cho thầy cô GV bộ mơn trong tỉnh có
cách tổ chức và dạy học phù hợp nhất để kiến thức bài ôn tập không tràn lan, có tính định
12


hướng để khắc sâu kiến thức trọng tâm hoá học 8 và tiếp tục dùng kiến thức đó làm nền
tảng học tốt hố học 9.
Trong q trình thực hiện khơng khỏi mang tính chủ quan, rất mong các đồng chí
lãnh đạo, đồng nghiệp góp ý để đề tài ngày càng hồn thiện hơn và đi sâu vào thực tiễn.
Tơi cam đoan những nội dung báo cáo là đúng sự thật./.
Xác nhận của đơn vị áp dụng sáng kiến

Người viết sáng kiến

Lê Trường Giang

PHỤ LỤC
Tuần 01; Tiết: 1,2

Ngày dạy:…………….
ÔN TẬP

I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết được:
- Cách viết cơng thức hóa học đúng, xác định được cơng thức hố học sai.
- Xác định và phân loại được Oxit, Axít , Bazơ , Muối .
- Vận dụng cơng thức tính số mol đúng cho từng bài cụ thể.
13



2. Kỹ năng :
- Bước đầu học sinh biết phải làm gì để học tốt mơn Hố học, trước hết là phải có hứng
thú say mê học tập, biết quan sát, chú ý rèn luyện óc tư duy sáng tạo, nhớ lại các kiến
thức đã học.
3. Thái độ : - Nghiêm túc, cẩn thận, thật thà .
* Năng lực HS cần hướng tới:
- Năng lực sử dụng ngơn ngữ hóa học
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học
- Năng lực tính tốn hóa học
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: kiến thức và bài tập .
2. Học Sinh: chuẩn bị một số kiến đã học ở lớp 8.
2.1. Liệt kê các phi kim và kim loại thường gặp (kèm hoá trị của chúng)? (định
hướng: nghiên cứu bảng trang 42 của sách giáo khoa hoá học 8 của nhà xuất bản Giáo
dục)
2.2. Liệt kê các gốc đã được giới thiệu lớp 8? (định hướng: nghiên cứu bảng trang 43
của sách giáo khoa hoá học 8 của nhà xuất bản Giáo dục)
2.3. Quy tắc hoá trị được phát biểu như thế nào? Ý nghĩa của qui tắc hoá trị? (định
hướng: nghiên cứu bài 10 của sách giáo khoa hoá học 8 của nhà xuất bản Giáo dục)
2.4. Liệt kê các chất vô cơ đã được học lớp, mỗi chất vô cơ cho 2 VD? (định hướng:
nghiên cứu bài 26 và 37 của sách giáo khoa hoá học 8 của nhà xuất bản Giáo dục)
2.5. Liệt kê các cơng thức tính số mol và chuyển đổi chúng? (định hướng: nghiên cứu
bài 19 và 42 của sách giáo khoa hoá học 8 của nhà xuất bản Giáo dục)
3. Phương pháp: vấn đáp, đặt vấn đề, thuyết trình.
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới:
Hoạt động GV - HS


Nội dung

Hoạt động 1: (25’)

I . Kiến thức cần nhớ .

- GV: Yêu cầu HS thảo luận 1. Bảng hóa trị thu gọn thường dùng
cặp đôi nội dung 2.1 và 2.2 đã
++ Kim loại hoá trị I: K, Na, Ag (Khi, Nào, Ăn)
chuẩn bị
++ Kim loại hoá trị II: Ba, Ca, Mg, Zn, Fe, Pb, Cu
14


- HS: lắng nghe ghi nhận,
thực hiện

(Ba, Cần, May, Giáp(zap), Sắt, Phải, (có) Đồng)
++ Kim loại hố trị III: Al, Fe (Áo, sắt)

- GV: yêu cầu HS nêu kết
++ Phi kim thường gặp: S(II, IV, VI), C(II, IV), P(III,
quả, bổ sung và chốt lại có V), N( II, III, IV, V ), O(II)
trong điểm để nhớ
++ Các gốc: Cl, NO3(I); SO4, CO3 (II); PO4(III)

Viết đúng CTHH: hoá trị nguyên tố này là chỉ số nguyên tố
kia hay nhóm nguyên tố kia, hoặc là viết CTHH cần thành
lập, ghi hoá trị lên phía trên ngun tố hay nhóm ngun tố,
- GV yêu cẩu Hs trả lời nội ghi chéo hoá trị xuống làm chỉ số

dung 2.3
Lập CTHH của: S(IV) và O(II)  S2O4 = SO2
- HS thực hiện theo yêu cầu
- GV chốt lại vấn đề: dùng qui
tắc hoá trị để viết đúng CTHH
và xác định CTHH đúng hay
sai

IV II
 S O = S2O4 = SO2
Na(I) và SO4 (II) = Na2(SO4)1 = Na2SO4
I II
Na (SO4) = Na2(SO4)1 = Na2SO4

BT1: Lập CTHH của H (I) và
Cl (I), Ba (II) và Cl (I), Fe BT1: HCl, BaCl2 , Fe2O3 , FeO , Na2SO4 , BaSO4 ,
(III) và O(II), Fe (II) và O(II), Al2(SO4)3 , AlPO4
Na(I) và SO4(II), Ba (II) và
SO4(II), Al(III) và SO4 (II),
Al(III) và PO4 (III)

- GV HD HS cách xác định
CTHH sai
* Cách xác định cơng thức sai:
Bước 1: Ghi hố trị lên phía trên ngun tố hay nhóm
ngun tố càn xác định.
Bước 2: Tính tích hố trị và chỉ số từng nguyên tố hay
nhóm nguyên tố
Bước 3: So sánh 2 tích vừa tính nếu tích bằng là CTHH
đúng, tích khơng bằng CTHH là sai

Biết Ba(II), Cl(I), SO4(II), Hãy xác định CTHH BaCl3
15


và BaSO4 là đúng hay sai
II I
BaCl3 : tích hố trị và chỉ số của Ba là II x 1 = 2
tích hố trị và chỉ số của Cl là I x 3 = 3
Hai tích khơng bằng nên CTHH là sai
II II
BaSO4 : tích hố trị và chỉ số của Ba là II x 1 = 2
tích hố trị và chỉ số của SO4 là II x 1 = 2
BT2: Cho H (I) và NO3(I), Fe
Hai tích bằng nên CTHH là đúng
(III) và SO4(II), Fe (II) và
S(II), Na(I) và Cl (I), K (I) và
SO4(II). CTHH nào sau đây H2NO3 sai  HNO3
đúng, sai: H2NO3, FeSO4, FeSO4 sai  Fe2(SO4)3
FeS, NaCl, KSO4,
FeS, NaCl: đúng
KSO4 sai  K2SO4
Hoạt động 2: (15’)

2. Xác định và phân loại 4 chất vô cơ
- GV: yêu cầu HS thảo luận 2
bàn trả lời nội dung 2.4
+ HS ghi nhận thực hiện, báo
cáo và bổ sung theo yêu cầu
+ GV làm vấn đề khác biệt,
chốt lại nội dung

- GV: nhìn vào CTHH làm
cách nào nhận biết CTHH đó
thuộc loại chất vơ cơ nào?
+ HS nêu theo yêu cầu
+ GV làm vấn đề khác biệt,
chốt lại nội dung

Có 4 loại chất vơ cơ: oxit, axit, bazơ, muối

Cách
Oxit
định
Oxit
Oxit
dạng
của
của
chất
kim
phi
vơ cơ
loai
kim
dựa
Có 2
Có 2
vào
CTHH nguyên nguyên
tố gồm tố gồm
tận

tận
cùng là cùng là
16

Axit
Bắt
đầu
bằng
chữ H
trừ
H2O

Bazơ

Muối

Kết thúc Kim
là gốc - loại và
OH
các
gốc
axit
(Công
thức
lạ)


VD

Oxi và

phía
trước
là kim
loại

Oxi và
phía
trước
là phi
kim

CaO,
MgO

CO2,
SO2,
P2O5,
N2O5

Na2O,
Al2O3

HCl,
NaOH, NaCl,
HF,
Ca(OH)2 BaSO4
HNO3,
Al(OH)3 CuCl2
H3PO4,
H2SO4

AgNO3

Hoạt động 3 (28’)
- GV: yêu cầu HS thảo luận 2
bàn trả lời nội dung 2.5
+ HS ghi nhận thực hiện, báo
cáo và bổ sung theo u cầu

3. Các cơng thức tính số mol và chuyển đổi
+ n = m/M (tính theo khối lượng (m))  m?, M?

+ GV làm vấn đề khác biệt,
chốt lại nội dung

Liệt kê từng thành phần trong công thức ra

- GV: đều là tính số mol,
nhưng 3 cơng thức đó khác
biệt ở điểm nào?

Liệt kê từng thành phần trong công thức ra

+ HS nêu theo yêu cầu

+ n = CM x V (chất lỏng)  CM?, V?
+ n = V/22.4 (chất khí, ĐKTC)  V?
Liệt kê từng thành phần trong công thức ra

+ GV làm vấn đề khác biệt,
chốt lại nội dung

BT3: hãy tính số mol trong
các trường hợp sau
a. 16 gam O2, 3.36 lít khí
H2(ĐKTC)

BT3
b. 200ml HCl có nồng độ
a. 16 gam nên dùng cơng thức n = m/M
0.5M, 4480ml O2 (ĐKTC)
GV phân tích đề cho HS, HS nO2 = mO2/M O2 = 16/ 2x16 = 0.5 (mol)
thảo luận nhóm giải quyết vấn 3.36 lít khí H2(ĐKTC) nên dùng n = v/22.4
đề trong 6 phút
nH2 = vH2/22.4 = 3.36/22.4 = 0.15 (mol)
b. 200ml HCl có nồng độ 0.5M
nHCl = CM x v = 0.2 x 0.5 = 0.01 (mol)
BT4: Cho 5.6g sắt tác dụng

4480ml O2 (ĐKTC)
17


với dung dịch HCl dư. Tính
thể tích khí thu được
(ĐKTC)?

nO2 = vO2/22.4 = 4.48/22.4 = 0.2 (mol)

BT4
Đề cho 5.6g Fe nên ta dùng n = m/M (vì Fe là chất rắn)
nFe = mFe/ MFe = 5.6/56 0.1 (mol)

* Giới thiệu một số khái niệm
Fe + 2HCl  FeCl2 + H2
đáp ứng yêu cầu lớp 10
0.1 0.2
0.1
0.1
- Nêu được khái niệm acid
(tạo ra ion H+).

vH2 = nH2 x 22.4 = 0.1 x 22.4 = 2.24 (l)

- Nêu được khái niệm base
(tạo ra ion OH–).
- Nêu được khái niệm về
muối (các muối thơng thường
là hợp chất được hình thành
từ sự thay thế ion H+ của acid
bởi ion kim loại hoặc ion
NH4+).
-Giới thiệu khái niệm thể tích
mol của chất khí ở áp suất 1
bar và 25 0C.
-

Giới

thiệu

công


thức

* Một số khái niệm đáp ứng yêu cầu lớp 10
- Axit là chất trong nước phân li ra ion H+.
VD: HCl-> H+ + Cl- Bazơ là chất khi tan trong nước phân li ra ion OH-.
VD: NaOH-> Na+ + OH- Muối là chất khi tan trong nước phân li ra cation kim loại
hoặc amoni (NH4+) và anion gốc axit.
- Thể tích mol của chất khí ở áp suất 1 bar và 25 0C là 24,79
l/mol

- Công thức tính số mol chất khí ở điều kiện chuẩn áp suất
để chuyển 1 bar ở 25 0C.
đổi giữa số mol và thể tích
V (L)
chất khí ở điều kiện chuẩn: áp n(mol) 
24, 79( L / mol)
suất 1 bar ở 25 0C.
n(mol) 

V (L)
24, 79( L / mol)

4. Củng cố - Luyện tập: (14’)
BT1: Cho các chất sau: SO3, ZnO, NaCl, HCl, NaOH, CaCl2, CaO, Cu(OH)2a. Chất nào là oxit kim loại?
b. Chất nào là oxit phi kim?
c. Chất nào là bazơ?
d. Chất nào là axit?
e. Chất nào là muối?
BT2: CTHH nào sau đây là sai: BaO2, H2O, H2 (SO4)2, KO
18



BT3: Tính số mol trong các trường hợp sau
a. 32 gam Cu, 8.96 lít khí N2(ĐKTC)
b. 400ml HCl có nồng độ 2M, 3360ml O2 (ĐKTC)
BT4: a. Cho a gam sắt tác dụng hết với 200ml H2SO4 2M. Tính a gam
b. Cho Cho a gam sắt tác dụng hết với 200ml H2SO4 thu được 4.48 lít (ĐKTC).Tính
a gam và CM H2SO4
5. Hướng dẫn tự học ở nhà: (2’)
- Xem lai các cơng thức tính tốn đã họcqua 2 tiết. Cách cân bằng PTHH
- Xem trước bài 1 : TCHH của Oxit – khái quát về sự phân loại Oxit
+ TCHH của Oxit Axit? TCHH của Oxit Bazơ?
+ Phân loại Oxit?
IV. RÚT KINH NGHIỆM:

19



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×