Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

(Tiểu luận) đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong sự tăng trưởngkinh tế của đất nước hãy cho biết tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.47 MB, 20 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ
MƠN: KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ MƠI TRƯỜNG
Đề bài: Đầu tư trực tiếp nước ngồi đóng vai trị quan trọng trong sự tăng trưởng
kinh tế của đất nước. Hãy cho biết tác động của đầu tư trực tiếp nước ngồi đến mơi
trường sinh thái ở Việt Nam và đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu những tác
động tiêu cực.

Lớp học phần: Kinh tế và quản lý môi trường(222)_10
Giảng viên hướng dẫn: TS.Ngô Thanh Mai
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thương
Mã sinh viên: 11226176 – STT: 50

Hà Nội, 2023


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ………………………………………………………………………...2
NỘI DUNG

………………………………………………………………………...2

A.TỔNG QUAN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
1. Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngồi ……………………………………2
2. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngồi ……………………………………2
3. Vai trị quan trọng của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong sự phát triển kinh tếxã hội của đất nước ……………………………………………………………3
B. TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGỒI ĐẾN MƠI TRƯỜNG
SINH THÁI Ở VIỆT NAM
1. Tác động tích cực …………………………………………………………….4


2. Tác động tiêu cực …………………………………………………………….8
C. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỤC
1. Hoàn thiện bổ sung hệ thống chính sách, quy định pháp luật về đầu tư nước
ngồi ………………………………………………………………………..14
2. Lọc dự án FDI dùng công nghệ không phù hợp luật, khai thác tài nguyên môi
trường quá mức ………………………………………………………………14
3. Thu hút FDI xanh ……………………………………………………………15
4. Tăng cường quản lý, giám sát với dự án FDI ………………………………...16
5. Một số giải pháp khác ………………………………………………………...16
D. KẾT LUẬN ………………………………………………………………………17
E. TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………………………..17

1


LỜI MỞ ĐẦU
Kể từ khi Việt Nam bắt đầu quá trình Đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế, khu vực
đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ngày càng thể hiện tầm ảnh hưởng lớn tới sự phát
triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Đây được coi là “cú hch” nhằm giúp đất nước
thốt khỏi “cái vịng luẩn quẩn” về kinh tế. Thực tế sau 30 năm mở cửa và hội nhập
kinh tế, vốn FDI là một kênh bổ sung vốn rất quan trọng cho nền kinh tế, đáp ứng nhu
cầu đầu tư, phát triển và tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đó,
FDI cũng đã bộc lộ một số những hạn chế, trong đó có vấn đề về ơ nhiễm mơi trường.
Ơ nhiễm mơi trường ln là chủ đề nóng hổi của mỗi quốc gia, đặc biệt là Việt Nammột đất nước đang phát triển gắn với mục tiêu phát triển bền vững: kinh tế, xã hội và
môi trường. Đầu tư trực tiếp nước ngồi đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong sự tăng
trưởng kinh tế của đất nước nhưng ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sinh thái của
Việt Nam. Vậy biện pháp đưa ra là gì để nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực ấy
là gì?
NỘI DUNG
A. TỔNG QUAN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

1. Khái niệm về đầu tư trực tiếp
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI – Foreign Direct Investment) là hoạt động di chuyển
vốn giữa các quốc gia, trong đó nhà đầu tư nước này mang vốn bằng tiền hoặc bất kỳ
tài sản nào sang các nước khác để tiến hành hoạt động đầu tư và trực tiếp nắm quyền
quản lý cơ sở kinh doanh tại nước đó.
2. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngồi
● Đầu tư FDI theo mục đích của nhà đầu tư
-

Đầu tư theo chiều ngang là dạng đầu tư chỉ rót vốn vào cơng ty nước ngồi
cùng ngành hoặc sản xuất những mặt hàng tương tự nhau như ở công ty đi đầu
tư.

-

Đầu tư theo chiều dọc là dạng đầu tư được thực hiện trong suốt chiều dài chuỗi
cung ứng của cơng ty, có thể trong một ngành hoặc nhiều ngành khác nhau.

● Đầu tư FDI dựa trên vốn sở hữu

2


-

Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế là hình thức đầu tư trực tiếp mà nhà đầu tư với
tư cách là một tổ chức kinh tế hợp pháp bỏ vốn và tài sản của mình vào thành
lập doanh nghiệp mới.

-


Đầu tư tư nhân là hình thức đầu tư mà trong đó chủ đầu tư với tư cách là một cá
nhân kinh doanh cung cấp nguồn lực đầu tư vào một quốc gia khác.

● Góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế
Góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế là một trong 4 hình thức đầu
tư gián tiếp giữa hai hoặc nhiều thực thể đến từ các quốc gia khác nhau.
● Đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP
Đầu tư theo hình thức hợp đồng đối tác cơng tư PPP là hình thức đầu tư được thực
hiện trên cơ sở hợp đồng giữa các cơ quan có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp
để cùng thực hiện, quản lý và vận hành dự án.
● Đầu tư theo hợp đồng BCC
Đầu tư theo hợp đồng BCC là hình thức hợp tác kinh doanh, ký kết đầu tư giữa các
nhà đầu tư với nhau nhằm mục đích phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm.
3. Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngồi đối với Việt Nam
Việt Nam chính thức mở cửa giao thương cách đây 30 năm, đó cũng là lúc các nguồn
đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào thị trường. Trải qua một quãng thời gian dài đó,
FDI đã thể hiện vai trị quan trọng đối với nền kinh tế cũng như các lĩnh vực về xã hội
- văn hóa với Việt Nam:
● Kinh tế: Góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, nâng cao năng lực
quản lý kinh tế, quản trị doanh nghiệp
● Thị trường: Nâng cao năng lực công nghệ, năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp trên thị trường
● Cơ cấu: Góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế, hình thành một số ngành công
nghiệp chủ lực
● Nhân lực: Thông qua việc hợp tác với doanh nghiệp nước ngoài, người lao
động được tiếp thu trình độ kỹ thuật và kỹ năng quản lý hiện đại, thích hợp với
mơi trường hiện giờ.
B. TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGỒI ĐẾN MƠI TRƯỜNG
SINH THÁI Ở VIỆT NAM


3


FDI đã tích cực tham gia vào q trình chuyển giao công nghệ xanh, thực hiện đầy đủ
trách nhiệm xã hội, xây dựng và nâng cao nhận thức về nền kinh tế xanh cho người
lao động và người tiêu dùng. Bên cạnh những tác động tích cực, nhiều sự cố môi
trường xảy ra do hoạt động của các doanh nghiệp FDI trong những năm qua là bằng
chứng cho thấy tác động tiêu cực của việc thu hút FDI đến môi trường ở Việt Nam.
Cùng tìm hiểu những tác động tích cực và tiêu cực do hoạt động này đem lại nhé.
1. TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC
a. FDI triển khai các hoạt động ‘xanh hóa’
Hiện nay, FDI cùng với việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường (FDI xanh) đang là một
xu hướng đầu tư tất yếu, đồng thời các quốc gia nhận đầu tư ngày càng chú trọng đến
việc tăng cường các chính sách bảo vệ mơi trường. Vì vậy, khi Việt Nam nhận được
các dự án đầu tư FDI sạch, sẽ có cơ hội đón nhận các cơng nghệ xử lý, thân thiện với
môi trường hiện đại, vừa tăng được các lợi ích về kinh tế, vừa đảm bảo mơi trường.
Đặc biệt, sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài đối với kinh tế xanh, sản xuất xanh ít
nhiều tạo được những tác động lan tỏa tích cực đối với nền kinh tế Việt Nam. Và một
số quốc gia lớn trên thế giới chọn Việt Nam làm điểm đến hứa hẹn tạo ra một "làn
sóng" đầu tư mới thay đổi nền kinh tế. Nhiều năm qua, cộng đồng doanh nghiệp FDI
tại ĐBSCL đã có nhiều đóng góp tích cực về cả tư duy lẫn hành động cho công tác
chuyển đổi sang phát triển xanh, đơn cử là công ty Lee & Man Việt Nam tại thị trấn
Mái Dầm, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang. Kể từ lúc đi vào vận hành, doanh
nghiệp này đã triển khai các hoạt động như “xanh hố" khn viên nhà máy, ứng dụng
mơ hình nơng trại xanh, nuôi ốc, cá trong hồ sinh thái,…Hay trong một cuộc hội thảo,
ông Alain Cany - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam (EuroCham)
nhận định: "Đây không phải là chuyện tương lai, mà thực tế đang diễn ra rồi. Chúng
tôi đang thực hiện một chương trình xúc tiến đầu tư, dự kiến sẽ đưa khoảng 300 doanh
nghiệp châu Âu trong các lĩnh vực kinh tế xanh đến Việt Nam để tìm hiểu đầu tư và

phản hồi của doanh nghiệp là rất tích cực. Với chính sách khuyến khích tăng trưởng
bền vững, Việt Nam có thể đi trước nhiều quốc gia khác trong khu vực"
-

Ví dụ: Tập đoàn SCG (Top 50 doanh nghiệp FDI tiêu biểu hàng đầu tại Việt
Nam về tăng trưởng xanh), xây dựng chiến lược ESG 4 Plus với 4 lộ trình
chính, gồm: “Hướng đến phát thải rịng bằng khơng (Set Net Zero) - Phát triển

4


xanh (Go Green) - Giảm bất bình đẳng (Reduce Inequality) - Thúc đẩy sự hợp
tác (Embrace Collaboration) đồng thời chú trọng quản trị minh bạch
(Harnessing Good Governance)
b. FDI cho ra đời những sản phẩm mới tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu
FDI có tác động tích cực tới mơi trường thơng qua việc ra đời những sản phẩm mới
tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng tái tạo giảm bớt sự phụ thuộc vào những
nguyên liệu, hoặc nguồn năng lượng truyền thống và các giải pháp nâng cao hiệu quả
hoạt động sản xuất hoặc các kinh nghiệm tốt về bảo vệ mơi trường. Ngồi ra, sự có
mặt của các cơng ty đa quốc gia cũng có tác động lan tỏa đối với các công ty trong
nước thông qua việc chuyển giao công nghệ tiên tiến, kỹ năng chuyên môn và những
yêu cầu áp dụng tiêu chuẩn môi trường nghiêm ngặt. Điều đó, làm thúc đẩy các cơng
ty, doanh nghiệp trong nước đảm bảo thực hiện những điều kiện của các nước đặt ra,
để thu hút được vốn thì doanh nghiệp cần xử lý tốt được những chất thải, chất ô nhiễm
từ quá trình sản xuất. Và dưới đây là một số dự án sử dụng, tái tạo năng lượng tự
nhiên:
-

Một doanh nghiệp sản xuất trang sức từ Đan Mạch đang lên kế hoạch xây dựng
nhà máy trị giá 100 triệu USD tại Việt Nam. Đây sẽ là nhà máy thứ 3 trên tồn

cầu và có vai trị chiến lược trong chuỗi cung ứng của tập đoàn và đáp ứng
được nhu cầu xây dựng nhà máy 100% sử dụng năng lượng tái tạo.

-

Khu vực rộng 1.000 ha đang được đầu tư xây dựng để trở thành một trong
những khu công nghiệp đầu tiên của Việt Nam theo hướng thông minh, bền
vững. Điểm đặc biệt là ở đây sẽ hình thành nên một trang trại điện năng lượng
mặt trời rộng 50ha để cung cấp năng lượng tái tạo cho các doanh nghiệp trong
khu.

c. FDI tác động tích cực đến doanh nghiệp trong nước bảo vệ môi trường
Mặt khác, Ban quản lý các khu cơng nghiệp cũng nhìn nhận tích cực hơn về vai trị
của việc bảo vệ mơi trường như là một yếu tố tiên quyết để thu hút FDI. Trước đây,
bảo vệ mơi trường thường được nhìn nhận với tác động làm tăng chi phí, do đó khơng
đồng nhất với lợi ích kinh tế. Tuy nhiên, các khu công nghiệp hiện đã quan tâm hơn
đến sàng lọc, đánh giá tác động môi trường nhằm bảo đảm các dự án đầu tư sẽ thân
thiện với môi trường.

5


Document continues below
Discover more
from: giá tài
Lượng
nguyên và môi…
MTKT1155
Đại học Kinh tế…
141 documents


Go to course

Chuyen de 23 Dong
25

5

2

8

Nai - Địa lý thủy văn
Lượng giá
tài nguyê…

100% (1)

1. KT1 - Nguyễn Thị
Thu Hà 11216740
Lượng giá
tài nguyê…

100% (1)

Trái Đất - Thông tin
cơ bản về Trái Đất
Lượng giá
tài nguyê…


100% (1)

TDDG-NHOM-1 - bài
nhóm
Lượng giá tài
nguyên và…

None


14

NHĨM 4. Ơ nhiễm
mơi trường nước ở…
Lượng giá tài

None

Ngồi ra, thông qua các điều kiện về chuyển giao công nghệ thường
đi kèm
với các
nguyên
và…
dòng vốn FDI, các doanh nghiệp FDI sẽ chuyển giao công nghệ xanh cho các doanh
nghiệp nội địa, do đó góp phần dẫn đến giảm tổng lượng khí thải trong dài hạn so với

việc nếu khơng có sự hiện diện của các doanh nghiệp FDI tại cácTHỰC
quốc giaTRẠNG
đang phát VÀ


PHÁP
triển đó (Golub và cộng sự, 2011; Doytch và Uctum, 2016). MộtGIẢI
số nghiên
cứu KHAI…
thực
9

nghiệm cũng chỉ ra sự tồn tại của giả thuyết này trên thực tế, nhưLượng
Eskeland
giávàtài
Harrison (2003) chỉ ra rằng vốn FDI của Hoa Kỳ vào các nước đang
phát triển
nguyên
và… đã góp
phần tiết kiệm năng lượng hơn và sử dụng nhiều năng lượng sạch hơn đáng kể so với
FDI của các nước khác. Ngonadi và cộng sự (2020) cũng chỉ ra rằng dòng vốn FDI
vào làm giảm khí thải CO2 tại châu Phi hạ Sahara trong giai đoạn 2004 - 2015 bằng
phương pháp hồi quy moment tổng quát hóa. Nghiên cứu của Tang và Tan (2015),
Asghari (2013) cũng hỗ trợ cho giả thuyết này khi chỉ ra rằng vốn FDI tăng lên góp
phần làm giảm phát thải CO2.
Hiện nay, các doanh nghiệp ở nước ta đã có sự chủ động nên các dự án FDI bắt đầu có
sự chuyển hướng rõ nét. Chẳng hạn, một số dự án năng lượng sạch đã được cấp phép
trong thời gian gần đây, như Dự án Nhà máy Điện khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) Bạc
Liêu thuộc Trung tâm Nhiệt điện LNG Bạc Liêu (Singapore), vốn đầu tư đăng ký 4 tỷ
USD (năm 2020), hay dự án Nhà máy Điện LNG Long An I và II (Singapore), tổng
vốn đăng ký trên 3,1 tỷ USD với mục tiêu truyền tải và phân phối điện, sản xuất điện
tại Long An (năm 2021).
-

Ví dụ: Khu công nghiệp sinh thái Nam Cầu Kiền, hay các khu công nghiệp

được chọn làm khu công nghiệp sinh thái trong khuôn khổ Dự án “Triển khai
khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam theo hướng tiếp cận từ Chương trình
khu cơng nghiệp sinh thái tồn cầu”

d. FDI áp dụng khoa học, công nghệ tiên tiến vào Việt Nam
Việc đầu tư trực tiếp nước ngoài giúp đất nước ta áp dụng được những công nghệ tiên
tiến, kỹ thuật cao từ các nước lớn trên thế giới và từ đó, áp dụng vào việc xử lý các
chất thải, chất ô nhiễm trước khi thải ra ngồi mơi trường. Vì các doanh nghiệp FDI
thường là các tập đoàn phát triển trên thế giới, sử dụng quy trình sản xuất ứng dụng
cơng nghệ mới, sạch hơn và tiết kiệm năng lượng hơn so với các công ty nội địa
(Dermena và Afesorgbor, 2019; Zarsky, 1999). Ngay cả khi các doanh nghiệp FDI

6

None


không sử dụng công nghệ sạch nhất so với khi sản xuất tại các quốc gia phát triển thì
các doanh nghiệp này vẫn có nhiều khả năng sử dụng cơng nghệ sạch hơn các cơng
nghệ hiện có mà các doanh nghiệp nội địa ở nước ta đang phát triển sử dụng. Do đó,
tác động gây hại tới mơi trường của các doanh nghiệp FDI khơng tồn tại mãi mãi
(Asghari, 2013).
Ví dụ: Việt Nam chủ yếu đang áp dụng hai công nghệ xử lý rác khá sơ đẳng : chôn lấp
và đốt để xử lý khoảng 25 triệu tấn chất thải rắn sinh hoạt hàng năm, trong đó hơn
50% là chất thải rắn sinh hoạt đô thị. Tuy nhiên, chưa một hình thức nào được cơng
nhận thực sự có hiệu quả, thậm chí cịn gây thêm ơ nhiễm. Cịn từ năm 2001,
Singapore đã triển khai chương trình xử lý rác thải nhằm tăng tỷ lệ tái chế thông qua
phân loại rác tại nguồn từ các hộ gia đình, các chợ, các cơ sở kinh doanh. Tỷ lệ tái chế
rác hiện ở mức cao là 60%, Singapore chỉ chôn 2% lượng rác thải rắn và đã xây đảo
nhân tạo được bồi lấp từ rác. Nước này cũng dùng phương pháp đốt, nhờ đó giảm

được lượng rác đổ vào các bãi chơn đồng thời có thể tạo ra điện năng. Hiện nay, 4 nhà
máy đốt 38% rác thải đáp ứng gần 3% nhu cầu điện năng của Singapore. Vậy khi áp
dụng được những công nghệ, kỹ thuật của các nước khác, vấn nạn ô nhiễm môi trường
ở Việt Nam sẽ khả quan hơn.
● Một số dự án có cơng nghệ tiêu biểu như:
-

Dự án hệ thống xử lý nước thải y tế tại Bệnh viện Chợ Rẫy

-

Công ty Điện lực Phú Mỹ 3 với việc cài đặt hệ thống phát hiện rò rỉ tự động và
trồng 4.000 cây xanh xung quanh công ty…

e. Những đóng góp tích cực khác
Ngồi ra, việc FDI góp phần giúp tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam, và lợi ích kinh tế
này được sử dụng một phần giúp giải quyết các vấn đề về môi trường theo các phương
cách khác nhau. Vì khi kinh tế nước ta phát triển, chúng ta sẽ hướng tới một cuộc sống
xanh sạch đẹp và khi có điều kiện về kinh tế, sẽ sáng chế, áp dụng được nhiều thành
tựu khoa học kĩ thuật để xử lý ô nhiễm môi trường.
Khu vực FDI đã và đang tích cực tham gia vào q trình chuyển giao công nghệ xanh,
thực hiện đầy đủ trách nhiệm xã hội, xây dựng và nâng cao nhận thức về nền kinh tế
xanh cho người lao động và người tiêu dùng. giúp loại bỏ các nguy cơ khủng hoảng,

7


duy trì sự ổn định xã hội và giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu phát triển xanh
và bền vững, tiếp tục đóng góp cho các cộng đồng địa phương tại Việt Nam.
2. TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC

a. Nguy cơ Việt Nam trở thành bãi thải cơng nghệ
Khơng ít dự án nhập khẩu máy móc, thiết bị lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường không
được phát hiện kịp thời. Lợi dụng trình độ cơng nghệ thấp và quản lý yếu kém của
nước chủ nhà, một số nhà đầu tư nước ngồi thơng qua con đường FDI để tiêu thụ
những máy móc, thiết bị lạc hậu, thậm chí đã thải loại sang nước tiếp nhận FDI. Thực
tế ở nhiều nước cho thấy khi thực hiện các dự án liên doanh, các đối tác nước ngồi đã
tranh thủ góp vốn bằng các thiết bị và vật tư đã lạc hậu, đã qua sử dụng (được tân
trang) hoặc nhiều khi đã đến thời hạn thanh lý. Nếu khơng có những quy định và sự
kiểm soát chặt chẽ, nước ta dễ trở thành “bãi thải công nghệ” của các công ty xuyên
quốc gia, gây thiệt hại to lớn cho nền kinh tế, đồng thời làm gia tăng vấn đề ô nhiễm
môi trường, đã và đang là vấn đề nan giải của toàn cầu. Và chúng ta đang phải trả lời
cho câu hỏi: EVFTA khi có hiệu lực liệu có biến Việt Nam trở thành bãi rác thải công
nghệ thấp, chuyên gia công công nghệ?
Theo Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, từ đầu năm đến nay ghi nhận sự
gia tăng đột biến dịng đầu tư nước ngồi từ Trung Quốc vào Việt Nam. Cụ thể, trong
95 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, Hongkong (Trung Quốc)
dẫn đầu với tổng vốn đầu tư 5,3 tỷ USD và Trung Quốc đứng vị trí thứ ba với tổng
vốn đầu tư đăng ký 2,29 tỷ USD, chiếm 12,4% tổng vốn đầu tư… Điều này gây khơng
ít bất lợi đối với thương mại, kinh tế, có nguy cơ khiến Việt Nam trở thành bãi chứa
rác thải công nghệ.
b. Hệ sinh thái bị ơ nhiễm nghiêm trọng
Có thể nói nơi nào tập trung càng nhiều khu cơng nghiệp thì nơi đó mơi trường càng
bị ơ nhiễm nặng. Một số doanh nghiệp FDI đã gây ra sự cố môi trường nghiêm trọng,
làm biến đổi hệ sinh thái, chưa tuân thủ nghiêm các quy định về bảo vệ môi trường
khi đầu tư sản xuất, kinh doanh vào Việt Nam, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, an
sinh xã hội trên địa bàn và gây bức xúc trong dư luận nhân dân. Người ta đã đề cập rất
nhiều về FDI "chưa sạch" tại Việt Nam liên quan đến vấn đề các khu công nghiệp mở
rộng làm diện tích rừng bị thu hẹp, cuộc sống, nơi cư trú của các động vật hoang dã,

8



thực vật đã bị xáo trộn, phá hủy, ảnh hưởng xấu đến đa dạng sinh học, tài nguyên
nước, thủy sản, biến đổi khí hậu và gia tăng ơ nhiễm các lưu vực sơng… Thậm chí
trong giai đoạn năm 2011 - 2015, có hơn 50% đối tượng thuộc diện thanh tra và kiểm
tra bị phát hiện có vi phạm về bảo vệ môi trường. Nguyên nhân vi phạm nhiều là do
mức nộp phạt thấp hơn so với chi phí đầu tư hệ thống xử lý chất thải. Bên cạnh đó,
nhiều doanh nghiệp cịn hạn chế về năng lực và tài chính, nếu có đầu tư hệ thống bảo
vệ mơi trường cũng mang tính đối phó và chỉ vận hành khi bị kiểm tra.
-

Theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương, có
khoảng 67% doanh nghiệp FDI thuộc ngành sản xuất có giá trị gia tăng thấp,
ngày càng có nhiều doanh nghiệp FDI gây ơ nhiễm mở rộng đầu tư vào Việt
Nam. Kết quả điều tra 150 doanh nghiệp FDI năm 2016, có 45% doanh nghiệp
chưa áp dụng quy trình sản xuất ít phát thải, 69% doanh nghiệp cho rằng họ sẽ
khơng thực hiện quy trình giảm phát thải nếu như đó khơng phải là u cầu bắt
buộc, tương tự như thế 57,7% lấy lý do chi phí cao…

c. Tiêu tốn tài nguyên thiên nhiên, năng lượng
Tuy có nhiều doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam, nhưng về cơ bản có trình độ
cơng nghệ sản xuất của các doanh nghiệp chưa được tốt, tiêu tốn nhiều tài nguyên
thiên nhiên, một số dự án chiếm giữ đất lớn nhưng khơng triển khai gây lãng phí tài
ngun. Tính đến năm 2017, dòng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam đến từ các nước phát
triển, có nền khoa học công nghệ hiện đại như: Đức, Pháp, Thụy Sỹ, Mỹ, Canada,
Nga… còn khá khiêm tốn mà chủ yếu đến từ châu Á như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài
Loan, Hồng Kông, Trung Quốc… Ngoại trừ các đối tác đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản,
cịn lại về cơ bản có trình độ cơng nghệ trung bình, hàm lượng cơng nghệ cao cịn rất
ít, hiệu quả thấp, chủ yếu dựa vào khai thác tài ngun thiên nhiên, ít cơng nghệ
nguồn; nguồn vốn FDI chỉ tập trung ở ngành chế biến, chế tạo, dịch vụ, sử dụng nhiều

lao động, vốn lớn nhưng mức độ lan tỏa công nghệ thấp. Theo điều tra của Viện
Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương, tính đến năm 2017, chỉ 5% doanh nghiệp
FDI đầu tư vào Việt Nam có cơng nghệ cao, 80% có cơng nghệ trung bình, cịn lại
14% là sử dụng cơng nghệ thấp, thậm chí có dây chuyền cơng nghệ xuất hiện từ
những năm 70, 80 của thế kỷ XX; từ năm 2011 - 2015, dòng vốn FDI tập trung nhiều
nhất là lĩnh vực: dệt may, hóa chất, điện tử, giấy, gang thép - tiềm ẩn nhiều nguy cơ

9


gây ơ nhiễm mơi trường. Trong khi đó, lĩnh vực cấp nước, xử lý nước thải chỉ có
28/16.000 dự án FDI, bằng 0,2% và chiếm 0,36% tổng vốn đăng ký (710 triệu USD).
d. Bị lợi dụng thành nơi tiết kiệm chi phí của doanh nghiệp FDI
Một điều tưởng như rất nghịch lý là gần 70% doanh nghiệp FDI cho biết đầu tư vào
Việt Nam sẽ tiết kiệm chi phí về môi trường so với đầu tư ở nước họ. Bởi lẽ chi phí xử
lý nước thải ngành Dệt nhuộm, sắt thép rất lớn, việc quản lý, giám sát xả thải rất khó,
địi hỏi trình độ kỹ thuật cao. Vì thế, khi đầu tư tại Việt Nam sẽ tiết kiệm chi phí 10 15% so với đầu tư ở nước họ.
Phải chăng do chúng ta đang chạy theo thành tích tăng trưởng GDP nên dễ dãi trong
thu hút FDI, nhập khẩu ô nhiễm vào Việt Nam. Nhiều dự án FDI hiệu quả thấp, chỉ sử
dụng tài nguyên và lao động giá rẻ nhưng vẫn nhận được nhiều ưu đãi của các tỉnh về
giá đất, nước, tài nguyên, thậm chí hạ thấp tiêu chuẩn môi trường đối với dự án thuộc
lĩnh vực nhuộm, luyện kim...
e. Các doanh nghiệp FDI cố tình vi phạm các quy định bảo vệ môi trường
Theo kết quả thanh tra của Tổng cục Môi trường tại 28 tỉnh phía Bắc trong các năm
2017, 2018 và 2019 thì tỷ lệ doanh nghiệp FDI vi phạm các quy định về bảo vệ môi
trường tăng lên trong các năm. Cụ thể, năm 2017 có 12/27 doanh nghiệp vi phạm,
chiếm tỷ lệ 44,5%; năm 2018 có 14/25 doanh nghiệp vi phạm, chiếm tỷ lệ 56% và
năm 2019 là 13/19 doanh nghiệp vi phạm, chiếm tỷ lệ 68%.
Các lỗi vi phạm thường tập trung vào một số hành vi cụ thể như: Không lập lại báo
cáo đánh giá tác động môi trường của dự án theo quy định; thực hiện không đúng một

trong các nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường; khơng có Giấy xác nhận
hồn thành cơng trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án; hoặc
thực hiện không đúng một trong các nội dung trong đề án bảo vệ môi trường đã được
phê duyệt.
Bên cạnh đó, cũng có doanh nghiệp để xảy ra các vi phạm về quản lý chất thải như:
thực hiện giám sát chất thải định kỳ không đúng, không đầy đủ theo quy định; kê khai
không đầy đủ chất thải nguy hại đã chuyển giao trong chứng từ chất thải nguy hại; tự
xử lý chất thải nguy hại khi chưa được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận... Nhiều
trường hợp, doanh nghiệp lại vi phạm quy định về quản lý nước thải như: xả nước thải
vượt quy chuẩn kỹ thuật; lắp đặt đường ống để xả chất thải không qua xử lý ra môi

10


trường. Ngồi ra, nhiều cơng ty hay tập đồn đang coi trách nhiệm xã hội với môi
trường và lao động là một “gánh nặng” hoặc chỉ là cách thức hoạt động marketing, tạo
hình ảnh làm sao để có lợi cho doanh nghiệp nhất.
Đặc biệt, FDI tác động tiêu cực đến 2 vấn đề sau:
1. Ơ nhiễm mơi trường nước
Trước thực trạng về số lượng lớn nguồn vốn FDI đổ vào các khu công nghiệp, CCN,
khu chế xuất, nguy cơ gia tăng ơ nhiễm mơi trường rất lớn khi tình trạng xử lý chất
thải cụm cơng nghiệp cịn nhiều bất cập, yếu kém. Nhiều khu công nghiệp tại Việt
Nam đi vào hoạt động nhưng chưa triển khai xây dựng hệ thống xử lý nước thải cục
bộ; vi phạm về quy định xử lý chất thải, mặc dù có xây dựng hệ thống xử lý nước thải
tập trung nhưng không vận hành, hay vận hành khơng hiệu quả, xuống cấp; tồn tại
tình trạng chất thải doanh nghiệp xả trực tiếp ra môi trường khơng qua xử lý dẫn đến
tình trạng ơ nhiễm, dẫn tới những chất thải công nghiệp độc hại ngấm vào lòng đất,
nguồn nước, gây ra hệ lụy lâu dài khơng chỉ cho mơi trường, mà cịn ảnh hưởng đến
sức khỏe cư dân sinh sống quanh khu vực này. Theo Phịng nghiên cứu Chính sách
PanNature, một nghiên cứu mới đây cho thấy, có tới 80% khu cơng nghiệp vi phạm

quy định về môi trường; 23% doanh nghiệp FDI xả thải vượt quy chuẩn cho phép từ
5-12 lần và hiện chỉ có khoảng 66% trong số 289 khu cơng nghiệp trên cả nước có
trạm xử lý nước thải tập trung. Đặc biệt, DN FDI chiếm 60% tổng số các DN xả thải
vượt quy chuẩn. Về ô nhiễm do nước thải công nghiệp kết hợp với nước thải đô thị đã
gây ô nhiễm nghiêm trọng cho nhiều kênh rạch ở vùng ven TP. Hồ Chí Minh như
Tham Lương, Ba Bị, Thầy Cai, An Hạ,… Nhiều doanh nghiệp dùng các thủ đoạn xây
dựng hệ thống ngầm kiên cố xả thẳng ra sông, rạch, hoặc lợi dụng thủy triều lên
xuống để pha loãng nước thải chưa qua xử lý đưa ra môi trường như Công ty cổ phần
Sonadezi Long Thành - Đồng Nai. Đặc biệt, tại đồng bằng sơng Cửu Long có 75%
khu và 85% cụm cơng nghiệp chưa có xử lý nước thải tập trung. Và dưới đây là một
vài dự án FDI bị phát hiện trong rất nhiều dự án đang gây hậu quả nghiêm trọng cho
môi trường
-

Sự việc Công ty Vedan có những vi phạm về mơi trường Việt Nam suốt 14 năm
được lấy làm ví dụ điển hình để phân tích về trách nhiệm xã hội của các doanh
nghiệp. Việc xả thải không qua xử lý xuống sông Thị Vải, việc trốn nộp phí

11


môi trường suốt nhiều năm của Vedan được cho là một cách tiết kiệm để tăng
lợi nhuận của doanh nghiệp mà bỏ qua những quy chuẩn về môi trường.
-

Tiếp sau vụ Vedan, cơ quan chức năng của Việt Nam lại phát hiện thêm một
Vedan thứ 2 đó là Miwon - sản xuất bột ngọt tại Việt Trì (Phú Thọ), mỗi ngày
xả tới 900m3 nước thải chưa xử lý ra sông Hồng.

-


Và gần đây nhất, đường ống xả thải của Công ty Formosa Hà Tĩnh thuộc Tập
đoàn Formosa (Đài Loan) với công suất xả thải 12.000m3/1 ngày đêm chứa
độc tố phê-non, xy-a-nua,… kết hợp hy-đrơ-xít sắt, tạo thành một dạng phức
hỗn hợp (mixel) quá tiêu chuẩn cho phép đã làm khoảng 80 tấn hải sản chết
hàng loạt dọc bờ biển 4 tỉnh Bắc miền Trung từ Hà Tĩnh đến Quảng Bình,
Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, thiệt hại
to lớn về kinh tế - xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, đời sống, tư tưởng
của nhân dân, gây bức xúc dư luận và nhận được sự quan tâm lớn của tất cả
người dân.

-

Tuy nhiên, khơng chỉ có Vedan, Miwon, Formosa mà ngày càng có thêm nhiều
doanh nghiệp bị phát hiện đang ngấm ngầm phá hủy môi trường. Hoặc như
nhiều phương tiện thông tin đại chúng phản ánh: Ngày 10/5/2016, đồn cơng
tác liên ngành tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã phải niêm phong xưởng nhuộm của
Công ty TNHH Mei Sheng Textiles Việt Nam. Dù không được cấp phép nhưng
Công ty tự ý làm phân xưởng nhuộm công suất 1.100 tấn/năm; tự ý khoan 26
giếng khoan; khai thác trái phép mỗi ngày hơn 2.700m3 nước ngầm và xả thải
trái phép. Đáng chú ý, đây là lần niêm phong thứ 7 đối với Công ty này từ khi
được cấp phép hoạt động.
2. Ơ nhiễm khí thải và nồng độ CO2

Ơ nhiễm khí thải là một vấn đề “nóng” tại Việt Nam hiện nay. Theo bảng xếp hạng
quốc gia về mức độ ơ nhiễm khơng khí của IQAir, Việt Nam hiện xếp thứ 36/118 quốc
gia trên tồn thế giới, riêng Thủ đơ Hà Nội có mức độ ô nhiễm thứ 3 trên thế giới.
Tương tự như ở các đô thị lớn ở nước ta, nồng độ bụi TSP ở phần lớn các KCN, CCN
đều vượt ngưỡng cho phép theo QCVN 05: 2013/BTNMT. Ô nhiễm bụi ở các KCN,
CCN ở các tỉnh thành phía Bắc thường lớn hơn so với các KCN, CCN ở phía Nam.

Nhìn chung, chất lượng khơng khí tại nước ta bị ảnh hưởng lớn một phần bởi lượng

12


khí thải đến từ KCN chưa qua xử lý hoặc quy trình xử lý chưa đạt chất lượng. Một số
ví dụ điển hình về vi phạm xử lý khí thải công nghiệp của các doanh nghiệp FDI như
vụ vi phạm gây ảnh hưởng rất lớn tới đời sống nhân dân của Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh
Tân 2…
Bên cạnh việc mở rộng quan hệ ngoại giao kinh tế, giúp cho kinh tế nước nhà phát
triển thì FDI cịn đem đến khá nhiều vấn đề tiêu cực khác, một trong số đó chính là gia
tăng khí thải CO2 ảnh hưởng đến mơi trường. Khi dòng FDI đầu tư vào nước ta càng
nhiều đồng nghĩa với việc có nhiều khu cơng nghiệp, doanh nghiệp mọc lên, nguồn
năng lượng cần sử dụng trong các nhà máy tăng lên nhiều hơn, chất thải thải ra nhiều
hơn khiến các hệ thống xử lý đôi khi không thể xử lý hết… Những điều này đã tạo
điều kiện và cơ hội cho phát sinh khí CO2. Ngồi ra, FDI còn tác động trực tiếp đến
tăng trưởng kinh tế GDP và tăng trưởng xuất khẩu. Cả 2 yếu tố GDP và EX đều ảnh
hưởng đến phát thải khí CO2.
Theo một nghiên cứu khoa học có đề tài: “Đánh giá tác động của đầu tư trực tiếp nước
ngoài đến sự phát thải khí CO2 tại Việt Nam từ năm 1990 – 2021’’ đưa ra giả thuyết
Việt Nam là một nơi “ẩn giấu ô nhiễm” hay “thiên đường ô nhiễm” của các nước phát
triển, và sau khi thực hiện nghiên cứu có thể kết luận rằng: FDI có tác động tương
quan thuận chiều đến lượng phát thải CO2 tại Việt Nam. Cụ thể, với việc khối lượng
FDI tăng 1% thì lượng phát thải CO2 năm sau đó sẽ tăng khoảng 3,51% trong giai
đoạn 1990 – 2022, số liệu này hợp lệ với quy mô FDI hiện tại và lượng phát thải khí
CO2 tại Việt Nam khơng chỉ bị ảnh hưởng bởi sự tăng nguồn vốn FDI trong hiện tại
mà còn bị ảnh hưởng bởi các FDI từ các năm trước.
Vì thế, chính sách thu hút và sử dụng FDI của Việt nam cần cân nhắc cẩn trọng xu
hướng này để đảm bảo tính bền vững của mơi trường. Mặc dù mức phát thải CO2 bình
quân đầu người của Việt Nam hiện vẫn còn ở mức thấp so với các quốc gia khác,

nhưng tốc độ tăng phát thải qua các năm đang thực sự là mối quan ngại lớn. Mức phát
thải CO2 của Việt Nam năm 2017 đã gấp gần 6 lần so với thời điểm năm 1990, trong
khi các nước phát triển đã thành cơng trong việc ổn định hóa, thậm chí cắt giảm phát
thải CO2 bình qn đầu người.
C. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỤC

13


1. Hồn thiện bổ sung hệ thống chính sách, quy định pháp luật về đầu tư nước
ngoài và bảo vệ mơi trường
Hồn thiện cơ chế phân cấp trong quản lý đầu tư nước ngoài là một yêu cầu bức thiết
nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài tại nước ta trong giai đoạn hiện
nay.
Xây dựng và hoàn thiện các chính sách đầu tư, chính sách thuế để bảo vệ kinh tế đất
nước. Đồng thời, tránh sự lợi dụng trong việc ưu đãi khuyến khích thu hút đầu tư.
Điều chỉnh các chính sách ưu đãi nhằm phù hợp với định hướng thu hút FDI thân
thiện mơi trường.
Rà sốt và ban hành đồng bộ các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Bảo vệ môi
trường, nâng cao hiệu lực thi hành các quy định về bảo vệ môi trường
Cần quy định giới hạn lượng phát thải; doanh nghiệp phải công bố công khai thông tin
về môi trường và giải pháp xử lý lượng phát thải. Hoàn thiện các quy định về chế tài
xử phạt vi phạm pháp luật đủ sức răn đe trong lĩnh vực môi trường. Nghiên cứu bổ
sung chế tài xử phạt theo mức xả thải thực tế thay cho mức xử phạt theo khung tối đa,
tối thiểu như hiện nay.
Xây dựng và ban hành tiêu chí, tiêu chuẩn, quy chuẩn về khai thác, sử dụng tài
nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường trong thu hút và sử dụng FDI. Các yêu cầu
về môi trường và đánh giá tác động về môi trường cần được ưu tiên hàng đầu. Nâng
cấp tiêu chuẩn về môi trường để làm căn cứ không tiếp nhận các dự án không khuyến
khích đầu tư (như: dệt nhuộm sử dụng cơng nghệ cũ...)

2. Lọc dự án FDI dùng công nghệ không phù hợp luật, khai thác tài nguyên môi
trường quá mức
Việc thu hút vốn đầu tư FDI có chọn lọc cần tập trung vào những lĩnh vực công nghệ
cao và thân thiện mơi trường, ưu tiên các dự án có cơng nghệ tiên tiến, công nghệ mới,
công nghệ sạch, quản trị hiện đại, có giá trị gia tăng cao, tác động lan tỏa, kết nối
chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu; phù hợp với định hướng cơ cấu lại nền kinh tế
và mục tiêu phát triển bền vững; bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh, an
sinh, trật tự, an tồn xã hội và nâng cao tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế. Bên cạnh
đó, Nhà nước không xem xét mở rộng, gia hạn hoạt động đối với những dự án FDI sử
dụng công nghệ lạc hậu, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, thâm dụng tài

14


nguyên. Việt Nam cần phải phát triển ngành công nghiệp sạch, công nghiệp hỗ trợ,
lồng ghép những yêu cầu về quy trình và tiêu chuẩn quản lý mơi trường trong việc xét
duyệt và lựa chọn dự án FDI, có các chính sách khuyến khích các ngành sạch, thân
thiện mơi trường
Rà soát, sửa đổi pháp luật về đăng ký chuyển giao cơng nghệ; nhập khẩu máy móc,
thiết bị của doanh nghiệp FDI nhằm kiểm sốt, thúc đẩy cơng nghệ và chuyển giao
cơng nghệ; ngăn ngừa, hạn chế tình trạng gian lận và tiếp nhận công nghệ không thân
thiện với môi trường.
Hoạt động chuyển giao công nghệ, đặc biệt là công nghệ xanh, sạch cần được chú
trọng hơn. Các doanh nghiệp trong nước phải nỗ lực, tìm kiếm cơ hội kết nối, chủ
động thông tin về năng lực doanh nghiệp như công nghệ, quy mô, thế mạnh và những
sản phẩm dịch vụ để tìm kiếm sự kết nối với các doanh nghiệp FDI.
Không gia hạn, mở rộng hoạt động đối với các dự án sử dụng công nghệ thấp, không
đáp ứng được tiêu chuẩn công nghệ, môi trường.
3. Thu hút FDI xanh
Ưu tiên thu hút FDI vào các ngành, lĩnh vực công nghệ cao, tiên tiến, công nghệ thân

thiện với môi trường, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; sản xuất nông nghiệp công
nghệ cao, nông nghiệp thông minh; phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật hiện đại, đặc
biệt là các ngành nghề mới trên nền tảng công nghiệp 4.0.
Xây dựng thể chế, chính sách ưu đãi vượt trội, cạnh tranh, tạo điều kiện kinh doanh
thuận lợi thu hút các dự án lớn, trọng điểm quốc gia, dự án công nghệ cao... thu hút
các nhà đầu tư chiến lược, các tập đoàn đa quốc gia đầu tư, đặt trụ sở và thành lập các
trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) tại Việt Nam.
Xây dựng cơ chế khuyến khích, ưu đãi thỏa đáng để tăng liên kết giữa FDI và đầu tư
trong nước, các lĩnh vực cần ưu tiên thu hút; phát triển cụm liên kết ngành, chuỗi giá
trị, góp phần nâng cao giá trị gia tăng nội địa, sức cạnh tranh của sản phẩm và vị trí
quốc gia trong chuỗi giá trị tồn cầu. Khuyến khích chuyển giao cơng nghệ và quản trị
cho doanh nghiệp Việt Nam.
Đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ cho đội ngũ làm cơng tác quản lý liên quan đến
FDI, chú trọng cập nhật kiến thức về xu hướng vốn FDI xanh; các tiêu chí FDI xanh

15


trên thế giới; kinh nghiệm quản lý dự án FDI xanh; kinh nghiệm xử lý các rủi ro môi
trường kể cả từ các dự án FDI đã được cam kết “xanh”,...
4. Tăng cường quản lý, giám sát với dự án FDI
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra gắn với nâng cao trách nhiệm của
chính quyền địa phương và người đứng đầu đối với việc chấp hành chủ trương, chính
sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước liên quan tới đầu tư nước ngoài; kịp thời
phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm minh các vi phạm về bảo vệ môi trường.
Đẩy mạnh công tác thanh kiểm tra hoạt động của doanh nghiệp FDI. Vì vậy, Chính
phủ cần nâng cao vai trò và đẩy mạnh hoạt động thanh kiểm tra của các cơ quan có
thẩm quyền, gia tăng số lượng lần thanh tra định kì, tích cực tổ chức thanh tra đột xuất
doanh nghiệp trong khu vực FDI; đồng thời phát triển lực lượng cán bộ quản lý môi
trường

Cơ quan quản lý cần phải sàng lọc lại các dự án FDI, kiểm soát chặt từ khâu phê
duyệt, siết chặt tất cả khâu cấp phép, chấp nhận dự án với những đánh giá tác động
môi trường một cách nghiêm túc, tuân thủ thực sự đầy đủ các quy định về pháp luật
môi trường. Đôi khi những dự án nhỏ hơn, lợi ích kinh tế dường như ít hơn nhưng bảo
vệ môi trường tốt hơn, về dài hạn lại là những dự án có lợi ích kinh tế cao hơn những
dự án lớn mà nguy cơ ô nhiễm cận kề.
Tăng cường năng lực cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ mơi trường, trong đó
phải tập trung nguồn lực, nhân lực cho các đơn vị cấp huyện (huyện, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh) và cấp xã (xã, phường, thị trấn). Đặc biệt phải đẩy mạnh việc hướng dẫn,
theo dõi, kiểm tra doanh nghiệp trong việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường;
xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư vào lĩnh vực xử lý khí thải, nước thải, chất
thải rắn và vệ sinh môi trường đô thị…
5. Một số giải pháp khác
Tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ mơi trường nhằm xây
dựng thói quen, nếp sống trong nhân dân, đồng thời phát huy tốt các phong trào cộng
đồng bảo vệ mơi trường.
Triển khai và áp dụng có hiệu quả các đề tài nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực bảo
vệ môi trường, đặc biệt là các công nghệ mới về xử lý chất thải, khắc phục suy thối
mơi trường; khuyến khích các cơ sở sản xuất áp dụng các biện pháp sản xuất sạch

16


hơn; trong những năm tiếp theo, các địa phương cần ban hành cơ chế khuyến khích
đầu tư có lựa chọn, ưu tiên áp dụng công nghệ sạch, thân thiện với môi trường;
Tăng cường hợp tác trong nước và quốc tế về bảo vệ môi trường, tranh thủ các nguồn
vốn hỗ trợ và tài trợ của các tổ chức quốc tế. Lọc dự án FDI dùng công nghệ không
phù hợp luật, khai thác tài nguyên môi trường quá mức. Thành lập các tiêu chí chọn
lọc đầu tư FDI, đặc biệt là yếu tố bảo vệ môi trường. Cần một bộ tiêu chí chọn lọc tốt
để các dự án FDI đầu tư vào Việt Nam sử dụng ít tài nguyên đất đai, ít năng lượng hơn

nhưng hiệu quả đầu tư cao hơn.
D. KẾT LUẬN
Đầu tư trực tiếp nước ngồi đóng vai trị rất quan trọng đến tăng trưởng kinh tế của
Việt Nam. Tuy nhiên, những tác động mà FDI đem lại cùng có ảnh hưởng vơ cùng lớn
đến mơi trường cả về mặt tích cực và tiêu cực. Việt Nam-một đất nước với mục tiêu
phát triển bền vững vừa cần phải tăng trưởng kinh tế, bảo vệ mơi trường và văn hóa xã hội, thực sự là một thách thức lớn nhưng với lịch sử hình thành, bảo vệ và xây
dựng, khơng gì là khơng thể đối với chúng ta. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng
định: "Chúng ta phải thay đổi tư duy về vấn đề môi trường. Phát triển kinh tế phải gắn
với bảo vệ môi trường, kiên quyết không vì kinh tế mà đánh đổi mơi trường" vì vậy,
đừng để tăng trưởng kinh tế mà đánh mất đi môi trường sinh thái xanh, sạch, đẹp.
E. TÀI LIỆU THAM KHẢO
/>UCM236632
/>t-von-dau-tu-nuoc-ngoai-tai-viet-nam/
/>ien-kinh-te-xa-hoi.html
/>01.pdf
/>-tai-viet-nam-1857770.html
/>
17


/> />oi-truong-sinh-thai-tai-viet-nam-103979.htm
/>htm
/> />iep-nuoc-ngoai.html

18



×