Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

(Tiểu luận) đề bài cho vay tiêu dùng đặc trưng, nội dung nghiệp vụ, thực trạng, cơ hội và thách thức tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.78 MB, 42 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN NGÂN HÀNG - TÀI CHÍNH

BÀI TẬP NHĨM MƠN NHTM 2
Đề bài: Cho vay tiêu dùng- đặc trưng, nội dung nghiệp vụ, thực
trạng, cơ hội và thách thức tại Việt Nam

Giảng viên hướng dẫn:

ThS. Nguyễn Thị Ngọc Diệp

Lớp học phần:

NHTM1111(123)_01

Nhóm sinh viên thực hiện:

Nguyễn Ngọc Minh – 11218884
Nguyễn Trà My – 11214061
Đàm Minh Ngọc – 11218890

Nguyễn Mai Linh – 11213284
An Minh Tú – 11216023
Nguyễn Việt Nam – 11218887
Lý Kim Hồng – 11212390
Trần Thu Hiền – 11218863
Lê Ngọc Khánh - 11212836

Hà Nội – 09/2023



MỤC LỤC
I. TỔNG QUAN VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG ............................................................ 5
1. Khái niệm cho vay tiêu dùng ........................................................................5
2. Đặc điểm ....................................................................................................... 5
2.1. Quy mô hợp đồng vay thường nhỏ dẫn đến chi phí tổ chức cho vay
cao. ............................................................................................................................5
2.2. Cho vay tiêu dùng có tính nhạy cảm theo chu kì. ..................................5
2.3. Nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng hầu như ít co dãn với lãi suất...5
2.4. Nguồn trả nợ có thể biến động lớn. ........................................................5
2.5. Chất lượng thông tin khách hàng ............................................................6
3. Vai trò ............................................................................................................6
3.1. Xét trên phương diện người tiêu dùng ....................................................6
3.2. Xét trên phương diện NHTM .................................................................6
3.3. Xét trên phương diện kinh tế - xã hội .....................................................7
4. Phân loại các hình thức cho vay tiêu dùng ...................................................7
4.1. Căn cứ vào mục đích vay........................................................................7
4.2. Căn cứ vào phương thức hoàn trả ...........................................................7
4.3. Căn cứ vào nguồn gốc khoản nợ ............................................................8
II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI VIỆT NAM .......9
1. Chủ thể trên thị trường cho vay tiêu dùng ....................................................9
2. Sản phẩm cho vay tiêu dùng .......................................................................10
3. Quy mô thị trường và tốc độ tăng trưởng ................................................... 11
3.1. Tiềm năng thị trường ............................................................................ 11
3.2. Sự phát triển của thị trường cho vay tiêu dùng ....................................12
3.3. Sự cạnh tranh giữa NHTM và các CTTC .............................................13
4. Thực trạng cho vay tiêu dùng tại NHTM và CTTC ....................................15
4.1. Thực trạng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP Tiên Phong – chi
nhánh Đà Nẵng giai đoạn 2019 – 2021 ..................................................................15
4.2. Thực trạng cho vay tiêu dùng tại FE Credit .........................................17



4.3. So sánh thực trạng cho vay tiêu dùng của Ngân hàng TMCP Tiên
Phong – chi nhánh Đà Nẵng và FE Credit ..............................................................21
III. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI VIỆT NAM
.......................................................................................................................................22
1. Cơ hội ..........................................................................................................22
1.1. Thị trường cho vay tiêu dùng còn nhiều tiềm năng chưa khai thác .....22
1.2. Cơ cấu dân số trẻ thay đổi xu hướng chi tiêu .......................................23
1.3. Tích cực hóa chính sách cho vay tiêu dùng ..........................................23
1.4. Công nghệ thông tin phát triển .............................................................24
1.5. Sản phẩm vay đa dạng hóa ...................................................................24
2. Thách thức ...................................................................................................24
2.1. Hành lang pháp lý chưa hoàn thiện ......................................................24
2.2. Rủi ro trong hoạt động tài chính tiêu dùng ...........................................25
2.3. Rủi ro nợ xấu từ tín dụng tiêu dùng ......................................................25
2.4. Rủi ro từ tín dụng đen nấp bóng của tín dụng tiêu dùng chính thức ....25
ĐỌC THÊM ................................................................................................................. 27
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 39

3


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
NHTM
CTTC
P2P
CVTD
TCTD
Fintech
VCBS

VPBank
TPBank
PwC
MBBank
ACB
Sacombank

Ngân hàng thương mại
Công ty tài chính
Peer-to-peer – Cho vay ngang hàng
Cho vay tiêu dùng
Tổ chức tín dụng
Cơng ty cơng nghệ tài chính
Vietcombank Securities – Chứng khoán Vietcombank
Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam thịnh vượng
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong
Công ty kiểm toán PricewaterhouseCoopers
Ngân hàng thương mại cổ phần quân đội
Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gịn Thương Tín
DANH MỤC HÌNH VÀ BẢNG

Hình 2.1: Tệp khách hàng mục tiêu của các tổ chức tài chính tiêu dùng theo phân loại
về thu nhập tại Việt Nam ...............................................................................................10
Hình 2.2: Quy mơ cho vay tiêu dùng giai đoạn 2012-2020 ..........................................12
Bảng 2.1: Cơ cấu sản phẩm CVTD năm 2018 ..............................................................14
Hình 2.3: Biểu đồ cơ cấu dư nợ CVTD theo mục đích của TPBank – Đà Nẵng (2021)
.......................................................................................................................................16
Bảng 2.2: Tình hình về cho vay tiêu dùng của chi nhánh (2019 – 2021)......................16
Hình 2.4: Biểu đồ cơ cấu sản phẩm cho vay của FE Credit (2019) ..............................18

Hình 2.5: Biểu đồ lợi nhuận trước thuế của FE Credit (2016-2022).............................18
Hình 2.6: Biểu đồ tăng trưởng tín dụng của FE Credit (2018-2022) ............................19
Hình 2.7: Biểu đồ tỷ lệ nợ xấu của FE Credit (2018-2022) ..........................................20
Hình 3.1: Tỷ lệ dư nợ tín dụng tiêu dùng/GDP của các nước trong khu vực (2022) ....22

4


I. TỔNG QUAN VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG
1. Khái niệm cho vay tiêu dùng
Theo Tufano (2009), cho vay tiêu dùng là việc tổ chức tín dụng giao hoặc cam
kết giao cho khách hàng là cá nhân một khoản tiền để đáp ứng nhu cầu vốn mua, sử
dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng của khách hàng, gia đình của khách
hàng trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với ngun tắc có hồn trả cả gốc và
lãi.
Việc cho vay tiêu dùng của các ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài
chính vi mơ, được gọi là “cho vay phục vụ nhu cầu đời sống”.
Vay tiêu dùng hiện nay rất phổ biến do nhu cầu ngày càng lớn của người dân.
Mục đích là để thanh tốn các chi phí cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân và
gia đình của cá nhân đó như vay mua xe, vay trả học phí, vay để chữa bệnh, du lịch...
2. Đặc điểm
2.1. Quy mô hợp đồng vay thường nhỏ dẫn đến chi phí tổ chức cho vay cao.
Dù giá trị khoản vay là lớn hay nhỏ thì nhân viên ngân hàng vẫn phải thực hiện
đầy đủ các bước trong qui trình tín dụng, dẫn tới chi phí quản lí món vay này tương
đương với chi phí cho doanh nghiệp vay một món lớn để sản xuất kinh doanh.
2.2. Cho vay tiêu dùng có tính nhạy cảm theo chu kì.


Cho vay tiêu dùng biến động theo chu kỳ của nền kinh tế, khi nền kinh tế phát
triển kéo theo tiềm năng lợi nhuận lớn thì ngân hàng sẽ thúc đẩy cho vay.




Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái sẽ kéo theo thất nghiệp và lạm phát tăng cao,
làm cho khách hàng hạn chế sự tin tưởng và vay vốn từ ngân hàng
2.3. Nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng hầu như ít co dãn với lãi suất.



Lãi suất cho vay tiêu dùng thường là cố định, khách hàng thường quan tâm đến
số tiền mà họ phải trả định kỳ hơn là quan tâm lãi suất.



Ngoài mối quan hệ và mức thu nhập, cho vay tiêu dùng cịn phụ thuộc vào trình
độ dân trí của khách hàng.
2.4. Nguồn trả nợ có thể biến động lớn.

5




Các yếu tố như mức chênh lệch giữa lương, thưởng thu nhập, chi phí sinh hoạt
cá nhân là nguồn hồn trả nợ của khách hàng và chúng ln có sự biến động nhất
định.



Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự biến động nguồn trả nợ: chu kỳ nền kinh

tế, thu nhập thực tế, trình độ văn hóa của khách hàng, thiên tai, sự cố cá nhân...
2.5. Chất lượng thông tin khách hàng



Uy tín của khách hàng sẽ ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ của ngân hàng.
Chất lượng khách hàng được xây dựng dựa trên mức độ thiện chí hồn trả nợ
vay.



Tuy nhiên, việc thu thập thơng tin các nhóm khách hàng ln khó đầy đủ và chính
xác, do đó thường dẫn đến những rủi ro tín dụng cho ngân hàng.

3. Vai trò
3.1. Xét trên phương diện người tiêu dùng
Cho vay tiêu dùng khắc phục tính đối nghịch giữa nhu cầu tiêu dùng hiện tại và
khả năng tích lũy để đáp ứng nhu cầu đó. Tức là khách hàng khơng có đủ khả năng trang
trải chi phí cho nhu cầu tiêu dùng sản phẩm hay dịch vụ nào đó ngay tại thời điểm hiện
tại.
Trong khi đó, cho vay tiêu dùng giải quyết được ngay vấn đề trên. Giúp khách
hàng nhanh chóng đạt được mục đích tiêu dùng mà khơng phải chờ đợi.
Cho vay tiêu dùng là biện pháp cải thiện đời sống dân cư. Hướng giải quyết này
cho phép cung cấp cuộc sống tiện nghi, cải thiện tinh thần, nâng cao chất lượng cuộc
sống.
3.2. Xét trên phương diện NHTM
Cho vay tiêu dùng giúp hình thành nền tảng mối quan hệ vững chắc giữa ngân
hàng với khách hàng. Nền tảng này thúc đẩy quá trình sản sinh dịch vụ khác, làm tăng
doanh thu của ngân hàng.
Thực tế chỉ ra rằng, khách hàng có xu hướng sử dụng tiếp những sản phẩm dịch

vụ khác của ngân hàng khi có được sự hài lịng trong q trình giao dịch trước đó.
Nhu cầu vay vốn càng lớn, cơ hội mở rộng nguồn khách hàng càng cao. Thực
hiện tốt cho vay tiêu dùng là cơ sở để sở hữu nguồn khách hàng tiềm năng nhằm duy trì
6


Document continues below
Discover more
Lý thuyết xác
from:
suất và thống …
TOTK1106
Đại học Kinh tế…
30 documents

Go to course

Bài tập ôn tập phần
3

thống kê
Lý thuyết xác
suất và thốn…

None

XSTK Câu hỏi tham
9

khảo 220226

Lý thuyết xác
suất và thốn…

None

XSTK Câu hỏi tham
10

1

khảo 2 220227
Lý thuyết xác
suất và thốn…

None

Bai tap thuc hanh
Bclctt
Lý thuyết xác
suất và thốn…

None

Bài tập bổ sung - bài
25

tập


Lý thuyết xác

suất và thốn…

None

LTXS(221)
03toán
online
và nâng cao doanh thu từ các sản phẩm dịch vụ khác như: huy
động vốn, thanh
quốc tế, bảo lãnh, ...
220303

8
Cho vay tiêu dùng tác động tích cực đến q trình đa dạng hóa hoạt động kinh
Lý thuyết xác
None
doanh của ngân hàng. Nguồn thu nhập gia tăng giúp phân tán rủi ro cho ngân hàng.

suất và thốn…

3.3. Xét trên phương diện kinh tế - xã hội
Mối quan hệ giữa cho vay tiêu dùng - kích cầu tiêu dùng - kích thích sản xuất phát triển nền kinh tế tác động qua lại chặt chẽ với nhau. Cho vay tiêu dùng gia tăng
đồng nghĩa với nhu cầu chi tiêu của dân cư tăng cao. Nhu cầu hàng hóa dịch vụ biến
động tỷ lệ thuận sẽ kích thích sản xuất phát triển. Từ đó, nền kinh tế tăng trưởng theo
chiều hướng mới.
Cho vay tiêu dùng hướng đến xây dựng cuộc sống toàn diện về cả mặt vật chất
và tinh thần. Sự hài lòng về cuộc sống là nhân tố quan trọng làm suy giảm những biểu
hiện tiêu cực. Có thể kể đến như phản động, biểu tình, mất trật tự trị an. Nhờ vậy, nguy
cơ xã hội rơi vào bất ổn và lạc hậu được kiểm soát.
Cho vay tiêu dùng thúc đẩy năng suất hoạt động kinh doanh. Tạo tiền để phát

triển bền vững cho doanh nghiệp. Diễn biến của mối quan hệ cung - cầu có vai trị điều
tiết q trình sản xuất và lưu thơng hàng hóa.
4. Phân loại các hình thức cho vay tiêu dùng
4.1. Căn cứ vào mục đích vay
Vay tiêu dùng cư trú: Là các khoản vay đáp ứng nhu cầu mua sắm, cải tạo hoặc
xây dựng nhà ở. Đây là khoản vay có giá trị lớn, thời hạn vay vốn kéo dài. Tài sản đảm
bảo của giao dịch vay vốn thường hình thành từ vốn vay.
Vay tiêu dùng phi cư trú: Là các khoản vay đáp ứng nhu cầu trang trải nguồn chi
phí mua xe cộ, đồ dùng gia đình, học phí, vui chơi, giải trí, ... Đặc điểm các khoản cho
vay này nằm ở tính chất nhỏ lẻ và thời hạn ngắn.
4.2. Căn cứ vào phương thức hoàn trả
Vay tiêu dùng trả góp: Hình thức cho vay này cho phép người vay trả nợ nhiều
lần theo kỳ hạn nhất định trong thời hạn cho vay (khoản trả nợ bao gồm cả gốc và lãi
suất). Đối với các khoản vay có giá trị lớn, có tính bền vững, lâu dài và đối tượng vay
vốn khơng thể đáp ứng u cầu thanh tốn hết một lần số nợ vay, phương thức này được
áp dụng
7


Vay tiêu dùng phi trả góp: Ngược lại với tiêu dùng trả góp, tiêu dùng phi trả góp
áp dụng với các khoản vay có giá trị nhỏ và có thời hạn không dài. Với phương pháp
này, khách hàng chỉ cần thanh toán cho ngân hàng một lần duy nhất khi đến thời hạn
cam kết.
Vay tiêu dùng tuần hoàn: Là các khoản cho vay tiêu dùng trong đó tổ chức cho
vay cho phép khách hàng sử dụng thẻ tín dụng hoặc phát hành loại séc được phép thấu
chi dựa trên tài khoản vãng lai. Phương thức này áp dụng trong thời hạn tín dụng thỏa
thuận trước và phụ thuộc vào nhu cầu chi tiêu cùng thu nhập kiếm được từng kì. Trên
cơ sở đó, các khoản vay và trả nợ diễn ra một cách tuần hồn, theo hạn mức tín dụng.
4.3. Căn cứ vào nguồn gốc khoản nợ
Vay tiêu dùng gián tiếp: Được biểu hiện bởi hình thức cho vay khi tổ chức cho

vay mua các khoản nợ của công ty bán lẻ. Nguyên nhân phát sinh của những khoản nợ
này bắt nguồn từ hành vi bán chịu hàng hóa dịch vụ cho người tiêu dùng.
Vay tiêu dùng trực tiếp: Các khoản cho vay tiêu dùng trực tiếp có sự tiếp xúc
giữa ngân hàng và khách vay hàng. Các khoản thu nợ được tiến hành trực tiếp giữa hai
bên.

8


II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI VIỆT NAM
1. Chủ thể trên thị trường cho vay tiêu dùng
1.1. Chủ thể cho vay tiêu dùng
Tổ chức tín dụng tham gia thị trường cho vay tiêu dùng ở Việt Nam gồm hai
nhóm chính là NHTM và Cơng ty tài chính. Tính đến nay, cả nước có khoảng 16 CTTC
cung cấp dịch vụ cho vay tiêu dùng, thị phần tập trung vào 4 CTTC lớn là FE Credit,
Home Credit, HD Saison, Prudential Finance. Ngồi ra, cịn có các cơng ty Fintech tham
gia vào thị trường cho vay tiêu dùng trong những năm gần đây.
1.2. Chủ thể vay tiêu dùng
Ngân hàng

Công ty tài chính

Cơng ty Fintech

Khách hàng thuộc nhóm
chuẩn, đáp ứng các điều

Khách hàng thuộc nhóm
phi chuẩn, đại chúng hơn:


Khách hàng là những cá
nhân có nhu cầu tiêu

kiện sau:
+ Thu nhập ổn định, có
hợp đồng lao động chính

+ Thu nhập trung bình,
thấp (cơng nhân, lao động
phổ thơng) hoặc khơng có

dùng, vay tiền mặt giá trị
thấp nhưng cần nhanh
chóng và bất kể thời

thức và cịn hiệu lực tối
thiểu 6 tháng.
+ Có lịch sử tín dụng tốt,
khơng phát sinh nợ q hạn
(nhóm 2) trong vịng 12

thu nhập (học sinh, sinh
viên...), khó chứng minh
thu nhập (lao động tự do).
+ Chưa có lịch sử tín dụng
hoặc điểm tín dụng thấp

gian nào trong ngày.

tháng gần nhất, khơng có

nợ xấu (nhóm 3 đến nhóm
5) trong vịng 24 tháng gần

nên khó tiếp cận dịch vụ
ngân hàng.

nhất.

Thống kê cho thấy, các NHTM chiếm lĩnh tồn bộ nhóm khách hàng có thu nhập
trung bình từ 20 triệu đồng/tháng trở lên. Đối với nhóm khách hàng có thu nhập trung
bình từ 7-20 triệu đồng/tháng, các CTTC và ngân hàng cùng khai thác. Với mức thu
nhập từ 4-7 triệu đồng/tháng, khách hàng chủ yếu vay qua CTTC và các kênh cho vay
phi chính thức.

9


Đặc biệt, nhóm khách hàng dưới chuẩn ngân hàng (underbank) có thu nhập dưới
4 triệu đồng/tháng thì khơng tiếp cận được các tổ chức tín dụng, mà thường tìm đến các
kênh phi chính thức như: cầm đồ, P2P, các apps cho vay…

Hình 2.1: Tệp khách hàng mục tiêu của các tổ chức tài chính tiêu dùng theo phân
loại về thu nhập tại Việt Nam
Nguồn: FiinGroup
2. Sản phẩm cho vay tiêu dùng
Ngân hàng
Các + Tín chấp (khơng có tài
sản
sản đảm bảo) như thẻ tín
phẩm dụng, thấu chi: mua nội

thất, vật dụng gia đình,
học tập
+ Thế chấp (có tài sản
đảm bảo) như cho vay

Cơng ty tài chính

Cơng ty Fintech

+ Chủ yếu khơng tài
sản đảm bảo như cho
vay tiền mặt, mua điện
máy, nội thất, điện

Tất cả đều cho vay
không tài sản đảm bảo,
đáp ứng nhu cầu tiền
mặt với giá trị nhỏ của

thoại, xe máy…

khách hàng.

10


Hạn
mức
vay


mua nhà, sửa chữa nhà,
mua ơ tơ

+ Một số ít cho vay có
tài sản đảm bảo như
mua ơ tơ trả góp

Hạn mức cho vay khá
cao tùy thuộc vào điểm
tín dụng, thu nhập, tài
sản đàm bảo.

Đáp ứng các khoản vay
nhỏ, hạn mức cho vay
một khách hàng là 100
triệu đồng. Chẳng hạn:

Từ vài trăm ngàn đến
vài chục triệu đồng.
Chẳng hạn:
+ Tamo: Từ 250.000

+ Tín chấp: khoảng 5
tháng lương đến tối đa
20 tháng lương tùy thời
gian công tác, chức vụ

+ FE Credit: Tối đa 70
triệu đồng
+ Home Credit: Từ 5

đến 100 triệu đồng

đồng đến 5 triệu đồng,
tối đa 15 triệu đồng nếu
là khách hàng cũ.
+ Senmo: Từ 500.000

và cơ quan làm việc.
+ Thế chấp: không vượt
quá 70% giá trị tài sản

đồng đến 4 triệu đồng,
tối đa 10 triệu đồng nếu
là khách hàng cũ

đảm bảo. Tối thiếu 10
triệu đồng.
Thời

+ Tín chấp: Thời hạn

Thời hạn vay linh hoạt

Thời hạn vay ngắn, tối

hạn
vay

vay linh hoạt từ 6 tháng
đến 84 tháng. Chẳng hạn

thời hạn vay tối đa của

từ 6 tháng đến 60
tháng. Chẳng hạn:
FE Credit: 6-36 tháng

đa 6 tháng. Chẳng hạn:
Tamo: Từ 90-180 ngày
Senmo: Từ 10-30 ngày

BIDV: 84
tháng; Vietcombank,
Sacombank.
Techcombank: 60

HomeCredit: 3-48
tháng
HD Saison: 6-60 tháng

Akulaku: Lần đầu tiên
tối đa 15 ngày, từ lần
thứ 2 trở đi vay tối đa
30 ngày.

tháng.
+ Thế chấp: Lên đến 20
năm tùy từng ngân hàng.

3. Quy mô thị trường và tốc độ tăng trưởng
3.1. Tiềm năng thị trường

Hiện tại, Việt Nam đang có trên 50 triệu dân ở trong độ tuổi dân số vàng, đây là
nhóm khách hàng có nhu cầu tiêu dùng cao nhất nhưng thu nhập chưa đủ để bù đắp chi
tiêu, đồng thời, 63% hộ gia đình có thu nhập từ 3 triệu đồng đến 7,5 triệu đồng/tháng
11


trong khi chi tiêu mỗi năm khoảng 35 triệu đồng, và nhờ đó, tín dụng tiêu dùng sẽ là
giải pháp tốt để họ thoả mãn nhu cầu chi tiêu, nâng cao chất lượng cuộc sống.
3.2. Sự phát triển của thị trường cho vay tiêu dùng
Khởi thuỷ của thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam là giai đoạn 2007-2008.
Ban đầu chỉ có một vài CTTC tiêu dùng nước ngồi đến từ Pháp, Cộng hòa Séc. Hoạt
động cho vay tiêu dùng khi đó cũng chưa cởi mở lắm, tựa như ngân hàng.
Sau đó, nhờ sự phát triển của cơng nghệ và tốc độ phát triển kinh tế cao, đến
những năm 2012-2017, tài chính tiêu dùng phát triển mạnh mẽ. Sau thời gian tăng trưởng
nóng, giai đoạn 2018-2019, thị trường tăng trưởng chậm lại do có những quy định pháp
luật chặt chẽ hơn.
Trong giai đoạn 2012-2020, tín dụng tiêu dùng đã có bước phát triển nhảy vọt cả
về quy mô và chất lượng với tốc độ tăng trưởng cao hơn tăng trưởng dư nợ cho vay
chung tồn nền kinh tế.
Tăng trưởng bình quân của cho vay tiêu dùng giai đoạn này đạt 33,7%, trong khi
tốc độ tăng dư nợ tín dụng chung tồn nền kinh tế đạt 17,3%.

Hình 2.2: Quy mơ cho vay tiêu dùng giai đoạn 2012-2020
Từ năm 2020 đến nay, thị trường tài chính tiêu dùng bị ảnh hưởng nặng nề do đại
dịch COVID-19 trên toàn cầu. Sau đại dịch là vấn đề xung đột, căng thẳng địa chính trị
giữa các nước trên thế giới làm cho chuỗi cung ứng, chuỗi phân phối đứt gãy. Việt Nam
12


là quốc gia có độ mở kinh tế rất lớn, phụ thuộc nhiều vào các hoạt động xuất nhập khẩu.

Do đó, các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI sẽ chịu tác động tiêu cực khi
kinh tế toàn cầu bất ổn, rơi vào suy thoái.
Đơn hàng giảm, người lao động mất việc buộc phải thắt lưng buộc bụng, nhu cầu
tiêu dùng giảm đi, từ đó ảnh hưởng tiêu cực tới thị trường tài chính tiêu dùng. Người
dân hạn chế nhu cầu vay mới để chi tiêu. Khách hàng đang có dư nợ đứng trước nguy
cơ giảm lương, mất việc làm nên khơng có khả năng trả nợ.
Nhiều yếu tố khác tác động đến thị trường tài chính tiêu dùng diễn ra cùng một
lúc khiến thị trường tài chính tiêu dùng rơi vào cú shock lớn nhất từ trước đến giờ, tăng
trưởng tín dụng sụt giảm nghiêm trọng.
Tuy vậy, với chủ trương kích cầu thị trường nội địa thơng qua thúc đẩy tiêu dùng
của Chính phủ, đặc biệt là từ đầu năm 2022, để tiếp tục hỗ trợ người tiêu dùng vượt qua
khó khăn của đại dịch COVID-19, ngân hàng nhà nước đã chỉ đạo các CTTC tiêu dùng
có ngay gói tín dụng 20.000 tỷ đồng cho vay với lãi suất bằng một nửa lãi vay hiện tại
để công nhân, người lao động có thể dễ dàng tiếp cận.
Theo thống kê của ngân hàng nhà nước, đến cuối năm 2021, tín dụng tiêu dùng
của hệ thống NHTM đạt gần 2 triệu tỷ VND, chiếm hơn 20% dư nợ tín dụng cho nền
kinh tế.
Trong năm 2022, tăng trưởng cho vay tiêu dùng vẫn ghi nhận tốc độ nhanh hơn
so với tăng trưởng tín dụng bình qn. Số liệu từ ngân hàng nhà nước cho biết, đến ngày
30/9/2022, dư nợ cho vay tiêu dùng đạt khoảng 2,42 triệu tỷ đồng, tăng khoảng 16% so
với cuối năm 2021, chiếm gần 21% dư nợ tín dụng nền kinh tế.
3.3. Sự cạnh tranh giữa NHTM và các CTTC
Thị trường CVTD chứng kiến sự tham gia từ các NHTM trong nước, ngân hàng
nước ngoài và khoảng 16 CTTC. Trong tổng dư nợ tín dụng tiêu dùng tính đến cuối năm
2018, dư nợ của các CTTC tiêu dùng chiếm khoảng 8% (tương đương 110.000 tỷ đồng),
còn lại là tín dụng tiêu dùng từ các NHTM (chiếm 88%) và các tổ chức tài chính khác
(khoảng 4%).
Qua số liệu so sánh ở hình 2.2, các NHTM với số lượng nhà cung cấp nhiều hơn,
hoạt động lâu đời hơn, hệ thống chi nhánh, phòng giao dịch rộng khắp cùng các sản
phẩm phong phú cho khách hàng cá nhân đã luôn luôn chiếm tỷ trọng chi phối (trên

90%).
13


Thơng thường, các khoản vay tiêu dùng có giá trị cao từ vài trăm triệu đồng đến
vài tỷ đồng do ngân hàng cung ứng, các khoản vay có giá trị thấp hơn (thường từ vài
triệu đồng đến vài chục triệu đồng) do các CTTC khai thác.
Bảng 2.1: Cơ cấu sản phẩm CVTD năm 2018
Mục đích vay vốn
1. Mua, sửa chữa nhà ở
2. Phương tiện giao thông
3. Hàng tiêu dùng lâu bền
4. Học tập, du lịch, chữa bệ nh
5. Khác (Thấu chi, thẻ tín dụng)

NHTM (%)
54.3
9.4
22
4.7
9.6

CTTC (%)
4.7
19.6
28
42.5
5.2
Nguồn: Stoxplus


Có thể nhận thấy, cơ cấu sản phẩm CVTD được cung cấp từ các NHTM và các
CTTC tại Việt Nam thời gian qua có sự khác biệt sâu sắc. Trong khi khách hàng cá nhân
tìm đến các ngân hàng khi có mong muốn sử dụng số vốn lớn, thời gian hoàn trả lâu dài
như các món vay để mua, sửa chữa nhà ở (với 54.3%), thì khách hàng của các CTTC
chủ yếu sử dụng món vay nhằm mục đích phục vụ học tập, du lịch, chữa bệnh (khoảng
42.5%). Các CTTC với quy trình, thủ tục cùng các yêu cầu hồ sơ đơn giản, tốc độ phê
duyệt cho vay nhanh gọn thỏa mãn được những nhu cầu vay vốn cấp thiết, xuất hiện bất
ngờ. Hơn nữa là sự liên kết giữa các CTTC tiêu dùng với các đại lý ô tô, xe máy, chuỗi
của hàng kinh doanh điện máy, điện thoại và đồ gia dụng như FPT shop, Thế giới di
động, Điện máy xanh, HC home… đã khiến cho việc tiếp cận các món vay với mục
đích mua sắm phương tiện giao thơng, hàng tiêu dùng lâu bền như điện thoại thông
minh, máy giặt, điều hòa, tủ lạnh… trở nên dễ dàng, phổ biến hơn. Sự phát triển, nở rộ
của các hình thức CVTD đã thúc đẩy sự thay đổi trong thói quen chi tiêu của người Việt
Nam, từ “Tiết kiệm trước, tiêu dùng sau” thành “Chi tiêu trước, trả tiền sau”.
Về lãi suất cho vay tiêu dùng của các NHTM và lãi suất của các CTTC cũng có
sự chênh lệch đáng kể. Theo thơng tin của Công ty Stoxplus - cổ đông chiến lược của
Nikkei Inc (Nhật Bản), trong khi các NHTM chỉ tính phí đối với các món cho vay tiêu
dùng trong khoảng 10 - 20%, thì các CTTC đang tính chi phí dao động 20 - 50%. Chính
vì lãi suất cho vay cao như vậy, nên hiện nay, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (Net Interest
Margin - NIM) của 3 CTTC hàng đầu Việt Nam là FE Credit, Home Credit, HD Saison
luôn đạt từ 25 - 38%. Nổi bật nhất là FE Credit hiện đang nắm giữ gần 50% thị phần
trong số 16 CTTC tại Việt Nam. Từ năm 2015, khi bắt đầu đưa FE Credit vào hoạt động
lợi nhuận Ngân hàng VPbank thu về đã tăng chóng mặt, từ hơn 1.600 tỷ đồng năm 2014
lên 8.130 tỷ đồng năm 2017, gấp 5 lần so với trước khi có FE Credit. Mức lợi nhuận này
14


vượt xa MBBank, ACB hay Sacombank… và tiệm cận mức lợi nhuận của 3 “ông lớn”
đầu ngành ngân hàng là Vietcombank, Vietinbank và BIDV. Năm 2017 và 2018, riêng
FE Credit đã đóng góp hơn 50% trong tổng lợi nhuận ngân hàng này thu được. Riêng

hai CTTC hàng đầu là FE Credit và Home Credit sở hữu khoảng 15 triệu khách hàng,
và trong năm 2017 - 2018 mỗi công ty đều thu hút thêm được khoảng 3 triệu khách
hàng.
Thị trường CVTD cũng chứng kiến sự tham gia của nhiều nhà đầu tư nước ngồi
và sự ra mắt một loạt cơng ty trong nước. Cụ thể, Shinhan Financial Group (Hàn Quốc)
đã mua lại mảng tài chính tiêu dùng của Prudential Finance tại Việt Nam vào tháng
01/2018; Lotte Group mua lại Techcom Finance vào tháng 9/2017. Trong nước, những
công ty như MCredit do MBbank hợp tác cùng với Shinsei Bank hay Công ty TNHH
MTV Tài chính SHB (SHB FC) sáp nhập từ CTTC Vinaconex - Viettel vào Ngân hàng
SHB cũng đã gia nhập thị trường và bắt đầu hoạt động có hiệu quả.
Từ đó ta có thể thấy, hoạt động CVTD của các NHTM hiện nay đang chịu sức ép
và cạnh tranh lớn từ các CTTC.
4. Thực trạng cho vay tiêu dùng tại NHTM và CTTC
4.1. Thực trạng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP Tiên Phong – chi nhánh
Đà Nẵng giai đoạn 2019 – 2021
Ngân hàng TMCP Tiên Phong – chi nhánh Đà Nẵng là một trong những chi nhánh
có sự bứt phá về cho vay tiêu dùng với các sản phẩm như cho vay mua ô tô, nâng cấp
sửa chữa nhà, mua sắm trang thiết bị, đồ gia dụng và các vật dụng khác trong gia đình,
vay chi tiêu du lịch, cưới hỏi...

15


Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng theo mục đích
2%
Nâng cấp, sửa chữa nhà

7%
10%


Trang thiết bị, nội thất
Ơ tơ

35%

Y tế

13%

Du lịch
Du học

13%

Cưới hỏi

20%

Hình 2.3: Biểu đồ cơ cấu dư nợ CVTD theo mục đích của TPBank – Đà Nẵng (2021)
Cơ cấu dư nợ CVTD theo mục đích trong 3 năm 2019-2021 khơng có nhiều sự
khác biệt. Năm 2021, tỷ trọng cho vay nâng cấp, sửa chữa nhà chiếm lớn nhất với 35%,
sau đó là cho vay mua trang thiết bị, nội thất (20%) và cho vay mua ô tô (13%).
Bảng bên dưới thể hiện tình hình CVTD thơng qua các chỉ tiêu: doanh số, doanh
số thu nợ, dư nợ về CVTD.
Bảng 2.2: Tình hình về cho vay tiêu dùng của chi nhánh (2019 – 2021)
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Doanh số
CVTD
Doanh số

thu nợ
CVTD
Dư nợ
CVTD
Nợ xấu
CVTD
Tỷ lệ nợ xấu

2019

2020

2021

2020/2019

2021/2020

159.174,3

193.070,46

237.399,05

21,29%

22,96%

84.362,38


102.971

128.195

22,06%

24,5%

191.822,48

232.537,6

278.766,95

21,23%

19,88%

495,79

864,96

1.336,51

0,26%

0,37%

0,48%


(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm
tại TPBank – chi nhánh Đà Nẵng)
16


Dựa vào bảng số liệu trên, ta có thể thấy rằng từ năm 2019-2021, doanh số và dư
nợ CVTD có xu hướng tăng lên cả về tương đối lẫn tuyệt đối. Năm 2020 doanh số cho
CVTD tăng 33.896,16 triệu đồng, tỷ lệ tăng 21,29% so với năm 2019. Năm 2021, doanh
số CVTD vẫn tiếp tục tăng mạnh 44.328,59 triệu đồng, tỷ lệ tăng 22,96% so với năm
2020. Đối với dư nợ CVTD, TPBank – chi nhánh Đà Nẵng cũng chứng kiến những bước
tăng trưởng đáng kể là 40.715,12 triệu đồng (tỷ lệ tăng 21,23% so với năm 2019) và
46.229,35 triệu đồng (tỷ lệ tăng 19,88% so với năm 2020) lần lượt vào năm 2020 và
2021. Những con số tăng trưởng trên có thể chứng tỏ rằng chất lượng dịch vụ CVTD
của TPBank – chi nhánh Đà Nẵng đang được cải thiện đáng kể, đồng thời ghi nhận khả
năng tăng cường phát triển sản phẩm, dịch vụ đáp ứng đối với nhu cầu của khách hàng,
đặc biệt là trong thời gian diễn ra của đại dịch Covid-19.
Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu CVTD của TPBank – chi nhánh Đà Nẵng qua 3 năm có
dấu hiệu tăng. Đặc biệt vào năm 2021, nợ xấu CVTD đạt tới 1.336,51 triệu đồng (tăng
471,55 triệu đồng so với năm 2020). Ngoài một số nguyên nhân như cơng tác thẩm định
và quản lý nợ cịn xảy ra sai sót thì năm 2020 – 2021, do ảnh hưởng của dịch bệnh, nền
kinh tế cả nước đều gặp khó khăn, thu nhập của người lao động giảm, tình trạng bị sa
thải, nghỉ không lương cũng khiến người vay không thể trả nợ.
4.2. Thực trạng cho vay tiêu dùng tại FE Credit
Ra đời vào năm 2010, tiền thân là Khối Tín Dụng Tiêu Dùng của VP Bank, năm
2014, FE Credit tách ra thành CTTC với vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng. Sau khoảng ba năm
đầu định hình hướng đi, cách FE Credit chọn là tập trung vào phân khúc cho vay tín
chấp đối với người lao động có thu nhập trung bình thấp, mảng kinh doanh mà nhiều
cơng ty bỏ qua vì lo sợ rủi ro.
Thời điểm 2015, khi thị trường cịn nhiều khó khăn, ít người hiểu mơ hình CTTC
với dịch vụ cho vay tiêu dùng, FE Credit đã nhìn thấy tầm quan trọng và có những bước

đi chiến lược khi hoạt động dưới pháp nhân độc lập. Với sứ mệnh "Hiện thực hóa hàng
triệu ước mơ" và mong muốn mở ra cơ hội có được cuộc sống tốt đẹp hơn cho tất cả
người dân Việt Nam, doanh nghiệp này đã vượt qua những khó khăn, định kiến, hiểu
lầm là tổ chức tín dụng đen, từng bước khẳng định vị thế CTTC hàng đầu Việt Nam.
Kết quả là sau thời gian ngắn, FE Credit trở thành "gà đẻ trứng vàng" cho
VPBank. Giai đoạn 2016-2017, FE Credit đóng góp trên 40% lợi nhuận cho ngân hàng
mẹ. Năm 2020, FE Credit đạt thu nhập hoạt động hơn 18.200 tỷ đồng, trong đó trên
17.200 tỷ là thu nhập lãi thuần. Lợi nhuận trước thuế đạt hơn 3.700 tỷ đồng. Tính đến
17


ngày 31/12/2020, tổng tài sản công ty đạt 73.300 tỷ đồng. Cơng ty cho vay với các sản
phẩm chính đó là cho vay tiền mặt, cho vay mua điện thoại điện máy, cho vay mua xe
máy trả góp và thẻ tín dụng.

Cơ cấu sản phẩm
5%

Cho vay tiền mặt

11%

Cho vay mua xe máy

8%

Cho vay điện máy
76%

Cho vay thẻ tín dụng


Hình 2.4: Biểu đồ cơ cấu sản phẩm cho vay của FE Credit (2019)
Nhưng đến năm 2021, FE Credit chỉ còn lãi khoảng 610 tỷ đồng, chỉ bằng khoảng
1/8 so với đỉnh lợi nhuận ghi nhận vào năm 2019 (với 4.490 tỷ đồng) và lỗ 3.121 tỷ
đồng trong năm 2022 (theo số liệu từ VCBS).

Lợi nhuận trước thuế của FE Credit qua các năm (tỷ
đồng)
4.200

4.188

4.490
3.710

2.477
610
2016

2017

2018

2019

2020

2021

2022


-3.121

Hình 2.5: Biểu đồ lợi nhuận trước thuế của FE Credit (2016-2022)
Nguồn:VCBS
Ban lãnh đạo VPBank cho biết ngân hàng khơng đạt kế hoạch kinh doanh do q
trình phục hồi của FE Credit sau COVID-19 chậm hơn nhiều so với dự kiến. Tình trạng
18


sụt giảm của đơn hàng xuất khẩu và hoạt động bất động sản và xây dựng tiếp tục gây ra
gánh nặng tài chính cho các cá nhân có thu nhập thấp, những người vốn là khách hàng
chính của cơng ty.
VNDirect ước tính dư nợ cho vay của FE Credit năm 2022 giảm 2,7% so với
cùng kỳ, tổng thu nhập hoạt động tăng nhẹ 1,5% so với cùng kỳ lên 16.700 tỷ đồng. Tuy
nhiên, chi phí hoạt động và dự phịng lại tăng đáng kể so với cùng kỳ lần lượt ở mức
28%/23%, khiến FE Credit chuyển từ lãi trước thuế 610 tỷ đồng trong 2021 sang lỗ hơn
3.000 tỷ đồng.
Tăng trưởng tín dụng của CTTC tiêu dùng này đã cho dấu hiệu chậm lại từ năm
2020, mặc dù luôn giữ vị trí số 1 về thị phần. Trong ba năm từ 2018 - 2020, tăng trưởng
tín dụng của FE Credit giảm dần nhưng luôn ở ngưỡng trên 20%, giảm về 19,6% vào
năm 2021 và ghi nhận tăng trưởng âm 2,7% trong năm 2022.

Tăng trưởng tín dụng của FE Credit giảm dần qua các năm
(%)
23%

22,30%
20,50%


2018

2019

2020

19,60%

2021

2022
-2,70%

Hình 2.6: Biểu đồ tăng trưởng tín dụng của FE Credit (2018-2022)
Nguồn: VCBS
Tỷ lệ nợ xấu của FE Credit đã tăng vọt lên 21,8% vào quý IV/2022 (theo VCBS),
đây hiện là mức nợ xấu cao nhất trong ngành tài chính tiêu dùng, trong khi trong năm
trước đó chỉ ở mức 13,6% (2021) và trong giai đoạn 2018 - 2020 đều dưới mức 7%.

19



×