TRƯNG ĐI HC KINH TẾ QUỐC DÂN
BÀI TẬP LỚN
Kinh tế chính trị Mác- Lênin
ĐỀ BÀI: Trình bày lý luận của CN Mác Lênin về khủng hoảng kinh tế và liên hệ với
thực tiễn ở Việt Nam.
Họ và tên: Hoàng Thái Dương
Mã sinh viên: 11211553
Lớp học phần: Quản Trị Kinh Doanh Quốc Tế CLC 63C
GV hướng dẫn: Nguyễn Thị Thanh Hiếu
Hà Nội– T4/2022
MỤC LỤC
LI NÓI ĐẦU
I. Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê-nin về khủng hoảng kinh tế.....................3-8
1. Khái niệm khủng hoảng kinh tế...............................................................3
2. Biểu hiện khủng hoảng kinh tế.................................................................4
3. Nguyên nhân khủng hoảng kinh tế...........................................................5
4. Hậu quả khủng hoảng kinh tế...................................................................7
II. Tính chu kỳ và giải pháp cho khủng hoảng kinh tế...................................8-10
1. Tính chu kỳ của khủng hoảng kinh tế.....................................................8
2. Giải pháp cho khủng hoảng kinh tế........................................................9
III. Liên hệ thực tiễn ở Việt Nam.................................................................10-15
LI KẾT
Tài liệu tham khảo
LI NÓI ĐẦU
Khi những ngày đầu tiên của năm 2020 bắt đầu, cũng là lúc đại dịch Covid-19 đã
trở nên càng ngày càng nguy hiểm và khó kiểm sốt hơn. Các nước trên thế giới thi
triển lệnh cách ly, hàng loạt các doanh nghiệp lớn, nhỏ phải dừng hoạt động, người
dân trở nên thất nghiệp và nên kinh tế càng ngày trở nên suy giảm. Chẳng mấy
chốc cả thế giới đã phải đối mặt với sự khủng hoảng kinh tế, thống kê cho thấy
rằng nề kinh tế thế giới đã phải trải qua đợt suy giảm tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại suy
thối năm 2008.
Đó chỉ là một trong nhiều ví dụ về sự khủng hoảng kinh tế - một mặt trái không thể
tránh khỏi của sự phát triển của phương thức sản xuất chủ nghĩa tư bản đối với nền
kinh tế của Việt Nam nói riêng và tồn cầu nói chung. Song song với những ưu
điểm mang tính đột phá, như tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất, trao đổi và lưu
thơng hàng hóa, hội nhập kinh tế... Các cuộc khủng hoảng kinh tế ngày càng trở
thành một mối nguy hiểm và dễ xảy ra bất ngờ.
Với mong muốn được tìm hiểu sâu thêm về vấn đề khủng hoảng kinh tế, cũng như
tình hình đầy biến động của kinh tế Việt Nam cũng như toàn cầu, em đã chọn đề tài
“Trình lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê-nin về khủng hoảng kinh tế và mối liên hệ
của nó với thực tế ở Việt Nam” để có thể hiểu rõ hơn và bổ sung thêm kiến thức
cho bản thân mình.
I. Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê-nin về khủng hoảng kinh tế.
1. Khái niệm:
Khủng hoảng kinh tế là khái niệm chỉ các hiện tượng kinh tế trở nên không ổn định
trong thời gian dài mà không thể điều chỉnh được của quá trình tái sản xuất gây ra
những chấn động và hậu quả kinh tế xã hội trên diện rộng hoặc hẹp. Khủng hoảng
kinh tế sẽ diễn ra trên mọi lĩnh vực của nền sản xuất xã hội trong tất cả các khâu
của quá trình tái sản xuất và có tính chu kỳ, xảy ra cứ 8 – 12 năm một lần
Hình thức đầu tiên và phổ biến nhất của khủng hoảng kinh tế trong phương thức
sản xuất tư bản chủ nghĩa là sự khủng hoảng “sản xuất thừa”. Khi khủng hoảng
này xảy ra, hàng hoá khơng bán được, sản xuất sa sút, nhiều xí nghiệp vỡ nợ, phá
sản, làm cho nhiều công nhân, lao động mất việc làm, làm cho thị trường hỗn loạn.
Hàng hoá thặng dư không tương ứng với nhu cầu của xã hội, mà là “thặng dư” so
với sức mua bán bị giới hạn của nhân dân quần chúng lao động . Điều đó có nghĩa
là trong khi khủng hoảng dư thừa đang nổ ra, hàng hóa bị phá hủy lần lượt thì hàng
triệu người lao động lại phải chịu đói khổ vì họ khơng có khả năng chi trả.
Quan điểm của Mác và Lenin về khủng hoảng kinh tế như sau: khủng hoảng là đặc
trưng của riêng chế độ tư bản chủ nghĩa vì mâu thuẫn giữa tính chất xã hội của sản
xuất (xã hội hóa do bản thân chủ nghĩa tư bản) và tính chất chiếm hữu của tư nhân
và cá nhân đối với tư liệu sản xuất. Đó là sự rối loạn trong sản xuất, lưu thơng hoặc
phân phối.
Ví dụ như Mỹ sau khoảng thời gian thế chiến thứ II kết thúc, đã phải trải qua cuộc
khủng hoảng thứ 9 với những hậu quả lớn như sản xuất công nghiệp giảm 5,3%,
GDP giảm 2,2%, thất nghiệp tăng 7,8% và lạm phát tăng 4,6%
2. Biểu hiện:
Khủng hoảng kinh tế có nhiều biểu hiện để có thể nhận biết như:
- Thứ nhất: Mua bán trở nên khó khăn
Đây là khi các doanh nghiệp khơng bán được hàng hoặc phải bán với giá thấp,
không đủ tiền trả các khoản nợ đến hạn. không mua được nguyên vật liệu nếu giá
của chúng tăng lên, không vay được vốn thì phải cắt giảm quy mơ sản xuất, sa thải
công, nhân viên, không sử dụng được năng lực sản xuất của máy móc thiết bị.
- Thứ hai : Sản xuất bị mất cân đối
Sau nhiều năm nghiên cứu, Mác đã tìm ra mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa tái sản
xuất tư bản và phần GDP dành cho tiêu dùng cá nhân. Nếu một quốc gia không thể
tự đảm bảo sự cân đối đó, thì quốc gia đó sẽ gặp nguy hiểm. Ngoại thương có thể
tạm thời góp phần giải quyết những mất cân đối này, nhưng cùng lúc ngoại thương
chỉ có thể đẩy xung đột ra diện rộng hơn, khơng giải quyết được xung đột và thậm
trí làm cho khủng hoảng mang tính chất tồn thế giới
- Thứ ba: Rối loạn trong hệ thống tín dụng
Trong hệ thống tín dụng, các cơng ty vay mượn lẫn nhau, do đó khả năng thanh
tốn của một bên được xác định bởi khả năng thanh toán của bên kia. Các khoản
tín dụng sẽ được duy trì miễn là tiếp tục được tái sản xuất. Nhưng khi thị trường
đình trệ, giá cả giảm, hàng hóa tồn đọng, và nhu cầu mua bán biến mất, nó sẽ dẫn
đến tình trạng thiếu tín dụng. Khủng hoảng phát sinh vì phá sản xảy ra ở nhiều thời
điểm chứ không chỉ một thời điểm cố định khi mà các doang nghiệp khơng cịn
khả năng thanh toán.
- Thứ tư: Sự mất cân đối giữa sản xuất và nhu cầu về khả năng thanh toán. ( thừa
cung và hụt cầu hoặc ngược lại)
Với việc hệ thống tín dụng và ngoại thương ngày càng mở rộng, đầu cơ tích trữ
ngày càng nhiều... đã tạo ra những nhu cầu giả, vượt quá khả năng chi trả thực tế
dẫn đến hiện tượng sản xuất và mở rộng quy mô sản xuất quá mức, đồng thời làm
trầm trọng thêm tình trạng sản xuất thừa. Mức tiêu dùng của dân cư nói chung
không bằng mức tăng của năng suất lao động dẫn đến sự mất cân bằng.
- Thứ năm: Ngày càng có nhiều chứng khốn được phát hành khơng đại diện cho
tư bản thực tế và không được đảm bảo.
C.Mác đã chỉ ra các tài liệu có liên quan đến những khoản tín dụng giả được tạo ra
bằng phương pháp kỹ thuật. Ví dụ, một ngân hàng địa phương đã cho người mơi
giới chứng khốn đem đi chiết khấu ở thị trường London sau khi chiết khấu kỳ
phiếu. Điều này hoàn toàn dựa trên mức độ tín nhiệm của ngân hàng mà không
xem xét các phẩm chất khác của kỳ phiếu, cộng thêm những trường hợp đầu cơ
chứng khoán, cổ phiếu.
- Thứ sáu: Xu hướng xây dựng nhà ở theo thị trường và mang tính đầu cơ.
Các nhà thầu vay tiền ngân hàng thông qua thế chấp bất động sản. Ngân hàng chỉ
trả dần khi tiến độ xây dựng hoàn thành theo dự kiến. Nếu có sự cố xảy ra và chủ
thầu không trả nợ đúng hạn, khoản vay của họ sẽ bị đình chỉ, và nếu phải bán nhà
với giá thấp để trả thì có thể thua lỗ, thậm chí phá sản.
3. Nguyên nhân:
Nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế tư bản chủ nghĩa bắt nguồn từ mâu thuẫn cơ
bản của chủ nghĩa tư bản. Đó là mâu thuẫn giữa tính chất của sức sản xuất với mức
độ xã hội hóa cao của lực lượng sản xuất với chế độ sở hữu tư nhân của nhà tư bản
về tư liệu sản xuất chủ yếu trong xã hội. Những mâu thuẫn này được thể hiện như
sau:
Mâu thuẫn giữa tính có tổ chức, có kế hoạch trong từng xí nghiệp với
tình trạng sản xuất hỗn loạn và vơ chính phủ trong xã hội
Trong mọi xí nghiệp, lao động của cơng, nhân viên được tổ chức và phụ thuộc vào
ý chí của nhà tư bản. Và trong xã hội, trên cơ sở sở hữu tư nhân tư nhân về tư liệu
sản xuất, tình trạng vơ chính phủ là phổ biến. Nhà tư bản sản xuất mà khơng hiểu
nhu cầu của xã hội thì quan hệ cung cầu bị xáo trộn, quan hệ tỷ lệ giữa các ngành
sản xuất bị tổn hại nghiêm trọng đến một mức độ nhất định, rồi khủng hoảng kinh
tế sẽ bùng nổ.
Ví dụ điển hình cho sự mâu thuẫn này là cuộc khủng hoảng ngành quần áo.
ShareCloth - một công ty phần mềm bán lẻ đã khẳng định trong báo cáo của họ,
trong đó thống kê cho thấy gần 30% sản lượng hàng may mặc thời trang sẽ khơng
bán được. Cịn đối với sản phẩm “thời trang nhanh”, chỉ một năm sau, hơn 50%
sản phẩm bán ra đã bị loại bỏ, tương đương với 12,8 triệu tấn quần áo đổ ra bãi
rác. Việc tiếp tục sản xuất quá mức này đang có tác động tiêu cực đến mơi trường,
thải ra khoảng 1,2 tỷ tấn khí nhà kính vào bầu khí quyển mỗi năm, đồng thời ảnh
hưởng đến lợi nhuận của các thương hiệu thời trang. Trong khoảng thời gian sắp
tới, ước tính ngành cơng nghiệp này sẽ mất 52 tỷ đơ la doanh thu vào năm 2030.
Tất cả là vì các nhà thiết kế, sản xuất quần áo khơng nhìn thấu được nhu cầu của
người tiêu dùng và sản xuất dư thừa hoặc giá thành quần áo được sản xuất không
ngang bằng với khả năng chi trả của người dân lao động.
Mâu thuẫn giữa khuynh hướng mở rộng sản xuất vô thời hạn của chủ
nghĩa tư bản với sức mua hạn chế của người lao động.
Để thu được lợi nhuận siêu ngạch, các nhà tư bản phải ra sức mở rộng sản xuất, cải
tiến kỹ thuật, cạnh tranh gay gắt, đuổi theo lợi nhuận mà quên mất nhu cầu của
người lao động và sức mua của họ. Cung cầu của xã hội mất cân đối lớn dẫn đến
khủng hoảng dư thừa trên thị trường. Bên cạnh đó là q trình bần cùng hoá nhân
dân lao động làm cho sức mua của quần chúng nhân dân bị giảm sút tương đối, sức
tiêu dùng của công nhân không tăng tương ứng với tốc độ tăng của năng suất lao
động, sức mua chậm lại so với sự phát triển của sản xuất.
Khi mà sự chênh lệch cung cầu là quá lớn thì ắt hẳn sẽ dẫn đến sự khủng hoảng dư
thừa hàng hóa trên thị trường. Đó là kết cục khi xảy ra khủng hoảng: Hàng hóa thì
rất nhiều nhưng người mua lại khơng thể mua hay khơng có nhu cầu mua. Điều
này khiến các cơng ty buộc phải hạ giá hàng hóa của họ, bị lỗ vốn, và đôi khi mất
tất cả. Và khi việc này xảy ra, sản xuất sẽ bị thu hẹp, các nhà máy sẽ đóng cửa, và
cơng nhân sẽ mất việc làm.
Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp lao động.
Chủ nghĩa tư bản có đặc điểm là tách rời hai yếu tố sản xuất: tư liệu sản xuất và
người trực tiếp sản xuất ra nó. Sự tách biệt này được thể hiện rõ ràng nhất trong
các cuộc khủng hoảng kinh tế. Khi tư liệu sản xuất bị dồn lại, hoen rỉ, mục nát thì
người lao động khơng có việc làm. Một khi khơng kết hợp được tư liệu sản xuất và
sức lao động thì bộ máy sản xuất tư bản chủ nghĩa tất yếu sẽ sụp đổ.
Sự phân công lao động xã hội đã phát triển rộng rãi đến mức sản xuất khơng cịn là
hành động riêng lẻ của các cá nhân nữa mà là một dây chuyền xã hội thống nhất.
Và sự đối đầu này giữa giai cấp tư sản và giai cấp công nhân là một mâu thuẫn
không thể tách rời của xã hội tư bản, vì xã hội tư bản đã có mâu thuẫn cơ bản này
ngay từ khi ra đời.
4. Hậu quả:
Mỗi khi khủng hoảng kinh tế ập tới và qua đi thì nó đều để lại những hậu quả to
lớn đối với nền sản xuất, kinh tế và đặc biệt là thế giới.
Hậu quả 1: Sự tàn phá của lực lượng sản xuất và xáo trộn trong lĩnh vực
lưu thơng.
Khi khủng hoảng xảy tới nó sẽ không chỉ làm ảnh hưởng tới một bộ phận kinh tế,
mà có thể gây thiệt hại tới các mặt khác. Cuộc khủng hoảng 1929-1933 là ví dụ rõ
ràng nhất: 13 nghìn xí nghiệp phá sản, sản xuất thép giảm 76% sản xuất gang thép
xuống 19,4%, sản xuất ô tô giảm 80%, nhà tư bản bắt buộc phải phá hủy một số
lượng lớn tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng. Tại Hoa Kỳ năm 1931, các lị cao có
khả năng sản xuất 1 triệu tấn thép mỗi năm đã bị phá hủy, 124 tàu bị đánh chìm,
một phần tư cánh đồng bông bị phá hủy, 6,4 triệu con lợn bị giết và tiêu hủy.
Hậu quả 2: Quá trình tích tụ và tập trung tư bản ngày càng tăng nhanh, là
điều kiện dẫn đến độc quyền (Tập trung vào những nhà tư bản lớn)
Sự khủng hoảng và phá sản của các nhà tư bản nhỏ là sự trỗi dậy của các công ty
lớn. Cuộc khủng hoảng và sự phá sản của các nhà tư bản nhỏ đã góp phần vào sự
lớn mạnh của các tập đồn lớn. Do có sức mạnh về tài chính và vật chất nên các
nhà tư bản đã thu được nhiều lợi nhuận và lợi ích trong thời kỳ này. Mức độ tập
trung vốn vào vốn ngày càng tăng do các công ty liên doanh, liên kết và các công
ty bị phá sản và sáp nhập. Nếu như ở Hoa Kỳ chỉ có 49 cơng ty với hơn 10.000
người vào 29-33 trước khủng hoảng thì con số này đã tăng lên 343 sau khủng
hoảng. Hơn thế nữa, chỉ có một cơng ty vào đầu thế kỷ 20 đạt 1 tỷ đô la Mỹ, hai
công ty vào đầu năm 1950. Nhưng đến năm 1974, có 24 trong số 49 công ty với số
vốn 59 tỷ đồng.
Hậu quả 3: Sự gia tăng khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn và mâu
thuẫn giữa tư bản và người lao động ngày càng tăng
Khi tư liệu sản xuất hoàn tồn nằm trong tay các nhà tư bản thì sự bóc lột người
lao động và sự nghèo đói của người họ sẽ diễn ra một cách rõ rệt và gay gắt hơn.
Theo thống kê chưa đầy đủ, 20% người giàu chiếm 75% GDP thế giới, trong khi
20% người nghèo chỉ chiếm 1,5% GDP thế giới. Hàng nghìn người phải chịu đói
nhưng các nhà tư bản sẵn sàng chi trả cho những trị giải trí xa xỉ khơng mục đích
hoặc những món đồ đắt tiền thừa thãi. Trên thực tế, ở các nước tư bản lớn, trung
bình mỗi ngày, các nhà tư bản có thể kiếm được khoảng 1 triệu đô la Mỹ, trong khi
những người lao động nghèo chỉ có thể kiếm được khoảng 2 đơ la Mỹ. Sự bất bình
đẳng lớn dường như khơng thể vượt qua và khiến cuộc khủng hoảng diễn ra nhanh
hơn. “Người giàu càng giàu thêm và người nghèo càng nghèo đi”.
II. Tính chu kỳ và giải pháp cho khủng hoảng kinh tế:
1. Tính chu kỳ:
Sự xuất hiện của khủng hoảng kinh tế làm cho quá trình sản xuất của các nhà tư
bản có tính chu kỳ. Trong thời đại của chủ nghĩa tư bản cạnh tranh tự do, một cuộc
khủng hoảng sẽ bắt đầu xảy ra sau khoảng thời gian 8-12 năm. Chu kỳ kinh tế của
tư bản là khoảng thời gian mà nền kinh tế tư bản đi từ khi bắt đầu cuộc khủng
hoảng này đến khi bắt đầu cuộc khủng hoảng tiếp theo.
Chu kỳ kinh tế có tổng cộng 4 giai đoạn: khủng hoảng, tiêu điều, phục hồi và hưng
thịnh.
Khủng hoảng: Là giai đoạn đầu của một chu kỳ kinh doanh mới. Trong
thời kỳ này, hàng hóa trở nên dư thừa, ứ đọng, hàng tồn đọng làm giá cả lao
dốc, sản xuất bị đình trệ, nhà máy đóng cửa, công nhân mất việc, lương
giảm. Nhà tư bản mất đi khả năng thanh toán, rồi phá sản, năng suất bị thiệt
hại nặng nề. Đây là giai đoạn mà xung đột nổi lên thành những xung đột
gay gắt.
Tiêu điều: Giai đoạn có đặc điểm là sản xuất bị đình trệ, không giảm mà
cũng không tăng, thương nghiệp vẫn hầu như đứng im, hàng hóa được bán
với giá thấp, nhà tư bản mất để dư nhiều vì khơng có nơi nào để đầu tư.
Trong thời kỳ này, để thốt khỏi tình trạng bế tắc, các nhà tư bản đã giảm
chi phí bằng cách giảm tiền lương, tăng cường độ lao động và thời gian lao
động, đổi mới tư bản cố định, với mục đích làm cho sản xuất vẫn có lãi dù
giá cả giảm. Sự đổi mới của tư bản cố định làm tăng cầu về tư liệu sản xuất
và tiêu dùng, tạo điều kiện cho nền kinh tế phục hồi hồn tồn.
Phục hồi: Thời điểm khơi phục lại các nhà máy, xí nghiệp và mở rộng sản
xuất. Người lao động được đưa trở lại làm việc, trình độ sản xuất trở lại
mức cũ, giá cả hàng hóa tăng lên và lợi nhuận trên vốn cũng tăng lên
Hưng thịnh: Là giai đoạn mà tốc độ tăng trưởng sản xuất vượt quá mức
đỉnh đạt được trong chu kỳ trước đó. Nhu cầu và cơng suất đối với hàng
tiêu dùng tăng lên, khiến các nhà máy được mở rộng và xây dựng nhiều
hơn. Nhu cầu tín dụng tăng, ngân hàng cho vay với mức tối đa, sức sản xuất
vượt quá sức mua của xã hội. Như vậy, tạo điều kiện cho một cuộc khủng
hoảng kinh tế mới.
Để ví dụ rõ nhất cho tính chu kỳ này thì cụ thể trong khoảng thời gian hơn 1 thế kỷ
( chính xác là 133 năm) kể từ 1825 tới 1958, Vương quốc Anh đã phải đối mặt với
7 cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài từ 1825 đến 1836, 1890 đến 1900, 1907 đến
1920, 1920 đến 1929, 1929 đến 1937, 1938 đến 1949, và 1924 đến 1958.
Khủng hoảng kinh tế không chỉ xảy ra trong công nghiệp, mà cả nông nghiệp. Tuy
nhiên, các cuộc khủng hoảng nơng nghiệp có xu hướng kéo dài hơn các cuộc
khủng hoảng cơng nghiệp. Đó là do sự độc quyền sở hữu tư nhân về ruộng đất đã
cản trở sự đổi mới tư bản đầu tư để thốt khỏi khủng hoảng. Mặt khác, vẫn cịn
một số lượng lớn nông dân nhỏ với sinh kế duy nhất là trồng trọt trên đất nơng
nghiệp của họ. Vì vậy, họ phải duy trì sản xuất ngay cả trong thời gian khủng
hoảng.
2. Các giải pháp:
Giải pháp 1: Tiếp tục thực hiện nhóm giải pháp chống lạm phát và duy trì
chính sách tiền tệ chặt chẽ, linh hoạt, thận trọng, đặc biệt là phụ thuộc vào
cơ chế thị trường. Sử dụng hiệu quả các cơng cụ tài chính có thể điều chỉnh
linh hoạt theo sự phát triển, diễn biến của thị trường. Cần phải xem xét, điểu
chỉnh lại hệ thống ngân hàng sao cho phù hợp để tránh rủi ro khủng hoảng
hơn.
Giải pháp 2: Tăng cường sự điều tiết của chính phủ đối với hệ thống tài
chính, ngân hàng và thị trường chứng khốn. Kiểm tra chất lượng tín dụng
của các ngân hàng thương mại, đặc biệt là các ngân hàng trong lĩnh vực rủi
ro như bất động sản, chứng khoán. Thiết lập hệ thống cảnh báo sớm với các
tiêu chí cụ thể để xây dựng các phương án dự phòng và giải pháp cho những
biến động bất lợi trong hệ thống tài chính ngân hàng.
Giải pháp 3: Cải cách, tháo gỡ vướng mắc về thủ tục hành chính, giải
phóng mặt bằng, phê duyệt và thanh tốn dự án, nhất là đối với các công ty
xây dựng, để tạo điều kiện cho dự án triển khai nhanh chóng. Đối với lĩnh
vực kinh doanh bất động sản, ngồi việc xúc tiến, khuyến khích đầu tư, xây
dựng nhà ở giá rẻ cho người nghèo, đối tượng chính sách, nhà ở công nhân
khu kinh tế, khu công nghiệp tập trung, nhà ở sinh viên, đầu cơ bất động sản.
Giải pháp 4: Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu để tránh ảnh hưởng của việc
cắt giảm nhập khẩu từ một số quốc gia và tăng cường thị trường mới bằng
cách chuyển sang mở rộng thị trường nội bộ. Thực hiện các biện pháp chính
trị để khuyến khích sự phát triển của sản xuất xuất khẩu, tăng nhanh giao
dịch xuất khẩu và giảm thâm hụt thương mại. Giới thiệu một chế độ tỷ giá
linh hoạt để hỗ trợ xuất khẩu và tăng mức tín dụng ưu đãi cho sản xuất xuất.
Ngoài ra, tăng cường và thúc đẩy sự phát triển của thị trường nội bộ, đặc biệt
là trong các giai đoạn mua sắm các nguyên liệu nông nghiệp, đảm bảo mối
liên hệ chặt chẽ giữa sự phát triển của các khu vực sản xuất nguyên liệu với
các ngành công nghiệp chế biến và xuất khẩu, cũng như phát triển phân phối
các nguồn cung quan trọng. và bán lẻ, cải thiện chất lượng dịch vụ và đảm
bảo an toàn và vệ sinh thực phẩm.
Giải pháp 5: Tăng cường sự phương tiện truyền thông và quan công chúng
giữa các đơn vị. Thường xuyên cập nhật thông tin trong nước và nước ngồi
để xét tất cả các tình huống qua đó đề ra chính sách phù hợp vào đúng thời
điểm.
III. Liên hệ thực tiễn ở Việt Nam:
Các cuộc khủng hoảng xảy ra như một lẽ tự nhiên và mọi đất nước đã phải trải
qua những cuộc khủng hoảng về kinh tế. Việt Nam cũng phải trải qua như vậy,
những ảnh hưởng từ sản xuất bị đình trệ, dịch vụ trở nên giảm sút... đã làm đất
nước ta tổn hại ít nhiều. Với 3 cuộc khủng hoảng để chuyển mình trong quá khứ
và hiện tại là những khó khăn do dịch Covid – 19 mới đây.
Cuộc khủng hoảng và chuyển mình lần thứ nhất
Cuộc khủng hoảng thứ nhất tiềm ẩn từ cuối thập kỷ 70, bùng nổ vào những năm 80
kéo dài đến đầu thập kỉ 90. Cuộc khủng hoảng này ảnh hưởng đến tất cả khía cạnh
phát triển của đất nước bấy giờ
Tăng trưởng kinh tế bị chậm lại. Thu nhập trung bình trong khoảng thời gian 19771980 giảm đáng kể ( năm 1979 giảm 2%, năm 1980 giảm 1,4%) – cực thấp so với
tốc độ gia tăng ước tính là 2.31%/năm. Điều này có nghĩa là chính sách ở mỗi thu
nhập bình qn đầu người giảm tới 1.87%/năm.
Lạm phát, tham nhũng kéo dài. Sự lạm phát ngầm đã xảy ra kể từ thập niên 70-80,
khi sự khác biệt giữa xuất nhập cảnh vào một phi trường cấp cũng là khi sự chênh
lệch giữa giá cả trong nước và bên ngoài càng ngày càng lớn. Các ngân hàng lại
hoạt động không theo nguyên tắc để rồi trong năm 1985 siêu lạm phát xuất hiện, có
lúc 774.7% vào năm 1986 và kéo dài đến 3 và sau đó là 2 chữ số cho đến khi đầu
thập niên 90.
Sự mất cân bằng lớn của cán cân thanh tốn khi sản xuất chỉ có thể đáp ứng 8090% sử dụng trong nước, không đủ tiêu dùng. Một phần quỹ phải dùng để viện trợ
cho chiến tranh biên giới và vay nợ nước ngoài.
Tỷ lệ thất nghiệp cũng tăng cao chiếm tới 12,7% tổng người dân lao động. Bởi vì
quy mơ sản xuất giảm sút cộng thêm việc dân số tăng nhanh nên GDP bình quân
của Việt Nam giảm mạnh chỉ cịn có 86 USD/người, nằm trong những nước có
GDP thấp nhất thế giới.
Nhưng nhờ có Đổi Mới, các chính sách hợp lý đã dựng lại nền kinh tế Việt. Sản
xuất thực phẩm, lương thực đạt được kết quả đầy hứng khởi, thô khai thác dầu và
xuất khẩu cũng tăng... Việt Nam đã bước ra khỏi khủng hoảng và đi vào giai đoạn
của ổn định và phát triển. Tăng trưởng kinh tế trong 1992-1997 đã cao hơn hai lần
so với 1977-1991 (8.77% mỗi năm so với 4.07% / năm).
Việt Nam đi lên từ nước kém phát triển sang nhóm nước đang phát triển, từ chỗ bị
bao vây, cấm vận sang bước đầu mở cửa hội nhập, đến tiếp nhận ODA.
Cuộc khủng hoảng và chuyển mình lần thứ hai
Lúc này Việt Nam đang có những bước phát triển tốt, mở cửa hội nhập thì đột
nhiên cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ khu vực nổ ra bắt nguồn từ Hàn Quốc
sang Thái Lan, Indonesia...
Do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế phát triển của Việt Nam đang ở một cấp
cao trong khoảng thời gian từ năm 1995 để năm 1997, thì sau đó vào năm 1998 chỉ
tăng 5.76%, trong năm 1999 tăng chỉ kiếm được 4.77%. Vốn đầu tư trực tiếp ở
nước ngoài đăng ký giảm dần, khi trong năm 1995 đạt trên $ 6.9 tỷ USD thì năm
1996 lên đến tới $ 10.2 tỉ euro, trong những năm 1997 còn gần 5.6 tỷ năm 1998
xuống 5.1 tỷ USD, năm 1999, xuống cịn 2.6 tỷ đơ.
Nếu mức độ lạm phát năm 1996 ở mức 4,5%, năm 1997 ở mức 3,6%, thì năm 1998
lên tới mức 9,2%. Giá USD nếu năm 1995 giảm 0,6%, 1996 tăng 1,2%, thì năm
1997 tăng 14,2%, năm 1998 tăng 9,6%,... Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu năm
1996 ở mức 33,2%, năm 1997 ở mức 26,6%, đến năm 1998 chỉ còn 1,9%.
Còn mức độ nhập khẩu cũng giảm so với những năm trước. Năm 1996 cịn tăng
36,6%, thì năm 1997 chỉ cịn tăng 4% và năm 1998 giảm 0,8%, năm 1999 chỉ
tăng 2,1%.
Do độ mở của kinh tế Việt Nam lúc này chưa thực sự cao (xuất khẩu so với GDP
mới đạt 30%, đồng tiền chưa chuyển đổi), cũng như vì đã có dầu thô, gạo, xuất
khẩu với khối lượng lớn cộng thêm sự chủ động ứng phó từ trong nước, chính vì
vậy mà Việt Nam đã không bị cuốn theo cuộc khủng hoảng này và dần dần đã vượt
qua. Tăng trưởng kinh tế cao dần lên, bình quân thời kỳ 2000 - 2007 đã đạt
7,63%/năm. Sau đó Việt Nam đã chuyển sang mở cửa hội nhập đầy đủ với thế
giới, ký hiệp định thương mại Việt-Mỹ, gia nhập WTO...
Cuộc khủng hoảng và chuyển mình lần thứ ba
Cuộc khủng hoảng thứ ba này bắt nguồn từ nước Mỹ, tiềm ẩn cuối năm 2007, bùng
phát vào cuối 2008, bắt đầu từ sự khủng hoảng nhà đất, lan sang hệ thống tài chính,
rồi kinh tế thực và lĩnh vực lao động việc làm cuối cùng sang tới các nước trên thế
giới. Cuộc khủng hoảng này xảy ra trong lúc Việt Nam chỉ vừa mới gia nhập WTO
vào đầu năm 2007.
Sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2008 giảm xuống còn 6,31%, năm 2009
còn 5,32%. Vốn đầu tư trực tiếp của các nước giảm đáng kể về vốn đăng ký (từ
71,7 tỷ USD vào năm 2008 giảm chỉ còn 21,5 tỷ USD vào năm 2009) và vốn thực
hiện (từ 11,5 tỷ USD xuống cịn 10 tỷ USD). Lượng khách nước ngồi giảm từ hơn
4,2 triệu lượt người xuống còn 3,7 triệu lượt người. Lượng kiều hối giảm từ 7,2 tỷ
USD xuống còn gần 6,3 tỷ USD, các vốn đầu tư gián tiếp sụt giảm mạnh,...
Đứng trước tình hình như vậy, nước ta đã linh hoạt trong việc chuyển đổi mục tiêu
ưu tiên; áp dụng các biện pháp thích hợp; có giải pháp xử lý kịp thời các hiệu ứng
phụ và vi phạm; bảo đảm sự đồng thuận, phối hợp chặt chẽ, chia sẻ trách nhiệm
giữa Chính phủ, doanh nghiệp, người dân; chọn nơng nghiệp, nông thôn làm trọng
điểm; kết hợp giữa nội lực và ngoại lực; kết hợp sử dụng biện pháp cơ bản và biện
pháp tình thế; kết hợp sử dụng “bàn tay hữu hình” và “bàn tay vơ hình”; minh bạch
thơng tin, xử lý nghiêm các tin đồn không chứng thực; làm tốt công tác trao đổi và
thu thập thông tin, phân tích kinh tế và dự báo.
Nhờ vậy, Việt Nam đã thốt được khỏi cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế thế
giới, đã đạt được những kết quả tích cực từ giữa năm 2009 đến nay
Những khó khăn do đại dịch COVID–19
Đại dịch COVID-19 đã khiến nền kinh tế Việt Nam nói riêng và nền kinh tế thế
giới nói chung có nhiều “biến động” và sẽ cịn duy trì như vậy trong một khoảng
thời gian dài. Mặc dù nước ta là một trong những nước có tỉ lệ kiểm sốt dịch rất
tốt, nhưng vẫn khơng thể tránh khỏi những tác động nặng nề do dịch gây ra. Có thể
thấy rõ điều này khi quý I năm 2020, tốc độ tăng trưởng của nước ta đang ở con số
3.82%, đến quý II giảm mạnh còn 0.39%, quý III tăng trở lại đạt 2.62%, đưa con số
tăng trưởng của 9 tháng đầu năm 2020 lên 2.12%. Mức tăng trưởng tuy vẫn dương
nhưng là mức tăng nhỏ nhất so với cùng kỳ các năm trước, nhưng có một điều
đáng nói là nước ta vẫn là một trong số ít nước có sự tăng trưởng dương trong năm
2020.
Theo như kết quả kiểm tra đột xuất của Tổng cục Thống kê về sự ảnh hưởng của
dịch COVID-19 tới doanh nghiệp thì có tới 85.7% số doanh nghiệp lớn nhỏ bị tác
động bởi dịch. Trong đó, khu vực cơng nghiệp – xây dựng và khu vực dịch vụ
chịunhiều tác động nhất với tỷ lệ doanh nghiệp bị tác động lần lượt là 86.1% và
85.9%,lĩnh vực nông, lâm, thủy sản chịu ảnh hưởng ít hơn với 78.7%. Một số
ngành kinh tế có tỷ lệ công ty bị tác động tiêu cực cao, chẳng hạn như: Ngành dệt
may, sản xuất da, các sản phẩm từ da, sản xuất các sản phẩm điện tử, sản xuất ơ tơ
đều có tỷ lệ trên 90%, giáo dục và đào tạo 93.9%, hoạt động của các đại lý du lịch
95.7%, dịch vụ ăn uống 95.5%, dịch vụ lưu trú 97.1% và hàng không lên tới 100%.
Thế nhưng trong quý III, các thành phần kinh tế ở các khu vực đều có dấu hiệu
phục hồi và trên đà phát triển hơn, đi vào hoạt động với điều kiện ổn định và bình
thường mới. Chỉ tính chung tháng 9 năm 2020 GDP ước tính đã tăng 2.12% so với
cùng kỳ năm 2019, là mức tăng thấp nhất so với cùng kỳ giai đoạn 2011-2020.
Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, nông lâm nghiệp và thủy sản tăng
1.84%, đóng góp 13.62% vào mức tăng trưởng chung; cơng nghiệp và xây dựng
tăng 3.08%, đóng góp 58.35%; khu vực dịch vụ tăng 1.37%, đóng góp 28.03%.
Mặc dù gặp vơ vàn khó khăn do dịch bệnh làm gián đoạn thương mại thế giới,
nhưng cán cân thương mại tháng 9 vẫn thặng dư 133,5 tỷ USD, đưa thặng dư
thương mại 9 tháng lên gần 17 tỷ USD, gần gấp đôi so với cùng kỳ năm 2019.
Kinh tế trong nước đã trở thành động lực tăng trưởng xuất khẩuvới kim ngạch
hàng hóa xuất khẩu 9 tháng tăng 20,2% và chiếm 35,4% tổng kim ngạch xuất khẩu
của cả nước.
Những điều cần phải làm
Hiện nay, nền kinh tế của Việt nam vẫn đang ổn định trước những tác động và
thách thức của đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, rủi ro là điều không thể tránh khỏi.
Theo dự báo của báo Bưu điện ASEAN, Việt Nam có thể thốt khỏi bẫy kinh tế
của đại dịch nhờ 3 lý do:
Thứ nhất: Chính phủ đã đưa ra các biện pháp cắt giảm thuế, hoãn thuế và cho các
doanh nghiệp được phép miễn phí sử dụng đất.
Thứ hai: Luật Đầu tư sửa đổi nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư
bằngcách giảm các thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho đầu tư trực tiếp nước
ngoài(FDI). Đặc biệt, trong 4 năm qua, gần 1 tỷ USD đã được đầu tư vào lĩnh vực
thương mại điện tử tại Việt Nam.
Thứ ba: Việt Nam đã thông qua Hiệp định EVFTA. Kể từ tháng 7 năm 2020, EU
đã xóa bỏ 85% thuế hải quan đối với hàng hóa Việt Nam và loại bỏ dần phần còn
lại trong vòng 7 năm tới.
Ðể đạt hai mục tiêu quan trọng đó là vừa phịng chống dịch, vừa phục hồi tăng
trưởng, bảo đảm an ninh xã hội, phát triển bền vững, Chính phủ cần thực hiện
những giải pháp sau đây:
Giải pháp 1: Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, đạt tỷ lệ giải ngân cao
nhất, chú trọng đến việc giải quyết khó khăn cho các dự án chậm giải ngân, thanh
toán nhất là các dự án trọng điểm, quy mơ lớn, có sức lan truyền rộng, tạo đột phá
chiến lược về kết cấu cơ sở hạ tầng và sự sáng tạo kích thích nền kinh tế phát triển.
Giải pháp 2: Tiếp tục duy trì gói hỗ trợ tài chính đủ lớn và hiệu quả để xóa bỏ khó
khăn cho sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt và phục hồi kinh tế, trong đó tập trung
vào đối tượng doanh nghiệp vì đây là khu vực đóng góp lớn cho tăng trưởng GDP
(khoảng 60%)
Giải pháp 3: kích cầu đầu tư trong khối doanh nghiệp sản xuất phục vụ xuất nhập
khẩu để chủ động nguồn hàng khi thị trường tồn cầu mở cửa bình thường trở lại.
Giải pháp 4: duy trì và tăng quy mơ gói hỗ trợ người dân và doanh nghiệp gặp
khókhăn do COVID-19.
Giải pháp 5: thực hiện tốt việc phòng ngừa lây lan của bệnh dịch để dịch không
bùng phát, tạo điều kiện cho việc mở rộng quan hệ quốc tế, đặc biệt là thương mại.
Sự bùng phát và lây lan chưa rõ hồi kết của đại dịch COVID-19 đã và đang làm
trầm trọng thêm xu hướng suy thối, khủng hoảng kinh tế tồn cầu. Nền kinh tế
Việt Nam đang từng bước phục hồi và phát triển trong điều kiện bình thường mới,
cơng tác quản lý hành chính của Chính phủ đã đạt được những thành công bước
đầu trước những bất trắc bên ngồi, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mơ, kiểm soát lạm
phát, bảo đảm an sinh xã hội, sinh kế, việc làm, đời sống đối với người lao động là
những nội dung hết sức cần thiết trong thời gian tới.
LI KẾT
Khủng hoảng kinh tế sẽ luôn tồn tại song song với sự phát triển vì nó là lẽ tất yếu,
cái hiển nhiên sẽ xảy ra nhưng sau mỗi lần khủng hoảng là một cơ hội mới, một bài
học để hạn chế những tác động của đợt khủng hoảng kinh tế sau. Nhất là trong thời
buổi đại dịch khi mọi thứ điều trở nên khó lường, Việt Nam ta phải vững chắc trên
lập trường, không được lơ là trong việc bảo đảm an sinh xã hội, phát triển kinh tế
cũng như ngăn chặn khủng hoảng, có vậy thì Việt Nam mới có thể đạt được mục
tiêu trở thành nước phát triển.
TÀI LIỆU THAM KHAO:
1. Giáo trình Kinh tế Chính trị
2. />3. />4. />%20kh%E1%BB%A7ng%20ho%E1%BA%A3ng,ch%E1%BB%A7%20y
%E1%BA%BFu%20c%E1%BB%A7a%20x%C3%A3%20h%E1%BB%99i.
5. />6. />t?
leftWidth=20%25&showFooter=false&showHeader=false&dDocName=CNTH
WEBAP01162524528&rightWidth=0%25¢erWidth=80%25&_afrLoop=25
753521726435311#%40%3F_afrLoop
%3D25753521726435311%26centerWidth%3D80%2525%26dDocName
%3DCNTHWEBAP01162524528%26leftWidth%3D20%2525%26rightWidth
%3D0%2525%26showFooter%3Dfalse%26showHeader%3Dfalse
%26_adf.ctrl-state%3Dny2wh5ds4_9
7. />8. />%C3%A0i_ch%C3%ADnh
9. />Và các tài liệu online khác.