Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

(Tiểu luận) đề tài phân tích quan điểm, chủ trương của đảng từ đại hội iv đến đạihội xiii trên lĩnh vực quốc phòng an ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.46 MB, 39 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

Học phần: LỊCH SỬ ĐẢNG

BÀI TẬP NHĨM
Đề tài: Phân tích quan điểm, chủ trương của Đảng từ Đại hội IV đến Đại
hội XIII trên lĩnh vực Quốc phịng - An ninh.

Nhóm 5: Phạm Thị Nga
Lê Hà Diệu Ly
Nguyễn Quỳnh Anh
Đặng Thu Hằng
Trần Tuyết Nhung
Nguyễn Hoàng Linh
Thái Thị Phương Thảo
Nguyễn Xuân Anh
Lê Phương Anh
Dương Thị Hà Chi
Giảng viên hướng dẫn: Ths. Phí Thị Lan Phương
Email

:

Thời gian học

: Học kỳ 1 năm học 2022-2023

Hà Nội 8/2022
1



MỤC LỤC
MỤC LỤC.................................................................................................................2
ĐẶT VẤN ĐỀ...........................................................................................................2
NỘI DUNG...............................................................................................................5
1. Quan điểm và chủ trương của Đảng trong lĩnh vực Quốc phòng – An ninh
trước thời kỳ đổi mới (Đại hội IV và Đại hội V).......................................................5
1.1. Bối cảnh lịch sử.........................................................................................5
1.2. Chủ trương và quan điểm của Đảng trong lĩnh vực Quốc phòng – An
ninh trước thời kỳ đổi mới..................................................................................9
2. Quan điểm và chủ trương của Đảng trong lĩnh vực Quốc phòng – An ninh
trong thời kỳ đổi mới (Đại hội VI và Đại hội VII)...............................................12
2.1. Bối cảnh lịch sử.......................................................................................12
2.2. Chủ trương và quan điểm của Đảng trong lĩnh vực Quốc phòng – An
ninh trong thời kỳ đổi mới................................................................................12
3. Quan điểm và chủ trương của Đảng trong lĩnh vực Quốc phòng – An ninh
thời kỳ hội nhập toàn cầu (Đại hội VIII đến Đại hội XIII)..................................14
3.1. Bối cảnh lịch sử.......................................................................................14
3.2. Chủ trương và quan điểm của Đảng trong lĩnh vực Quốc phòng – An
ninh thời kỳ hội nhập thế giới...........................................................................16
4. Thành tựu nổi bật và hạn chế của nền Quốc phòng – An ninh......................20
4.1. Thành tựu.................................................................................................20
4.2. Một số hạn chế.........................................................................................24
5. Phương hướng giải quyết mối quan hệ giữa quốc phòng, an ninh và đối ngoại
trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thời gian tới...................................................26
KẾT LUẬN.............................................................................................................32
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................35

2



ĐẶT VẤN ĐỀ
Đối ngoại quốc phòng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc không chỉ là
hoạt động ngoại giao đơn thuần mà thông qua hoạt động đối ngoại để thực hiện nhiệm vụ
quốc phịng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa. Vì vậy, trong bối cảnh mới hiện nay,
cơng tác nghiên cứu tình hình thế giới, khu vực đóng vai trị hết sức quan trọng, góp phần
triển khai hiệu quả hoạt động đối ngoại quốc phòng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc.
Cả lý luận và thực tiễn đều cho thấy, chủ động củng cố quốc phòng, an ninh là
điều kiện quan trọng, là cơ sở để mỗi quốc gia dân tộc tăng cường khả năng tự vệ, bảo vệ
vững chắc nền hịa bình, chủ quyền và tồn vẹn lãnh thổ. Đối với Việt Nam, trong mọi
hồn cảnh, Đảng ta ln nhất qn quan điểm củng có quốc phịng, an ninh để tự vệ,
nhằm mục đích bảo vệ hịa bình.
Thực tế lịch sử đã chứng minh, củng cố quốc phòng, an ninh là quyền chính đáng
của mọi quốc gia, dân tộc. Củng cố quốc phòng, an ninh còn là yêu cầu khách quan bảo
đảm cho mỗi quốc gia, dân tộc có khả năng tự vệ, phòng vệ và bảo vệ nền hòa bình của
quốc gia, dân tộc mình. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, cuộc Cách mạng công nghiệp
lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ; nhiều hình thái chiến tranh hiện đại và phương thức tác
chiến mới dần xuất hiện… Điều này đã khiến nhiều nước trong khu vực và trên thế giới
đẩy mạnh đầu tư cho quốc phòng. Do đó, nhiệm vụ xây dựng Qn đội, Cơng an, tăng
cường, củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất
toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc đã đặt ra những yêu cầu mới hơn, cao hơn.
Mặt khác, để kịp thời ứng phó có hiệu quả với các mối đe dọa an ninh truyền
thống và an ninh phi truyền thống, vấn đề củng cố quốc phòng, an ninh còn là một trong
những yếu tố quan trọng hàng đầu không chỉ đối với riêng Việt Nam mà còn đối với tất
cả các quốc gia trên thế giới. Vì vậy, chủ trương của Đảng ta về củng cố quốc phịng, an
ninh là hồn tồn đúng đắn, phù hợp với khả năng của nền kinh tế, trình độ khoa học công nghệ của đất nước và xu thế của khu vực, thế giới. Chủ trương này vừa đáp ứng yêu
cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc cả trước mắt và lâu dài. Đồng thời, cũng là cơ sở, tiền đề

3



có ý nghĩa quyết định đến sự ổn định, phát triển kinh tế xã hội của đất nước, bảo vệ cuộc
sống bình an, ấm no, hạnh phúc của nhân dân ta.
Có thể khẳng định, Việt Nam củng cố quốc phịng, an ninh; xây dựng Quân đội
nhân dân và Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại là nhằm mục
đích tự vệ, thể hiện tính chất hịa bình, chính nghĩa. Việc củng cố quốc phịng, an ninh
của Việt Nam hồn tồn khơng phải là “khơi mào” cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực,
làm cho tình hình khu vực “nóng” hơn như những luận điệu xuyên tạc, chống phá của các
thế lực thù địch, phản động.

4


NỘI DUNG
1. Quan điểm và chủ trương của Đảng trong lĩnh vực Quốc phòng – An ninh trước
thời kỳ đổi mới (Đại hội IV và Đại hội V)
1.1.

Bối cảnh lịch sử

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình quốc tế biến đổi sâu sắc. Hệ thống thế
giới của chủ nghĩa xã hội ra đời; phong trào độc lập dân tộc và phong trào công nhân
dâng lên mạnh mẽ. Lực lượng của chủ nghĩa đế quốc suy yếu nghiêm trọng. Đế quốc Mỹ
trở thành tên sen đầm quốc tế, ra sức thực hiện chiến lược toàn cầu phản cách mạng.
Tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam, đế quốc Mỹ mưu toan áp đặt chủ nghĩa
thực dân mới trên đất nước ta, phá hoại sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa của nhân
dân ta, đẩy lùi chủ nghĩa xã hội và bao vây, uy hiếp các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông
Nam châu á. Đế quốc Mỹ muốn chứng tỏ rằng lực lượng quân sự và kinh tế khổng lồ của
chúng có thể đè bẹp mọi phong trào giải phóng dân tộc và chặn đứng bước tiến của chủ
nghĩa xã hội ở bất cứ nơi nào trên thế giới. Để thực hiện âm mưu ấy, Mỹ đã huy động một

lực lượng quân sự to lớn, thực hiện nhiều chiến lược, chiến thuật, sử dụng nhiều vũ khí
hiện đại đi đôi với những thủ đoạn ngoại giao xảo quyệt.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, vượt qua mn vàn khó khăn, đồng bào và chiến sĩ cả
nước ta đã đoàn kết chiến đấu vô cùng anh dũng, trải qua phong trào "đồng khởi" cuối
năm 1959 đầu năm 1960, đến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt Tết Mậu Thân
đầu năm 1968, cuộc tiến công chiến lược năm 1972 và cuộc chiến đấu đập tan trận tập
kích chiến lược bằng B.52 vào Hà Nội, Hải Phòng, đã lần lượt làm thất bại các chiến lược
chiến tranh của Mỹ, đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Với cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ
Chí Minh lịch sử, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã toàn thắng.
Thắng lợi oanh liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước mở ra một bước
ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc. Nó kết thúc vẻ vang q trình 30 năm chiến tranh giải
phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc bắt đầu từ Cách mạng Tháng Tám, chấm dứt vĩnh viễn

5


ách thống trị hơn một thế kỷ của chủ nghĩa đế quốc trên đất nước ta, làm cho Tổ quốc ta
vĩnh viễn độc lập, thống nhất và đưa cả nước ta tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Thắng lợi ấy làm thất bại cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới quy mô lớn
nhất và dài ngày nhất từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, làm đảo lộn chiến lược toàn cầu
của tên đế quốc đầu sỏ, đẩy Mỹ vào tình thế khó khăn chưa từng thấy, thu hẹp và làm suy
yếu hơn nữa hệ thống đế quốc chủ nghĩa, củng cố tiền đồn của chủ nghĩa xã hội ở Đông
Nam châu á, mở rộng và tăng cường hệ thống xã hội chủ nghĩa, tăng thêm sức mạnh và
thế tiến công của các lực lượng cách mạng trên thế giới.
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là thắng lợi của sự lãnh đạo
đúng đắn của Đảng ta, đội tiền phong dày dạn của giai cấp công nhân Việt Nam, người
đại biểu trung thành và đầy đủ những lợi ích sống cịn, những nguyện vọng sâu xa và
chính đáng của nhân dân Việt Nam, của cả dân tộc Việt Nam, người kết hợp nhuần
nhuyễn và thành công khoa học cách mạng của giai cấp công nhân là chủ nghĩa Mác Lênin với nghị lực chiến đấu phi thường và sức sáng tạo vô tận của nhân dân ta, với

những tinh hoa trong truyền thống bốn ngàn năm của dân tộc Việt Nam ta.
Đó là thắng lợi của cuộc chiến đấu đầy gian khổ, hy sinh, ngoan cường và bền bỉ,
anh dũng và thông minh của nhân dân và quân đội cả nước, đặc biệt là của các đảng bộ
miền Nam, các cán bộ, chiến sĩ công tác và chiến đấu ở miền Nam, và hàng chục triệu
đồng bào yêu nước trên tuyến đầu Tổ quốc đã nêu cao tấm gương kiên cường, bất khuất
hơn ba mươi năm dưới ách quân xâm lược. Đó là thắng lợi của chế độ xã hội chủ nghĩa ở
miền Bắc, thắng lợi của đồng bào miền Bắc vừa xây dựng, vừa chiến đấu để bảo vệ căn
cứ địa chung của cả nước, đồng thời động viên ngày càng nhiều sức người, sức của để
đánh Mỹ, cứu nước ở miền Nam, một lòng một dạ vì miền Nam ruột thịt.
Thời kỳ 1976 – 1985, nước ta ở trong giai đoạn phục hồi đất nước sau những sự
phá hoại nặng nề của các cuộc chiến tranh tàn khốc trước đó.
Thực hiện hai kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội là Kế hoạch 5 năm lần thứ hai
(1976-1980) và Kế hoạch 5 năm lần thứ ba (1981-1985), nhân dân Việt Nam đã đạt được
những thành tựu quan trọng: Khắc phục từng bước những hậu quả nặng nề của chiến

6


Document continues below
Discover more
Lịch sử Đảng
from:
CSVN
lsđ01
Đại học Kinh tế…
999+ documents

Go to course

Trắc nghiệm lịch sử

15

Đảng chương 1 phầ…
Lịch sử
Đảng…

100% (39)

Trắc nghiệm lịch sử
20

Đảng chương 1 phầ…
Lịch sử
Đảng…

100% (16)

Bài tập lớn LS Đảng 12

14

vai trò lãnh đạo của…
Lịch sử
Đảng…

100% (14)

Đại hội VI,đại hội VII Đại hội VI và Đại hội…
Lịch sử
Đảng…


100% (14)

[123doc] - bai-thu27

hoach-lop-cam-…


Lịch sử
Đảng…

100% (12)

sử Đảng
Tại
tranh; Khôi phục phần lớn những cơ sở công nghiệp, nông nghiệp,Lịch
giao thông
ở miền -Bắc
và xây dựng lại các vùng nông thôn ở miền Nam bị chiến tranh tànsao
phá. nói,
16

sau cách…

Thời kỳ này, Nhà nước quản lý nền kinh tế chủ yếu bằng mệnh
Lịchlệnh
sử hành chính

100% (12)


dựa trên hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh áp đặt từ trên xuống dưới. CácĐảng…
doanh nghiệp hoạt

động trên cơ sở các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các chỉ tiêu pháp
lệnh được giao. Tổng sản phẩm trong nước bình quân mỗi năm trong giai đoạn 19771985 tăng 4,65%, trong đó: nơng, lâm nghiệp tăng 4,49%/năm; cơng nghiệp tăng
5,54%/năm và xây dựng tăng 2,18%/năm. Theo loại hình sở hữu, sở hữu quốc doanh tăng
4,29%; sở hữu tập thể tăng 10,26% và sở hữu tư nhân, cá thể tăng 0,71%. Nhìn chung,
tăng trưởng kinh tế trong thời kỳ này thấp và kém hiệu quả. Nông, lâm nghiệp là ngành
kinh tế quan trọng (chiếm 38,92% GDP trong giai đoạn này), nhưng chủ yếu dựa vào độc
canh trồng lúa nước. Cơng nghiệp được dồn lực đầu tư nên có mức tăng khá hơn nơng
nghiệp, nhưng tỷ trọng trong tồn nền kinh tế còn thấp (chiếm 39,74% GDP), chưa là
động lực để thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng.
Thương nghiệp quốc doanh phát triển nhanh chóng, hợp tác xã tuy ở thời kỳ đầu
xây dựng, nhưng đã có những bước vươn lên chiếm lĩnh thị trường, nhờ đó hạn chế được
nạn đầu cơ, tích trữ và tình trạng hỗn loạn về giá cả. Tổng mức bán lẻ hàng hóa xã hội
bình quân thời kỳ này tăng 61,6%/năm.
Kinh tế tăng trưởng chậm làm mất cân đối cung – cầu (thiếu hụt nguồn cung),
đồng thời do bị tác động bởi việc cải cách tiền lương vào năm 1985, là những nguyên
nhân dẫn đến chỉ số giá bán lẻ tăng rất cao, bình quân giai đoạn 1976-1985 chỉ số giá bán
lẻ tăng 39,53%/năm.
Chính phủ chủ trương nhanh chóng xóa nạn mù chữ và đẩy mạnh bổ túc văn hóa,
xem đó là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu. Đầu năm 1978, tất cả các tỉnh và thành phố miền
Nam đã căn bản xoá nạn mù chữ. Trong tổng số 1.405,9 nghìn người được xác định
khơng biết chữ, có 1.323,7 nghìn người thốt nạn mù chữ. Công tác dạy nghề phát triển
cũng mạnh mẽ. Năm 1977, trên cả nước chỉ có 260 trường trung học chuyên nghiệp, hơn
117 nghìn sinh viên và 7,8 nghìn giáo viên. Đến năm 1985, số trường trung học chuyên

7



nghiệp là 314 trường, với quy mơ 128,5 nghìn sinh viên và 11,4 nghìn giáo viên (tăng 9%
về số sinh viên và 44,9% về số giáo viên so với năm 1977).
Hệ thống y tế được mở rộng, xây mới và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Số
giường bệnh thuộc các cơ sở y tế tăng từ 89,4 nghìn giường năm 1976 lên 114,7 nghìn
giường năm 1985. Số nhân viên y tế tăng từ 110,9 nghìn người năm 1976 lên 160,2 nghìn
người năm 1985, trong đó số bác sĩ tăng từ 9.104 người lên 19.029 người.
Ở miền Bắc, mặc dù thu nhập bình quân đầu người một tháng của gia đình cơng
nhân viên chức tăng từ 27,9 đồng năm 1976 lên đến 270 đồng năm 1984; thu nhập bình
quân đầu người một tháng của gia đình xã viên hợp tác xã nông nghiệp tăng từ 18,7 đồng
lên đến 505,7 đồng, nhưng do lạm phát cao, nên đời sống nhân dân hết sức khó khăn,
thiếu thốn.
1.2.

Chủ trương và quan điểm của Đảng trong lĩnh vực Quốc phòng – An ninh
trước thời kỳ đổi mới

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng Cộng sản Việt Nam họp từ ngày
14 đến ngày 20 tháng 12 năm 1976 nhất trí và hồn tồn tán thành Báo cáo chính trị của
Ban Chấp hành Trung ương do đồng chí Lê Duẩn trình bày.
Đại hội nhất trí nhận định rằng, trong 16 năm qua, Ban Chấp hành Trung ương và
Bộ Chính trị đã lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta thực hiện thắng lợi cùng một
lúc hai nhiệm vụ chiến lược do Đại hội lần thứ III của Đảng đề ra là "tiến hành cách
mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, thực hiện thống
nhất nước nhà, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước". Giương cao hai ngọn cờ
độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, Đảng đã kết hợp sức mạnh chiến đấu của tiền tuyến
lớn với tiềm lực của hậu phương lớn, đã động viên đến mức cao nhất lực lượng của toàn
dân vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đã phát huy đến cao độ những truyền
thống cách mạng của Đảng ta và nhân dân ta.
Thắng lợi của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là một
trong những trang chói lọi nhất của lịch sử dân tộc và là một sự kiện có tầm quan trọng

quốc tế to lớn và có tính chất thời đại sâu sắc.
8


Ln ln coi trọng nhiệm vụ củng cố quốc phịng, giữ gìn an ninh chính trị và
trật tự xã hội, bảo đảm cho đất nước luôn luôn sẵn sàng và đủ sức đập tan mọi hành động
xâm lược và mọi hoạt động phản cách mạng.
Xây dựng nền quốc phịng tồn dân vững mạnh. Nhiệm vụ xây dựng và củng cố
quốc phịng là nhiệm vụ của tồn dân, tồn qn, của cả hệ thống chun chính vơ sản
dưới sự lãnh đạo của Đảng. Lực lượng vũ trang nhân dân hùng mạnh của chúng ta có lực
lượng thường trực mạnh và lực lượng hậu bị rộng rãi được huấn luyện tốt; có quân đội
nhân dân chính quy, hiện đại gồm các quân chủng, binh chủng cần thiết; có bộ đội chủ
lực, bộ đội địa phương, có lực lượng dân qn du kích và dân quân tự vệ hùng hậu.
Chừng nào còn chủ nghĩa đế quốc trên thế giới thì chúng ta cịn phải chú ý đầy đủ hiện
đại hoá lực lượng quốc phòng và khả năng phòng thủ của đất nước. Trong giai đoạn mới,
các lực lượng vũ trang có hai nhiệm vụ: luôn luôn sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và
tích cực làm nhiệm vụ xây dựng kinh tế. Trên tinh thần đó, phải thực hiện chế độ nghĩa
vụ quân sự và chế độ quân đội làm nghĩa vụ xây dựng kinh tế; phải ra sức phát triển công
nghiệp quốc phịng.
Bảo vệ an ninh chính trị và trật tự xã hội là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng của Nhà
nước, là một trong những công tác lớn ở vùng mới giải phóng miền Nam.Chủ động
phịng ngừa, kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu hoạt động của bọn gián điệp
đế quốc, tư bản; kịp thời và kiên quyết trấn áp bọn phá hoại hiện hành; đập tan mọi mưu
mơ ngóc đầu dậy của các giai cấp bóc lột và của bọn phản động; ra sức đấu tranh chống
các tội phạm khác; tích cực bài trừ các tệ nạn xã hội; ngăn ngừa và làm giảm tới mức
thấp nhất các tai nạn xã hội. Xây dựng công an nhân dân thành một lực lượng vũ trang
sắc bén, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân, có lực lượng chun
trách chính quy, hiện đại, vững về chính trị, giỏi về nghiệp vụ, có trình độ khoa học, kỹ
thuật khá, được trang bị chuyên môn cần thiết, có lực lượng bán chuyên trách vững
mạnh, có cơ sở quần chúng rộng khắp. Giáo dục nhằm nâng cao tinh thần cảnh giác cách

mạng cho quần chúng nhân dân, phát động phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ
quốc và trật tự, an toàn xã hội. Củng cố, tăng cường các cơ quan kiểm sát, toà án và tư

9


pháp; cải tiến và phối hợp tốt các hoạt động giữa các ngành công an nhân dân, kiểm sát
nhân dân và toà án nhân dân.
Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc V (3/1982), Xuất phát từ tình hình thực tiễn đất
nước, những biến động của tình hình quốc tế và những âm mưu của các thế lực thù địch
chống lại Việt Nam, Báo cáo nêu rõ trong giai đoạn mới của cách mạng, Đảng phải lãnh
đạo nhân dân ta thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: “Xây dựng thành công chủ nghĩa xã
hội và sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. Hai
nhiệm vụ chiến lược đó quan hệ mật thiết với nhau. Xây dựng chủ nghĩa xã hội làm cho
đất nước lớn mạnh về mọi mặt thì mới có đủ sức đánh thắng mọi cuộc chiến tranh xâm
lược của địch, bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Ngược lại có tăng cường phịng thủ, bảo vệ
vững chắc Tổ quốc mới có điều kiện để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Trong khi
thực hiện nhiệm vụ củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc, Đảng và nhân dân ta phải đặt
lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội.

10


2. Quan điểm và chủ trương của Đảng trong lĩnh vực Quốc phòng – An ninh trong
thời kỳ đổi mới (Đại hội VI và Đại hội VII)
2.1.

Bối cảnh lịch sử

Thời kỳ 1986-2000 là thời kỳ đất nước ta thực hiện đường lối đổi mới nền kinh tế,

bắt đầu mở cửa để thực hiện q trình hội nhập tồn cầu sâu rộng, bắt đầu công cuộc
nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng Cộng sản Việt Nam được tiến
hành trong bối cảnh quốc tế và trong nước đang có những diễn biến phức tạp. Đó là sự
khủng hoảng trầm trọng của chế độ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xơ và Đơng Âu, sự chống
phá nhiều phía vào chủ nghĩa xã hội, vào chủ nghĩa Mác – Lênin và Đảng Cộng sản,
những âm mưu và thủ đoạn của các thế lực thù địch quốc tế hịng xố bỏ chủ nghĩa xã hội
hiện thực và sự hoang mang dao động của một bộ phận những người cộng sản trên thế
giới đã tác động đến tư tưởng và tình cảm của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân
Việt Nam.
Đất nước ta cũng phải đương đầu với các hoạt động phá hoại của các lực lượng
thù địch ở cả trong và ngồi nước. Tình hình kinh tế và đời sóng của nhân dân vẫn cịn
khó khăn, đất nước vẫn trong tình trạng khủng hoảng kinh tế xã hội. Tuy nhiên, công
cuộc đổi mới được Đảng ta đề ra từ Đại hội lần thứ VI (12/1986), bước đầu đã đạt được
những thành tựu đáng kể, nhờ đó mà nước ta đã đứng vững và tiếp tục phát triển.
2.2.

Chủ trương và quan điểm của Đảng trong lĩnh vực Quốc phòng – An ninh
trong thời kỳ đổi mới

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12-1986) chủ trương xây dựng
nền quốc phịng tồn dân được xác định một cách cụ thể trong mối quan hệ chặt chẽ với
nhiệm vụ xây dựng đất nước: chúng ta phải thấu suốt quan điểm “Toàn dân xây dựng đất
nước và bảo vệ Tổ quốc”, “Toàn quân bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước”. Phát huy
sức mạnh tổng hợp của đất nước, của hệ thống chun chính vơ sản trong việc đẩy mạnh
xây dựng hậu phương toàn diện được coi là nhiệm vụ có tính chiến lược trong thời kỳ
mới.

11



Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (6-1991), ngoài việc quan tâm đến việc
xây dựng nền quốc phịng tồn dân trên bình diện rộng, trên tồn bộ lãnh thổ, để chủ
động bảo vệ vững chắc nền độc lập, chủ quyền quốc gia trong mọi tình huống, Đảng còn
nhấn mạnh tới việc xây dựng các khu phòng thủ ở các địa phương; sự cần thiết phải xây
dựng các cơng trình quốc phịng trọng điểm, khơng ngừng nâng cao chất lượng tổng hợp
và sức chiến đấu của lực lượng vũ trang, xây dựng quân đội nhân dân cách mạng, chính
quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, với cơ cấu tổ chức và quân số hợp lý.

12


3. Quan điểm và chủ trương của Đảng trong lĩnh vực Quốc phịng – An ninh thời
kỳ hội nhập tồn cầu (Đại hội VIII đến Đại hội XIII)
3.1.

Bối cảnh lịch sử

Nguy cơ chiến tranh thế giới huỷ diệt bị đẩy lùi, nhưng xung đột vũ trang, chiến
tranh cục bộ, xung đột về dân tộc, sắc tộc và tôn giáo chạy đua vũ trang, hoạt động can
thiệp, lật đổ, khủng bố vẫn xảy ra ở nhiều nơi.
Cách mạng khoa học và cơng nghệ tiếp tục phát triển với trình độ ngày càng cao,
tăng nhanh lực lượng sản xuất, đồng thời thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
thế giới, quốc tế hoá nền kinh tế và đời sống xã hội.
Bối cảnh quốc tế nói trên, có ảnh hưởng lớn đến công cuộc đổi mới, xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc.
Đến năm 1996, công cuộc đổi mới đã tiến hành được 10 năm và đạt được nhiều
thành tựu quan trọng về mọi mặt. Đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, cải
thiện một bước đời sống vật chất của đông đảo nhân dân, giữ vững ổn định chính trị,
quốc phịng, an ninh được củng cố. Đồng thời, thành tựu 10 năm đổi mới đã tạo được

nhiều tiền đề cần thiết cho cơng cuộc cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước.
Bên cạnh những thành tựu dạt được, nước ta cũng phải đối đầu với nhiều thách
thức như nguy cơ tụt hậu xa về kinh tế, “diễn biến hồ bình”; tệ quan liêu, tham nhũng;
nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa. Tình hình thế giới và thực tiễn công cuộc đổi mới
đặt ra cho Đảng ta những nhiệm vụ và bước đi mới.
Khả năng duy trì hồ bình ổn định trên thế giới và khu vực cho phép chúng ta tập
trung vào nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế, đồng thời đòi hỏi phải đề cao cảnh
giác, chủ động đối phó với các tình huống bất trắc, phức tạp có thể xảy ra.
Cách mạng khoa học và công nghệ, đặc biệt và công nghệ thông tin và cơng nghệ
sinh học, tiếp tục có bước phát triển nhảy vọt, ngày càng trở thành lực lượng sản xuất
trực tiếp, thúc đẩy so phát triển kinh tế tri thức, làm chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế và
biến đổi sâu sắc các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tri thức và sở hữu trí tuệ có vai trị
ngày càng quan trọng. Trình độ làm chủ thơng tin, tri thức có ý nghĩa quyết định sự phát
triển.
13


Tồn cầu hố diễn ra mạnh mẽ. Đây là xu thế khách quan, lôi cuốn các nước, bao trùm
hầu hết các lĩnh vực, vừa thúc đẩy hợp tác, vừa tăng sức ép cạnh tranh và tuỳ thuộc lẫn
nhau giữa các nền kinh tế. Quan hệ song phương, đa phương giữa các quốc gia ngày càng
sâu rộng cả trong kinh tế, văn hố và bảo vệ mơi trường, phịng chống tội phạm, thiên tai
và các đại dịch...
Không chỉ vậy, ngày nay, tất cả các quốc gia trên thế giới đều chịu tác động của
vấn đề toàn cầu như khủng bố quốc tế, tội phạm xuyên quốc gia, phổ biến vũ khí hủy
diệt, thảm họa thiên tai, thảm họa môi trường sinh thái, nghèo đói và dịch bệnh, an ninh
lương thực, an ninh nguồn nước, an ninh mạng. Trong những vấn đề gay cấn và là những
thách thức to lớn đó, cạn kiệt tài nguyên, nhất là năng lượng và nguồn nước đang là vấn
đề nổi trội, tác động tới an ninh và phát triển của nhiều nước, nhiều khu vực. Nhu cầu về
tài nguyên của các nền kinh tế, đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi và các nền kinh tế của
các nước đang phát triển sẽ tăng vọt dẫn tới việc cạnh tranh các nguồn tài nguyên vốn đã

gay gắt sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.
Cùng với những vấn đề đe dọa an ninh toàn cầu nêu trên, an ninh biển cũng đang
nổi lên trong thời gian tới. An ninh biển khơng chỉ liên quan đến an tồn các tuyến đường
hàng hải mà ngày càng mở rộng ra các khía cạnh khác như an ninh mơi trường biển, các
nguồn lợi hải sản. Do tác động của việc gia tăng các tranh chấp biển, đảo và các chuyển
biến của an ninh phi truyền thống khác, an ninh biển sẽ trở thành một trong những vấn đề
chi phối quan hệ giữa các nước.
Trong một bài phát biểu của mình, nguyên Tổng Thư ký Liên hợp quốc Bakimun
đã nhận xét: “chân trời có vẻ tối đi”. Thế giới đang ở trong thời kỳ có nhiều xáo động.
Chủ nghĩa dân tộc nổi lên rất mạnh, chủ nghĩa phân hóa cũng đang phát triển và những tư
tưởng cũng như hành vi cường quyền, cực đoan đang trỗi dậy. Trong khi các cuộc “Cách
mạng màu” đã làm tan hoang một số nước tại Trung Đơng, Bắc Phi; thì chủ nghĩa dân tộc
cực đoan, khủng bố quốc tế chưa bao giờ phức tạp như bây giờ. Chủ nghĩa khủng bổ,
điển hình là IS vẫn đang duy trì hoạt động tại Irắc, Xyri và ở một số nước khác, đã không
chỉ gây ra những bất ổn và biến động chính trị, quốc phịng, an ninh tại nhiều nước mà
14


cịn lơi cuốn nhiều quốc gia trong và ngồi khu vực vào “chảo lửa” này. Nguy hiểm hơn,
các tổ chức khủng bố đang mở rộng địa bàn hoạt động sang châu Âu, châu Á gây mất an
ninh, an toàn xã hội. Những vụ tấn công nhằm vào Pháp, Bỉ, Anh, Nga, lan sang một số
nước Đông Nam Á như Philippin, Indonexia cho thấy tất cả những điều đó khơng thể giải
quyết trong một sớm, một chiều, mà sẽ kéo dài, vô cùng phức tạp.
Hơn nữa, kể từ cuối năm 2019, sự bùng phát cảu đại dịch COVID-19 đã gây ra
nhiều tác động to lớn đối với thế giới trên tất cả các lĩnh vực và đồng nghĩa với đó là Việt
Nam cũng phải chịu ảnh hưởng nặng nề tới mọi mặt.
3.2.

Chủ trương và quan điểm của Đảng trong lĩnh vực Quốc phòng – An ninh
thời kỳ hội nhập thế giới


Đến Đại hội VIII của Đảng (năm 1996), nhận thức của Đảng về mối quan hệ giữa
quốc phòng, an ninh và đối ngoại mới rõ ràng, cụ thể hơn, nổi bật là nhận thức rõ vai trò
của đối ngoại trong các hoạt động quốc phòng, an ninh, đặc biệt là các hoạt động đấu
tranh trên mặt trận ngoại giao. Đảng chủ trương: “Kết hợp quốc phòng, an ninh với kinh
tế. Gắn chặt nhiệm vụ quốc phòng với nhiệm vụ an ninh, hai mặt có mối quan hệ khăng
khít trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chế độ trong tình hình mới. Phối hợp chặt
chẽ hoạt động quốc phịng, an ninh với hoạt động đối ngoại”. Từ đây, mối quan hệ giữa
quốc phịng, an ninh và đối ngoại ln được Đảng khẳng định và đề cập trong các văn
kiện, nghị quyết, chỉ thị về quốc phòng, an ninh và đối ngoại.
Trên cơ sở tổng kết thực tiễn, Đại hội IX của Đảng (năm 2001) tiếp tục bổ sung
những quan điểm mới về quốc phòng, an ninh, đối ngoại và mối quan hệ giữa các hoạt
động này. Văn kiện Đại hội khẳng định: “Kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng và an
ninh, quốc phòng và an ninh với kinh tế trong các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội. Phối hợp hoạt động quốc phòng và an ninh với hoạt động đối
ngoại”. Điểm mới trong nhận thức của Đảng về mối quan hệ giữa quốc phòng và an ninh
lúc này là đã cụ thể hóa mối quan hệ đó vào trong các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội, đưa vào hoạt động thực tiễn của các cấp, các ngành, trong đó
nhấn mạnh cần phải tăng cường hoạt động quản lý nhà nước về quốc phòng, an ninh trên
phạm vi cả nước và ở từng địa phương, cơ sở. Tuy nhiên, việc cụ thể hóa quan điểm,
15


nhận thức của Đảng vẫn chỉ tập trung ở lĩnh vực quốc phịng, an ninh, chưa cụ thể hóa
mối quan hệ giữa quốc phòng, an ninh và đối ngoại thành chiến lược, chính sách, kế
hoạch cụ thể.
Tại Đại hội X (năm 2006), nhận thức của Đảng về mối quan hệ giữa quốc phịng,
an ninh và đối ngoại đã có bước phát triển tương đối tồn diện; khơng dừng lại ở việc xây
dựng quy chế phối hợp, kết hợp các hoạt động đó, Đảng cịn chủ trương: “Bổ sung quy
chế phối hợp hoạt động giữa quốc phòng, an ninh, đối ngoại và các bộ, ngành có liên

quan trong phân tích, dự báo tình hình và làm tham mưu đề xuất các giải pháp thực hiện”;
đồng thời nhấn mạnh việc tiếp tục thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự
chủ, hịa bình, hợp tác và phát triển; xây dựng chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương
hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế. Cùng với việc chủ động, tích cực hội nhập kinh tế
quốc tế, cần phải mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác, trong đó có lĩnh vực
quốc phịng, an ninh. Sách trắng Quốc phòng Việt Nam năm 2009 đã nhấn mạnh việc cần
phải phối hợp chặt chẽ giữa hoạt động quốc phòng, an ninh với hoạt động đối ngoại thành
một thể thống nhất nhằm phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
trong đó “Quốc phịng Việt Nam ln gắn bó mật thiết với đường lối đối ngoại độc lập, tự
chủ, hịa bình, hợp tác và phát triển, chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa
dạng hóa quan hệ quốc tế của Đảng và Nhà nước Việt Nam”.
Đại hội XI của Đảng (năm 2011) tiếp tục khẳng định việc “phối hợp chặt chẽ hoạt
động đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước và ngoại giao nhân dân; giữa ngoại giao
chính trị với ngoại giao kinh tế và ngoại giao văn hóa; giữa đối ngoại với quốc phịng, an
ninh” là quan điểm nhất qn đối với cơng tác quản lý, phối hợp các hoạt động quốc
phòng, an ninh và đối ngoại. Đặc biệt, Đảng nhấn mạnh việc tiếp tục chủ động, tăng
cường mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh. Điều này
cho thấy, Đảng đã đề cập trực tiếp và đánh giá cao tầm quan trọng của hoạt động đối
ngoại quốc phòng, an ninh đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đến Đại hội XII (năm 2016), Đảng tiếp tục nhấn mạnh việc “kết hợp chặt chẽ giữa
quốc phòng, an ninh và đối ngoại; tăng cường hợp tác quốc tế về quốc phịng, an ninh”,
trong đó xác định quan điểm chủ động giữ nước trong thời bình: “Có kế sách ngăn ngừa
16


các nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa; chủ động phòng ngừa, phát hiện sớm và
triệt tiêu các nhân tố bất lợi, nhất là các nhân tố bên trong có thể gây ra đột biến”(8), và
chỉ rõ quá trình hội nhập quốc tế là quá trình vừa hợp tác, vừa đấu tranh, cho nên cần phải
chủ động trong việc dự báo, xử lý linh hoạt, kịp thời mọi tình huống, khơng để rơi vào
thế bị động, đối đầu, bất lợi. Việc xác định quan điểm nêu trên là rất cần thiết để tạo sự

thống nhất về nhận thức và hành động với việc chủ động giữ nước trong thời bình.
Từ sau Đại hội XII của Đảng, các quan điểm nêu trên trở thành kim chỉ nam cho
mọi hoạt động của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Trong quá trình triển khai thực
hiện, các cấp, các ngành, nhất là các cơ quan thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh và đối
ngoại đã chủ động kết hợp chặt chẽ giữa quốc phòng, an ninh và đối ngoại phục vụ nhiệm
vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đặc biệt, năm 2018, Bộ Chính trị đã phê duyệt “Chiến
lược Quốc phịng Việt Nam”, làm cơ sở cho việc hình thành các chiến lược cụ thể, như
“Chiến lược Quân sự Việt Nam thời kỳ mới”, “Chiến lược Tác chiến trên khơng gian
mạng” và Luật Quốc phịng (sửa đổi) năm 2018. Điều 3 Luật Quốc phòng năm 2018 đã
xác định nguyên tắc của hoạt động quốc phòng là: “Kết hợp quốc phòng với an ninh, đối
ngoại”. Việc kết hợp quốc phòng, an ninh và đối ngoại được xác định là một trong những
nội dung quan trọng của nền quốc phịng tồn dân.
4.

Những điểm mới trong quan điểm, chủ trương của Đảng ta về bảo vệ

Quốc Phòng-An Ninh trong Đại hội Đại biểu toàn quốc XIII
Thứ nhất, về phương hướng bảo vệ ANQG và bảo đảm TTATXH. Đại hội XII nêu
rõ: “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và
toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN; giữ
vững an ninh chính trị, TTATXH”. Đại hội XIII đã tiếp tục khẳng định vấn đề này và bổ
sung: “Kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn
lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân và chế độ XHCN. Giữ vững an
ninh chính trị, bảo đảm TTATXH, an ninh con người, an ninh kinh tế, an ninh mạng, xây
dựng xã hội trật tự, kỷ cương”. Trong đó, đã bổ sung cụm từ “bảo đảm” trước “trật tự an
tồn xã hội” để thể hiện tính chủ động và nhấn mạnh hơn vấn đề này. Âm mưu của các
thế lực thù địch, phản động không thay đổi với mục tiêu cuối cùng là xóa bỏ vai trị lãnh
17



đạo của Đảng, lật đổ chế độ, nhà nước XHCN ở nước ta. Do vậy, Đảng ta tiếp tục khẳng
định “giữ vững an ninh chính trị”. So với Đại hội XII, Đại hội XII đã bổ sung vấn đề đảm
bảo “an ninh con người, an ninh kinh tế, an ninh mạng, xây dựng xã hội trật tự, kỷ
cương”. Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, thời gian tới, sự nghiệp bảo vệ ANQG
và bảo đảm TTATXH phải tiếp tục quán triệt sâu sắc trong nhận thức và hành động thực
tiễn các quan điểm: “Kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH; kiên định đường lối
đổi mới của Đảng; kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng để xây dựng và bảo vệ vững
chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN”; “Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc trên cơ sở
các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng,
hợp tác, cùng có lợi”; “Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi
mặt của Đảng, sự quản lý tập trung, thống nhất của Nhà nước đối với Quân đội nhân dân,
Công an nhân dân và sự nghiệp quốc phòng, an ninh”.
Thứ hai, về phát huy sức mạnh tổng hợp trong bảo vệ ANQG và bảo đảm
TTATXH. Nghị quyết Chiến lược bảo vệ An ninh quốc gia năm 2019 đã khẳng định củng
cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc là một nhân tố quyết định thắng lợi sự nghiệp bảo vệ
ANQG. Đại hội XIII tiếp tục khẳng định giá trị về bài học “phát huy sức mạnh tổng hợp”
và làm sâu sắc hơn: “Phát huy cao nhất sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, của cả hệ
thống chính trị kết hợp với sức mạnh thời đại, tranh thủ tối đa sự đồng tình, ủng hộ của
cộng đồng quốc tế để bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ
của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân, chế độ XHCN, nền văn hóa và lợi ích
quốc gia - dân tộc; giữ vững mơi trường hịa bình, ổn định chính trị, an ninh quốc gia, an
ninh con người; xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn, lành mạnh để phát triển đất
nước theo định hướng XHCN”.
Hiện nay, vị thế của đất nước ta đã được nâng lên tầm cao mới. Báo cáo của Ban
Chấp hành Trung ương khóa XII về các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng đã khẳng
định: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như
ngày nay”. Nhân dân đặt niềm tin và kỳ vọng vào những quyết định đúng đắn của Đảng
để phát triển đất nước nhanh, bền vững hơn. Do vậy, phát huy sức mạnh tổng hợp phải
18



được đưa lên tầm cao mới, không chỉ “phát huy mạnh mẽ sức mạnh tổng hợp” như đã
nêu ở Đại hội XII, mà phải “phát huy cao nhất sức mạnh tổng hợp” để không bỏ lỡ thời
cơ thực hiện mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2030 và năm 2045. Quan điểm về phát
huy sức mạnh tổng hợp được thể hiện ngay trong chủ đề của Đại hội XIII: “Khơi dậy
khát vọng phát triển đất nước, phát huy ý chí, sức mạnh đại đồn kết tồn dân tộc kết hợp
với sức mạnh thời đại”. Hiện nay, cần chú trọng phát huy sức mạnh tổng hợp từ các nhân
tố trong nước để thể hiện ý chí tự lực, tự cường. Sức mạnh đó đến từ sự phối hợp, hiệp
đồng chặt chẽ của các cơ quan, ban, ngành trong bảo vệ ANQG và bảo đảm TTATXH,
đặc biệt là nâng cao chất lượng và hiệu quả phối hợp, “hiệp đồng tác chiến” giữa các cơ
quan Nội chính và giữa các cơ quan Nội chính với các cấp, các ngành, bảo đảm chặt chẽ,
thường xuyên, nhịp nhàng với tinh thần: “Tiền hô hậu ủng”, “Nhất hơ bá ứng”, “Trên
dưới đồng lịng”, “Dọc ngang thơng suốt”.
Bên cạnh đó, Đại hội XIII cũng đã nhấn mạnh “khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu
nước”, “ý chí tự cường dân tộc”, “khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”
của “nền văn hóa, con người Việt Nam” và “có cơ chế huy động nguồn lực từ địa phương
và nguồn lực xã hội” để phát huy sức mạnh tổng hợp nhằm bảo vệ ANQG và bảo đảm
TTATXH. Trong bối cảnh thế giới bước vào cuộc cách mạng cơng nghiệp lần thứ 4, xu
thế hịa bình, hợp tác, phát triển vẫn là chủ đạo và tạo ra thời cơ mà chúng ta cần phải tận
dụng, tranh thủ cho sự nghiệp bảo vệ ANQG và bảo đảm TTATXH. Đại hội XII đã bổ
sung “kết hợp với sức mạnh thời đại” để “phát huy cao nhất sức mạnh tổng hợp”.
Thứ ba, về “an ninh chủ động” trong bảo vệ ANQG và bảo đảm TTATXH. “An
ninh chủ động” là bài học kinh nghiệm quý báu được đúc rút từ thực tiễn bảo vệ ANQG
và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội qua các thời kỳ. Đại hội XII xác định: “Có kế sách
ngăn ngừa các nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa; chủ động phòng ngừa, phát
hiện sớm và triệt tiêu các nhân tố bất lợi, nhất là các nhân tố bên trong có thể gây ra đột
biến”); “Tích cực, chủ động chuẩn bị lực lượng đủ mạnh và các kế hoạch, phương án tác
chiến cụ thể, khoa học, sẵn sàng bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn
vẹn lãnh thổ và an ninh Tổ quốc trong mọi tình huống. Nâng cao chất lượng dự báo tình

hình”.
19



×