Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm thpt một số kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn địa lí 12 thpt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (364.15 KB, 21 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH

SÁNG KIẾN
Tên đề tài: MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MƠN ĐỊA LÍ 12 THPT
Mơn/Lĩnh vực: Địa Lí
Mã số: 10

Hà Tĩnh, tháng 12 năm 2022


MỤC LỤC
PHẦN I. MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 2
1. Lí do chọn đề tài: ...................................................................................................................... 2
. Mục đích nghiên cứu: ................................................................................................................. 3
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................................................ 3
4. Đối tượng, phạm vị nghiên cứu: ............................................................................................... 3
5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................................... 3
6. Giả thiết khoa học ..................................................................................................................... 3
7. Đóng góp mới của đề tài ........................................................................................................... 3
8. Cấu trúc đề tài ........................................................................................................................... 4
PHẦN II. NỘI DUNG .................................................................................................................. 5
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn trong ôn thi học sinh giỏi môn Địa Lí THPT .................... 5
1. Cơ sở lí luận .............................................................................................................................. 5
1.1. Thế nào là học sinh giỏi Địa lí? ............................................................................................. 6
1.2. Làm thế nào để phát hiện học sinh giỏi mơn Địa lí ? ............................................................ 6
2. Cơ sở thực tiễn. ......................................................................................................................... 7
2.1. Những thuận lợi trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. ..................................................... 7
2.2. Những khó khăn trong cơng tác bồi dưỡng học sinh giỏi. ..................................................... 7
Chương II: Một số kinh nghiệm trong dạy bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THPT ................. 8
1. Thành lập đội tuyển học sinh giỏi ............................................................................................. 8


2. Công tác tư tưởng cho học sinh và phụ huynh học sinh. .......................................................... 8
3. Xác định nội dung ôn thi HSG ở khối lớp 12 THPT. ............................................................... 9
4. Lập kế hoạch bồi dưỡng HSG................................................................................................. 10
5. Xây dựng, biên soạn hệ thống câu hỏi theo từng chuyên đề sử dụng trong ơn thi HSG Địa Lí
12: ( KÈM TỆP GOOGLE DRIVER) ...................................................................................... 11
6. Tiến hành bồi dưỡng. .............................................................................................................. 11
7. Kết quả đạt được. .................................................................................................................... 15
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................. 17
I. KẾT LUẬN: ............................................................................................................................ 17
II. KIẾN NGHỊ ........................................................................................................................... 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO: ......................................................................................................... 19

1


Đề Tài: MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG
HỌC SINH GIỎI MƠN ĐỊA LÍ 12 THPT

PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Chất lượng giáo dục hiện nay đang là một vấn đề toàn xã hội quan tâm, để góp phần cho
sự phát triển kinh tế địi hỏi phải có những con người có kiến thức vững vàng, sáng tạo
trong mọi công việc, là người “vừa hồng, vừa chuyên” mà học sinh trung học phổ
thông, đặc biệt là học sinh giỏi chính là nguồn cung cấp cho đất nước những công dân
tài đức trong tương lai. Trong những năm gần đây, tồn ngành giáo dục đang có sự đổi
mới mạnh mẽ, toàn diện và sâu sắc về mọi mặt nhưng một trong những nội dung quan
trọng nhất là đổi mới về phương pháp dạy học. Chính sự đổi mới này đã mang lại những
kết quả tích cực trong việc đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước, thực hiện
thắng lợi nhiều mục tiêu giáo dục quan trọng, đáp ứng được yêu cầu xã hội đặt ra cho
ngành giáo dục. bồi dưỡng học sinh giỏi là công tác mũi nhọn của các trường, kết quả

thi chọn học sinh giỏi nói lên chất lượng, thương hiệu của trường. Chính vì thế mà cơng
tác bồi dưỡng học sinh giỏi là nhiệm vụ trọng tâm, nó có tác dụng thiết thực và mạnh
mẽ nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ các thầy cô giáo, nâng cao
chất lượng giáo dục góp phần khẳng định thương hiệu của nhà trường, tạo ra khí thế
hăng say vươn lên trong học tập dành những đỉnh cao trong học sinh. Đối với trường
THPT X, một ngơi trường đóng trên địa bàn một huyện miền núi của tỉnh Hà Tĩnh tuy
chất lượng đầu vào của trường vẫn còn thấp, ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập
của đa số học sinh chưa cao, nhưng nhờ sự quan tâm chỉ đạo của các cấp chính quyền,
sự nỗ lực hết mình của BGH và tập thể cán bộ giáo viên nhà trường và hội cha mẹ học
sinh mà trong những năm gần đây chất lượng giáo dục của nhà trường đã có những
bước tiến vượt bậc. Trong những năm gần đây ý chí phấn đấu vươn lên trong học tập
của từng học sinh khá rõ ràng, nhiều học sinh ngoan, chăm học, u thích bộ mơn. Bên
cạnh đó, cơng tác bồi dưỡng học sinh giỏi luôn được xác định là nhiệm vụ trọng tâm,
mũi nhọn của nhà trường, đẩy mạnh. Giáo viên chủ nhiệm các đội tuyển HSG đã áp
dụng tốt các biện pháp trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi góp phần vào việc nâng
cao chất lượng mĩ nhọn của nhà trường. Xuất phát từ vai trị của cơng tác bồi dưỡng học
sinh giỏi, tình hình thực tế của nhà trường, địa phương và mục tiêu giáo dục cùng với
2


những kinh nghiệm có được trong suốt 17 năm làm nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi,
với những kết quả đạt được, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Một số kinh nghiệm trong công
tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí 12 THPT” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm
với mong muốn đóng góp sức mình vào việc nâng cao chất lượng bồi dưỡng HSG Địa
Lí nói chung và HSG Địa lí 12 nói riêng.
2. Mục đích nghiên cứu:

- Nâng cao chất lượng trong dạy mơn Địa lí và trong cơng tác bồi dưỡng học sinh giỏi
mơn Địa lí 12 ở trường THPT
3. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Xây dựng cơ sơ lí luận và thực tiễn của vấn đề bồi dưỡng HSG Địa Lí THPT.
- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng HSG mơn Địa Lí 12 THPT.
- Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập phục vụ cho ôn thi học sinh giỏi mơn Địa Lí 12
THPT.
- Tổ chức kiểm tra, đánh giá đối chứng và thực nghiệm để tìm ra sự khác biệt về hiệu
quả.
4. Đối tượng, phạm vị nghiên cứu:
- Đối tượng: Nghiên cứu các nội dung kiến thức địa lí tự nhiên Việt Nam trong ơn thi
học sinh giỏi mơn Địa lí THPT.
- Phạm vi : đề tài này được nghiên cứu trong phạm vi bồi dưỡng học sinh giỏi 12 THPT
5. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu những tài liệu liên quan đến ôn thi HSG mơn Địa Lí 12 THPT.
- Phương pháp khảo sát thực trạng việc ứng dụng đề tài bằng hệ thống câu hỏi.
- Tiến hành dạy xây dựng thực nghiệm: Xây dựng đề thi và tổ chức kiểm tra, đánh giá,
chữa đề để đánh giá tính khả thi, hiệu quả của đề tài.
- Phương pháp thống kê toán học.
6. Giả thiết khoa học
Nếu lập được kế hoạch và vạch ra các phương pháp và xây dụng các nội dung cụ
thể trong ôn thi học sinh giỏi môn Địa lí sẽ giúp giáo viên ôn thi đạt hiệu qủa cao hơn
và học sinh hứng thú, đam mê, u thích mơn Địa Lí hơn.
7. Đóng góp mới của đề tài
- Xây dựng kế hoạch ơn thi học sinh giỏi Địa lí cho khối lớp 12 THPT.

3


- Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập liên quan đến những nội dung ôn thi HSG
giúp học sinh củng cố, nâng cao kiến thức, đặc biệt đối với các câu hỏi ở mức vận dụng
góp phần đưa lại hiệu quả cao trong ôn thi HSG tỉnh, HSG Quốc gia.
- Đề tài là tài liệu tham khảo cho giáo viên, học sinh trong q trình ơn thi học

sinh giỏi cấp THPT.
8. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục đề tài có 2 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về bồi dưỡng học sinh giỏi mơn Địa
LíTHPT.
Chương 2: Một số kinh nghiệm góp phần nâng cao hiệu quả trong ôn thi học sinh
giỏi môn Địa lí 12 THPT.

4


PHẦN II. NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn trong ôn thi học sinh giỏi môn Địa Lí THPT
1. Cơ sở lí luận
Bồi dưỡng học sinh giỏi nói chung, bồi dưỡng học sinh giỏi mơn địa lí nói riêng
cho các kỳ thi tuyển học sinh giỏi là vấn đề luôn được các cấp quản lý, các giáo viên
trực tiếp giảng dạy quan tâm, trăn trở. Đây là cơng việc hàng năm, khó khăn thường
nhiều hơn thuận lợi nhưng rất có ý nghĩa đối với các trường thpt trong tỉnh. Kết quả thi
học sinh giỏi số lượng và chất lượng hsg là một trong các tiêu chí quan trọng, phản ánh
năng lực, chất lượng dạy và học của các trường, của giáo viên và học sinh. Thông qua
kết qủa này, nhà trường, các bô môn, các thầy cô, học sinh cịn có thêm những kinh
nghiệm qúi báu, có thêm cơ sở để chia sẻ, khích lệ, tự tin; dạy tốt hơn và học tốt hơn
cho khóa học hiện tại và các khóa tiếp theo; trường lớp càng ngày càng có thêm nhiều
học sinh khá, giỏi.
Bồi dưỡng học sinh giỏi là cơng việc khó khăn và địi hỏi nhiều cơng sức của thầy
và trị. Đây là cơng việc địi hỏi sự công phu và sáng tạo. Hiệu quả của công việc bồi
dưỡng học sinh giỏi là sự hội tụ của nhiều nhân tố, trong đó nhân tố đầu tiên có ý nghĩa
quyết định là lịng u nghề, tâm huyết và sự tận tụy của người thầy đối với học sinh.
Để có những học sinh đát giải cao thì cơng tác bồi dưỡng học sinh giỏi (HSG) là
một nhiệm vụ quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, bồi dưỡng nhân tài

cho quê hương, đất nước. Bồi dưỡng HSG là một cơng việc khó khăn và lâu dài, địi hỏi
nhiều cơng sức của thầy và trị. Việc phát hiện và tuyển chọn học sinh giỏi nói chung và
bồi dưỡng HSG mơn Địa lí nói riêng, cần được giáo viên thực hiện ngay từ đầu cấp học.
Trong quá trình giảng dạy, giáo viên phải luôn đồng hành cùng học sinh để cùng nhau
khám phá, dạy cho học sinh phương pháp tiếp cận vấn đề mới, qua đó phát hiện học
sinh có tư chất thơng minh. Chú trọng đánh giá, phát hiện học sinh có tố chất về: kiến
thức, kĩ năng và biết liên hệ những kiến thức đã học với tình hình thực tế.
Thực tế mơn Địa lí ít được học sinh chú trọng nhưng đây lại là một môn học
không phải là dễ, để dạy tốt và học tốt mơn Địa lí ở trường phổ thơng là một việc khó,
thì việc phát hiện và dạy học sinh giỏi mơn Địa lí lại càng khó hơn gấp bội, địi hỏi cả
Thầy và Trị phải có một phương pháp dạy và học tập đúng đắn, kết hợp với lòng nhiệt
tâm cao thì mới đạt kết quả cao. Học sinh giỏi mơn Địa lí khơng giống như học sinh
5


giỏi của các môn học khác, học sinh giỏi môn Địa lí lại càng khơng phải là giỏi thuộc
các bài Địa lí là được mà các em phải có kiến thức các bộ mơn khoa học tự nhiên như;
Tốn, Lí, Hóa, Sinh. Bởi vì kĩ năng Địa lí cần phải có sự hỗ trợ của các mơn học này,
đặc biệt là bộ mơn Tốn học.
Bên cạnh đó việc xây dựng chương trình bồi dưỡng hiện nay có rất nhiều sách
nâng cao và các nguồn tài liệu tham khảo khác song chương trình bồi dưỡng HSG thì
chưa có sách hướng dẫn chi tiết, cụ thể từng tiết, từng buổi học như trong chương trình
chính khố. Người giáo viên bồi dưỡng phải chủ động tìm tịi tài liệu, phương pháp sao
cho phù hợp với học sinh thực tế từng đơn vị. Vì vậy việc xây dưỡng chương trình bồi
dưỡng là một việc làm hết sức quan trọng và rất khó khăn nếu như chúng ta khơng có sự
tham khảo, tìm tịi và chọn lọc tốt.
Ngoài ra khi chọn đội tuyển học sinh giỏi cho mơn Địa lí cũng hết sức khó khăn, vì tư
tưởng của các em là thích thi những mơn chính như Tốn, Lý, Hóa, Anh....Các em được
chọn thường khơng có vị thứ học tập trong lớp, trong trường hay nhưng em bị loại từ
những đội tuyển khác.

1.1. Thế nào là học sinh giỏi Địa lí?
Học sinh giỏi Địa lí trước hết phải là những học sinh :
- Có niềm đam mê, u thích mơn học
- Có tố chất, khả năng tiếp thu nhanh, có trí nhớ bền vững và có khả năng phát hiện vấn
đề, giải quyết vấn đề một cách sáng tạo.
- Có kĩ năng tính tốn, xử lí số liệu, vẽ biểu đồ, phân tích bảng số liệu, biểu đồ.
- Biết xâu chuỗi kiến thức, phân tích được mối quan hệ giữa các yếu tố và các đối tượng
địa lí.
- Có khả năng liên hệ, vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng ngồi thực tế.
1.2. Làm thế nào để phát hiện học sinh giỏi mơn Địa lí ?
Thơng qua các bài giảng trên lớp, hệ thống câu hỏi từ cơ bản đến nâng cao và thông qua
các bài kiểm tra đánh giá thường xuyên, định kì để phát hiện, lựa chọn và bồi dưỡng các
em. Khí chấm bài, giáo viên khơng chỉ chú trọng những bài chu đáo theo khn mẫu
đầy đủ… mà cịn phải quan tâm đến những bài có những chỗ chưa sâu, chưa có nét độc
đáo, sâu sắc …phải sửa cẩn thận, nhắc nhở học sinh. Tuy nhiên một bài kiểm tra không
thể đánh giá được năng lực học của học sinh, cần tiếp tục theo dõi phát hiện và cho
những làm bài tiếp theo, để từ đó đánh giá đúng và lựa chọn đội tuyển một cách hiệu
quả nhất.
6


2. Cơ sở thực tiễn.
2.1. Những thuận lợi trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, của chính quyền và sự đồng thuận ủng hộ của
phụ huynh học sinh.
- Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện, giúp đỡ của nhà trường, tổchuyên
môn.
- Đa số em tham gia đội tuyển học sinh giỏi là học sinh ngoan, chăm học, có niềm đam
mê đối với bộ mơn.
2.2. Những khó khăn trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa Lí.

- Trường THPT X nơi tơi giảng dạy là một ngơi trường nằm trên địa bàn huyện
miền núi có điều kiện kinh tế - xã hội hết sức khó khăn, đa số gia đình học sinh đều làm
nơng nên việc các em học sinh được phụ huỳnh đầu tư học hành rất hạn chế, thời gian
để các em đầu tư cho học tập chưa nhiều, việc tự học, nghiên cứu ở nhà hầu như rất ít ỏi
vì các em con phải phụ giúp gia đình, đặc biệt là học sinh cấp THPT. Đa số các em có
học lực trung bình, số học sinh có học lực khá giỏi khơng nhiều. Điều đó, gây khó khăn
rất lớn cho cơng tác lựa chọn đội tuyển HSG nói chung và đội tuyển HSG mơn Địa lí
nói riêng.
- Cơ sở vật chất có đầu tư nhưng chư đủ còn thiếu rất nhiều các tài liệu tham khảo cho
giáo viên và sách nâng cao cho học sinh nên giáo viên phải tự trang bị và động viên học
sinh mua sắm.
- Đa số giáo viên dạy bồi dưỡng vừa phải hoàn thành chỉ tiêu chất lượng mũi nhọn và
công tác kiêm nhiệm việc đầu tư cho cơng tác bồi dưỡng HSG cũng có phần bị hạn chế.
- Học sinh học chương trình chính khóa nhiều môn, lại phải học thêm những môn khác,
cộng thêm chương trình bồi dưỡng HSG nên rất hạn chế về thời gian tự học nên các em
đầu tư ít thời gian cho việc học bồi dưỡng HSG.
- Giáo viên dạy bồi dưỡng HSG đều phải tự soạn chương trình dạy, theo kinh kinh
nghiệm của bản thân, theo chủ quan, tự nghiên cứu, tự sưu tầm tài liệu.
- Tâm lý của học sinh nhất là các em lớp 12 cho rằng môn Địa Lí là mơn phụ nên điều
này ảnh hưởng nhiều đến quá trình lựa chọn đối tượng bồi dưỡng của giáo viên.

7


Chương II: Một số kinh nghiệm trong dạy bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THPT
Để nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi bộ mơn Địa lí trong nhà trường
trung học phổ thông hiện nay. Tôi đã thực hiện một số biện pháp như sau:
1. Thành lập đội tuyển học sinh giỏi
- Trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đối với mơn Địa lí, bản thân nhận thấy việc
làm có tầm quan trọng đầu tiên là khâu tuyển chọn học sinh. Đối với mơn Địa lí là mơn

học khó vừa có kiến thức tự nhiên, vừa có kiến thức xã hội. Vì vậy cần phát hiện sớm
và lựa chọn những em có năng lực tư duy tốt ở mọi vấn đề, khả năng nhớ lâu, suy diễn,
sáng tạo, có kiến thức cơ bản vững chắc và lịng đam mê vào đội tuyển. Trong giai đoạn
hiện nay chọn đội tuyển của các môn học, đặc biệt các môn xã hội gặp nhiều hạn chế do
tâm lí gia đình và học sinh thường hướng tới nhu cầu lựa chọn nghề nghiệp cho các em
nên mơn xã hội thường ít được coi trọng. Vì vậy giáo viên phải thật sự khéo léo, phải
phân tích để làm rõ tầm quan trọng của mơn học mình phụ trách cũng như giải đáp được
khúc mắc trong lòng học sinh về định hướng lựa chọn nghề nghiệp sau này. Khi chọn
học sinh giỏi phải đảm bảo yêu cầu:
+ Học sinh phải nhận thức đúng về tầm quan trọng của việc học tập bộ môn.
+ Học sinh phải u thích mơn học, say mê trong học tập và ham học hỏi (đây là điều
quan trọng).
+ Học sinh phải có tinh thần và ý thức vươn lên trong học tập.
Chính vì vậy để phát hiện và tuyển chọn học sinh vào đổi tuyển dự thi học sinh
giỏi mơn Địa lí là điều khơng dễ, cần phải cân nhắc kĩ lưỡng. Theo bản thân được tham
gia bồi dưỡng đội tuyển trong thời gian khá dài thì giáo viên cần: Xem xét kết quả và ý
thức của quá trình học tập ở lớp thơng qua các tiết dạy chính khóa bằng việc kiểm tra
khả năng tư duy của học sinh qua trả lời hoặc giải bài tập nâng cao của bộ mơn, xem
học sinh có kiến thức cơ bản, có năng khiếu, kĩ năng tư duy vận dụng kiến thức như thế
nào, thông tin từ các giáo viên tham gia giảng dạy và giáo viên chủ nhiệm ở lớp có học
sinh tham gia dự thi vào đội tuyển, dựa vào thực tế quá trình học tập và bồi dưỡng,
phỏng vấn trao đổi với từng cá nhân học sinh. Vì qua đó giáo viên sẽ phát hiện được
những học sinh thích và đam mêm bộ mơn của mình, bởi trong quá trình học tập và
giảng dạy giữa thầy và trị bao giờ cũng có sự đồng cảm và ăn ý với nhau. Sau thời gian
bồi dưỡng kiểm tra, đánh giá và tổ chức thành đội tuyển.
2. Công tác tư tưởng cho học sinh và phụ huynh học sinh.
8


Trong thực tế chúng ta thấy không phải tất cả các em dự thi mơn Địa lí là các em

có tình u với bộ mơn này và khơng phải tất cả các em tham gia vào đội tuyển đều có
một quyết tâm cao mà các em đi thi chỉ vì một lí do nào đó. Do vậy trước khi bắt tay
vào công tác ôn thi người giáo viên phải làm công tác tư tưởng với các em, phải cho các
em hiểu được tầm quan trọng của cuộc thi và các em có được những gì khi các em thành
cơng và phải khẳng định với các em một điều rằng không phải những em có mặt trong
đội tuyển có nghĩa là các em sẽ được tham gia cuộc thi mà chỉ có những em khẳng định
được bản thân mình trong các bài kiểm tra kiến thức thì sẽ có được cơ hội tham gia vào
cuộc thi để từ đó các em có được trách nhiệm trong việc học tập, rèn luyện của mình.
Mặt khác giáo viên nên giới thiệu các anh chị đi trước đã từng học tốt bộ môn để các em
biết, từ đó tạo cho các em niềm đam mê, hứng thú trong việc học tập bộ mơn, vì có u
thích mơn học thì các em mới có tinh thần say mê, khám phá, nhiệt tình, hăng hái trong
việc học tập trên lớp và ở nhà.
Còn đối với phụ huynh học sinh chúng ta phải gặp riêng họ để trao đổi và cần có sự
hợp tác tạo điều kiện thuận lợi nhất để thầy và trị hồn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Đây là vấn đề không kém phần quan trọng và không thể bỏ qua bởi hầu hết học sinh của
trường tôi thuộc khu vực nông thôn, khối lượng công việc ở nhà của các em rất nhiều
trong khi đó thời gian học tập của các em lại chủ yếu ở nhà và phụ huynh thì khơng mấy
hứng thú khi con mình tham gia thi học sinh giỏi mơn Địa lí.
3. Xác định nội dung ơn thi HSG ở khối lớp 12 THPT.
Đây là việc làm khá quan trọng nhằm giúp học sinh hình dung được và có được biểu
tượng ban đầu về cấu trúc chương trình mơn Địa lí ở từng khối lớp. Từ đó các em thấy
được phạm vi nội dung ôn tập, bản chất của các sự vật hiện tượng địa lí được thiết lập ở
các khối lớp, tạo tâm lí ổn định và niềm tự tin cho các em trong suốt q trình ơn thi.
Chương trình Địa lí lớp 12 trung học phổ thơng bao gồm các kiến thức tổng quát về địa
lí tự nhiên, dân cư, kinh tế của đất nước Việt Nam. Song nội dung ôn thi chỉ tập trung
vào những nội dung quan trọng, cụ thể:
- Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ.
- Đặc điểm của các thành phần tự nhiên
+ Địa hình: Đặc điểm chung của địa hình; cấu trúc địa hình; các khu vực địa hình; ảnh
hưởng của địa hình đến các thành phần tự nhiên khác.


9


+ Khí hậu: Đặc điểm chung, tính chất nhiệt đới, tính chất ẩm và lượng mưa. Ảnh hưởng
của khí hậu đến các thành phần tự nhiên khác.
+ Sơng ngịi: Đặc điểm sơng ngịi( mạng lưới, lưu lượng nước, chế độ nước sơng,
hướng chảy, tốc độ dịng chày, hàm lượng phù sa…)
+ Đất: quá trình feralit là quá trình hình thành đất chủ yếu ở vùng đồi núi nước ta….
+ Sinh vật: Cảnh quan rùng tiêu biểu; Thành phần loài sinh vật…Sự phân hoá sinh vật
theo độ cao, theo bắc nam…
-Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, một số thiên tai và biện pháp phòng chống.
- Kĩ năng khai thác Át lát, vẽ biểu đồ, nhận xét biểu đồ và bảng số liệu …
- Vận dụng kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng địa lí.
4. Lập kế hoạch bồi dưỡng HSG
Sau khi thành lập được đội tuyển và xác định rõ nội dung chính ơn tập thì giáo
viên phải xây dựng kế hoạch, chương trình bồi dưỡng một cách chi tiết sát với yêu cầu
tránh tình trạng thích đâu dạy đó, nên dạy theo từng chun đề, đây là biện pháp mà cá
nhân tôi thấy hiệu quả nhất. Bồi dưỡng học sinh giỏi là một hoạt động chuyên môn mũi
nhọn của trường nên phải được tiến hành “xuyên suốt”, muốn có học sinh giỏi càng
phải tiến hành ơn luyện sớm hơn. Nếu thầy và trị chủ động lên kế hoạch, mục tiêu rồi
tiến hành ôn luyện học sinh giỏi ngay từ đầu năm học thì chắc chắn sẽ thu được kết quả
tốt hơn.
Trường trung học phổ thơng X, nơi tơi trực tiêp giảng dạy thì kế hoạch cho bồi
dưỡng học sinh giỏi các môn ở Khối 12 thời gian ôn tập được triển khai từ đầu năm học.
Kế hoạch cụ thể như sau:
Buổi

Tên chuyên đề


Thời gian

1

Chủ đề 1: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ

Tuần 1

2

Chủ đề 2: Địa hình Việt Nam

Tuần 1

3

Chủ đề 2: Địa hình Việt Nam

Tuần 2

4

Chủ đề 3: Biển Đảo Việt Nam

Tuần 2

5

Chủ đề 4: Khí hậu Việt Nam


Tuần 3

6

Chủ đề 4: Khí hậu Việt Nam

Tuần 3

7

Chủ đề 5: Sơng ngịi Việt Nam

Tuần 4

8

Chủ đề 5: Đất và Sinh vật Việt Nam

Tuần 4

10


9

Chủ đề 6: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

Tuần 5

10


Chủ đề 7: Bảo vệ môi trường và phịng chống thiên tai.

Tuần 5

11

Rèn luyện kĩ năng phân tích Át lát Địa lí Việt Nam

Tuần 6

12

Rèn luyện kĩ năng phân tích Át lát Địa lí Việt Nam

Tuần 6

13

Rèn luyện kĩ năng phân tích Át lát Địa lí Việt Nam

Tuần 7

14

Rèn luyện kĩ năng phân tích Át lát Địa lí Việt Nam

Tuần 7

15


Rèn luyện kĩ năng phân tích Át lát Địa lí Việt Nam

Tuần 8

16

Rèn luyện kĩ năng biểu đồ

Tuần 9

17

Rèn luyện kĩ năng biểu đồ

Tuần 10

18

Rèn luyện kĩ năng nhận xét bảng số liệu.

Tuần 11

19

Luyện đề thi HSG

Tuần 12

20


Luyện đề thi HSG

Tuần 13

5. Xây dựng, biên soạn hệ thống câu hỏi theo từng chuyên đề sử dụng trong ôn thi
HSG Địa Lí 12: ( KÈM TỆP GOOGLE DRIVER)
/>usp=sharing
6. Tiến hành bồi dưỡng.
BDHSG được tiến hành thường xuyên cả ở trên lớp và buổi chiều riêng.
- Trên lớp: Tiến hành bồi dưỡng học sinh trong giờ học trên lớp, trang bị cho học sinh
có những kiến thức, kỷ năng cơ bản, cần thiết của môn học. Trên cơ sở kiến thức, kỷ
năng cơ bản giáo viên lồng ghép chương trình nâng cao, mở rộng thêm kiến thức, kỷ
năng ngay trong các giờ học trên lớp để học sinh phát huy tốt khả năng của mình trong
các bài học.
- Đồng thời ở trên lớp người giáo viên phải dạy nhiệt tình và dạy hay tạo hứng thú và
niềm đam mê cho học sinh đặc biệt các em trong đội tuyển dự thi học sinh giỏi đối với
mơn Địa lí, có tinh thần hăng say tìm tịi và khai thác kiến thức về môn học này.
- Bồi dưỡng theo đội ngũ: Giáo viên phải lựa chọn, xây dựng chương trình cụ thể đảm
bảo tính hệ thống. Chuẩn bị tốt giáo án bồi dưỡng, đảm bảo kiến thức cơ bản, trọng tâm,
đúng chuẩn kiến thức kỷ năng và có tính lơgic, hệ thống của kiến thức trong từng
chuyên đề. Để tiến hành bồi dưỡng và đạt hiệu quả cao trong quá trình bồi dưỡng đòi
hỏi người giáo viên và học sinh đảm bảo được những yêu cầu sau:
a. Đối với giáo viên
11


- Bồi dưỡng học sinh giỏi là cơng viêc khó khăn địi hỏi người giáo viên phải thật sự
nhiệt tình và có tâm, có trách nhiệm, phải tham khảo tài liệu một cách thường xuyên để
cập nhật bổ sung nâng cao kiến thức chuyên môn đáp ứng yêu cầu của việc bồi dưỡng

học sinh giỏi. Giáo viên phải làm chủ được kiến thức, phải chủ động đi trước học sinh
một bước, phải dạy cho các em tiếp cận kiến thức một cách tự nhiên, chủ động và sáng
tạo, biết tìm kiếm kiến thức và nghiên cứu kiến thức, biết cách tìm tài liệu và sử dụng
tài liệu. phải khơng ngừng rèn luyện đạo đức, tích lũy tri thức và kinh nghiệm, trau dồi
chun mơn, học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, xây dựng tác phong làm
việc khoa học với tinh thần trách nhiệm cao trong giảng dạy để là tấm gương sáng cho
học sinh noi theo.
- Xây dựng kế hoạch và đề cương ôn tập: mỗi môn học đều có đặc trưng riêng, để
đạt kết quả tốt nhất trong giảng dạy khi xây dựng đề cương cần chú ý:
+ Đề cương chương trình, nội dung bồi dưỡng phải rõ ràng, cụ thể, chi tiết cho từng
khối lớp, về từng mảng kiến thức và kĩ năng theo số tiết quy định và nhất thiết phải xây
dựng đề cương theo quy trình từ thấp đến cao, từ dễ đến khó để các em học sinh bắt
nhịp dần, nội dung đề cương ôn tập phải bám sát chuẩn kiến thức kỷ năng.
+ Xác định rõ trọng tâm kiến thức giảng dạy cho từng khối lớp, từng buổi ôn thi để
tránh trùng lặp nhưng phải có sự kế thừa.
+ Xây dựng đề cương theo chuyên đề là biện pháp mà tôi thấy sẽ đạt hiệu quả cao
nhất trong quá trình giảng dạy.
- Dạy chắc kiến thức cơ bản trước rồi mới nâng cao, nhiều giáo viên, học sinh quan
niệm: giỏi là trên mức bình thường. Vì vậy kiến thức ơn luyện học sinh giỏi phải cao
sâu... Thực tế khơng hồn tồn như vậy. Các kiến thức cơ bản rất quan trọng, lại là
những nội dung dễ nắm bắt, nên dạy học kiến thức cơ bản sẽ đảm bảo học sinh dễ hiểu,
tạo được tâm lí thoải mái trong q trình học tập. Sau khi học sinh đã có được kiến thức
cơ bản giáo viên mới nâng cao dần kiến thức, học sinh đã nắm vững từng loại sẽ dễ
dàng vận dụng và giải quyết được vấn đề. Một số giáo viên khi bồi dưỡng học sinh giỏi,
thường hay nơn nóng, bỏ qua bước làm chắc cơ bản, khi mới giảng dạy đã mở rộng kiến
thức vì vậy học sinh mới đầu đã gặp ngay những đơn vị kiến thức khó gây nên tâm lí
hoang mang.
- Bám sát nội dung và ma trận ra đề thi của sở từ đó lựa chọn được các kiến thức trọng
tâm nằm trong cấu trúc đề thi để tập trung ôn tập cho học sinh thật kĩ để có thể lấy được
điểm tối đa. Từ đề thi năm trước giáo viên có thể định hướng việc ra đề sắp tới để tập

12


trung ơn tập kiến thức trọng tâm có hiệu quả cao hơn (những phần đã thi sẽ tập trung ít
thời gian, vì nhiều khả năng sẽ khơng lặp lại).
- Tài liệu quan trọng và xun suốt q trình ơn thi là sách giáo khoa và sách giáo viên
lớp 10 và lớp 12. Đây là tài liệu cơ bản nhất mà giáo viên và học sinh cần bám sát, hỗ
trợ trong q trình ơn thi. Ngồi ra trong q tình ơn luyện giáo viên cần có thêm tài
liệu tham khảo như; giáo trình Trái Đất, giáo trình Địa lí tự nhiên Việt Nam, tuyển tập
đề thi Olympic mơn Địa lí qua các năm (nhà sách giáo dục biên soạn), các đề thi học
sinh giỏi tỉnh mơn Địa lí của các trường trong nước, đề thi tuyển chọn học sinh dự thi
học sinh giỏi quốc gia và đề thi tuyển học sinh giỏi quốc gia mơn Địa lí qua các năm,
cập nhật và tìm hiểu các kiến thức liên quan có trên mạng Internet.….Đây là những tài
liệu tham khảo hỗ trợ cho việc ôn thi học sinh giỏi, do vậy trong quá trình ơn thi tránh
tình trạng giáo viên đi sâu vào những tài liệu này làm nặng thêm kiến thức cho các em
mà khơng đem lại hiệu quả gì.
- Giáo viên cần phải tiến hành bồi dưỡng đều đặn và thường xuyên theo kế hoạch của
nhà trường đã đề ra. Ngay sau khi chọn đội tuyển cần bắt tay ngay vào cơng tác bồi
dưỡng, khơng nên để gần thi mới tích cực bồi dưỡng làm cho học sinh quá tải đồng thời
ảnh hưởng đến kết quả học tập các môn học khác của học sinh.
- Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần chú ý đến sự thay đổi tâm sinh lý của học
sinh, đặc biệt những biểu hiện bất thường để có biện pháp uốn nắn kịp thời. Tìm hiểu
hồn cảnh của từng học sinh trong đội tuyển để kịp thời động viên, giúp đỡ những học
sinh có hồn cảnh khó khăn.
- Hướng dẫn khai thác tối đa kênh hình, Atlat, bản đồ trong rèn luyện thi học sinh giỏi.
+ Với mơn địa lí nói chung và bồi dưỡng học sinh giỏi Địa lí 12 nói riêng việc đề cao
khai thác tối đa kênh hình trong SGK, sách thực hành, sách bài tập, khai thác Bản đồ là
hết sức cần thiết. Đối với kênh hình đặc biệt cần vững vàng khai thác kỹ năng bản đồ:
“Bản đồ là cuốn sách giáo khoa thứ hai của mơn học Địa lí” bản đồ sẽ cung cấp những
nội dung kiến thức mà sách giáo khoa chưa đề cập đến. Học sinh phải thành thạo với

bản đồ, phải biết tư duy với Atlat, khai thác được kiến thức từ bản đồ. Cần nhận thức
được học Địa lí trên bản đồ và kiến thức SGK có mối quan hệ hữu có với nhau.
+ Rèn luyện cho học sinh kỷ năng sử dụng Átlat Địa lí Việt Nam. Átlat Địa lí Việt Nam
là một tài liệu quan trọng để giúp học sinh có thể học tốt, học giỏi mơn Địa lí cấp trung
học phổ thơng. Trong Átlat thể hiện những thông tin về tự nhiên, dân cư, kinh tế-xã hội,
các tĩnh, thành phố và các vùng lãnh thổ của nước ta. Giáo viên cần hướng dẫn cho học
13


sinh phương pháp, kỷ năng sử dụng Átlat Địa lí Việt Nam, nêu và định hướng chung
trong việc khai thác kiến thức từ các đối tượng trong Átlat Địa lí Việt Nam. Sau đó cho
học sinh vận dụng vào các bài tập cụ thể của từng trang Átlat, việc làm này được lặp đi
lặp lại nhiều lần qua các buổi học sẽ giúp học sinh đội tuyển địa lí có kỹ năng sử dụng
Átlat một cách thành thạo, từ đó giúp các em có thể tự do, tự nghiên cứu Átlat phục vụ
cho việc học tập của bản thân đạt hiệu quả cao.
- Vận dụng các loại biểu đồ trong làm bài thi phần thực hành bao gồm (kỹ năng phân
tích bản đồ, nhận xét bảng số liệu, vẽ và phân tích biểu đồ…)
+ Giáo viên cần cung cấp cho học sinh tính năng tác dụng và đối tượng sử dụng, cách
vận dụng từng loại biểu đồ để học sinh nắm vững thành thạo sử dụng từng loại biểu đồ
với từng yêu cầu căn cứ vào bảng số liệu. Biết căn cứ câu dẫn dắt để sử dụng đúng loại
biểu đồ đề yêu cầu.
+ Cho học sinh rèn luyện các dạng bài tập để học sinh nắm vững được cách nhận biết
cách vẽ các biểu đồ cơ bản, phân tích được biểu đồ và bảng số liệu.
- Trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở các bộ môn, đặc biệt đối với mơn Địa lí thì
ngồi việc giáo viên cung cấp cho học sinh kiến thức và kỷ năng cơ bản cần thiết thì
việc hướng dẫn học sinh phương pháp tự học và hình thành nếp tự học, tự nghiên cứu,
tự rèn luyện kỷ năng Địa lí từ đó phát triển tư duy sáng tạo độc lập của học sinh là rất
quan trọng. Giáo viên phải thường xuyên động viên, nhắc nhở học sinh tự học ở nhà để
tránh tình trạng xao lãng học tập và khẳng định với các em tự học là chính. Đây cũng là
một nội dung cơ bản của đổi mới phương pháp dạy học nói chung và mơn học Địa lí nói

riêng hiện nay trong nhà trường.
- Giáo viên tiến hành kiểm tra sau mỗi nội dung chuyên đề, để nắm chắc khả năng tiếp
thu, vận dụng của các em từ đó các em rút ra được những sai sót mà sửa chữa, nên tiến
hành kiểm tra viết và kiểm tra vấn đáp từng học sinh, song dành thời gian kiểm tra vấn
đáp trực tiếp từng học sinh nhiều hơn vì điều này sẽ giúp các em mạnh dạn hơn và nhớ
chắc kiến thức. Sau mỗi bài kiểm tra viết cần chấm và trả bài hợp lí về mặt thời gian.
Khi trả bài giáo viên cần đánh giá, nhận xét những ưu điểm và nhược điểm của từng em
một cách chi tiết rõ ràng. Sau đó phát đáp án cho học sinh, phát bài chéo để học sinh
tham khảo. Việc học sinh tham khảo bài của nhau có rất nhiều lợi ích, một mặt vừa giúp
các em có thể cũng cố thêm kiến thức, một mặt có thế giúp các em học tập được những
ưu điểm trong cách trình bày của bạn cũng như những khuyết điểm của các bạn hay gặp
phải để tránh lặp lại.
14


b. Đối với học sinh
- Chuẩn bị đầy đủ các tài liệu tham khảo do giáo viên bộ môn giới thiệu đồng thời phải
có ý thức sử dụng tài liệu, kể cả tài liệu mà giáo viên cung cấp.
- Có ý thức ôn tập bài ở nhà đều đặn, phải tự tìm hiểu các dạng bài tập khác và đưa ra
cách giải riêng của mình. Trong khi tự học cần ghi chép những vấn đề lưu ý vào vỡ để
nhớ lâu, nếu gặp vướng mắc thì gặp giáo viên để giải quyết.
- Học sinh phải cần cù, chịu khó, tham gia đầy đủ các buổi ôn tập và đặc biệt phải giữ
được niềm đam mê hứng thú với học tập.
- Học sinh phải thành thạo tư duy địa lí, nắm vững và vận dụng nhuần nhuyễn kiến thức
cơ bản theo yêu cầu của câu hỏi và thành thạo các kĩ năng chủ yếu.
- Năm vững kĩ thuật làm bài thi: phân bố thời gian hợp lí cho từng câu hỏi, Phác thảo ý
chính cho mỗi câu, trả lời câu hỏi phải đảm bảo đủ ý, ngắn gọn, súc tích, trình bày bài
rõ ràng từ các ý lớn đến các ý nhỏ…
7. Kết quả bồi dưỡng HSG Địa Lí 12 của nhà trường trong những năm gần đây
Trong nhưng năm qua, nhờ những nổ lực không ngừng của đội ngũ giáo viên,

học sinh cùng với sự quan tâm, động viên, khích lệ của Ban giám hiệu Nhà trường, của
các ban ngành trên địa bàn, đội tuyển HSG môn địa 12 đã đạt được những thành tích
đáng ghi nhận, ln là trường có học sinh có học sinh giỏi mơn địa dẫn đầu các trường
trong huyện và có thứ hạng cao trong tồn tỉnh. Cụ thể:
Bảng 1: Kết quả HSG mơn Địa Lí các năm học từ 2017 - 2022
Năm học

Số học sinh tham gia

Số học sinh đạt giải

Tỉ lệ

2017-2018

3

2

66,70%

2018 - 2019

3

3

100%

2019 - 2020


3

3

100%

2020 - 2021

3

3

100%

2021 - 2022

3

3

100%

Bảng 1: Cơ cấu giải HSG mơn Địa Lí các năm học từ 2017 - 2022
Năm học

Tổng số Giải nhất

Giải nhì


Giải ba

giải

Giải khuyến
khích

2017 - 2018

2

0

1

1

0

2018 - 2019

3

1

1QG

1

0


15


2019 - 2020

3

1QG

1

1

0

2020 -2021

3

0

2

1

0

2021 – 2022


3

1

1

1

0

- Như vậy nhìn vào bảng kết quả ôn thi học sinh giỏi ở trường bộ mơn Địa lí chúng tơi

giảng dạy với những kinh nghiệm đã nêu ở trên cho thấy hiệu quả rất khả quan. Nhìn
chung số lượng giải đạt được và chất lượng giải tăng lên ổn định, điều này khẳng định
tính khả thi của nội dung nghiên cứu. Với kết quả đó, đã tạo ra hiệu ứng tích cực cho
các em học sinh, từ chỗ lúc đầu chỉ có vài em đăng kí thì những năm gần đây số lượng
các em xin tham gia đội tuyển ngày càng nhiều, các em có thêm niềm tin có thêm động
lưc, học sinh trong tồn trường cũng có cái nhìn nhận tích cực hơn về mơn học địa lí,
các em có đầu tư học bài hơn, hăng say sôi nổi trong giờ học địa lí hơn, từ đó cũng tạo
ra động lực rất lớn cho bản thân tôi và thôi thúc tôi luôn luôn phấn đấu để tìm ra
phương pháp truyền đạt kiến thức cho các em một cách hiệu quá nhất.

16


PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN:
Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi nói chung và bồi dưỡng học sinh giỏi bộ mơn
Địa lí nói riêng ở trường trung học phổ thông hiện nay là hoạt động chuyên môn quan
trọng hàng đầu trong thực hiện mục tiêu giáo dục. Đẩy mạnh và áp dụng tốt các biện

pháp trong cơng tác bồi dưỡng học sinh giỏi góp phần vào việc nâng cao dân trí, đào
tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho nhà trường, địa phương, đất nước, nâng
cao trình độ chun mơn nghiệp vụ của đội ngũ các thầy cơ giáo, nâng cao chất lượng
giáo dục góp phần khẳng định thương hiệu của nhà trường, đồng thời giúp các em học
sinh có được những kiến thức và nghị lực vươn lên trong học tập.
Trên thực tế, rất hiếm những tài năng thiên bẩm tự nó có thể đi đến thành cơng.
Bởi thế vai trị của người thầy rất quan trọng, người tạo cảm hứng và đam mê, khởi
nguồn cho sự sáng tạo khơng ai khác mà chính là giáo viên. Vì vậy, muốn có HSG
trước hết người Thầy phải ln tích cực học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm một cách bài
bản và nghiêm túc. Bên cạnh đó phải quan tâm, sát sao với học sinh để phát hiện
những học sinh có tố chất và có phương pháp bồi dưỡng phù hợp với học sinh. Thiết
nghĩ việc phát hiện và bồi dưỡng HSG nếu đầu tư một cách thích đáng và tiến hành bài
bản thì chắc chắn kết quả sẽ khả quan hơn nhiều so với việc bị động và không khoa
học. Với những kinh nghiệm của bản thân đã giúp tơi và các đồng nghiệp trong trường
có được những thành công tốt đẹp.
- Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là công việc hết sức nặng nề và khó khăn. Kết quả

cơng tác bồi dưỡng học sinh giỏi có đạt hay khơng, điều đó cịn phụ thuộc phụ thuộc
vào nhiều yếu tố, trong đó người thầy giáo có vai trị rất qua trọng và các em học sinh
có vai trị quyết định trực tiếp đối với kết quả của mình.
II. KIẾN NGHỊ
Để cơng tác bồi dưỡng học sinh giỏi nói chung và với mơn địa lí nói riêng đạt
hiệu quả cao, bản thân tơi có một số kiến nghị như sau:
1. Đối với giáo viên dạy bồi dưỡng HSG
- Làm tốt công tác phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu học giỏi bộ mơn.
- Xây dựng kế hoạch, chương trình bồi dưỡng phù hợp với yêu cầu, vận dụng linh hoạt
các phương pháp ôn thi hiệu quả.
- Tiến hành bồi dưỡng học sinh phải theo một q trình, có hệ thống trên cơ sở nền
kiến thức, kỹ năng cơ bản từ đó nâng cao và mở rộng kiến thức.
17



- Kết hợp giữa trang bị kiến thức và rèn luyện kỷ năng địa lí, nhất là kỷ năng khai thác
kiến thức từ bản đồ, Átlat Địa lí, bảng số liệu…
- Giáo viên phải nhiệt tình, ham học hỏi, nghiên cứu tìm tịi, tích lũy các tài liệu, bộ đề,
xem xét cách ra đề để rút ra những kiến thức, kỷ năng cần thiết của chương trình bồi
dưỡng khắc sâu cho học sinh.
2. Đối với nhà trường:
- Cần tăng số lượng tiết và tăng thời gian bồi dưỡng học sinh giỏi bởi hiện tại số tiết bồi

dưỡng được tính là 50 tiết là rất ít so với khối lượng kiến thức cần truyền đạt cho học
tsinh.
- Cần có chế độ đãi ngộ tốt với những giáo viên làm công tác bồi dưỡng. Bởi thực tế đây

là một cơng tác có vai trò rất quan trọng và đòi hỏi người giáo viên phải bỏ ra một
lượng chất xám rất lớn .
- Cần đầu tư hơn nữa các tài liệu tham khảo, những sách nâng cao, những bộ đề thi của

các năm để thuận lợi cho giáo viên và học sinh trong việc dạy và học. Bởi hiện nay
trong thư viện nhà trường hầu như ko có tài liều dành cho bồi dưỡng mà chủ yểu tại
liệu là do bản thân tôi tự tìm tịi, biên soạn hoặc tự đặt mua.
- Trong nhưng năm qua, cơng tác khen thưởng động viên khích lệ các em trong đội

tuyển học sinh giỏi nhất là những em sau khi đạt giải cũng đóng góp một phần khơng
nhỏ cho thành tích chung của đội tuyển học sinh giỏi nói chung và đội tuyển học sinh
giỏi mơn địa lí nói riêng. Nhà trường đã kêu gọi các mạnh thường quân, các nhà tài trợ
có những phần thưởng rất có giá trị dành cho các em, rất mong trong những năm tới
nhà trường tiếp tục thực hiện để khích lệ học sinh và cả giáo viên có thêm động lực để
phấn đấu.
3. Đối với Sở giáo dục: cần thường xuyên tổ chức hội thảo trao đổi kinh nghiệm về

phương pháp giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi để các giáo viên có điều kiện học
tập kinh nghiệm lẫn nhau. Làm giàu thêm phương pháp và kiến thức các bộ mơn góp
phần nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy bồi dưỡng HSG.

18


TÀI LIỆU THAM KHẢO:
[1]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2020), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên.
[2]. Lê Thông (Tổng chủ biên) (2010), Sách Giáo khoa Địa lí 12, NXB Giáo dục Việt
Nam.
[3]. Lê Thông (Tổng chủ biên) (2018), Hướng dẫn học và hai thác Atlat Địa lí Việt
Nam, NXB Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
[4]. Trần Bá Hoành (2006), Đổi mới phương pháp dạy học, nội dung chương trình, sách
giáo khoa, NXB Đại học sư phạm Hà Nội.
[5]. Nguyễn Đức Vũ (2022), Kĩ năng trả lời câu hỏi và bài tập Địa Lí 12, NXB Đại học
sư phạm Hà Nội.
[6] Lê Thông (Tổng chủ biên) (2017), Hướng dẫn ơn thi học sinh giỏi mơn Địa Lí, NXB
Giáo dục Việt Nam.

-

19



×