Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN QUAN GIỮA ALBUMIN HUYẾT THANH VỚI MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM Ở BỆNH NHÂN LỌC MÁU CHU KỲ TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 120

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.68 KB, 11 trang )

NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN QUAN GIỮA ALBUMIN HUYẾT THANH
VỚI MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM Ở BỆNH NHÂN LỌC MÁU CHU KỲ
TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 120
Phạm Thị Ánh Tuyết*, Nguyễn Văn Hồng, Đỗ Trung Kiên
TĨM TẮT
Mục tiêu:Đánh giá tỉ lệ suy dinh dưỡng theo chỉ số khối cơ thể (BMI) và
albumin huyết thanh ở bệnh nhân lọc máu chu kỳ. Mối liên quan giữa albumin
huyết thanh với một số đặc điểm ở bệnh nhân lọc máu chu kỳ.
Phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu, mô tả cắt ngang.
Kết quả: Từ tháng 1/2014 đến tháng 6/2014, chúng tôi nghiên cứu trên 186
bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối đang lọc máu chu kỳ tại Bệnh viện quân y
120. Tỉ lệ bệnh nhân nam và nữ gần tương đương nhau, tuổi trung bình 50,54 ±
16,03 tuổi, thời gian lọc máu trung bình 21,79 ± 12,08 tháng. Nguyên nhân gây
suy thận mạn chủ yếu là viêm cầu thận mạn và tăng huyết áp. Tỉ lệ suy dinh dưỡng
(SDD) theo BMI là 28,5% (trong đó SDD nặng là 4,8%, SDD trung bình là 7%).
Tỉ lệ SDD theo nồng độ albumin huyết thanh là 28%, chủ yếu là SDD mức độ nhẹ;
Tỉ lệ giảm albumin huyết thanh giữa nhóm SDD và khơng SDD theo BMI khơng có
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. BN cao tuổi có tỉ lệ SDD cao hơn (44,9% trong
nhóm SDD); Giữa albumin huyết thanh và nồng độ hemoglobin máu có mối tương
quan tỉ lệ thuận với nhau với r = 0,374 ( p<0,01). Tỉ lệ giảm Albumin huyết thanh
ở nhóm BN lọc máu chu kỳ từ dưới 12 tháng cao hơn nhóm BN lọc máu trên 12
tháng có ý nghĩa thống kê (p<0,01).
Kết luận: Tỉ lệ SDD ở bệnh nhân lọc máu chu kỳ chiếm tỉ lệ khá cao, đa số
là SDD mức độ nhẹ. Đánh giá SDD theo BMI khơng chính xác. Tỉ lệ SDD ở người
cao tuổi và BN lọc máu dưới 12 tháng thường gặp nhiều hơn. Giảm Albumin huyết
thanh có liên quan đến tình trạng thiếu máu ở bệnh nhân lọc máu chu kỳ. Thầy
thuốc cần làm xét nghiệm Albumin huyết thanh thường quy ở BN lọc máu để kiểm
sốt tốt tình trạng dinh dưỡng của BN.

*Bệnh viện quân y 120-Cục Hậu cần-Quân khu 9
* Chủ nhiệm đề tài: BS Phạm Thị Ánh Tuyết, ĐT: 0979118113


Cộng sự: BS Nguyễn Văn Hoàng, BS Đỗ Trung Kiên

1


1. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Ở bệnh nhân (BN) suy thận mạn giai đoạn cuối lọc máu chu kỳ, tỉ lệ suy
dinh dưỡng (SDD) khá cao, khoảng 20 - 76% tùy thuộc tiêu chuẩn sử dụng đánh
giá. Suy dinh dưỡng gây nhiều bất lợi cho những bệnh nhân này. SDD làm gia tăng
nguy cơ nhiễm trùng, thiếu máu, chậm lành vết thương, bệnh tim mạch… Do đó
việc chẩn đốn phát hiện sớm suy dinh dưỡng và tiến hành các biện pháp điều trị
kịp thời là rất cần thiết trong điều trị và chăm sóc bệnh nhân lọc máu chu kỳ.
Việc đánh giá SDD có nhiều phương pháp khác nhau. Mỗi phương pháp đều
có ưu nhược điểm riêng. Vấn đề này thúc đẩy chúng tôi nghiên cứu mối liên quan
giữa Albumin huyết thanh với một số đặc điểm ở bệnh nhân lọc máu chu kỳ nhằm:
- Đánh giá ưu nhược điểm của chỉ số khối cơ thể (BMI) và nồng độ albumin
huyết thanh trong chẩn đoán suy dinh dưỡng ở bệnh nhân lọc máu chu kỳ.
- Mối liên quan giữa Albumin huyết thanh với một số đặc điểm ở bệnh nhân
lọc máu chu kỳ.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
2.1. Đối tượng nghiên cứu:
Tiêu chí chọn bệnh
Bệnh nhân được chẩn đốn suy thận mạn giai đoạn cuối và đang được lọc
máu chu kỳ tại Khoa Thận nhân tạo – Bệnh viện quân y 120.
Tiêu chí loại trừ: Bệnh nhân đang bị nhiễm trùng cấp tính, sốt, suy hơ hấp,
suy tim nặng, bệnh cường giáp, bệnh gan nặng, bệnh nhân không đồng ý tham gia
nghiên cứu.
2.2. Phương pháp nghiên cứu:
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: tiến cứu, mô tả cắt ngang.
2.2.2. Nội dung nghiên cứu:

* Hỏi bệnh và thăm khám lâm sàng đánh giá suy dinh dưỡng và các yếu tố thúc
đẩy suy dinh dưỡng
* Đánh giá phân loại suy dinh dưỡng theo:
+ Chỉ số Albumin huyết thanh:

*Bệnh viện quân y 120-Cục Hậu cần-Quân khu 9
* Chủ nhiệm đề tài: BS Phạm Thị Ánh Tuyết, ĐT: 0979118113
Cộng sự: BS Nguyễn Văn Hoàng, BS Đỗ Trung Kiên

2


Suy sinh dưỡng nhẹ: 2,8 - <3,5 g/dL
Suy dinh dưỡng vừa: 2,1 - <2,8 g/dL
Suy dinh dưỡng nặng: <2,1 g/dL
+ Đánh giá suy dinh dưỡng theo tiêu chuẩn phân loại BMI của WHO
dành cho dân số châu Á:
BMI < 16: SDD nặng
BMI: 16 – 16,9: SDD trung bình
BMI: 17 – 18,49: SDD nhẹ
2.2.3. Xử lý số liệu: Bằng phần mềm thống kê SPSS 17.0
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
Bảng 3.1: Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Toàn bộ

Nam

Nữ

186


100(53,8%)

86( 46,2%)

Tuổi (năm)

50,54±16,03 46,72±15,86

54,99±15,16

P<0,001

Thời gian lọc
máu (tháng)

21,79±12,8

20,95±11,59

p>0,05

Số lượng và tỉ lệ

22,5±13,76

p-value

Nhận xét: Tỉ lệ bệnh nhân nam và nữ gần tương đương nhau, tuổi trung bình là
50,54±16,03 tuổi. Bệnh nhân nữ có tuổi cao hơn bệnh nhân nam có ý nghĩa thống

kê (p< 0,001). Thời gian lọc máu trung bình: 21,79±12,8 tháng. Khơng có sự khác
biệt về thời gian lọc máu giữa 2 giới.
Bảng 3. 2: Nguyên nhân suy thận mạn giai đoạn cuối ở nhóm nghiên cứu
Nguyên nhân

n

%

Viêm cầu thận mạn

82

44,1

*Bệnh viện quân y 120-Cục Hậu cần-Quân khu 9
* Chủ nhiệm đề tài: BS Phạm Thị Ánh Tuyết, ĐT: 0979118113
Cộng sự: BS Nguyễn Văn Hoàng, BS Đỗ Trung Kiên

3


Đái tháo đường

38

20,4

Tăng huyết áp


57

30,6

Sỏi thận

5

2,7

Thận đa nang

2

1,1

Lupus ban đỏ hệ thống

2

1,1

Nhận xét: Nguyên nhân gây suy thận mạn giai đoạn cuối đa dạng, chiếm tỉ
lệ cao nhất là viêm cầu thận mạn(44,1%), kế đến là tăng huyết áp (30,6%) và đái
tháo đường (20,4%).
Bảng 3. 3: Đánh giá dinh dưỡng theo BMI
Dinh dưỡng

n


%

SDD nặng

9

4,8

SDD trung bình

13

7

SDD nhẹ

31

16,7

Bình thường

102

54,8

Thừa cân

29


15,6

Béo phì

2

1,1

Nhận xét: Theo BMI, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở nhóm nghiên cứu chiếm
28,5%. Trong đó suy dinh dưỡng nặng và trung bình chiếm 11,8%; Bệnh nhân suy
dinh dưỡng nhẹ: 16,7%
Bảng 3. 4: Đánh giá dinh dưỡng theo Albumin
Albumin
Suy dinh dưỡng nặng

n
0

Tỉ lệ %
0

*Bệnh viện quân y 120-Cục Hậu cần-Quân khu 9
* Chủ nhiệm đề tài: BS Phạm Thị Ánh Tuyết, ĐT: 0979118113
Cộng sự: BS Nguyễn Văn Hoàng, BS Đỗ Trung Kiên

4


Suy dinh dưỡng vừa


0

0

Suy dinh dưỡng nhẹ

52

28

Bình thường

134

72

Nhận xét: Theo nồng độ Albumin huyết thanh, tỷ lệ suy dinh dưỡng chiếm
28%, chỉ có SDD nhẹ, khơng có suy dinh dưỡng vừa và nặng.
Bảng 3. 5: So sánh đánh giá suy dinh dưỡng theo BMI và Albumin máu
BMI
Albumin
< 3,5 g/dL
>3,5 g/dL
Tổng cộng
p

< 18,5
n
16
36

52

≥18,5
%
30,8
69,2
100

n
38
96
132

%
28,4
71,6
100

>0,05

Nhận xét: Nếu phân loại suy dinh dưỡng theo BMI, giá trị albumin máu
giữa 2 nhóm suy dinh dưỡng và khơng suy dinh dưỡng khơng có sự khác biệt đáng
kể.

*Bệnh viện quân y 120-Cục Hậu cần-Quân khu 9
* Chủ nhiệm đề tài: BS Phạm Thị Ánh Tuyết, ĐT: 0979118113
Cộng sự: BS Nguyễn Văn Hoàng, BS Đỗ Trung Kiên

5



Y=30,66 + 0,09xHb
r= 0,374 với p<0,01

Albumin

Biểu đồ 3.1 Sự liên quan giữa Albumin huyết thanh với nồng độ HGB ở BN
suy thận mạn giai đoạn cuối- lọc máu chu kỳ
Nhận xét: Giữa nồng độ albumin huyết thanh và nồng độ hemoglobin máu
có mối tương quan thuận, với r = 0,374 (p < 0,01)

Bảng 3.6: Phân bố suy dinh dưỡng theo tuổi
Tuổi

< 60

≥ 60

*Bệnh viện quân y 120-Cục Hậu cần-Quân khu 9
* Chủ nhiệm đề tài: BS Phạm Thị Ánh Tuyết, ĐT: 0979118113
Cộng sự: BS Nguyễn Văn Hoàng, BS Đỗ Trung Kiên

6


Albumin

n

%


n

%

< 3,5 g/dL

30

21,9

22

44,9

>3,5 g/dL

107

78,1

27

55,1

Tổng cộng

137

100


47

100

p

<0,05

Nhận xét: Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở nhóm tuổi dưới 60 ( 21,9%) thấp hơn tỷ lệ suy
dinh dưỡng ở nhóm tuổi trên 60 (44,9%) rõ rệt (p < 0,05).
Bảng 3.7: Đánh giá suy dinh dưỡng theo thời gian lọc máu:
Thời gian lọc
máu

≤12 tháng

>12 tháng

n

%

n

%

< 3,5 g/dL

29


50,9

23

17,8

>3,5 g/dL

28

49,1

106

82,2

Tổng cộng

57

100

129

100

Albumin

p


<0,001

Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy, bệnh nhân có tuổi lọc máu trên 12 tháng
có tỷ lệ duy dinh dưỡng thấp hơn bệnh nhân có tuổi lọc máu từ 12 tháng trở xuống.
Kết quả này có ý nghĩa thống kê (p < 0,001).

4. BÀN LUẬN
4.1 Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu:

*Bệnh viện quân y 120-Cục Hậu cần-Quân khu 9
* Chủ nhiệm đề tài: BS Phạm Thị Ánh Tuyết, ĐT: 0979118113
Cộng sự: BS Nguyễn Văn Hoàng, BS Đỗ Trung Kiên

7


- Nhóm nghiên cứu của chúng tơi gồm 186 bệnh nhân đang lọc máu chu kỳ ổn
định tại khoa Thận nhân tạo bệnh viện quân y 120, trong đó có 100 bệnh nhân nam
(53,8%) và 86 bệnh nhân nữ (46,2%). Tuổi trung bình của bệnh nhân lọc máu là
50,54 ± 16,03 tuổi, gần tương đương với tuổi trung bình của bệnh nhân ở nghiên
cứu Foley (51,1±16,7 tuổi), cao hơn bệnh nhân nghiên cứu ở bệnh viện Bạch Mai
(42,6±14,7 tuổi), và bệnh viện 175 (45,9±13,25 tuổi), thấp hơn bệnh nhân nghiên
cứu ở Nhật (58,9 tuổi). Thời gian lọc máu trung bình là 21,79 ± 12,8 tháng.
- Kết quả bảng 3.1 cho thấy: tuổi trung bình của bệnh nhân nam (46,72 ± 15,86)
thấp hơn bệnh nhân nữ (54,99 ± 15,16) rõ rệt (p < 0,001). Sở dĩ có khác biệt là do
bệnh nhân nam trong nghiên cứu này đa số bị viêm cầu thận mạn, trong khi bệnh
nhân nữ chủ yếu trong nhóm nguyên nhân đái tháo đường.
- Kết quả bảng 3.2 cho thấy: nguyên nhân gây suy thận mạn ở bệnh nhân lọc máu
chu kỳ, nguyên nhân hàng đầu là viêm cầu thận mạn (44,1%), kế đến là tăng huyết

áp (30,6%) và đái tháo đường(20,4%). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự
như số liệu thống kê về nguyên nhân suy thận mạn năm 2000 của khoa Thận nhân
tạo Bệnh viện Bạch Mai.
4.2 Mối liên quan giữa Albumin huyết thanh với một số yếu tố lâm sàng và
cận lâm sàng ở bệnh nhân lọc máu chu kỳ:
- Bảng 3.3 cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng theo BMI: 28,5%. Bảng 3.4 cho thấy tỷ lệ
suy dinh dưỡng theo Albumin huyết thanh chiếm 28%, chỉ có suy dinh dưỡng nhẹ.
Tình trạng SDD ở BN suy thận mạn lọc máu chu kỳ dao động từ 20 -70% tùy theo
tác giả và các phương pháp đánh giá. SDD ở BN lọc máu chu kỳ do rất nhiều
nguyên nhân. Do trong quá trình chạy thận nhân tạo hiện tượng không phù hợp về
sinh học sẽ kích thích dị hóa cơ, mất máu sau mỗi lần lọc máu, dễ nhiễm trùng, dễ
rối loạn tiêu hóa, ăn ngủ vẫn kém, thiếu máu…
- Kết quả bảng 3.5 cho thấy so sánh đánh giá suy dinh dưỡng theo BMI và
Albumin huyết thanh, tỷ lệ bệnh nhân có nồng độ Albumin huyết thanh giảm ở
nhóm BMI < 18,5 (30,8%), khơng có sự khác biệt đáng kể so với nhóm bệnh nhân
*Bệnh viện quân y 120-Cục Hậu cần-Quân khu 9
* Chủ nhiệm đề tài: BS Phạm Thị Ánh Tuyết, ĐT: 0979118113
Cộng sự: BS Nguyễn Văn Hoàng, BS Đỗ Trung Kiên

8


có BMI ≥ 18,5 (28,4%). Điều này cho thấy dựa vào BMI để đánh giá suy dinh
dưỡng thì khơng chính xác.
- Biểu đồ 3.1 cho thấy nồng độ Albumin huyết thanh tương quan tỷ lệ thuận với
nồng độ Hemoglobin máu, với r = 0,374 (p < 0,01). Điều này chứng tỏ đảm bảo
dinh dưỡng tốt cho bệnh nhân sẽ góp phần điều trị ổn định tình trạng thiếu máu ở
bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối lọc máu chu kỳ.
- Bảng 3.6 cho thấy phân bố suy dinh dưỡng theo tuổi, nhóm bệnh nhân ≥ 60 tuổi
có tỷ lệ suy dinh dưỡng (44,9%) cao hơn nhóm bệnh nhân < 60 tuổi (21,9%) có ý

nghĩa thống kê (p < 0,05). Kết quả này phù hợp với sinh lí con người nghiên cứu
của Lê Việt Thắng năm 2013 tại Bệnh viện Bạch Mai. Chúng tôi cho rằng, để đảm
bảo dinh dưỡng, BN lọc máu cần được cung cấp đủ năng lượng hằng ngày và năng
lượng tiêu hao trong quá trình lọc máu. Những bệnh nhân này cần có một chế độ
ăn đặc biệt để duy trì trọng lượng cơ thể. Tuy nhiên, bệnh nhân lớn tuổi thường có
hiệu quả lọc máu thấp hơn bệnh nhân trẻ tuổi vì họ hay bị biến chứng trong quá
trình lọc máu, BN thường bị rối loạn giấc ngủ, trầm cảm dẫn đến khơng có cảm
giác ngon miệng.
- Bảng 3.7 cho thấy đánh giá suy dinh dưỡng theo thời gian lọc máu. Nhóm bệnh
nhân có thời gian lọc máu ≤ 12 tháng có tỷ lệ suy dinh dưỡng (50,9%) cao hơn rõ
rệt so với nhóm bệnh nhân có thời gian lọc máu > 12 tháng (17,8%). Kết quả này
có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Điều này được giải thích là do bệnh nhân lọc máu
chu kỳ > 12 tháng ổn định với màng lọc, nồng độ Hemoglobin máu và giảm nguy
cơ nhiễm trùng từ catheter… Kết quả nghiên cứu của chúng tôi trái ngược với
nghiên cứu của Lê Việt Thắng (2013) : thời gian lọc máu càng dài, mức độ suy
dinh dưỡng càng nặng. Tuy nhiên thời gian lọc máu trung bình ở nhóm nghiên cứu
của Lê Việt Thắng là 70,3 ± 39,4 tháng.
5. KẾT LUẬN

*Bệnh viện quân y 120-Cục Hậu cần-Quân khu 9
* Chủ nhiệm đề tài: BS Phạm Thị Ánh Tuyết, ĐT: 0979118113
Cộng sự: BS Nguyễn Văn Hoàng, BS Đỗ Trung Kiên

9


Qua nghiên cứu mối liên quan giữa Albumin huyết thanh với một số đặc
điểm ở 186 BN suy thận mạn giai đoạn cuối lọc máu chu kỳ từ tháng 1/2014 đến
6/2014, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
5.1 Tỉ lệ suy dinh dưỡng ở bệnh nhân lọc máu chu kỳ:

- Tỉ lệ SDD ở BN suy thận mạn lọc máu chu kỳ khá cao, theo BMI là 28,5%,
theo Albumin là 28%.
- Giảm Albumin huyết thanh giữa nhóm BN SDD và khơng SDD theo BMI
khơng có sự khác biệt. Vì vậy, dựa vào BMI để đánh giá SDD thì khơng chính xác.
5.2 Mối liên quan giữa Albumin huyết thanh với một số đặc điểm ở BN
lọc máu chu kỳ.
- Nồng độ Albumin huyết thanh tương quan tỉ lệ thuận với nồng độ HGB
máu, với r = 0,374 (p<0,01).
- Giảm Albumin huyết thanh ở nhóm bệnh nhân cao tuổi lọc máu chu kỳ
chiếm tỉ lệ cao hơn rõ rệt so với nhóm tuổi khác với p < 0,05.
- Nhóm BN lọc máu chu kỳ từ dưới một năm có tỉ lệ giảm Albumin cao hơn
rõ rệt so với BN lọc máu chu kỳ trên 1 năm với p<0,01.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Đình Hùng (2002), Viêm cầu thận mạn tính, Bệnh học nội khoa tập 1,
trang 290 – 293.
2. Nguyễn Nguyên Khôi, Trần Văn Chất (2001), Thận nhân tạo, Chuyên đề
thận học. Bệnh viện Bạch Mai – JICA, Hà Nội, trang 152 - 167.
3. Hà Hoàng Kiệm (2002), Suy thận mạn tính, Bệnh học nội khoa, Nhà xuất
bản Quân đội nhân dân, tập 1, trang 278 – 289.

*Bệnh viện quân y 120-Cục Hậu cần-Quân khu 9
* Chủ nhiệm đề tài: BS Phạm Thị Ánh Tuyết, ĐT: 0979118113
Cộng sự: BS Nguyễn Văn Hoàng, BS Đỗ Trung Kiên

10


4. Bùi Anh Tuấn (2002), Nghiên cứu lâm sàng chức năng phổi trạng thái cân
bằng Acid – Base ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được lọc máu
chu kỳ, Luận án tiến sĩ y học- Học viện quân y

5. Tinroongroj N et al.(2011) Relationship between malnutritioninflammation syndrome and ultrafiltration volume in continuous ambulatory
peritoneal dialysis patients. J Med Assoc Thai. 2011, 94 (4), pp.94-100.
6. Vannini FD et al.(2009) Associations between nutritional markers and
inflammation in haemodialysis patients. Int Urol Nephrol. 2009, 41(4),
pp.1003-1009.

*Bệnh viện quân y 120-Cục Hậu cần-Quân khu 9
* Chủ nhiệm đề tài: BS Phạm Thị Ánh Tuyết, ĐT: 0979118113
Cộng sự: BS Nguyễn Văn Hoàng, BS Đỗ Trung Kiên

11



×