Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Khảo sát mối liên quan giữa mật độ xương với một số đặc điểm ở bệnh nhân nữ đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện 103

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (424.24 KB, 9 trang )

TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 6-2014

KHẢO SÁT MỐI LIÊN QUAN GIỮA MẬT ĐỘ XƢƠNG VỚI MỘT
SỐ ĐẶC ĐIỂM Ở BỆNH NHÂN NỮ ĐÁI THÁO ĐƢỜNG TÝP 2
TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103
Ngô Thị Thu Trang*; Nguyễn Thị Phi Nga*; Lê Đình Tuân**
TÓM TẮT
Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang, so sánh với nhóm chứng trên 140 bệnh nhân (BN)
điều trị tại Bệnh viện Quân y 103, chia làm 2 nhóm: nhóm bệnh: 110 BN đái tháo đường (ĐTĐ)
týp 2 và nhóm chứng: 30 BN không bị ĐTĐ. Kết quả:
2

- Đặc điểm về mật độ xương (MĐX): MĐX vùng cổ xương đùi (CXĐ) (0,611 ± 0,060 g/cm )
2
thấp hơn so với nhóm chứng (0,722 ± 0,184 g/cm ) (p < 0,01).
- Mối liên quan giữa MĐX với một số đặc điểm ở BN nữ ĐTĐ týp 2:
+ MĐX giảm ở nhóm đã mãn kinh so với nhóm chưa mãn kinh (p < 0,01).
+ Tại CXĐ, nhóm có mức kiểm soát HbA1c kém, MĐX thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với
nhóm kiểm soát HbA1c tốt/chấp nhận được (p < 0,01).
+ Chưa thấy mối liên quan giữa MĐX với thời gian phát hiện ĐTĐ, nồng độ glucose huyết
lúc đói, HOMA-IR và BMI.
* Từ khóa: Đái tháo đường týp 2; Mật độ xương; Cổ xương đùi; Cột sống thắt lưng.

SURVEY OF THE RELATIONSHIP BETWEEN BONE MINERAL
DENSITY AND SOME OTHER RELATIVE FACTORS IN WOMEN
WITH TYPE 2 DIABETES MELLITUS IN 103 HOSPITAL
SUMMARY
Research was designed as a cross-sectional descriptive study and comparative control group.
Studied on 140 people who were divided into 2 groups: 110 women with type 2 diabetes and 30
patients without diabetes were obtained treatment at 103 Hospital. The results were as followed:
- Bone mineral density: bone mineral density of femora in women with type 2 diabetes (0.611 ±


2
2
0.060 g/cm ) was lower than control group (0.722 ± 0.184 g/cm , p < 0.01).

* Bệnh viện Quân y 103
** Đại học Y Dược Thái Bình
Người phản hồi (Corresponding): Lê Đình Tuân ()
Ngày nhận bài: 09/06/2014; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 16/07/2014
Ngày bài báo được đăng: 28/07/2014
- The relationship between bone mineral density and other relevant factors in women with
type 2 diabetes:

110


TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 6-2014
+ Bone mineral density of postmenopausal women with type 2 diabetes was lower than patients
who have not been menopause (p < 0.01).
+ Bone mineral density of femora in patients with good and acceptable HbA1c control was
higher than that in patients with poor HbA1c control (p < 0.01).
+ There was no statistically significant relationship between bone mineral density and duration
of diabetes, fasting blood glucose, HOMA-IR and BMI.
* Key words: Type 2 diabetes mellitus; Bone mineral density; Lumbar spine; Femora.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường được đặc trưng bởi
tình trạng tăng glucose huyết mạn tính và
rối loạn chuyển hóa các chất carbonhydrat,
protid, lipid. Tăng glucose huyết lâu ngày
sẽ dẫn đến tổn thương, suy giảm chức

năng của nhiều cơ quan bao gồm: tim,
mắt, thận, hệ thần kinh. Các biến chứng
ở bộ máy vận động tuy không gây nguy
hiểm chết người ngay như những biến
chứng kể trên, nhưng lại gây đau đớn,
tàn phế và ảnh hưởng rất nhiều đến chất
lượng cuộc sống. Một trong những biến
chứng đó là loãng xương thứ phát do
ĐTĐ. Loãng xương là một hội chứng với
đặc điểm sức bền của xương bị suy giảm,
dẫn đến gia tăng nguy cơ gãy xương [6].
Phụ nữ có nguy cơ loãng xương cao hơn
nam giới không chỉ bởi loãng xương ảnh
hưởng đến hơn 1/3 nữ giới ≥ 50 tuổi mà
còn do sự giảm đột ngột hormon nữ ở độ
tuổi 50. Trên thế giới và tại Việt Nam đã
có nhiều nghiên cứu về loãng xương ở
BN ĐTĐ týp 2, tuy nhiên, loãng xương ở
BN nữ ĐTĐ týp 2 còn nhiều vấn đề chưa
rõ ràng. Vì vậy, chúng tôi nghiên cứu đề
tài này nhằm:

111

- Đánh giá MĐX bằng phương pháp
hấp thụ tia X năng lượng kép ở BN nữ
ĐTĐ týp 2.
- Tìm hiểu mối liên quan giữa MĐX với
một số đặc điểm ở BN nữ ĐTĐ týp 2.
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu.
140 người, chia làm hai nhóm:
- Nhóm nghiên cứu: 110 BN nữ bị ĐTĐ
týp 2, điều trị tại Khoa Khớp - Nội tiết,
Bệnh viện Quân y 103.
- Nhóm chứng: 30 BN không bị ĐTĐ
có độ tuổi tương đương nhóm nghiên
cứu.
- Thời gian nghiên cứu: từ 11 - 2010
đến 3 - 2013.
- Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ: theo
WHO (1999) [10] khi có 1 trong 3 tiêu
chuẩn sau:
+ Glucose huyết đói (ít nhất 8 giờ sau
ăn) ≥ 7,0 mmol/l.
+ Glucose huyết ngẫu nhiên ≥ 11,1
mmol/l.
+ Glucose huyết 2 giờ sau nghiệm pháp
dung nạp glucose ≥ 11,1 mmol/l.


TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 6-2014

- Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ týp 2 dựa
vào một số tiêu chuẩn của WHO (1985)
có vận dụng phù hợp với điều kiện Việt
Nam [11]:

lớn) và cột sống thắt lưng (CSTL) (từ


+ Bệnh diễn biến từ từ, khởi phát sau
tuổi 30, BN thường béo.

máy HOLOGIC QDR 4500 tại Bệnh viện

+ Ít có nhiễm toan ceton, biến chứng
mạch máu sớm.

+ MĐX (tính bằng gr) chất khoáng trên

+ Insulin máu bình thường hoặc tăng,
peptid C bình thường
+ Giai đoạn đầu kiểm soát glucose
huyết bằng chế độ ăn, luyện tập và
thuốc viên.
- Tiêu chuẩn loại trừ:
+ BN đang dùng thuốc biphosphonate,
phụ nữ có thai.
+ BN có tiền sử chấn thương cột sống,
gãy CXĐ, ngã nhiều lần, dị dạng về xương
khớp, bất động kéo dài, giảm chức năng
vận động nặng.
+ BN mắc các bệnh mạn tính: suy thận
mạn không do ĐTĐ, suy gan mạn, đa u
tủy xương, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính,
hội chứng kém hấp thu.
+ BN không hợp tác, các trường hợp
không thu thập đủ số liệu nghiên cứu.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.


L1 - L4) bằng phương pháp đo hấp thụ
tia X năng lượng kép (Dual energy X-ray
absorptiometry DEXA). Tiến hành trên
Quân y 103.
diện xương vừa đo được (tính bằng cm2).
- Đánh giá mức độ kiểm soát HbA1c,
glucose huyết, BMI dựa theo khuyến cáo
của Hội Nội tiết - ĐTĐ Việt Nam năm
2009.
- Tính chỉ số đánh giá kháng insulin theo
HOMA-IR (Homeostatis Model Assessment Insulin Resistance) dựa vào công thức
của Matthews DR (1985) bằng phương
pháp HOMA [5]:
HOMA-IR = [Insulin lúc đói (U/ml) x
glucose lúc đói (mmol/l)]/22,5
+ HOMA-IR < 2,5: không kháng
insulin.
+ HOMA-IR ≥ 2,5: kháng insulin.
- Tiêu chuẩn chẩn đoán mãn kinh:
mãn kinh tự nhiên được xác định khi
không còn hành kinh nữa sau 12 tháng
liên tiếp và không do một nguyên nhân

- Tiến cứu, mô tả cắt ngang, so sánh đối
chứng giữa nhóm BN và nhóm chứng.

sinh lý hay bệnh lý nào khác gây ra [8].

- Tất cả BN ĐTĐ nghiên cứu được hỏi và

thăm khám lâm sàng tỉ mỉ, đăng ký theo
mẫu nghiên cứu thống nhất.
- Đo MĐX tại CXĐ (ở 4 vị trí CXĐ, tam

và chia thành hai nhóm: < 15 năm và

giác Ward, liên mấu chuyển, mấu chuyển

112

Thời gian mãn kinh tính bằng năm
≥ 15 năm.
* Xử lý số liệu: theo thuật toán thống
kê y học bằng phần mềm SPSS 16.0.


TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 6-2014

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Đặc điểm tuổi, nhân trắc, kinh nguyệt.
Bảng 1: Đặc điểm về tuổi, BMI, tình trạng kinh nguyệt và thời gian mãn kinh.
Nhãm ®t®
(n = 110)

Nhãm chøng
(n = 30)

40 - 49, n (%)

11 (10,0)


4 (13,3)

50 - 59, n (%)

34 (30,9)

5 (16,7)

60 - 69, n (%)

37 (33,6)

11 (36,7)

≥ 70, n (%)

28 (25,5)

10 (33,3)

≤ 23 n (%)

40 (36,4)

10 (33,3)

> 23 n (%)

70 (63,6)


20 (66,7)

Chưa mãn kinh, n (%)

14 (12,7)

5 (16,7)

Đã mãn kinh, n (%)

96 (87,3)

25 (83,3)

< 15

40 (41,7)

9 (36,0)

chØ tiªu

Tuổi (năm)

p

> 0,05

BMI


Tình trạng kinh nguyệt

Thời gian mãn kinh (năm)

> 0,05
> 0,05

> 0,05

≥ 15

56 (58,3)

16 (64,0)

Không có sự khác biệt về độ tuổi, BMI và tình trạng kinh nguyệt giữa nhóm ĐTĐ và nhóm
chứng (p > 0,05).
Bảng 2: Chỉ số HOMA-IR, HbA1c, thời gian phát hiện ĐTĐ và glucose huyết.
chØ tiªu

Sè l-îng (n =110)

Tû lÖ (%)

<5

58

52,7


≥5

52

47,3

Tốt/chấp nhận

22

20,0

Kém

88

80,0

Tốt/chấp nhận

33

30,0

Kém

77

70,0


< 2,5

19

17,3

≥ 2,5

91

82,7

Thời gian phát hiện ĐTĐ (năm)

Glucose huyết lúc đói (mmol/l)

HbA1c (%)

HOMA-IR

BN kháng insulin chiếm tỷ lệ cao (82,7%). BN có thời gian phát hiện ĐTĐ < 5 năm chiếm tỷ lệ
cao nhất (52,7%).
2. Mật độ xƣơng.
Bảng 3: Đặc điểm MĐX tại CXĐ và CSTL.
vÞ trÝ

Nhãm ®t® (n = 110)

Nhãm chøng (n = 30)


p

CXĐ

0,572 ± 0,083

0,611 ± 0,061

< 0,01

Mấu chuyển lớn

0,611 ± 0,061

0,636 ± 0,123

> 0,05

Liên mấu chuyển

0,558 ± 0,115

0,572 ± 0,096

< 0,05

113



TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 6-2014
Tam giác Ward

0,807 ± 0,190

0,896 ± 0,186

< 0,05

Toàn bộ CXĐ

0,611 ± 0,061

0,829 ± 0,121

< 0,05

L1

0,703 ± 0,136

0,729 ± 0,153

> 0,05

L2

0,720 ± 0,155

0,741 ± 0,168


> 0,05

L3

0,760 ± 0,168

0,806 ± 0,164

> 0,05

L4

0,778 ± 0,024

0,820 ± 0,181

> 0,05

Toàn bộ CSTL

0,746 ± 0,157

0,772 ± 0,184

> 0,05

MĐX ở hầu hết các vị trí tại CXĐ (CXĐ, liên mấu chuyển, tam giác Ward và toàn bộ CXĐ)
của nhóm ĐTĐ đều thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng. MĐX tại tất cả các vị trí
của CSLT ở nhóm ĐTĐ có xu hướng thấp hơn so với nhóm chứng, nhưng sự khác biệt chưa có

ý nghĩa thống kê.
3. Liên quan giữa MĐX với một số đặc điểm của BN ĐTĐ týp 2.
Bảng 4: Liên quan giữa MĐX với tuổi.
chØ tiªu

CXĐ

CSTL

40 - 49 (n = 11)

0,642 ± 0,033

0,902 ± 0,102

50 - 59 (n = 34)

0,628 ± 0,068

0,824 ± 0,192

60 - 69 (n = 37)

0,608 ± 0,060

0,701 ± 0,093

≥ 70 (n = 28)

0,583 ± 0,050


0,642 ± 0,067

p

< 0,01

< 0,001

Tuổi càng cao, MĐX có xu hướng càng giảm.
Bảng 5: Liên quan giữa MĐX với tình trạng kinh nguyệt.
CXĐ

CSTL

Đã mãn kinh (n = 96)

0,605 ± 0,065

0,713 ± 0,126

Chưa mãn kinh (n = 14)

0,656 ± 0,048

0,939 ± 0,155

p

< 0,01


< 0,01

< 15 (n = 40)

0,620 ± 0,072

0,774 ± 0,169

≥ 15 (n = 56)

0,595 ± 0,051

0,676 ± 0,086

p

< 0,05

< 0,001

chØ tiªu

Tình trạng kinh nguyệt

Thời gian mãn kinh (năm)

Ở nhóm đã mãn kinh, MĐX tại CXĐ, CSTL thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chưa
mãn kinh (p < 0,01). Tại CSTL, nhóm giảm E2 huyết thanh MĐX thấp hơn so với nhóm E2 huyết
thanh bình thường (p < 0,01).


114


TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 6-2014

Bảng 6: Liên quan giữa MĐX với thời gian phát hiện ĐTĐ, kiểm soát glucose huyết, kiểm
soát HbA1c.
CXĐ

CSTL

< 5 năm (n = 58)

0,620 ± 0,056

0,766 ± 0,170

≥ 5 năm (n = 52)

0,597 ± 0,063

0,725 ± 0,140

p

> 0,05

> 0,05


Đạt (n = 22)

0,624 ± 0,043

0,726 ± 0,153

Không đạt (n = 88)

0,608 ± 0,064

0,752 ± 0,159

p

> 0,05

> 0,05

Tốt/chấp nhận (n = 33)

0,640 ± 0,059

0,769 ± 0,187

Kém (n = 77)

0,599 ± 0,143

0,640 ± 0,059


p

< 0,01

> 0,05

chØ tiªu

Thời gian phát hiện ĐTĐ (năm)

Glucose huyết lúc đói

Tình trạng kiểm soát HbA1c

Tại CXĐ, nhóm có mức kiểm soát HbA1c kém, MĐX thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với
nhóm kiểm soát HbA1c tốt/chấp nhận được (p < 0,01).
Bảng 7: Liên quan giữa MĐX với chỉ số HOMA-IR, LDL-C, BMI.
CXĐ

CSTL

> 2,5 (n = 91)

0,610 ± 0,058

0,755 ± 0,145

< 2,5 (n = 19)

0,571 ± 0,087


0,704 ± 0,204

p

> 0,05

> 0,05

> 23 (n = 70)

0,604 ± 0,066

0,757 ± 0,153

≤ 23 (n = 40)

0,624 ± 0,048

0,728 ± 0,165

p

> 0,05

> 0,05

chØ tiªu

Chỉ số HOMA-IR


BMI

Tại CXĐ, CSTL, MĐX ở nhóm có tăng LDL-C thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm
không tăng LDL-C (p < 0,05).
BÀN LUẬN
cytokine viêm, nồng độ E2 thời kỳ mãn kinh
giảm... Tất cả những yếu tố này dẫn đến hậu
1. Đặc điểm MĐX.
quả làm giảm MĐX, tăng tỷ lệ loãng xương và
Tăng glucose huyết kéo dài là yếu tố quan
nguy cơ gãy xương. Kết quả của chúng tôi
trọng nhất ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp
phù hợp với một số tác giả. Ngô Thị Mai Xuân
đến hoạt động của tạo cốt bào và hình thành
[4] nghiên cứu MĐX ở BN nữ ĐTĐ týp 2 thấy,
khung xương, làm cho quá trình hình thành
MĐX tại CXĐ cũng như tại CSTL ở nhóm
xương bị giảm sút và chậm lại. Trong khi đó,
ĐTĐ đều thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với
quá trình tiêu hủy xương do hoạt động của
nhóm không ĐTĐ (p < 0,01). Đào Thị Dừa
hủy cốt bào vẫn diễn ra bình thường hoặc
(2010) [1] đánh giá MĐX trên 60 BN ĐTĐ týp
tăng lên do phối hợp của nhiều yếu tố trong
2 điều trị nội trú tại Bệnh viện TW Huế thấy
cơ chế bệnh sinh của ĐTĐ như: tình trạng
tăng glucose huyết, thiếu hụt insulin, các

115



TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 6-2014

MĐX tại CXĐ thấp hơn so với nhóm không bị
ĐTĐ (p < 0,01).
Hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy có
giảm MĐX ở BN nữ ĐTĐ. Tuy nhiên, một số
nghiên cứu khác cho kết quả khác nhau về
giá trị MĐX ở BN nữ ĐTĐ týp 2: Hadzibegovic
và CS (2008) [6] đánh giá MĐX ở 130 phụ nữ
ĐTĐ týp 2 đã mãn kinh nhận thấy, ở nhóm
ĐTĐ, MĐX tại CXĐ và tại CSTL đều cao hơn
có ý nghĩa thống kê so với nhóm không ĐTĐ
(0,824 ± 0,199) (p < 0,05). Nghiên cứu MĐX ở
BN ĐTĐ týp 2 cao tuổi, Nguyễn Thị Phương
Thùy [2] cũng nhận thấy ở nhóm nữ ĐTĐ,
MĐX tại CSTL thấp hơn có ý nghĩa thống kê
so với nhóm nữ không bị ĐTĐ (p < 0,05), giá trị
MĐX tại CXĐ ở 2 nhóm không
có sự
khác biệt (p > 0,05). Kết quả của chúng tôi
khác có lẽ do kích thước mẫu nghiên cứu còn
nhỏ, nhóm BN hầu hết đã mãn kinh, số BN
kiểm soát bệnh kém chiÕm tỷ lệ cao nên MĐX
bị giảm nhiều, tỷ lệ loãng xương cũng cao
hơn.
2. Liên quan giữa MĐX với một số đặc
điểm của BN ĐTĐ týp 2.
Mối liên quan giữa MĐX và mãn kinh đã

được biết đến từ lâu. Đặc biệt ở phụ nữ ĐTĐ,
thời kỳ mãn kinh cùng với sự gia tăng về tuổi
là những nguyên nhân thúc đẩy tốc độ mất
xương diễn ra nhanh hơn, MĐX bị giảm nhiều
hơn, tỷ lệ loãng xương ở phụ nữ ĐTĐ đã mãn
kinh tăng cao hơn so với phụ nữ ĐTĐ chưa
mãn kinh. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi:
ở nhóm đã mãn kinh, MĐX tại CXĐ và CSTL
đều thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với
nhóm chưa mãn kinh (p < 0,01), phù hợp với
một số tác giả: Kwon DJ và CS (1996) [7]
nghiên cứu MĐX tại CSTL trên 185 phụ nữ
ĐTĐ týp 2 thấy MĐX giảm nhanh có liên quan
đến thời kỳ mãn kinh, đặc biệt từ khi xuất hiện
mãn kinh. Tác giả thừa nhận có mối tương
quan nghịch giữa MĐX với tuổi bắt đầu mãn
kinh (r = -0,470). Nguy cơ giảm MĐX, tăng

116

loãng xương theo tuổi mãn kinh

nhóm nữ ĐTĐ týp 2 đã mãn kinh.

Thanh Toàn [3] nghiên cứu MĐX ở BN ĐTĐ
týp 2 cũng thấy có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê về MĐX giữa hai nhóm đã mãn kinh
và chưa mãn kinh. Như vậy, mãn kinh là yếu
tố độc lập góp phần làm cho MĐX giảm ở BN
nữ ĐTĐ týp 2.

Tốc độ mất xương phụ thuộc vào thời gian
mãn kinh. Nhiều nghiên cứu cho thấy khối lượng
xương giảm nhanh chóng sau mãn kinh, đạt 3
- 5% mỗi năm trong những năm đầu sau mãn
kinh. Sau 4 - 10 năm, tốc độ này chậm dần và
có thể trở lại mức độ mất xương trước tuổi
mãn kinh. Hiện tượng mất xương này có thể
làm cho 50% phụ nữ ở tuổi 70 xuất hiện gãy
xương do loãng xương [6]. Chúng tôi nhận
thấy: tại CXĐ, CSTL, MĐX ở nhóm đã mãn
kinh > 15 năm thấp hơn có ý nghĩa thống kê
so với nhóm đã mãn kinh < 15 năm (p < 0,05),
phù hợp với một số tác giả: Masahiro
Yamamoto và CS (2008) [8] nghiên cứu MĐX
ở BN nữ ĐTĐ týp 2 thấy ở nhóm đã mãn kinh,
tỷ lệ loãng xương tại CSTL tăng liên quan
không chỉ với tuổi mà cả với thời gian mãn
kinh cũng như thời gian phát hiện ĐTĐ. Lê
Thanh Toàn (2010) [3] thấy có mối tương
quan nghịch giữa MĐX, chỉ số T-score với thời
gian mãn kinh trªn vµ d-íi 20 năm theo thứ
tự lần lượt (r = -0,36; p = 0,002) và (r = 0,415; p < 0,001). Như vậy, thời gian mãn
kinh càng lâu, MĐX bị giảm càng nhiều.
HbA1c là một trong những tiêu chí để đánh
giá mức kiểm soát bệnh ở BN ĐTĐ. Kiểm soát
glucose huyết càng tốt, nguy cơ xuất hiện và
mức độ tổn thương cơ quan đích càng được
hạn chế. Nghiên cứu của chúng tôi: nhìn
chung, ở nhóm kiểm soát kém HbA1c, MĐX
giảm hơn so với nhóm kiểm soát tốt/chấp

nhận được, nhưng sự khác biệt chưa có ý
nghĩa thống kê (p > 0,05). Ngô Thị Mai Xuân
(2007) [4] nghiên cứu MĐX ở BN nữ ĐTĐ
cũng thấy MĐX tại CXĐ và CSTL ở nhóm


TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 6-2014

kiểm soát tốt/chấp nhận được đều cao hơn có
ý nghĩa thống kê so với nhóm kiểm soát kém
(p < 0,05). Theo Nguyễn Thị Phương Thùy
[2]: MĐX tại CXĐ và CSTL ở nhóm có HbA1c <
7% có xu hướng cao hơn nhóm có HbA1c ≥
7%, nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa
thống kê. Kết quả của các nghiên cứu khác
nhau cho thấy MĐX ở BN nữ ĐTĐ týp 2
không chỉ chịu tác động của tình trạng kiểm
soát glucose huyết, mà còn chịu ảnh hưởng
của một số yếu tố khác như tuổi, thời gian
phát hiện ĐTĐ...
Trong chuyển hóa xương, insulin tác động
lên quá trình tổng hợp chất nền và cần thiết
cho quá trình khoáng hóa diễn ra bình
thường. Kháng insulin là tình trạng insulin
tạo ra một đáp ứng sinh học kém hơn bình
thường trên xương ảnh hưởng đó, thể hiện ở
MĐX giảm và tăng tỷ lệ loãng xương. Senay
Arikan và CS [9] thấy, MĐX tại CXĐ và CSTL
ở nhóm không kháng insulin cao hơn nhóm
kháng insulin (p = 0,02). Theo Nguyễn Thị

Phương Thùy [2]: tỷ lệ thiếu và loãng xương
tại CSTL (88,5%) ở nhóm kháng insulin cao
hơn so với nhóm không kháng insulin (69,8%)
(p < 0,05). Còn MĐX của nhóm kháng insulin
có xu hướng thấp hơn so với nhóm không
kháng insulin, tuy nhiên, khác biệt không có
ý nghĩa thống kê
(p > 0,05). Kết quả
của chúng tôi không có khác biệt về MĐX
cũng như tỷ lệ loãng xương tại CXĐ và CSTL
ở nhóm có kháng insulin và không kháng
insulin. Sự khác biệt này do nhiều yếu tố. Thứ
nhất, chỉ số HOMA-IR rất phụ thuộc vào nồng
độ glucose huyết. Thứ hai, nồng độ insulin đo
được lúc đói của BN không phân biệt được
insulin nội sinh và ngoại sinh, do cách sử
dụng insulin của người bệnh, do vậy cũng ảnh
hưởng đến chỉ số HOMA-IR.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu MĐX trên 110 BN nữ ĐTĐ

117

týp 2, chúng tôi rút ra kết luận:
- Đặc điểm về MĐX: vùng CXĐ ở nhóm
ĐTĐ, MĐX tại hầu hết các vị trí CXĐ (0,527
± 0,083), tại liên mấu chuyển (0,558 ±
0,115), tại tam giác Ward (0,807 ± 0,190) và
toàn bộ CXĐ (0,611 ± 0,060) đều thấp hơn so
với nhóm chứng lần lượt là (0,611 ± 0,061)

(0,572 ± 0,096) (0,896 ± 0,186) và (0,722 ±
0,184) (p < 0,01).
- Mối liên quan giữa MĐX với một số đặc
điểm ở BN nữ ĐTĐ týp 2:
+ MĐX giảm ở nhóm đã mãn kinh so với
nhóm chưa mãn kinh (p < 0,01).
+ Tại CXĐ, nhóm có mức kiểm soát HbA1c
kém MĐX thấp hơn có ý nghĩa thống kê so
với nhóm kiểm soát HbA1c tốt/chấp nhận
được (p < 0,01).
+ MĐX tại cả CXĐ và CSTL đều thấp hơn có ý
nghĩa thống kê ở nhóm có tăng LDL-C so với
nhóm không tăng LDL-C (p < 0,05).
+ Chưa thấy mối liên quan giữa MĐX với
thời gian phát hiện ĐTĐ, nồng độ glucose
huyết lúc đói, HOMA-IR và BMI.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Thị Dừa, Nguyễn Tá Đông. Nghiên cứu
tình trạng loãng xương ở BN ĐTĐ týp 2 bằng kỹ
thuật hấp phụ năng lượng tia X kép. Y học Việt
Nam. 2011, số 2, tr.25-28.
2. Nguyễn Thị Phương Thùy. Nghiên cứu tình
trạng loãng xương ở BN ĐTĐ týp 2 cao tuổi. Luận
văn Thạc sỹ Y học. Đại học Y Hà Nội. 2012.
3. Lê Thanh Toàn. Nghiên cứu MĐX, tỷ lệ loãng
xương ở BN ĐTĐ điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy
bằng phương pháp DEXA. Luận văn Bác sỹ
Chuyên khoa cấp 2. Học viện Quân y. 2007.
4. Ngô Thị Mai Xuân. Nhận xét MĐX ở BN nữ
ĐTĐ týp 2 và các yếu tố liên quan. Luận văn Bác

sỹ Chuyên khoa 2. Trường Đại học Y Hà Nội.
2007, tr.15-56.
5. Bonora E et al. HOMA - estimated insulin
resistance is an independent predictor of


TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 6-2014
cardiovascular disease in type 2 diabetic subjects.
Diabetes Care. 2002, 25, pp.1135-1141.
6. Hadzibegovic I et al. Increased bone mineral
density in postmenopause womem with type 2
diabetes mellitus. Ann Saudi Med. 2008, 28 (2),
pp.102-104.
7. Kwon DJ et al. Bone mineral density of the
spine using dual energy X-ray absorptiometry in
patients
with
non-insulin-dependent
diabetes
mellitus. J Obstet Gynaecol Res. 1996, 22 (2),
pp.157-162.
8. Masahiro Yamamoto et al. Serum
Pentosidine levels are positive associated with the
presence of vertebral fractures in postmenopausal
women with type 2 diabetes. J Clin Endocrinol

118

Metab. 2008, 93 (3), pp.1013-1019.
9. Senay Arikan et al. Insulin eisistance in type

2 diabetes may be related to bone mineral density.
Journal of Clinical Densitometry. 2012, 15 (2),
pp.186-190.
10. WHO. Appropriate BMI for Asian
population and its implications for policy and
intervention strategies, Public Health. 2004, 363
(1), pp.157-163.
11. WHO. Definition, diagnosis and
classification of diabetes mellitus and its
complications. Report of a WHO Consultation. Part
1. Diagnosis and classification of diabetes mellitus.
WHO/NCD/NCS/99.2. 1999.



×