Tải bản đầy đủ (.pdf) (163 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua quần áo đã qua sử dụng của thế hệ z tại tp hcm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.96 MB, 163 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

KHĨA LUẬN
TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN
Ý ĐỊNH MUA QUẦN ÁO ĐÃ QUA SỬ DỤNG
CỦA THẾ HỆ Z TẠI TP. HCM

Ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 7 34 01 01

LÊ LINH NHI

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

KHĨA LUẬN
TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN
Ý ĐỊNH MUA QUẦN ÁO ĐÃ QUA SỬ DỤNG
CỦA THẾ HỆ Z TẠI TP. HCM
Ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 7 34 01 01
Họ và tên sinh viên: LÊ LINH NHI
Mã số sinh viên: 050607190342
Lớp sinh hoạt: HQ7-GE11



NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN VĂN THỤY

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023


i

TÓM TẮT KHÓA LUẬN
1. Tên đề tài
"Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua quần áo đã qua sử dụng của thế hệ Z tại
TP.HCM".
2. Tóm tắt
Bài khóa luận tốt nghiệp với đề tài: "Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua quần áo
đã qua sử dụng của thế hệ Z tại TP. HCM" đƣợc thực hiện nhằm mục đích xác định và
phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến ý định mua quần áo ĐQSD của thế hệ Z tại TP.
HCM. Thơng qua q trình nghiên cứu, đánh giá và đo lƣờng mức độ tác động của
từng yếu tố đối với ý định mua quần áo ĐQSD của thế hệ Z tại TP. HCM. Từ đó, đề
xuất các hàm ý quản trị liên quan đến phƣơng pháp tiếp thị nhằm khai thác các yếu tố
ảnh hƣởng đến ý định mua quần áo ĐQSD của thế hệ Z.
Dựa trên việc hệ thống kiến thức của lý thuyết nền tảng có liên quan đến ý định mua
quần áo ĐQSD và lƣợc khảo các cơng trình nghiên cứu đi trƣớc, mơ hình lý thuyết
đƣợc đề xuất bao gồm các 6 biến độc lập nhƣ sau: (1) Thái độ đối với quần áo ĐQSD
(TĐ); (2) Nhận thức kiểm soát hành vi (NT); (3) Chuẩn chủ quan (CCQ); (4) Sự tiết
kiệm (TK); (5) Sự độc đáo (ĐĐ); (6) Ý thức sinh thái (YT) và một biến phụ thuộc Ý
định mua quần áo ĐQSD (YDM).
Từ kết quả nghiên cứu đƣợc xử lý thông qua phần mềm SPSS 25.0 bằng phƣơng
pháp phân tích định tính và định lƣợng, đo lƣờng đƣợc mức độ ảnh hƣởng của các yếu
tố và đề xuất hàm ý quản trị có liên quan. Qua đó, cung cấp thơng tin giá trị cho các

doanh nghiệp và ngƣời bán hàng quần áo ĐQSD hiểu rõ nhu cầu và sở thích của khách
hàng thế hệ Z. Điều này giúp tạo ra các chiến lƣợc kinh doanh và tiếp thị hiệu quả, từ
đó thu hút và giữ chân khách hàng thế hệ Z trong thị trƣờng thời trang ĐQSD tại TP.
HCM.
Từ khóa: Quần áo đã qua sử dụng, thế hệ Z, ý định mua.


ii

ABSTRACT
1. Title
Factors Influencing the Purchase Intention of Secondhand Clothing among
Generation Z in Ho Chi Minh City.
2. Abstract:
This research aims to identify and analyze the factors influencing the purchase
intention of secondhand clothing among Generation Z in Ho Chi Minh City. Through
the process of research, evaluation, and measurement of the impact of each factor on
the purchase intention of secondhand clothing among Generation Z in Ho Chi Minh
City, the study proposes managerial implications related to marketing methods to
leverage the factors influencing the purchase intention of secondhand clothing among
Generation Z.
Based on the theoretical knowledge related to the purchase intention of secondhand
clothing and a review of previous research, the proposed theoretical model includes the
following factors: (1) Attitude towards secondhand clothing (ATT); (2) Subjective
norm (SN); (3) Perceived behavioral control (PBC); (4) Thriftiness (THR); (5)
Uniqueness (UNQ); (6) Environmental value (ENV); (7) Perceived risk (PR); and a
dependent variable, Purchase Intention of secondhand clothing (PI).
The research findings are processed using SPSS 25.0 software through qualitative
and quantitative analysis methods, measuring the degree of influence of the proposed
theoretical factors. This provides valuable information for businesses and sellers to

understand the needs and preferences of potential customers, enabling the creation of
effective business strategies and marketing approaches to attract and retain Generation
Z customers in the secondhand fashion market in Ho Chi Minh City.
3. Keywords: Secondhand clothing, Generation Z, purchase intention.


iii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Lê Linh Nhi, xin cam đoan đề tài "Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua
quần áo đã qua sử dụng của thế hệ Z tại TP. HCM" là cơng trình nghiên cứu của riêng
tơi, kết quả của sự tìm tịi cùng với sự hƣớng dẫn của TS. Nguyễn Văn Thụy.
Tơi cam đoan hồn tồn về tính trung thực và độ tin cậy của các nội dung trong khóa
luận của mình. Tất cả các thơng tin từ các nguồn tham khảo đã đƣợc trích dẫn đúng
quy tắc và khơng có việc sao chép hay thay đổi nội dung mà khơng đƣợc trích dẫn.

TP. HCM, ngày … tháng… năm 2023
Sinh viên thực hiện
(Ký, ghi rõ họ tên)

Lê Linh Nhi


iv

LỜI CẢM ƠN
Tơi muốn bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đối với sự giúp đỡ từ Nhà trƣờng, thầy cơ giáo,
bạn bè và gia đình trong suốt q trình hồn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Lời đầu tiên, tơi xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu, Khoa QTKD, và Ban quản
lý CLC của trƣờng Đại học Ngân hàng TP. HCM vì sự hỗ trợ và chia sẻ quý báu trong

việc cung cấp tài nguyên và môi trƣờng thuận lợi để tôi tiến hành nghiên cứu.
Tôi cũng muốn bày tỏ lòng tri ân đặc biệt đến các thầy cơ đã truyền đạt kiến thức bổ
ích và hƣớng dẫn tận tâm trong q trình nghiên cứu. Đặc biệt, tơi muốn gửi lời cảm
ơn sâu sắc đến Thầy Nguyễn Văn Thụy vì sự chỉ bảo, phản hồi và hỗ trợ khơng ngừng
trong suốt q trình thực hiện khóa luận.
Tơi muốn gửi lời cảm ơn đến bạn bè và tất cả những ngƣời đã tham gia và hỗ trợ tôi
trong quá trình khảo sát. Sự quan tâm, chia sẻ ý kiến và hỗ trợ nhiệt tình của mọi ngƣời
đã góp phần quan trọng vào hồn thành khóa luận.
Tơi nhận thức rằng đề tài này vẫn cịn những thiếu sót, rất mong nhận đƣợc ý kiến
đóng góp từ q thầy cơ để hồn thiện cơng trình nghiên cứu trong tƣơng lai.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn tất cả mọi ngƣời vì sự giúp đỡ, hỗ trợ và
đóng góp q báu trong bài nghiên cứu này.
TP. HCM, ngày … tháng… năm 2023
Sinh viên thực hiện
(Ký, ghi rõ họ tên)

Lê Linh Nhi


v

MỤC LỤC
TÓM TẮT KHÓA LUẬN ................................................................................................i
ABSTRACT .....................................................................................................................ii
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................................ x
DANH MỤC BẢNG .......................................................................................................xi
DANH MỤC HÌNH ẢNH .............................................................................................xii
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ............................................. 1

1.1

Lý do lựa chọn đề tài .......................................................................................... 1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.2.1

Mục tiêu tổng quát ....................................................................................... 2

1.2.2

Mục tiêu cụ thể ............................................................................................ 3

1.3

Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 3

1.4

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3

1.5

Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................... 3

1.5.1


Phƣơng pháp điều tra, thu thập dữ liệu ........................................................ 3

1.5.2

Phƣơng pháp phân tích dữ liệu .................................................................... 4

1.6

Bố cục của nghiên cứu........................................................................................ 5

TÓM TẮT CHƢƠNG 1 ................................................................................................... 6
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU ............................. 7
2.1

Khái niệm cơ sở .................................................................................................. 7


vi

2.1.1

Khái niệm thế hệ Z....................................................................................... 7

2.1.2

Khái niệm ý định mua .................................................................................. 8

2.1.3

Khái niệm quần áo đã qua sử dụng .............................................................. 9


2.2

Các lý thuyết liên quan ..................................................................................... 10

2.2.1

Thuyết hành động hợp lý – TRA ............................................................... 10

2.2.2

Thuyết hành vi có kế hoạch – TPB ............................................................ 11

2.2.3

Mơ hình hộp đen hành vi ngƣời tiêu dùng................................................. 12

2.2.4

Mơ hình kinh tế tuần hồn ......................................................................... 13

2.3

Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc............................................... 14

2.3.1

Nghiên cứu trong nƣớc .............................................................................. 14

2.3.2


Nghiên cứu nƣớc ngồi .............................................................................. 16

2.3.3

Tóm lƣợc tổng quan các nghiên cứu trƣớc ................................................ 26

2.4

Đề xuất mô hình nghiên cứu............................................................................. 36

2.4.1

Cơ sở xây dựng mơ hình nghiên cứu ......................................................... 36

2.4.2

Các yếu tố ảnh hƣởng đến ý định mua quần áo đã qua sử dụng ............... 38

2.4.3

Mơ hình nghiên cứu ................................................................................... 42

TÓM TẮT CHƢƠNG 2 ................................................................................................. 44
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................... 45
3.1

Quy trình nghiên cứu ........................................................................................ 45

3.1.1


Giai đoạn nghiên cứu định tính.................................................................. 47

3.1.2

Giai đoạn nghiên cứu định lƣợng sơ bộ ..................................................... 48

3.1.3

Giai đoạn nghiên cứu định lƣợng chính thức ............................................ 48


vii

3.2

Phƣơng pháp xử lý dữ liệu ............................................................................... 49

3.3

Nghiên cứu định tính ........................................................................................ 56

3.3.1

Mục tiêu của nghiên cứu định tính ............................................................ 56

3.3.2

Mẫu nghiên cứu ......................................................................................... 56


3.3.3

Phƣơng pháp thu thập và phân tích dữ liệu ............................................... 57

3.3.4

Xây dựng thang đo nghiên cứu .................................................................. 58

3.3.5

Kết quả nghiên cứu định tính ..................................................................... 61

3.3.6

Thang đo nghiên cứu chính thức ............................................................... 62

3.4

Nghiên cứu định lƣợng sơ bộ ........................................................................... 65

3.4.1

Thống kê mô tả nghiên cứu sơ bộ .............................................................. 65

3.4.2

Phân tích độ tin cậy thang đo sơ bộ ........................................................... 66

3.4.3


Phân tích nhân tố khám phá ....................................................................... 68

3.5

Nghiên cứu định lƣợng chính thức ................................................................... 69

3.5.1

Mục tiêu của nghiên cứu định lƣợng chính thức ....................................... 69

3.5.2

Thiết kế mẫu nghiên cứu ........................................................................... 70

TÓM TẮT CHƢƠNG 3 ................................................................................................. 71
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................... 72
4.1

Thống kê mô tả ................................................................................................. 72

4.2

Kiểm định độ tin cậy thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach's Alpha .............. 74

4.3

Phân tích nhân tố khám phá EFA ..................................................................... 76

4.4


Kiểm định tƣơng quan Pearson ........................................................................ 79

4.5

Kiểm định sự phù hợp của mơ hình ................................................................. 81


viii

4.6

Kiểm định giả thuyết nghiên cứu ..................................................................... 82

4.7

Kiểm tra các giả định vi phạm .......................................................................... 87

4.7.1

Kiểm tra giả định về phân phối chuẩn phần dƣ ......................................... 87

4.7.2

Kiểm tra giả định liên hệ tuyến tính .......................................................... 87

4.7.3

Kiểm tra hiện tƣợng đa cộng tuyến............................................................ 88

4.8


Kiểm định sự khác biệt giữa các yếu tố đặc điểm cá nhân đối với ý định mua

quần áo đã qua sử dụng .............................................................................................. 89
4.8.1

Đối với Giới tính ........................................................................................ 89

4.8.2

Đối với Nghề nghiệp .................................................................................. 89

4.8.3

Đối với Thu nhập ....................................................................................... 89

4.8.4

Đối với Trình độ học vấn ........................................................................... 90

4.9

Thảo luận kết quả nghiên cứu........................................................................... 90

TÓM TẮT CHƢƠNG 4 ................................................................................................. 92
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ .................................................... 93
5.1

Tóm tắt kết quả nghiên cứu .............................................................................. 93


5.2

Hàm ý quản trị rút ra từ kết quả nghiên cứu ..................................................... 94

5.2.1

Đối với yếu tố Thái độ đối với quần áo đã qua sử dụng ............................ 94

5.2.2

Đối với yếu tố Chuẩn chủ quan ................................................................. 94

5.2.3

Đối với yếu tố Nhận thức kiểm soát hành vi ............................................. 95

5.2.4

Đối với yếu tố Sự tiết kiệm ........................................................................ 96

5.2.5

Đối với yếu tố Ý thức sinh thái .................................................................. 96

5.3

Hạn chế nghiên cứu .......................................................................................... 97


ix


5.4

Hƣớng phát triển cho nghiên cứu tiếp theo ...................................................... 98

TÓM TẮT CHƢƠNG 5 ................................................................................................. 98
KẾT LUẬN .................................................................................................................... 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 101
PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 35


x

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Ký tự viết tắt

Ý nghĩa viết tắt Tiếng Anh

Ý nghĩa viết tắt Tiếng Việt

1.

ANOVA

Analysis of Variance

2.


CCQ

Chuẩn chủ quan

3.

CLC

Chất lƣợng cao

4.

ĐĐ

Sự độc đáo

5.

ĐQSD

Đã qua sử dụng

6.

EFA

7.

GT


Giới tính

8.

GVHD

Giảng viên hƣớng dẫn

9.

HV

Trình độ học vấn

10.

KMO

11.

NN

Nghề nghiệp

12.

NT

Nhận thức kiểm sốt hành vi


13.

NTD

Ngƣời tiêu dùng

14.

QTKD

Quản trị kinh doanh

15.

SPSS

16.



17.

TK

Sự tiết kiệm

18.

TN


Thu nhập trung bình/tháng

19.

TP. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

20.

TPB

Theory of planned behaviour

21.

TRA

Theory of Reasoned Action

22.

VIF

Variance Inflation Factor

23.

YDM


24.

YT

Exploratory Factor Analysis

Kaiser-Meyer-Olkin

Statistical Package for the Social
Sciences
Thái độ đối với quần áo
đã qua sử dụng

Ý định mua quần áo
đã qua sử dụng
Ý thức sinh thái


xi

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.3.1. Tóm lƣợc các nghiên cứu trƣớc .................................................................. 26
Bảng 2.4.1. Các yếu tố kế thừa từ nghiên cứu trƣớc...................................................... 37
Bảng 3.3.1. Thông tin cơ bản về NTD quần áo ĐQSD ................................................. 57
Bảng 3.3.2. Thang đo nghiên cứu nháp ......................................................................... 58
Bảng 3.3.3. Diễn đạt và mã hóa thang đo ...................................................................... 62
Bảng 3.4.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu định lƣợng sơ bộ .............................................. 65
Bảng 3.4.2. Kết quả tổng hợp đánh giá sơ bộ độ tin cậy thang đo ................................ 66
Bảng 3.4.3. Kết quả phân tích hệ số tải nhân tố thang đo sơ bộ .................................... 68
Bảng 4.1.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu .......................................................................... 72

Bảng 4.2.1. Kết quả kiểm định độ tin cậy Cronbach's Alpha ........................................ 75
Bảng 4.3.1. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA lần 1 ......................................... 76
Bảng 4.3.2. Kết quả phân tích nhân tố khám phá lần 2 ................................................. 78
Bảng 4.4.1. Kết quả kiểm định tƣơng quan Pearson ...................................................... 79
Bảng 4.5.1. Hệ số xác định mô hình .............................................................................. 81
Bảng 4.5.2. Phân tích ANOVA ...................................................................................... 81
Bảng 4.6.1. Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu ................................................... 82
Bảng 4.6.2. Tóm lƣợc kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu ................................... 85
Bảng 4.7.1. Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến .................................................................. 88


xii

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.2.1. Mơ hình thuyết hành động hợp lý – TRA ................................................... 11
Hình 2.2.2. Mơ hình thuyết hành vi có kế hoạch – TPB ................................................ 12
Hình 2.2.3. Mơ hình hộp đen NTD ................................................................................ 13
Hình 2.3.1. Mơ hình nghiên cứu của Hồng và cộng sự (2022) .................................... 15
Hình 2.3.2. Mơ hình nghiên cứu của Bùi Thị Phƣơng Hoa (2022) ............................... 16
Hình 2.3.3. Mơ hình nghiên cứu của Cervellon và cộng sự (2012) ............................... 17
Hình 2.3.4. Mơ hình nghiên cứu của Xu và cộng sự (2014) .......................................... 18
Hình 2.3.5. Mơ hình nghiên cứu của Seo và Kim (2019) .............................................. 20
Hình 2.3.6. Mơ hình nghiên cứu của Styvén và Mariani (2020) ................................... 22
Hình 2.3.7. Mơ hình nghiên cứu của Koay và cộng sự (2022) ...................................... 23
Hình 2.3.8. Mơ hình của Ưgel (2022) ............................................................................ 24
Hình 2.3.9. Mơ hình nghiên cứu của Herjanto và cộng sự (2023) ................................. 25
Hình 2.4.1. Mơ hình nghiên cứu đề xuất........................................................................ 44
Hình 3.1.1. Quy trình nghiên cứu .................................................................................. 46
Hình 4.6.1. Mơ hình nghiên cứu với hệ số chuẩn hóa ................................................... 86
Hình 4.7.1. Biểu đồ tần số Histogram ............................................................................ 87

Hình 4.7.2. Biểu đồ phân tán Scatterplot ....................................................................... 88


1

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Lý do lựa chọn đề tài
Ngành công nghiệp sản xuất quần áo hiện nay gây ra tác động tiêu cực đáng kể đến
mơi trƣờng song song với đó là những vấn đề liên quan đến ô nhiễm môi trƣờng và
biến đổi khí hậu trở thành vấn đề cấp thiết và thách thức đối với nhân loại (Chua, 2016;
Yoon & Yoon, 2018). Sự bùng nổ của thời trang nhanh đã thúc đẩy NTD tiêu tiền vào
việc mua quần áo không cần thiết (Joung, 2014; Zhang và cộng sự, 2021). Kết quả là,
thải ra mơi trƣờng 10% lƣợng khí nhà kính trên tồn thế giới và xấp xỉ một năm nƣớc
thải trên toàn cầu chiếm khoảng 20% tổng lƣợng (Pal and Gander, 2018). Hàng năm,
tại Anh theo ƣớc tính khoảng 350.000 tấn quần áo ĐQSD đƣợc đƣa đến bãi rác
(WRAP, 2012); tại Tây Ban Nha, mỗi ngƣời cứ mỗi năm lại loại bỏ đi khoảng 7kg
quần áo, dẫn đến việc tạo ra tổng cộng 326.000 tấn chất thải quần áo (Peña-Vinces và
cộng sự, 2020). Theo số liệu nghiên cứu (Tu và Hu, 2018) tại Đài Loan có khoảng
72.000 tấn quần áo phải xử lý hàng năm. Ở Việt Nam, theo kết quả khảo sát của tổ
chức YouGov trong năm 2016 có 75% NTD trƣởng thành Việt Nam đã cho/vứt bỏ
quần áo sau khi mặc mới một lần.
Trong những năm gần đây, NTD đã nhận thức đƣợc những hệ quả tiêu cực của thời
trang nhanh và mức độ ơ nhiễm mà nó gây ra. Vì vậy, mức độ quan tâm đến thời trang
quần áo ĐQSD đang tăng lên (Ferraro và cộng sự, 2016). Các nhà nghiên cứu đã đề
xuất rằng mua quần áo ĐQSD là một giải pháp hiệu quả để giảm lƣợng rác thải từ
ngành dệt may và giảm thiểu mức độ ô nhiễm (Machado và cộng sự, 2019). Thị trƣờng
quần áo ĐQSD tăng trƣởng liên tục khi ngày càng có nhiều NTD trẻ tuổi quan tâm đến
phong cách thời trang hƣớng tới sự bảo vệ môi trƣờng và quần áo retro (Su và cộng sự,
2019).
Việc mua sắm quần áo ĐQSD nhận đƣợc rất nhiều sự quan tâm, các nghiên cứu

đáng chú ý của các tác giả nhƣ Guiot và Roux (2010); Hur (2020); M. E. Medalla và
cộng sự (2020); Seo và Kim (2019). Tập trung nghiên cứu chủ yếu vào các yếu tố thúc


2

đẩy việc mua quần áo ĐQSD từ các góc độ hữu ích (ví dụ Ferraro và cộng sự (2016);
Liang và Xu (2018); Yan và cộng sự (2015). Tuy nhiên, theo bản chất hành vi mua
quần áo ĐQSD khá phức tạp. Chính vì vậy, để giải thích một cách tồn diện hành vi
này việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến ý định mua từ giá trị và đặc điểm cá
nhân là rất quan trọng. Đặc biệt, việc hiểu về giá trị của thế hệ tiếp theo là rất quan
trọng để khơi nguồn các hành động bền vững về NTD trẻ chiếm một tỷ lệ đáng kể
trong số NTD toàn tồn cầu (Burman và cộng sự, 2013). Tuy nhiên, có rất ít nghiên
cứu nào về các yếu tố ảnh hƣởng đến ý định mua sắm quần áo ĐQSD tập trung cụ thể
nào vào thế hệ mua hàng – Thế hệ Z.
Thế hệ Thế hệ Z, sinh ra từ năm 1997 đến 2012, là một nhóm ngƣời trẻ đang phát
triển mạnh mẽ và có những đặc điểm đáng chú ý (Nanda, 2021). Thế hệ này đặc trƣng
bởi sự giáo dục rộng rãi, khả năng sử dụng công nghệ số và kết nối toàn cầu. Các
nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng Thế hệ Z không chỉ ảnh hƣởng đến xu hƣớng
thời trang mà cịn tích cực ủng hộ các hành động bền vững trong ngành cơng nghiệp
thời trang cả tồn cầu và địa phƣơng (Liang và cộng sự, 2022; Wang, 2021). Ngoài ra,
TP. HCM là một địa điểm lý tƣởng và thích hợp để nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng
đến ý định mua quần áo ĐQSD của thế hệ Z.
Từ những lý do trên, đề tài: "Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua quần áo đã
qua sử dụng của thế hệ Z trên địa bàn TP. HCM" đƣợc lựa chọn để thực hiện khóa
luận.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến ý định mua quần áo ĐQSD của thế hệ Z tại
TP.HCM, thơng qua mơ hình nghiên cứu đề xuất đo lƣờng mức độ ảnh hƣởng, từ đó đề

xuất hàm ý quản trị nhằm nâng cao ý định mua quần áo ĐQSD của thế hệ Z tại
TP.HCM.


3

1.2.2 Mục tiêu cụ thể
-

Xác định và phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến ý định mua quần áo ĐQSD của
thế hệ Z tại TP. HCM.

-

Đo lƣờng mức độ ảnh hƣởng của từng yếu tố đối với ý định mua quần áo ĐQSD
của thế hệ Z tại TP. HCM.

-

Đề xuất các hàm ý quản trị nhằm nâng cao ý định mua quần áo ĐQSD của thế
hệ Z tại TP.HCM.

1.3 Câu hỏi nghiên cứu
-

Các yếu tố nào ảnh hƣởng đến ý định mua quần áo ĐQSD của thế hệ Z tại TP.
HCM?

-


Mức độ ảnh hƣởng của từng yếu tố đến ý định mua quần áo ĐQSD của thế hệ Z
tại TP. HCM nhƣ thế nào?

-

Những hàm ý quản trị nào có thể thúc đẩy ý định mua quần áo ĐQSD của thế hệ
Z tại TP. HCM?

1.4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hƣởng đến ý định mua quần áo đã qua sử dụng
của thế hệ Z tại TP. HCM.
Phạm vi nghiên cứu:
-

Phạm vi không gian: Địa bàn TP. HCM.

-

Phạm vi thời gian: Thời gian tiến hành nghiên cứu diễn ra từ 06/2023 – 09/2023.
Thời gian khảo sát tiến hành từ 17/07/2023 – 10/08/2023.

Đối tượng khảo sát: Tập trung vào thế hệ Z, tức là những ngƣời sinh ra trong khoảng
thời gian từ năm 1997 đến năm 2012 và sống tại TP. HCM.
1.5 Phƣơng pháp nghiên cứu
1.5.1 Phương pháp điều tra, thu thập dữ liệu
Dữ liệu sơ cấp


4


Dữ liệu sơ cấp đƣợc thu thập thông qua một bảng câu hỏi khảo sát, xây dựng dựa
trên các thang đo đã đƣợc xác thực từ các tài liệu và nghiên cứu đã cơng bố trong các
tạp chí khoa học uy tín. Qua việc tham vấn ý kiến từ các chuyên gia, bảng câu hỏi đƣợc
thiết kế để đáp ứng mục tiêu nghiên cứu và mang tính khoa học. Phƣơng pháp lựa chọn
mẫu khảo sát theo hình thức thuận tiện đƣợc áp dụng để thu thập dữ liệu từ một tập hợp
đối tƣợng dễ tiếp cận. Mục tiêu là thu thập thơng tin chính xác và đáng tin cậy về ý
định mua quần áo ĐQSD của thế hệ Z tại TP.HCM.
Dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp cho đề tài này đƣợc thu thập thông qua việc lƣợc khảo tài liệu từ các
nguồn uy tín nhƣ tạp chí khoa học, sách và báo cáo nghiên cứu liên quan. Các nghiên
cứu trƣớc đây về mua sắm quần áo ĐQSD của thế hệ Z tại các địa phƣơng khác cũng
đƣợc tham khảo để tạo cơ sở cho phân tích và đánh giá trong nghiên cứu.
1.5.2 Phương pháp phân tích dữ liệu
Phương pháp định tính
Đƣợc thực hiện thơng qua 2 bƣớc:
(1) Nghiên cứu, tổng hợp lý thuyết về ý định mua quần áo ĐQSD của thế hệ Z và
xây dựng mơ hình nghiên cứu cùng thang đo dự kiến.
(2) Tác giả thực hiện tham vấn ý kiến GVHD và thảo luận nhóm 5 bạn thế hệ Z tại
TP. HCM nhằm điều chỉnh thang đo cho phù hợp.
Bảng câu hỏi phát hành thử, lấy ý kiến phản hồi và đƣợc hiệu chỉnh lần cuối, sẵn
sàng cho nghiên cứu định lƣợng.
Phương pháp định lượng
Nghiên cứu sẽ sử dụng phƣơng pháp khảo sát trực tuyến thông qua bảng câu hỏi chi
tiết. Dữ liệu thu thập đƣợc từ khảo sát sẽ đƣợc xử lý và phân tích bằng phần mềm phân
tích thống kê SPSS. Dữ liệu sẽ đƣợc thực hiện xử lý nhƣ sau:
-

Thống kê mô tả: Mơ tả dữ liệu nghiên cứu bằng cách tính tốn các thống kê cơ
bản nhƣ giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, phân phối, và tƣơng quan giữa các



5

biến.
-

Kiểm định độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha: Đánh giá mức độ
tin cậy và đồng nhất của thang đo.

-

Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factors Analysis - EFA): Xác định các
yếu tố chung hoặc nhóm biến quan sát có sự tƣơng đồng với nhau.

-

Phân tích tƣơng quan Pearson: Kiểm tra mối liên hệ giữa biến phụ thuộc và các
biến độc lập.

-

Phân tích hồi quy tuyến tính: Xác định mối quan hệ giữa các biến quan sát và đo
lƣờng mức độ ảnh hƣởng của chúng lên biến phụ thuộc.

-

Dựa trên kết quả từ mơ hình hồi quy, tiến hành kiểm định giả thuyết và đánh giá
mức độ tác động của các yếu tố trong nghiên cứu.

1.6 Bố cục của nghiên cứu

Khoá luận đƣợc chia thành 5 chƣơng chính:
Chƣơng 1: Giới thiệu nghiên cứu
Giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu bao gồm: Lý do chọn đề tài, mục tiêu đề
tài và câu hỏi nghiên cứu, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu, phƣơng pháp nghiên cứu,
đóng góp của nghiên cứu và cấu trúc của khóa luận.
Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu
Trình bày khái niệm cơ sở, nền tảng lý thuyết có liên quan, tổng quan tài liệu nghiên
cứu và mơ hình nghiên cứu đề xuất.
Chƣơng 3: Phƣơng pháp nghiên cứu
Trình bày quy trình nghiên cứu, thiết kế các bƣớc nghiên cứu định tính và nghiên
cứu định lƣợng, phƣơng pháp thu thập thông tin và phƣơng pháp xử lý dữ liệu. Xây
dựng thang đo, bảng câu hỏi nghiên cứu.
Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Trình bày kết quả phân tích dữ liệu sơ cấp bao gồm mơ tả mẫu nghiên cứu, kiểm


6

định độ tin cậy thang đo, phân tích nhân tố khám phá, phân tích tƣơng quan, kiểm định
sự phù hợp của mơ hình và kiểm định giả thuyết. Từ đó, thảo luận và đánh giá mức độ
ảnh hƣởng của từng yếu tố trong nghiên cứu.

Chƣơng 5: Kết luận và hàm ý quản trị
Trình bày kết luận tổng quát cho các kết quả nghiên cứu, đóng góp và hạn chế trong
quá trình thực hiện đề tài và đề xuất các hƣớng nghiên cứu tiếp theo. Đồng thời, đề
xuất hàm ý quản trị đƣa ra hàm ý quản trị cho từng yếu tố ảnh hƣởng đến ý định mua
quần áo ĐQSD của thế hệ Z trên địa bàn TP. HCM.

TÓM TẮT CHƢƠNG 1
Trong thời gian qua, NTD đã nhận thức đƣợc những hệ quả tiêu cực của thời trang

nhanh và mức độ ơ nhiễm mà nó gây ra. Chính vì vậy, nghiên cứu về hành vi mua sắm
quần áo ĐQSD nhận đƣợc rất nhiều sự quan tâm của giới chuyên môn. Các nghiên cứu
đáng chú ý của các tác giả nhƣ (Guiot và Roux, 2010; Hur, 2020; M. E. Medalla và
cộng sự, 2020; Seo và Kim, 2019)
Đặc biệt, việc hiểu về giá trị của thế hệ tiếp theo là rất quan trọng để khơi nguồn các
hành động bền vững về NTD trẻ chiếm một tỷ lệ đáng kể trong số NTD toàn tồn cầu
(Burman và cộng sự, 2013).
Mục tiêu chính của nghiên cứu là phân tích tác động của các yếu tố ảnh hƣởng đến ý
định mua quần áo ĐQSD của thế hệ Z tại TP. HCM, thơng qua mơ hình nghiên cứu đề
xuất, đo lƣờng mức độ ảnh hƣởng, từ đó đề xuất một số hàm ý quản trị liên quan.



×