Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Tóm tắt giáo trình lịch sử văn minh dưới 1000 chữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (44.41 KB, 2 trang )

Nhân loại đã trải qua những nền văn minh nào, và đang ở nền văn minh nào? Trong cuốn
“Lịch sử văn minh thế giới” do Vũ Dương Ninh chủ biên, xuất bản lần đầu vào năm 1998 sẽ giúp
cho chúng ta có cái nhìn khách quan hơn về lịch sử văn minh thế giới.
Cuốn sách gồm 8 chương cung cấp cho người đọc hiểu biết cơ bản về những nền văn minh thời
cổ trung đại ở phương Đông và phương Tây rồi sự xuất hiện của nền văn minh công nghiệp và
van minh thế giới thế kỉ XX.
Bài mở đầu nêu rõ khái niệm của tác giả về văn minh, văn hố là gì, trái ngược với văn minh là
dã mãn. Rồi từ đó tác giả giới thiệu cho chúng ta những nền văn minh lớn trên thế giới: ở
phương Đơng có 4 trung tâm văn minh lớn, đó là Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Quốc.
Muộn hơn 1 ít, ở phương Tây có nền văn minh Hoi Lạp cổ đại. Ngồi những nền văn minh lớn
cịn có những nền văn minh của các quốc gia nhỏ. Các nền văn minh này không hề tách biệt mà
được tiếp xúc với nhau qua chiến tranh, buôn bán rồi từ đó học tập lẫn nhau.
Bước vào chương I: Văn minh Bắc Phi và Tây Á, chúng ta được cung cấp cái nhìn tổng quát về
văn minh Ai Cập cổ đại, Lưỡng Hà cổ đại và văn minh Arập: về địa lý dân cư, về các quốc gia,
về các thành tự chủ yếu. Nếu văn minh Ai Cập, Lưỡng Hà cổ đại để lại nhiều thành tựu tuyệt vời
và có đóng góp lớn cho nền văn hố thế giới thì Arập là kẻ trung gian truyền bá những thành tựu
đó tới nhiều nơi trên thế giới.
Sang chương II, chúng ta được cung cấp kiến thức về văn minh Ấn Độ cổ đại – một nền văn
minh đã sản sinh ra nhiều tôn giáo như đạo Hinđu, đạo Phật,…
Chương III: Văn minh Trung Quốc. Đây là một nền văn minh tồn tại lâu đời trong lịch sử gắn
với dịng sơng Hồng Hà. Từ khi dựng nước, nhân dân Trung Quốc đã sáng tạo lên một nền văn
hoá rực rỡ so với thế giới đương thời. Nói tới thành tựu của Trung Quốc không thể không kể tới
bốn phát minh lớn: kim chỉ nam, thuốc súng, giấy và in ấn.
Chương IV nói về văn minh khu vực Đơng Nam Á. Trong q trình lịch sử, Đông Nam Á chịu
sự ảnh hưởng của nhiều nền văn minh trên thế giới nhưng khơng vì thế mà biến khu vực này
thành “Ấn Độ hoá” hay “Hán hố” mà nó lựa chọn những gì phù hợp, phát triển hơn những đặc
điểm của mình.
Đến chương V chúng ta biết về văn minh Hy Lạp và La Mã cổ đại. Đây là 2 nền văn minh lớn
của thế giới, là cơ sở mẫu mực cho nền văn minh phương Tây sau này. Giống như Awngghen
nói “Khơng có cơ sở văn minh Hy Lạp và đế quốc La Mã thì cũng khơng có châu Auu hiện đại
được’


Đi từ cổ đại chúng ta đến với Chương VI: Văn minh Tây Âu thời trung đại. Khi đế quốc Tây La
Mã diệt vong (năm 476), trên đống đổ nát đó một loạt các quốc gia mới ra đời như Đông Gốt,
Lông Ba, đặc biệt là Phrăng. Chế độ chiếm hữu nô lệ bị thay thế bằng chế độ phong kiến dẫn tới
sự xuất hiện của 2 giai cấp lãnh chúa phong kiến và nông nô.
Với kết quả cuả các cuộc phát kiến địa lý, thắng lợi của phong trào cách mạng tư sản (XVI –
XVIII) và những cải tiến kĩ thuật trong ngành dệt ở Anh đã đưa tới chương VII: Sự xuất hiện nền
văn minh công nghiệp. Từ đây công nghiệp đã trở thành nền kinh tế độc lập. Trên nền những


phát minh công nghiệp đã đưa tới sự thay đổi đời sống, lối sống, kết cấu xã hội,…đảm bảo ưu
thế của chủ nghĩa tư bản với chế độ phong kiến nhưng nó cũng bộc lộ những điểm hạn chế, song
sự phát triển của văn minh công nghiệp cũng là bước phát triển lớn lao đưa nhân loại bước vào
thời kì mới của lịch sử văn minh.
Chương VIII: Văn minh thế kỉ XX. Với thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và
công cuộc xây dựng CNXH đã đưa CNXH từ trên trang giấy trở thành hiện thực – nhà nước
XHCN đầu tiên ra đời. Tuy nhiên nhân loại phải đối mắt với sự tàn phá khủng khiếp của Chiến
tranh thế giới thứ hai, Chiến tranh lạnh và đến ngày nay nhiều nơi vẫn chưa ngưng tiếng súng.
Cùng với đó từ nửa sau thế kỉ XX, cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần 2 diễn ra đã đưa tới
nhiều phát minh vĩ đại, ngày càng phục vụ đời sống của con người.
Có thể nói, lịch sử văn minh con người là quá trình phát triển từ cao đến thấp, từ thời kì dã man
đến thời kì hiện đại. Việt Nam cũng là một đất nước có lịch sử văn hố lâu đời, vì thế trong q
trình hội nhập ngày này, bên cạnh việc tiếp thu những giá trị văn hố của những nước khác cũng
phải giữ gìn bản sắc dân tộc. Hồ nhập chứ khơng hồ tan.
Trong cuốn “Lịch sử văn minh thế giới”, em hứng thú nhất với vấn đề “Cách mạng tháng Mười
Nga năm 1917 và công cuộc xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa”. Với thắng lợi này, thì lịch sử
nhân loại đã bước sang thời kì hiện đại. Cách mạng tháng Mười Nga thành công dẫn tới sự ra đời
của Nhà nước Xô Viết. Đến năm 1922, Liên Xô được thành lập. Đây là nhà nước XHCN đầu
tiên trên thế giới. Đó là một chế độ xã hội mới - chế độ XHCN được xác lập, đối lập với chế độ
tư bản chủ nghĩa. CNXH đã từ 1 học thuyết trở thành hiện thực sinh động trên đất nước Nga Xô
Viết. Những người yêu nước chân chính ở nhiều nước thuộc địa đã tiếp thu ánh sáng của Cách

mạng tháng Mười Nga, dùng ánh sáng đó để soi rõ con đường cách mạng giải pháp dân tộc. Đó
là con đường giai phóng dân tộc kết hợp với giai phóng giai cấp, giải phóng nhân dân, độc lập
dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Trong đó có cả Nguyễn Ái Quốc, Người có cảm tình với
cách mạng tháng Mười Nga, rồi từ “cảm tình” đến niềm tin khoa học và quyết định dẫn dắt nhân
dân Việt Nam đi theo con đường thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga.
Ngay từ khi ra đời, nước Nga Xơ Viết, sau đó là Liên Xơ nằm trong vòng vây của CNTB. Các
nước tư bản - đế quốc tìm cách tiêu diệt, xóa bỏ nhà nước XHCN non trẻ này. Tuy nhiên với
những nỗ lực của minh, Liên Xô thu được nhiều thành tựu to lớn dù có nhiều thiếu xót, điều này
có thể xem như sự nhảy vọt về kinh tế mà dư luận phương Tây đã thừa nhận.



×