Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Kỹ thuật thay chậu cho cây cảnh ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.36 KB, 6 trang )

Kỹ thuật thay chậu cho cây cảnh
Sang chậu là một công việc bắt buộc đối với người làm và chơi cây cảnh. Lâu
không sang chậu, cây hỏng. Sang chậu sai kỹ thuật cây ốm và bỏ cành hoặc chết.
Đa phần nhà nào cũng ít nhiều có cây cảnh trang trí ngoại thất hay nội thất. Vì vậy
việc giới thiệu kỹ thuật sang chậu là rất cần thiết.


Sang chậu nhằm 6 mục đích khác nhau:
- Cây cảnh trồng trong chậu lâu năm, đất cứng, hết màu, rễ cây ăn ra bám vào
một lớp dầy xung quanh thành chậu. Mùa hè nắng chiếu vào thành chậu đốt nóng
rễ phía trong, cây lại hết đết nên lụi tàn rồi chết dần. Buộc phải sang chậu để thay
đất cho cây.

- Với địa lan, ngoài mục đích trên, còn mục đích là để nhân giống (phân lan).

- Sửa bộ rễ, cắt bỏ rễ thối, rễ thừa, uốn nắn cho bộ rễ đẹp, nâng bộ rễ nổi lên.

- Thay đổi chậu, bể đang trồng sang một chậu, bể khác cho phù hợp với cây, làm
tăng giá trị nghệ thuật của cây.

- Thay đổi dáng thế cây cho ngoạn mục hơn dáng thế cũ.

- Xử lý thoát nước ở những chậu bị tắc nước.

- Để cây ra khỏi chậu: Tránh đào bới và tuyệt đối không được tóm gốc nhổ lên.
Làm như vậy cây bị đứt hết rễ và chết. Nếu đất trong chậu xốp, ta đặt chậu xuống
nền đất mềm, hai tay cầm chặt miệng chậu nâng nghiêng chậu về phía trước, đẩy đi
giật lại nhanh nhiều lần. Cứ thế xoay các phía chậu mà lay. Toàn bộ vùng đất sẽ
tách rời khỏi thành chậu, ta chỉ việc đổ cây ra, bầu cây còn nguyên vẹn. Nếu cây to,
một người bê chậu đổ, một người đỡ cây.


Nếu đất đã chặt, ta lấy một que sắt đầu đánh dẹt chọc xung quanh thành chậu
xuống tận đáy. Sau đó thao tác như trên.

Ngoài ra có thể dùng que dẹp đầu đẩy toàn bộ vầng rễ qua lỗ thoát nước ở đáy
chậu. Nếu vẫn chưa được, ta tưới nước cho ngấm thật đậm toàn bộ bầu cây hoặc
dùng biện pháp cuối cùng là ngâm chìm chậu vào nước đợi cho nước ngấm đủ
nhũn hết đất trong chậu, ta đưa chậu cây ra, để ráo nước rồi lay như đã nói ở trên,
nhất định sẽ đổ được cây ra dễ dàng.

Gặp chậu phình hông, miệng chậu nhỏ hơn dưới, cây trồng lại để lâu năm không
thay chậu, áp dụng các biện pháp trên không thể được, với những cây rễ sống thì
dùng dao xắn một rạch thẳng xuống tận đáy chậu và vòng theo miệng chậu rồi đổ
ra, với cây quý hoặc cây rất khó tính mà chậu không đáng giá thì nên đập chậu lấy
cây.

Riêng địa lan không cho phép xọc, đào bới, xén vầng rễ mà chỉ được tưới đẫm
nước cho rễ bong khỏi chậu rồi nhẹ nhàng lắc chậu đổ lan ra. Rễ lan to nhưng rất
giòn, phải làm thật cẩn thận kẻo bị gãy.

- Xử lý bầu rễ dùng dao bài sắc cắt xén xung quanh và dưới đáy bầu rễ. Các bầu
rễ được cắt rất gọn không dập nát rễ mới tái sinh nhanh. Cây trên mặt đất bao giờ
cũng phản ánh đúng tình trạng bộ rễ chìm dưới đất. Tại các đầu dễ bị cắt tức sẽ
phun ra nhiều chùm rễ mới lại được ăn đất mới nên cây phát triển mạnh. Hạn chế
việc dùng que nhọn hoặc cào để xả bới đất vì như vậy rễ có thể bị dập nát nhiều
nên bị thối và cây có thể chết. Cắt xén bầu rễ phải đồng thời thực hiện 3 mục đích
khác nữa là đảm bảo sang chậu sẽ có ít nhất 1/2 là đất mới, khuôn khổ bầu rễ sau
khi xén thích hợp với chậu, sẽ thay giúp cho khi đặt cây vào chậu đúng vời dáng
thế cần sửa.

Nếu dưới đáy gốc cây có phần gỗ thừa dài quá, đấy là dấu tích của đầu đoạn

cành khi giâm sâu hơn lúc cắt cành chiết bao giờ cũng phải cắt dưới bầu chiết, bầu
càng to, đoạn gỗ thừa càng dài, cây không thể trồng được vào khay, bể. Ta dùng
cưa sắc nhẹ nhàng cắt bỏ đi.

- Trồng lại cây vào chậu:
Chọn chậu, bể có màu sắc, hình thể kích cỡ phù hợp với cây và 10 thoát nước Ở
đáy chậu phải to. Nếu chậu có nhiều lô thoát nước càng tốt. Chuẩn bị sẵn sàng đất
đúng chủng loại. Đất dùng để sang chậu nhất thiết phải khô hoàn toàn. Nếu đất đã
được phơi nỏ lại để nơi bán âm bán dương (lán, hiên) hàng năm rồi càng tốt. Việc
trồng cây vào chậu rất cần có kiến thức. Đầu tiên là xử lý lỗ thoát nước. Những cây
dễ tính, đọng nước đôi chút không chết thì chỉ cần đặt một mảnh sành chờm rộng
lên lỗ là được. Nên chọn mảnh sành khi úp vào lỗ có độ kênh. Những cây yêu cầu
phải thoát nước nhanh, bầu thật thông thoáng như lan, trà, đỗ quyên, sử thì phải kê
cao mảnh sành lên một chút.

Sau đó đặt một lớp dưới đáy chậu toàn những cục xỉ than rắn chắc, tiếp theo xếp
lớp đất cục, rồi đến phủ lớp đất tơi mời đặt cây vào. Xung quanh thành chậu cũng
xếp đất cục to rồi nhỏ dần. Xung quanh bầu rễ phải cho toàn đất mầu. Trên mặt
chậu cũng xếp một lớp đất cục to để chống nước xối lên rẽ đất và gây đóng váng
mặt chậu.Thông thường các cây khác không cần cầu kỳ quá như vậy, chỉ cần lưu ý
là xung quanh bầu rễ bao giờ cũng phải cho đất màu.

Quan trọng là vị trí của gốc cây trong chậu, cần chính giữa hay lệch về bên nào,
độ cao thấp của gốc đúng tấm, độ nghiêng đúng dáng thế. Muốn vậy, ta đặt cây,
chèn tạm đất rồi ngắm 4 mặt, ngắm gần và ngắm từ xa để điều chỉnh, bao giờ cây ở
đúng vị trí đẹp nhất mới lấp đất. Tra đất vào xung quanh bầu từ từ từng lớp, dùng
que đầu tù xọc, rồi lắc chậu, tiếp theo là tưới nước kiểu mưa rào cho đất len vào
mọi ngóc ngách của rễ, không còn một lỗ hổng nào mới được.

Nhũng cây như trà, đỗ quyên, địa lan thoải mái xếp những cục đất to cao trên

mặt chậu. Các cây khác không được vào đất đầy khít miệng chậu, vì như vậy khi
tưới nước sẽ chảy tuột đi hết ngay, ít nhất phải để rãnh chạy vòng theo miệng chậu
để giữ được nước tưới.

Nếu trời nắng cần che hoặc để cây chỗ râm mát khoảng mươi ngày.

×