Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Bí quyết nhớ nhanh, nhớ lâu môn Lịch sử pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.07 KB, 3 trang )

Bí quyết nhớ nhanh, nhớ lâu môn Lịch
sử
Để nhớ sự kiện và mốc thời gian xảy ra sự kiện đó, nên lập
bảng niên biểu ngắn gọn bao gồm một cột là mốc thời gian,
một cột là tên sự kiện, làm như vậy các em sẽ ghi nhớ tốt
hơn.
Với một chiến dịch, cuộc khởi nghĩa nào các em nên học theo
tiến trình chung. Mỗi bài học đọc kỹ một lần rồi làm sơ đồ tia.
Ví dụ: chiến tranh cục bộ sẽ bao gồm các nhánh chính là định
nghĩa, âm mưu của địch, kế hoạch của ta, diễn biến, kết quả, ý
nghĩa. Sau đó từ mỗi nhánh lại làm các tia nhỏ hơn. Việc học sơ
đồ tia hiệu quả cao hơn rất nhiều so với việc học cả trang sách
dài loằng ngoằng và một điều nữa là học bằng cách nhìn vào
chính chữ mình bao giờ cũng dễ nhớ hơn là nhìn vào chữ in.
Một mẹo nhỏ nữa là các em hãy gắn các tờ giấy ghi sự kiện lên
chỗ nào mà mình hay nhìn thấy nhất (tủ lạnh, cửa sổ, mặt bàn
học) để thường xuyên nhìn thấy nó, sẽ giúp ghi nhớ tự nhiên
nhất.
Học Lịch sử bằng cách so sánh các sự kiện với nhau cũng là
cách để nhanh nhớ, nhớ lâu. Ví dụ khi học về giai đoạn lịch sử
từ 1961- 1975, nên so sánh ba chiến lược chiến tranh theo tiến
trình học tập chung trên.
Trong học tập Lịch sử, không phải ai cũng có khả năng nhớ chi
tiết các ngày tháng, con số. Do đó các em nên tập cho mình cách
“nhớ tương đối”. Tức là trong sự kiện không nhất thiết phải nhớ
ngày mà chỉ cần nhớ tháng, năm hoặc là vào nhớ năm và khoảng
thời gian trong năm xảy ra sự kiện đó. Ví dụ cuối năm 1925,
thu- đông năm 1947. Tuy nhiên những sự kiện lớn, quan trọng
của tiến trình Lịch sử thì bắt buộc phải nhớ như các mốc thời
gian mùng 2 tháng 9 năm 1945 hoặc 30 tháng 4 năm 1975…
Về đề thi, cần lưu ý: Những người ra đề thường theo nguyên


tắc chung của Bộ ra đề phải nằm trong chương trình THPT,
không có đề nào nằm ngoài chương trình, thường chương trình
lớp 12 chiếm 80 - 90% trong đề thi. Nhưng với lịch sử không
nên học tủ vì câu hỏi thường hay lô -gíc với nhau.
Đối với lịch sử thế giới thường ra đề trong phạm vi từ năm
1945 trở lại đây. Học sinh cũng nên chú ý tới lịch sử thế giới vì
dễ “ăn” điểm nhất vì không phải phân tích nhiều. Đặc biệt, sách
giáo khoa lịch sử xuất bản năm 1991 học sinh nên chú ý học.
Các câu hỏi trong đề thi không khó. Thường là hỏi vào thẳng
vấn đề nên các em cũng đừng trả lời lan man mà hãy đi thằng
vào câu hỏi. Mỗi đề thì thường có một câu hỏi khó là câu bổ dọc
(không theo trình tự trong sách mà bản thân em phải tự tư duy
để tổng hợp lại). Hãy bình tĩnh và đọc thật kỹ câu hỏi ghi chi tiết
các sự kiện em cho là cần thiết ra nháp để tránh thiếu khi làm
bài, sau đó tìm các câu nối, câu lý giải hợp lý để liên kết các sự
kiện lại với nhau là được. Đừng quên phải có câu tổng kết khẳng
định lại câu trả lời của mình.

Cách viết một bài thi là phải có mở bài, thân bài và kết bài cho
mỗi câu. Song ở phần thân bài, khi trình bày các ý phải rõ ràng
và mạch lạc. Tốt nhất, nên xuống dòng khi hết mỗi ý. Bài thi
trình bày sáng sủa cũng đã chiếm được nhiều cảm tình của các
giáo viên chấm thi rồi.
Trong các bài làm, nếu như chỉ đơn thuần lại tái hiện các mốc
thời gian và các sự kiện xảy ra thì bài làm đó sẽ không được
đánh giá cao. Để có bài làm tốt, chất lượng, các em cần có
những nhận định, so sánh và đánh giá, nếu như bản thân các em
cảm thấy việc đánh giá, so sánh này khó hoặc là chưa tự tin thì
có thể tham khảo các thày cô khi dạy trên lớp và khi ôn tập


×