Tải bản đầy đủ (.docx) (80 trang)

Đề cương nghiên cứu đánh giá tính khả thi ứng dụng phần mềm quản lý hệ thống thông tin y tế tuyến huyện (dhis 2) tại trung tâm y tế dự phòng chương mỹ, hà nội, việt nam, năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (703.91 KB, 80 trang )

Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Bộ Y TÉ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TÊ CƠNG CỘNG

LƯƠNG THỊ DUN

ĐÁNH GIÁ TÍNH KHẢ THI ỨNG DỤNG PHẦN MÈM
QUẢN LÝ HỆ THỐNG THÔNG TIN Y TẾ TUYẾN
HUYỆN (DHIS 2) TẠI TRUNG TÂM Y TÉ DỤ PHÒNG
CHƯƠNG MỸ, HÀ NỘI, VIỆT NAM, NẢM 2014

TIẺU LUẬN TỐT NGHIỆP cử NHAN Y TẾ CƠNG CỘNG

Hưóng dẫn khoa học:
Ths. Nguyễn Trung Kiên

Hà Nội, 2014


i

LỜI CẢM ƠN
Hồn thành bài báo cáo này khơng phải là nổ lực của riêng tơi mà cịn rất nhiều sự hỗ
trợ và giúp đỡ từ phía thầy cơ giáo, gia đình, bạn bè.
Trước hết, với lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân trong cảm ơn hai thầy
giáo hướng dẫn là Ths. Nguyễn Trung Kiên và Ths. Trần Hồng Quang đã dành nhiều công
sức, tạo điều kiện và động viên tơi suốt trong q trình học tập và viết luận văn.
Xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Đại học các Thầy,
Cô giáo trường Đại học Y tể Công Cộng, đặc biệt là các giáo viên tại Bộ môn Tin học Y tế
Công cộng đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tơi trong q trình học tập tại trường.
Luận văn này cũng không thành công nếu không được sự trợ giúp từ phía tổ chức
DHIS 2 tại Việt Nam. Tơi xin được gửi lời cảm ơn sâu sác tới các kỹ sư phát triển phần mềm


DHIS 2 đã không ngại chia sẻ thông tin và tư vấn kỹ thuật giúp tơi hồn thành bài luận văn
tốt hơn.
Nhân dịp này, tơi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với cha, mẹ đã sinh thành
và nuôi dưỡng tôi. Xin cảm ơn, những anh, chị, bạn bè của tôi đã ln động viên và đi sát
cùng tơi trong q trình làm bài nghiên cứu.
Một lần nữa tôi xin chân thành câm ơn!
Hà Nội, ngày 19 tháng 05 năm 2014
Lương Thị Duyên


ii

MỤC LỤC

ĐẬT VẤN ĐỀ.........................................................................................................................2
MỤC TIÊU NGHIÊN cứu.....................................................................................................5
CHƯƠNG 1. TỎNG QUAN TÀI LIỆU...............................................................................6
1.

Chức năng nhiệm vụ của trung tâm y tế huyện về thống kê báo cáo.......................6

2.

Lý do HTTTYTDP huyện Chương Mỹ nên ứng dụng phần mềm DHIS 2.............7

3.

Tổng quan về phần mềm DHIS 2...............................................................................9

4.


3.1

Các cấu phần của phần mềm DHIS 2.................................................................9

3.2

Các tiện ích được quan tâm trong việc phát triển phần mềm DHIS 2.............11

3.3

Yêu cầu cơ bản để triển khai phần mềm

DHIS 2......................................11

Tình hình ứng dụng DHIS 2.....................................................................................12
4.1 Trên thế giới..........................................................................................................12
4.2 Tại Việt Nam........................................................................................................15

5.

Các yếu tố liên quan tới sử dụng phần mềm DHIS 2...............................................17

6.

Tổng quan về đánh giá tính khả thi ứng dụng phần mềm DHIS 2...........................19

7.

Khung lý thuyết và bộ chỉ số đánh giá.....................................................................21

7.1

Khung lý thuyết................................................................................................21

7.2

Bộ chỉ số đánh giá.............................................................................................22

CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu.................................................................23
1.

Đối tượng nghiên cứu..............................................................................................23

2.

Thời gian và địa điêm nghiên cứu...........................................................................23

3.

Thiết kế nghiên cứu..................................................................................................23

4.

Phương pháp chọn mẫu............................................................................................23

5.

Phương pháp thu thập so liệu....................................................................................24

6.


Điều tra viên.............................................................................................................25


1
7.

Biến số nghiên cứu...................................................................................................25

8.

Một số khái niệm quy ước trong nghiên cứu...........................................................25

9.

Phân tích số liệu.......................................................................................................26

10.

Phổ biến kết quả..................................................................................................... 27

11.

Đạo đức nghiên cứu.................................................................................................27

12.

Hạn chế của nghiên cứu...........................................................................................28

13.


Ke hoạch nghiên cứu và chi phí............................................................................28
CHƯƠNG III. Dự KIÉN KẾT QUẢ NGHIÊN cứu..........................................................29

14.

Dự kiến kết quả định lượng.....................................................................................29

15.

Kết quả nghiên cứu định tính...................................................................................37
KÉT LUẬN VÀ KHUYÊN NGHỊ......................................................................................38
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................39
PHỤ LỤC..............................................................................................................................43
Phụ lục 1: Bảng chỉ số đánh giá.........................................................................................43
Phụ lục 2: Hướng dẫn đánh giá các tiêu chí......................................................................49
Phụ lục 3: Hướng dẫn đánh giá cấu phần..........................................................................50
Phụ Lục 4: Thống kê sổ lượng đối tượng tham gia vào nghiên cứu định lượng..............51
Phụ lục 5: Bảng kiểm cơ sở hạ tầng CNTT.......................................................................52
Phụ lục 6: Bộ công cụ sổ 1................................................................................................54
Phụ lục 7: Bộ công cụ số 1................................................................................................58
Phụ lục 8: Phiếu phỏng vấn định tính................................................................................61
Phụ lục 9: Bảng biến số nghiên cứu..................................................................................64
Phụ Lục 10: Phiếu đồng ý tham gia nghiên cứu................................................................68
Phụ lục 11: Bảng kế hoạch hoạt động nghiên cứu.............................................................70
Phụ lục 12: Bảng dù trù kinh phí cho hoạt động nghiên cứu............................................71


IV



DANH MỤC TÙ VIẾT TẲT

DANH MỤC BẢNG
Tên bảng

.
Trang

Báng 1.1 Thông tin chung đối tượng nghiến cứu.............................................................29
Bảng 1.2a: Tong quan về mơi trường chính sách.............................................................30
Bảng 1.2b Đánh giá về mơi trường chính sách.................................................................30
Bảng 1.3a: Phân bố chất lượng cơ sở hạ tầng theo tuyến.................................................31
Bảng 1.3b: Đánh giả tính khả thi về cơ sờ hạ tầng theo tuyến đơn vị...............................31
Bàng ỉ.4a: Phân bố đối tượng theo kỹ năng sù dụng.........................................................32
Bảng 1.4b: Phân bố đoi tượng theo nhận thức..................................................................32
Bảng 1.4c: Đánh giá tính khả thi về cơ sở con người theo tuyến đơn vị...........................33
Báng 1.5a: Phân bố đơn vị trong sự thong nhát quy trĩnh, cách thức...............................34
Bàng 1.5b Phân bổ đơn vị theo các yếu tổ tạo điều kiện cho phát triển phần mềm trong
hoạt động nghiệp vụ của đơn vị.........................................................................................34
Báng 1.5c: Phân bổ nhu cầu của nhân viên trong việc ứng dụng phần mềm DHIS 2. 34
Bảng 1.6a: Phân bô đơn vị nhộn thức vê việc phân bô nguôn lực dành cho phát triển phân
mém DHIS 2 theo đơn vị....................................................................................................36
Bảng 1.6b: Phán khá năng chi trả cho các hoạt động áp dụng phần mềm DHỈS 2 theo
tuyến đơn vị........................................................................................................................36
Bâng 1.6c. Đảnh giá tính khả thi tài chính theo tuyến đơn vị...........................................36


1


TĨM TÁT
Phần mềm hệ thống thơng tin y tế tuyến Huyện (DHIS) là một trong những dự án nằm
trong chương trình phát triển hệ thống thơng tin y tế tại Nam Phi. Với mục tiêu ban đầu là
nhằm cải thiện hiện trạng hệ thống thông tin y tế tuyến huyện tại Nam Phi. Nhưng với giá trị
mà phần mềm mang lại, sự phát triển đã vượt qua ngoài phạm vi Nam Phi để cung cấp giải
pháp nhằm cải thiện chất lượng dữ liệu cho hệ thống thông tin y tế tuyến huyện trên toàn thế
giới. Các nhà phát triển phần mềm DHIS đến từ trường Đại học Oslo đã hợp tác nhiều quốc
gia để tìm kiếm và phát triển phần mềm nhằm cung cấp giải pháp tối ưu nhất, hiện đại nhất và
phù hợp nhất với bối cảnh nền y tế khu vực. Hiện nay, phiên bản DHIS 2 đang được các nhà
nghiên cứu trên toàn thế giới sử dụng nhiều nhất.
Tại Việt Nam, phần mềm DHIS 2 đã được áp dụng tại 2 thành phố lớn là Hồ Chí
Minh và cần Thơ do nhu cầu về nâng cao chất lượng hệ thống báo cáo. Hiện tại, việc áp dụng
phần mềm đã đi vào quy trình thống nhất và đặc biệt là hệ thống báo cáo chính của chương
trình chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em (CSSKBM&TE). Tuy nhiên, so với các quốc gia
đang phát triển khác thì việc triển khai ứng dụng DHIS 2 nước ta còn khá chậm và nhỏ lẽ,
mặc dù ngành y tế đang có những chính sách tăng cường và ưu liên phát triền ứng dụng
CNTT trong hệ thống báo cáo ngành. Do đó, tiến hành nghiên cứu “Đánh giá tính khá thì
ứng dụng phần mềm quản tý hệ thống thông tin y tế (QLHTTTYT) tuyến huyện (DHIS 2) tại
Trung tâm Y tế dự phòng (TTYTDP) huyện Chương Mỹ” là cần thiết, nghiên cứu sẽ cung cấp
những bằng chứng về khả năng nhân rộng ứng dụng phần mềm DHIS 2, bên cạnh đó còn bố
sung thêm nguồn tài liệu hạn hẹp cho ngành tin học y te công cộng nước ta.


ĐẬT VÁN ĐÈ
Nâng cao chất lượng hệ thống thông tin y tế đã và đang trở thành một ưu tiên hàng đầu
của các quốc gia trên thể giới. Trong bối cảnh ngành y tể đang phải đổi mặt với nhiều vấn đề
sức khỏe: sự quay trờ lại và gia tăng về độ nguy hiểm của các bệnh dịch cũ như: Sởi, Cúm,
Lao, sốt rét; sự phát triển của một số bệnh mãn tính; hay là sự biên hóa khơn lường của căn
bệnh thế kỷ HIV/AIDS, thì địi hỏi thơng tin phải chất lượng để hỗ trợ cho việc ra quyết định
ở các cấp lãnh đạo. Do vậy, việc xây dựng hệ thống thơng tin có năng lực là chiến lược được

quan tâm hầu hết tại các quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển [21].
Hệ thống thông tin y tế tuyến huyện là đơn vị cơ sở nằm trong hệ thống thơng tin y tế
nhà nước, nó là xương sống của hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu. Đây là đơn vị chuyên
trách thu thập số liệu, tống hợp gửi lên tuyến trên. Do đó, những thơng tin chính xác, minh
bạch được báo cáo tại đây là một trong những bằng chứng để các cấp lãnh đạo đưa ra những
quyết định đúng đắn [20], [3]. Hiện nay, hệ thống thông tin y tế tuyến huyện tại các nước
đang phát triển nói chung và tại Việt Nam nói riêng đang phải đối mặt với một vấn đề lớn về
tính đầy đủ, chính xác và kịp thời của thơng tin [7], [1]. Chính điều này đã làm thúc đẩy một
sổ sáng kiến trong việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) đẻ cải thiện tình hình trên.
Phần mềm DHIS 2 là một trong những giải pháp khả thi nhất nhằm nâng cao chất lượng hệ
thống thông tin cấp huyện tại các nước đang phát triển [18], [23].
Phần mềm QLHTTTYT (DHIS 2) là một phần mềm mã nguồn mở giao diện web
được thiết kế dành riêng cho ngành y tế, là một phần trong chương trình phát triển hệ thống
thơng tin y tế được phát triển bởi một nhóm kỳ sư tới từ trường Đại học Oslo. Phần mềm là
công cụ hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý và báo cáo thống kê ngành y tế như: thu thập,
phân tích, trình bày, quản lý dừ liệu... đặc biệt trong công tác báo cáo. Tổ chức y tể thế giới
(WHO) đánh giá phần mềm là “một công cụ hữu ích cho hệ thống thông tin sức khỏe cộng
đồng với mục đích tạo điều kiện cho việc tong hợp bảo cảo từ các cap khác nhau trong ngành
y tế”. Với những


tiềm năng mà phần mềm DHIS 2 đem lại, WHO và trường Đại học
Oslo tiếp tục hợp tác để phát triển phần mềm DHIS 2 phổ biến hơn. Hiện
tại, phần mềm DHIS 2 đang là một lựa chọn và được sự ủng hộ của nhiều
quốc gia trên thế giới. Tính tới thời điểm năm 2013, phần mềm DHIS 2 đã
được áp dụng tại 46 quốc gia với hàng ngàn cộng đồng người sử dụng [9],
[23].
Tại Việt Nam, Bộ Y tế (BYT) nước ta cũng quan tâm tới những tiềm năng mà phần
mềm DHIS 2 đem lại khi triển khai ứng dụng. Bước đầu, phần mềm đã được triển khai tại 2
thành phổ Hồ Chí Minh, cần Thơ và dự kiến phát triển phần mềm rộng hơn tại các tỉnh phía

Bắc. Hiện nay chưa có nghiên cứu nào về đánh giá tính khả thi ứng dụng phần mềm DHIS 2
[5]. Do vậy để triển khai ứng dụng rộng rãi phần mềm DHIS 2, thì thực hiện nghiên cứu đánh
giá tính khả thi trước khi ứng dụng phân mêm DI-IIS 2 là rât cần thiêt. Nghiên cứu sẽ cung
cap bang chứng ve tiềm năng phát triển phần mềm DHIS 2 trong công tác quản lý hệ thống
thông tin y tế tuyến huyện. Đặc biệt, nghiên cứu sẽ là nguồn tài liệu hữu ích bổ sung vào kho
dữ liệu về nghiên cứu hệ thống thông tin y tê, là cơ sở cho những nghiên cứu và hình thành
những ý tưởng mới lạ hơn về xây dựng hệ thống báo cáo của hệ thống thông tin y tế tuyến
huyện nước ta.
Huyện Chương Mỹ là một huyện ngoại thành cách trung tâm Hà Nội 20km về phía
Tây nam, có diện tích đất tự nhiên là 231 km2 và dân số 308.000 người (2013). Là một huyện
đa dạng về quy mô kinh tế với sự phát triển song song của nền công nghiệp hiện đại và các
ngành nghê truyên thống. Bên cạnh đó, sự phong phú về mặt xã hội, dân trí với nhiều dân tộc
sinh sống, có những những khu vực rất phát triên như: thị trấn Chúc Sơn, Đông Sơn nằm ven
trên đường Quốc Lộ 6; có khu vực vùng sâu kém phát triển cà về kinh tế, xã hội như: Văn Võ,
Trần phú...[4]. Đây là những yếu tố quyết đinh tới sự phát triển đa dạng của hệ thống y tể
trong một khu vực như: mơ hình bệnh tật, khả năng chi trả các dịch vụ y tế của người dân, sự
đầu tư cho các hoạt động chăm sóc sức khỏe.... Bên cạnh đó, TTYTDP huyện Chương Mỹ
chưa áp dụng phần mềm nào chuyên dụng cho hoạt động chuyên môn [27]. Với


những đặc thù đó, huyện Chương Mỳ được lựa chọn là địa điểm tiến
hành cho nghiên cứu.
Câu hỏi nghiên cứu đặt ra:
1- TTYTDP huyện Chỉrơng Mỹ có khả năng ứng dụng phần mềm DHJS 2 hay khơng?
2- Đẻ có thể ứng dụng được phần mềm DHIS 2 trong TTYTDPChưcmg Mỹ thì cần xây dựng
những giãi pháp gì? ”


MỤC TIÊU NGHIÊN cứu
1- Dánh giá tính khả thi trong việc ứng dụng phẩn mêm QLHTTTYT tuyến

huyện (DH1S 2) tại TTYTDP huyện Chương Mỹ, Hà Nội, năm 2014.


2- Xây dựng các giải pháp để triển khai phần mềm QLHTTTYT tuyến huyện (DHIS 2) tại
TTYTDP huyện Chương Mỹ, Hà Nội, năm 2014.


6

CHƯƠNG 1. TÒNG QUAN TÀI LIỆU
1. Chức năng nhiệm vụ của trung tâm y tế huyện về thống kê báo cáo

Bộ Y tế đã xác định TTYT huyện là đơn vị chuyên trách thu thập thông tin về bệnh,
các chương trình sức khỏe tại cộng đồng. Tại TTYT, phịng KHNV là đơn vị chịu trách nhiệm
tổng hợp các số liệu định kỳ từ các TYT xã/phường sau đó báo cáo lên SYT và cơ quan ngang
ngành khác.
Theo Quyết định số 2553/2002/QĐ-BYT, ngày 04 tháng 7 năm 2002 của Bộ trưởng
BYT vể ban hành danh mục chỉ tiêu cơ bản, TYTT huyện có nhiệm vụ thu thập đầy đủ 97 chỉ
số cơ bản, bộ chỉ số bao gồm các chì số về Dân số - Kinh tế - Xã hội - Môi trường; chỉ số đầu
vào; chỉ số hoạt động và kết quả; chi sổ tác động. Bên cạnh đó, là 15 biểu báo cáo huyện và 8
biểu báo cáo tại tuyến xã được thu thập định kỳ theo quy định số 3440QĐ/BYT ngày 17
tháng 9 năm 2009 cùa BYT về việc ban hành hệ thống sổ sách biễu mẫu báo cáo thống kê y
tế. Bên cạnh đó, BYT cũng đã đưa ra các quyết định về việc ban hành quy chế thống kê y tế
số 379/2002/QĐ-BYT ngày 08 tháng 02 năm 2002, quyết định của Bộ trưởng về việc ban
hành quy chế thông tin báo cáo, các bệnh truyền nhiễm, số 4880/2002/QĐ-BYT, ngày 6 tháng
12 năm 2002 phục vụ kiểm soát và khống chế các bệnh dịch, lây nhằm hướng dần các cơ sở y
tế thực hiện công tác thống kê báo cáo. Đối với TTYT huyện là đơn vị cơ sở thực hiện hoạt
động thu thập số liệu. Do đó, BYT nhấn mạnh việc thực hiện báo cáo thống kê tại cấp này
phải thực hiện nghiêm túc đảm bảo tính chính xác và kịp thời của thơng tin đe đáp ứng với
các hoạt động ra quyết định ở các cấp trên. BYT cũng đã đưa ra các chính sách về việc ứng

dụng CNTT trong hoạt động báo cáo tại tuyến cơ sở. Tuy nhiên lĩnh vực báo cáo thống kê
HTTTYT nói chung hay HTTTYT huyện cịn yếu chưa đáp ứng được các nhu cầu về thông
tin của các cấp lãnh đạo như: các chỉ số thu thập còn thiếu, nguồn thơng tin cịn hẹp vi đa
phần nguồn thịng tin tại cơ sở y tế tư nhân bị bỏ ngõ, việc phân tích, trao đổi thơng tin chưa
phổ biến, số liệu chênh lệch giữa các hệ thống báo cáo trong cùng một đơn vị...


7

2. Lý do HTTTYTDP huyện Chưong Mỹ nên ứng dụng phần mềm DHIS2

Hệ thống thơng tin y tế dự phịng huyện Chương Mỹ bao gồm: 01 TTYT, 32 TYT xã
và 2 phòng khám khu vực. Trong những năm qua CNTT đang được cấp lãnh đạo quan tâm
đúng mực. Các phần mềm thống kê báo cáo như: phần mềm quản lý tiêm chùng, phần mềm
báo cáo bệnh truyền nhiễm, phần mềm quản lý trang thiết bị vật tư được đưa vào ứng
dụng,...bên cạnh đó việc phát triển biểu mẫu báo cáo điện tử thay cho các sổ sách đang được
đưa dần vào thay cho việc quản lý trên sổ sách. Tuy nhiên, việc thu thập dữ liệu tại địa bàn
còn nhiều khó khăn một phần là địa bàn rộng, phân vì chưa có cơng cụ hỗ trợ đắc lực cho
cơng tác này. Trung tâm đã CÓ ứng dụng CNTT nhưng việc ứng dụng cịn hạn chế và khơng
mang lại hiệu q, vẫn còn tồn tại khá nhiều hệ thống báo cáo song gây chồng chéo dữ liệu
như: hệ thống giám sát dịch bệnh, các chương trình mục tiêu quốc gia, hệ thống chương trình
CSSKBM&TE báo cáo song song với hệ thống thống kê tổng hợp (hình 1.1), cho tới nay
chưa có một phần mềm nhằm tích hợp dữ liệu thành một thể thống nhất, điều này gây nhiều
khó khăn trong cơng tác quản lý và thống kê báo cáo và ảnh hướng tới chất lượng thông tin y
tế trên địa bàn huyện. Do đỏ, nhu cầu cần một phần mềm nhằm tích hợp hệ thống báo cáo tại
TTYTDP huyện Chương Mỹ là cần thiết.


8


Báo cáo
Trao đổi
—Tự thu thập
Hình 1.1; Sơ dồ hệ thống báo cáo tại TTYTDP huyện Chương Mỹ


3. Tổng quan về phần mềm DHIS 2

Quá trình hình thành phần mềm DH1S 2 là một giai đoạn dài với hơn 15 năm nghiên
cứu và phát triển kể từ năm 1998. Ý tưởng được thực hiện là xây dựng phần mềm nhằm hồ
trợ cho công tác thu thập và giám sát các chương trình y tế tại các nước ở Nam Phi. Phiên bản
đầu tiên là DHỈS 1.3, chức năng chủ yếu là hỗ trợ người dùng trong công tác thu thập, lưu trừ
và phân tích dữ liệu. Tuy nhiên, phần mềm DHIS 1.3 được phát triển trên các công nghệ cũ và
phụ thuộc vào nền tàng công nghệ như chi được cài đặt trên môi trường Windows và cơ sở dữ
liệu Access. Ngày nay, sự phát triển của nhiều dịch bệnh nguy hiểm và kèm theo sự tiến bộ
của nền CNTT. Do đó, các chức năng mà phần mềm DHIS 1.3 mang lại chưa đủ khả năng đổ
đáp ứng với nhu cầu cũng như tình hình diễn biển phức tạp của bệnh dịch. Dựa trên các cơ sở
đó, phần mềm DHIS được cải tiến với phiên bản DHIS 2 để phù hợp và tiện dụng hơn nữa.
Phần mềm DHIS 2 (District health information software 2) là một phần mềm nguồn
mở trình duyệt web được phát triển trên các công nghệ mới đang được sử dụng phố biến hiện
nay như: Spring framework, Hibernate, webwork. Với những công nghệ này, phần mềm là
cơng cụ tồn vẹn và hiện đại cho một hệ thống báo cáo, hỗ trợ người dùng từ khâu thu thập,
phân tích, trình bày đến quản lý, giám sát và báo cáo dừ liệu.
3.1 Các cấu phần của phần mềm DHIS 2

Phần mềm DHIS 2 được phân chia làm 19 mơ đun. Trong đó, có 10 mơ đun hỗ trợ cơng
tác thu thập, phân tích, báo cáo và trình bày dữ liệu, chức năng chính của các mơ đun đó là:
- Patient wards: Mơ đun này có chức năng quản lý hồ sơ bệnh nhân tại các Trạm Y tế
(TYT) xã/phường. Với mô đun này, nhân viên thống kê có thể kết xuất các báo cáo thống kê
bệnh nhân theo loại bệnh, số lượng mắc....để theo dõi mô hình bệnh tật tại địa phương.



- Indicator module: Mô đun hỗ trợ công tác thu thập các chỉ số thống kê y tế. Với mô
đun này sẽ giúp quản lý các chỉ sổ y tế, người dùng có thể sử dụng mơ đun này trong so sánh
các chỉ sổ qua các thời gian để theo dõi diễn tiến của một số chưcmg trình y tế.
- Import/export module: Mô đun này hỗ trợ nhập và xuất các báo cáo. Với mơ đun này
người dùng có khả năng kết xuất các báo cáo để gửi cho các cơ quan khác, đặc biệt mô đun
này phát triển tại nhiều quốc gia mà sự chấp nhận hoàn toàn báo cáo trực tuyến còn hạn chế.
- Standard data entry module: Mô đun hỗ trợ công tác thu thập số liệu, với các form
biểu mẫu đã được thiết kế dựa theo chính sách ban của từng quốc gia. Đặc biệt, với mơ đun
này người dùng có khả năng nhập liệu ở chế độ khơng có mạng internet.
- Report designer: Hỗ trợ cơng cụ giúp người dùng có thể thiết kế các nội dung báo cáo
tương ứng với từng nội dung quản lý về y tế đe phục vụ mục đích của từng cơ quan, mà ngoài
các biểu mẫu nhập liệu đã được thiết kể và ấn định sẵn theo biểu mẫu BYT ban hành.
- Report generator: Mô đun này chứa tất cả dữ liệu của các báo cảo được gửi tới máy
chù trung tâm. Dữ liệu dược quản lý hệ thống do đó người dùng có khả năng kết xuất các báo
cáo từ các dữ liệu được nhập vào và theo mầu mà mô đun report designer đã hỗ trợ thiết kế.
Dữ liệu được xuất ra dưới nhiều dạng để chuyển tải theo nhiều phương thức như: PDF, Excel,
html... Người dùng có thể tìm kiếm các báo cáo theo những u cầu khác nhau như người gửi
báo cáo đến, thời gian gửi, loại báo cáo....
- Report portal: Hỗ trợ người dùng tài các báo cáo đã được nhập lên máy chủ thay vì
phải gửi báo cáo lên cho cấp trên bằng thủ công.
- Web pivot module. Desktop pivot module, GIS module: Đây là những cơng cụ giúp
người dùng có thể trình bày dữ liệu dưới dạng trừu tượng, không chỉ là ở dưới dạng con số, có
the phục vụ cho nhiều mục đích đặc biệt là phân tích mơ hình bệnh tật, giám sát các bệnh dịch
quan trong tại địa phương [10], [15], [12], [13],


3.2


Các tiện ích đưọc quan tâm trong việc phát triển phần mềm DHIS 2

- Phần mềm là công cụ linh hoạt với cấu trúc chuẩn được sử dụng phù hợp với dữ liệu
của từng quốc gia.
- Phần mêm là công cụ linh hoạt với nhiều thuộc tính có thể được định nghĩa và
chuyển đổi linh hoạt nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng khác nhau của hệ thống thông tin y tế
từng quốc gia.
- Phần mềm là một nguồn tài ngun khơng giới hạn, giúp người dùng có thể khám
phá ra nhiều cơng cụ hữu ích ngồi hỗ trợ các tính năng lưu trữ, quản lý và phân tích dữ liệu
đã được tạo lập sẵn.
- Phần mềm hỗ trợ công tác chia sẻ nhanh chóng thơng qua ứng dụng web, bên cạnh
đó cịn hỗ trợ chia sẻ dữ liệu linh hoạt dưới nhiều định dạng file dữ liệu khác nhau như: PDF,
Excel, html... để phù hợp từng bối cảnh chính sách, văn hóa về chia Sẻ dữ liệu của từng quốc
gia.
-

Phần mềm đa ngôn ngữ, được sử dụng trên 10 thứ ngôn ngữ phổ biển.

-

Phân mêm được cung câp miễn phí.

- Phần mềm mã nguồn mở, có khả năng thiết kế linh hoạt với từng cơ sở dữ liệu mà
không bị rào cản.
-

Phần mềm được hỗ trợ, lư vấn của nhiều chuyên gia dầu ngành y tể.
3.3

Yêu cầu cơ bản để triển khai phần mềm DHIS 2


Việc triển khai ứng dụng phần mềm DHIS 2 phụ thuộc vào điều kiện và bổi cảnh của
từng địa phương, theo tài liệu triển khai phần mềm DHIS 2 tại Thành phố Hồ Chí Minh để
triển khai ứng dụng phần mềm DHIS 2 cần đáp ứng những điều kiện cơ bản sau.


Yêu cầu trang thiết bị

- Máy chủ đảm bảo hoạt
động liên tục.
- Đường truyền internet ổn
định kèm theo một domain
và IP tĩnh.
- Đơn vị người dùng cuối
cần trang bị một máy vi
tính có khả năng truy cập
vào internet.

u cầu con người

Yêu cầu khác

- Người dùng cuối: Khả - Đơn vị tham gia triển khai đã
năng tối thiểu làm việc

& đang báo cáo theo biểu

trên máy vi tính, mạng

mẫu ban hành 3440/QĐ


internet & kiến thức cơ

(17/9/2009) của bộ y tể.

bản về thong kê y tế.
- Một cán bộ chuyên trách
về thống kê y tế, một cán
bộ chịu trách nhiệm về
quản trị máy chủ.

4. Tình hình ứng dụng DHIS 2
4.1 Trên thế giới

Năm 2013, phần mềm DỈIIS 2 đã được áp dụng tại 46 quốc gia với hàng ngàn cộng
đồng người sử dụng. Trong sổ các quốc gia đã và đang úng dụng phần mềm DHIS 2, có tới
trên 90% được sử dụng tại các nước đang phát triền với 11 quôc gia đã hoàn thành việc ứng
dụng (việc sử dụng phần DHIS 2 là một phần trong quản lý hệ thống), 11 quốc gia triển khai
theo từng chương trình y tế (sử dụng nhiều ở các chưong trình CSSKBM&TE, chương trình
phịng chổng HIV/AIDS và sốt rét) cùng với 24 quốc gia đang trong gia đoạn thí điểm [9].


Với mục tiêu tổng thể khi triển khai thực hiện phần mềm DHIS 2 là nhăm tăng cường
phổ biến thông tin, tạo điều kiện cho việc hoạch định các chính sách, quàn lý và giám sát các
hoạt động y tế. Cho tới nay, phần mềm DHIS 2 đã được phát triển với quy mơ rộng, đặc biệt triển
khai tồn bộ hệ thống y tê và đóng góp một phần lớn vào sự phát triển và tăng cường năng lực cho
hệ thống thông tin y tế tại các nước như: Kenya, Tanzania, Uganda, Ruauda, Ghana, Liberia,
Bangladesh
Năm 2010, Kenya đã ứng dụng phần mềm trong hệ thống y tế và tới cuối năm 2011 đã
hoàn thành việc triển khai. Từ hệ thống thông tin y tế tuyến huyện gần như không hoạt động do

sự phân mảnh, rời rạc, thiếu tổ chức, năng lực... Nghiên cứu năm 2005 tại 3 bang Muranga,
Bungoma và Ưasin Gishu, kết quả đánh giá cho thây hệ thống có vấn đề ở mọi mặt, từ cơ sở hạ
tầng, con người, tổ chức. Các dữ liệu thu thập hầu



×