Tải bản đầy đủ (.docx) (85 trang)

Đề cương nghiên cứu mô tả kiến thức, thái độ, thực hành tuân thủ luật cấm hút thuốc lá nơi công cộng của nhân viên y tế bệnh viện bạch mai, hà nội và một số yếu tố liên quan năm 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (489.72 KB, 85 trang )

Bộ Y TÉ - Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CƠNG CỘNG

LÊ Tự HỒNG

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN cứu
Mô tả kiến thức, thái độ, thực trạng tuân thủ
luật Cấm hút thuốc lá nơi công cộng của nhân viên y tế
bệnh viện Bạch Mai - Hà Nội và một số yếu tố liên quan
năm 2011
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP cử NHÂN Y TÉ CÔNG CỘNG
Hướng dẫn khoa học:

Ths. Bùi Thị Tú Quyên

HÀ NỘI-2011


MỤC LỤC
MỤC LỤC.......................................................................................................................i
DANH MỤC TỪ VIÉT TẮT.......................................................................................iv
TÓM TÁT NGHIÊN cứu.............................................................................................V
ĐẶT VÁN ĐỀ.................................................................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN cứu............................................................................................3
TỎNG QUAN TÀI LIỆU..............................................................................................4
1.

Một số khái niệm nghiên cứu.............................................................................................4
1.1.

Thuốc lá/Thuốc lào.....................................................................................................4



1.2.

Hút thuốc lá................................................................................................................4

1.3.

Hút thuốc lá thụ động.................................................................................................5

1.4.

Tình trạng hút thuốc...................................................................................................5

1.5.

Cơng ước Khung về kiểm sốt thuốc lá của WHO...................................................6

1.6.

Các biện pháp giảm tác hại thuốc lá trong Công ước khung....................................6

1.7.

Nhân viên y tế.............................................................................................................7

2.

Tổng quan tài liệu trên thế giới..........................................................................................7
2.1.


Thực trạng hút thuốc lá trên thế giới..........................................................................7

2.2.

Hậu quả của hành vi hút thuốc lá...............................................................................9

2.3.

Việc thực thi chính sách cấm hút thuốc lá trên thế

3.

giới.................................10

Tổng quan tài liệu ữong nước..........................................................................................12
3.1.

Thực trạng hút thuốc lá tại Việt Nam.......................................................................12

3.2.

Việc ban hành luật cấm hút thuốc lá noi công cộng ở Việt Nam.............................13

4.

Một số thông tin chung về bệnh viện Bạch Mai - Hà Nội...............................................14

KHUNG LÝ THUYẾT................................................................................................16
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu.................................................................................17
1.


Thiết kế nghiên cứu.........................................................................................................17

2.

Đối tượng nghiên cứu......................................................................................................17
2.1.

Cấu phần định lượng................................................................................................17

2.2.

Cấu phần định tính....................................................................................................17


~ ~

3.

Thời gian nghiên cứu......................................................................................................18

4.

Địa điểm nghiên cứu.......................................................................................................18

5.

Mầu nghiên cứu...............................................................................................................18
5.1.


Cờ mẫu định lượng...................................................................................................18

5.2.

Phương pháp chọn mẫu............................................................................................19

6.

Các biến số nghiên cứu.....................................................................................................20

7.

Phương pháp và công cụ thu thập số liệu.........................................................................27
7.1.

Chuẩn bị thu thập số liệu..........................................................................................27

7.2.

Cấu phần định lượng................................................................................................27

7.3.

Cấu phần định tính...................................................................................................27

8.

Giám sát q trình thu thập số liệu...................................................................................28

9.


Thử nghiệm bộ cơng cụ thu thập số liệu..........................................................................28

10.

Nghiên cứu viên và điều tra viên......................................................................................29

10.1.

Nghiên cứu viên.......................................................................................................29

10.2.

Điều tra viên.............................................................................................................29

11.

Quản lý và phân tích số liệu.............................................................................................30

11.1.

Đối với Số liệu định lượng.......................................................................................30

11.2.

Đối với số liệu định tính...........................................................................................30

12.

Vấn đề đạo đức của nghiên cứu......................................................................................31


13.

Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục..................................................31

13.1.

Hạn chế của nghiên cứu..........................................................................................31

13.2.

Sai số và biện pháp khắc phục.................................................................................32

KÉ HOẠCH NGHIÊN cứu VÀ KINH PHÍ..............................................................33
1.

2.

Kế hoạch nghiên cứu........................................................................................................33
1.1.

Kế hoạch nghiên cứu chi tiết....................................................................................33

1.2.

Kế hoạch hoạt động theo thời gian...........................................................................35

Nguồn kinh phí nghiên cứu..............................................................................................35

Dự KIÉN KÉT QUẢ, KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ........................................36

1.

Dự kiến kết quà................................................................................................................36
1.1.

Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu................................................................36


~ iii ~

1.2.

Tình hình hút thuốc lá của đối tượng nghiên cứu.....................................................36

1.3.
Ảnh hưởng của những mối quan hệ cá nhân tới hành vi hút thuốc lá của đối
tượng ......................................................................................................................................42
1.4.

Ảnh hưởng của mơi trường chính sách - pháp luật tới đối tượng...........................43

1.5.

Một so yếu tố liên quan tới hành vi hút thuốc của đối tượng nghiên cứu... 46

2.

Kết luận............................................................................................................................50

3.


Khuyến nghị.....................................................................................................................50

TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................51
PHỤ LỤC...................................................................................................................... 57
Phụ lục 1: Khung mẫu của nghiên cứu.......................................................................................57
Phụ lục 2: Phiếu phát vấn về thực trạng hút thuốc lá..................................................................59
Phụ lục 3: Trang thông tin nghiên cứu........................................................................................68
Phụ lục 4: Bảng kiểm quan sát việc thực thi luật cấm hút thuốc lá tại bệnh viện.....................69
Phụ lục 5: Hướng dẫn phịng vấn sâu lãnh đạo bệnh viện về tình hình hút thuốc lá tại nơi làm
việc của nhân viên y tế................................................................................................................70
Phụ lục 6: Hướng dẫn phỏng vấn sâu cho các đối tượng hút thuốc lá là nhân viên y tế của bệnh
viện..............................................................................................................................................71
Phụ lục 7: Bảng kiểm giám sát quá trình thu thập thông tin.......................................................73
Phụ lục 8: Kế hoạch thử nghiệm bộ công cụ thu thập thông tin.................................................75
Phụ lục 9: Ma trận định tính thơng tin về luật cấm hút thuốc lá tại bệnh viện...........................77
Phụ lục 10: Kế hoạch tiến hành nghiên cứu theo thời gian........................................................78
Phụ lục 11: Dự toán kinh phí cho nghiên cứu............................................................................79


~ iv ~

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CDC

Trung tâm kiểm soát và phịng ngừa bệnh tật Hoa kỳ

CSYT


Cơ sở y tế

ETS

Mơi trường có khói thuốc lá

FCTC

Cơng ước Khung về kiểm sốt thuốc lá

GATS

Điều ữa tồn cầu về tình hình hút thuốc lá ờ người trưởng thành

GHPSS

Điều tra tồn cầu về tình hình hút thuốc của sinh viên ngành Y Dược

HIV

Virus gây suy giảm miễn dịch ở người

MPOWER

Gói giải pháp nhằm giảm việc tiêu thụ thuốc lá trong Công ước Khung

NHS

Trung tâm dịch vụ chăm sóc sức khỏe quốc gia


QĐ-TTg

Quyết định của Thủ tướng Chính phù

SHS

Hút thuốc lá thụ động

VINACOSH

Văn Phịng Chương trình Phịng chống Tác hại Thuốc lá Việt Nam

WHO

Tổ chức Y tế thế giới


V~

TÓM TÁT NGHIÊN cứu
Hút thuốc lá là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong số những ca từ vong có thể ngăn ngừa
được, đây cũng là thủ phạm của hơn 5 triệu ca tử vong mỗi năm. Hiện nay, các quốc gia ữên thế giới
luôn mở rộng và tăng cường nỗ lực để giảm thiểu hành vi hút thuổc lá. Theo nhận định của Tổ chức Y tế
thế giới (WHO), việc thực hiện những biện pháp kiểm soát và giảm thiểu tác hại của thuốc lá là tương
đổi rẻ nhưng hiệu quả mang lại là rât lớn [49].
ở Việt Nam, mặc dù Cơng ước Khung về kiểm sốt thuốc lá đã được phê chuẩn cùng với đó là
những chính sách nhàm giảm tác hại của thuốc lá, tuy nhiên tỳ lệ hút thuốc lá ờ Việt Nam vẫn đang ở
mức cao, chiếm 23,8% dân số, trong đó tỷ lệ hút thuốc lá ờ nam giới lên tới 47,4% ở thời điểm trước khi
luật cấm hút thuốc lá nơi công cộng có hiệu lực [21]. Khơng những vậy, khói thuốc vẫn thường xuyên
xuất hiện tại các địa điểm công cộng như trường học, công sở.. .và ngay cả ở các cơ sờ y tế. Hà Nội là

nơi tập trung một số lượng lớn các cơ sờ y tế với hàng trăm nghìn lượt bệnh nhân đến khám và điều trị
mỗi năm, trong số đó, bệnh viện Bạch Mai là một trong số các bệnh viện lớn nhất tại thành phố. Đánh
giá việc thực thi luật câm hút thuốc lá tại bệnh viện khơng chỉ tìm ra thực trạng việc tn thủ luật cấm
hút thuốc lá nơi công cộng hiện nay, mà từ đó giúp định hướng những biện pháp về giáo dục, truyền
thơng và chì ra những điểm cần thay đổi nhằm thực hiện và củng co việc thực thi luật ở nơi công cộng.
Với những cơ sờ trên, đề tài “Mô tả kiến thức, thái độ, thực trạng tuân thủ luật cấm

hút thuốc lá nơi công cộng của nhân viên y tế bệnh viện Bạch Mai — Hà Nội và một Số
yếu tố liên quan năm 2011” được tiến hành nhằm các mục tiêu: (1) Mô tà kiến thức, thái độ về luật
cấm hút thuốc lá nơi công cộng (2) Mô tả thực trạng tuần thủ luật cam hút thuốc lá nơi công cộng (3)
Xác định một số yếu tố liên quan đến việc thực hành tuân thủ luật cấm hút thuốc lá nơi công cộng của
các nhân viên y tế bệnh viện Bạch Mai sau khi quyết định 1315/QĐ - TTg của Thủ tướng quy định về
việc cấm hút thuốc nơi cơng cộng có hiệu lực.
Nghiên cứu diễn ra trong khoảng thời gian từ tháng 05/2011 đến tháng 09/2011 tại bệnh viện
Bạch Mai - Hà Nội. Nghiên cứu này sử dụng thiết kế cắt ngang có phân tích, sử dụng phương pháp phát
vấn bằng bảng hỏi, cũng như thảo luận nhóm có trọng tâm nhăm thu thập tìm hiểu sâu hơn về việc thực
thi luật cấm hút thuốc lá, kiến thức cũng như thái độ đối với luật cấm hút thuốc lá của nhân viên y tế
bệnh viện Bạch Mai - Hà Nội.


~1~

ĐẶT VẤN ĐÈ
Theo Tổ chức Y tế thế giới, hiện nay ước tính mỗi năm trên thế giới có khoảng 5 triệu người từ
vong do hút thuốc lá [49]. Hút thuốc lá gây ra nhiều bệnh tật và làm giảm sức khỏe của người hút một
cách toàn diện [47]. Theo ước tính của Trung tâm Kiểm sốt và Phịng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC),
thuốc lá là nguyên nhân gây ra cái chết của hơn 443.000 người, trung bình cứ 5 người tử vong trong đó
có 1 người hút thuốc lá [10] [11]. Hom nữa, mỗi năm số người từ vong do các bệnh liên quan đến hút
thuốc lá nhiều hơn tất cả số người chết do nhiễm HIV, sử dụng rượu bia, tai nạn giao thông, tự tử và bị
hành hung cộng lại [10] [33]. Nhiều nghiên cứu chi ra rằng, những người hút thuốc lá có nguy cơ bị

bệnh mạch vành, các bệnh về tim và đột quỵ cao gấp 2-4 lần so với những người không hút [47] [48].
Theo Điều tra toàn cầu về hút thuốc lá ở người trưởng thành (GATS) tại Việt Nam, số người từ
15 tuổi trờ lên hút thuốc lá chiếm 23,8% dân số [35]. Tỷ lệ hút thuốc ờ thanh thiếu niên (13 - 15 tuổi) là
3%, ờ nam giới lớn tuổi là 47% trong khi ờ nữ giới là 1,4% [12]. Hàng năm ở nước ta có hơn 40.000
người chết do hút thuốc lá [51], mặt khác chi phí điều trị cho các bệnh liên quan đến thuốc lá lên tới 1,2
nghìn tỷ đồng (77,5 triệu USD) chiếm 4,3% tổng chi phí cho y tế của Việt Nam trong năm 2005 [42].
Để giảm tỷ lệ mắc và chết do các bệnh liên quan đến sử dụng các sản phẩm thuốc lá, Tổ chức Y
tế Thế giới đã xây dựng Công ước Khung về Kiểm soát thuốc lá (dưới đây gọi tăt là Cơng ước Khung).
Nội dung Cơng ước Khung có liên quan đến nhiều lĩnh vực, như: sản xuất, buôn bán và tiêu thụ các sản
phẩm thuốc lá. Việt Nam là nước thứ 47 phê chuẩn Công ước và Công ước này có hiệu lực tại nước ta từ
ngày 17 tháng 03 năm 2005. Quyết định 1315/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ là việc luật pháp hóa
Cơng ước khung bang việc cấm hút thuốc lá tại cơ quan, công sở, cơ sở y tế và các nơi công cộng từ
ngày 01/01/2010.
Đối với các cơ sở y tế (CSYT) nơi hàng ngày phải đón tiếp số lượng lớn bệnh nhân, người nhà
bệnh nhân cũng như nhân viên y tế, việc thực thi luật cấm hút thuốc lá lại càng trờ nên quan họng. Nếu
nhân viên y tế và các CSYT là những người, những đơn vị đi đầu trong việc thực hiện khơng hút thuốc
lá sẽ đóng góp rất lớn vào việc giảm chi phí kinh tế do thuốc lá gây ra, từ đó tạo nên nhiều nguồn lực
cho những đầu tư khác để phát triển xã hội. Việc xây


2

dựng và duy trì một CSYT khơng thuốc lá khơng những bảo vệ sức
khỏe cho nhân viên y tế mà bệnh nhân được hít thờ bầu khơng khí trong
lành giúp cho việc điều trị bệnh tật hiệu quả hơn, từ đó thời gian điều trị
được rút ngắn, giảm được chi phí cho điều trị. Mặt khác nhân viên y tế
khơng hút thuốc lá sẽ khiến người dân tin tưởng vào lời khuyên của thầy
thuốc về việc bỏ thuốc và có quyết tâm cao hơn trong việc bỏ thuốc thành
công. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh: bác sỹ chỉ cần khuyên bỏ thuốc lá
trong 1-3 phút đã giúp bệnh nhân cai thuốc lá thành công 5 - 10% [34] [39].

Nhiều nghiên cứu đã thực hiện ở Việt Nam mô tà thực trạng hút thuốc lá,
kiến thức, thái độ và các yếu tố liên quan trên các nhóm đối tượng là nhân
viên y tế, bệnh nhân [3] [4], sinh viên y khoa [7], tuy các nghiên cứu này
mô tả được thực trạng hút thuốc lá, kiến thức, thái độ ở từng nhóm đối
tượng nhưng lại không đánh giá hành vi hút thuốc của các đối tượng thay
đổi như thế nào sau khi có luật cấm hút thuốc lá.
Bệnh viện Bạch Mai được chọn làm địa điểm tiến hành nghiên cứu, đây là một trong số những
bệnh viện lớn của Hà Nội nói riêng và của cả nước nói chung. Tỷ lệ hút thuốc lá của nhân viên y tế bệnh
viện Bạch Mai ở mức cao, vào khoảng 41% [31]. Quyết định 1315/QĐ - TTg về việc cấm hút thuốc lá
nơi công cộng đã được Ban Giám đốc bệnh viện quán triệt đối với cán bộ, nhân viên y tế từ những ngày
đầu tiên. Tuy nhiên việc triển khai thực hiện hiện vẫn còn nhiều hạn chế do số lượng nhân viên y tể đơng
cũng như ý thức của họ cịn chưa tơt.
Chính vì vậy chúng tơi tiến hành nghiên cứu “Mơ tả kiến thức, thái độ, thực trạng tuân

thủ luật cấm hút thuốc lá noi công cộng của nhân viên y té bệnh viện Bạch Mai - Hà Nội
và một số yếu tố liên quan năm 2011”. Đây là thời điểm hơn một năm sau quyết định 1315/QĐ TTg của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực.


~3~

MỤC TIÊU NGHIÊN cứu
1. Mô tà kiến thức, thái độ về luật cấm hút thuốc lá noi công cộng cùa nhân viên y tế bệnh viện Bạch
Mai một năm sau sau khi triển khai thực hiện quyết định 1315/QĐ - TTg.
2. Mô tả thực trạng tuân thủ luật cấm hút thuốc lá nơi công cộng của nhân viên y tế bệnh viện Bạch
Mai một năm sau khi triển khai thực hiện quyết định 1315/QĐ - TTg.
3. Xác định một số yếu tố liên quan đến việc thực hành tuân thủ luật cấm hút thuốc lá nơi công cộng
của các nhân viên y tế bệnh viện Bạch Mai.


4


TỎNG QUAN TÀI LIỆU
ỉ. Một số khái niệm nghiên cứu
1.1.

Thuốc lá/Thuổc lào

Thuốc lá là tên gọi của một loại sản phàm được làm chủ yêu từ nguyên liệu lá thuôc lá đã thái
sợi, được cuốn hay nhồi định hình bằng giấy, có dạng hình trụ (thường có độ dài dưới 120 mm, đường
kính khoảng 10 mm). Thuốc lá điếu thường được đốt cháy ở một đầu, để cháy âm ỉ nhằm mục đích tạo
khói và khói này theo dịng khí vào miệng người hút từ đầu đối diện (thường có gắn đầu lọc) [52].
Thuốc lào có tác hại tưcmg tự thuốc lá, được làm từ lá thuốc lào, thái nhỏ, phơi khô và hút bằng
tẩu, bát sứ, các loại điếu, ống bàng kim loại, tre, trúc hay thủy tinh... [53].
Ở Việt Nam, chưa có nhiều nghiên cứu xem xét hàm lượng nicotine trong mỗi điếu thuốc lào
(một “điếu” thuốc lào ờ đây tương đương với một lần vê thuốc để hút). Tuy nhiên theo nghiên cứu của
PGS. TS. Ngô Quý Châu, ước tính 5 điếu thuốc lào tương đương 1 điếu thuốc lá (1 lạng thuốc lào ngang
bằng với 5 bao thuốc lá) [5]. Nghiên cứu này lựa chọn mối liên hệ tương quan 1 điếu thuốc lá tương
đương 5 điếu thuốc lào.

1.2.

Hút thuốc lá

Hút thuốc lá là một trong số những cách thức mà con người sử dụng để tiêu thụ thuốc lá. Theo
WHO, có bốn hình thức hút thuốc lá phổ biến hiện nay bao gồm: hút, hít (qua đường mũi hoặc miệng),
nhai và ngậm. Trong số bốn hình thức đó thì hút là hình thức thơng dụng nhất [54].
Hút thuốc lá và thuốc lào đang là hai hình thức hút thuốc lá phổ biến ở nước ta hiện nay. Theo
Điều tra Y tế quốc gia năm 2001 — 2002, trong số những người hút thuốc là nam giới có đến 69,1% chỉ
hút thuốc lá, 23,2% chỉ hút thuốc lào và 7,7% sử dụng cả hai loại [49]. Theo điều tra gần đây nhất của
CDC, WHO phối hợp với Bộ Y tế và trường Đại học Y Hà Nội, trong số những người hút thuốc, có đến

83,7% hút thuốc lá và 26,9% hút thuốc lào [35]. Trong nghiên cứu này, những thuật ngữ như “hút
thuốc/hút thuốc lá”, “hút thuốc lá”, “thuốc lá” hàm ý chỉ hành vi hút thuốc lá và thuốc lào.


~5 ~

1.3.

Hút thuốc lá thụ động

Theo WHO, hút thuốc lá thụ động (hay cịn gọi là hít khói thuốc gián tiếp - SHS hoặc phơi
nhiễm trong mơi trường có khói thuốc lá - ETS) là việc hít phải khói thải ra từ một điêu thuốc đang cháy
(dịng khói thuốc phụ) hay từ những sản phẩm thuốc lá khác, dịng khói thuốc phụ này có thành phần
tương tự và thường kết hợp với dịng khói thuốc chính (khói thuốc thải ra từ người miệng người hút
thuốc) gây ảnh hường tới những người khơng hút thuốc [49].
WHO khuyến cáo rằng khơng có ngưỡng an tồn của việc phơi nhiễm với khói thuốc lá [49].
Trong nhiều năm qua, kể từ khi có bằng chứng chứng minh tồn tại hiểm họa đối với sức khỏe cùa hút
thuốc lá thụ động [15] [57], các báo cáo cùa hầu hết các tổ chức nghiên cứu khoa học và y tế khác, bao
gồm Cơ quan quốc tế nghiên cứu về ung thư của WHO [43], Cơ quan bảo vệ môi trường California [58],
và ủy ban khoa học về thuốc lá và sức khỏe Vương quốc Anh [59], đều khẳng định rằng hành vi hút
thuốc lá thụ động là nguyên nhân của một loạt các bệnh tật nghiêm trọng và tử vong ờ những người
không hút thuốc lá. Trong nghiên cứu này, thuật ngữ “hút thuốc lá thụ động” sử dụng với ý nghĩa tương
đương việc hít phải khói thuốc một cách gián tiếp hay cịn gọi là bị phơi nhiễm trong mơi trường có khói
thuốc lá.

1.4.

Tình trạng hút thuốc

Nghiên cứu này phân loại tình trạng hút thuốc của đối tượng dựa theo định nghĩa trong bộ công

cụ của Điều tra toàn cầu về thuốc lá ở người trưởng thành (GATS) [13] do CDC xây dựng và phát triển
và Điều tra toàn cầu về thuốc lá ở sinh viên y khoa (GHPSS) [14] do CDC phối hợp với WHO thực hiện.
Theo đó, những người hút thuốc được chia làm hai phân loại:
Những người hiện tại đang hút thuốc: bao gồm những người hút thuốc hàng ngày và những người
hiện tại (tính trong vịng 1 tháng trở lại đây) thinh thoảng hút thuốc lá.
- Những người hiện tại không hút thuốc: bao gồm những người đã trước đây đã từng hút thuốc hàng
ngày hoặc thình thoảng hút một vài điếu (nhưng hiện tại khơng hút - tính trong vịng 1 tháng trở lại
đây) và những người chưa từng hút thuốc lá.


6~

1.5.

Cơng ước Khung về kiểm sốt thuốc lá của WHO

Cơng ước Khung về kiểm soát thuốc lá của WHO (WHO FCTC — dưới đây gọi tăt là Công ước
Khung) là công ước đầu tiên được đàm phán dưới sự bảo trợ của WHO. Công ước này như một bằng
chứng khẳng định quyền của tất cả mọi cơng dân có tình trạng sức khỏe ờ mức cao nhất. Công ước
Khung này đại diện cho sự thay đổi trong việc phát triển một chiến lược quàn lý nhằm xừ lý các chất gây
nghiện; trái ngược lại với những hiệp ước kiểm soát các chất gây nghiện trước đây, công ước Khung này
khẳng định tầm quan trọng của những chiến lược nhàm giảm nhu cầu của người tiêu dùng cũng như việc
cung cấp thuốc lá [50].
Cơng ước Khung về kiểm sốt thuốc lá của WHO ra đời nhằm ứng phó với sự tồn cầu hóa của
đại dịch thuốc lá. Có nhiều nguyên nhân tạo điều kiện cho sự lây lan của đại dịch này, trong đó phải kể
tới các hiệu ứng xuyên quốc gia, việc tự do hóa thương mại cũng như các nguồn đầu tư từ nước ngồi.
Bên cạnh đó, các yếu tố như việc tiếp thị toàn cầu, quảng cáo, khuyến mãi và tài ượ thuốc lá, việc buôn
bán thuốc lá giả cũng góp phẩn vào sự bùng no hành vi hút thuổc lá [50].
Cơng ước Khung chính thức có hiệu lực vào ngày 27 tháng 2 năm 2005. Tính đên ngày 30 tháng
7 năm 2009, đã có 168 quốc gia ký Cơng ước, trong đó 166 quốc gia đã phê chuẩn Công ước Khung.

Việt Nam là nước thứ 47 phê chuẩn Cơng ước Khung và Cơng ước Khung CĨ hiệu lực tại nước ta từ
ngày 17 tháng 3 năm 2005.

1.6.

Các biện pháp giảm tác hại thuốc lá trong Công ước khung

Trong Cơng ước Khung về kiểm sốt thuốc lá của mình, WHO đưa ra gói giải pháp nhằm giảm
việc tiêu thụ thuốc lá trong 6 lĩnh vực (gọi tắt là MPOWER) bao gồm [50]:
M (Monitor): các chính sách ngăn ngừa và quản lý hành vi hút thuốc lá.
p (Protect): bảo vệ mọi người khỏi tác hại của thuốc lá.
o (Offer): đưa ra các biện pháp giúp bỏ thuốc lá.
W (Warn): cảnh báo về sự nguy hiểm của hành vi hút thuốc lá.
- E (Enforce): tăng cường hiệu lực lệnh cấm quàng cáo, tuyên truyền, tài trợ thuốc lá R (Raise):
tăng thuế đối với thuốc lá.


7

1.7.

Nhãn viên y tế

Theo Báo cáo tồn cầu về tình hình sức khỏe năm 2006 của WHO, nhân viên y tế là “tất cả
những người chủ yếu tham gia vào những hoạt động với mục đích chính là nâng cao sức khịe” [55].
Trong định nghĩa đó, những người chăm sóc tại hộ gia đình, những người chăm sóc bệnh nhân, những
người làm việc bán thời gian (part-time), những tình nguyện viên y tế và những người chăm sóc sức
khỏe ở cộng đồng đều được coi là những nhân viên y tế [55]. Trong phạm vi của nghiên cứu này, các
thuật ngữ “cán bộ y tế” “cán bộ công chức làm việc trong bệnh viện” đều mang ý nghĩa tương đưong với
“nhân viên y tế”. Như vậy nhân viên y tế làm việc trong bệnh viện Bạch Mai được đề cập trong nghiên

cứu này bao gồm bác sỹ (tính cả bác sỹ chuyên khoa), dược sỹ, y tá, hộ lý, điều dưỡng, kỹ thuật viên và
những nhân viên hành chính khác trong khoa lâm sàng, cận lâm sàng, các phòng chức năng của bệnh
viện.

2. Tổng quan tài liệu trên thế giới
2.1.

Thực trạng hút thuốc lá trên thế giới

Theo WHO, có khoảng hơn 1 tỳ người hút thuốc lá trên toàn thế giới, tiêu thụ khoảng 5,7 nghìn
tỷ điếu thuốc lá, đối với những người từ 15 tuổi trở lên, tỷ lệ hút thuốc lá ờ nam giới là 41,1% nhiều hơn
so với nữ giới là 8,9%. Như vậy, nam giới chiếm đa so với khoảng hơn 80% trong số những người hút
thuốc lá [40]. Các quốc gia ở khu vực phía Tây Thái Bình Dương có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất với
56,5% ờ nam giới và 4,8% ở nữ giới. Tỷ lệ nữ giới hút thuốc lá ở châu Mỹ cao (khoảng 17%) và châu
Âu (khoảng 22%) [58]. Cũng theo WHO, phần lớn những người hút thuốc lá trên thế giới (81%) tập
trung ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Tỷ lệ nam giới hút thuốc ở những nước có thu nhập
trung bình (45%) cao hơn so với ở những nước có thu nhập cao (32%), tuy nhiên điều này ngược lại đối
với nữ giới: 7% ở những nước có thu nhập thấp và 18% ở những nước có thu nhập cao [59],
Tỷ lệ hút thuốc lá đang có chiểu hướng khơng đơi và giảm đi ở những nước đẵ phát triển [40].
Tại Mỹ, tỷ lệ hút thuốc lá tăng nhanh vào những năm 30 của thế kỳ 19 và có tới 40% người trưởng thành
ở Mỹ hút thuốc vào năm 1964 [59]. Tuy nhiên, kể từ sau giai đoạn đó cho đến nay, tỷ lệ hút thuốc lá tại
Mỹ ngày càng giảm, trong đó giai đoạn từ 2005 - 2009, tỷ lệ những người trưởng thành (trên 18 tuổi)
hiện tại đang hút thuốc là không thay đổi (20,9% vào


~8~

năm 2005 so với 20,6% vào năm 2009) [16]. Ở Vương quốc Anh, tỷ lệ
hút thuốc lá giảm mạnh từ 51% ở nam giới và 41% ở nữ giới năm 1974
xuống còn 23% ở nam giới và 21% ở nữ giới vào năm 2006 [26]. Ở Nhật

Bản, tỷ lệ những người hút thuốc cao nhất là vào năm 1966, khi mà tỳ lệ ở
nam giới lên tới 84% và ở nữ giới là 18%, tuy nhiên đen năm 1996, tỷ lệ này
đã giảm tương ứng xuống còn 59% và 16% [32].
Ở khu vực Tây Thái Bình Dương, tính đen năm 2003, ba quốc gia có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá
cao nhất lần lượt là Philippines (57,5%), Trung Quốc (57,4%) và Việt Nam (49,4%) [59]. Mặc dù theo
Điều ưa toàn cầu về hút thuốc lá ở người trưởng thành năm 2010 của WHO, tỷ lệ này ở 3 quốc gia trên
có giảm tuy nhiên vẫn cao hon so với mức trung bình trên thê giới: Trung Quốc (52,9%), Việt Nam
(47,7%), Philippines (47,4%) [17] [18] [35].
Hành vi hút thuốc lá xuất hiện trong hầu hết các nhóm đối tượng, kể cả trong đội ngũ nhân viên
y tế - những người mà theo WHO có vai trị quan trọng bậc nhất trong việc thuyết phục người dân bỏ
thuốc lá. Sự tư vấn của nhân viên y tế là một ưong những biện pháp giảm hút thuốc hiệu quả và ít tốn
kém nhất. Cán bộ y tế có nhiều lợi thế vì là người có chun mơn nên được bệnh nhân và người nhà tin
tưởng [40]. Theo kết quả điều tra toàn cầu về tình hình hút thuốc ở sinh viên của các trường Y Dược
(GHPSS), Albania (khu vực châu Âu) có tỳ lệ sinh viên y khoa hút thuốc lá cao nhất trong số các quốc
gia được điêu tra (43,4%), trong đó tỷ lệ nam sinh viên hút thuốc lên tới 65,1%, ở Hàn Quốc (khu vực
Tây Thái Bình Dương) tỷ lệ hút thuốc lá của sinh viên y khoa là 18,2%, trong đó tỷ lệ nam sinh viên hút
thuốc là 24,4% [19]. Theo kết quả nghiên cứu về hành vi hút thuốc lá của nhân viên y tế trong các bệnh
viện ở Italy thì tỷ lệ hút thuốc lá ờ đây là 44% trong đó tỷ lệ hút thuốc cao nhất là 52,9% của sinh viên y
khoa sau đại học [24]. Một kết quả khác từ một bệnh viện ở Pakistan cho thấy tỳ lệ hút thuốc lá ờ bác sỹ
là 37,18%, ở trợ lý bác sỹ là 35,74% [36]. Trong khi đó một nghiên cứu tại Braxin cho thấy tỳ lệ hút
thuốc lá ở bác sỹ là 27,5%, ở các kỹ thuật viên y tế là 19,6% và ở các nhân viên hành chính trong bệnh
viện là 35,7% [22].
Bên cạnh hành vi hút thc lá, phơi nhiêm với khói thuôc lá cũng là một vân đê đáng quan tâm.
Theo WHO, trên tồn thế giới có đến một phần ba người trưởng thành thường xuyên bị phơi nhiễm với
khói thuốc lá [40]. Trong cộng đồng châu Âu, 14% trong những


9

người không hút thuốc phơi nhiễm với khỏi thuốc lá tại nhà, và một

phần ba những người trưởng thành đang làm việc tại các cơng sở phơi
nhiễm với khói thuốc lá ít nhất một lần trong ngày [27]. Tại Canada, có
khoảng 25% những người khơng hút thuốc cho biết họ thường xuyên tiếp
xúc với khói thuốc tại nhà, ttong xe hơi và những nơi công cộng khác [44].
2.2.

Hậu quả của hành vi hút thuốc lá

Theo WHO, hơn 100 triệu người chết bởi thuốc lá trong thế kỳ 20 và nếu xu hướng này tiếp tục
sẽ lên tới 1 tỷ người trong thế kỷ 21. Hút thuốc lá là nguyên nhân gây ra cái chết của hơn 5,4 triệu người
mỗi năm bởi ung thư phổi, các bệnh về tim và các loại bệnh tật khác. Nếu khơng được kiểm sốt, con số
đó sẽ tăng đến hơn 8 triệu người vào năm 2030. Hút thuốc lá là một yếu tố nguy cơ của sáu ưong so tám
bệnh gây từ vong hàng đầu trên thế giới [60].
Vai trò của thuốc lá trong việc làm tăng nguy cơ ung thư phổi đã được biết đến rộng rãi. Từ
những năm 1950 Richard Doll đã tiến hành nghiên cứu chứng minh môi liên quan giữa hút thuốc và ung
thư phổi, nghiên cứu này đã cung cấp bằng chứng về tác hại của thuốc lá [23]. Nhiều người có thể khơng
nhận ra ràng hút thuốc lá làm tăng nguy cơ ung thư ờ nhiều bộ phận trong cơ thể bao gồm: đầu và cổ (ví
dụ như ung thư thực quản, thanh quản, lưỡi, tuyến nước bọt, môi, miệng và cổ họng), bàng quang và
thận, vú, cổ từ cung, tuyến tụy, ruột kết và các bộ phận khác [28]. Theo WHO, những người hút thuốc có
nguy cơ phải đối mặt với nhiều loại ung thư, đặc biệt là ung thư phổi, và nguy cơ ngày càng cao hơn đối
với các bệnh tim, đột quỵ, khí phế thũng và các bệnh khác gây tử vong và không gây từ vong [37].
Bên cạnh những tác hại của thuốc lá đối với người hút, những người không hút thuốc cũng bị
ảnh hưởng ờ mức độ không kém phần nghiêm trọng. WHO ước tính hút thuốc lá thụ động gây ra
600.000 ca tử vong sớm mỗi năm trên toàn thế giới. Trong số tất cả những ca từ vong do hút thuốc lá thụ
động, có đen 64% xảy ra ở phụ nữ và 31% ở trẻ em [20], Ở Mỹ, khoảng 50.000 ca tử vong hàng năm chiếm khoảng 11% tong so từ vong do liên quan tới thuốc lá - là do hút thuốc lá thụ động. Trong cộng
đồng chung châu Âu, phơi nhiễm với khói thuốc lá tại nơi làm việc là nguyên nhân gây ra khoảng 7.600
ca tử vong mỗi năm, trong khi tại nhà, con số này tăng lên tới 71.200 ca [40].


~10


2.3.

Việc thực thi chính sách cấm hút thuốc lá trên thế giới

Trước diễn biến theo chiều hưởng ngày càng trầm trọng của đại dịch thuốc lá, Công ước Khung
về kiểm soát thuốc lá của WHO đã ra đời cùng với đó gần 190 quốc gia và vùng lãnh thổ cam kết thực
hiện Công ước Khung, nâng độ bao phủ lên tới 86% dân số tồn thế giới. Với gói giải pháp trong Công
ước Khung (gọi tắt là MPOWER), trong năm 2008, có đến 154 triệu người, hầu hết ở những nước có thu
nhập thấp và trung bình, được bảo vệ bởi các bộ luật, chính sách quản lý tồn diện về thuốc lá. Mặc dù
có đến 34% dân số thế giới được hưởng các chính sách về quản lý và ngăn ngừa hành vi hút thuốc lá, tuy
nhiên đối với các biện pháp cịn lại bao gồm chính sách về cấm hút thuốc lá, chính sách quy định về việc
cảnh báo trên vỏ bao thuốc lá, việc quàng cáo, thuế đối với thuốc lá, các chương trình hỗ trợ cai thuốc lá
con số này chỉ ở mức dưới 10%. Trong đó chính sách về cấm hút thuốc lá và quy định về cảnh báo trên
vỏ bao thuốc lá tuy có tăng độ bao phủ trong năm 2007 - 2008 nhưng vẫn thấp nhất: có đến hơn 160
quốc gia (chiếm tỷ lệ gần 85%) khơng có hoặc có nhưng hiệu quả thấp [40].
Chính sách cấm hút thuốc lá là chính sách đầu tiên mà WHO khuyến cáo nhằm làm giảm phơi
nhiễm của cộng đồng đối với khói thuốc lá: “đây là chiến lược có hiệu quả duy nhất nhằm làm giảm
phơi nhiễm với khói thuốc lá xuống ngưỡng an tồn trong môi trường trong nhà và tạo ra một ngưỡng
bào vệ khỏi sự nguy hiểm của khói thuốc mà ta chấp nhận được” [40], Cơ quan Quốc tế về nghiên cứu
ung thư kết luận: "Có đầy đủ bàng chứng chứng minh rằng việc thực hiện chính sách cấm hút thuốc lá
làm giảm đáng kể việc phơi nhiễm với khói thuốc" [29]. Nhiều nghiên cứu về tác động của chính sách
cấm hút thuốc lá đều chi ra rằng những chính sách này làm giảm phơi nhiễm với khói thuốc lên tới 80 90% ở những nơi có khả năng phơi nhiễm cao, từ đó giảm tỳ lệ tổng số phơi nhiễm với khói thuốc lên
tới 40% [9]. Những người làm việc ở mơi trường có luật cấm hút thuốc lá có nguy cơ tiếp xúc với khói
thuốc ít hơn từ 3 - 8 lần so với những người khác [41], Bên cạnh đó, con số này tăng lên 5 - 10 lần nếu
người đó sống trong một mơi trường có chính sách cấm hút thuốc lá toàn diện [45]. Tại Scotland, lệnh
cấm hút thuốc lá toàn diện ban hành năm 2006 đã giảm đi tới 86% nông độ các chất ô nhiễm trong
khơng khí tại các qn rượu [30] và giàm tới 39% nồng độ nicotine trong nước bọt của những người
không hút thuốc [21], Trong khi đó ở New York, lệnh cấm hút thuốc lá ban hành năm 2003 đã 47%
giảm lượng nicotine trong nước bọt của những người



~ 11 ~

không hút thuốc [25]; tại New Zealand luật cấm hút thuốc toàn diện
ban hành năm 2004 đã giảm tới 90% việc phơi nhiễm với khói thuốc lá của
khách hàng tại các quán rượu [38].
Tuy nhiên, một chính sách tốt sẽ không bảo vệ người dân khỏi phơi nhiễm với khói thuốc nếu
thiếu đi sự tuân thủ luật pháp. Theo WHO, hiện nay có rất ít quốc gia có sự tuân thủ tốt luật cấm hút
thuốc lá. Những quốc gia giàu có hơn thì thường có sự tn thủ luật pháp cao hơn: có đến 4 trong tổng
số 5 quốc gia có thu nhập cao ban hành luật cấm hút thuốc lá trên toàn quốc đồng thời đạt được sự tuân
thủ ở mức cao trong khi chỉ có 3 trên tổng số 10 nước có thu nhập trung bình làm được điều này, và con
số này giảm xuống còn 0 khi xét đến các nước có thu nhập thấp [40]. Luật cấm hút thuốc lá được quy
định thực thi ở nhiều khu vực ưong đó cao nhất ở các cơ sờ y tế với 93 quốc gia có quy định (chiếm
khoảng 48% tổng số các quốc gia), tuy nhiên hiệu lực cùa luật cấm hút thuốc lá tại đây vẫn chưa cao, chi
có 36 quốc gia thực hiện được việc cấm hút thuốc lá ờ nơi công cộng đồng thời với sự tuân thủ cao của
người dân. Những nơi cơng cộng có sự tn thủ luật cấm hút thuốc lá cao khác lần lượt là: trên các
phương tiện giao thơng cơng cộng (50% trong những quốc gia có luật cấm hút thuốc lá) và các văn
phòng làm việc (49%) [40].
Hiệu lực của lệnh cấm hút thuốc lá ở nơi cơng cộng cịn kém, theo WHO, có hai cấp ngun
nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng đó: một là ngun nhân ở cấp quốc gia, và hai là nguyên nhân ở cấp cá
nhân [40], WHO cũng đã liệt kê một số những rào cản ở cấp quốc gia khi thực hiện chính sách cấm hút
thuốc lá, bao gồm: việc xây dựng những chính sách quá phức tạp, nặng nề, kém tồn diện và khó có thể
thực hiện được; việc thực thi luật không được thực hiện ở tất cả các cấp có thẩm quyền trên tồn quốc
gia; chưa coi cơng dân là trung tâm trong việc thực thi pháp luật; và cuối cùng là việc dự báo và ứng phó
với những mặt trái của ngành công nghiệp thuốc lá chưa được coi trọng. Bên cạnh đó, nguyên nhân ở
cấp cá nhân không chỉ do thiếu kiến thức về tác hại của thuốc lá mà đó cịn là việc thiếu tiếp cận với
những thơng tin về chính sách cấm hút thuốc lá. Theo một nghiên cứu trên đội ngũ nhân viên y tế ở
Trung tâm dịch vụ chăm sóc sức khỏe quốc gia (NHS) tại Anh, hầu hết bác sỹ, y tá ở đây đều không
thực hiện quy định cấm hút thuốc lá, không những vậy, hơn 50% trong số họ cho biết sẽ khơng phản ứng

gì khi bắt gặp người hút thuốc trong khu vực làm việc. Những nguyên nhân đưa ra phần lớn là do họ coi
đó khơng phải việc của mình, họ tơn trọng qun qut định


12

của đồng nghiệp, khơng những vậy, vẫn có một tỷ lệ không nhỏ các bác sỹ, y tá không tin tưởng vào luật
cam hút thuốc lá và tính hợp pháp của nó [38],

3. Tổng quan tài liệu trong nước
3.1.

Thực trạng hút thuốc lá tại Việt Nam

Theo kết quả Điều tra toàn cầu về hút thuốc lá ở người trưởng thành (GATS) năm 2010, tỷ lệ
hút thuốc lá tại Việt Nam là rất cao, có đen 15,3 triệu người trưởng thành hiện tại đang hút thuốc lá
(chiếm tỷ lệ 23,8%), trong đó tỷ lệ hút thuốc lá ở nam giới là 47,4%, ở nữ giới là 1,4%. Trong số những
người đang hút thuốc lá có đến 81,8% là hút thuốc hàng ngày. Độ tuổi trung bình bắt đầu hút thuốc lá
hàng ngày là 19,9 tuổi, ờ nam giới là 19,8 tuổi và nữ giới là 23,6 tuổi [35], Tỷ lệ hút thuốc lá cao cũng là
kết luận của Điều ưa toàn cầu về tình hình hút thuốc lá ở sinh viên y khoa (GHPSS) nghiên cứu tại Việt
Nam. Theo điều tra này, trong số các trường Đại học Y trên toàn quốc, tỷ lệ đã hút thuốc lá ở nam sinh
viên là 57,1% trong khi ở nữ là 19,8%. Điều tra này cũng cho biết thêm, khoảng 70 - 80% sinh viên cho
biết trường họ đã có những chính sách và biện pháp cấm hút thuốc lá nhung chưa được thực hiện một
cách có hiệu quà [8].
Theo điều tra GATS, có khoảng 55,9% trong tổng số người lao động được phỏng vấn cho biết
họ thường xuyên phải tiếp xúc với khói thuốc lá ở những noi làm việc trong nhà (68,7% ở nam và 41,4%
ở nữ). Bên cạnh đó, trong số những người không hút thuốc, tỷ lệ phơi nhiễm trung bình là 49%, trong đó
tỳ lệ phơi nhiễm ở nam giới là 62,8% và ở nữ giới là 41,3% [35]. Những địa điểm cơng cộng hay bị phơi
nhiễm với khói thuốc lá ở Việt Nam là quán cóc ven đường, quán café, nhà hàng, ở các cơ quan công sở,
các trường đại học và đặc biệt có ở những cơ sờ y tế. Tỷ lệ hút thuốc lá được báo cáo ở các cơ sở y tế

vẫn lên tới 23,6% mặc dù vào thời điểm Điều tra GATS được tiến hành, luật cấm hút thuốc lá ở nơi công
cộng, ưong đó có cơ sở y tế, đã được ban hành [35], Theo điều tra của Cơng đồn y tế Việt Nam và Tổ
chức Health Bridge (PATH Canada) tại 56 cơ sở y tế trong cả nước, có đến 63% cơ sờ có hàng bán
thuốc lá trong khn viên. Khoa khám bệnh là nơi quan sát có tình trạng hút thuốc khơng chỉ của người
nhà bệnh nhân mà cịn của nhân viên y tế phổ biến nhất: 52%, sau đó là phịng hành chính với tỷ lệ 41%,
ngay tại các phịng bệnh, tỷ lệ này cũng là 22% [31].


~ 13

3.2.

Việc ban hành luật cẩm hút thuốc lá nơi công cộng ở Việt Nam

Việt Nam là quốc gia thứ 47 phê chuẩn Công ước Khung và công ước này có hiệu lực vào ngày
17 tháng 03 năm 2005. Sau đó, vào ngày 21 tháng 08 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định
1315/QĐ - TTg phê chuẩn Kế hoạch hành động Cơng ước Khung về kiểm sốt thuốc lá [8].
Theo Chính sách quốc gia về kiểm sốt thuốc lá giai đoạn 2000 - 2010, hút thuốc lá là không
được phép ở nhà hát, công sở, cơ sở y tế, trường học và những nơi cơng cộng khác. Chì thị 12/2007/CT TTg khẳng định quyết tâm của Chính phủ khi ban hành lệnh cấm hút thuốc lá ở những nơi làm việc
trong nhà và nơi cơng cộng ví dụ như: thư viện, nhà hát, rạp chiếu phim, di tích lịch sử, địa điểm thể
thao, sân vận động, triển lãm và các phòng chờ ở nhà ga, bến xe bus, sân bay và bến càng. Sau đó, Quyết
định 1315 QĐ - TTg cũng đề cập rằng từ ngày 01 tháng 01 năm 2010, cấm hoàn toàn hành vi hút thuốc
lá các ở trường học, nhà trè, cơ sở y tế, thư viện, rạp chiếu phim, nhà hát, trung tâm vãn hóa cộng đồng
và những khu vực làm việc trong nhà, những nơi có nguy cơ cháy nổ và trên các phương tiện giao thông
công cộng. Tuy nhiên, GATS Việt Nam phát hiện ra rằng tỳ lệ phơi nhiễm với khói thuốc lá ở nơi làm
việc cũng như ở những địa điểm cơng cộng vẫn cịn rất cao: có đến 49% những người không hút thuốc
từ 15 tuổi trở lên tiếp xúc với khói thuốc lá ở những nơi làm việc trong nhà. Tỷ lệ bắt gặp người hút
thuốc ở các cơ quan Nhà nước, trên các phương tiện công cộng, cơ sở y tế và trường học lần lượt là
38,7%, 34,4%, 23,6%, 22,3% [35],
Mặc dù tỷ lệ ủng hộ luật cấm hút thuốc lá ở những nơi công cộng rất cao: 97,9% ờ cơ sờ y tế,

95,3% ở trên những phương tiện giao thông công cộng, và 93,8% ở nơi làm việc [35], nhưng những kết
quả trên cho thấy việc tuân thủ luật cấm hút thuốc lá tại Việt Nam cịn rất hạn chế. Do vậy, bên cạnh
việc duy trì hiệu lực cùa những lệnh cấm đang được ban hành, rất cần đưa ra những quy định nhằm ngày
càng thắt chặt hành vi hút thuốc lá. Không những thế, những chương trình truyền thơng giáo dục cộng
đồng nhàm nâng cao kiến thức và thực hành là cần thiết để mồi người dân có thể xây dựng mơi trường
khơng khói thuốc ở ngay trong nhà mình, từ đó có ý thức tuân thủ pháp luật khi tới những nơi công
cộng.


- 14 —

4. Một số thông tin chung về bệnh viện Bạch Mai - Hà Nội
Bệnh viện Bạch Mai là một trong số những bệnh viện lởn của Hà Nội nói riêng và của cả nước
nói chung. Bệnh viện Bạch Mai có 7 phịng chức năng, 21 khoa lâm sàng, 7 khoa cận lâm sàng, ngồi ra
trong khn viên bệnh viện cịn có 2 viện và 5 trung tâm chun môn với quy mô hơn 1400 giường
bệnh. Tổng số cán bộ y tế đang công tác tại bệnh viện khoảng 2000 (bao gồm khoáng 1800 thuộc biên
chế và hợp đồng của bệnh viện và 200 cán bộ y tế của Trường Đại học Y Hà Nội thường xuyên công tác
tại Bệnh viện). Hàng năm số lượng bệnh nhân đến khám vào khoảng 350.000 đến 450.000 người, số
bệnh nhân điều trị nội trú trung bình từ 50.000 đến 60.000 người. Tỷ lệ sử dụng giường bệnh ln trong
tình trạng q tải (trên 100%) [6].
Tỷ lệ hút thuốc lá cùa nhân viên y tế bệnh viện Bạch Mai ở mức cao. Theo nghiên cứu về tinh
hình hút thuốc lá được thực hiện bởi trường Đại học Y Hà Nội năm 2004 với 590 cán bộ đang công tác
tại bệnh viện Bạch Mai, tỷ lệ cán bộ y te đang hút thuôc vào khoảng 41%. Bên cạnh đó, trên 85% số cán
bộ ở đây thể hiện sự hiểu biết và đồng tình với vai trò quan trọng của nhân viên y tế đối với việc làm tấm
gương và giúp người bệnh bỏ thuốc. Có đến gần 90% số cán bộ đồng tình với các biện pháp kiểm sốt
thuốc lá, tuy nhiên vẫn cịn một số người không chắc chắn, không đồng ý hoặc hồn tồn khơng đồng ý
với một số biện pháp như: giá thuốc lá cần tăng mạnh (6,8%), cấm hoàn toàn quàng cáo các sản phẩm
thuốc lá (5,7%), cấm hút thuốc lá ở nơi công cộng (1,9%) [31]...
Quyết định 1315/QĐ - TTg về việc cấm hút thuốc lá nơi công cộng đã được Ban Giám đốc bệnh
viện quán triệt đối với cán bộ, nhân viên y te từ những ngày đầu tiên. Tuy nhiên theo Cơng đồn cùa

bệnh viện, việc triển khai thực hiện “mới chì được tiến hành trong vịng mấy tháng trở lại đây”. Cũng
theo đồng chí Phó chù tịch Cơng đồn, sự phối hợp giữa Ban Giám đốc và Cơng đồn bệnh viện về việc
tun truyền khơng hút thuốc lá trong cán bộ nhân viên tại bệnh viện là “khá chặt chẽ” nhưng chi mới
dừng lại ờ mức “tuyên truyền, tập huân các trưởng khoa, trưởng phòng về để nhắc nhở anh em không
hút thuốc lá tại nơi làm việc thôi”. Theo quan sát ban đầu, mặc dù trong các phịng hành chính, khu
khám bệnh và điều trị, căn tin và hành lang của bệnh viện đều xuất hiện những biển báo “Cấm hút thuốc
lá”, tuy nhiên các



×