Tải bản đầy đủ (.docx) (78 trang)

Luận văn đánh giá công tác quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện y học cổ truyền tư năm 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (829.72 KB, 78 trang )

MAI VÀN SÂM
ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ TRANG THIẾT BỊ Y TẾ TẠI BỆNH
VIỆN Y HỌC CỎ TRUYỀN TRUNG ƯƠNG
NÃM 2011
LUẬN VÃN THẠC SỸ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
MÃ SÓ CHUYÊN NGÀNH:60.72.77

Hướng dẫn khoa học: TS. BS. LƯƠNG NGỌC KHUÊ


LỜI CẢM ƠN
Sau 2 năm học tập tại trường Đại học Y tế công cộng, được sự giúp đỡ, hướng dẫn và
quan tâm cùa các thầy, cô, các bạn học, đồng nghiệp và gia đĩnh, tôi xin gừi lời cảm ơn trân
trọng nhát tới:
Các thầy, cô giáo trường Đại học Y tế công cộng đã tận tĩnh giảng dạy, hướng dẫn và
giúp đỡ tơi hồn thành khóa học về Qn lý Bệnh viện.
TS.BS. Lương Ngọc Khuê, giáo viên hướng dan là người đã góp ỷ, sửa chữa và nhiệt
tĩnh hướng dan, chỉ bào để tơi hồn thành luận văn này.
Tơi cũng xin chân thành cảm ơn Thạc sỹ Bùi TỦ Quyên, Thạc sỹ Ngưyẽn Đức Thành đã
giúp đỡ tôi trong quả trĩnh làm luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Ban giảm đốc Bệnh viện Y học cổ trưyền Trung ương, các cán bộ
y tế tại các khoa, phòng trong bệnh viện đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quả trình thu thập
sổ liệu.
Các bạn bè lớp Cao học Quàn lý Bệnh viện khóa II đã chia sẻ kinh nghiệm học tập,
động viên và giúp đỡ tôi suốt quá trình học tập trong 2 năm qua.
Gia đỉnh tơi, vợ và hai con tôi, những người đã cùng tôi chia sẻ những khó khăn vất vả,
những buồn vui, là nguồn động viên, nâng đỡ tôi trong suốt thời gian học tập vừa qua.
Một lần nữa tôi xin gửi lời cảm ơn chăn thành và sáu sắc nhấtl

Mai Văn sâm



i

DANH MỤC CÁC CHỮ VIÉT TẲT
BHXH:

Bảo hiểm xã hội

BHYT:

Bào hiểm y tế

BN:

Bệnh nhân

BS:

Bác sĩ

BV:

Bệnh viện

CBKT:

Cán bộ kỹ thuật

CBYT:


Cán bộ y te

CSSK:
GĐ:

Chăm sóc sức khỏe
Giám đốc

GS:

Giám sát

KCB:
KHTH:

Khám chữa bệnh
Kế hoạch tổng hợp

KS:

Kỹ su

KTV:

Kỹ thuật viên

NSNN:
NVYT:

Ngân sách nhà nước

Nhân viên y tế

PGĐ:

Phó giám đốc

TCKT:

Tài chính kế tốn

TTBYT:

Trang thiết bị y tế

Tư:

Trung ưcmg

VTTH :

Vật tư tiêu hao

VT-TBYT: Vật tư- thiêt bị y tế
XHH :

Xã hội hỏa


MỤC LỰC
ĐẶT VÁN ĐÈ..........................................................................................................1

MỤC TIÊU NGHIÊN cửu........................................................................................5
Chương 1: TỎNG QUAN TÀI LIỆU......................................................................6
1.1. Khái niệm về TTBYT...................................................................................................6
1.2. Thực trạng trang thiết bị y tế ở Việt Nam..................................................................6
1.3. Chu trình về quản lý TTB YT....................................................................................8
1.3.1. Quản lý công tác mua sắm TTB YT................................................................8
1.3.2. Quản lý hiện trạng TTBYT............................................................................9
1.3.3. Quản lý bảo dưỡng và sừa chữa TTBYT......................................................12
1.4. Quy trình bảo dưỡng và sửa chữa 1TBYT tại các bệnh viện.....................................14
1.5. Thực trạng công tác quàn lý 1TBYT tại bệnh viện y học cổ truyền TƯ....................15

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu...........................................................17
2.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................................17
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................17
2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn......................................................................................17
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ.........................................................................................18
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.............................................................................18
2.3. Thiết kế nghiên cứu...................................................................................................18
2.4. Mầu và phương pháp chọn mẫu.................................................................................19
2.5. Phương pháp thu thập số liệu.....................................................................................19
2.5.1. Số liệu định tính..............................................................................................19
2.5.2. Số liệu định lượng...........................................................................................20
2.6. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu.....................................................................21
2.7. Các biến số nghiên cứu, các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá.....................21
2.7.1. Các biến số chung...........................................................................................21
2.7.2. . Các biến số phần quản lý khai thác sử dụng TTBYT...................................22
2.7.3. Các biến số phần quản lý hiện trạng TTBYT.................................................23
2.7.4. Các biến số phần quản lý chất lượng TTBYT................................................24
2.7.5. Các biến sổ phần quản lý bảo dưỡng, sửa chữa


TTBYT...........................25


2.8. Khía cạnh đạo đức nghiên cứu...................................................................................25

Chưong 3: KÉT QUẢ NGHIÊN cứu......................................................................27
3.1. Thông tin chung về các trang thiết bị y tế tại các khoa Dược, Đông y thực nghiệm, Điều trị
tăng cường và khoa Ngoại trong bệnh viện Y học cổ truyền TƯ..............................27
3.2. Thực trạng công tác quản lý hiện trạng trang thiết bị y tế trong các khoa/phòng.....30
3.3. Thực trạng công tác quản lý khai thác sử dụng các trang thiết bị y tế tại các khoa/phòng
tham gia nghiên cứu:...................................................................................................32
3.4. Thực trạng công tác quàn lý chất lượng các trang thiết bị y te trong khoa/phòng....34
3.5. Thực trạng công tác quản lý bảo dưỡng, sửa chữa các trang thiết bị y tế trong khoa/phịng
35

Chưong 4: BÀN LUẬN..........................................................................................39
4.1. Thơng tin chung và thực trạng công tác quản lý hiện trạng các TTBYT tại các khoa Dược,
Đông y thực nghiệm, Điều trị tăng cường và khoa Ngoại Bệnh viện Y học cổ truyền TƯ,
năm 2011....................................................................................................................39
4.2. Thực trạng công tác quàn lý khai thác sử dụng các 1TBYT tại các khoa Dược, Đông y thực
nghiệm, Điều trị tăng cường và khoa Ngoại Bệnh viện Y học cổ truyền TƯ, năm
2011............................................................................................................................41
4.3. Thực trạng công tác quản lý chất lượng các TTBYT tại các khoa Dược, Đông y thực
nghiệm, Điều trị tăng cường và khoa Ngoại Bệnh viện Y học cô truyền TƯ, năm 2011
42
4.4. Thực trạng công tác quàn lý bảo dưỡng, sửa chữa các T1BYT tại các khoa Dược, Đông y
thực nghiệm, Điều trị tăng cường và khoa Ngoại Bệnh viện Y học cổ truyền TƯ, năm
2011............................................................................................................................43

Chưong 5: KÉT LUẬN...........................................................................................45

Chưong 6: KHUYẾN NGHỊ...................................................................................47
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................49
PHỤ LỤC...............................................................................................................52


MỤC LỤC
ĐẶT VÁN ĐÈ..........................................................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN cứu........................................................................................5
Chương 1: TÔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................................6
1.1. Khái niệm về TTBYT....................................................................................................6
1.2. Thực trạng trang thiết bị y tế ở Việt Nam...................................................................6
1.3. Chu trình về quản lý TTBYT......................................................................................8
1.3.1. Quản lý công tác mua sắm TTB YT................................................................8
1.3.2. Quản lý hiện trạng TTBYT.............................................................................9
1.3.3. Quản lý bảo dường và sửa chữa TTBYT......................................................12
1.4. Quy trình bảo dưỡng và sửa chữa 1TBYT tại các bệnh viện......................................14
1.5. Thực trạng công tác quản lý 1T BYT tại bệnh viện y học cổ truyền TƯ...................15

Chưomg 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu...........................................................17
2.1. Đoi tượng nghiên cứu.................................................................................................17
2.1.1. Đổi tượng nghiên cứu...................................................................................17
2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn......................................................................................17
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ........................................................................................18
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu..............................................................................18
2.3. Thiết kế nghiên cứu.....................................................................................................18
2.4. Mầu và phương pháp chọn mẫu.................................................................................19
2.5. Phương pháp thu thập số liệu......................................................................................19
2.5.1. Số liệu định tính.............................................................................................19
2.5.2. Số liệu định lượng.........................................................................................20
2.6. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu.....................................................................21

2.7. Các biến số nghiên cứu, các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá......................21
2.7.1. Các biến số chung...........................................................................................21
2.7.2. . Các biến số phần quảnlý khai thác sử dụng TTBYT.................................22
2.7.3. Các biến số phần

quảnlý hiện trạng TTBYT............................................23

2.7.4. Các biến số phần

quảnlý chất lượng TTBYT...........................................24

2.7.5. Các biến số phần

quảnlý bảo dưỡng, sửa chữaTTBYT............................25


V

thực nghiệm chi có 28,3 TTBYT có tài liệu hướng dẫn bảo dưỡng, sửa chừa. Đối với công tác
quản lý khai thác sử dụng TTBYT có sự chênh lệch tỷ lệ tương đối lớn giữa các khoa, như tại
khoa Đông y thực nghiệm có tỷ lệ rất thấp các TTBYT có ke hoạch liên doanh liên kết (6,5%) so
với các khoa cịn lại như khoa Ngoại ( 66,7%). Cơng tác quản lý chất lượng TTBYT tương đối
tốt, thể hiện là 100% TTBYT tại 04 khoa nghiên cứu đều được lap đặt theo đúng yêu cầu của
nhà sản xuất, các thiết bị đều đảm bảo tính an tồn khi sử dụng. Cuối cùng là công tác bảo
dưỡng, sửa chữa TTBYT, riêng khoa Đơng y thực nghiệm có tỳ lệ thấp 6,5% TTBYT có bào
dưỡng dự phịng, 19,6% TTBYT được sửa chữa cấp cứu khi hỏng hóc bất thường, cịn lại các
khoa Ngoại, khoa Dược, khoa Điều trị tăng cường đều có tỳ lệ rất cao từ 95% đến 100%
TTBYT được bảo dưỡng và sửa chữa.



1

ĐẶT VÁN ĐỀ
Trang thiết bị y tế là một trong những yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả, chất
lượng cơng tác chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân. Trang thiết bị hỗ trợ đắc lực cho cán
bộ, nhân viên y tế trong khám, chẩn đoán, điều trị và phục hồi chức năng có hiệu quả các
căn bệnh từ đorn giản đến phức tạp, hiểm nghèo [21].
Trong những thập kỷ qua, nhiều thành tựu lớn về khoa học công nghệ như: điện tử,
tin học, vi xử lý, điều khiển từ xa, kỹ thuật số đã được ứng dụng vào ngành y tế để
nghiên cứu và sản xuất ra nhiều thiết bị y tế hiện đại thế hệ mới để chẩn đoán và điều trị.
Trang thiết bị y tế là một trong 3 thành phần quan trọng nhất của bệnh viện gồm:
y, dược và trang thiết bị hay nói cách khác: Thầy thuốc, thuốc và trang thiết bị. Ba lĩnh
vực này được gắn kết với nhau thành kiềng 3 chân, nếu thiếu một trong 3 thành phần này
thì bệnh viện khơng hoạt động được[16].

Hình 1: Mối liên hệ giữa Thầy thuốc - Thuốc - TTBYT với Người bệnh


Ngày nay trang thiết bị y tế đã được sử dụng rộng rãi trong các bệnh viện từ tuyến
trung ương đến địa phương để thăm khám, chẩn đoán, điều trị và phục hoi chức năng cho
người bệnh. Các thiết bị xét nghiệm sinh hoá và huyết học ngày nay rất hiện đại được vi tính
hố, cỏ bộ vi xử lý, chúng làm việc theo chương trình phần mềm đã cài sẵn và tự động hoàn
toàn, bác sỹ chỉ cần bẩm nút và máy sẽ in ra kêt quả.
Trang thiết bị y tế là những thiết bị có giá trị từ vài chục nghìn đến hàng trăm tỳ’ đồng.
Theo tổng kết của Tổ chức y tế thế giới, ví dụ đối với một nước phát triển kinh phí dành cho
ngành y tế để mua sắm vật tư thiết bị y tế là 650 triệu USD/ năm, trong khi đó kinh phí dành
cho thuốc chỉ có 400 ưiệu USD/ năm [3],
Quàn lý TTBYT bao gồm các hoạt động quản lý như: mua sắm TTBYT, quản lý khai
thác sử dụng, quản lý hiện trạng, quản lý chất lượng trang thiết bị, quản lý bảo dưỡng và sửa
chữa, đánh giá hiệu quả sử dụng và thanh, sử lý TTBYT. Ngồi ra cơng tác quản lý TTBYT

còn bao gồm việc đánh giá nhu cầu mua sắm TTBYT trước khi quyết định mua, kinh nghiệm
quản lý BV[ 16]... thực hiện tốt các hoạt động quản lý này sẽ phát huy tối đa hiệu quả sử dụng
của các TTBYT trong các cơ sở y tế.
Tại Việt Nam, trong những năm vừa qua Bộ Y tế đã đầu tư nâng cấp cho nhiều cơ sở y
tế thuộc các lĩnh vực Y tế dự phòng, Khám chữa bệnh, Y học cổ truyền... Tuy nhiên, TTBYT
hiện nay của các BV nhìn chung cịn thiếu, chưa đồng bộ và lạc hậu so với các nước trong khu
vực. Hầu hết các TTBYT đang sử dụng tại các cơ sờ y tế chưa được định kỳ kiểm chuẩn, bảo
dưỡng và sửa chữa, không đủ nguồn vốn để đầu tư và đổi mới, nhiều đơn vị khơng đủ kinh phí
đê mua VTTH sừ dụng cho BN khi sử dụng TTBYT. Trình độ của cán bộ chuyên môn y tế
chưa đủ để khai thác hết tính năng kỹ thuật và cơng suất của TTBYT hiện có[ 16]. Năng lực
của cán bộ kỹ thuật sử dụng TTBYT chưa theo kịp những đổi mới về kỹ thuật và công nghệ.
Hiện nay, TTBYT tại các cơ sở y tế rất đa dạng, phong phú về chủng loại, đựơc đầu tư bàng
các nguồn vốn khác nhau, nhưng cũng chưa đáp ứng được việc phục vụ số lượng BN ở các
BV. Trình độ của người trực tiếp sử dụng TTBYT và


3

trình độ chun mơn của các CBKT chưa theo kịp phát triển về công nghệ của các TTBYT.
Bệnh viện Y học cổ truyền TƯ là BV Trung ương đầu nghành về y học cổ truyền trực
thuộc Bộ Y tế. Tuy nhiên nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người bệnh ngày càng
cao, Bộ Y tế đã cấp kinh phí để bệnh viện Y học cổ truyền TƯ trang bị gần 400 TTBYT, trong
đó có nhiều TTBYT hiện đại tương đương như các bệnh viện TƯ khác. Chi tiêu giường bệnh kế
hoạch là 470, trong đó 320 giường nội trú và 150 giường nội trú ban ngày. Bệnh viện có 28 khoa
phịng bao gồm 10 khoa lâm sàng, 07 khoa cận lâm sàng, 07 phòng chức năng và 04 trung
tâm[5].
Nghiên cứu, đánh giá các hoạt động quản lý sử dụng TTBYT là một nhu cầu cần thiết,
nhằm tìm ra những mặt tích cực và hạn chế của hệ thống to chức, quản lý sử dụng TTBYT, làm
cho hệ thống tổ chức ngày càng hoạt động hiệu quả hơn trong lĩnh vực TTBYT, phục vụ tốt
cơng tác chăm sóc sức khoè nhân dân. Thực tế công tác nghiên cứu, đánh giá thực trạng quản lý,

sử dụng TTBYT chưa được các cơ sở y tế chú ý và đầu tư thích đáng, hầu như rất ít đề tài đề cập
đến vấn đề này ở Việt Nam đặc biệt là ở BV Y học cổ truyền TƯ. Nếu như các cơ sở y tế
thường xuyên tiến hành đánh giá thực trạng công tác quản lý và sử dụng hiệu quả TTBYT thì sẽ
giúp cho lãnh đạo các BV làm tốt công tác quản lý BV, làm tốt công tác KCB.
Với những trang thiết bị hiện có của bệnh viện Y học cổ truyền TƯ nếu làm tốt công
tác quản lý hiện trạng, quản lý khai thác sử dụng, quản lý chất lượng và quản lý bảo dưỡng, sửa
chừa TTBYT thì đã góp phần rất lớn dẫn tới thành công trong công tác quản lý TTBYT. Vậy
công tác quản lý hiện trạng TTBYT tại bệnh viện Y học cổ truyền TƯ đã thực sự tốt?, công tác
khai thác sử dụng TTBYT đã thực sự hồn thiện?, cơng tác quản lý chất lượng TTBYT đã thực
sự đạt chất lượng? và công tác quản lý bảo dưỡng, sửa chữa TTBYT của bệnh viện hiện tại có
đáp ứng được bao nhiêu phần trăm của nhu cầu thực te?. Nghiên cứu, đánh giá tất cả các hoạt
động quản lý sử dụng TTBYT cần một quá trình lâu dài, địi hỏi nhiều thời gian, nhiều nguồn
lực. Do đó, với thời gian và nguồn lực hạn chế, học viên chỉ chọn


4

bốn vẩn đề quản lý TTB YT sau để nghiên cứu tại BV Y học cổ truyền
Tư bao gồm: quản lý hiện trạng, quàn lý khai thác sử dụng, quản lý chất
lượng và quản lý bảo dưỡng, sửa chữa TTBYT .
Nghiên cứu sẽ giúp ích rất nhiều cho ban lãnh đạo BV xây dựng kế hoạch định hướng,
xây dựng các biện pháp can thiệp để cải thiện, nâng cao chất lượng KCB tại BV. Qua đó, BN ở
Hà Nội hoặc cà nước đến khám và điều trị tại bệnh viện Y học cổ truyền TƯ sẽ được phục vụ
với chất lượng KCB cao .
Là một học viên Thạc sĩ Quản lý bệnh viện, việc tìm hiểu và nghiên cứu các vấn đề liên
quan đến quàn lý tại một bệnh viện trong thực tế là một việc vô cùng quan trọng giúp cho học
viên áp dụng những kiến thức đã được trang bị vào nghiên cứu và phân tích thực trạng để từ đó
đề xuất giải pháp và rút ra những kinh nghiệm quý giá cho bản thân mình.
Qua quá trình tìm hiểu, thống kê, điều tra khảo sát tại BV, được sự đồng ý của Bệnh
viện, học viên đã lựa chọn đề tài: “Đánh giá công tác quản lý sử dụng trang thiết bịy tế tại

Bệnh viện Y học cổ truyền trung ương năm 2011 ” làm đề tài nghiên cứu.
Đe tài tập trung nghiên cứu về TTBYT và công tác quản lý sử dụng TTBYT tại Bệnh
viện Y học cổ truyền TƯ.

*


MỤC TIÊU NGHIÊN cứu
1. Đánh giá công tác quản lý hiện trạng TTBYT tại khoa Ngoại, khoa Điều trị tăng
cường, khoa Đông y thực nghiệm và khoa Dược-BV Y học cổ truyền TƯ năm 2011.
2. Đánh giá công tác quản lý khai thác sử dụng TTBYT tại khoa Ngoại, khoa Điều trị
tăng cường, khoa Đông y thực nghiệm và khoa Dược-BV Y học cổ truyền TƯ năm
2011.
3. Đánh giá công tác quản lý chất lượng TTBYT tại khoa Ngoại, khoa Điều trị tăng
cường, khoa Đông y thực nghiệm và khoa Dược-BV Y học cổ truyền TƯ năm 2011 .
4. Đánh giá công tác quản lý bảo dưỡng, sửa chữa TTBYT tại khoa Ngoại, khoa Điều trị
tăng cường, khoa Đông y thực nghiệm và khoa Dược-BV Y học cổ truyền TƯ năm
2011.


6

Chương 1
TỐNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái niệm về TTBYT
TTBY bao gồm các loại thiết bị, dụng cụ, phương tiện phục vụ cho các hoạt động chãm
sóc và bảo vệ sức khoẻ của nhân dân, là loại hàng hoá đặc biệt, chủng loại đa dạng và luôn được
cập nhật ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ mới, thế hệ công nghệ luôn thay đổi [21]
Theo ủy ban tư vấn về tiêu chuẩn chất lượng/nhóm cơng tác về sản phẩm TTBYT
(ACCSQ - MDPWG) thì: TTBYT là những dụng cụ, bộ dụng cụ, thiết bị máy móc, vật dụng,

mơ cấy, thuốc thừ trong phịng thí nghiệm, phần mềm, ngun vật liệu hay các vật phẩm tương
tự hoặc có liên quan khác dùng trong ngành y tế[3]:
+ Chẩn đốn, phịng ngừa, theo dõi, điều trị hay làm nhẹ bệnh.
+ Chẩn đoán, theo dõi, điều trị, làm dịu hay phục hồi chấn thương.
+ Kiểm tra, thay thế, điều chỉnh hoặc hồ trợ công tác giải phẫu hay các quy trình sinh
lý khác.
+ Hỗ trợ hoặc duy trì sự sống.
+ Kiểm sốt sự thụ thai.
+ Khử trùng các thiết bị y tế.
+ Cung cấp thơng tin cho mục đích chẩn đốn y học bằng phương pháp thử nghiệm
trên cơ thể con người.
Thiết bị y tế được sử dụng độc lập sẽ không phát huy được hiệu quả như mong muốn
trên cơ thể con người, cần phải phối hợp các phương pháp như: dược lý học, miễn dịch học hay
trao đổi chất thì chức năng của chúng mới hoàn thiện hơn và đạt hiệu quả cao hơn .

1.2. Thực trạng trang thiết bị y tế ở Việt Nam
Những kết quả ban đầu về điều tra TTBYT trong cả nước (1991 -1994) do Vụ trang
thiết bị và Cơng trình y tế - Bộ Y tế tiến hành [24]:




7

J Tuyến TW: Chỉ đạt 40% về chủng loại và số lượng. Hiệu quả trong chẩn đoán và điều trị
đúng tính năng kỳ thuật chỉ đạt 20%.
J Tuyến tinh - thành phố: Chỉ đạt 30% về chủng loại và số lượng. Hiệu quả trong chẩn
đốn và điều trị đúng tính năng kỹ thuật chỉ đạt từ 10% - 15%.
J Tuyến quận -huyện: TTBYT hầu hết vào loại kém và lạc hậu, nhiều cơ sở cịn thiếu cả
dụng cụ thơng thường.

J Một số huyện vùng sâu, vùng xa vẫn đang sừ dụng những TTBYT từ những năm 1980.
Tại các bệnh viện tỉnh, các khoa chủ yếu như: chẩn đốn hình ảnh, xét nghiệm sinh
hố, phịng mổ và hồi sức cấp cứu đã được trạng bị một số thiết bị cơ bản: Máy X quang cao
tần - tãng sáng truyền hình, máy siêu âm, máy nội soi, máy xét nghiệm sinh hoá nhiều chỉ số,
máy xét nghiệm huyết học, máy gây mê, máy thở, máy sốc tim, máy theo dõi BN...
Các trung tâm y tế đã được trang bị những thiết bị chẩn đốn thiết yếu, hầu hết đã có
máy X-quang với cơng suất phù hợp, mảy siêu âm chẩn đốn và xe ô tô cứu thương. Các trạm
y tế xã đã được cung cấp các thiết bị, dụng cụ cần thiết để phục vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu
và thực hiện các dịch vụ về dân số ke hoạch hoá gia đình.
TTBYT cùa Việt Nam hiện nay nhìn chung cịn thiếu, chưa đồng bộ và lạc hậu so với
các nước trong khu vực. Hầu hết TTBYT đang sử dụng tại các cơ sở y te chưa được định kỳ
kiểm chuẩn, bảo dưỡng và sửa chữa, không đủ nguồn vốn để đầu tư và đổi mới, nhiều địa
phương không đủ kinh phí để mua VTTH. Trình độ của đội ngũ cán bộ chuyên môn y tế chưa
đủ để khai thác hết tính năng và cơng suất của trang thiết bị hiện có. Năng lực của CBKT sửa
chữa TTBYT chưa đáp ứng kịp những đổi mới về kỹ thuật và công nghệ. Chất lượng đào tạo,
bổ trí sử dụng nhân lực chuyên mơn về kỳ thuật thiết bị y tế cịn thấp so với yêu cầu [16].




8

1.3. Chu trình về quản lý TTBYT
1.3.1. Quản lý cơng tác mua sắm TTBYTỊ16Ị
1.3.1.1. Hoạt động mua sắm TTBYT
về góc độ quàn lý, hoạt động mua sẩm TTBYT phải đảm bảo những yêu cầu cơ bản sau:
a. Kịp thời
b. Đủ dùng
c. Đúng chùng loại
d. Chất lượng cao

e. Chi phí thấp nhất (tại thời điểm mua)
f. Đúng thủ tục, quy chế về quản lý mua sắm của Nhà nước .
g. Đáp ứng được 6 yêu cầu trên, đòi hỏi người quàn lý, bộ phận quản lý phải có trình độ
chuyển mơn và kinh nghiệm công tác. Tuy nhiên với những thiết bị y tế hiện đại, đồng
bộ, giá trị kinh tế cao thì việc chọn mua được thiết bị có cấu hình phù hợp với yêu cầu
sử dụng, chất lượng tốt, đúng thủ tục, quy chế và giá cả hợp lý là rất khó.
Điều đó khó vì chúng ta thiếu kinh nghiệm, thiếu kiến thức đối với các TTB YT mới
được đưa vào sử dụng tại Việt Nam, trong lúc những loại TTB YT mới được sử dụng trong
Ngành y tế ngày càng nhiều, thiếu thông tin về nhà sản xuất TTBYT, thiếu thông tin về giá.
Mặt khác, trong công tác quản lý Nhà nước, các quy chế, thủ tục mua sam ln thay
đổi, địi hỏi người quản lý ln phải cập nhật kiến thức chuyên môn, cũng như hệ thống văn
bản quy chế pháp luật đê có thê triên khai hoạt động mua săm đạt kết quả tốt nhất.
1.3.1.2. Phương thức chọn mua sắm thiết bị y tế
Để chọn mua được thiết bị y tế đáp ứng yêu cầu chuyên môn, đúng với tiêu chuẩn phân
tuyến kỹ thuật và giá cả họp lý cần có các yêu cầu sau đây:
a. Có đầy đủ tài liệu kỹ thuật (catolog) chào hàng loại thiết bị y tế cần mua của ít nhất 4
hãng nổi tiếng trên thế giới hoặc trong nước để làm cơ sở so sánh (cấu hình, tiêu chuẩn
kỹ thuật và chất lượng).


9

b. Có chứng chỉ đánh giá chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế.
c. Thiết bị có khả năng ghép nối và nâng cấp.
d. Đào tạo, hướng dẫn sử dụng và bảo dưỡng thiết bị.
e. Có khả năng cung cấp vật tư tiêu dùng và phụ tùng thay thế giá thấp ít nhất là 5 năm
khi hết thời gian bảo hành.
f. Thời gian bảo hành là bao lâu (12 tháng, 24 tháng, 36 tháng)
g. Uy tín của nhà cung cấp trên thị trường Việt Nam.
1.3.1.3. Lập kế hoạch mua sắm vật tư tiêu hao, phụ tùng, thay thế và thiết bị, dụng cụ y tế.

Công việc lập kế hoạch mua sắm VTTH, phụ tùng thay thế, dụng cụ và TTBYT là một
trong những chức năng chủ yếu của phòng vật tư kỹ thuật.
Lập kế hoạch mua sắm vật tư tiêu hao, phụ tùng thay thế, dụng cụ và TTBYT phải tiến
hành theo tháng, quý và năm.
Đối với phụ tùng thay thế và dụng cụ như: Các linh kiện thay thế cho máy X-quang,
máy điện tim, điện não... và các dụng cụ dùng trong khám, chẩn đoán và điều trị, các dụng cụ
phục vụ cho phòng mổ phải tiến hành lập kế hoạch theo quý trên cơ sở nhu cầu của các khoa
phòng gửi về phòng hay tổ vật tư của BV.
1.3.2. Quản lý hiện trạng TTBYTỊ16]
Một số nội dung chính trong quản lý hiện trạng TTBYT:
♦ Quản lý số đầu máy/ địa điểm lắp đặt/ đơn vị quản lý.
♦ Quản lý tài liệu kỹ thuật liên quan đến thiết bị (tài liệu hướng dẫn sử dụng, tài liệu
hướng dẫn bảo dưỡng sửa chừa)

Lập hướng dẫn sử dụng
Đây là văn bàn quy phạm kỹ thuật cần in đậm đọc, trên khổ giấy A4 có chữ ký của thủ
trưởng và đóng dấu.


10

Nội dung hướng dẫn gồm từng mục, đơn giản, rõ ràng ngắn gọn, dễ hiểu. Thường
hướng dẫn sử dụng gồm các nội dung:
a. Kiểm tra trước khi mở máy.
b. Trình tự vận hành
c. Tắt máy vệ sinh

Nhật ký sử dụng máy
Sau mỗi lần sử dụng máy, thiết bị - vận hành phải ghi vào nhật ký' vận hành những
thông tin sau: Ngày, tháng, năm sử dụng/ số giờ sừ dụng/ đối tượng thăm khám (mẫu đo, bệnh

nhân khám) tình trạng thiết bị/ người sử dụng.
Nếu máy có sự cố trong ca làm việc phải báo trưởng đơn vị, báo phòng vật tư TTB
cùng làm biên bản xác định mức độ hỏng hóc, nguyên nhân, hướng khẳc phục.
Việc ghi nhật ký đầy đủ ngày sẽ giúp cho công tác đánh giá hiệu quả khai thác sử dụng
và tính được hiệu quả đầu tư.

Lập sổ theo dõi
Sổ quản lý thiết bị - Còn gọi là lý lịch thiết bị. Mỗi cuốn lý lịch dùng cho thiết bị, trong đó cần
ghi các thơng tin:
> Tên thiết bị, ký mã hiệu, model, nước sản xuất.
> Cấu hình (bao gồm thiết bị chính và những thiết bị ngoại vi)
> Nám nhận thiết bị
> Giá tiền
> Nguồn kinh phí
> Đơn vị cung cấp thiết bị
> Tên người quản lý trực tiếp
> Vị trí lắp đặt
> Tình trạng thiết bị lúc tiếp nhận
Và các trang để ghi :
V Số lần hỏng hóc
V Ngày dừng máy để sửa chữa




1
1

J Bộ phận đã sửa chữa
J Chất lượng (các chức năng của máy) sau sửa chữa.

J Di, biến động của thiết bị (bao gồm cả phầm mua sắm nâng cấp, chuyên đon vị,
người sử dụng)
Một số đon vị đã triển khai công tác quản lý trang thiết bị theo chưong trình phần mềm
được cài đặt trên máy tính.

Biền bản kiểm chuẩn
Biên bản kiểm chuẩn là tài liệu ghi lại các kết quả trong quá trình kiểm chuẩn, đặc biệt
là các số liệu và kết quả của việc kiểm đo lường. Đây là tài liệu gốc có tính chất pháp lý quan
trọng vì nỏ là cơ sở để đánh giá, phân tích kết quả kiểm chuẩn. Người kiểm chuẩn, phương tiện
đo phải ghi lại đầy đủ và trung thực các số liệu, khơng được tùy tiện vứt bị các số liệu mà mìn
cảm thấy vơ lý.

Chứng chỉ kiểm chuẩn
Theo định kỳ 6 tháng hoặc 12 tháng (tuỳ theo từng thiết bị) tất cả TTBYT đang sử dụng
tại các cơ sở phải được cơ quan có thẩm quyền đến kiểm định và cấp chứng chỉ.
Hiện nay, trong ngành y tế công việc này tiến hành còn rất hạn chế, tuỳ tiện do những
lý do chủ quan và khách quan dưới đây :
J Pháp lệnh đo lường chưa được chấp hành nghiêm trong hoạt động chăm sóc bảo vệ sức
khoẻ.
J Trong phân bổ kinh phí hàng nãm chưa có hạng mục : Kinh phí kiểm chuẩn TTBYT.
Trang thiết bị đo chuẩn, trình độ cán bộ, lực lượng cán bộ cùa phòn đo chuẩn thuộc
viện TTB và cơng trình y tế chưa đáp ứng được yêu cầu, kiểm chuẩn TTB YT của các
ơ sở trong ngành.
Tuy nhiên trong một vài năm gần đây Viện TTB - CTYT đã được trang bị một sổ thiết
bị đo chuẩn, tổ chức nhiều lớp tập huấn và đã được cấp giấy uỷ quyền kiểm chuẩn một số thiết
bị như : Kiểm tra độ an toàn tia xạ, chất lượng các máy X-


1
2


quang, CT-Scaner, nhiệt kế y học, huyết áp kế, thiết bị áp lực trong y
tế...nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của Ngành.
1.3.3. Quản lý bảo dưỡng và sửa chữa TTBYT[16]
1.3.3.1. Bảo dưỡng TTBYT
Bảo dưỡng TTBYT là tiến hành bảo dưỡng theo kế hoạch. Dựa vào sổ lượng, chủng
loại TTBYT trong phạm vi quản lý, người phụ trách xây dựng lịch bảo dưỡng theo yêu cầu cụ
thể cùa từng loại thiết bị (yêu cầu bảo dưỡng theo ngày, tuần, tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm),
sổ giờ và trình độ cán bộ kỹ thuật cần đê tiến hành một sổ hoạt động bảo dưỡng để làm cơ sở
phân công cơng việc cho từng người và qua đó tổng hợp yêu cầu về nhân sự trong phòns :
J Số kỹ sư, kỹ thuật viên y sinh học.
J Kỹ sư, kỹ thuật viên tin học
J Kỹ sư, cơng nhân cơ khí.
J Các cán bộ kỹ thuật khác.
Trên cơ sở lịch công tác và
chức năng nhiệm vụ cùa từng người
đã được quy định - từng cán bộ có trách nhiệm thực hiên theo đúng quy định, kết quả công
việc, xác nhận trên cơ sở biên bàn bảo dưỡng được xác nhận giữa người bảo dưỡng và người
quản lý thiết bị.
Để đơn giản, điều này được ghi nhận ngắn gọn trong lý lịch thiết bị, có ký nhận của hai
phía.
Bảo dưỡng dự phịng tiến hành tốt đảm nhiệm tính chủ động trong cơng tác của từng
cán bộ kỹ thuật, đồng thời tạo điều kiện cho cán bộ học hỏi, trau dồi nâng cao tay nghề và đặc
biệt là : Nếu thực hiện bảo dưỡng thiết bị theo kế hoạch thi giảm được hỏng hóc cùa thiết bị,
nâng cao “tuổi thọ” của thiết bị, nâng cao hiệu quả đầu tư.
1.3.3.2. Sửa chữa TTBYT
Mặc dù tiến hành bảo dưỡng theo kế hoạch được tiến hành tốt, song vẫn có những
TTBYT có hỏng hóc bất thường cần dược tổ chức sửa chữa càng



13

nhanh càng tốt phục vụ yêu cầu chuyên môn của cơ quan (trường hợp này gọi là sửa chữa
“cấp cứu”).
Có 2 hình thức tiến hành sửa chữa TTBYT được áp dụng:

Tự sửa chữa
Công việc sửa chữa được tiến hành bởi phòng vật tư thiết bị y te của đơn vị. Đổi với
các bệnh viện Trung Ương và một số bệnh viện đa khoa của tỉnh có biên chế đủ các loại kỹ sư:
Kỹ sư điện tử y tế (kỹ sư điện tử y sinh học), kỹ sư cơ điện, kỹ sư cơ khí chính xác...có từ 10
người trở lên và có khoảng tử 10-15 cơng nhân kỹ thuật, có đủ tài liệu kỹ thuật và dụng cụ đồ
nghề, có nguồn kinh phí mua phụ tùng thay thế thì hồn tồn có thể triển khai cơng tác sửa
chừa tại đơn vị. Đe tiến hành tốt cơng tác sửa chữa phịng vật tư thiết bị y tế chù động lập kế
hoạch loại máy nào sửa chữa trước, loại máy nào sửa chữa sau nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu
khám chữa bệnh của đơn vị.
Công tác sửa chữa phải tiến hành đồng bộ và có sự phối họp chặt chẽ giữa phịng vật
tư thiết bị y tế với các khoa phòng sử dụng. Khi có thiết bị y tế bị hư hỏng, các khoa phòng
viết phiếu yêu cầu gửi về phòng vật tư - TTB để cử người đến kiểm tra và xừ lý. Phần lớn các
thiết bị sẽ được sửa chừa tại chỗ. Tuy nhiên do năng lực có hạn, tài liệu sửa chữa không đây
đủ nên một sô trường họp các kỹ sư và cơng nhần kỹ thuật của phịng Vật tư - TTB không thể
đáp ứng được mà phải mang về phòng để nghiên cứu và sửa chữa. Trong trường hợp đó cần
phải có biên bản giao nhận máy ghi rõ họ tên người nhận máy. Trong trường họp máy hỏng
nặng, khơng có phụ tùng thay thế ngay, phịng vật tư - TTB phải có trả lời để khoa phòng sử
dụng biết lý do máy chưa sửa được (phải chờ mua phụ tùng ở nước ngoài hay phải chờ kinh
phí). Đối với các máy đắt tiền, lãnh đạo khoa phòng sử dụng và lãnh đạo phòng Vật tư TBYT có trách nhiệm báo cáo Ban giám đổc để có hưởng xử lý. Thuê sửa chữa
Trường họp TTBYT bị hỏng nặng mà Phịng vật tư khơng thể tự sửa chữa được thì báo
cáo lãnh đạo BV và ký hợp đồng thuê các đơn vị khác có khả năng sửa chữa TTBYT.

I'




×