Tải bản đầy đủ (.docx) (105 trang)

Luận văn đánh giá kết quả phát hiện, điều trị ngoại trú bệnh nhân lao và một số yếu tố ảnh hưởng tại trung tâm y tế thành phố bến tre năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (770.1 KB, 105 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

PHẠM THANH BÌNH

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
PHÁT HIỆN, ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ BỆNH NHÂN LAO
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TẠI TRUNG TÂM Y TẾ THÀNH
PHỐ
BẾN TRE NĂM 2020
CKII TỔ CHỨC QUẢN LÝ Y TẾ
Mã số chuyên ngành : 62.72.76.05

HÀ NỘI,
2021


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

PHẠM THANH BÌNH
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
PHÁT HIỆN, ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ BỆNH NHÂN LAO
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TẠI TRUNG TÂM Y TẾ THÀNH PHỐ
BẾN TRE NĂM 2020
CKII TỔ CHỨC QUẢN LÝ Y TẾ
Mã số chuyên ngành : 62.72.76.05

GVHD: PGS.TS. Hà Văn Như

HÀ NỘI,


2021


i

LỜI CÁM ƠN
Sau thời gian 2 năm học tập và nghiên cứu, chuẩn bị hồn thành luận văn tốt
nghiệp, tơi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới:
Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại học, Phòng nghiên cứu khoa học, các
thầy cô giáo Trường Đại học Y tế cơng cộng đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, giúp
đỡ tơi hồn thành chương trình này.
Với tình cảm chân thành, học viên xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới
Thầy hướng dẫn, PGS.TS Hà Văn Như đã dành thời gian quý báu, tận tình chỉ bảo
cho học viên trong tồn bộ q trình viết đề cương, thực hiện nghiên cứu và hoàn
thành luận văn.
Ban giám đốc, Tổ chống lao, khoa xét nghiệm Trung tâm Y tế Thành phố
Bến Tre các trạm y tế xã, phường Thành phố Bến Tre, đặc biệt là những cán bộ làm
công tác chống lao nơi tôi tiến hành nghiên cứu, đã tạo điều kiện giúp đỡ và tham
gia vào nghiên cứu.
Các bạn bè đồng nghiệp đã khuyến khích tơi trên con đường học tập và tất cả
các anh, chị đồng khóa chuyên khoa cấp II chuyên ngành Tổ chức quản lý Y tế đã
cùng nhau học tập, chia sẻ kinh nghiệm trong suốt 2 năm qua.
Cuối cùng, với những kết quả trong nghiên cứu này, Tôi xin chia sẻ với tất cả
đồng nghiệp đang làm công tác chống lao trên địa bàn Bến Tre, đặc biệt là các anh,
chị đang làm chương trình chống lao tại TTYT Thành Phố Bến Tre.
Bến Tre, ngày 27/11/2021

Phạm Thanh Bình



MỤC LỤC
LỜI CÁM ƠN .......................................................................................................... i
MỤC LỤC .............................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................v
TÓM TẮT LUẬN VĂN ........................................................................................ vi
ĐẶT VẤN ĐỀ..........................................................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .....................................................................................3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................................4
1.1. Một số khái niệm cơ bản .............................................................................4
1.2. Phát hiện, điều trị ngoại trú bệnh nhân lao ..................................................6
1.3. Một số thông tin về chương trình chống laoViệtnam ..................................9
1.4. Một số nghiên cứu về kết quả phát hiện, điều trị bệnh lao .........................13
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................21
2.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................21
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu .............................................................21
2.3. Thiết kế nghiên cứu ...................................................................................22
2.4. Cỡ mẫu ......................................................................................................22
2.5. Phương pháp chọn mẫu .............................................................................22
2.6. Phương pháp thu thập số liệu ....................................................................23
2.7. Biến số nghiên cứu: ( Chi tiết xin xem Phụ lục 1 ) ....................................24
2.8. Phương pháp phân tích số liệu ...................................................................24
2.9. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu .................................................................25
Chương 3. KẾT QUẢ ............................................................................................26
3.1. Kết quả phát hiện bệnh lao tại Trung tâm Y tế thành phố Bến Tre năm 2020
................................................................................................................................ 26
3.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả phát hiện, điều trị ngoại trú bệnh lao tại
TTYT thành phố Bến Tre năm 2020 ....................................................................32
Chương 4. BÀN LUẬN .........................................................................................42



4.1. Kết quả phát hiện bệnh nhân lao tại trung tâm Y tế thành phố Bến Tre năm
2020 42
4.2. Kết quả quản lý điều trị bệnh lao tại Trung tâm Y tế thành phố Bến Tre năm
2020 47
4.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả phát hiện, quản lý điều trị lao của
Trung
tâm Y tế thành phố Bến Tre năm 2020....................................................................50
4.4.

Hạn chế trong thiết kế nghiên cứu ...........................................................57

KẾT LUẬN ............................................................................................................59
KHUYẾN NGHỊ ....................................................................................................61
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 66
Phụ lục 1. Biến số nghiên cứu ............................................................................66
Phụ lục 2. Phiếu thu thập số liệu thứ cấp ............................................................70
Phụ lục 3. Phỏng vấn...........................................................sâu lãnh đạo CTCL
72
Phụ lục 4. Phỏng vấn.........................................................sâu cán bộ chống lao
74
Phụ lục 5. Phỏng vấn..............................................................sâu bệnh nhân lao
76
Phụ lục 6. Giấy đồng............................................ý tham gia trả lời nghiên cứu
78


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AFB:


Trực khuẩn kháng acid (Acid Fast Baccilli)

BVLVBP:

Bệnh viện Lao và Bệnh phổi

CBYT:

Cán bộ y tế

CTCL :

Chương trình chống lao

CTCLQG:

Chương trình chống lao quốc gia

CTPH:

Cơng tác phát hiện

DOTS: Hóa trị liệu ngắn ngày có giám sát trực tiếp (Directly Oserved Treament
Short
Course Therapy)
ĐKĐT:

Đăng ký điều trị

ĐTL:


Điều trị lại

ĐTNC:

Đối tượng nghiên cứu

GĐTC:

Giai đoạn tấn công

HIV:

Vi rút gây suy giảm miễn dịch (Human Immuno Dificiency Virus)

LNP:

Lao ngoài phổi

MDR-TB:

Bệnh lao đa kháng thuốc ( Multi Drug Resistant Tuberculosis)

NTĐT:

Nguyên tắc điều trị

PVS:

Phỏng vấn sâu


QLĐT:

Quản lý điều trị

TPBT:

Thành phố Bến Tre

TTYTTPBT: Trung tâm y tế Thành phố Bến Tre
TYT:

Trạm y tế

TCYTTG:

Tổ chức y tế thế giới

WHO:

Tổ chức y tế thế giới (World Health Organization)

Xpert MTB/RIF: Xét nghiệm ứng dụng công nghệ sinh học phân tử để nhận diện vi
khuẩn lao kể cả vi khuẩn kháng Rifampicin


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Tỷ lệ xét nghiệm đờm phát hiện trên dân số ...........................................26
Bảng 3.2 Bệnh nhân lao được phát hiện theo nơi phát hiện ..................................27
Bảng 3.3 Bệnh nhân lao phát hiện trên 100.000 dân ............................................27

Bảng 3.4 Bệnh nhân lao được xét nghiệm HIV ....................................................28
Bảng 3.5 Bệnh nhân lao thu dung điều trị ngoại trú trên100.000 dân ...................29
Bảng 3.6 Tỷ lệ âm hóa đờm sau 2 tháng điều trị bệnh lao phổi AFB(+) mới..........29
Bảng 3.7 Tỷ lệ âm hóa sau 2 tháng điều trị bệnh lao phổi AFB(+) điều trị lại .......29
Bảng 3.8 Kết quả bệnh nhân tái khám ..................................................................30
Bảng 3.9 Cán bộ y tế thăm bệnh nhân tại nhà ........................................................30
Bảng 3.10 Bệnh nhân kháng thuốc sau điều trị ......................................................31

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1.
Biểu đồ 3.2.
Biểu đồ 3.3.
Biểu đồ 3.4.

Kết
Nơi
Kết
Kết

quả xét nghiệm đờm phát hiện ................................................26
giới thiệu bệnh nhân đến khám bệnh lao .................................27
quả thu dung điều trị ngoại trú bệnh nhân lao .........................28
quả điều trị bệnh nhân lao AFB(+) mới ...................................31


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Nghiên cứu này nhằm 2 mục tiêu: (1) Mô tả kết quả phát hiện, điều trị
ngoại trú bệnh nhân lao và (2) Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả phát
hiện, điều trị ngoại trú bênh lao tại Trung tâm Y tế thành phố Bến Tre năm 2020.

Đây là nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp phương pháp định lượng và định
tính, được thực hiện từ tháng 04 đến tháng 11 năm 2021 tại Trung tâm Y tế thành
phố Bến Tre. Đối tượng nghiên cứu định lượng là bệnh nhân lao được phát hiện và
điều trị ngoại trú tại Trung tâm Y tế thành phố Bến Tre năm 2020. Đối tượng nghiên
cứu định tính gồm: cán bộ quản lý lao, các bộ thực hiện chương trình chống lao và
bệnh nhân lao. Số liệu định lượng được thu thập từ cơ sở dữ liệu của Chương trình
chống lao Trung tâm Y tế thành phố Bến Tre; thơng tin định tính được thu thập qua
phỏng vấn sâu các đối tượng nghiên cứu. Kết quả: tỷ lệ thử đờm đạt 0,61% dân số;
76% người bệnh tự đến tổ chống lao TTYT khám bệnh; tỷ lệ người có kết quả xét
nghiệm dương tính trên tổng số người xét nghiệm là 8,8%; tỷ lệ phát hiện lao các thể
là 101/100.000; AFB(+) mới là 73/100.000; âm hóa đờm sau 2 đến 3 tháng điều trị
AFB (+) mới đạt 90%; hồn thà điều trị AFB(+) mới là 91,5%. Về khó khăn: nhân
lực cịn thiếu, cán bộ làm cơng tác chống lao tuyến xã thường xuyên thay đổi. Phòng
xét nghiệm của Trung tâm Y tế thành phố Bến Tre chưa có xét nghiệm nhanh chẩn
đoán lao và lao kháng thuốc. Thiếu kinh phí cho hoạt động giám sát và tuyên truyền.
Bệnh nhân lao kinh tế khó khăn. Khuyến nghị: Trung tâm Y tế thành phố Bến Tre
cần tăng cường công tác vận động sự ủng hộ của lãnh đạo địa phương, các ban
ngành để tăng thêm kinh phí cho các hoạt động phòng chống lao và tăng cường
trang bị cho phòng xét nghiệm của trung tâm y tế thành phố Bến Tre..


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới, mặc dù đã đạt được một số thành tựu
đáng kể trong công tác chống lao trong thời gian qua, bệnh lao vẫn đang tiếp tục là
một trong các vấn đề sức khoẻ cộng đồng chính trên tồn cầu. Ước tính năm 2018
trên tồn cầu có khoảng 10 triệu người hiện mắc lao; 8,6% trong số mắc lao có đồng
nhiễm HIV. Bệnh lao là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ hai trong các bệnh
nhiễm trùng với khoảng 1,2 triệu người tử vong do lao, trong đó có khoảng 251.000

người chết do lao trong số những người nhiễm HIV, tỷ lệ mắc lao đa kháng thuốc là
3,4% trong số bệnh nhân mới và là 18% trong số bệnh nhân điều trị lại [6].
Việt Nam hiện vẫn là nước có gánh nặng bệnh lao cao, đứng thứ 11 trong 30
nước có số người bệnh lao cao nhất trên thế giới. Trong năm 2019 lao các thể được
phát hiện là 103.819 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 108 bệnh/100.000 dân, trong đó có
59.956 bệnh nhân lao phổi có bằng chứng vi khuẩn chiếm 61 bệnh /100.000 dân, tỷ
lệ lao đa kháng thuốc ở người bệnh lao mới là 2,7%, tỷ lệ lao đa kháng thuốc ở
người bệnh lao điều trị lại là 19% và tỷ lệ tử vong do lao là 11/100.000 dân [7].
Công tác phát hiện và điều trị bệnh lao là hai hoạt động quan trọng nhất của
CTCL. Vì thế CTCLQG đã đề ra mục tiêu là: phát hiện ít nhất 70% nguồn lây mới
và chữa khỏi cho ít nhất 90% số ca được phát hiện. Quan điểm của CTCLQG là phát
hiện càng nhiều càng tốt người bệnh lao, ưu tiên phát hiện người bệnh lao là nguồn
lây trong cộng đồng bằng hình thức "thụ động" là chủ yếu, kết hợp với hình thức
"chủ động" [2].
Kể từ khi Đại dịch COVID-19 xuất hiện tại Việt Nam, với quy mô đại dịch lớn
nhất từ trước đến nay tại nước ta, sự ảnh hưởng là không thể tránh khỏi và đã làm
gián đoạn hoạt động của CTCLQG nhiều nhất kể từ đầu năm 2020. Số lượng bệnh
nhân tiếp cận các cơ sở y tế giảm, nên tình hình phát hiện bệnh nhân, công tác điều
trị, giám sát, bệnh nhân lao tái khám,... tất cả đều khơng được thực hiện một cách
chính xác và đầy đủ, chất lượng hoạt động của CTCLQG có thể nói là đã bị ảnh
hưởng một cách nghiêm trọng.


2

Bến Tre trong những năm qua đã áp dụng nhiều giải pháp nhằm nâng cao kết
quả phát hiện, điều trị bệnh nhân lao, số người xét nghiệm đờm phát hiện mỗi năm
duy trì từ 0,7-0,8% dân số, lao các thể phát hiện từ 100-105 bệnh nhân/100.000 dân
trong đó lao phổi có vi trùng lao chiếm 74%, điều trị thành cơng 91% bệnh nhân [8].
Trung tâm y tế thành phố Bến Tre có số người bệnh lao được phát hiện và điều

trị cao nhất tại tỉnh Bến Tre. Mỗi năm đã khám và xét nghiệm đờm cho người bệnh
nghi lao đạt 0,7% dân số, điều trị lao các thể 120 bệnh /100.000 dân, trong đó số lao
phổi có vi trùng chiếm 70/100.000 dân, điều trị thành công 90,5% bệnh nhân lao các
thể [8]. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng tình hình bệnh lao trên địa bàn vẫn cịn
phức tạp, hoạt động phát hiện, điều trị lao của TTYT thành phố Bến Tre lại gặp rất
nhiều khó khăn, hệ thống y tế có nhiều bất cập từ hệ thống cơ sở vật chất đến nhân
lực, chuyên môn, quản lý, cho tới chính sách.
Trong bối cảnh hiện tại, việc đánh giá kết quả phát hiện, điều trị ngoại trú bệnh
lao và một số yếu tố ảnh hưởng tại TTYT thành phố Bến Tre là cần thiết. Nghiên
cứu sẽ cung cấp bằng chứng khoa học, có thể sử dụng trong xây dựng và triển khai
các giải pháp phù hợp nhằm tăng cường chất lượng phát hiện, điều trị ngoại trú bệnh
nhân lao tại TTYT thành phố Bến Tre.


MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả kết quả phát hiện, điều trị ngoại trú bệnh nhân lao tại Trung tâm Y tế
thành phố Bến Tre năm 2020
2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả phát hiện, điều trị ngoại trú bệnh
lao tại Trung tâm Y tế thành phố Bến Tre năm 2020.


Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.

Bệnh lao là gì?
Bệnh lao là một bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn lao (Mycobacterium

Tuberculosis) gây nên. Vi khuẩn lao xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường hơ hấp
do hít phải những hạt nhỏ trong khơng khí có chứa vi khuẩn lao. Từ những tổn

thương ban đầu, vi khuẩn lao qua đường máu, bạch huyết, đường phế quản hoặc
đường tiếp cận có thể đến gây bệnh ở nhiều cơ quan khác trong cơ thể. Bệnh lao có
thể gặp ở tất cả bộ phận trong cơ thể, trong đó lao phổi là thể bệnh phổ biến nhất
(chiếm khoảng 80-85%) các thể bệnh lao và cũng là nguồn lây chủ yếu trong cộng
đồng [2].
1.1.2.

Vi Khuẩn lao
Vi khuẩn lao thuộc họ Mycobacteriaceae là trực khuẩn kháng acid (Acid- Fast

Bacille viết tắt là AFB). Ở điều kiện tự nhiên, vi khuẩn lao có thể tồn tại 3-4 tháng,
trong phịng thí nghiệm người ta có thể bảo quản vi khuẩn trong nhiều năm, dưới ánh
sáng mặt trời, vi khuẩn bị chết sau 1,5 giờ. Khi chiếu tia cực tím chúng chỉ tồn tại
được 2-3 phút. Ở 420C vi khuẩn ngừng phát triển và chết sau 10 phút ở 800C. Đờm
của người bệnh lao phổi AFB (+) để trong phòng tối, ẩm sau 3 tháng vi khuẩn vẫn
tồn tại và giữ được độc lực, nhưng khi đun đờm 5 phút chúng sẽ bị chết, với cồn
900C vi khuẩn tồn tại 3 phút, trong acid phenic 5% vi khuẩn chết sau 1 phút [25].
1.1.3. Phân loại bệnh lao
Có 2 cách phân lọai bệnh lao thường được sử dụng.


Phân loại bệnh lao theo vị trí giải phẫu:

Lao phổi: bệnh lao tổn thương ở phổi - phế quản, bao gồm cả lao kê. Trường
hợp tổn thương phối hợp cả ở phổi và cơ quan ngoài phổi được phân loại là lao phổi.


Lao ngoài phổi: bệnh lao tổn thương ở các cơ quan ngoài phổi như màng
phổi, hạch, màng bụng, sinh dục tiết niệu, da, xương, khớp, màng não, màng tim,...
nếu lao nhiều bộ phận, thì bộ phận có biểu hiện tổn thương nặng nhất (lao màng não,

xương, khớp...) được ghi là chẩn đốn chính.


Phân loại người bệnh lao theo tiền sử điều trị lao:

Mới: người bệnh chưa bao giờ dùng thuốc chống lao hoặc mới dùng thuốc
chống lao dưới 1 tháng.
Tái phát: người bệnh đã được điều trị lao và được thầy thuốc xác định là khỏi
bệnh, hay hoàn thành điều trị nay mắc bệnh trở lại với kết quả AFB (+).
Thất bại điều trị: người bệnh có AFB (+) từ tháng điều trị thứ 5 trở đi, phải
chuyển phác đồ điều trị, người bệnh AFB (-) sau 2 tháng điều trị có AFB (+), người
bệnh lao ngồi phổi xuất hiện lao phổi AFB (+) sau 2 tháng điều trị, người bệnh
trong bất kỳ thời điểm điều trị nào với thuốc chống lao hàng 1 có kết quả xác định
chủng vi khuẩn lao kháng đa thuốc.
Điều trị lại sau bỏ trị: người bệnh không dùng thuốc liên tục từ 2 tháng trở lên
trong q trình điều trị, sau đó quay trở lại điều trị với kết quả AFB (+).
Lao phổi AFB (+) khác: là người bệnh đã điều trị thuốc lao trước đây với thời
gian kéo dài trên 1 tháng nhưng không xác định được phác đồ và kết quả điều trị
hoặc khơng rõ tiền sử điều trị, nay chẩn đốn là lao phổi AFB (+).
Lao phổi AFB (-) và lao ngoài phổi khác: là người bệnh đã điều trị thuốc lao
trước đây với thời gian kéo dài trên 1 tháng nhưng không xác định được phác đồ và
kết quả điều trị hoặc được điều trị theo phác đồ với đánh giá là hồn thành điều trị,
hoặc khơng rõ tiền sử điều trị, nay được chẩn đoán lao phổi AFB (-) hoặc lao ngoài
phổi.
Chuyển đến: người bệnh được chuyển từ đơn vị điều trị khác đến để tiếp tục
điều trị (lưu ý: những người bệnh này không thống kê trong báo cáo “Tình hình thu


nhận người bệnh lao” và “Báo cáo kết quả điều trị lao”, nhưng phải phản hồi kết quả
điều trị cuối cùng cho đơn vị chuyển đi) [2].

1.2. Phát hiện, điều trị ngoại trú bệnh nhân lao
1.2.1. Các phương pháp phát hiện
Do tính chất lây truyền của bệnh lao phổi, nên chương trình chống lao ưu tiên
phát hiện người bệnh lao phổi có ho khạc ra vi khuẩn trong đờm và là nguồn lây
chính trong cộng đồng bằng hình thức thụ động là chủ yếu, kết hợp với hình thức chủ
động.
Phát hiện chủ động là các cơ sở chống lao chủ động tổ chức đi khám, phát
hiện lao trong cộng đồng.
Cán bộ Y tế chủ động đưa kính hiển vi và máy x quang tới xã, phường, thơn
bản để tìm bệnh nhân. Đây là phương pháp chủ động đối với thầy thuốc để tăng tỷ lệ
phát hiện nhưng thụ động đối với bệnh nhân.
Phát hiện thụ động là người bệnh nghi lao tự đến các cơ sở chống lao để
khám.
Khi bệnh nhân thấy xuất hiện các triệu chứng hô hấp nghi lao, tự động đến
các cơ sở y tế khám bệnh và xét nghiệm đờm tìm vi khuẩn lao. Bằng phương pháp
này người thầy thuốc hoàn toàn thụ động, nhưng phục vụ được số đông bệnh nhân
trên địa bàn quản lý trong thời gian dài. Phương pháp này đạt hiệu quả cao và ít tốn
kém. Tuy nhiên phương pháp này muốn có hiệu quả cao thì cần có những hiểu biết
tốt về bệnh lao trong cộng đồng[2].
1.2.2. Nội dung quy trình quản lý điều trị ngoại trú bệnh nhân lao
Theo qui định của chương trình chống lao quốc gia, qui trình quản lý điều trị
ngoại trú bệnh nhân lao gồm những bước sau [2]:
Bước thực hiện

Nội dung hoạt động

Bên liên quan
( Người thực hiện)



Bước 1: Đăng
ký điều trị

- Đăng ký sớm.
- Nhập sổ đăng ký điều trị.
- Số đăng ký điều trị.
- Phát thẻ người bệnh.
- Phiếu điều trị có kiểm sốt.
- Tư vấn người bệnh.
- Chuyển về xã điều trị.

Cán bộ chống lao của
phòng khám lao.


- Nhập sổ quản lý điều trị lao tuyến xã.

Bước 2: Cấp
phát thuốc

Cán bộ lao ở xã,
phường.

Nhận thuốc hàng tháng ở phòng
khám.

- Cán bộ lao xã,
phường.

-


Cấp phát 07 ngày/lần. - Giám sát.

- Dược Sĩ, thủ kho.

-

Khám.

-

Tư vấn.

- Cán bộ lao xã,
phường.

-

Ghi phiếu xuất nhập thuốc.

-

Biên bản kiểm nhập thuốc.

-

Phát thuốc đúng chỉ định.

-


Ghi danh sách cấp thuốc.

-

Người nhận thuốc ký.

- Bác Sĩ xã, phường.
■X
f Cán bộ lao xã, p
phường.
- Dược sĩ.
- Bệnh nhân, thân nhân.

Bước 3: Giám

-

Lựa chọn giám sát hỗ trợ ( Giám

sát điều trị

sát viên 2).
2.

Tư vấn giám sát cho giám sát viên

-

Vãng gia 1 tháng/lần.


-

Tiêm streptomycine, uống thuốc

tại trạm ( giai đoạn tấn công lao tái phát) Cấp thuốc 1 tuần/lần ( phác đồ 6
tháng)
-

Tư vấn bệnh nhân.

-

Thông báo cho y tế thôn, bản (

Giám sát bệnh 2 lần/tuần).
-

Điền phiếu điều trị có kiểm sốt.

Cán bộ lao xã,
phường.


-

Ghi phiếu giám sát điều trị.

Bước 4: theo dõi - Theo dõi việc dùng thuốc.
điều trị


-Y tế thôn bản.
-Cán bộ lao xã, phường.
-Cán bộ chống lao của
phòng khám lao.
-Bác Sĩ phòng khám

- Đáp ứng lâm sàng - Theo dõi Xquang.

lao.

- Tác dụng phụ của thuốc.

-Bác Sĩ phòng khám
lao.
-Bác Sĩ phòng khám
lao.

- Theo dõi cân nặng.
- Xét nghiệm đờm

-Y tế thôn bản.
-Cán bộ lao xã, phường.
-Bác Sĩ phòng khám
lao.
-Cán bộ lao phòng
khám.
-Kỹ thuật viên xét
nghiệm phòng khám
lao.



Bước 5: Kết
❖ Lao phổi AFB (+)
luận sau kết thúc
- Khỏi.
điều trị
- Hoàn thành.
- Thất bại.
- Chết.
- Bỏ điều trị.
- Chuyển đi.
- Khơng đánh giá.

Bác Sĩ phịng khám
lao

- Thành cơng
- Lao phổi AFB (-)
- Giống như trên nhưng khơng có kết quả
khỏi.

1.3. Một số thơng tin về chương trình chống lao Việt nam
Sự cải thiện nhanh chóng các điều kiện kinh tế xã hội ở Việt Nam trong thập kỷ
vừa qua, cùng với những cải thiện về thu nhập và chăm sóc sức khỏe, đã đóng góp
rất nhiều vào việc giảm tỷ lệ mới mắc của lao. Chính phủ đã thành lập CTCLQG vào
năm 1975, khi đất nước thống nhất sau nhiều năm chiến tranh; tuy nhiên, phải một
thập kỷ trơi qua trước khi CTCLQG mới thực sự đóng góp vai trị quan trọng trong
cơng tác chống lao. Vào năm 1986, CTCLQG với nhiều sự hỗ trợ từ quốc tế, mới
triển khai thử nghiệm chiến lược DOTS. Vào năm 1995, chính phủ chỉ định lao là
một ưu tiên y tế của quốc gia, cung cấp nhiều nguồn lực và đòn bẩy để mở rộng

DOTS ra toàn quốc [2].

1.3.1. Nhiệm vụ các tuyến
Chương trình Chống lao Quốc gia bao gồm 4 tuyến: Trung ương, tuyến tỉnh, tuyến
huyện, tuyến xã. Càng xuống tuyến cơ sở (huyện, xã) mạng lưới chống lao càng lồng


ghép vào hệ thống y tế chung và các chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu nhằm
tạo những điều kiện tiếp cận với dịch vụ phòng chống bệnh lao. Tại các tuyến sẽ có
sự phối hợp lồng ghép với hệ thống y tế tư, y tế công, các tổ chức xã hội cùng tham
gia phòng chống lao [1].
Mạng lưới phòng chống bệnh lao

-Tuyến trung ương: Xây dựng kế hoạch, đảm bảo nguồn lực cho hoạt động của
CTCL, mở rộng phát triển màng lưới, đào tạo. Đảm bảo cung ứng thuốc, vật tư trang
thiết bị giám sát hỗ trợ đảm bảo các hoạt động, các kỹ thuật được áp dụng có hiệu
quả nhằm thực hiện được mục tiêu của CTCLQG.
-Tuyến tỉnh: Mỗi tỉnh có ban chỉ đạo thực hiện chiến lược quốc gia phịng chống
lao. Ban chỉ đạo có đơn vị chống lao cấp tỉnh là đơn vị thường trực thường là Bệnh
viện Lao và Bệnh phổi sẽ triển khai hoạt động phòng chống lao tại tỉnh với chức
năng nhiệm vụ chính vẫn là quản lý, điều phối, triển khai cơng tác phịng, chống
bệnh lao trên địa bàn tỉnh.


-Tuyến huyện: Tổ chống lao là đơn vị chuyên môn cơ bản đầu tiên chịu trách
nhiệm về cơng tác phịng chống lao trên địa bàn bao gồm phát hiện bệnh nhân lao
phổi, phát hiện người nghi lao kháng thuốc. Tuyến huyện có thể sử dụng các kỹ thuật
như soi đờm trực tiếp tìm vi khuẩn lao, chụp x quang, làm xét nghiệm Xpert
MTB/RIF nếu có, chỉ định điều trị ngoại trú tại xã nơi gần nhà bệnh nhân nhất, cấp
phát thuốc cho tuyến xã, giám sát việc thực hiện CTCL tại tuyến xã.

-Tuyến xã: Các chuyên trách lao là người phát hiện ban đầu, điều trị kiểm soát
bệnh nhân lao theo chỉ định của tuyến huyện, tuyên truyền giáo dục sức khỏe về
bệnh lao cho nhân dân.
1.3.2. Chương trình chống lao Bến Tre
Qua nhiều giai đoạn thay đổi tên từ Trạm chống lao, khoa lao, Bệnh viện lao
và Bệnh phổi, đến nay mạng lưới chống lao đã được kiện toàn tổ chức từ tỉnh xuống
huyện. Đơn vị quản lý tuyến tỉnh là Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Bến Tre trực thuộc
Sở Y tế, phòng chỉ đạo tuyến chịu trách nhiệm các hoạt động CTCL. Trang thiết bị
phục vụ cho chẩn đoán lao chủ yếu dựa vào xét nghiệm đờm trực tiếp, GeneXpert và
chụp X quang phổi thường quy. Tổ chống lao tuyến huyện thuộc Trung tâm Y tế, cán
bộ phụ trách công tác phát hiện quản lý và điều trị lao tuyến huyện có trình độ khơng
đồng đều phần lớn trình độ trung cấp.
Cơ cấu tổ chức
-Tuyến tỉnh có Bệnh viện Lao và Bệnh phổi điều trị nội trú, phịng chỉ đạo tuyến
chỉ đạo và giám sát chương trình chống lao của tồn tỉnh.
-Tuyến huyện có 8 huyện, 1 thành phố; Trại giam Châu Bình, đội ngũ cán bộ
tuyến huyện đa số là kiêm nhiệm và thường xuyên thay đổi nên việc đào tạo và quản
lý chương trình lao gặp nhiều khó khăn, cơ sở vật chất tại đây cịn rất nhiều khó
khăn, chưa đảm bảo về kiểm sốt nhiễm khuẩn cho cán bộ làm cơng tác chống lao.
-Tồn tỉnh có 157 xã phường, mỗi xã phường có 01 cán bộ phụ trách công tác
chống lao nhưng chủ yếu là trình độ y sĩ và điều dưỡng trung học, kiêm nhiệm nhiều
việc lại thường xuyên thay đổi, không được tập huấn cập nhật kiến thức mới. Vì vậy
ảnh hưởng đến công tác phát hiện và quản lý điều trị bệnh lao tại cộng đồng.
Nhóm đối tượng đích:



×