Tải bản đầy đủ (.docx) (110 trang)

Luận văn đánh giá kết quả quản lý điều trị bệnh tâm thần của ngành y tế tỉnh trà vinh năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (719.77 KB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

HUỲNH VĂN LONG

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ QUẢN LÝ ĐIỀU TRỊ
BỆNH TÂM THẦN CỦA NGÀNH Y TẾ
TỈNH TRÀ VINH NĂM 2016

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA II TỔ CHỨC QUẢN LÝ Y TẾ
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: CK II 62.72.76.05

Trà Vinh,
2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

HUỲNH VĂN LONG

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ QUẢN LÝ ĐIỀU TRỊ
BỆNH TÂM THẦN CỦA NGÀNH Y TẾ
TỈNH TRÀ VINH NĂM 2016

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA II TỔ CHỨC QUẢN LÝ Y TẾ
MA. SỐ CHUYÊN NGÀNH: CK II 62.72.76.05

PGS.TS. HÀ VĂN NHƯ

Trà Vinh,


2017


i

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu Phòng sau Đại học, quý Thầy - Cô Trường Đại học Y tế Cơng cộng.Đã tận tình
hướng dẫn giúp em trong suốt q trình học tập và viết luận văn tốt nghiệp.
Em xin gởi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS. Hà Văn Như, đã trực
tiếp hướng dẫn em trong quá trình viết đề cương cho đến hơm nay đã hồn
thành quyển luận văn này.
Xin cảm ơn Trường Đại học Trà Vinh - Trung tâm đào tạo liên kết đã tạo
điều kiện thuận lợi cho em trong suốt 2 năm năm học lớp chuyên khoa II.
Xin chân thành cảm Sở Y tế và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Trà Vinh đã hỗ
trợ về kinh phí và tạo điều kiện thuận lợi cho emtrong suốt quá trình học lớp
chuyên khoa II.
Xin cảm ơn các Trung tâm Y tế huyện, Thị xã, Thành Phố, cán bộ Trạm y
tế các Xã-Phường -Thị trấn, hệ thống cộng tác viên và người chăm sóc bệnh
nhân tâm thần, đã bỏ thời gian công sức giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số
liệu cũng như qua các cuộc phỏng vấn, để bản thân tơi có được số liệu chính
xác và những đề xuất rất thực tế, hữu ích của q vị đối với chương trình chăm
sóc sức khỏe tâm thần cộng đồng sau này./.
Xin chân thành cảm ơn!
Trà Vinh, Ngày 19 tháng 8 năm 2017

Huỳnh Văn Long
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... i
MỤC LỤC ................................................................................................................ ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT....................................................................... v


ii

DANH MỤC BẢNG ............................................................................................... vi
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU .................................................................................... vii
ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................................... 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................................4
1.1. Thực trạng bênh tâm thần trên thế giới và tại Việt Nam .................................. 4
1.1.1. Khái niệm về sức khỏe tâm thần ................................................................... 4
1.1.2. Thực trạng bệnh tâm thần trên thế giới ......................................................... 4
1.1.3. Thực trạng bệnh tâm thần tại Việt Nam ........................................................ 5
1.2. Cácnghiên cứu về quản lý bệnh nhân tâm thần ................................................ 6
1.2.1. Nghiên cứu trên thế giới ............................................................................... 6
1.2.2. Nghiên cứu tại Việt Nam............................................................................... 7
1.3. Các hoạt động quản lý bệnh nhân tâm thần đang thực hiện tại tỉnh Trà Vinh... 11
1.3.1. Giới thiệu sơ lược về địa bàn nghiên cứu tỉnh Trà Vinh ............................. 11
1.3.2. Những hoạt động phối hợp trong quản lý bệnh tâm thần của ngành Lao động Thương binh và Xã hội tại Trà Vinh ...................................................................... 12
1.3.3. Đối với ngành Y tế ...................................................................................... 15
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................................18
2.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 18
2.2. Thời gian và địa bàn nghiên cứu .................................................................... 18
2.3. Thiết kế nghiên cứu ....................................................................................... 18
2.4. Cỡ mẫu .......................................................................................................... 19
2.5. Phương pháp chọn mẫu ................................................................................. 19
2.6. Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................ 21
2.7. Biến số nghiên cứu ........................................................................................ 22
2.8. Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá ............................................... 23

2.9. Phương pháp phân tích số liệu.........................................................................24
2.10. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu................................................................. 24
2.11. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục .............................. 25
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................... 27
3.1. Đánh giá công tác quản lý điều trị bệnh tâm thần tại cộng đồngcủa tỉnh Trà
Vinh năm 2016 ....................................................................................................... 27


iii

3.2. Phân tích một số yếu tố thuận lợi và khó khăn đối với kết quả quản lý điều trị
bệnh nhân tâm thần của ngành y tế tỉnh Trà Vinh năm 2016.................................. 31
Chương 4. BÀN LUẬN ......................................................................................... 37
4.1. Đánh giá công tác quản lý điều trị bệnh tâm thần dựa vào cộng đồng tại Trà
Vinh năm 2016 ....................................................................................................... 37
4.2. Phân tích một số yếu tố thuận lợi và khó khăn đối với kết quả quản lý điều trị
bệnh nhân tâm thần của ngành y tế tỉnh Trà Vinh năm 2016.................................. 52
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 63
KHUYẾN NGHỊ .................................................................................................... 64
PHỤ LỤC .............................................................................................................. 69
Phụ lục 1. khung lý thuyết ..................................................................................... 69
Phụ lục 2. Biến số nghiên cứu cá nhân và gia đình bệnh nhân tâm thần ................ 70
Phụ lục 3. Biến số nghiên cứu về quản lý bệnh nhân tâm thần .............................. 72
Phụ lục 4. Phiếu thu thập số liệu thứ cấp về cá nhân bệnh nhân và gia đình bệnh nhân
tâm thần ................................................................................................................. 75
Phụ lục 5. Phiếu thu thập số liệu thứ cấp về công tác quản lý bệnh nhân tâm thần . 76
Phụ lục 6. Phiếu hướng dẫn phỏng vấn sâu cán bộ quản lý chương trình chăm sóc
sức khỏe tâm thần tuyến tỉnh ................................................................................. 78
Phụ lục 7. Phiếu hướng dẫn phỏng vấn sâu cán bộ chuyên trách tâm thần tuyến huyện
................................................................................................................................ 80

Phụ lục 8. Phiếu hướng dẫn phỏng vấn sâu cán bộ chuyên trách tâm thần tuyến xã,
phường, thị trấn ...................................................................................................... 83
Pụ lục 9. Phiếu hướng dẫn phỏng vấn sâu cộng tác viên làm công tác vãng gia cho
bệnh nhân tâm thần hàng tháng .............................................................................. 86
Phụ lục 10. Phiếu hướng dẫn phỏng vấn sâu người trực tiếp chăm sóc................... 88
bệnh nhân tâm thần................................................................................................. 88
Phụ lục 11. Phiếu đồng ý tham gia phỏng vấn ....................................................... 90
Phụ lục 12. Sơ đồ phân tuyến quản lý bệnh tâm thần ............................................. 91


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BN

Bệnh nhân

CBYT

Cán bộ y tế.

CTV

Cộng tác viên.

NCS

Người chăm sóc.

PVS

Phỏng vấn sâu.


TTCĐ

Tâm thần cộng đồng.

TTPL

Tâm thần Phân liệt

TYT

Trạm y tế.

WHO

(World Health Organization) Tổ chức y tế thế giới.


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Số liệu nghiên cứu cá nhân và gia đình bệnh nhân tâm thần .................. 27
Bảng 3.2. Phát hiện-quản lý điều trị bệnh tâm thần tại Trà Vinhnăm 2016............. 29
Bảng 3.3. Tỷ lệbệnh nhân tâmthần có hành vi nguy hại, mạn tính và gây rối .... 29
Bảng 3.4. Tỷ lệbệnh nhân tâmthần điều trị ổn định và khỏi bệnh ...................... 29
Bảng 3.5. Tỷ lệbệnh nhân bỏ trị, tái phát nhập viện vàlao động đơn giản .......... 30
Bảng 3.6. Tỷ lệbệnh nhân lĩnhthuốc uống đều và công tác vãng gia .................. 30
Bảng 3.7. Công tác kiểm tra giám sát...................................................................... 30
Bảng 3.8. Kết quả thực hiện các chỉ số của khoa Tâm thần 09 tháng/2017............. 31


TĨM TẮT NGHIÊN CỨU

Chương trình mục tiêu Quốc gia bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng là phát
hiện sớm bệnh tâm thần, đưa vào quản lý cấp phát thuốc định kỳ hàng tháng tại các
Trạm y tế. Tỉnh Trà Vinh cũng đã triển khai chương trình nói trên qua nhiều năm
nhưng chưa có một nghiên cứu đánh giá về hiệu quả của chương trình.
Nghiên cứu: đánh giá kết quả quản lý điều trị bệnh tâm thần của ngành y tế
tỉnh Trà Vinh năm 2016 của chúng tôi nhằm đánh giá tổng thể chương trình tại tỉnh
nhà. Với 02 mục tiêu: (1) Đánh giá kết quả quản lý điều trị bệnh nhân tâm thần của
ngành y tế tỉnh Trà Vinh năm 2016. (2)Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến kết
quả quản lý điều trị bệnh nhân tâm thần của ngành y tế tỉnh Trà Vinh năm 2016.
Đối tượng nghiên cứu gồm hai nhóm: cán bộ y tế và người trực tiếp chăm sóc
bệnh nhân tâm thần. Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 01 đến tháng 8 năm 2017
tại tỉnh Trà vinh (có sử dụng số liệu thứ cấp năm 2016). Thiết kế nghiên cứu mô tả
cắt ngang, kết hợp phương pháp định lượng và định tính.Thu thập thông tin bằng các
bảng (định lượng) và phỏng vấn sâu các đối tương nghiên cứu(định tính).
Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ bệnh tâm thần nói chung và bệnh tâm thần phân liệt,
động kinh, tâm thần khác được phát hiện tại Trà Vinh còn thấp so với khu vực và
của chương trình.
Quản lý bệnh tâm thần mới phát hiện và bệnh cũ chưa tốt. Bệnh tâm thần bỏ điều
trị, có hành vi gây rối tăng so với năm 2015. Bệnh tâm thần điều trị ổn định còn
thấp. Bệnh nhân tái phát cần nhập viện điều trị tăng so với năm 2015.
Cộng tác viên đến nhà làm công tác vãng gia đối với bệnh nhân tâm thần 01 lượt/
tháng quá thấp so với quy định chương trình. Tỉnh và huyện kiểm tra, giám sát xã
chưa đạt theo quy định của chương trình.
Những kiến nghị:Tổ chức khám sàng lọc về bệnh tâm thần trong cộng đồng.
Có chính sách đào tạo, hỗ trợ, thu hút nguồn nhân lực phục vụ trong ngành tâm
thần.Phục hồi và hỗ trợ tiền cho cộng tác viên. Thành lập phòng khám tâm thần tại
các Bệnh viện huyện, tăng cường công tác kiểm tra giám sát của tỉnh và huyện đối
với các Trạm y tế.
Tỉnh Trà Vinh nên xây dựng Bệnh viện chuyên khoa Tâm thần.



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện trên thế giới có khoảng 450 triệu người mắc các rối loạn tâm thần, trong
đó có 120 triệu người bệnh trầm cảm, 50 triệu bệnh nhân động kinh, 40 triệu bệnh
nhân tâm thần phân liệt...Sức khỏe tâm thần được Tổ chức y tế thế giới xếp thứ 4
trong các vấn đề về sứckhỏe.
Theo dự báo của Tổ chức y tế Thế giới, đến năm 2020 sức khỏe tâm thần
được xếp hạng thứ 2 sau các bệnh lý về tim mạch.
Theo điều tra về sức khỏe tâm thần của Tổ chức Y tế Thế Giới được thực
hiện tại 17 quốc gia, tỷ lệ dân số đã từng có rối loạn tâm thần cao nhất ở Hoa Kỳ
(47.4%) và thấp nhất ở Nigeria (12%). Các quốc gia châu Á có tỷ lệ tương đối thấp
trong khoảng từ 13.2% - 14.4%.
Tại Việt Nam, bệnh tâm thần khá phổ biến. Theo điều tra dịch tễ học lâm
sàng trong 10 bệnh tâm thần thường gặp, bệnh thường phát sinh từ 18- 40 tuổi. Bệnh
trầm cảm chiếm tỷ lệ 2,8% dân số, lo âu 2,6%.
Tạị Trà Vinh, chăm sóc và phục hồi chức năng cho người bệnh nhân tâm thần
thì ngành Lao động Thương binh và xã hội cùng tham gia, hỗ trợ cho ngành Y tế, cụ
thể như sau:
Ngành Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh thực hiện theo Quyết định số:
838/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh ngày 18/5/2012(giai đoạn 20122015) và Quyết định số:1371/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh ngày
04/7/2016(giai đoạn 2016-2020) về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án trợ giúp
xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào
cộng đồng cho 02 giai đoạn nói trêntại tỉnh Trà Vinh, bao gồm các hoạt động:Tăng
cường công tác điều trị bệnh cho đối tượng tâm thần nặng, quản lý đối tượng tâm
thần,phát triển cơ sở phịng trị rối nhiễu tâm trí, phát triển nguồn nhân lực làm công
tác trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm
trí, thực hiện tốt chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên đối với người tâm thần và
công tác truyền thông, nâng cao nhận thức.

Đề án triển khai cuối năm 2012, Sở Lao động Thương binh và Xã hội điều tra
nắm tổng số bệnh tâm thần và chuyển tuyến trên đối với các trường hợp tâm thần


2

nặng, triển khai tập huấn cho thân nhân người bệnh tâm thần, cộng tác viên và cán
bộ trợ giúp xã hội của xã, trợ giúp xã hội cho BN tâm thần. Xây dựng Trung tâm
nuôi dưỡng cho người tâm thần nặng, lang thang cơ nhỡ đang giai đoạn hoàn thiện đi
vào hoạt động. Hiện tại việc khám phát hiện, quản lý cấp thuốc cho bệnh nhân tâm
thần hàng tháng do ngành Y tế thực hiện. Ngành Lao động Thương binh và Xã hội
trợ cấp tiền cho người bệnh tâm thần và trợ giúp về các thủ tục hành chánh cho gia
đình người bệnh tâm thần khi cần.Chính vì thế, hiện tại việc quản lý, điều trị và vãng
gia cho bệnh tâm thần thì ngành y tế vẫn giữ vai trị chủ đạo, nên nghiên cứu này chỉ
giới hạn việc quản lý điều trị bệnh nhân tâm thần thuộc phạm vi ngành y tế.
Ngày 10-10-1998, Thủ tướng Chính phủ đã ký bổ sung Dự án Bảo vệ sức
khỏe Tâm thần cộng đồng. Bộ Y tế chỉ đạo triển khai chương trình trên cả nước.
Từ năm 2001 đến nay, Dự án Bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng đã trải qua
3 giai đoạn Giai đoạn 2001-2005, 2006-2010 và giai đoạn 2011-2015. Mục tiêu
chung của dự án là xây dựng mạng lưới, triển khai mơ hình lồng ghép nội dung
chăm sóc sức khoẻ tâm thần với các nội dung chăm sóc sức khoẻ khác của trạm y tế
xã, phường cùng với phát hiện, quản lý và điều trị người bệnh kịp thời để họ sớm trở
về sống hoà nhập với cộng đồng. Về phân cấp quản lý bệnh viện Tâm thần Trung
ương 2-Biên Hịa chỉ đạo đối với các tỉnh phía Nam từ Đà Nẵng trở vào. Trà Vinh
được Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2 hỗ trợ triển khai theo mô hình chăm sóc
điều trị bệnh tâm thần dựa vào cộng đồng từ năm 2002 cho đến nay.
Tại Trà Vinh, khoa Tâm thần-Bệnh viện Đa khoa khám phát hiện bệnh tâm
thần mới và điều trị đến khi bệnh nhân ổn định sẽ chuyển BN về xã nơi BN cư trú và
bàn giao cho TYT quản lý cấp phát thuốc cho bệnh nhân hàng tháng tiếp tục.
Qua báo cáo của các huyện gửi về năm 2016, bệnh tâm thần tái phát, bệnh

tâm thần gây rối, bệnh bỏ trị, bệnh tâm thần đi điều trị ngồi tỉnh,... đều tăng.
Tại Trà Vinh chưa có một nghiên cứu khoa học nào về quản lý điều trị bệnh
tâm thần tại cộng đồng. Nghiên cứu này nhằm đánh giá cơng tác quản lý bệnh nhân
và tìm ra những yếu tố thuận lợi, khó khăn trong quản lý điều trị bệnh nhân tâm thần
tại cộng đồng của tỉnh Trà Vinh năm 2016.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Đánh giá kết quả quản lý điều trị bệnh nhân tâm thần của ngành y tế tỉnh
Trà Vinh năm 2016.
2. Phân tích một số yếu tố thuận lợi và khó khăn đối với kết quả quản lý điều
trị bệnh nhân tâm thần của ngành y tế tỉnh Trà Vinh năm 2016.


Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Thực trạng bênh tâm thần trên thế giới và tại Việt Nam 1.1.1. Khái niệm về
sức khỏe tâm thần
Sức khỏe cho mọi người là mục tiêu lớn, mục tiêu chiến lược của Tổ chức Y
tế Thế giới (WHO), của nhiều quốc gia phát triển, của cả ngành Y tế nước ta; và
cũng là thước đo chung của mọi xã hội văn minh.
Không thể chia cắt sức khỏe thể chất với sức khỏe tâm thần và ngày càng
phải khẳng định vai trò quan trọng của sức khỏe tâm thần trong một nỗ lực chung để
nâng cao chất lượng cuộc sống cho mọi người trong một xã hội phát triển.
Tổ chức Y tế thế giới đã đưa ra một khái niệm toàn diện về sức khỏe “ Sức
khỏe là một trạng thái hoàn toàn thoải mái về mặt thể chất, tâm thần và xã hội chứ
không phải có bệnh hay thương tật”. Theo định nghĩa này thì sức khỏe bao gồm 3
yếu tố cấu thành là sức khỏe cơ thể, sức khỏe tâm thần và sức khỏe cho khả năng
hoạt động xã hội. Như vậy khái niệm về sức khỏe mang một ý nghĩa khái quát hơn,

nó phản ánh cả về chất và về lượng, cả về sức lực cơ bắp lẫn hoạt động trí tuệ và còn
cả mối quan hệ với xã hội [2], [24], [25].
1.1.2. Thực trạng bệnh tâm thần trên thế giới
Trong những thập kỷ tới dự báo có thay đổi lớn về nhu cầu chăm sóc sức
khỏe trên Thế giới. Hiện nay, có ba yếu tố tác động tới sự thay đổi mơ hình bệnh tật,
đó là: tốc độ hiện đại hóa nhanh, chấn thương giao thông và phát triển dân số khơng
kiểm sốt.
Với những sự thay đổi dịch tễ học như vậy, thì những bệnh như: tim mạch,
ung thư và bệnh lý tâm thần sẽ đóng vai trị quan trọng trong mơ hình bệnh tật của
những nước đang phát triển. Bệnh lý tâm thần bao gồm: trầm cảm, nghiện rượu, và
tâm thần phân liệt sẽ là loại hình bệnh tật phổ biến trong xã hội. Các bệnh không lây
nhiễm như trầm cảm, bệnh tim mạch sẽ chiếm đa số và dần thay thế những bệnh


truyền nhiễm và tình trạng suy dinh dưỡng như hiện nay. Ở các quốc gia có thu nhập
cao, 83% DALSY (Disability Adjusted Live Years - Số năm sống được hiệu chỉnh
theo mức độ bệnh tật) là do các bệnh không lây nhiễm, bao gồm cả bệnh tim mạch
(21%), ung thư (17%) và Rối loạn tâm thần (12%) [32].
Dự báo tới 2020, nhóm bệnh khơng lây nhiễm và bệnh tim mạch này sẽ
chiếm 7/10 trong các nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở các nước đang phát triển,
trong khi đó, vào thời điểm hiện nay nhóm nguyên nhân này chỉ chiếm 5/10, đồng
thời nhóm bệnh về tâm thần đang trên đường của gánh nặng bệnh tật vào năm 2020,
không chỉ ở quốc gia có thu nhập cao mà cịn cả ở các quốc gia có thu nhập thấp và
trung bình [32].
Rối loạn tâm thần chiếm tỷ lệ cao trong nhân dân, tỷ lệ bệnh khác nhau theo
nhóm tuổi, theo giới, theo nghề nghiệp, theo chủng tộc và mỗi quốc gia.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới báo cáo năm 2012, tỷ lệ mắc bệnh tâm thần phân
liệt 0,48 - 0,69% dân số, tỷ lệ này ở Việt Nam 0,3 - 0,1% dân số. Theo công bố của
WHO [30] năm 2011, tỷ lệ mắc các chứng bệnh tâm thần trong đời ở Mỹ chiếm 58%
dân số: New Zealand chiếm 47%; Ukraina chiếm 43,1%; Autralia chiếm 40,4%;

Columbia chiếm 37,4%; Lebamon chiếm 36% ; Iran chiếm 29,8%; Canada chiếm
21,9%( chưa bao gồm nghiện và lạm dụng chất ); Trung Quốc chiếm 17,4%; tỷ lệ
chung của 6 nước châu Á chiếm 21,2%.[30]
1.1.3. Thực trạng bệnh tâm thần tại Việt Nam
Số người bị rối loạn tâm thần ở Việt Nam đang có chiều hướng tăng cao, nhất
là trong giới trẻ do phải đối mặt với nhiều áp lực trong cuộc sống như công việc, học
tập và kinh tế. Bên cạnh đó, những tác động của mặt trái xã hội như nghiện game,
chất kích thích cũng làm gia tăng bệnh tâm thần. Ước tính có hơn 200 nghìn người
mắc bệnh tâm thần phân liệt, những người này chủ yếu sống tại gia đình và khơng có
việc làm [3].
Đến hết năm 2013, Dự án bảo vệ sức khỏe tâm thần Cộng đồng và trẻ em
thuộc chương trình mục tiêu Y tế Quốc gia đã được triển khai tại 63 tỉnh, thành trên
cả nước, gần 21.000 bệnh nhân tâm thần phân liệt, động kinh và trầm cảm được phát
hiện mới, quản lý điều trị. Tổng số bệnh nhân quản lý theo dõi tai cộng đồng ước


khoảng 192.545 bệnh nhân tâm thần phân liệt. Nhìn chung, trong những năm qua, dự
án đã quan tâm đến việc tuyên truyền phổ biến kiến thức, tư vấn về sức khỏe tâm
thần. giúp nâng cao nhận thức về bệnh tâm thần cho 100% dân số tại các địa phương
được triển khai dự án, giúp người dân chủ động phòng tránh và phát hiện sớm các
trường hợp mắc bệnh tâm thần [3].
Số liệu của Bộ lao động Thương binh và Xã hội cho biết hiện nay cả nước có
khảng 17 Trung tâm điều dưỡng, phục hồi chức năng cho người bệnh tâm thần tại 15
tỉnh/thành phố và một số cơ sở bảo trợ xã hội tổng hợp khác. Có khoảng 6.000 người
bệnh tâm thần nặng đang được điều trị và phục hồi trong những Trung tâm này. Mặc
dù vậy, nguồn lực trên chưa thể đáp ứng hết nhu cầu của người bệnh. Vẫn còn tới
khoảng 60.000 người tâm thần đi lang thang; 94.000 người có hành vi nguy hiểm
đến cộng đồng, số người khơng có hành vi nguy hiểm, đang sống tại gia đình khoảng
40.000 người [1]. Như vậy có một lượng rất lớn người bệnh tâm thần đang sống tại
cộng đồng. Chính vì thế, các mơ hình chăm sóc người bệnh dựa vào cộng đồng được

xem là một giải pháp tốt, là xu hướng mà thế giới đang đi theo.
Chương trình mục tiêu Quốc gia (chương trình ưu tiên hàng đầu) về sức khỏe
tâm thần được hình thành năm 1999. Chương trình đã tập trung vào xây dựng “ mơ
hình chăm sóc sức khỏe tâm thần dựa vào cộng đồng”, cho đến nay, mơ hình đã bao
phủ trên tồn 63 tỉnh- thành phố với gần 40% xã/phường/thị trấn của Việt Nam. Nhờ
có mơ hình này, những người bị tâm thần phân liệt, rối loạn tâm thần cấp, bệnh trầm
cảm,... đã được quản lý tại cộng đồng và sự miệt thị đã được giảm bớt. Điều này góp
phần rất lớn trong việc giảm đau khổ và vất vả cho cả người bệnh và gia đình họ.
1.2. Các nghiên cứu về quản lý bệnh nhân tâm thần
1.2.2. Nghiên cứu trên thế giới
Trong nghiên cứu của Hou SY và cộng sự tiến hành năm 2007 tại Đài Loan
cũng cho thấy rằng những người chăm sóc chính bệnh nhân tâm thần đều phải chịu
gánh nặng chăm sóc từ mức độ trung bình trở lên. Nghiên cứu chỉ ra tình trạng sức
khỏe về tinh thần và thể chất của người chăm sóc chính ảnh hưởng đến mức độ gánh
nặng. Một yếu tố thuộc về đặc điểm của người bệnh cũng ảnh hưởng tới mức gánh
nặng chăm sóc đó là mức độ thực hiện các cơng việc hằng ngày, sự phụ thuộc của


bệnh nhân vào người chăm sóc càng lớn thì mức độ gánh nặng càng cao. Có sự liên
quan này là do sự hỗ trợ từ phía người chăm sóc chính dành cho bệnh nhân càng
nhiều, thời gian dành cho các cơng việc khác trong gia đình, xã hội và cân bằng cuộc
sống của người chăm sóc càng khó khăn nên mức độ gánh nặng càng cao [31].
Trong một nghiên cứu của Caquco - Urizar A (2006) về việc chăm sóc người
bệnh tâm thần cho biết các yếu tố tuổi của gánh nặng chăm sóc có liên quan đến việc
chăm sóc cho người bệnh tâm thần, tuổi càng lớn thì gánh nặng chăm sóc càng cao;
bên cạnh đó là những khó khăn do yếu tố nghề nghiệp, trình độ học vấn của người
chăm sóc chính. Trình độ học vấn càng cao thì mức độ chăm sóc càng tốt, điều này
được giải thích do những người có trình độ học vấn cao thường có mức lương cơng
việc cao, giảm các vấn đề liên quan đến tài chính. Trình độ học vấn cao cũng có khả
năng có kiến thức để đối phó tốt hơn với các vấn đề trong việc chăm sóc[34]. Ngồi

ra, yếu tố tuổi của người bệnh tâm thần cũng ảnh hưởng đến việc chăm sóc, ở những
người bệnh trẻ tuổi, họ thường khơng có khả năng chăm sóc bản thân và có địi hỏi
cao hơn trong chăm sóc, kèm theo đó là lo lắng của bố mẹ khi về già khơng có khả
năng chăm sóc cho con cái [33].
1.2.3. Nghiên cứu tại Việt Nam
1.2.3.1. Một số cơng trình nghiên cứu về quản lý điều trị bệnh tâm thần tại cộng
đồng
Nghiên cứu của Lê Phúc Việt về xác định tỷ lệ bỏ trị thuốc của người bệnh tâm
thần phân liệt (TTPL) và các yếu tố ảnh hưởng tại huyện Thường Tín tỉnh Hà Tây
năm 2005. Kết quả thu được tỷ lệ người bỏ thuốc là 21,6%, các nguyên nhân bỏ
thuốc chủ yếu: cảm thấy khỏi không cần dung thuốc 54,5%, cảm thấy bệnh không
giảm khi dùng thuốc 22,7%, già yếu không thể điều trị 9,1%, mệt mỏi khi dùng
thuốc 9,1%, kinh tế khó khăn 4,5% [12].
Theo nghiên cứu của Đinh Thị Tuyết thực hiện tại 03 xã Đa Tốn, Phù Đổng và
Dương Xá huyện Gia Lâm thành phố Hà Nội từ tháng 11 năm 2004 đến tháng 02
năm 2005. Đánh giá kiến thức thực hành của gia đình người bệnh TTPL và một số
yếu tố liên quan đến việc tuân thủ điều trị của người bệnh TTPL. Kết quả cho thấy tỷ
lệ NCS có kiến thức đạt về các nội dung chăm sóc là 65,4%, nghiên cứu cũng đưa ra


một số kiến nghị như tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khỏe về những
kiến thức cơ bản của bệnh TTPL, tập huấn các kỹ năng chăm sóc, nâng cao trình độ
chun mơn cho CBYT phụ trách chương trình CSSKTT tuyến xã[10]. Một nghiên
cứu khác của Nguyễn Thanh Hải (2007), đánh giá tình hình quản lý điều trị người
bệnh TTPL dựa vào cộng đồng tại Thị trấn Vĩnh An-Vĩnh Cữu- Đồng Nai. Kết quả
tỷ lệ người bệnh uống thuốc đều là 75%, vẫn còn 20,4% người bệnh uống thuốc
không đều và 4,06 người bệnh bỏ trị[17].
Trong một nghiên cứu của Nguyễn Cảnh Phú (2009) đánh giá kết quả quản lý
bệnh TTPL từ chương trình mục tiêu Quốc gia CSSKTTCĐ trên địa bàn tỉnh Nghệ
An cho biết tỷ lệ mắc bệnh TTPL trên địa bàn tỉnh là 0,34%, số bệnh nhân được

quản lý điều trị chiếm tỷ lệ 22%. Tỷ lệ bệnh tâm thần có hành vi nguy hại là 4,13%,
tỷ lệ bệnh tái phát thường xuyên là 5,97%. So với bình quân cả nước, số CBYT làm
việc trong chuyên ngành tâm thần trên 100.000 dân ở Nghệ An rất thấp[15].
Nghiên cứu của Đinh Quốc Khánh và Trần Hữu Bình (2010), kiến thức - thái
độ - thực hành của NCS bệnh TTPL tại nhà và một số yếu tố liên quan tại huyện
Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc cho kết quả tỷ lệ người nhà đưa người bệnh đi tái khám
và lĩnh thuốc đều tại trạm là 91%, cho người bệnh uống thuốc đúng cách là 90%, cho
người bệnh uống thuốc đúng liều là 85%, giúp bệnh nhân hòa nhập cộng đồng là
60%. Kết quả này cho thấy cần phải chú trọng hơn rất nhiều về công tác giúp người
bệnh tái hịa nhập cộng đồng[9].
Nghiên cứu của Nguyễn Xn Khơi: đánh giá hiệu quả quản lý điều trị chăm
sóc bệnh động kinh trẻ em dưới 15 tuổi tại cộng đồng tỉnh Hậu Giang năm 2006 2011. Kết quả cho thấy tỷ lệ mắc bệnh động kinh trẻ em dưới 15 tuổi là 17,4/100.000
dân, tỷ lệ mắc hàng năm được quản lý trong 5 năm từ 2006 - 2011 là 0,034/1.000
dân [26].
Nghiên cứu của Lê Thị Tuyền năm 2013, nghiên cứu tồn bộ 216 bệnh nhân
TTPL có hồ sơ bệnh án đang quản lý điều trị tại cộng đồng huyện Lương Sơn. Kết
quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ người bệnh biết kiến thức về bệnh thì điều trị khá tốt
67,5%, thái độ về bệnh và tuân thủ điều trị: hầu hết người bệnh có thái độ tích cực
với việc tn thủ điều trị 93,7%, người bệnh uống thuốc đúng theo hướng dẫn của


CBYT trong đó tỷ lệ duy trì thuốc đều đặn đạt 80,2%, tuân thủ tái khám theo hẹn còn
thấp 33,3%. Tuổi bệnh nhân càng trẻ thì tuân thủ điều trị càng tốt so sánh giữa 02
nhóm với mốc trên và dưới 35 tuổi [13].
Một nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Đào: đánh giá chất lượng cuộc sống và
các yếu tố liên quan của người bệnh tâm thần phân liệt đã điều trị ổn định tại Bệnh
viện tâm thần tỉnh Đồng Tháp năm 2015. Một số yếu tố liên quan đến chất lượng
cuộc sống của người bệnh TTPL như giới tính, tình trạng hơn nhân, kinh tế, người
sống cùng, nghề nghiệp.. .Như vậy nếu người bệnh TTPL gặp một trong những yếu
tố kể trên thì cuộc sống của họ sẽ khó khăn, điều này rất khó tránh khỏi vì đa số gia

đình người bệnh thường gặp khó khăn về kinh tế, NCS có thể lớn tuổi hoặc khơng có
nghề nghiệp.[18]
1.2.3.2. . Quản lý điều trị bệnh tâm thần tại cộng đồng đối với ngành y tế
Mạng lưới chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tâm thần tại Việt Nam
Tại Việt Nam hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần là một hệ thống được
chia thành 4 tuyến: trung ương, tỉnh, huyện và xã với hai loại hình dịch vụ chính là
điều trị tại bệnh viện và điều trị dựa vào cộng đồng (phụ lục 9).
Một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý bệnh tâm thần dựa vào
cộng đồngcủa ngành Y tế tại Việt Nam
- Vai trò của Trạm y tế: Cán bộ Trạm y tế chính là cầu nối giữa người bệnh và
thầy thuốc tâm thần, giúp quản lý, giám sát điều trị duy trì chống tái phát, phát hiện
tác dụng không mong muốn của thuốc điều trị, phát hiện kịp thời nguy cơ tái phát,
hướng dẫn gia đình và cộng đồng chăm sóc người bệnh tâm thần. Vì vậy, cán bộ
TYT đóng một vai trị rất quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị và chăm sóc người
bệnh tâm thần dựa vào cộng đồng. Mối quan hệ giữa cán bộ y tế với những người
chăm sóc người bệnh và gia đình người bệnh trong chương trình chăm sóc sức khỏe
tâm thần cộng đồng là rất cần thiết, một khi họ không được trang bị những thông tin
cần thiết cho người bệnh và gia đình người bệnh tâm thần tại cộng đồng thì cơng tác
chăm sóc và điều trị trở nên vơ cùng khó khăn. Bên cạnh đó, các cán bộ y tế tại trạm
có nhiệm vụ kết hợp với các ban, ngành, đoàn thể xã hội tại địa phương giúp người
bệnh tâm thần tham gia PHCN xã hội và tái hòa nhập cộng đồng [11], [20], [21].


Vai trị của y tế ấp/khóm: cán bộ y tế ấp/khóm có vai trị hướng dẫn phục hồi
chức năng cho người bệnh như: giao tiếp, sinh hoạt, lao động từ đơn giản đến phức
tạp, phản ánh diễn biến của người bệnh với CBYT, trao đổi kinh nghiệm với cán bộ
y tế trong giao ban tại TYT hàng tháng.
Vai trò của gia đình: Về phía gia đình cần hỗ trợ phát hiện sớm các dấu hiệu
bất thường để đưa người bệnh tới cơ sở Y tế điều trị sớm. Khi người bệnh được cấp
phát thuốc cần phải đôn đốc, kiểm tra, quản lý thuốc, sao cho họ uống đúng giờ, đều

đặn, đủ liều lượng.[11], [20].
Người nhà tuyệt đối chấp hành mệnh lệnh của thầy thuốc, không chiều theo ý
của người bệnh mà tự ý cắt thuốc hoặc điều chỉnh liều lượng thuốc bác sĩ đã kê đơn.
Bên cạnh đó, hãy hướng dẫn họ dần dần làm các công việc đơn giản như tắm giặt, vệ
sinh cá nhân, xếp chăn màn, quét nhà, don dẹp nhà cửa. Khi bệnh trở nên xấu đi,
người bệnh xuất hiện các dấu hiệu như kích động, đập phá, khơng ăn uống, khơng
nói năng... thì phải đưa ngay đến cơ sở Y tế để có hướng điều trị kịp thời.
Vai trị của cộng đồng: Về phía cộng đồng phải có thái độ đối xử tốt, biết
thơng cảm với người bệnh. Cộng đồng cần tổ chức những hoạt động hữu ích để
người bệnh có điều kiện tham gia, khiến họ có cảm giác thoải mái, tin tưởng, giúp
người bệnh phục hồi các chức năng sinh hoạt và tái hòa nhập với cộng đồng.[11],
[20]
1.2.3.3. Quản lý điều trị bệnh tâm thần tại cộng đồng đối với ngành Lao động
Thương binh và Xã hội
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thực hiện theo Quyết định số: 1215/QĐTTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 22/7/2011 phê duyệt Đề án trợ giúp xã hội và
phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng
giai đoạn 2011-2020 trên phạm vi cả nước, với các hoạt động cụ thể sau:
1. Xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị cho các cơ sở bảo trợ xã hội chăm
sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần.
2. Phát triển nguồn nhân lực làm công tác trợ giúp xã hội và phục hồi chức
năng cho người rối nhiễu tâm trí, người tâm thần dựa vào cộng đồng.
3.

Phát triển các cơ sở phòng và trị liệu rối nhiễu tâm trí.


4. Truyền thông, nâng cao nhận thức về trách nhiệm của gia đình, cộng đồng
và tồn xã hội về chăm sóc và phục hồi chức năng; nâng cao kiến thức, kỹ năng trợ
giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người rối nhiễu tâm trí, người tâm thần dựa
vào cộng đồng.

Hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần do Bộ lao động Thương binh và Xã hội
quản lý gồm 17 trung tâm bảo trợ xã hội ( thuộc 16 tỉnh) kèm theo việc thực hiện
chính sách bảo trợ xã hội của Việt Nam cho các đối tượng chính sách trong đó có
bệnh nhân tâm thần có ở 100% số xã trong cả nước. Hệ thống vận hành này song
song với hệ thống do Bộ Y tế quản lý, gồm 1 Viện, hai Bệnh viện chuyên khoa tâm
thần tuyến Trung ương, 33 bệnh viện tâm thần tỉnh, 30 khoa tâm thần thuộc bệnh
viện đa khoa tỉnh và khoa tâm thần trong Trung tâm phòng chống bệnh xã hội cùng
với Dự án chăm sóc sức khỏe tâm thần cộng đồng triễn khai ở 70% các xã, với hoạt
động chính là TYT phát thuốc cho những đối tượng bệnh nhân tâm thần phân liệt và
động kinh đã có hồ sơ điều trị tại bệnh viện chuyên khoa tỉnh hoặc Trung ương [27].
1.3. Các hoạt động quản lý bệnh nhân tâm thần đang thực hiện tại tỉnh Trà
Vinh
1.3.2. Giới thiệu sơ lược về địa bàn nghiên cứu tỉnh Trà Vinh
Trà Vinh là tỉnh duyên hải thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, có diện
tích: 279.030 km2, dân số: 1.076.000 người, gồm có 03 dân tộc: Kinh, Khmer và
Hoa. Hành chính của tỉnh gồm: 09 đơn vị hành chính: 01 thành phố, 01 thị xã, 07
huyện và có 106 xã-phường-thị trấn.
Hiện tại tỉnh chưa thành lập Bệnh viên chuyên khoa Tâm thần, công tác quản
lý bệnh tâm thần do Khoa Tâm thần thuộc Bệnh viện Đa khoa tỉnh phụ trách và đang
thực hiện theo mơ hình quản lý điều trị bệnh tâm thần dựa vào cộng đồng.[4]
Khoa Tâm thần thuộc Bệnh viện Đa khoa Trà Vinh được thành lập theo
Quyết định số 370/QĐ-SYT ngày 14 tháng 7 năm 2016 của Giám đốc Sở Y tế tỉnh
Trà Vinh. Biên chế khoa có 07 biên chế, gồm 03 Bác sĩ chuyên khoa 1, 02 y sĩ và 02
cao đẳng điều dưỡng. Giường bệnh cho BN nội trú có 05 giường bệnh, các phịng
bệnh nặng, phịng theo dõi, phịng sử dụng cho BN kích động và phòng BN tạm ổn
định.


Chức năng nhiệm vụ của khoa tâm thần là thăm khám, điều trị các bệnh nhân
có biểu hiện của rối loạn tâm thần, bao gồm:

- Loạn thần cấp tính
- Bệnh tâm thần phân liệt, bệnh tâm thần mạn tính
- Các bệnh động kinh tâm thần
- Các bệnh do nghiện chất gây nên như rượu, ma túy
- Các bệnh về rối loạn lo âu, trầm cảm
- Các bệnh về sa sút trí tuệ, giảm trí nhớ
Số bệnh nhân tâm thần nằm điều trị tại khoa hàng ngày khoảng 12 BN tâm
thần các loại. Ngồi ra, khoa cịn thực hiện chức năng xác định các trường hợp
nghiện ma-túy do công an đưa đến, trung bình mỗi tháng xác định khoảng 20 trường
hợp.
Phịng khám chuyên khoa tâm thần, khám cho tất cả bệnh nhân tâm thần từ
các huyện chuyển đến, trung bình mỗi ngày phịng khám cho khoảng 50 BN tâm
thần các thể.
Ngồi ra khoa Tâm thần còn thực hiện nhiệm vụ quản lý Dự án Bảo vệ sức
khỏe tâm thần cộng đồng và trẻ em của tỉnh Trà Vinh, kiểm tra giám sát đối với các
huyện, thị xã và thành phố trong công tác quản lý điều trị bệnh nhân tâm thần, cấp
phát thuốc hàng tháng cho BN, công tác vãng gia...
1.3.3. Những hoạt động phối hợp trong quản lý bệnh tâm thần của ngành Lao
động -Thương binh và Xã hội tại Trà Vinh
Giai đoạn 2012-2015
Ngành Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh thực hiện theo Quyết định số:
838/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh ngày 18/5/2012 về việc ban
hành Kế hoạch thực hiện Đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm
thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2012 - 2015 trên địa bàn
tỉnh Trà Vinh. Đây là Đề án thực hiện liên Ngành, trong đó Sở Lao động Thương
binh và Xã hội chịu trách nhiệm triển khai Đề án.
Ngành LĐTBXH phối hợp với ngành Y tế chủ yếu là hỗ trợ một số lĩnh vực
như: Đưa bệnh nhân tâm thần đi điều trị tuyến trên,công tác trợ giúp xã hội, chăm




×