Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.63 KB, 4 trang )
Điều trị bệnh Tâm thần phân liệt tại cộng đồng
Bệnh TTPL là 1 bệnh tâm thần nặng có khuynh hướng tiến triển mạn tính. Bệnh
thường phát triển ở lứa tuổi trưởng thành (18 - 40 tuổi), ở cả nam và nữ và chiếm
tỷ lệ từ 0,5 - 1% dân số. Phần lớn bệnh nhân điều trị tại gia đình và cộng đồng
(98%) chỉ có số ít điều trị tại bệnh viện khi bệnh trầm trọng, cấp tính. Điều trị
bệnh TTPL ở cộng đồng bao gồm: 1.Phục hồi chức năng tâm lý xã hội 2.Phục hồi
chức năng nghề nghiệp, lao động liệu pháp 3.Liệu pháp hoá dược I- Phục hồi
chức năng tâm lý xã hội Như chúng ta biết bệnh nhân tâm thần thường bị xã hội
mặc cảm, miệt thị, mọi người xa lánh, ít được tham gia các hoạt động xã hội cũng
như các hoạt động nghề nghiệp. Nhưng phần lớn bệnh nhân tâm thần lại sống ở
gia đình, ở cộng đồng xã
hội. Chính vì vậy cần phải tuyên truyền giáo dục cho cộng đồng có thái độ đúng
đắn đối với người bệnh như lời khuyến cáo của WHO "Đừng gạt bỏ hãy chăm
sóc", nhân ngày sức khoẻ tâm thần (7/4/2001). + Đối với cộng đồng, cơ quan: Đó
là những địa điểm bệnh nhân sinh sống, học tập hoặc công tác, mọi người cần phải
thông cảm, thấu hiểu bệnh tật của bệnh nhân. Đặc biệt là bệnh tâm thần phân liệt
để có thái độ cư xử đúng mức tránh gây căng thẳng về tâm lý cho bệnh nhân. Tạo
điều kiện bố trí công việc phù hợp như lao động nghề nghiệp đơn giản, lao động
chân tay hoặc lao động thông thường nhẹ nhàng mà người bệnh có thể làm được.
Tạo điều kiện cho bệnh nhân tham gia hội họp, các hoạt động văn hoá văn nghệ
vui chơi giải trí trong cộng đồng. Động viên khuyến khích họ khi làm tốt nhiệm vụ
được phân công. + Đối với gia đình: Gia đình phải thực sự là tổ ấm của mọi thành
viên. Tạo không khí tình cảm thoải mái hài hoà trong gia đình, mọi người phải
thực sự thông cảm hiểu biết nhau. Tránh gây căng thẳng, xích mích, to tiếng, tranh
luận hoặc cãi nhau, hiểu lầm nhau đó đều là những yếu tố thuận lợi (stress) để
bệnh phát triển, tái phát. Khi gia đình phát hiện các biểu hiện bất thường của một
người trong gia đình cần phải đưa đi khám bệnh các thầy thuốc, tư vấn tâm lý đặc
biệt các bác sĩ chuyên khoa. Phát hiện sớm, điều trị tích cực là phương châm chính