Tải bản đầy đủ (.docx) (109 trang)

Luận văn đánh giá quá trình triển khai dự án mô hình chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên và thanh niên tại trường trung học phổ thông chương mỹ a hà tây giai đoạn 2007 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (685.52 KB, 109 trang )

Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO- Bộ Y TÉ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TÉ CÔNG CỘNG

TRẦN THỊ THU HÀ

ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI Dự ÁN MƠ HÌNH
CHĂM SĨC SỨC KHOẺ SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN VÀTHANH
NIÊN TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHÔ THÔNG CHƯƠNG MỸ AHÀ TÂY GIAI ĐOẠN 2007-2008

LUẬN VÀN THẠC SỶ Y TẾ CÔNG CỘNG

MÂ SÔ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.76
Giáo viên hướng dẫn khoa học
PGS. TS. ĐẶNG NGUYÊN ANH

HÀ NỘL 2008


LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành bản luận vãn Thạc sĩ Y tế công cộng này, tôi đã nhận được rất nhiều sự
giúp đỡ từ các thầy cơ giáo, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp.
Trước hết, tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Đặng Ngun
Anh, người thày ln theo sát, tận tình chỉ bảo, động viên và đóng góp nhiều ý kiến bổ ích
trong q trình xây dựng đề cương và luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các thầy cơ giáo các bộ mơn và các phịng
ban Trường Đại học Y tế Công cộng đã truyền thụ kiến thức, tạo điều kiện thuận lợi cho tơi
trong suốt q trình học tập và hồn thành luận văn.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn tới các đổng nghiệp tại của tơi trong Ban quản lý Dự án
Phòng chống HIV/AIDS cho thanh niên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và hỗ trợ tơi trong q
trình học tập và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cám ơn Trung tâm Chăm sóc Sức khoẻ Sinh sản VTN/TN Trung


ương (Ngôi nhà Tuổi trẻ), Phòng Y tế huyện Chương Mỹ, Phòng giáo dục huyện Chương Mỹ,
Ban giám hiệu, giáo viên và học sinh trường THPT Chương Mỹ A Hà Tây đã tạo điều kiện và
nhiệt tình cộng tác với tơi trong thời gian nghiên cứu.
Tôi chân thành cám ơn các bạn trong lớp Cao học khóa 10 và những người bạn thân
thiết đã giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập và hồn thành luận văn.
Cuối cùng tơi xin dành tất cả tình u thương, lịng thành kính biết ơn bố mẹ, cảm ơn
chồng, các con anh chị em trong gia đình hai bên nội ngoại đã cùng chia sẻ những khó khăn
và giành cho tơi những tình cảm, sự chăm sóc q báu và động viên tơi trong q trình học
tập và hoàn thành luận văn.
Hà Nội, tháng 10 năm 2008
Trần Thị Thu Hà


DANH MỤC CÁC CHỦ, KÝ HIỆU VIÉT TẮT

AIDS:

Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải

Ban QLDA:

Ban Quản lý dự án

BPTT:

Biện pháp tránh thai

DS KHHGĐ
GDVĐĐ:


Dân số Kế hoạch hố gia đình
Giáo dục viên đồng đẳng

HIV:

Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người

LTQĐTD:

Bệnh lây truyền qua đường tình dục

QLDA:

Quản lý dự án

QHTD:
RHIYA

Quan hệ tình dục
Sáng kiến chăm sóc sức khoẻ sinh sản cho thanh niên, vị thành niên Việt
Nam

SAVY:

Điều tra quổc gia về Vị thành niên và Thanh niên Việt Nam

SKSS:

Sức khoẻ sinh sản


SKSS/TD:

Sức khoẻ sinh sản và tình dục

SKSS VTN/TN:

Sức khoè sinh sản vị thành niên và thanh niên

THCS:

Trung học cơ sở

THPT:

Trung học phổ thơng

TLN:

Thảo luận nhóm

TTYT:

Trung tâm y tế


MỤC LỤC
NỘI DUNG

Trang


TÓM TẤT ĐÈ TÀI NGHIÊN cứu

1

ĐẶT VÁN ĐÈ

3

MỤC TIÊU NGHIÊN cứu

5

CHƯƠNG I: Tổng quan tài liệu

6

CHƯƠNG II: Phương pháp nghiên cứu

23

Mơ hình đánh giá

23

Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu đánh giá

23

Thòi gian và địa điểm nghiên cứu


25

Cỡ mẫu và phưong pháp chọn mẫu

26

Các chỉ số và biến số đánh giá

26

Phương pháp thu thập số liệu

30

Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

31

Khía cạnh đạo đức củanghiên cứu

32

Hạn chế của nghiên cứu, sai số, biện pháp khắc phục

32

CHƯƠNG III: Kết quả nghiên

cứu


34

CHƯƠNG IV: Bàn luận

50

KÉT LUẬN

55

KHUYÊN NGHỊ

57

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ KÉ HOẠCH PHÔ BIÊN KÉT QUẢ

60

PHỤ LỤC 1: Bảng các bên liên quan và mối quan tâm
PHỤ LỤC 2: Bộ chỉ số đánh giá

62
*

64


PHỤ LỤC 3: Cây vấn đề, khung lý thuyết

68


PHỤ LỤC 4: Công cụ đánh giá

75

PHỤ LỤC 5: Kế hoạch thực hiện

92

PHỤ LỤC 6: Tài liệu tham khảo

94


TĨM TẤT ĐÈ TÀI NGHIÊN cứu
Dự án Mơ hình Chăm sóc SKSS VTN/TN do Tổng cục dân số (Bộ Y tế) phối
hợp với Trung tâm chăm sóc SK.SS VTN/TN Trung ương (Ngơi nhà Tuổi trẻ) thực
hiện với mục đích đáp ứng nhu cầu tiếp nhận thông tin, kiến thức về SKSS của VTN/
TN. Dự án được khởi động từ tháng 9/2004- kết thúc giai đoạn 1 vào tháng 10/2006.
Giai đoạn 2 từ tháng 1/2007 đến hết tháng 12/ 2008. Trường THPT Chương Mỹ A
tỉnh Hà TâyI là một trong 44 điểm thực hiện Dự án và được tham gia dự án ngay từ
giai đoạn một.
Nhằm góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả các can thiệp về chăm sóc
SKSS cho đối tượng VTN/TN nói chung và chất lượng các hoạt động của dự án trên
đối tượng học sinh Trung học phổ thơng, nghiên cứu Đánh giá q trình triển khai
I Kế từ 1/8/2008, Hà Tây đã sát nhập vào với Hà Nội. Tuy nhiên trong báo cáo nghiên cứu này vẫn sử dụng địa
danh là Hà Tây đế thống nhất với đề cương nghiên cứu ban đầu. Mặt khác trong thời gian thực hiện nghiên cứu, địa
bàn vẫn thuộc tinh Hà Tây và cơ cấu tổ chức vẫn là thuộc tinh Hà Tây.

iii



-I

dự án Mơ hình Chăm sóc SKSS VTN/TN tại trường trung học phổ thông
Chương Mỹ A - Hà Tây được thực hiện đế trả lời các câu hởi sau đây:
1.

Các hoạt động của Dự án có được triển khai đúng kế hoạch không? Các

hoạt động của Dự án được triển khai có phù hợp với đối tượng đích khơng?
2.

Dự án có nhận được sự nhiệt tình ủng hộ từ lãnh đạo nhà trường, sự phối

hợp của các bên liên quan tại địa phương khơng?
3.

Dự án có bền vững khơng và cần làm gì để nâng cao hiệu quả hoạt động

dự án?
Mục tiêu của nghiên cứu là:
1.

Đánh giá quá trình triển khai Dự án tại điểm trường Chương Mỹ A năm

2007-2008
2.

Xác định những thuận lợi, khó khăn của việc triển khai Dự án mơ hình


tại trường Chương Mỹ A và đưa ra những khuyến nghị giúp cho việc nâng cao hiệu
quả hoạt động dự án
Nghiên cứu được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng
8/2008 tại huyện Chương Mỹ/Hà Tây. Phương pháp thu thập số liệu chủ yếu là hồi

iv


-I

cứu các tài liệu liên quan để thu thập các số liệu thứ cấp kết
hợp với việc thu thập các số liệu định tính thơng qua phỏng vấn sâu,
thảo luận nhóm
Tổng số đã thực hiện 9 cuộc phỏng vấn sâu và 3 cuộc tháo luận nhóm trên các
đối tượng là học sinh, giáo viên và các cán bộ liên quan đến quản lý Dự án từ trung
ương đến điểm thực hiện.
Kết quả nghiên cứu đã cho thấy là mặc dù gặp khá nhiều khó khăn trong q
trình thực hiện nhưng về cơ bản, mơ hình đã được triển khai đúng kế hoạch đề ra, thu
hút được sự tham gia nhiệt tình và đơng đảo của các em học sinh, góp phần nâng cao
kiến thức, nhận thức của các em về SKSS ở lứa tuồi VTN/TN. Đồng thời Dự án cũng
đã huy động được sự ủng hộ tích cực từ phía lãnh đạo nhà trường và đã tạo ra một tiền
đề rất tốt đảm bảo sự bền vững của dự án.

v


ĐẶT VÁN ĐÈ
Việt Nam là một quốc gia có cơ cấu dân số trẻ với khoảng 1/3 dân số là thanh
niên, vị thành niên trong độ tuổi từ 10 - 24. Tỷ lệ này sẽ được duy trì trong vịng ít

nhất 15 năm tới [17]. Đảng và Nhà nước ta ln đánh giá cao vai trị của cơng tác
thanh niên bởi VTN/TN không chỉ chiếm một tỷ trọng dân sổ cao mà cịn bởi vì trong
thập niên tới, họ sẽ là chủ nhân của đất nước.
VTN/TN hiện là nhóm đang phải đối mặt với nhiều thách thức liên quan đến
SKSS/TD của chính mình. Nhiều nghiên cứu đã nêu nhận xét: quan niệm về vấn đề
tình dục trong thanh thiếu niên hiện nay có cởi mở hơn, khơng cịn q khắt khe như
trước. Nghiên cứu tại 8 tỉnh/thành phố, trên 2.159 VTN cả trong và ngồi nhà trường
cho biết có 11,4% VTN đồng ý có thể QHTD trước hơn nhân được vì đó là thể hiện
của tình u [6], Như vậy, đa số VTN vẫn giữ được những nếp nghĩ truyền thống là
không nên QHTD trước hôn nhân. Tuy nhiên kết quả này cho thấy một bộ phận thanh
niên khá cởi mở với QHTD. Thậm chí trong số này 1,4% có ý kiến cho rằng có thể
QHTD ở tuổi 15; 2,4% ở tuổi 16; 9,5% ở tuổi 17 và 27,7% ở tuồi 18. Đa số các em có
QHTD lần đầu với người yêu, sau đó là với bạn trai hoặc bạn gái khác (kể cả phụ nữ
bán dâm). Sau lần QHTD đầu tiên, có khoảng 2/3- 3/4 trong số họ tiếp tục có QHTD
thường xuyên.

1


Trong khi quan niệm về QHTD đã cởi mở hơn thì sự hiểu biết về các biện pháp
tránh thai, các bệnh lây truyền qua đường tình dục của VTN/TN cịn rất hạn chế. Chủ
yếu các em mới chì kể tên được các biện pháp tránh thai còn về cơ chế tác dụng và
cách sứ dụng thì hiểu biết lại rất sơ sài. Ket quả của một nghiên cửu quốc gia gần đây
cho thấy trong số các em đã có QHTD thì 96,5% có biết đến bao cao su, 85% có biết
đến thuốc uống tránh thai, 52,4% biết xuất tinh ngoài âm đạo. Tuy nhiên lại có 69,6%
VTN chưa bao giờ sử dụng các BPTT với các lý do: không chuẩn bị trước, đột xuất
(72,9%), khơng thích dùng (18,8%); hoặc khơng biết (6,3%) và khơng sẵn có (2,1%)
[10]. Hầu hết các kiến thức về tình dục và các BPTT mà các em có được là thơng qua
các phương tiện thơng tin và bè bạn. Gia đình và nhà trường ít có vai trị cung cấp
thơng tin cho các em.

Đối với các bệnh LTQĐTD thì kiến thức, nhận thức của VTN cịn rất hạn chế
và ở mức độ khác nhau, hầu hết mới chỉ dừng ở mức kể tên được bệnh, nhiều

2


nhất là bệnh "AIDS" trong khi lại ít hiểu biết về biểu hiện của đại dịch này. Một số
VTN nữ chưa phân biệt được thế nào là thay đổi sinh lý bình thường và thế nào là bất
thường. Hiểu biết của các em do nhiều yếu tố chi phối như hồn cảnh gia đình, địa bàn
nơi cư trú nơng thơn- thành thị và trình độ học vấn.
Hầu hết các em khi có những biểu hiện bất thường trong tâm sinh lý đều
khơng hởi cha mẹ, mà thường tự tìm hiểu thơng tin từ những nguồn khác để xử trí.
Mặc dù trong những năm gần đây cha mẹ, thầy cô giáo và nhân viên y tế đều đã có
những nhận thức và quan điểm cởi mở hơn song về cơ bản các bậc cha mẹ, phụ huynh
chưa thực sự hiểu con minh. Đa số vẫn cho ràng phải răn đe chứ không phải là thảo
luận và cung cấp những thông tin cần thiết cho trẻ. Trong khi đó, trường học cịn có
nhiều hạn chế trong việc cung cấp thơng tin cho các em về chủ đề này, do công tác
giáo dục giới tính và chăm sóc SKSS cho học sinh cịn nhiều khó khăn, bất cập.
Sau hội nghị Dân số và Phát triển (ICPD) năm 1994, các chương trinh Quốc
gia về sức khoẻ sinh sản, sức khoẻ tình dục đã chuyển hướng tiếp cận từ kế hoạch hố
gia đình sang tăng cường sức khoẻ sinh sản, sức khoẻ tình dục một cách toàn diện.
Hàng loạt chiến lược cấp quốc gia bao gồm Chiến lược Dân số, Chiến lược chăm sóc
sức khoẻ sinh sản giai đoạn 2001 - 2010, Chiến lược quốc gia về phịng chống
HIV/AIDS 2001 - 2010 và tầm nhìn 2020 đã được ban hành, triển khai và đã từng
bước cải thiện chất lượng dân số và sức khoẻ người dân Việt Nam.
Chiến lược Quốc gia về Chăm sóc Sức khoẻ Sinh sản giai đoạn 2001-2010 đã
xác định chăm sóc sức klioẻ sinh sản và phòng chống bệnh nhiễm khuẩn đường sinh
sản, bệnh lây truyền qua đường tình dục ở lứa tuổi vị thành niên là một trong các nội
dung ưu tiên cần được triển khai thực hiện. Chiến lược cũng đã xác định giải pháp để
cải thiện tình hình sức khoẻ sinh sản, sức khoẻ tình dục của vị thành niên là thông qua

việc giáo dục, tư vấn song song với cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản phù
hợp với vị thành niên [4],
Nhàm thực hiện chiến lược quốc gia về Chăm sóc sức khoẻ sinh sản, hàng loạt các
chương trình, dự án đã được triển khai nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng giải quyết
các vấn đề liên quan đến SKSS/TD cho VTN/TN. Từ năm 2001, trong khuôn khổ dự
án Dân sổ- Sức khoẻ Gia đình, Uỷ ban Quốc gia Dân số- KTIHGĐ 2


trước đây (nay là Tổng cục Dân số KHHGĐ) đã triển khai "Chương trình giáo dục
DS/SKSS/KHHGĐ cho VTN và thanh niên tại 36 tỉnh/thành phố nhằm tăng cường
hoạt động giáo dục DS/SKSS cho học sinh trường THPT hệ chính quy, thông qua các
hoạt động như đào tạo, biên soạn tài liệu và xây dựng mơ hình điểm về "Trung tâm tư
vấn DS/SKSS - giáo dục giới tính" tại 20 trường Dân tộc nội trú và đạt được những
kết quả đáng khích lệ [24].
Sáng kiến chăm sóc SK.SS cho thanh niên Việt Nam được triển khai từ năm
2004 nhằm mục đích cải thiện SKSS/TD cho VTN/TN nhóm tuổi từ 10 đến 15- trong
và ngoài nhà trường tại 7 tinh.. Qua chương trình này, 7 tỉnh thành trong cả nước đã
thành lập 22 góc dịch vụ thân thiện tại cộng đồng cung cấp cho thanh niên, VTN
những thông tin, dịch vụ, tư vấn về SKSS thân thiện phù hợp, góp phần nâng cao kiến
thức, nhận thức và chuyển đổi hành vi của VTN/TN về SKSS/TD.
Dự án Mơ hình Chăm sóc SKSS VTN/TN ra địi nhằm đáp ứng nhu cầu cung cấp
thơng tin, hỗ trợ VTN/TN cách giải quyết hợp lý các tình huống SKSS. Đây là Dự án
do Uỷ ban Dân số Gia đình Trẻ em trước đây và hiện nay là Tổng cục Dân số Ke
hoạch hố gia đình, Bộ Y tế phối họp với Trung tâm chăm sóc SKSS VTN/TN Trung
ương (Ngôi nhà Tuổi trẻ) triển khai. Dự án được khởi động từ tháng 9/2004- kết thúc
giai đoạn 1 vào tháng 10/2006. Giai đoạn 2 từ tháng 1/2007 đến hết tháng 12/ 2008.
Mặc dù dự án được chia ra 2 giai đoạn nhung kết thúc giai đoạn 1 cũng như trong q
trình thực hiện giai đoạn 2, chưa có một nghiên cứu đánh giá nào được triển khai
ngoài một số cuộc giám sát của cơ quan tư vấn. Đối với địa bàn Huyện Chương Mỹ
Hà Tây, đây là Dự án đầu tiên được triển khai thuộc lĩnh vực chăm sóc SKSS cho

VTN. Mặt khác, Dự án được triển khai tại trường học khơng có sự tham gia của các
ban ngành liên quan tại địa phương như Y tế, Dân số, Đồn thanh niên. Vì vậy việc
cung cấp những thơng tin liên quan đến hoạt động, tính phù họp và kết quả của mơ
hình cho các bên liên quan tại địa phương là thực sự cần thiết nhằm góp phần tạo sự
bền vững, duy trì hoạt động chăm sóc SKSS VTN/TN trên địa bàn. trong giai đoạn
sau.
Với mong muốn đóng góp một số khuyến nghị góp phần nâng cao chất lượng
các can thiệp về chăm sóc SKSS cho đối tượng VTN/TN nói chung và chất lượng các
hoạt động của Dự án trên đối tượng học sinh Trung học phổ thông,
3


nghiên cứu Đánh giá quá trình triển khai dự án Mơ hình
Chăm sóc SKSS VTN/TN tại trường trung học phổ thông
Chương Mỹ A - Hà Tây được thực hiện nhằm trả lời các câu hỏi sau
đây:
1.
Các hoạt động của Dự án có được triển khai đúng kế hoạch khơng? Các
hoạt động của dự án được triển khai có phù họp với đối tượng đích khơng?
2.

Dự án có nhận được sự nhiệt tình ủng hộ từ lãnh đạo nhà trường, sự phổi

họp của các bên liên quan tại địa phưong không?
3.

Dự án có bền vững khơng và cần làm gì để nâng cao hiệu quả hoạt động

dự án?


4


MỤC TIÊU NGHIÊN cứu

1.

Đánh giá quá trình triển khai Dự án tại điểm trường Chương Mỹ A năm

2007-2008.
2.

Xác định những thuận lợi, khó khăn của việc triên khai Dự án tại trường

Chương Mỹ A và đưa ra những khuyến nghị giúp cho việc nâng cao hiệu quả hoạt
động Dự án.

5


CHƯƠNG I
TÔNG QUAN TÀI LIỆU
I. Thục trạng vấn đề SKSS/SKTD của VTN/TN:
Tuổi trẻ ngày nay bước vào dậy thì sớm hon và cũng lập gia đình muộn hon
các thế hệ trước đây và họ phải trải qua một thời gian dài hon giữa dậy thì và hơn
nhân. Đây là thời kỳ họ được tiếp nhận nhiều thông tin về những cơ hội để phát triển
về xã hội nhưng cũng là giai đoạn họ phải đổi mặt với nhũng áp lực, những thách thức
liên quan đến SKSS/TD của chính mình.
Quan hệ tình dục sớm ở độ tuổi học sinh là vấn đề xã hội ở nhiều nước trên thế
giới, cả những nước đang phát triển và cả những nước phát triển đã và đang phải đối

diện với vấn đề quan hệ tình dục sớm và những hậu quả của nó ở thanh thiếu niên.
Ở Thái Lan: Ngay từ những thập niên 70 của Thế kỷ 20 đã nhận thấy rằng
hoạt động tình dục ở thanh thiếu nên ngày càng gia tăng. Hơn 60% thanh thiếu niên
nam có quan hệ tình dục với bạn gái hạơc với gái điém, một sổ mới chỉ 13 tuổi. Số em
gái tuy có ít hơn nhung số các em trở thành các bà mẹ trẻ cũng đã tăng. Hậu quả tất
yếu của hoạt động tình dục sớm là các bệnh lây truyền qua đường tình dục và các thai
nghén khơng mong muốn cũng tăng lên. Chính vì tình hình đỏ mà Chính phủ đã chấp
nhận chương trình giáo dục về sinh lý sinh sản ở các trường trung học.
Ở Trung Quốc: Theo các thống kê thăm dị thì có khoảng 20% học sinh nữ có
quan hệ tình dục dù nhà trường đã răn đe bằng các biện pháp như đuổi học... Trinh tiết
khơng cịn là tiêu chuẩn quan trọng nhất khi người ta kén chọn vợ. Tuổi dậy thì xem ra
đã đến sớm hơn binh thường (1 năm với nam và 2 năm với nữ). Từ thực tế đó, mơn
giáo dục giới tính đã được đưa vào chương trình phổ thơng từ năm 1985 với sự tham
dự rất siêng năng của học sinh vị thành niên.
Hồng Kơng: Luật phá thai hợp pháp đã có từ năm 1973, từ năm đó cho đến
năm 1977, sổ lượng nhũng cô gái vị thành niên phá thai đã tăng lên 11 lần. số liệu
thốngkê điều tra trong khoảng thời gian từ 1980- 1990 cho thấy 54% số cô gái từ 15
đến 18 tuổi khơng phải chỉ quan hệ tình dục với một bạn trai duy nhát, trong

6


năm 1991 tỷ lệ nói trên giảm xuống cịn 29% nhờ những cổ gắng về giáo dục mói
quan hệ nhân văn giữa nam và nữ. Sau khi phá thai, tỷ lệ các cô gái biết rút kinh
nghiệm và biết sử dụng các biện pháp tránh thai cũng đã tăng lên.
Nhật Bản: 11% sinh viên nữ cho biết đã có quan hệ tình dụcc trước tuổi 17
(nghĩa là từ khi cịn ở cấp Trung học), 26% ở tuổi 18 (trong khi ở tuổi này tỷ lệ của
nam là 43%).
Ở Việt Nam, tại một nghiên cứu trên hon 3196 em học sinh THPT tại thành
phố HCM thì có tới 261 em (chiếm 8,17%) đã có quan hệ tình dục [6]. Nhiều nghiên

cứu cho thấy khi quan hệ tình dục (QHTD) trước hơn nhân lần đầu, phần đông vị
thành niên thiếu hiểu biết về sinh sản và tình dục; khơng được tiếp cận với dịch vụ
chăm sóc sức khỏe và các biện pháp tránh thai. Nữ VTN thường khơng có đủ quyền
lực, thiếu tự tin và kỹ năng ra quyết định đế từ chối QHTD khi họ không mong
muốn. Trong QHTD lần đầu, thường là các em gái bị nài ép hon là tự nguyện. Một
khi có hoạt động tình dục, nhóm người trẻ tuổi này cũng dễ gặp các vấn đề có liên
quan đến hoạt động tình dục như: có thai ngồi ý muốn, tai biến do thai nghén và
sinh nở, phá thai khơng an tồn và các bệnh LTQĐTD- HIV/AIDS.
Hệ quả là mỗi năm Việt Nam có khoảng 1,4 triệu ca nạo phá thai, trong đó có
500 nghìn ca ở tuổi vị thành niên, 25% số ca chưa lập gia đình và 20% số ca khi còn
ở tuổi vị thành niên. Điều rất đáng lo ngại là sổ trẻ vị thành niên đi phá thai ngày
càng nhiều. Do những yếu tố sinh lý và xã hội đặc thù của giới, nữ vị thành niên dễ
bị các biến chứng liên quan đến thai nghén, dễ bị mắc bệnh LTQĐTD kê cả
HIV/A1DS và phá thai khơng an tồn hon là ở những phụ nữ đã lớn tuổi. Báo cáo
tổng hợp về SKSSVTN năm 2003 của ƯBQGDS chỉ ra trong vòng 10 năm qua, số ca
mắc nhiễm khuẩn đường sinh sản và các bệnh lây truyền qua đường tình dục tăng
gấp đơi, số người có HIV độ tuổi 13-19 tăng gấp 8,3 lần, độ tuổi 20 - 29 tàng gấp 6,2
lần. Trong số VTN/TN nam giới độc thân thi tỷ lệ có quan hệ tình dục lần đầu với gái
mại dâm là 4,5% và tới 19% trong số đã có quan hệ tình dục đã quan hệ lần đầu ở
khách sạn, nhà trọ. Đây là một trong nhũng nguy cơ cao đối với các bệnh lây truyền
qua đường tình dục trong VTN/TN .
Có thể nói, ngun nhân chủ yếu dẫn tới quan hệ tình dục khơng an tồn ở VTN/TN
là do thiếu hụt các kiến thức về SKSS và SKTD bao gồm cả HIV/AIDS 7


và các biện pháp tránh thai. Trong một khảo sát trên sinh viên Đại học tại TP. HCM
cho thấy trong số 192 sinh viên có QHTD thì có 26 trường hợp có thai ngồi ý muốn
với tỷ lệ 13,5% và tất cả các trường hợp này đều kết thúc bằng phá thai. Trong điều tra
SAVY (2003) trên 7.584 VTN/TN tuổi từ 14-25, 19,7% nữ VTN/TN được phỏng vấn
cho biết đã từng có thai, nữ nơng thơn có tỷ lệ cao hom ở thành thị lần lượt là 21,8%

và 13,3%. Với nhóm tuổi 22-25 tỷ lệ đã từng có thai ở thành thị cao hom ở nông thôn
(36,3% so với 65,4%). Nghiên cứu tại Hải phòng chỉ ra rằng trong khi số VTN biết về
BCS thì cao (86.7%) nhưng chi có khoảng 34% có thể mơ tả chính xác cách sử dụng
bao cao su, 61.6% biết về thuốc viên những chỉ có 11% biết được cách uống để tránh
thai. Khoảng 2,5% biết về thuốc tránh thai khẩn cấp và chỉ có 0,6% biết cách sử dụng
[8] . Đồng thời kiến thức về có thai và tránh thai của các em cũng khá thấp với tỷ lệ
chỉ có 28,7% các em trả lời đúng về thời kỳ dễ có thai nhất trong chu kỳ kinh nguyệt
và có tới 80% các em khơng sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào trong lần quan hệ
đầu tiên ở nhóm đã có quan hệ tình dục
Trong khi quan điểm của VTN/TN hiện nay khá cởi mở về quan hệ tình dục
trước hơn nhân thì thái độ đối với việc sử dụng BCS trong quan hệ tình dục vẫn cịn
khá tiêu cực. Kết quả điều tra SAVY chỉ rõ có tới 31,7% VTN/TN cho rằng có thể
quan hệ tình dục trước hơn nhân nếu như cả 2 cùng tự nguyện, 7,6% trả lời đã có
QHTD trước hơn nhân. Tuy nhiên, có tới 54,4% cho rằng“ Phụ nữ mang theo bao cao
su có thể là khơng đứng đắn“ và 53% cho rằng“Đàn ông mang theo bao cao su là
không đứng đắn“; 30,2% cho rằng “ốữơ cao su chỉ dành cho người mại dâm và kẻ
không chung thuỷ Điều này cho thấy hiệu quả hạn chế của công tác thông tin — giáo
dục - truyền thông SKSS trong xã hội nói chung và đối với VTN/TN nói riêng.
II/ Một số dự án/mơ hình đã đu’Ọ’c triển khai nhằm nâng cao kiến thức,
nhận thức của học sinh, vị thành niên về SKSS.
Ngay từ những năm 1984-1991, với sự trợ giúp của Quỹ dân số liên hợp quốc,
chưomg trình giáo dục dân sổ do Bộ giáo dục thực hiện đã sớm đưa vào thí điểm trong
trường phổ thơng. Để đánh giá kết quả của việc giáo dục SKSS cho học sinh trong
trường học, nghiên cứu khảo sát đánh giá kết quả giáo dục

8


DS/SKSS/KHHGĐ cho học sinh phổ thông và VTN đã được Viện
Khoa học DS GĐ và TE/UBDS GĐ TE thực hiện năm 2004. Nghiên cứu

đã được thực hiện trên 3.400 học sinh và VTN ngồi trường học tại 5
tỉnh: Hải Phịng, Lào Cai, Đồng Tháp. Quảng Nam, Đồng Nai. Kết quả
đem lại một bức tranh khá phong phú về thực trạng kiến thức cũng
như quan điểm của các em học sinh và VTN ngoài nhà trường đối với
việc tiếp nhận các thơng tin về SKSS. Cụ thể là: Chỉ có 10,6% đối
tượng nghiên cứu biết giai đoạn dễ có thai trong chu kỳ kinh nguyệt
của người phụ nữ và thấp nhất trong nhóm VTN ngồi trường học
(8,3%); đồng thời có tới gần một nửa (44,2%) không biết giai đoạn
nào trong chu kỳ là dễ có thai nhất và có tới 7,4% các em cho rằng
giai đoạn dễ có thai nhất trong chu kỳ là giai đoạn đang hành kinh.
Kết quả nghiên cứu này cũng cho thấy các cán bộ quản lý ngành
giáo dục và giáo viên nhìn chung đồng tình với việc cung cấp các
thông tin và giáo dục về SKSS cho học sinh. Tuy vậy vẫn còn một số
ý kiến cho ràng việc giáo dục trong nhà trường về SKSS cho học sinh
là một hình thức “vẽ đường cho hươu chạy” và khơng nên thực hiện.
Chương trình sáng kiến chăm sóc SKSS cho thanh thiếu niên Việt nam
(RHIYA) triển khai với sự hỗ trợ cùa Uỷ ban Châu Âu, quỹ Dân số LHQ năm 20042006 đã cung cấp những thông tin và dịch vụ cho giới trẻ nhằm tăng cường sự hiểu
biết đồng thời khuyến khích những hành vi sinh hoạt tình dục lành mạnh và an tồn.
Thơng qua chương trình này, 7 tỉnh thành trong cả nước đã thành lập 22 góc dịch vụ
thân thiện tại cộng đồng, nơi thanh thiếu niên có thể tiếp nhận thơng tin, tư vấn và dịch
vụ khám chữa bệnh mang tính thân thiện, gần gũi và phù hợp với nhu cầu của mình.
Kết quả điều tra cuối kỳ cho thấy chương trình đã đạt được một số thành công nhất
định như cải thiện khả năng tiếp cận tới các thông tin về các BPTT với tỷ lệ 96,1% đối
tượng nhận được thông tin về BPTT trong 6 tháng trước khi diễn ra cuộc điều tra.
Đồng thời cải thiện được kiến thức về cách sử dụng BPTT của VTN/TN cụ thể là tỷ lệ
VTN/TN biết cách sử dụng các BPTT đã tăng thêm được 30% (từ 50 lên 80%) so với
đầu kỳ. Tuy nhiên, kết quả điều tra cũng cho thấy có tới 50% VTN ở các tỉnh dự án
chưa từng tham gia bất kỳ hoạt động nào của chương trình và các góc thân thiện của
chương trình chỉ có tác động tích cực đến hiểu biết của Thanh niên nhóm 20-24 tuổi
có trinh độ học vấn dưới


9


lớp 12, cịn đối với các nhóm khác thì hoạt động chăm sóc
SK.SS trong trường học lại có tác động nhiều nhất. Bên cạnh đó, kiến
thức của VTN/TN về sinh sản, chu kỳ kinh nguyệt, thời điểm thụ thai
cũng như kiến thức về các cách phòng tránh bệnh lây truyền qua
đường tình dục vẫn chưa được cải thiện sau khi kết thúc chương
trình. Điều này cũng đặt ra những câu hỏi liệu chương trình thiết kế
đã thực sự phù hợp và đáp ứng được những nhu cầu của VTN/TN về
SK.SS chưa và cần có những điều chỉnh như thế nào để các chương
trình tiếp theo đem lại những hiệu quả cao hon.
Một số đánh giá trên phạm vi hẹp hon một số mơ hình thí điểm về SKSS cho
VTN cũng đã được thực hiện như:
Đánh giá bước đầu đánh giá về kết quả thí điểm Chiến lược tăng cường SK
VTN ở Hà Nội và Thái Bình (Tạp chi Y học, 2001). Kết quả cho thấy: Tại toàn bộ 7
xã/phường của mơ hình thí điểm, các hoạt động được triển khai rất hiệu quả với các
phòng tư vấn sức khoẻ tại trạm y tế, câu lạc bộ sức khoẻ VTN tại trường THCS. Cần
đẩy mạnh hon nữa công tác tuyên truyền thông qua truyền thông đại chúng và tuyên
truyền trực tiểp có phân phát các tài liệu phát tay vì đây là các kênh tuyên truyền rất
hiệu quả;
Đánh giá của dự án thử nghiệm về phòng chống HIV/AIDS với trẻ em và
VTN tại Hải Phòng (Cứu trợ nhi đồng Anh, 1998). Khuyến nghị của đánh giá là thanh
thiếu niên có thể tham gia rất hiệu quả vào thảo luận về những vấn đề tế nhị liên quan
đến HIV/AIDS, và giáo dục đồng đẳng là một biện pháp hiệu quả để nâng cao nhận
thức về HIV/AIDS.
Dự án Mơ hình Chăm sóc SKSS VTN/TN do Tổng cục Dân số- KHHGĐ /Bộ
Y tế phối hợp với Trung tâm chăm sóc SKSS VTN/TN Trung ương (Ngơi nhà Tuổi
trẻ) thực hiện cũng khơng nằm ngồi mục đích đáp ứng nhu cầu tiếp nhận thơng tin,

kiến thức về SKSS của VTN/TN. Dự án được khởi động từ tháng 9/2004- kết thúc giai
đoạn 1 vào tháng 10/2006. Giai đoạn 2 từ tháng 1/2007 đến hết tháng 9/2008.
Trong giai đoạn 1, Dự án được triển khai tại 19 điểm tại 6 tỉnh /thành phố là:
Hà Nội, Hà Tây, Quảng Ninh, Quảng Bình, TP. HCM, Long An. Tại mỗi tỉnh triển

10


khai tại 3 điểm gồm: một trường THPT hoặc một ký túc xá
trường đại học, một trung tâm văn hoá xã/phường và một điểm là
Trung tâm tư vấn dịch vụ KHHGĐ thuộc UB DS GĐ TE tình. Riêng ở
Hà Nội có thêm một điểm thực hiện dự án nữa đặt tại Ban quản lý dự
án trung ương là: Trung tâm Chăm sóc SKSS VTN/TN TU (Ngội nhà
Tuổi trẻ). Sang giai đoạn 2, Dự án tiếp tục triển khai tại 6 tỉnh và mở
rộng số điểm thực hiện dự án lên 44 điểm trong đó tăng thêm số
trường THPT và triển khai thêm ở các trường THCS. Trong khuôn khổ
của luận văn này, sẽ trình bày nghiên cứu về quá trình triển khai dự
án giai đoạn II tại điểm thực hiện Trường THPT Chương Mỹ A- tỉnh Hà
Tây (từ tháng 5/2007 đến hết tháng 5/2008)
Các mơ hình nêu trên đều nhằm mục đích nâng cao kiến thức, nhận thức của
VTN/TN tập trung chủ yếu vào tăng cường khả năng tiếp cận với các thông tin/dịch vụ
liên quan đến sức khoẻ sinh sản cho đối tượng VTN/TN. Tuy vậy, khu vực và cách
thức tiếp cận của các mơ hình khơng giống nhau, một vài mơ hình tiếp cận đối tượng
VTN/TN tại cộng đồng trong khi mơ hình khác tiếp cận trong trường học. Việc tiếp
cận trong trường học cũng dưới nhiều hình thức đa dạng: lồng ghép giáo dục Dân số
vào chương trình giảng dạy (chương trình giáo dục Dân số do Quỹ DS liên hợp quốc
hồ trợ), triển khai các câu lạc bộ SK.SS, các góc cung cấp thơng tin thân thiện và các
biện pháp tránh thai phi lâm sàng. Ket quả đánh giá về các mơ hình đã được triển khai
trước đây cho thấy việc cung cấp những thông tin, kiến thức về SKSS/TD cho đối
tượng VTN/TN là hết sức thiết thực tuy nhiên về hình thức thì đều khuyến nghị những

cải tiến để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đa dạng của VTN/TN về SKSS/TD. Dự
án mô hình chăm sóc SK.SS VTN/TN do Tổng cục DS K.HHGĐ đầu tư thực hiện là
một Dự án tập trung chủ yếu vào việc triển khai đồng thời các mơ hình truyền thơng
như: Góc thơng tin thân thiện, giáo dục đồng đẳng, câu lạc bộ SK.SS, các hoạt động
truyền thông lồng ghép. Việc tiến hành đánh giá Dự án này sẽ cung cấp những thơng
tin góp phần đánh giá tính hiệu q và tính phù hợp của các mơ hình truyền thông đối
với VTN/TN

III/ Mô tả địa bàn nghiên cứu - trường THPT Chương Mỹ A và Dự án
Mơ hình chăm sóc SKSS VTN/TN tại trường THPT Chương Mỹ A
1. Trường Trung học phố thông Chưong Mỹ A:

11



×