Tải bản đầy đủ (.docx) (125 trang)

Luận văn đánh giá sự hài lòng đối với công việc của nhân viên bệnh viện huyện tuy an và bệnh viện huyện đông hoà tỉnh phú yên năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.29 MB, 125 trang )

Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CƠNG CỘNG

VŨ HỒNG VIỆT

ĐÁNH GIÁ Sự HÀI LỊNG ĐĨI VỚI CƠNG VIỆC
CỦA NHÂN VIÊN BỆNH VIỆN HUYỆN TUY AN VÀ
BỆNH VIỆN HUYỆN ĐƠNG HỊA TỈNH PHÚ YÊN
NĂM 2010

MÃ SÓ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.77
Hướng dẫn khoa học: PGS. TS. LÊ cự LINH
Hà Nội, 2010


i

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn:
UBND Tỉnh Phú Yên, Ban giám đốc Sở Y tế Phú Yên, Lãnh đạo Bệnh viện huyện
Tuy An và Tổ chức GTZ đã tạo điều kiện, ho trợ một phần kinh phí cho tơi tham gia khóa
học.
Các thầy, cơ giáo trường Đại học Y tế Công cộng đã tận tĩnh giảng dạy, hướng dan,
giúp đỡ tơi hồn thành chirơng trình học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu.
PGS. TS. Lê Cự Linh, người thầy với đầy nhiệt huyêt đã hướng dẫn và chia sẻ thơng
tin, tạo điều kiện cho tơi hồn thành luận văn.
Tập thể cản bộ viên chức Bệnh viện huyện Tuy An và Bệnh viện huyện Đơng Hịa,
tinh Phú n, đã tạo điều kiện giúp đỡ và tham gia vào nghiên cứu.
Các anh em, bạn bè thân hữu đã khuyến khích tơi trên con đường học tập và tất cả
bạn bè đồng khóa cao học quản lý bệnh viện khóa 1 đã cùng nhau học tập, chia sẻ kinh


nghiệm trong 2 năm qua.
Các bậc sinh thành, người thân, vợ và 2 con tôi phải chịu nhiều hy sinh, vất vả và là
nguồn động viên cho tơi trong suốt q trình học tập, phấn đấu.

Vũ Hoàng Việt


MỤC LỤC

NỘI DUNG Trang
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................................i
MỤC LỤC............................................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC BIẺU ĐỊ VÀ BẢNG.........................................................................iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT..............................................................................vii
TĨM TẮT NGHIÊN cứu................................................................................................viii
ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN cứu..................................................................................................4
1. Mục tiêu chung:..............................................................................................................4
2. Mục tiêu cụ thể:..............................................................................................................4
Chương 1. TÔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................................5
1.1. Lịch sử, khái niệm và vai trò của bệnh viện.................................................................5
1.2. Tổ chức và cấu trúc của bệnh viện...............................................................................7
1.3. Chức năng, nhiệm vụ của bệnh viện đa khoa hạng III...............................................10
1.4. Định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế nhà nước.....................................12
1.5. Quản lý nguồn nhân lực trong bệnh viện...................................................................13
1.6. Sự hài lịng đối với cơng việc của nhân viên y tế.......................................................14
1.7. Mối quan hệ giữa sự hài lòng đổi với công việc và hiệu suất nguồn nhân lực.. 16
1.8. Một số tính cách của người lãnh đạo..........................................................................17
1.9. Những nghiên cứu trên Thế giới và tại Việt Nam về sự hài lịng..............................19
1.10. Thơng tin chung về BVĐK huyện Tuy An và BVĐK huyện Đơng Hịa................21

Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu....................................................................23
2.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................................23
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.............................................................................23
2.3. Thiết kế nghiên cứu...................................................................................................23
2.4. Phương pháp chọn mẫu..............................................................................................23
2.5. Xây dựng bộ công cụ thu thập số liệu.......................................................................24


2.6. Phương pháp thu thập sổ liệu....................................................................................26
2.7. Xác định các chỉ số, biến số nghiên cứu...................................................................27
2.8. Phương pháp phân tích số liệu...................................................................................28
2.9. vấn đề đạo đức trong nghiên cứu...............................................................................29
2.10. Hạn chế của nghiên cứu và biện pháp khắc phục....................................................29
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN cứu..............................................................................31
3.1. Sự hài lịng đối với cơng việc của nhân viên bệnh viện............................................31
3.2. Mối liên quan giữa các đặc điểm của nhân viên và sự hài lòng chung.....................60
3.3. Các biện pháp để làm tăng sự hài lòng của nhân viên bệnh viện..............................65
Chương 4. BÀN LUẬN.....................................................................................................67
4.1. Sự quan tâm của lãnh đạo..........................................................................................67
4.2. Quan hệ đồng nghiệp............................................................................................... 68
4.3. Lương và các chế độ..................................................................................................69
4.4. Đào tạo và phát triển..................................................................................................71
4.5. Đặc điểm công việc....................................................................................................72
4.6. Điều kiện làm việc.....................................................................................................73
4.7. Mối liên quan giữa các đặc điểm chung của nhân viên với sự hài lòng....................74
4.8. Một số tồn tại của phương pháp và kết quả nghiên cứu............................................77
Chương 5. KÉT LUẬN.....................................................................................................79
5.1. Sự hài lòng đối với công việc của nhân viên bệnh viện.............................................79
5.2. Mối liên quan giữa sự hài lòng và các đặc điểmcủa nhân viên bệnh viện................79
Chương 6. KHUYẾN NGHỊ.............................................................................................81

TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................82
PHỤ LỤC...........................................................................................................................86
Phụ lục 1: Cây vấn đề..........................................................................................................86
Phụ lục 2: Phiếu điều tra......................................................................................................87
Phụ lục 3: Một số kết quả phân tích định lượng..................................................................95
Phụ lục 4: Một số hình ảnh trong nghiên cứu.....................................................................98


DANH MỤC CÁC BIẺU ĐÒ VÀ BẢNG

NỘI DUNG Trang
Biểu đồ la: ĐTB

của tiểu mục lãnh đạo quan tâm đến công việc...................................31

Biểu đồ Ib: ĐTB

của tiểu mục lãnh đạo chia sẻ áp lực công việc..................................31

Biểu đồ lc: ĐTB

của tiểu mục lãnh đạo giám sát công việc...........................................31

Biểu đồ Id: ĐTB

của tiểu mục lãnh đạo biểu dương......................................................32

Biểu đồ le: ĐTB

của tiểu mục lãnh đạo thúc nhắc làm việc..........................................32


Biểu đồ Ig: ĐTB

của tiểu mục lãnh đạo phân công công việc.......................................32

Biểu đồ Ih: ĐTB của tiểu mục cấp trên đối xử với cấp dưới...............................................32
Biểu đồ li: ĐTB của tiểu mục cấp trên bảo vệ cấp dưới......................................................33
Biểu đồ Ik: ĐTB của tiểu mục thái độ cấp trên khi tiếp xúc với cấp dưới..........................33
Biểu đồ 11: ĐTB của tiểu mục lãnh đạo xử lý kỷ luật nhân viên........................................33
Biểu đồ 2a: Tỷ lệ HL của tiểu mục lãnh đạo quan tâm đến công việc................................34
Biểu đồ 2b: Tỷ lệ HL của tiểu mục lãnh đạo chia sẻ áp lực công việc................................34
Biểu đồ 2c: Tỷ lệ HL của tiểu mục lãnh đạo giám sát công việc........................................34
Biểu đồ 2d: Tỷ lệ HL của tiểu mục lãnh đạo biểu dương....................................................34
Biểu đồ 2e: Tỷ lệ HL của tiểu mục lãnh đạo thúc nhắc làm việc........................................35
Biểu đồ 2g: Tỷ lệ HL của tiểu mục lãnh đạo phân công công việc.....................................35
Biểu đồ 2h: Tỷ lệ HL của tiểu mục cấp trên đối xử với cấp dưới.......................................35
Biểu đồ 2i: Tỷ lệ HL của tiểu mục trên bảo vệ cấp dưới.....................................................35
Biểu đồ 2k: Tỷ lệ HL của tiểu mục thái độ cấp trên khi tiếp xúc với cấp dưới..................36
Biểu đồ 21: Tỷ lệ HL của tiểu mục lãnh đạo xử lý kỷ luật nhân viên.................................36
Biểu đồ 3a: ĐTB của tiểu

mục khi đồng nghiệp góp ý..................................................39

Biểu đồ 3b: ĐTB của tiểu

mục phối họp giữa các đồng nghiệp....................................39

Biểu đồ 3c: ĐTB của tiểu mục bố trí cơng việc giữa các đồng nghiệp...............................39
Biểu đồ 3d: ĐTB của tiểu mục sự giúp đỡ, chia sẻ của đồng nghiệp..................................40
Biểu đồ 3e: ĐTB của tiểu


mục phân công hồ trợ đồng nghiệp......................................40

Biểu đồ 3g: ĐTB cùa tiểu

mục khi đồng nghiệp làm việc tốt........................................40


I

V

Biểu đồ 4a: Tỷ lệ HL của nhân viên LS với quan hệ đồng nghiệp....................................41
Biểu đồ 4b: Tỷ lệ HL của nhân viên CLS với quan hệ đồng nghiệp.................................41
Biểu đồ 4c: Tỷ lệ HL của nhân viên HC với quan hệ đồng nghiệp.....................................41
Biểu đồ 5a: ĐTB yếu tố lương của bộ phận LS..................................................................42
Biểu đồ 5b: ĐTB yếu tố lương của bộ phận CLS................................................................43
Biểu đồ 5c: ĐTB yếu tố lương của bộ phận HC..................................................................43
Biểu đồ 6a: Tỷ lệ HL của nhân viên LS với yếu tố lương...................................................44
Biểu đồ 6b: Tỷ lệ HL của nhân viên CLS với yếu tố lương................................................44
Biểu đồ 6c: Tỷ lệ HL của nhân viên HC với yếu tố lương..................................................45
Biểu đồ 7a: ĐTB của tiểu mục công tác đào tạo.................................................................47
Biểu đồ 7b: ĐTB của tiểu mục chế độ hỗ trợ đi học...........................................................47
Biểu đồ 7c: ĐTB của tiểu mục năng lực làm việc sau đào tạo............................................47
Biểu đồ 7d: ĐTB của tiểu mục công tác tiếp nhận và bổ nhiệm.........................................48
Biểu đồ 7e: ĐTB của tiểu mục xem xét lựa chọn nhân viên đi học....................................48
Biểu đồ 8a: Tỷ lệ HL của nhân viên LS với yếu tổ đào tạo................................................48
Biểu đồ 8b: Tỷ lệ HL của nhân viên CLS với yếu tố đào tạo.............................................49
Biểu đồ 8c: Tỷ lệ HL của nhân viên HC với yếu tố đào tạo...............................................49
Biểu đồ 9a: ĐTB yếu tố đặc điểm công việc của bộ phận LS.............................................50

Biểu đồ 9b: ĐTB yếu tố đặc điểm công việc của bộ phận CLS..........................................51
Biểu đồ 9c: ĐTB yếu tố đặc điểm công việc của bộ phận HC............................................51
Biểu đồ 10a: Tỷ lệ HL của nhân viên LS với yếu tố đặc điểm công việc...........................52
Biểu đồ 10b: Tỷ lệ HL của nhân viên CLS với yếu tố đặc điểm công việc........................52
Biểu đồ 10c: Tỷ lệ HL của nhân viên HC với yếu tố đặc điểm công việc..........................53
Biểu đồ 1 la: ĐTB yếu tố điều kiện làm việc của bộ phận LS............................................54
Biểu đồ 1 Ib: ĐTB yếu tố điều kiện làm việc của bộ phận CLS.........................................54
Biểu đồ 1 lc: ĐTB yếu tố điều kiện làm việc của bộ phận HC...........................................54
Biểu đồ 12a: Tỷ lệ HL của nhân viên LS với yếu tổ điều kiện làm việc.............................55
Biểu đồ 12b: Tỷ lệ HL của nhân viên CLS với yếu tố điều kiện làm việc..........................55
Biểu đồ 12c: Tỷ lệ HL của nhân viên HC với yểu tố điều kiện làm việc............................56


vi

Biểu đồ 13a: Yếu tố sự quan tâm của lãnh đạo theo ĐTB...................................................57
Biểu đồ 13b: Yếu tố quan hệ đồng nghiệp theo ĐTB..........................................................57
Biểu đồ 13c: Yếu tố lưoĩig và chế độ theo ĐTB.................................................................57
Biểu đồ 13d: Yếu tố đào tạo và phát triển theo ĐTB..........................................................57
Biểu đồ 13e: Yếu tố công việc và kết quả theo ĐTB..........................................................58
Biểu đồ 13g: Yếu tố điều kiện làm việc theo ĐTB..............................................................58
Biểu đồ 14a: Tỷ lệ HL

của nhân viên LS.......................................................................58

Biểu đồ 14b: Tỷ lệ HL

của nhân viên CLS....................................................................58

Biểu đồ 14c: Tỷ lệ HL


của nhân viên HC......................................................................58

Biểu đồ 15: Giới tính...........................................................................................................60
Biểu đồ 16: Nhóm tuổi.........................................................................................................60
Biểu đồ 17: Trình độ chun mơn.......................................................................................61
Biểu đồ 18: Thu nhập trung bình/tháng...............................................................................61
Biểu đồ 19: Chức vụ............................................................................................................62
Biểu đồ 20: Thời gian công tác............................................................................................62
Biểu đồ 21: Loại lao động..........................*......................................................................63
Biểu đồ 22: Mối liên quan giữa các bộ phận làm việc và mức độ HL...............................64
Bảng 1: Các đặc điểm của nhân viên và sự HL chung........................................................63


vii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIÉT TẮT

BN

Bệnh nhân

BS

Bác sỹ

BV

Bệnh viện


BVĐK

Bệnh viện đa khoa

CLS

Cận lâm sàng

CHL

Chưa hài lịng

CK
CM

Chun khoa
Chun mơn

ĐD

Điều dưỡng

ĐLC

Điểm lệch chuẩn

ĐTB

Điểm trung bình


HL
HC

Hài lịng
Hành chánh

KTV

Kỹ thuật viên

LS

Lâm sàng

NHS

Nữ hộ sinh

NVBV

Nhân viên bệnh viện

pp

Phương pháp

SL

Số lượng


WHO

World Health Organization - Tổ chức Y tế thế giới


TĨM TÁT NGHIÊN cứu

Chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá sự hài lịng đối với cơng việc của
nhân viên Bệnh viện huyện Tuy An và Bệnh viện huyện Đơng Hịa tỉnh Phú n năm
2010”, để tìm hiểu mức độ hài lịng đối với cơng việc và mối liên quan về sự hài lòng với
các đặc điểm chung của nhân viên hai bệnh viện. Qua đó, đề xuất một số biện pháp nhằm
tăng cường sự hài lòng đối với công việc của nhân viên.
Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng phưong pháp mô tả cắt ngang, kết hợp
nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính. Đối tượng gồm 142 nhân viên, thời gian
được tiến hành từ tháng 01 đến tháng 7 năm 2010. Chúng tôi sử dụng bộ câu hỏi với thang
điểm Likert 5 mức độ để đánh giá sự hài lịng. Do tính chất cơng việc của những khoa,
phòng trong bệnh viện khác nhau nên chúng tôi chia ra ba bộ phận (lâm sàng, cận lâm sàng
và hành chánh) để phát vấn. Đồng thời phỏng vấn cán bộ quản lý bệnh viện cũng như tổ
chức thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu nhân viên của ba bộ phận về một số yếu tố ảnh
hưởng đến sự hài lịng đối với cơng việc, số liệu được nhập và phân tích bằng phần mềm
SPSS phiên bản 15.0. Kết quả nghiên cứu cho thấy:
Yeu tố quan hệ đồng nghiệp được nhân viên bộ phận lâm sàng hài lòng cao nhất
(66,7%), sau đó là yếu tố đặc điểm cơng việc 48,3%, sự quan tâm của lãnh đạo 46% và đào
tạo 43,7%. Điều kiện làm việc, lương và chế độ là hai yếu tố chiếm tỷ lệ hài lòng thấp nhất
so với các bộ phận khác (16,1% và 20,7%).
Đôi với nhân viên cận lâm sàng hài lòng với mối quan hệ đồng nghiệp 66,7%, sự
quan tâm của lãnh đạo 41,7% và công tác đào tạo 37,5%. Các yếu tố về điều kiện làm việc,
lương và chế độ, đặc điểm công việc chiếm tỷ lệ hài lòng thấp (20,8%, 33,3% và 33,3%).
Quan hệ đồng nghiệp được nhân viên hành chánh hài lòng với tỷ lệ cao nhất so với
nhân viên của bộ phận khác (80,6%), sau đó là sự quan tâm của lãnh đạo



48,4%, công tác đào tạo 41,9%, đặc điểm công việc 38,7%. Yếu tố
lương và điều kiện làm việc chiếm tỷ lệ hài lòng thấp nhất (29% và
32,3%).
Tỷ lệ hài lòng đối với công việc của nhân viên các bộ phận đều thấp, trong đó sự hài
lịng của nhân viên cận lâm sàng thấp nhất (16,7%) sau đó là nhân viên hành chánh 22,6%
và nhân viên lâm sàng 26,4%. Mặc dù sự khác nhau này có ý nghĩa thực tế nhưng khơng đủ
bằng chứng để kết luận có ý nghĩa thống kê.
về mối liên quan giữa sự hài lòng và các đặc điểm của nhân viên thì nhân viên nữ ở
bộ phận cận lâm sàng và hành chánh hài lòng đối với cơng việc hơn nhân viên nam (tỷ lệ hài
lịng của nữ CLS 21,5%, nam CLS 10% và nữ HC 31,3%, nam HC 13,3%). Đối với bộ phận
lâm sàng thì ngược lại, tỷ lệ hài lòng của nam cao hơn nữ (30,8% và 24,6%). Những người
thuộc nhóm từ 35-50 tuổi có tỷ lệ hài lịng thấp hơn nhóm khác. Nhân viên có trình độ đại
học và trên đại học có tỷ lệ hài lịng đối với cơng việc thấp. Tỷ lệ hài lịng đối với cơng việc
của nhân viên lâm sàng có thu nhập >3 triệu đồng/tháng cao hơn những người có thu nhập
<3 triệu. Ngược lại, đổi với nhân viên cận lâm sàng và hành chánh, người có thu nhập >3
triệu lại có tỷ lệ hài lịng thấp. Nhân viên có thời gian cơng tác từ 10-20 năm hài lịng đối
với cơng việc thấp hơn nhóm khác. Cán bộ đang đảm nhận các chức vụ trong bệnh viện có
tỷ lệ hài lòng thấp hơn nhân viên.
Đe nâng cao sự hài lịng đối với cơng việc của nhân viên, tác giả có một số khuyến
nghị cho lãnh đạo của Bệnh viện huyện Tuy An và Bệnh viện huyện Đơng Hịa tỉnh Phú
Yên: cần nâng cao công tác khám chữa bệnh để thu hút bệnh nhân đến khám và điều trị, vận
dụng linh hoạt nguồn thu viện phí theo Nghị định 43 tăng thu nhập cho nhân viên. Thường
xuyên quan tâm đen công việc của nhân viên nhất là những khoa lâm sàng, cận lâm sàng và
những cán bộ có trình độ chuyên môn cao. Đồng thời giải quyết các chế độ hợp lý và công
bằng.


1


ĐẶT VẤN ĐẺ

Ngày nay, những tiến bộ của xã hội đã khiến người dân ý thức rõ hơn về việc chăm
lo và bảo vệ sức khỏe. Họ ngày càng đòi hỏi cao hơn với hệ thống bệnh viện, do đó trách
nhiệm, chức năng của bệnh viện ngày càng nhiều hơn, tính phức tạp vì vậy cũng tăng lên
dẫn đến vai trò, nhiệm vụ của những nhân viên làm trong bệnh viện cũng nặng nề hơn.
Thời gian gần đây, những cán bộ bệnh viện, đặc biệt là những nhân viên y tế trực
tiếp điều trị, chăm sóc người bệnh đang bị những áp lực nặng nề do khối lượng công việc
nhiều, tình trạng bệnh nhân q tải, mơi trường làm việc phức tạp, các chế độ còn chưa đáp
ứng đầy đủ...Bên cạnh đó mặt trái của nền kinh tế thị trường tác động không nhỏ vào sự
phân bổ lực lượng cán bộ y tế, xu hướng cán bộ y tế có tay nghề tập trung về tuyến tỉnh,
tuyến trung ương. Hậu quả là ở tuyến huyện, tuyến xã, vùng sâu, vùng xa thiếu hụt cán bộ y
tế trầm trọng đặc biệt là những cán bộ có trình độ chun mơn cao, tay nghề giỏi nên chưa
đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe của nhân dân.
Những nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng, sự hài lịng đối với cơng việc của
nhân viên y tế sẽ đảm bảo duy trì nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng các dịch vụ chăm
sóc sức khỏe tại các cơ sở y tế như nghiên cứu về sự hài lịng đối với cơng việc ở nhóm bác
sỹ đa khoa ở Melbourne - úc của Kate Anne Walker [30].
Tại Việt Nam cũng có một sổ nghiên cứu về vấn đề này như nghiên cứu của tác giả
Trần Quỵ và cộng sự về sự hài lòng đối với nghề nghiệp của trên 2.800 điều dưỡng đang
làm việc tại các bệnh viện huyện, tỉnh và trung ương thuộc 12 tỉnh thuộc ba miền của Việt
Nam [15]. Trần Thị Châu nghiên cứu trên 987 điều dưỡng công tác tại 10 bệnh viện và 4
trung tâm y tế tại Thành phố Hồ Chí Minh về sự hài lòng nghề nghiệp [8],
Trong những nghiên cứu trên, những yểu tố mà nhân viên y tế chưa thực sự hài lịng
đổi với cơng việc khác nhau tùy theo nghiên cứu, nhưng tập trung vào lương và thu nhập;
điều kiện làm việc; cơ hội học tập và phát triển; quan hệ với


2


bệnh nhân; giá trị nghề nghiệp. Tuy nhiên, nhân viên y tế hài lòng
về mối quan hệ với đồng nghiệp; sự hỗ trợ của gia đình và người thân.
ở Việt Nam, chưa có nghiên cứu nào về sự hài lịng đối với cơng việc của tồn bộ
nhân viên bệnh viện mà chỉ tập trung vào nhóm đối tượng trực tiếp điều trị và chăm sóc
người bệnh (bác sỹ, điều dưỡng). Đe bệnh viện hoạt động tốt, ngồi lực lượng chính là
những nhân viên y tế trực tiếp phụ trách công tác khám chữa bệnh thì cần có những nhân
viên phụ trách công tác hậu cần, hỗ trợ cho việc điều trị, chăm sóc người bệnh, đó là những
người làm cơng tác văn phịng, kế tốn, hộ lý, tài xể, cơng nhân điện, bảo vệ...Cho nên sẽ
bất hợp lý nếu nhà quản lý bệnh viện đánh giá sự hài lòng đối với công việc của nhân viên
bệnh viện mà chỉ tập trung vào nhóm đối tượng chính (bác sỹ, điều dưỡng).
Phú Yên là tỉnh duyên hải nam trung bộ, có 1 thành phố, 1 thị xã và 6 huyện, dân số
861.993 người (theo điều tra dân số 1/4/2009) trong đó thành thị 20%, nông thôn 80%, lực
lượng lao động chiếm 71,5% dân số [23]. Các bệnh viện trong tỉnh cũng đang đứng trước
những thử thách (gồm có 1 BVĐK tỉnh và 7 BVĐK tuyến huyện, tỉnh chưa có bệnh viện tư
nhân): Tình trạng q tải, cán bộ có trình độ chun môn cao bỏ đi nơi khác, sự thiếu hụt về
số lượng nhân viên y tế, đặc biệt là bác sỹ, thực hiện tự chủ theo Nghị định 43...Đứng trước
tình hình đó, những câu hỏi được đặc ra là: Tại sao nhân viên y tế lại bỏ đi nơi khác? Làm
thế nào để giảm quá tải, giảm bớt áp lực cho nhân viên y tế? Lãnh đạo bệnh viện có quan
tâm đến cuộc sống của nhân viên khơng? Có tạo điều kiện để nhân viên làm việc và học tập
không? Nhân viên bệnh viện có hài lịng với việc làm hàng ngày khơng? Để trả lời những
câu hỏi đó chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá sự hài lịng đối với cơng việc
của nhân viên Bệnh viện huyện Tuy An và Bệnh viện huyện Đơng Hịa tỉnh Phú Yên năm
2010”. Chúng tôi chọn lựa hai bệnh viện này vì:
- Đây là hai bệnh viện tuyến huyện của tỉnh Phú Yên, xếp loại bệnh viện hạng III có
số lượng nhân viên tương đối nhiều hơn các bệnh viện huyện khác (Bệnh viện Tuy An có 90
nhân viên, số nhân viên/giường bệnh là 1,29 [2], Bệnh viện Đơng Hịa có 63 nhân viên, số
nhân viên/giường bệnh là 1,26 [1]).



3

- Tỷ lệ nhân viên giữa các bộ phận lâm sàng, cận lâm sàng và khu vực hành chánh
gần tương xứng với nhau (Bệnh viện Tuy An tỷ lệ nhân viên lâm sàng/tổng số nhân viên
bệnh viện chiếm 57,8%, cận lâm sàng chiếm 17,8%, hành chánh chiếm 24,4% [2]. Bệnh
viện Đơng Hịa tỷ lệ nhân viên lâm sàng/tổng sổ nhân viên bệnh viện chiếm 57,1%, cận lâm
sàng chiếm 19,1%, hành chánh chiếm 23,8% [1]).
- Trong công tác khám chữa bệnh, các năm qua hai bệnh viện đang bị quá tải (Bệnh
viện Tuy An có 70 giường bệnh, cơng suất sử dụng giường bệnh năm 2009 là 111,5% [2].
Bệnh viện Đông Hịa có 50 giường bệnh, cơng suất sử dụng giường bệnh năm 2009 là
93,2% [1]).


MỤC TIÊU

Mục tiêu chung
Đánh giá sự hài lòng đối với công việc của nhân viên Bệnh viện huyện Tuy An và
Bệnh viện huyện Đơng Hịa tỉnh Phú n năm 2010. Qua đó, đưa ra một số khuyến nghị
nhàm tăng cường sự hài lịng đối với cơng việc của nhân viên.
Mục tiêu cụ thể
1.

Đánh giá sự hài lịng đối với cơng việc của nhân viên Bệnh viện huyện Tuy

An và Bệnh viện huyện Đơng Hịa tỉnh Phú n năm 2010.
2.

Xác định mối liên quan giữa sự hài lòng với đặc điểm chung của nhân viên

Bệnh viện huyện Tuy An và Bệnh viện huyện Đơng Hịa tỉnh Phú n năm 2010.

3.

Đe xuất một số khuyến nghị nhằm tăng cường sự hài lòng đối với công việc

của nhân viên Bệnh viện huyện Tuy An và Bệnh viện huyện Đơng Hịa tỉnh Phú n.


Chương 1
TỒNG QUAN TÀI LIỆU

1.1.

Lịch sử, khái niệm và vai trò của bệnh viện

1.1.1. Vài nét về lịch sử bệnh viện
Từ lâu, công tác điều trị đã được coi là vấn đề then chốt trong chăm sóc sức khỏe.
Xã hội thời cổ đại chưa có cơ sở để thu nạp bệnh nhân điều trị, vì vậy các thầy thuốc chủ
yếu thực hiện thăm khám và điều trị bệnh nhân tại nhà. Càng ngày, lượng bệnh nhân có nhu
cầu chữa bệnh tăng lên, các thầy thuốc đã biến nhà mình ở thành nơi dung nạp bệnh nhân.
Lịch sử ghi nhận: Cơ sở khám và điều trị bệnh nhân sớm nhất thế giới được xây dựng tại
Srilanca năm 137 trước công nguyên dưới quyền quản lý của nhà nước phong kiến thời vua
Konig Dotoogamen. Đến thế kỷ VIII một bệnh viện đầu tiên ở châu Âu đã xuất hiện ở thủ
đô Rome (Italia) gọi là Saintsprito. Những thế kỷ tiếp theo nhiều bệnh viện đã được các nhà
nước phong kiến xây dựng ở khắp châu Âu và chỉ mươi thế kỷ gần đây hình thức điều trị nội
trú tại bệnh viện mới phát triển sang Đông Á.
Ở nước ta, tổ chức chữa bệnh đã có từ lâu. Đời nhà Lý (1010-1224) đã tổ chức Ty
Thái Y chăm lo sức khỏe nhà vua và quan lại. Vào the kỷ XIV, Nguyễn Bá Tĩnh, hiệu là
Tuệ Tĩnh đã xây dựng 24 ngôi chùa, trong đó có chùa Hải Triều ở Cẩm Giang (Hải Dương)
là những cơ sở chữa bệnh làm phúc sớm nhất nước ta. Cuối thế kỷ XVII, linh mục người
Pháp tên là Langlois được triều đình Huế cấp đất xây dựng bệnh viện, đây là bệnh viện đầu

tiên ở nước ta và cũng từ đây xuất hiện hai hình thức điều trị: nội trú và ngoại trú. Đầu thời
kỳ Pháp thuộc (năm 1863) chính phủ Pháp đã xây dựng Bệnh viện Grall (nay là Bệnh viện
Nhi Đồng I Thành phố Hồ Chí Minh), Bệnh viện Đồn Thủy (Lanessan) vào năm 1893 dành
cho quân đội và công chức Pháp (hiện nay là Viện Quân y 108 và Bệnh viện Hữu Nghị).
Năm 1906 Pháp cho xây dựng nhà thương bảo hộ (nay là Bệnh viện Việt Đức). Sau Cách
mạng Tháng Tám năm 1945 và đặc biệt là sau ngày giải phóng hồn tồn Miền Nam (1975)
Đảng và Nhà nước đã chú trọng phát triển các cơ sở điều trị bệnh nhân


nội trú phong phú, đa dạng và khắp đất nước, tỏa sâu tới các
huyện, xã [10]. Năm 2007 cả nước có 1.053 bệnh viện với tổng số
144.129 giường bệnh, tỷ lệ giường bệnh/10.000 dân là 17,3. Ước tính có
khoảng trên 8 triệu lượt bệnh nhân nội trú trong tất cả các bệnh viện
năm 2007 [6]. Năm 2009 tại các cở sở y tế trên địa bàn tỉnh Phú Yên có
110.260 bệnh nhân nội trú trong đó tuyến huyện là 40.120 [16].
1.1.2. Định nghĩa, vai trò bệnh viện
Trước đây, bệnh viện được coi là nhà tế bần cứu giúp những người nghèo khổ, được
thành lập giống như những trung tâm từ thiện nuôi dưỡng người ốm yếu và người nghèo.
Cùng với thời gian, khái niệm bệnh viện có nhiều thay đổi. Ngày nay, bệnh viện được coi là
nơi chẩn đoán và điều trị bệnh tật, đào tạo các hoạt động chăm sóc sức khỏe và ở một mức
độ nào đó là nơi trợ giúp cho các nghiên cứu y sinh học.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh viện là một bộ phận của một tổ chức
mang tính chất y học và xã hội, có chức năng đảm bảo cho nhân dân được săn sóc tồn diện
về y tế bao gồm chừa bệnh và phịng bệnh. Cơng tác ngoại trú của bệnh viện tỏa tới tận gia
đình đặt trong mơi trường của nó. Bệnh viện cịn là trung tâm giảng dạy y học và nghiên cứu
sinh vật xã hội [10].
Khi đề cập tới môi trường bệnh viện, các tài liệu của WHO cũng nêu ra rằng môi
trường bệnh viện phải gần giống với mơi trường gia đình để cho người bệnh có tâm lý thoải
mái như ở nhà.
Trong thời gian gần đây, bệnh viện được coi là một loại hình tổ chức xã hội chủ chốt

trong cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và đem lại nhiều lợi ích cho người bệnh và
tồn xã hội. Đó là nơi chẩn đoán, chữa trị bệnh tật và cũng là nơi hồi phục sức khỏe. Ngày
nay khoa học kỹ thuật phát triển một cách mạnh mẽ, nhiều ứng dụng được đưa vào phục vụ
cho y học. Nhận thức của người dân về chăm lo và bảo vệ sức khỏe ngày càng cao. Họ
muốn được cung cấp các dịch vụ y tế khơng chỉ trong khn khổ bệnh viện mà cịn ở ngay
tại gia đình. Mặt khác, ngày càng có nhiều loại bệnh lây lan do ơ nhiễm mơi trường và vì thế
trách nhiệm chức năng của bệnh viện ngày càng nhiều hơn, tính phức tạp do đó cũng tăng
lên.


1.2.

Tổ chức và cấu trúc của bệnh viện

1.2.1. P7 trí xây dựng bệnh viện
Việc xác định vị trí để xây dựng bệnh viện trong cộng đồng cũng là vấn đề cần được
cân nhắc kỹ càng để đảm bảo việc thực hiện các chức năng của bệnh viện. Một số tiêu chuẩn
cần được xem xét như sau:
- Bệnh viện cần được xây dựng ở trung tâm của khu dân cư do bệnh viện phụ trách.
Nếu vùng dân cư nằm rải rác, thưa thớt như ở miền núi hay không tập trung thì cần phải xây
dựng thêm cơ sở thứ hai để đảm bảo điều kiện tốt nhất chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
- Bệnh viện cần được xây dựng gần đường giao thông của khu dân cư để đảm bảo
cho nhân dân đến bệnh viện được nhanh chóng và thuận lợi nhất. Nhiều bệnh viện được xây
dựng gần ngã ba, ngã tư trong khu vực trung tâm của dân cư. Tuy nhiên, khơng xây dựng
cạnh đường giao thơng lớn vì dễ gây ô nhiễm tiếng ồn và bụi.
- Bệnh viện cần phải nằm xa những nơi gây ra tiếng ồn và những nơi gây ô nhiễm
như chợ, bến xe, bãi rác, nghĩa trang, khu chăn nuôi gia súc, các nhà máy xí nghiệp...Tuy
nhiên cũng khơng nên xây dựng q xa các bến xe, bến tàu, nhà bưu điện, cơng viên...Vì có
thể gây khó khăn cho người bệnh và nhân dân đi lại, thơng tin liên lạc và giải trí.
1.2.2. Cấu trúc, sắp xếp các bộ phận tổ chức của bệnh viện nói chung

Có thể mơ tả vắn tắc những nét lớn như sau: Xung quanh bệnh viện cần có hàng cây
xanh để chán bụi và tiếng ồn, tiếp đó là hàng rào hay tường xây vững chắc bao bọc. Bệnh
viện cần có hai cổng: cổng chính ở phía trước để đón tiếp bệnh nhân và cán bộ tới làm việc,
cổng phụ thường ở phía sau hay ngang của bệnh viện dùng để vận chuyển các vật bẩn ra
ngoài như: rác, chất thải và xác chết. Bệnh viện lớn có thể có nhiều cổng phụ.
- Phịng bảo vệ thường được bố trí tại các cổng của bệnh viện. Phịng khám đa khoa
cần đặt sát cổng chính để tiện cho dân vào khám bệnh. Khu hành chính có thể bố trí gần
cổng chính. Phịng cấp cứu được bố trí sao cho tiện việc cấp cứu bệnh


- nhân từ ngoài vào, bệnh nhân từ các khoa phịng trong bệnh viện
tới. Phịng cấp cứu có thế bố trí ở trung tâm của bệnh viện nhưng gần
cổng chính. Phải có biển báo rõ và to hướng dẫn đi tới phịng cấp cứu.
Ban đêm phải có đèn sáng chỉ dẫn.
- Khoa ngoại- sản cũng cần được bố trí gần cổng chính để phục vụ cho cấp cứu sản
và ngoại khoa. Tất cả các khoa phải có hướng dẫn và biển báo, ban đêm phải có đèn sáng.
Khoa truyền nhiễm cần được bố trí vào một góc của bệnh viện và xa các khoa khác, đồng
thời cần có rào chắn xung quanh để cách ly và chống truyền bệnh sang các khoa khác. Nhìn
chung các khoa lâm sàng nằm vây quanh khoa hồi sức cấp cứu. Khoa xét nghiệm tổng họp
nên ở xen kẽ vào giữa các khoa điều trị, cũng có thể bố trí gần khoa khám bệnh để tiện cho
bệnh nhân làm các xét nghiệm chẩn đoán. Đối với bệnh viện lớn, khoa khám bệnh có thể tổ
chức một khu xét nghiệm riêng. Khu vực hậu cần, các kho xăng, xe và bộ phận phục vụ
khác nên để vào góc sau của bệnh viện. Khoa giải phẫu bệnh nhất thiết phải được bố trí gần
cổng phụ.
Đường đi trong bệnh viện phải được lát gạch, đá phẳng, đi lại thuận tiện và không
bụi bặm. cần trồng nhiều cây trên các đường này và xen giữa các khoa phòng để chống tiếng
ồn và bụi. Xây dựng một vài khuôn viên nhỏ (như kiểu công viên) để người bệnh nghỉ ngơi,
giải trí.
Sơ đồ cấu trúc tổ chức của bệnh viện theo nguyên tắc một chiều. Người bệnh từ
ngoài vào khoa khám bệnh rồi đến các khoa điều trị. Sau khi điều trị khỏi, người bệnh tới

phòng quản lý chức năng giải quyết thủ tục giấy tờ rồi ra viện theo cổng chính. Người bệnh
tử vong được đưa tới khoa giải phẫu bệnh và ra ngoài theo cổng phụ. Nguyên tắc này hạn
che tối đa sự nhiễm trùng chéo trong bệnh viện.
1.2.3. Những bộ phận tổ chức chính của bệnh viện đa khoa
- Bộ phận hành chánh lãnh đạo gồm: Ban giám đốc và các phòng quản lý chức năng
như: Phòng tổ chức cán bộ, phòng kế hoạch tổng hợp, phòng quản trị hành chính, phịng tài
chính kế tốn, phịng y tá trưởng bệnh viện.
-

Bộ phận chuyên môn gồm: Các khoa lâm sàng và các khoa cận lâm sàng.


- Bộ phận phục vụ gồm: Các kho, bộ phận sửa chữa, bảo vệ chăn nuôi gia súc, nhà
giặt...các bộ phận này có thể nằm trong phịng vật tư, trang thiết bị y tế.
- Các bệnh viện tuyến huyện thường khơng có các chun khoa sâu, khu vực lâm
sàng thường chỉ gồm các khoa: nội, ngoại, sản, nhi, lây. Các khoa xét nghiệm thường dồn lại
thành khu xét nghiệm tổng hợp gồm: chẩn đốn hình ảnh, huyết học sinh hóa, vi sinh và giải
phẫu bệnh.

Mơ hình tổ chức của bệnh viện đa khoa [ 10]


- Biên chế cán bộ và giường bệnh do Bộ Y tế, ủy ban kế hoạch nhà nước và ủy ban
các cấp, các bộ, các ngành ấn định và căn cứ vào:
+ Nhiệm vụ của bệnh viện.
+ Dân số trong khu vực phụ trách của bệnh viện.
+ Tình hình bệnh tật ở địa phương.
+ Khả năng điều trị của tuyến trước.
-


Các khoa của bệnh viện được tổ chức căn cứ vào:

+ Nhiệm vụ và sổ giường của bệnh viện.
+ Nhu cầu điều trị của bệnh tật.
+ Nguyên tắc phân công trong bậc thang điều trị.
+ Tình hình cán bộ, cơ sở trang thiết bị.
Các khoa trong bệnh viện được chia thành các đơn nguyên điều trị. Đơn nguyên điều
trị có chức năng chẩn đốn, điều trị, chăm sóc tồn diện cho một số bệnh nhất định, thường
có từ 25-30 giường bệnh.
- Tỷ số giường trong mỗi khoa khơng nên ít q mà cũng khơng nên nhiều q khó
quản lý. số giường trong khoa ít nhất ngang đơn nguyên điều trị (25-30 giường). Trung bình
từ 50-60 giường và cũng khơng nên quá 4 đơn nguyên điều trị. Các bộ phận ít giường có thể
ghép thành một khoa (ví dụ: mắt, răng-hàm-mặt, tai- mũi-họng). Nhưng không nên ghép
nhiều quá ảnh hưởng đến tính chất chun khoa của cơng tác.
1.3.

Chức năng, nhiệm vụ của bệnh viện đa khoa hạng III
Bệnh viện đa khoa hạng III là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Sở Y tế tỉnh, thành

phố và các Ngành có trách nhiệm khám bệnh, chữa bệnh cho nhân dân một huyện hoặc một
số huyện, quận trong tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các Ngành. Bệnh viện có đội
ngũ cán bộ chuyên môn, trang thiết bị và cơ sở hạ tầng phù hợp.
Theo Quy chế bệnh viện ban hành theo quyết định số 1895/1997/BYT-QĐ ngày 199-1997 của Bộ Y tế. Bệnh viện đa khoa hạng III có những chức năng nhiệm vụ sau:



×