Tải bản đầy đủ (.docx) (139 trang)

Luận văn hành vi nguy cơ lây nhiễm hiv và các yếu tố liên quan trong nhóm nam nghiện chích ma túy tỉnh quảng nam năm 2011 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 139 trang )

Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TỂ CÔNG CỘNG

NGUYỄN THÀNH ĐÔNG

HÀNH VI NGUY cơ LÂY NHIỄM HIV VÀ CÁC
YẾU TỐ LIÊN QUAN TRONG NHĨM NAM
NGHIỆN CHÍCH MA TÚY TỈNH QUẢNG NAM,
NĂM 2011-2012

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CƠNG CỘNG
MÃ SĨ CHUN NGÀNH: : 60720301

Hướng dẫn khoa học:
TS. Đinh Sỹ Hiền

TS. Hà Văn Như

Hà Nội, 2012


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Ban Quản lý dự án Trung ương- Dự án Phòng, chống
HIV/AIDS ở Việt Nam, Viện Pasteur Nha Trang, Trường Đại học Y tế Cơng cộng, Trung tâm Phịng
chống HIV/AIDS tỉnh Quảng Nam đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện
luận văn.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành và sâu sắc tới Tiến sĩ Đinh Sỹ Hiền và Tiến sĩ Hà Văn Như,
những người Thầy tâm huyết đã tận tình hướng dẫn, động viên khích lệ, dành nhiều thời gian trao đổi và
định hướng cho tơi trong q trình thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, các Thầy Cô giáo, các bạn đồng nghiệp Trường Đại


học Y tế cơng cộng đã nhiệt tình giúp đỡ và chia sẻ kinh nghiệm giúp tơi hồn thành luận văn.
Cuối cùng, tơi xin gửi tấm lịng ân tình tới Gia đình của tơi đã ln động viên, giúp đỡ và truyền
nhiệt huyết để tơi hồn thành luận văn này.

Nguyễn Thành Đông


MỤC LỤC
Trang

DANH MỤC BẢNG...............................................................................................................iv
DANH MỤC BIÊU ĐƠ........................................................................................................... V
TĨM TẮT NGHIÊN cứu........................................................................................................vi
ĐẶT VÁN ĐỀ.........................................................................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN cứu.......................................................................................................3
Chương 1. TÔNG QUAN TÀI LIỆU.......................................................................................4
1.1. Tình hình dịch HIV hiện nay..........................................................................................4
1.2. Tình hình nghiên cứu về HVNC trong nhóm NCMT......................................................8
1.3. Các can thiệp về phịng lây nhiễm HIV trên nhóm NCMT...........................................19
1.4. Một số đặc điểm của địa phương nghiên cứu................................................................19
Chương 2. PHUƠNG PHÁP NGHIÊN cửu...........................................................................22
2.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................................22
2.2. Thời gian và địa điểm.................................................................................................. 22
2.3. Thiết kế nghiên cứu......................................................................................................23
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu..............................................................................23
2.5. Phương pháp thu thập số liệu........................................................................................24
2.6. Phương pháp phân tích số liệu......................................................................................25
2.7. Các chỉ số, biến số nghiên cứu.....................................................................................26
2.8. Một số khái niệm dùng trong nghiên cứu.....................................................................28
2.9. Tiêu chuẩn đánh giá kiến thức của người NCMT.........................................................29

2.10. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu..............................................................................29
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN cứu.....................................................................................30
Chương 4. BÀN LUẬN.........................................................................................................62
Chương 5. KẾT LUẬN..........................................................................................................77
Chương 6. KHUYẾN NGHỊ..................................................................................................79

I


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

AIDS
BCS

Acquired Immuno Deficiency Syndrome Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải
Bao cao su

BKT

Bơm kim tiêm

BTBC

Ban tình bất chợt

CBYT

Cán bộ Y tế

CSYT


Cơ sở Y tế

ĐĐV

Đồng đẳng viên

ĐTNC

Đối tượng nghiên cứu

GSHV

Giám sát hành vi

HIV

Human Immunodeficiency Virus

HVNC

Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người
Hành vi nguy cơ

IBBS

Integrated Biological and Behavioral Surveillance Giám sát long ghép hành vi và
các chỉ số sinh học

IDUs


Injecting Drug Users
Nghiện chích ma túy

IEC

LTQĐTD

Information, Education and Communication Thông tin, Giáo dục , Truyền thơng
Lây truyền qua đường tình dục

NCMT

Nghiện chích ma túy

NMT

Nghiện ma túy

PC HIV/AIDS

Phòng chống HIV/AIDS

PNBD

Phụ nữ bán dâm

PVS

Phỏng vấn sâu


QHTD

Quan hệ tình dục

RDS

Respondent Driven Sampling


iii

Chọn mẫu dây chuyền
STI

Sexually Transmitted Infection
Nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục

TLN

Thảo luận nhóm

TCMT

Tiêm chích ma túy

TP. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh


TTPC HIV/AIDS

UNAIDS

Trung tâm phịng chống HIV/AIDS
The Joint United Nations Programme on HIV/AIDS
Chương trình liên hiệp quốc về phịng chống HIV/AIDS

VCT
Voluntary Counselling and Testing Tư vấn xét nghiệm tự nguyện
WHO
World Health Organization Tổ chức Y tế Thế giới


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Đặc điểm nhân khẩu- xã hội học nhóm nam NCMT.................................................30
Bảng 2: Đặc tính về tiêm chích ma túy của nam NCMT Quảng Nam....................................32
Bảng 3: Dùng chung thuốc/dụng cụ pha thuốc trong 6 tháng và lần gần nhất........................36
Bảng 4: Tình trạng hơn nhân và các vấn đề liên quan đến quan hệ tình dục...........................39
Bảng 5: số lượng các loại bạn tình của nhóm nam NCMT tỉnh Quảng Nam..........................40
Bảng 6: Đặc điểm về việc sử dụng BCS của nhóm nam NCMT Quảng Nam........................41
Bảng 7: Lý do người NCMT sử dụng BCS trong quan hệ tình dục........................................43
Bảng 8: Địa điểm người NCMT thường nhận BCS................................................................44
Bảng 9: Tỷ lệ kết họp hai HVNC (dùng chung BKT và không dùng BCS)............................45
Bảng 10: Kiến thức về bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) ở nhóm nam
NCMT tỉnh Quảng Nam.........................................................................................................46
Bảng 11: Kiến thức, quan niệm về HIV/AIDS của nam NCMT...........................................48
Bảng 12: Tiếp cận chương trình tư vấn xét nghiệm tự nguyện..............................................49
Bảng 13: Tiếp cận chương trình BKT, BCS và các thơng tin về tiêm chích và tình dục an tồn
...............................................................................................................................................49

Bảng 14: Một sổ yếu tố liên quan đến hành vi dùng chung BKT trong tháng qua.. 51
Bảng 15: Một số yếu tố liên quan tới hành vi không sử dụng BCS trong QHTD... 58


I
V

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1: Xu hướng nhiễm HIV trong nhóm người NCMT....................................................8
Biểu đồ 2: Tỷ lệ dùng chung BKT trong nhóm người NCMT năm 2009.............................. 13
Biểu đồ 3: Trình độ học vấn của ĐTNC.................................................................................32
Biểu đồ 4: Tỷ lệ người NCMT dùng chung BKT theo thời gian............................................34
Biểu đồ 5: Các hình thức dùng chung trong tháng qua...........................................................35
Biểu đồ 6: Lý do dùng chung BKT trong lần tiêm chích gần đây nhất...................................35
Biểu đồ 7: Tỷ lệ sử dụng chung BKT và dùng chung thuốc/dụng cụ pha thuốc trong những
người nhiễm HIV (+)..............................................................................................................37
Biểu đồ 8: Các hình thức làm sạch bơm kim tiêm..................................................................38
Biểu đồ 9: Nơi mua/nhận BKT thường xuyên nhất................................................................38
Biểu đồ 10: Lý do không nhận được BKT sạch......................................................................39
Biểu đồ 11: Luôn sử dụng BCS khi QHTD/12 tháng qua với các bạn tình.............................42
Biểu đồ 12: Khơng sử dụng BCS lần QHTD gần đây nhất trong 12 tháng qua với các loại bạn
tình.........................................................................................................................................42
Biểu đồ 13: Tỷ lệ người NCMT nhiễm HIV (+) có QHTD khơng sử dụng BCS với các loại
bạn

tình trong 12 tháng và lần gần đây nhất..........................................................43

Biểu đồ 14:


Sử dụng ma túy ở các loại bạn tình của nhóm nam NCMT.............................44

Biểu đồ 15:

Tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm nam NCMT Quảng Nam........................45

Biểu đồ 16:

Tỷ lệ người NCMT đã từng vào trung tâm cai nghiện (TT 06).......................46

Biểu đồ 17:

Tự nhận thức về khả năng nhiễm HIV của bản thân.......................................47


vi

TÓM TẮT NGHIÊN cứu
Nghiên cứu sử dụng số liệu thứ cấp lấy từ kết quả điều tra định lượng của dự án “Điều
tra hành vi và tỷ lệ nhiễm HIV trên nhóm người NCMT và PNBD ở khu vực miền Trung năm
2011”. Nghiên cứu sử dụng thiết kế cắt ngang, kết hợp định tính và định lượng. Đối tượng
nghiên cứu định lượng là 350 nam NCMT tại tỉnh Quảng Nam. Nghiên cứu định tính gồm 20
cuộc PVS và 5 cuộc TLN tiến hành trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 4 năm 2012 nhằm mô
tả HVNC lây nhiễm HIV, xác định một số yếu tố liên quan đến hành vi TCMT và QHTD
khơng an tồn, tìm hiểu ngun nhân và hoàn cảnh dẫn tới các HVNC lây nhiễm HIV. số liệu
định lượng được xử lý bằng phần mềm Stata, các thuật tốn thống kê được sử dụng để mơ tả và
kiểm định mối liên quan với các HVNC. số liệu định tính được mã hóa, tổng hợp theo chủ đề,
trích dẫn để lý giải và bổ trợ cho kết quả định lượng.
Kết quả cho thấy-. 25,7% người NCMT dùng chung BKT 1 tháng qua. Tỷ lệ dùng lại
BKT của người khác và tỷ lệ đưa cho người khác dùng lại BKT của mình đều chiếm 25%; Có

42,9% đối tượng dùng chung thuốc/dụng cụ pha thuốc trong lần gần đây nhất. Có 70,6% khơng
dùng BCS với vợ/người u, 27,6% khơng dùng BCS với PNBD, 9,8% khơng dùng BCS với
bạn tình bất chợt trong lần gần đây nhất. Các yếu tố cá nhân và môi trường liên quan đến hành
vi dùng chung BKT khi TCMT bao gồm: tuổi, thu nhập, số năm tiêm chích, tự đánh giá nguy
cơ của bản thân, kiến thức về HIV, đã từng xét nghiệm HIV, tò mò chơi thừ, chấp nhận nguy
cơ, bất cần khi đã nhiễm, chích theo nhóm, mơi trường làm việc, áp lực từ phía cơng an, tiếp
cận BKT sạch. Các yếu tố cá nhân liên quan đến hành vi không dùng BCS khi QHTD: kiến
thức cần thiết về HIV, kiến thức hiểu biết về STI, tin tưởng vào bạn tình, thiếu khả năng thuyết
phục, buông thả khi đã nhiễm. Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hành vi không dùng BCS
khi QHTD bao gồm: ảnh hưởng từ bạn bè, tiếp cận BCS.
Khuyến nghị: cần sớm triển khai chương trình trao đổi BKT và phân phát BCS miễn phí
tại Quảng Nam; vận động thay đổi hành vi, cung cấp dịch vụ, chính sách hỗ trợ và môi trường
thuận lợi cho người NCMT nhằm giảm thiểu các HVNC lây nhiễm HIV ra cộng đồng.


1

ĐẶT VẤN ĐÈ
Đại dịch AIDS xuất hiện vào những năm đầu của thập kỷ 80, nhanh chóng lan ra tất cả
các châu lục trên thế giới. Tính đến cuối năm 2010, tồn cầu có 34 triệu người nhiễm
HIV/AIDS; riêng trong năm 2010 có 2,7 triệu người nhiễm mới và 1,8 triệu người tử vong do
AIDS [34], Khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là Châu Phi cận Sahara với 66% số ca nhiễm
trên toàn thế giới và 72% sổ ca tử vong do AIDS trong năm 2009 [33].
Tại Việt Nam, theo số liệu của Cục Phòng chống HIV/AIDS, số nhiễm HIV hiện cịn
sống tính đến hết năm 2011 là 197.335 người, 48.720 người chuyển sang AIDS, số tử vong do
AIDS là 52.325 người. Dịch HIV/AIDS đã xuất hiện ở 100% tỉnh/thành, 98% số quận/huyện
và trên 77% xã/phường trong cả nước. Hiện nay, dịch HIV/AIDS ở Việt Nam vẫn tập trung
chủ yếu ở nhóm nguy cơ cao như nghiện chích ma túy (NCMT) 13,4%, phụ nữ mại dâm
(PNBD) 3%, nam quan hệ tình dục (QHTD) đồng giới 16,7% [5],
Trong điều tra kết hợp hành vi và các chỉ số sinh học (IBBS) năm 2009 cho thấy tỷ lệ

nhiễm HIV trong nhóm người NCMT rất cao tại nhiều tỉnh/thành phố như: Điện Biên (56%),
Quảng Ninh (55,7%), Hải Phòng (48%), TP. HCM (46,1%), Hà Nội (20,7%), Lào Cai
(21,7%)...Các chỉ số về hành vi nguy cơ (HVNC) của quần thể NCMT tại Việt Nam cũng đáng
báo động. Tỷ lệ người NCMT dùng chung bơm kim tiêm (BKT) trong khoảng thời gian 6
tháng trước cuộc điều tra duy trì ở mức trên 20% tại nhiều tỉnh/thành phố, cao nhất tại Đà
Nằng (37%) và Lào Cai (35%) [8],
Bên cạnh hành vi dùng chung BKT thì việc QHTD khơng an tồn làm tăng nguy cơ lây
lan HIV trong quần thể NCMT. Khoảng 30% đến 75% những người NCMT nhiễm HIV có
QHTD với bạn tình thường xun (BTTX). Gần 1/3 người NCMT đã nhiễm HIV có BTTX và
không sử dụng BCS khi QHTD với họ, cao nhất tại Lào Cai (77,8%) [8],
Theo báo cáo của Trung tâm Phịng chống HIV/AIDS tỉnh Quảng Nam, tính đến ngày
31/12/2011 tồn tỉnh có 675 người nhiễm HIV hiện cịn sống; 89 bệnh


2

nhân AIDS và 187 trường hợp tử vong do AIDS. Qua phân tích
dịch tễ học cho thấy, nguy cơ làm lây lan HIV/AIDS ở Quảng Nam
xuất phát chính từ đối tượng người TCMT (43%) [1].
Năm 2011, được sự hỗ trợ kinh phí của Ban Quản lý dự án Trung ương- Dự án Phòng
chống HIV/AIDS ở Việt Nam, Viện Pasteur Nha Trang đã phối họp với Trung tâm Phòng
chống HIV/AIDS tỉnh Quảng Nam tiến hành điều tra hành vi và tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm
nam tiêm chích ma túy (TCMT) với mục đích đo lường tỷ lệ hiện nhiễm HIV, đo lường các
HVNC và độ bao phủ của các chương trình can thiệp. Đây là nghiên cứu lớn, thiết kế bài bản
và cũng là nghiên cứu đầu tiên trong nhóm nam NCMT tại Quảng Nam. Tuy nhiên, là một
nghiên cứu định lượng đơn thuần, đối tượng nghiên cứu đặc biệt, khó tiếp cận và “ẩn” trong
cộng đồng, nội dung nghiên cứu liên quan đến vấn đề nhạy cảm nên nhiều thông tin chưa được
khai thác và làm rõ, nhất là các thông tin về các yếu tố môi trường, các nguyên nhân và hoàn
cảnh dẫn đến các HVNC. Qua quá trình tham gia điều tra nhóm nghiên cứu thấy rằng cần phải
phân tích rõ hơn về các HVNC và thu thập thêm các thơng tin định tính để lý giải và bổ trợ cho

những khoảng trống mà nghiên cứu định lượng còn khuyết thiếu.
Xuất phát từ cơ sở khoa học và yêu cầu thực tiễn, được sự đồng ý cho phép sử dụng bộ số
liệu thứ cấp của Ban Quản lý dự án Trung ương-Dự án Phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam,
chúng tôi tiến hành đề tài “Hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV và các yếu tố liên quan trong
nhóm nam NCMT tỉnh Quảng Nam” với mục tiêu nhằm mơ tả kỹ hơn về các HVNC của
nhóm nam NCMT, xác định các yếu tố liên quan và hoàn cảnh môi trường ảnh hưởng tới hành
vi TCMT và QHTD không an tồn. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần tạo nên bức tranh tổng thể
về thực trạng HVNC lây nhiễm HIV tại Quảng Nam, đồng thời cung cấp số liệu quan trọng
giúp cho việc xây dựng kế hoạch can thiệp, theo dõi, dự báo và đánh giá tình hình HIV/AIDS
tại Quảng Nam nói riêng và khu vực miền Trung nói chung.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN cứu
Mục tiêu chung
Mô tả các hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV và các yếu tố liên quan trong nhóm nam
nghiện chích ma túy ở Quảng Nam năm 2011-2012, từ đó đề ra các biện pháp can thiệp phù
họp nhằm góp phần giảm hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV trong quần thể nam nghiện chích ma
tuý của tỉnh Quảng Nam.
Mục tiêu cụ thể
1. Mô tả hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm nam nghiện chích ma túy tỉnh Quảng
Nam năm 2011-2012.
2. Xác định các yếu tố cá nhân và yếu tố môi trường liên quan đến hành vi tiêm chích ma tuý
và quan hệ tình dục khơng an tồn của nam nghiện chích ma tuý tỉnh Quảng Nam năm
2011-2012.


Chương 1
TỎNG QUAN TÀI LIỆU

1. 1. Tình hình dịch HIV hiện nay
1.1.1. Tình hình dịch HIV trên thế giới
Tình hình chung về nhiễm HIV trên thế giới
Kể từ ca nhiễm HIV được phát hiện đầu tiên tại Mỹ từ năm 1981, cho đến nay loài người
đã trải qua 30 năm đối phó với một đại dịch quy mơ lớn, phức tạp. Tính đến cuối năm 2010, có
34 triệu người đang bị nhiễm HIV, tỷ lệ người nhiễm HIV trong nhóm tuổi 15-49 là 0,8%.
Riêng năm 2010 ước tính có 2,7 triệu người nhiễm mới HIV và 1,8 triệu người tử vong do
AIDS. So sánh với năm 1999, sổ người nhiễm mới HIV đã giảm 21%. Báo cáo của UNAIDS
cũng ghi nhận tính cuối năm 2010 đã có 33 nước có số ca nhiễm mới giảm, trong đó 22 nước
khu vực cận Saharan, Châu Phi. Khu vực cận Sahara vẫn là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề
nhất, chiếm 66% số trường hợp nhiễm HIV trên toàn thế giới và 72% số trường hợp từ vong do
AIDS trong năm 2010 [34].
Nhiễm HIV chủ yếu tập trung trong nhóm tuổi trẻ. Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ
nhiễm HIV ở người trẻ tuổi như việc quan hệ tình dục sớm, QHTD với bạn tình có nguy cơ
cao, có nhiều bạn tình, ít khi sử dụng BCS, thiếu kiến thức và kỹ năng cần thiết, sử dụng ma
túy. Một nghiên cứu ở Dublin, Ireland cho thấy 70% những người trẻ tuổi có dùng chung BKT
[37].
Tại châu Á, với số dân chiếm 60% dân số thế giới, là khu vực có số người nhiễm HIV
đứng thứ hai thế giới với 4,0 triệu người, sau khu vực cận Sahara [35]. Hầu hết dịch tại các
quốc gia đã có dấu hiệu chững lại. Khơng có quốc gia nào trong khu vực có dịch tồn thể. Thái
Lan là nước duy nhất trong khu vực có tỷ lệ hiện nhiễm gần 1% và xét một cách tổng thể, dịch
ở nước này cũng có dấu hiệu chững lại. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV năm 2009 trong số người trưởng
thành ở châu Á là 1,3%. Tại Cam-pu-chia, tỷ lệ hiện nhiễm ở người trưởng thành giảm từ 1,2%
năm 2001 xuống còn 0,5% năm 2009.


5

Tuy nhiên, tỷ lệ hiện nhiễm HIV lại đang gia tăng ở những quốc gia vốn có tỷ lệ hiện nhiễm
thấp như Bangladesh, Pakistan, Philippin (nơi tiêm chích ma túy là hình thái lây truyền HIV

chính) [4].
Tỷ lệ nhiễm mới HIV ở châu Á cũng có xu hướng giảm ở nhiều quốc gia nhưng lại gia
tăng ở một số nước có tỷ lệ nhiễm thấp, số nhiễm mới HIV giảm từ 450.000 người năm 2001
xuống còn 270.000 người năm 2010, giảm 40%. Tỷ lệ nhiễm mới giảm hơn 25% tại các nước
Ấn Độ, Nepal và Thái Lan trong khoảng thời gian từ 2001 đến 2010. Dịch cũng chững lại tại
Malaysia và Sri Lanka trong khoảng thời gian này. Tuy nhiên, tỷ lệ nhiễm mới tăng 25% ở
Bangladesh và Philippin từ năm 2001 đến 2010. Khoảng 90% số người nhiễm mới HIV tại Án
Độ được cho là đã lây nhiễm từ việc QHTD khơng an tồn, song việc thường xun có 2 hoặc
hơn 2 người sử dụng chung BKT mới là hình thái lây truyền HIV chính tại các bang đơng bắc
của quốc gia này [4], [33], [35]. Hình thái lây truyền HIV tại châu Á hiện nay vẫn chủ yếu tập
trung ở nhóm người TCMT, phụ nữ bán dâm, khách làng chơi, và nam quan hệ tình dục đồng
giới (MSM). Ước tính đến năm 2020 ở châu Á sẽ có khoảng 8 triệu người nhiễm mới, số
trường hợp tử vong do AIDS sẽ tăng lên 500.000 người [26].
Tình hình nhiễm HIV ở người NCMT trên thế giới
Tổng quan y văn về dịch tễ học người NCMT trên toàn cầu và tỷ lệ nhiễm HIV trong
những người NCMT dựa trên hệ thống hóa 11.022 tài liệu từ các tạp chí, cơ sở dữ liệu
(Medline, EMBASE, và PubMed/BioMed Central), internet có liên quan đến người NCMT và
HIV/AIDS của tổ chức Liên Hợp Quốc và các chuyên gia quốc tế cho biết: NCMT đã được
phát hiện ở 148 quốc gia trên thế giới, số trường hợp nhiễm HIV do NCMT đã được báo cáo ở
120 quốc gia. Ước tính có khoảng 15,9 triệu người NCMT và khoảng 3 triệu người NCMT
nhiễm HIV trên toàn thế giới. Tỷ lệ nhiễm HIV trong số người NCMT tại Mỹ, Nga lần lượt là:
16% và 37% [25],


Tại châu Á, ước tính có khoảng 4,5 triệu người NCMT, một nửa trong số này sống ở
Trung Quốc. Tính trung bình ở châu Á có khoảng 16% người NCMT đang bị nhiễm HIV, mặc
dù tỉ lệ này còn cao hơn đáng kể ở một số nước. Ẩn Độ, Pakistan và Việt Nam cũng là những
nước có số lượng người NCMT cao trong khu vực. Ở Myanmar, tỷ lệ người NCMT nhiễm HIV
lên tới 38%, tại Thái Lan tỷ lệ này dao động từ 30% đến 50%. Tại Trung Quốc, ước tính có 7%
đến 13% người NCMT nhiễm HIV [33],

1.1.2. Tình hình dịch HIV/AIDS ở Việt Nam
Tình hình chung về dịch HIV/AIDS ở Việt Nam
Dịch HIV có thể xảy ra ở Việt Nam cuối những năm 1980, lây qua những người nước
ngoài đến TP.HCM hoặc đến những tỉnh biên giới khu vực Tây Nam, sau đó dịch xảy ra rất
nhanh ở các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ, tiếp đến các tỉnh khu vực Đơng Bắc [4], Tính đến
ngày 31/12/2011, cả nước có 197.335 người nhiễm HIV hiện đang cịn sống được báo cáo,
chiếm khoảng 0,22% dân số, trong đó có 48.720 bệnh nhân AIDS và tổng số người tử vong do
AIDS là 52.325 trường hợp [9], Trong thập kỷ qua, dịch phát triển nhanh nhất ở các tỉnh miền
núi phía bắc như các tỉnh Thái Nguyên, Điện Biên, Sơn La và Yên Bái. Trước năm 2000 dịch
chủ yếu tập trung ở các khu vực thành thị, nhưng hiện nay dịch đã xảy ra ở tất cả các tỉnh thành
trên cả nước, kể cả ở cả các địa bàn thuộc khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng núi, vùng dân tộc
thiểu số. Đến năm 2011, đã có 97,8% số quận/huyện và trên 74% số xã phường báo cáo có
người nhiễm HIV/AIDS. Các tỉnh có số trường họp xét nghiệm phát hiện dương tính lớn nhất
trong năm 2011 bao gồm: TP. HCM 1942 trường hợp (chiếm 13,75%), Hà Nội 915 trường hợp
(chiếm 6,46%), Điện Biên 890 (chiếm 6,3%), Thái Nguyên 678 trường họp (chiếm 4,8%), Sơn
La 601 trường hợp (chiếm 4,25%), Thanh Hóa 502 (chiếm 3,5%), Nghệ An 485 (chiếm
3,4%)....Phần lớn những tỉnh có số người xét nghiệm HIV dương tính cao là các tỉnh thành phố
lớn và các tỉnh khu vực miền núi Tây Bắc có đường biên giới giáp Lào [9].
Dịch HIV/AIDS vẫn chủ yếu tập trung trong nhóm NCMT, PNBD và nhóm người tình
dục đồng giới nam (MSM). Trong tổng số người được xét nghiệm phát


hiện HIV dương tính, người NCMT chiếm khoảng 70%, PNBD
chiếm khoảng 5%, còn lại là đối tượng khác. Đường lây truyền
HIV/AIDS ở Việt Nam chủ yếu lây truyền qua TCMT, hình thái nguy cơ
lây nhiễm HIV/AIDS ở mỗi vùng khu vực cũng có sự khác biệt nhau,
trong khi phần lớn các khu vực trong cả nước dịch chủ yếu lây truyền
do tiêm chích chung ma túy thì các tỉnh khu vực đồng bằng Sông Cửu
Long sự lây truyền HIV chủ yếu do truyền qua QHTD [4], Kết quả
GSTĐ qua các năm cho thấy tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm NCMT tại

cộng đồng đã giảm mạnh từ sau năm 2004, từ 28,6% năm 2004
xuống còn 17,2% năm 2010, và xuống còn 13,4% trong năm 2011.
Trái lại, trong 5 năm qua, tỷ lệ người nhiễm HIV do lây truyền qua
đường tình dục có xu hướng gia tăng từ 12% năm 2004 lên 39% năm
2010. Nhiều bằng chứng cho thấy tỷ lệ PNBD có nghiện chích và tỷ lệ
nam QHTD đồng giới nghiện chích gia tăng làm tăng nguy cơ lây
truyền qua đường tình dục từ nhóm này sang các loại bạn tình của
họ, do đó số người nhiễm HIV do lây truyền qua đường tình dục ngày
càng chiếm tỷ trọng cao hơn so với các năm trước đây [9], [4], Lây
truyền qua QHTD gia tăng và sự cộng hưởng, đan xen giữa hành vi
QHTD và TCMT làm cho nguy cơ lây nhiễm HIV ra cộng đồng ngày
một cao hơn [9].
Phân bố người nhiễm HIV theo giới tính và nhóm tuổi ở Việt Nam đang có chiều hướng
thay đổi. Trong vài năm trở lại đây, nhiễm HIV trong nhóm tuổi 30-39 tuổi có xu hướng tăng
hơn so với các năm trước (từ 30% năm 2008 lên đến 43% trong năm 2011), tỷ trọng người
nhiễm HIV là nữ giới ngày càng nhiều (31%). Đối tượng người nhiễm HIV hiện nay rất đa
dạng về ngành và nghề như lao động tự do, công nhân, nông dân, ngư dân, bộ đội, công an, học
sinh, sinh viên, nhân viên hành chính, phạm nhân, trẻ em... [9].
Đánh giá chung về tình hình dịch HIV/AIDS ở Việt Nam cho thấy dịch HIV/AIDS
không tăng nhanh so với thời điểm năm 2005 về trước, về cơ bản đã khống chế được tình hình
dịch ở nhiều địa phương và trong các nhóm dễ bị cảm nhiễm HIV/AIDS. Tuy nhiên dịch HIV/
AIDS vẫn còn diễn biến phức tạp, HVNC lây nhiễm HIV trong nhóm dễ bị cảm nhiễm HIV
vẫn có thể tạo ra mức độ lây nhiễm HIV cao. Theo kết quả của chương trình GSHV, hai hành
vi nguy cơ lây


8

nhiễm HIV chủ yếu là dùng chung BKT khi TCMT và QHTD không sử dụng BCS. Đây là
những HVNC cao góp phần làm tăng nguy cơ bùng phát dịch, do đó các biện pháp can thiệp

giảm tác hại (CTGTH) cần phải thực hiện một cách hiệu quả mới có khả năng hạn chế các
HVNC và khống chế dịch trong thời gian tới [8], [4].
Tình hình nhiễm HIV trong nhóm NCMT
Qua số liệu quốc gia và nhiều nghiên cứu cho thấy nhóm NCMT là nhóm có tỷ lệ nhiễm
HIV cao, đóng góp một vai trị quan trọng trong việc phát triển dịch HIV/AIDS lan ra cộng
đồng. Điều tra IBBS năm 2009 cho thấy tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm NCMT rất cao tại nhiều
tỉnh thành phố: Điện Biên (56%), Quảng Ninh (55,7%), Hải Phòng (48%), TP. HCM (46,1%),
Hà Nội (20,7%), Lào Cai (21.7%), Đồng Nai và Nghệ An (24%). Tỷ lệ hiện nhiễm HIV thấp
hơn tại An Giang (15,7%) và thấp nhất tại Đà Nang (1%) [8]. Theo kết quả GSTĐ tỷ lệ nhiễm
HIV trong nhóm NCMT tại cộng đồng có xu huớng giảm, năm 2011 là 13,4%, năm 2010 là
17,24% [9],

Biểu đồ 1: Xu hướng nhiễm HIV trong nhóm người NCMT
1.2. Tình hình nghiên cứu về HVNC trong nhóm NCMT
1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giói
Hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV
Tại nhiều nước trên thế giới, hành vi sử dụng ma túy khơng an tồn khá phổ biến trong
nhóm người NCMT là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến lây nhiễm HIV.


9

Khoảng 3/4 các trường hợp có HIV được biết ở Malaysia, Tây Nam Trung Quốc, Đông Bắc Án
Độ và Myanma là những người TCMT. Một nghiên cứu cắt ngang khảo sát tỷ lệ hiện nhiễm
HIV và các HVNC trên 450 người NCMT tại 2 thành phố ở Estonia năm 2005 được thực hiện
bởi Uuskula và cộng sự cho thấy tỷ lệ tiêm chích hàng ngày ở người NCMT là 46%. Có đến
29% thừa nhận có dùng chung BKT khi tiêm chích [40]. Từ 40% đến 50% người NCMT tại
Malindi, Kenya cho biết họ có dùng chung BKT trong năm 2010. Hành vi dùng chung BKT
khi TCMT, có nhiều bạn tình và không được tiếp cận với BKT sạch đã tạo điều kiện thuận lợi
cho việc lây nhiễm HIV tại Malindi, Kenya [30]. Không tiệt trùng BKT và dùng chung dụng cụ

pha thuốc góp phần làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm người NCMT [38], [30],
TCMT khơng chỉ mang hậu quả cho cá nhân mà còn lây truyền HIV cho bạn tình qua
QHTD khơng an tồn. Tại NewYork, người ta ước tính 9/10 trường họp HIV lây truyền qua
QHTD khác giới liên quan đến QHTD với người NCMT. Ở một số vùng ở Trung Quốc, Án Độ
và Myanma, số phụ nữ nhiễm HIV qua QHTD với người NCMT nhiều hơn qua bất kỳ con
đường nào khác. 83% người NCMT ở Rio De Janerio, Braxin không dử dụng BCS với bạn tình
thường xun, và 63% khơng bao giờ dùng BCS với bạn tình bất chợt. Tại Thái Lan, tỷ lệ
người NCMT có QHTD với PNBD cao, từ đó HIV lan truyền vào cộng đồng được thấy rõ
trong diễn biến dịch ở nước này. Nghiên cứu trên 212 nam NCMT tại thành phố Quebec ở
Canada, tỷ lệ nhiễm trong nhóm NCMT có bán dâm chiếm gần 30% cao hơn so với dưới 10%
nam NCMT khơng bán dâm [32]. TCMT cũng góp phần làm lây truyền HIV qua đường mẹcon, 40% trẻ nhiễm HIV ở Uragoay sinh ra từ mẹ NCMT nhiễm HIV [32],
Các yểu tố cả nhân và môi trường xã hội liên quan tới HVNC lây nhiễm HIV của người
NCMT
Có nhiều nghiên cứu chỉ ra các yếu tố cá nhân, xã hội, kinh tế, và các yếu tố môi trường
làm tăng khả năng xuất hiện các HVNC [29], [39]. Rohdes và cộng sự đã gọi đó là “mơi trường
nguy cơ” lây nhiễm HIV và định nghĩa môi trường nguy


10

cơ là khơng gian, có thể là khơng gian về mặt địa lý hoặc xã hội, trong đó một loạt các yếu tố
bên ngoài của một cá nhân tác động với nhau làm tăng khả năng lây nhiễm HIV. Các yếu tố
nguy cơ về môi trường được xác định bởi những tác giả này bao gồm hồn cảnh nghèo khổ,
mơi trường tiêm chích cụ thể, nhóm đồng đẳng và mạng lưới xã hội, các chính sách và pháp
luật, sự bất bình đẳng về dân tộc và giới, kỳ thị và phân biệt đối xử, buôn bán qua biên giới,
các liên kết giao thơng, sự di chuyển và hịa trộn của dân cư và các thay đổi xã hội ở cấp vĩ mô
và chuyển giao nền kinh tế [31]. Một điều tra khác về TCMT và QHTD ở người sử dụng ma
túy ở Tây Bắc nước Anh đã tìm ra nhiều yếu tố xã hội và yếu tố hành vi có liên quan chặt chẽ
với hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV. Kết quả nghiên cứu cho biết tình trạng vơ cư, tội phạm,
không hiểu biết về vấn đề sức khỏe liên quan đến ma túy và sử dụng ma túy của đối tượng có

mối liên quan với việc dùng chung các dụng cụ tiêm chích [29]. Cũng với thiết kế tương tự,
một nghiên cứu tiến hành trên 2.231 người NCMT tại Chiang Mai, Thailand cho rằng người
NCMT có nhiều bạn tình, lạm dụng tình dục có mối liên quan đến hành vi bắt đầu tiêm chích
ma túy [39]. Nghiên cứu này cũng cho biết những đối tượng lần đầu sử dụng Heroin thì có
nguy cơ tiêm chích ngay trong lần đầu sử dụng cao hơn so với những người sử dụng thuốc
phiện [39].
Tóm lại, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu trên thế giới về HVNC lây nhiễm HIV ở
người NCMT. Hai HVNC chính là dùng chung BKT khi TCMT và QHTD khơng dùng BCS.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến HVNC lây nhiễm HIV của người NCMT, bao gồm các yếu tố
cá nhân và các yếu tố môi trường. Mức độ của các HVNC trong nhóm người NCMT khác nhau
giữa các vùng miền và thay đổi theo thời gian. Nhiều nghiên cứu về hành vi của người NCMT
đang được tiến hành ở các nước trên thế giới để theo dõi chiều hướng thay đổi hành vi nguy cơ
của người NCMT.




11

1.2.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam
1.2.2.1. Phưong pháp nghiên cứu được sử dụng trong các nghiên cứu HVNC của ngưò’i
NCMT
Địa điểm và thời gian nghiên cứu: tại Việt Nam, các nghiên cứu về hành vi nguy cơ lây nhiễm
HIV trên đối tượng nghiện chích ma túy được tiến hành ở nhiều vùng miền khác nhau trên cả
nước như ở ngoài cộng đồng [17], [19], [21], trong trung tâm giáo dục dạy nghề 05-06 [10], ở
thành phố [10], [8], [14], ở nông thôn miền núi, dân tộc thiểu số [16], [15]. Các nghiên cứu
được triển khai với nhiều mốc thời gian nghiên cứu trong năm; thậm chí các có các nghiên cứu
được triển khai qua các năm để theo dõi chiều hướng thay đổi của các hành vi nguy cơ [8],
[17]. Chúng tơi chưa tìm thấy cơng trình nghiên cứu khoa học nào triển khai trên nhóm NCMT
tại tỉnh Quảng Nam.

Đối tượng nghiên cứu: các nghiên cứu về người NCMT được tiến hành trên cả đối tượng là
nam giới và nữ giới, với khoảng tuổi từ 14 tuổi trở lên [14], Tuy nhiên, đa phần các nghiên cứu
về hành vi tập trung điều tra ở nam giới nhiều hơn ở nữ giới và độ tuổi thường gặp là từ 18 đến
60 tuổi [14], [17], [8].
Thiết kế nghiên cứu: các thiết kế nghiên cứu sử dụng trong các nghiên cứu về hành vi nguy cơ
lây nhiễm của đối tượng NCMT bao gồm 3 loại chính: nghiên cứu mơ tả cắt ngang có phân tích
[8], [21], [15],[17]; nghiên cứu định tính [11], [12], nghiên cứu cắt ngang có phân tích kết hợp
giữa định tính và định lượng [22].
Cỡ mẫu: cỡ mẫu trong các nghiên cứu về hành vi nguy cơ rất linh động và thay đổi khác nhau
tùy thuộc vào mỗi tác giả và mỗi thiết kế khác nhau. Với thiết kế định tính cỡ mẫu thường
khoảng 20 người [12], [22]. Với các thiết kế định lượng cỡ mẫu thường khoảng 300 đến 400
đối tượng [17], [8].
Cách chọn mẫu: quần thể người NCMT là quần thể “ẩn”, khó tiếp cận. Do đó phương pháp
chọn mẫu thường được sử dụng trong nghiên cứu hành vi là phương pháp “Hòn tuyết lăn”,
phương pháp chọn mẫu dây chuyền có kiểm sốt (Respondent Driven Samplings RDS) [17],
[15], [13]. Theo phương pháp này, lúc đầu nhà nghiên cứu tuyển chọn 1 đến 2 “hạt giống”
tham gia vào nghiên cứu, sau đó


12

những đối tượng được coi là “hạt giống” này được yêu cầu mời thêm
các bạn chích của họ cùng tham gia vào nghiên cứu. Tuy nhiên,
phương pháp chọn mẫu dây chuyền có kiểm sốt cũng bộc lộ một số
nhược điểm như: khơng chọn được đúng đối tượng đích mà nhà
nghiên cứu mong muốn hay không nắm rõ địa điểm của đối tượng để
tiếp cận khi can thiệp sau này. Ngoài ra, đã có nhiều nghiên cứu về
hành vi tiến hành theo phương pháp chọn mẫu cụm hai giai đoạn và
theo nhận định của các nhà nghiên cứu thì đây là phương pháp chọn
mẫu khả thi hơn cả (Giai đoạn 1: lập khung mẫu, ước tính số người

NCMT tại mỗi tụ điểm; Giai đoạn 2: tuyển chọn đối tượng tham gia
vào nghiên cứu) [22], [21].
Cách thu thập thông tin: phương pháp thu thập thông tin chủ yếu là phỏng vấn trực tiếp đối
tượng qua bộ câu hỏi có cấu trúc [21], [12], [12], [17]. Đối với phương pháp này, các điều tra
viên sẽ gặp trực tiếp đối tượng và hỏi các câu hỏi có sẵn trong bản hỏi. Phương pháp này tổn
nhiều thời gian và nguồn lực nhưng có thể hạn chế được việc mất và sai số thông tin.
Bộ công cụ nghiên cứu về hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV: các công cụ nghiên cứu về HVNC
và mối liên quan của đối tượng NCMT bao gồm các cấu phần như: TCMT, dùng chung BKT,
dùng BCS, QHTD với các loại bạn tình, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiến thức hiểu
biết về HIV, tiếp cận các chương trình can thiệp [22], [21]. Tuy nhiên mỗi nghiên cứu khác
nhau thì lại sử dụng tổng lượng thơng tin khác nhau về HVNC mà nhà nghiên cứu quan tâm. Ở
Việt Nam hiện nay, bộ công cụ nghiên cứu về hành vi dùng trong “Chương trình giám sát lồng
ghép hành vi và các chỉ số sinh học” là bộ công cụ chuẩn của Quốc gia được dùng để giám sát
hành vi cho các nhóm nguy cơ cao qua các năm [8].
1.2.2.2. Nghiên cứu HVNC lây nhiễm HIV trong nhóm NCMT ở Việt Nam
Hành vi tiêm chích ma túy khơng an tồn
Hành vi sử dụng chung BKT, mặc dù có sự khác biệt theo từng tỉnh, nhưng vẫn duy trì ở mức
cao [8],
Đây là kết luận được đưa ra trong điều tra IBBS vịng II năm 2009, một nghiên cứu có
quy mơ quốc gia được triển khai tại 12 tỉnh, thành phố: Hà Nội,



×