Tải bản đầy đủ (.docx) (55 trang)

Luận văn phát triển và thử nghiệm sản phẩm truyền thông tăng cường hành vi rửa mặt đúng cho học sinh khối 4 5 trường tiểu học mỹ tiến, xã mỹ tiến, mỹ lộc, nam định từ 3 2007 đến 5 2007

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (888.7 KB, 55 trang )

Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Bộ Y TÉ
TRƯÒNG ĐẠI HỌC Y TÉ CÔNG CỌNG

TRẦN THỊ ĐỨC HẠNH

PHÁT TRIỂN VÀ THỬ NGHIỆM SẢN PHẤM TRUYỀN THƠNG
TĂNG CƯỊNG HÃNH VI RỬA MẶT ĐÚNG CHO HỌC SINH KHÔI 4 - 5
TRƯỜNG TIỀU HỌC MỸ TIẾN, XÃ MỸ TIẾN, MỸ LỌC, NAM ĐỊNH
TỪ 3/2007 ĐÉN 5/2007.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP cử NHAN Y TẾ CÔNG CỘNG.

HÀ NỘI, 2007


BỌ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỌ Y TÉ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TÉ CÔNG CỘNG

TRÀN THỊ ĐỨC HẠNH
PHÁT TRIẺN VÀ THỦ NGHIỆM SẢN PHẨM TRUYỀN THÔNG
TĂNG CƯỜNG HÀNH VI RỬA MẶT ĐÚNG CHO HỌC SINH KHÓI 4 -5
TRƯỜNG TIỂU HỌC MỸ TIẾN, XÃ MỸ TIÉN, MỸ Lộc, NAM ĐỊNH,
TỪ 3/2007 ĐẾN 5/2007.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP cử NHÂN
Hướng dẫn khoa học:
Thạc sĩ. Lê Thanh Hà

Thạc sĩ. Nguyễn Thái Quỳnh Chi

Chữ ký


Chữ ký

HÀ NỘI,
2007


Lời cảm ơn
Đe hồn thành nghiên cứu này, tơi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình, trách nhiệm cùa các
thầy cơ giáo trong nhà trường, gia đình và các bạn bè sinh viên khố 2.
Đặc biệt tơi xin được bày tỏ lòng biết ơn sáu sắc tới Ths. Lè Thanh Hà, Ths. Nguyễn Thị
Quỳnh Chi, Ths. Nguyễn Thuý Quỳnh, Ths. Bùi Văn Trường...những người trực tiếp hướng
dãn, giúp đỡ tơi trong q trình hồn thành báo cáo nghiên cứu này.
Xin bày tỏ lòng biết ơn đến Uỳ ban nhân dán xã, Trạm y tế xã và Trường tiếu học xã Mỹ
Tiên đã tạo điêu kiện thuận lợi và giúp đờ tơi trong q trình hồn thành nghiên cứu.
Kết q nghiên cứu có được như ngày hơm nay chính là nhờ sự chi bảo án cần cùa các
thây cô, cùng sự động viên cỉta gia đình và sự giúp đỡ cùa bạn bè, các sinh viên nhóm thực
địa Mỹ Tiên trong thời gian qua.
Với thời gian còn hạn chế, báo cáo luận vãn cử nhân không thế tránh khỏi những khiêm
khuyêt. Rát mong được sự thông cảm, chỉ bảo và đóng góp chân tình cùa q thầy CƠ và
bạn bè.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, thảng 5 năm 2007.
Sinh viên
Trần Thị Đức Hạnh


i

MỤC LỤC
Trang

ĐẶT VẮN ĐÈ.............................................................................................................1
MỤC TIÊU..................................................................................................................3
Chương 1. TỎNG QUAN TÀI LIỆU..........................................................................4
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP....................................................................................... 11
2.1. Mơ tả và giải thích ý tưởng thiết kể sản phẩm truyền thông.............................11
2.2. Phương pháp thử nghiệm sản phâm truyên thông............................................. 12
2.2.1. Đổi tượng thử nghiệm:....................................................................................12
2.2.2. Thời gian và địa điểm:.....................................................................................12
2.2.3. Thiết kế thử nghiệm:....................................................................................... 12
2.2.4. Chọn mẫu........................................................................................................12
2.2.5. Biến số/ tiêu chí thử nghiệm ..........................................................................12
2.2.6. Thu thập, xử lý và phân tích sổ liệu;............................................................... 13
2.2.7. Khía cạnh đạo đức:..........................................................................................14
Chương 3. KÉT QUẢ..................................................................................................15
Chương 4. BÀN LUẬN...............................................................................................22
Chương 5. KẾT LUẬN...............................................................................................25
Chương 6. KHUYẾN NGHỊ.......................................................................................26
PHỤ LỤC:...................................................................................................................30
Phụ lục 1. Phiếu phát vấn học sinh tìm hiểu nguồn thơng tin phù hợp.......................30
Phụ lục 2. Phiếu phát van giáo viên chủ nhiệm tìm hiêu nguôn thông tin..................32
Phụ lục 3. Ket quả chọn kênh và tài liệu phù hợp với học sinh..................................34
Phụ lục 4. Hướng dần thảo luận nhóm học sinh và kết quả (TLNHS1)......................36
Phụ lục 5. Hướng dẫn thào luận nhóm giáo viên và kết quả.......................................40
Phụ lục 6. Hướng dan thảo luận nhóm học sình và kêt quả (TLNHS2)......................41
Phụ lục 7. Phiếu phát vấn............................................................................................43
Phụ lục 8. Các sản phẩm truyền thông trước và sau thử nghiệm................................45


ii


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VIÉT TẮT

ĐTV

Điều tra viên

GET 2020

Chương trình thanh tốn mắt hột tồn cầu 2020

GVCN

Giáo viên chủ nhiệm

IDE

Tổ chức phát triển quốc tế

ITI

Tổ chức mắt hột quốc tế

TLNGV

Thảo luận nhóm giáo viên

TLNHS

Thảo luận nhóm học sinh


UNICEF

Quỹ Nhi đồng liên hiệp quốc

WHO

Tổ chức Y tế Thế giới


DANH MỤC CẤC BẢNG VÀ HÌNH ẢNH
Tên bảng

Trang

Bàng 1: Thơng tin chung về đối tượng...........................................................................17
Bảng 2: Tính rõ ràng, dễ hiểu của nội dung sản phẩm truyền thơng..............................17
Bảng 3: Tính phù hợp với khung cảnh làng quê các em sổng........................................19
Bảng 4: Tính khuyến khích đổi với học sinh và khả năng thực hiện hành vi................20
Bảng 5: Tính hấp dẫn về kích thước, màu sac của hình ảnh, chữ viết...........................21
Bảng 6: Sự u thích nói chung của các em với hai sản phẩm truyền
Tên hình ảnh

thơng.......23
Trang

Hình 1. Tranh dán tường trong truyền thơng phịng chổng mắt hột tại Nepal...............6
Hỉnh 2. Những tấm bìa nhị được sử dụng trong giờ học về bệnh mắt hột tại Ethiopia.. 8 Hình
3. Tranh dán tường trong chiến dịch truyền thơng phịng chống mắt hột cho trẻ em tại
Ethiopia............................................................................................................................8
Hình 4. Tranh dán tường dành cho bà mẹ trong chương trình phịng chổng mắt hột Việt

Nam................................................................................................................................9
Hình 5. Tranh dán tường sử dụng trong chương trinh phòng chống mắt hột Việt Nam ...10
Hình 6. Học sinh thực hành rửa tay tại lớp học ở Việt Nam..........................................11


TÓM TẢT NGHIÊN cúu
Bệnh mắt hột là một viêm kết giác mạc lây lan mạn tính, do vi khuẩn Chlamydia
Trachomatis gây nên. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra mù loà, làm
giảm chất lượng cuộc sống, giảm khả năng học tập, lao động và ảnh hưởng khơng nhó tới
điều kiện kinh tế xã hội. Trên thế giới, hiện nay khoảng 84 triệu người, chủ yếu là trẻ em,
đang nhiễm mắt hột hoạt tính. Tại Việt Nam, tỷ lệ hiện mắc mắt hột hoạt tính của 11 huyện
thuộc các tình miền Bắc và miền Trung là 13,4% và trẻ em độ tuổi 6-10 có tỳ lệ mắt hột hoạt
tính cao nhất (18,16%).
Nghiên cứu này là đề tài phát triển từ kết quả can thiệp nâng cao kiên thức và thực hành
phòng chống bệnh mắt hột ở học sinh tiểu học năm 2006 của nhóm sinh viên K2 trường Đại
học Y tế Công cộng, với mục tiêu là “Phát triển và thử nghiệm sản phẩm truyền thông
nhằm tăng cường hành vi rửa mặt đúng cho học sinh khối 4-5 trường tiểu học Mỹ Tiến,
xã Mỹ Tiến, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định, từ tháng 3 năm 2007 đến tháng 5 năm 2007“.
Đẻ thu thập thông tin, chúng tôi tiến hành 1 thảo luận nhóm với giáo viên, 3 thảo luận nhóm
với 18 học sinh theo hướng dẫn thảo luận kết hợp với phát vấn bảng hỏi tự điền có cấu trúc
cho 34 học sinh, số liệu được quản lý và phân tích băng phân mềm SPSS 10.0.
Kết quả cho thấy: Tranh dán tường và đề can dán cặp là hai sản phẩm truyền thông phù
hợp với học sinh. Các em đều nhận xét sản phẩm đã miêu tả rõ hành vi “rửa mặt sạch bằng
khăn riêng 3 lần 1 ngày” (trên 80%) và câu khẩu hiệu dễ hiểu, rõ ràng (100%). Có 94,1% các
em đồng ý sẽ kể cho bố mẹ, bạn bè về nội dung sản phẩm và 100% đồng ý thực hiện hành
động tranh dán tường và đề can khuyên. Hầu hết (trên 80%) các em đều u thích các sản
phâm trun thơng. Chiêu nghỉ ờ câu thang tàng 1 và khu vực đê xe là những vị trí tốt để dán
tranh.
Khuyến nghị: Cán bộ y tể học đường nên tiếp tục chinh sửa sàn phẩm truyền thông để sản
phẩm phù hợp với học sinh hơn nữa. Nhà trường và gia đình cần phối hợp nhăc nhờ các em

thực hiện hành vi rửa mặt đúng: rửa mặt sạch bằng khăn riêng 3 lần/ ngày. Đồng thời, cả ba
bên cần tạo điều kiện hỗ trợ kinh phí thay mới bức tranh khi đã cũ và tặng các em đề can 2
lần/ năm.


1

ĐẶT VẤN ĐÈ
Bệnh mắt hột, do vi khuẩn Chlamydia Trachomatis gây nên, là một trong những nguyên
nhân hàng đâu gây ra mù loà trên the giới [14]. Bệnh lây truyền từ mat đen mắt qua tay, quần
áo hoặc các vật dùng chung như gối, khăn mặt.
Trên the giới, bệnh mắt hột lưu hành tại 55 nước, phần lớn ở Châu Phi, Trung Đông và
một số vùng ở Châu Á. Khoảng 10% dân sổ thế giới đang sống trong vùng lưu hành bệnh mắt
hột và có nguy cơ mắc bệnh. Hiện nay, có khoảng 84 triệu người, chủ yếu là trẻ em, dang
nhiễm mắt hột hoạt tính [4].
ở Việt Nam, theo điều tra dịch tễ học gần đây, tỷ lệ hiện mắc mắt hột hoạt tính ở 11 huyện
thuộc các tỉnh miền Băc và mien Trung là 13,4% [4], Theo điều tra dịch tễ học mắt hột
(2001), trẻ em độ tuổi 6 - 10 có tỷ lệ mắt hột hoạt tính cao nhất (18,16%) [1],
Tại xã Mỹ Tiến, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định, trong các năm học trước tỷ lệ mát hột
hoạt tính ở học sinh tiểu học đều được duy trì ở mức thấp 3% (2004) và 3,2% (2005) [9]. Tuy
nhiên, năm 2006 tỳ lệ mắt hột ở khối tiểu học đã tăng lên mức 7%, cao gấp 2 làn so với
những năm học trước, cao hơn hẳn tỳ lệ ở khối mầm non (3,3%), khối trung học cơ sở
(1,95%) và với tỷ lệ chung (2,8%) của toàn huyện [8]. Tỷ lệ mắt hột ở học sinh tiểu học cao
đồng thời đã ảnh hưởng tới mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của xã, trong đó có mục tiêu
giảm tỷ lệ mắt hột ở học sinh xuống 2,5% vào năm 2006, nên dược lãnh đạo xã và người dân
đặc biệt quan tâm [10J.
Với mong muốn góp phần cùng địa phương giải quyết vẩn đề mắt hột ở học sinh tiểu học
như đã nêu ở trên, nhóm sinh viên thực tập tại xã Mỹ Tiến tham khảo một sơ tài liệu vê
phịng chơng măt hột trẻ em và rút ra rang thay đoi hành vi vệ sinh cá nhân có thể là biện
pháp tốt để giảm tỷ lệ mắc bệnh. Nghiên cứu theo dõi tình trạng nhiễm mắt hột hoạt tinh ở trẻ

1 và 2 tuổi trong vòng 6 năm ở Tanzania cho thấy những trẻ mặt sạch có ít nguy cơ bị bệnh
hơn những trẻ mặt ban (OR. = 0,40, KTC 95%: 0,18, 0,87) [11], Nghiên cứu của Phan Kim
Trọng (2004) cũng chỉ ra rằng ở các em sử dụng khăn mặt chung thi nguy cơ mắc bệnh cao
gấp 2,7 lần (OR=2,70), tình trạng mặt bẩn của trẻ làm tăng nguy cơ bị bệnh lên 8,28 lần [6].
Kết quả nghiên


2

cứu dịch tễ học bệnh mắt hột cùa trường Đại học Y tể Công cộng (2005)
cũng nêu rõ, ở trẻ 6 - 10 tuổi, các em mặt bẩn có nguy cơ mắc bệnh cao
hơn những em mặt sạch (OR— 5,30; KTC 95%: 1,79 — 15,73); các em có
gối riêng sẽ có nguy cơ mắc bệnh thấp hơn (OR=0,51; KTC 95%: 0,29 0,90) [4].
Chính vì những lí do nêu trên, trong thời gian từ tháng 11 năm 2006 đển tháng 1 nãm
2007 thực tập tại địa phương, nhóm sinh viên đã tiến hành triển khai can thiệp “Nâng cao
kiến thức và thực hành phòng chống mắt hột ở học sinh khối 4 - 5 trường tiểu học Mỹ
Tiến”. Chúng tôi đã xây dựng hồn chình một bản kế hoạch can thiệp trọng tâm vào việc
thay đồi hành vi vệ sinh cá nhân và khả thi trong điều kiện của địa phương. Cụ thể, để đa
dạng hình thức truyền thơng tại trường chúng tôi đã tổ chức khá tốt các hoạt động như nói
chuyện về phịng chống mẳt hột, thi thực hành rửa mặt sạch, treo khẩu hiệu “Hãy rửa mặt
sạch bằng khăn riêng để phòng bệnh mắt hột” tại trường. Ket quả là các em đã biết được
thêm nhiều thông tin về phịng chổng mất hột, thuộc được câu thơng điệp [2] và hưởng ứng
trò chơi rất nhiệt tỉnh. Đến nay, để tàng cường hơn nữa hiệu quả cùa các hoạt động truyền
thơng nâng cao kiến thức, thực hành phịng bệnh mắt hột như đã nói trên và tạo tính duy trì
lâu dài cho chương trình can thiệp, chúng tơi sư dụng thông điệp chủ đạo đã phát riển trogn
thử nghiệm đầu tiên để tiếp tục “phát triển và thử nghiệm các sản phẩm truyền thông
nhằm tăng cường hành vi rửa mặt đúng cho học sinh khối 4-5 trường tiểu học Mỹ Tiến,
xã Mỹ Tiến, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định, từ tháng 3 năm 2007 đến thảng 5 năm
2007”. Chúng tôi hy vọng sản phẩm truyền thông được thiết kế sẽ phù hợp với các em học
sinh về nội dung, hình thức và khuyển khích được các em thực hiện theo hành vi rửa mặt

đúng.


MỤC TIÊU
Mục tiêu chung
Nâng cao kiến thức và thực hành phòng chổng mắt hột ở học sinh khối 4-5 trường
tiểu học Mỹ Tiến, xã Mỹ Tiến, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định, từ tháng 3 đến
tháng 5 năm 2007.
Mục tiêu cụ thể
1. Thiết kế được một tranh dán tường và một đề can truyền thông tăng cường hành vi
rừa mặt đúng cho học sinh khối 4 - 5 trường tiếu học Mỹ Tiến, xã Mỹ Tiến, huyện
Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định, từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2007.
2. Thử nghiệm tính rõ ràng, dễ hiểu về nội dung truyền thơng, tính khuyến khích thực
hiện hành động và tính hấp dẫn về hình thức của tranh dán tường và đề can truyền
thông tãng cường hành vi rửa mặt đúng cho học sinh khối 4-5 trường tiểu học Mỹ
Tiến, xã Mỳ Tiến, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định, từ tháng 3 đển tháng 5 năm
2007.
3. Khuyến nghị hiệu chỉnh tranh dán tường và đề can truyền thông tăng cường hành
vi rửa mặt đúng.


Chuông 1. TỎNG QUAN TÀI LIỆU
1. Giới thiệu chung
Mắt hột là bệnh do vi khuẩn Chlamydia Trachomatis gây nên. Bênh lây truyên từ mất đến
mắt qua tay, quần áo hoặc các vật dùng chung như khăn mặt, gối...
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2005, mắt hột là một trong những
nguyên nhân hàng dầu gây ra mù loà. Bệnh hiện đang lưu hành tại 55 nước, phần lởn ở Châu
Phi và Trung Đông với khoảng 84 triệu người, chủ yếu là tre em [ 15].
Năm 1996, để đẩy mạnh và thống nhất hành động cho các chương trình phịng chống mắt
hột trên tồn thế giới, WHO cùng với rất nhiều tổ chức liên quan và các nhà tài trợ đà xây

dựng Chương trình thanh tốn mắt hột tồn cầu 2020, với chiến lược “phịng chống mắt hột
dựa vào cộng đồng SAFE1”. Hiện nay chưong trình đã được triển khai tại 12 nước, nơi được
coi như những điểm nóng của bệnh măt hột, bao gồm: Ethiopia, Ghana, Kenya, Mali,
Mauritania, Morocco, Nepal, Niger, Senegal, Sudan, Tanzania và Vietnam. Tại 12 nước này,
SAFE đã được chứng minh là một chiến lược rất tốt đế kiềm sốt tình hình dịch bệnh và các
hoạt động truyền thông thay đổi hành vi cũng được ghi nhận là đã có những đóng góp khơng
nhỏ và xun suốt [14],
Đặc biệt, trong các chiến lược truyền thông này của WHO, trẻ em luôn là đối tượng quan
tâm sổ một do có tỷ lệ nhiễm mắt hột hoạt tính cao. Tỉ lệ hiện măc măt hột ở trè em dao
động từ 10 - 40% ở một sổ nước châu Phi và từ 3 - 10% ở một vài nước châu Á. Ở người
lớn, tỉ lệ này thấp hơn rất nhiều [4], Ớ Việt Nam, theo điều tra dịch tễ học mắt hột (2001), trẻ
em ở độ tuổi 6-10 có tỷ lệ mắt hột hoạt tính cao nhất (18,16%) [1]. Theo WHO, khi tỷ lệ mat
hột hoạt tính trẻ em dưới 10 tuổi (TF2 + TI3) dưới 5% thì quốc gia đó được cơng nhận lả đã
thanh toán bệnh mat hột [13],

1 SAFE bao gồm: Surgery, phẫu thuật cho những trường hợp quặm; Antibiotics, điểu trị bang kháng sinh cho
những trường hợp đang nhiễm bệnh; Facial cleanliness, mặt sạch nhằm giảm lây truyền; và Environmental
improvement, cải thiện điều kiện môi trường.
2 TF - Viêm măt hột có hột: Có ít nhất 5 hột trên kết mạc sụn mi trên - Hột có kích thước từ 0,5 mm trờ lên
3 TI - Viêm mắt hột nặng : Kết mạc sụn mi trên bị thấm lậu (đó, dày lên) - Thẩm lậu đó che mờ Vỉ các mạch
máu trên kết mạc sụn mi trên


Tóm lại, vấn đề phịng chổng mắt hột cho trẻ em nói chung và truyền thơng thay đổi
hành vi cho chúng nói riêng là một vấn đề được chương trình phòng chống mắt hột của các
quốc gia hết sức chú trọng.
2. Các chương trình truyền thơng phịng chống mắt hột cho trẻ em quốc tế
Trên thế giới, trong các chương trình truyền thơng phịng chổng mắt hột trẻ em thì gia
đình, đặc biệt là các bà mẹ ln được coi là đối tượng quan trọng, góp phần làm giảm tỉ lệ
mac bệnh và tác động đến sự thay đổi hành vi vệ sinh của trẻ [14]. Bên cạnh đó, nhà trường

cũng được ghi nhận là một môi trường rất tốt để giáo dục trẻ em trong lứa tuổi đi học về
phòng chống mắt hột và giảm tỉ lệ hiện mac [ 17]. Vì vậy, trong chương trình phịng chống
mắt hột của mỗi quốc gia đều có cấu phan liên quan đèn việc truyền thông cho các bà mẹ
cũng như việc truyền thông trực tiếp tới các em thông qua hệ thống giáo dục. Tuy nhiên, tùy
vào tinh hình, điều kiện của mỗi quổc gia và mức độ hiểu biết về bệnh của trẻ mà nội dung
và vai trò của mỗi kênh truyền thơng được nhấn mạnh khác nhau.
2.1. Chương trình truyền thông cho bà mẹ
Các kênh truyền thông cho bà mẹ đê tăng cường
chăm sóc phịng bệnh cho con tại nhà là một câu phân
không thê thiêu trong chiên dịch truyền thơng.
Tại Nepal, nơi có tỉ lệ nhiễm mắt hột hoạt tính ở trẻ
em dưới 10 tuổi ở mức cao (7 - 36%) [18], sản phẩm
truyền thông, tranh dán tường đã được thiết kế riêng
cho các bà mẹ cỏ con nhỏ, nhăm nhấn mạnh tầm quan
trọng của việc rửa mặt sạch
Hình ỉ. Tranh dán tường
cho trẻ [21] (Hình 1).
trong chiên dịch truyền thơng phịng chống mat hột tại Nepal [21]


Tại Mali, nơi có tỉ lệ mẳt hột trẻ em dưới 10 tuổi cao nhất thế giới (50-90%) [12], năm
2002, một chương trình truyền thơng dành riêng cho các bà mẹ mang tên “Quyền được nhìn”
(Right to Sight Program) cũng đã được tiến hành với câu khẩu hiệu là “Tầm nhìn trong tay
bạn”. Chương trình chủ yếu tập trung vào việc khuycn khích các bà mẹ rủa mặt cho trẻ ít
nhất hai lần một ngày bằng nước sạch và đưa con tới cơ sờ y tế ngay khi nhận thấy những
biểu hiện nhiễm trùng. Những thông điệp mang nội dung này được phổ biến qua 16 đài phát
thanh địa phương, trong những tài iiệu khác nhau của chiến dịch như tờ rơi, sách hài vui
nhộn cho trẻ em, thẻ tư vấn y tế, áo phơng và mũ. Chương trình cịn sản xuất một đoạn phim
tài liệu 20 phút hướng tới đối tượng là lãnh đạo cộng đồng và người ra quyết định tại địa
phương. Kết quà là 52,8% bà mẹ trong nhỏm nhận can thiệp đã biết cách phòng bệnh so với

tỉ lệ 31,6% ở nhóm khơng nhận can thiệp. Tỉ lệ tìm kiếm sự tư vấn của cán bộ y tế cũng cao
hon rõ rệt, 75% ở nhóm nhận can thiệp so với 39,6% ở nhóm khơng nhận. Tỉ lệ đưa con đến
để được điều trị kháng sinh ở nhóm nhận can thiệp là 77,8% (so với 50% ở nhóm khơng
nhận can thiệp) [12],
2.2. Chương trình truyền thõng qua nhà trường
Mặc dù bà mẹ là một kênh truyền thông quan trọng đối với trẻ em, nhưng đối với các em
đến tuổi đi học, nhà trường lại được coi là một kênh có vai trị quan trọng hơn trong việc
giáo dục trẻ phòng chống bệnh mắt hột [15]. Kênh truyền thơng này có khá năng tiếp cận với
một số lượng lớn các em học sinh trong bôi cảnh bệnh dịch của vùng. Các em sẽ được dạy
nhũng kiến thức và thực hành phòng bệnh mắt hột cả khi ở trường cũng như ở nhà, điều đó
có tác dụng to lớn đến việc thay đôi hành vi của tât cả các em. Hơn nữa, các hoạt động này
lại có mức chi phí rất thấp và lại có khả năng duy bền vững khi được lồng ghcp trong các
hoạt đông của nhà trường. Điêu này rât có ý nghĩa đế tới việc duy trì sự thay đơi hành vi bên
vững ở trẻ [15].
Trong vòng 4 năm 2002 - 2006, với sự hỗ trợ của UNICEF, Tổ chức The Carter Center
và Tổ chức Hellen Keller, Ethiopia, một trong những quốc gia có tì lệ nhiễm mắt hột hoạt
tính ở trẻ em dưới 10 tuổi ở mức cao nhất the giới (80%) [26], đã tiến hành một chương trình
truyền thơng dành cho học sinh của 176 trường học thuộc 4 tỉnh trên cả nước.


Chương trình can thiệp đã được thiết kết nhẩn mạnh vào việc thay đổi hành vi vệ sinh cá
nhân và vệ sinh môi trường, dựa trên từng bước thay đổi hành vi và rất phù hợp với lưá tuổi
đi học [17], Kết quả điều tra trước can thiệp tại các trường học thuộc dự án năm 2002 đã chỉ
ra rằng mức độ hiểu biết ve bệnh và cách phòng chổng bệnh măt hột của các em đều thấp,
các giáo viên cũng chưa bao giờ được tập huấn về phòng chong bệnh [17], Vì vậy trong nãm
đau tiên của chương trình can thiệp, 303 giáo viên đã được tập huấn bố sung các kiến thức về
các cách lây truyền của bệnh mắt hột. Đồng thời, chương trình đã thiết ke một bộ bìa nhỏ
nhỏ có vẽ các giai đoạn lây truyền và các em phải sấp xếp sao cho đúng, Đây là một trò chơi
đòi hỏi các em phải tư duy và cũng rat thú vị ở trên lóp [20] (Hình 2). Tiếp đển, một tranh
dán tường truyền thông về hành vi rửa mặt sạch cũng đã được thiết kể với sự tham gia cùa

các em và viết bằng cả 2 thứ tiếng phổ thông tại địa phương - Amharic và Oromigna [21]
(Hình 3). Kết quả đánh giá cuối kỳ qua việc kiểm tra ngẫu nhiên 220,719 học sinh chỉ ra
rằng có 143,972 (65%) em có gương mặt sạch [26],
*U' líẠ

Hình 2. Những tâm bìa nhị được sử

Hình 3. Tranh dán tường trong chiên

dụng trong giờ học về bệnh mắt hột tại

dịch trun thơng phịng chơng măt hột

Ethiopia [20]

cho trẻ em tại Ethiopia [2JJ.


Tóm lại, các hình thức truyền thơng trên khơng những đẵ đem lại thêm những hiểu biết về
bệnh mắt hột mà cịn tạo ra một khơng khí rất thoải mái và hứng khởi, phù hợp với lứa tuổi
các em. Đồng thời sự tham gia của chính các em vào việc tơ chức các trị chơi, thiết kế tranh
dán tường...cũng là một cách nhắc nhở về ý thức phòng chống mắt hột, tạo ra những sản
phẩm truyền thông dễ được chấp nhận, thực sự phù hợp với các em ve cách nói, cách nghĩ,
văn hóa địa phương... Và đây cũng là những kinh nghiệm mà các chương trình truyền thơng
phịng chống mắt hột trẻ em quốc tế đã rút ra và được rất nhiều qc gia học hỏi [14],
3.

Các chưong trình truyền thơng phịng chống mắt hột cho trẻ em Việt Nam.
Nhằm thực hiện mục tiêu hạ tỷ lệ mắt hột trẻ em xuống dưới 5% vào năm 2010 như đã


cam kết khi tham gia Chương trình thanh tốn mát hột toàn cầu 2020 (GET 2020), nãm
2002, Bộ y tế Việt Nam đã cùng với tổ chức mắt hột quốc tế (ITI) và tổ chức phát triển quốc
tế (IDE) tiến hành chiến dịch truyền thơng phịng chống mắt hột trên tồn quốc, trong đó có
đối tượng trẻ em dưới 10 tuổi.
Trọng tâm của chiến dịch là hỗ trợ thay đổi hành vi rửa mặt, rửa tay sạch và giữ gìn mơi
trường. Đối tượng can thiệp chủ yếu của chương trình là trẻ em từ 6 - 10 tuổi và bà mẹ.
Những kênh đã được sử dụng dể tiếp cận bao gồm: gia đình (bà mẹ), nhà trường, lãnh dạo
cộng đồng và phương tiên truyền thơng đại chúng (tivi).
3.1.

Chương trình truyền thơng cho bà ntẹ
Thơng điệp chương trình muổn gửi tới các bà mẹ ỉà hãy
giữ gìn đơi mắt trong sáng và sạch sẽ băng cách rửa mặt, rửa
tay cho con bàng khăn riêng như ca sĩ Mỹ Linh giữ gìn cho
con cơ ẩy. Nội dung thơng điệp là “khi tơi cịn bé. mẹ ln
rửa mặt, rửa tay cho tịi băng khăn riêng. Bây giờ khi đã là
người mẹ, tôi cũng phải giữ gìn đơi mắt của các con tơi sạch
sẽ và trong sáng như mẹ đã giữ gìn cho tơi” (Hình 4). Các
kênh truyền thơng chính

Hình 4. Tranh dán tường

đến đối tượng này là truyền thông trực tiếp: đi đến

dành cho bà mẹ trong

từng nhà, tị chức các bi tun truyền tại làng, xã
chương trĩnh phịng chơng mat hột Việt Nam.



kết hợp với hội phụ nữ, hội nông dân, tuyên truyền tại các chợ, trên cánh đồng khi họ đang
làm ruộng. Như vậy, trong chiến dịch này, yếu tố văn hóa địa phương đã được xem xét và
mang lại những hiệu quả tiếp cận đổi tượng rat tot [14], Tài liệu truyền thơng chính dến các
bà mẹ là một đoạn phim ngăn được phơ nhạc từ bài thơ phịng chống mắt hột và được trình
diễn bởi một ca sĩ nổi tiếng. Đoạn video này được chiếu trên tivi, trong các buổi họp phụ nừ
và làng/xã [23].
3.2.

Chương trình truyền thơng tại trư ừng học
Khơng chỉ được các bà mẹ chăm sóc phòng chổng mắt hột tại nhà, học sinh Việt Nam

còn được tiếp cận với những hình thức truyền thơng măt hột rât đa dạng và thú vị tại trường
học - nguồn thông tin tốt nhất đối với lứa tuổi đến trường [16].
Thơng điệp chương trình mà ITI gửi tới các em là “rửa mặt, rửa tay sạch với một chiếc khăn
riêng”. Một số sản phẩm truyền thông trong nhà trường dược
phát triển bao gồm: khăn mặt, tranh dán tường (Hình 5), vở
bài tập, một bài hát chú trọng vào việc làm sao để có đươc đơi
mắt khỏe và sáng. Hai đoạn phim ngắn cũng được xây dựng
để phát trên tivi hoặc xem tại trường. Đoạn phim thứ nhất
diễn tả cảnh cậu bé chăn trâu thức dậy, rửa mặt bằng khăn
riêng và vui vẻ đến trường. Đoạn phim thứ hai được thiết kế
dành riêng cho các em trai với hình ảnh một ngơi sao bóng đá
nhí đang rửa mặt và nói về tam quan trọng của việc vệ sinh
Hình 5. Tranh dán tường
sử dụng trong chương trình
phịng chống măt hột Việt
Nam.

[15],



Bên cạnh đó, chương trình cịn tồ chức
những cuộc đố vui chủ đề mắt hột tại mỗi
trường và giữa các trường với ban giám khảo
là ban giám hiệu và bố mẹ là người cổ vũ.
Các buổi thực hành rửa mặt, rửa tay sạch
cũng được tiến hành thường xuyên ngay tại
lớp học [15] (Hình 6).
Hình 6. Học sinh thực hành rửa tay tại
Tóm lại, trẻ em ln là đối tượng ưu tiên

lớp học ở Việt Nam.

số một của tất cả các chương trình truyền
thơng phịng chống mắt hột của các quốc
gia. Cộng đồng quốc tế và các quốc gia đã có rất nhiều nồ lực để thực hiện tốt nhiệm vụ này.
Đồng thời cũng đã có rẩt nhiều kinh nghiệm được rút ra như nguyên tắc xây dựng chiến lươc
truyền thông dựa trên bằng chứng, phát huy tối đa sự tham gia cùa cộng đồng trong quá trình
phát triển và xây dựng sản phẩm truyền thơng, yểu tố văn hố là một cấu phần thiết yếu cần
phảỉ được tính đến...Đây cũng chính là những bài học tham khảo cho các quốc gia khi triển
khai chương trình này cho trẻ em tại nước mình.


Chưoug 2. PHƯƠNG PHÁP
2.1. Mơ tả và giải thích ý tưỏ’ng thiết kế sản phẩm truyền thông
2.1.1. Ỷ tưởng về nội dung sản phẩm truyền thông
Kết quả điều tra 115 học sinh lóp 4 - 5 của đợt thực địa cho thấy : 76% các em rửa mặt
dưới 3 lần 1 ngày, 71% các em sử dụng khán mặt chung với người thân [2] nên nội dung sản
phẩm truyền thông sẽ minh họa, tuyên truyền để thay đổi 2 hành vi này. Ngoài ra, câu khẩu
hiệu “Hãy rửa mặt sạch bằng khăn riêng để phòng bệnh mat hột” cũng được tiếp tục sử dụng

để thiết kế sản phẩm truyền thông.
2.1.2. Ỷ tường về sản phẩm truyền thông phù họp
Kết quả điều tra về nguồn thông tin phù hợp với học sính chỉ ra rằng: các em thường
được tiếp cận với 4 nguồn thơng tin chính là vơ tuyến (69%), loa phát thanh (50%), tranh
treo tường (48%) và tờ rơi (34%). Các nguồn thơng tin các em thích được tiếp cận nhất là vô
tuyến (33%), tranh treo tường (28%), loa phát thanh (15%). Bên cạnh đó, đổi với phần lớn
các em (67%), cặp sách được coi là người bạn thân thiết nhất (Phụ lục 3).
Sau khi xem xét phân tích kết quả điều tra các nguồn thông tin phù hợp đối với học sinh
trường tiểu học Mỹ Tiến và khả năng điều kiện nguồn lực cho phép, chúng tôi đã đi đến các
kết luận về các sản phẩm truyền thông sẽ thiết kế như sau:


Tài liệu thứ nhất: tranh dán tường (tài liệu truyền thông đại chúng tại trường học), do

phần lớn các em (48%) thường xuyên tiếp cận và đây cũng là tài liệu đứng thứ 2 trong danh
sách 4 nguồn tài liệu các em thích nhất (28% các em chọn).


Tài liệu thứ hai: 1 đề can dán trên cập sách (tài liệu cá nhân đảm bào tính tiếp cận “thật

gần” tại gia đinh) do 67% các em thích cặp sách và xem nó như là một người bạn thân thiết
nhất.
2.1.3. Ỷ tưởng về hình ánh nhân vật sử dụng trong thiết kế sản phẩm truyền thơng
Kết quả tìm hiểu một số thói quen, sở thích cùa học sinh đã chi ra rằng; tất cả (100%)
các em đều rất thích xem phim hoạt hình. Các em u thích các nhân vật hoạt hình như chú
chuột Mickey (67%), chú vịt Donal (64%), mèo Tom (35%) và chuột Jerry (32%)... Dựa
trên kểt quả điều tra này, chúng tơi có thể chọn chuột


Mickey và Donal, nhân vật được đa số các em yêu thích, là nhân vật chính để minh họa cho

ỷ tưởng về nội dung sản phấm truyền thông.
2.2. Phương pháp thử nghiệm sản phẩm truyền thông
2.2.1. Đối tượng thử nghiệm:
Đôi tượng thử nghiệm là các học sinh và giáo viên chủ nhiệm lớp 4, lớp 5 trường tiểu
học xã Mỹ Tiến.
2.2.2. Thịi gian và địa điểm:
Sản phẩm truyền thơng được thử nghiệm qua 2 đợt: đợt 1 (17/4 - 20/4) và đợt 2 (26/4 27/4) tại trường tiểu học xã Mỹ Tiến.
2.2.3. Thiết kế thử nghiêm:
Trong nghiên cứu, chúng tôi sừ dụng kết họp 2 phương pháp: định tính (thảo luận nhóm
trọng tâm) và định lượng (hình thức phát vấn).
2.2.4. Chọn mẫu
■ Thử nghiệm đợt 1
Phương pháp định tính: tiến hành 3 cuộc thảo luận nhóm (2 cuộc thảo luận với 2 nhóm
học sinh (mỗi nhỏm gồm 6 em) đại diện cho khối lóp 4 và lớp 5, gồm cả nam và nữ với các
học lực giỏi, khá, trung bình khác nhau và 1 cuộc thảo luận với 5 giáo viên chủ nhiệm lóp 4
và lớp 5).
■ Thử nghiệm đợt 2
Phương pháp định tính tiến hành 1 thảo luận nhóm với 6 học sinh của cả 2 khối lớp 4 và
5 cũng với các tiêu chí như trên.
Phương pháp định lượng: để đàm bảo điều tra khả thi với nguồn lực cho phép và cỡ mẫu
đủ điều kiện để tiến hành các phân tích ước lượng tỷ lệ, chúng tơi đã chọn lấy mẫu 34 em
với phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn. sổ thử tự của học sinh được ghi trên các mảnh
giấy giống nhau, chúng tôi gắp thăm chọn 34 em vào mẫu.
2.2.5. Biến số/ tiêu chí thử nghiệm
■ Thông tin chung về đổi tượng nghiên cứu: giới tính (nam/nữ), lớp (lớp 4/lớp 5).
■ Các biến về tính rõ ràng, dễ hiểu cùa nội dung sản phẩm bao gồm: câu khẩu hiệu dễ hiểu,
cụ thể, rõ ràng; bửc tranh miêu tà rõ hành vi "rửa mặt sạch bằng khăn riêng 3


■ lần 1 ngày”; khung cành trong tranh gần gũi. Các biến này được thu

thập theo các mức độ: không đồng ý, đồng ý và rất đồng ý.
■ Các biến về tính khuyến khích thực hiện hành động bao gồm: kề với bố mẹ, bạn em về
nội dung sản phẩm, đồng ý thực hiện theo lời bức tranh khuyên. Các biến này được thu thập
theo các mức độ: không đồng ý, đồng ý và rất đồng ý.
■ Các biến về tính hấp dần của hình thức sản phẩm truyền thơng bao gồm: sự u thích
hình ảnh nhân vật và bức tranh; sự phù họp của hình ảnh (bố cục, kích thước, màu sắc); sự
phù họp của chữ viết (dễ đọc, kiểu chữ), nơi treo, kích cỡ, tính dễ sử dụng và độ bền của sản
phẩm. Các biến này được thu thập theo các mức độ: khơng thích, thích, rẩt thích và không
phù họp, phù họp, rẩt phù hợp.
2.2.6. Thu thập, xử lý và phân tích số liệu:
Chủng tơi liên hệ trước với nhà trường, giáo viên và các học sinh để được phép tiến hành
cũng như tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình thu thập số liệu.
Quy trình thu thập số liệu được tiến hành bởi hai điều tra viên (ĐTV) - sinh viên năm thứ
tư, trường Đại học Y tế Công cộng: Trần Thị Đức Hạnh (ĐTV 1) và Nguyễn Hoài Phương
(ĐTV 2).
■ Thử nghiệm đợt 1
Thào luận nhóm
Tiến hành 3 cuộc thảo luận nhóm: 2 cuộc thảo luận với học sinh và 1 cuộc thảo luận với
giáo viên, trong khoảng 30 phút cuối buổi tại lớp học.
Qui trình: ĐTV 1 giải thích mục đích cuộc thảo luận, hướng dẫn thảo luận theo hướng
dẫn thảo luận nhóm (Phụ lục 4, Phụ lục 5). ĐTV 2 chịu trách nhiệm ghi chép và ghi ầm, sau
đó gỡ băng lay thơng tin để điều chỉnh sản phẩm truyền thông (Phụ lục 4 - TLNHS1, Phụ
lục 5 - TLNGV).
■ Thừ nghiệm đợt 2
Thảo luận nhóm: tiến hành 1 cuộc thảo luận với học sinh, trong 30 phút vào cuối buổi tại
lớp học. Qui trình: ĐTV1 giải thích mục đích, hướng dẫn thảo luận theo hưởng dẫn thảo
luận nhóm (Phụ lục 4), có kểt hợp ghi chép và ghi âm, sau đó gờ băng lấy thơng tin để giải
thích sâu hơn cho phần nghiên cứu định lượng (Phụ lục 6 - TLNHS2).




×