Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Tài liệu luận văn:Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Kạn potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (653.39 KB, 77 trang )

1

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: “Phát triển thanh tốn
khơng dùng tiền mặt tại Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Bắc Kạn”


2

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Ký hiệu

Nguyên từ

NHTM

Ngân hàng Thương mại

NHNN

Ngân hàng Nhà Nước

NH

Ngân hàng

TTKDTM

Thanh tốn khơng dùng tiền mặt



UNC

Uỷ nhiệm chi

UNT

Uỷ nhiệm thu

BKNS

Bảng kê nộp séc

BIDV

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam


3

LỜI MỞ ĐẦU

Ngân hàng là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền
kinh tế, Ngân hàng thực hiện các chính sách kinh tế, đặc biệt là chính sách
tiền tệ, vì vậy, là một kênh quan trọng trong chính sách kinh tế của Chính
phủ. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay làm tốt công tác thanh tốn khơng
dùng tiền mặt có vai trị rất lớn, góp phần cải thiện cơng tác thanh tốn, ổn
định lưu thơng tiền tệ, khống chế được lạm phát, thúc đẩy tăng nhanh vòng
quay của vốn và một điều quan trọng là nó thể hiện được vai trị quản lý của
Nhà nước trong kinh tế.

Nước ta từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà
nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, việc sử dụng các cơng cụ thanh tốn
khơng dùng tiền mặt được chú ý. Thế nhưng, cho đến nay thì thanh tốn
khơng dùng tiền mặt vẫn được phát triển và phổ cập rộng rãi trong dân cư. Tỷ
trọng thanh toán bằng tiền mặt vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng thanh toán
của nền kinh tế.
Bắc Kạn là một tỉnh miền núi nghèo, kinh tế kém phát triển, trong thanh
tốn thì thanh tốn bằng tiền mặt vẫn là chủ yếu. Vì vậy, việc đẩy nhanh cơng
tác thanh tốn khơng dùng tiền mặt là điều cần thiết. Do đó, em đã chọn đề
tài: “ Phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Bắc Kạn”, do kinh tế Bắc Kạn cịn kém phát triển nên việc thanh
tốn khơng dùng tiền mặt cũng chỉ thực hiện trong phạm vi quốc gia, nên đề
tài của em chỉ nghiên cứu về thanh toán khơng dùng tiền mặt trong nước.
Mục đích của việc nghiên cứu cơng tác thanh tốn khơng dùng tiền mặt
là phân tích các vấn đề có liên quan tới thanh tốn khơng dùng tiền mặt, từ đó
rút ra dược những mặt làm được và những mặt chưa thực hiện được của công
tác này và đề xuất những giải pháp nhằm giúp phát triển và hồn thiện cơng
tác thanh tốn này tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Kạn.
Bài viết này em sử dụng phương pháp phân tích, so sánh số liệu cơng tác
thanh tốn của chi nhánh trong năm 2005, 2006 và 2007.


4

Đề tài ngồi phần mở đầu và kết luận thì gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt qua

Ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại Ngân hàng


Đầu tư và Phát triển Bắc Kạn
Chương 3: Định hướng và giải pháp để phát triển thanh tốn khơng dùng

tiền mặt tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Kạn


5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG THANH
TỐN KHƠNG DÙNG TIỀN MẶT QUA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI
1.1. Khái quát về thanh tốn khơng dùng tiền mặt qua NHTM
1.1.1. Những vấn đề cơ bản về thanh tốn khơng dùng tiền mặt
Trong nền kinh tế thị trường, các quan hệ thanh toán chi trả lẫn nhau
phải dùng hình thức tiền tệ, vì vậy, thanh toán tiền tệ là một yêu cầu khách
quan, là điều cần thiết phục cho quá trình tái sản xuất xã hội. Thanh toán tiền
tệ được thực hiện dưới hai hình thức là thanh tốn bằng tiền mặt và thanh tốn
khơng dùng tiền mặt. Thanh tốn bằng tiền mặt là việc chi trả trực tiếp bằng
tiền mặt trong các quan hệ thanh toán thu chi giữa nhân dân với nhau, giữa
các xí nghiệp, tổ chức kinh tế, cơ quan Nhà nước với nhân dân…. Thanh toán
bằng tiền hợp với vai trị của tiền tệ làm vật mơi giới trong q trình lưu
thơng. Sau khi xuất chuyển hàng hố hay cung ứng dịch vụ cho người mua,
người bán nhận được tiền ngay và q trình thanh tốn cũng chấm dứt ở đó.
Nhưng khi sản xuất và trao đổi hàng hố phát triển đến một trình độ cao hơn,
thì việc thanh tốn trực tiếp bằng tiền mặt khơng cịn tỏ ra là một phương thức
duy nhất nữa, lúc đó nó địi hỏi một phương thức hiện đại hơn, bên cạnh đó
với sự phát triển vượt bậc của hệ thống Ngân hàng, các dịch vụ, các cơng cụ
thanh tốn đã được Ngân hàng nghiên cứu đưa ra để khách hàng lựa chọn cho
mình một hình thức thanh tốn thích hợp thay cho thanh tốn bằng tiền mặt,
thanh tốn khơng dùng tiền mặt phát sinh từ đó. Thanh tốn khơng dùng tiền

mặt là phương thức thanh toán "phi tiền mặt" thực chất là dùng các công cụ
khác để thay thế tiền mặt trong thanh tốn.
Thanh tốn khơng dùng tiền mặt là cách thức thanh tốn tiền hàng hố
dịch vụ khơng có sự xuất hiện của tiền mặt mà vẫn được tiến hành bằng cách
trích tiền từ tài khoản của người chi trả chuyển vào tài khoản của người thụ
hưởng hoặc bằng cách bù trừ lẫn nhau thơng qua vai trị trung gian của các tổ
chức cung ứng dịch vụ thanh toán về mặt bản chất thì TTKDTM phản ánh sự


6

vận động của vật tư hàng hoá, dịch vụ lưu thông. Sự phát triển rộng khắp của
TTKDTM trong nền kinh tế thị trường hiện đại là yêu cầu tất yếu của sự phát
triển vượt bậc của nền kinh tế hàng hoá, do kinh tế hàng hoá phát triển mạnh,
khối lượng hàng hoá, dịch vụ trao đổi lớn, tất yếu phải có cách thức trả tiền
thuận tiện và an tồn hơn.
Các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, đồn thể, cơng dân Việt Nam và
nước ngoài sống và hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam gọi chung là đơn vị và
cá nhân có quyền lựa chọn cho riêng mình Ngân hàng để mở tài khoản và
thực hiện giao dịch phục vụ cho nhu cầu của mình, các đơn vị và cá nhân có
tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng được gọi chung là chủ tài khoản. Nếu như
trong thanh toán sử dụng tiền mặt thì chỉ có sự tham gia của người mua và
người bán thì trong phương thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt thì chủ thể
tham gia cịn bao gồm cả Ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác cung ứng
dịch vụ thanh toán.

1.1.2. Sự cần thiết của thanh toán không dùng tiền mặt
NHTM là Ngân hàng kinh doanh tiền tệ nhằm mục tiêu cơ bản là lợi
nhuận, vì vậy, nên mạng lưới Ngân hàng rộng khắp để đáp ứng nhu cầu tiền tệ
- tín dụng và thanh tốn của nền kinh tế hàng hoá phát triển rộng khắp quốc

gia và vươn ra thế giới. Nhìn lại lịch sử hình thành ban đầu của Ngân hàng,
chúng ta thấy dịch vụ ban đầu của Ngân hàng mà cung cấp là dịch vụ quản lý
vốn cho khách hàng, bên cạnh đó Ngân hàng cịn đảm bảo thanh tốn nhanh
chóng, chính xác, an tồn thuận tiện cho khách hàng, do đó tạo được sự tín
nhiệm cho khách hàng, và Ngân hàng đã thu hút được nguồn vốn quan trọng
nhất cho hoạt động của mình. Ngân hàng là trung gian thanh tốn cho khách
hàng làm cho q trình lưu thơng hàng hóa được tiến hành một cách có hiệu
quả. Nền kinh tế ngày càng phát triển thì tần số giao dịch ngày càng tăng và
diễn ra nhanh; khối lượng tiền tệ ngày càng nhiều, phạm vi đã mở rộng ra tận
thế giới. Trong điều kiện đó các doanh nghiệp khơng thể thanh tốn trực tiếp
với nhau mà cần có sự tham giam của Ngân hàng, chính vì vậy Ngân hàng trở
thành trung gian thanh toán trong nền kinh tế.


7

Tiền mặt là phương tiện thanh tốn khơng thể thiếu, song ngày nay
thanh tốn dùng tiền mặt khơng cịn là hình thức thanh tốn tối ưu trong các
giao dịch thương mại dịch vụ nữa, đặc biệt là các giao dịch có giá trị và khối
lượng lớn, trước đây trong nền sản xuất hàng hố cịn nhỏ lẻ, khối lượng hàng
hố ít thì việc thanh tốn sử dụng tiền mặt là rất thuận tiện, nhưng trong nền
kinh tế thị trường hiện nay sản xuất hàng hố phát triển ở trình độ cao, khối
lượng hàng hố vơ cùng lớn, việc trao đổi hàng hoá đa dạng và trên diện rộng,
các hoạt động giao dịch thương mại, dịch vụ hàng hóa ngày nay diễn ra mọi
lúc, mọi nơi, vượt cả giới hạn về khoảng cách thì hình thức thanh tốn bằng
tiền mặt khơng cịn phù hợp nữa.
Xét trên nhiều góc độ, khi hoạt động thanh tốn trong xã hội cịn phổ
biến bàng hình thức tiền mặt nhất là trong thanh toán các khoản có giá trị lớn
có thể dẫn đến một số bất lợi như:
• Chi phí của xã hội để tổ chức hoạt động thanh tốn (như chi phí của

chính phủ cho việc in ấn, chi phí vận chuyển, bảo quản, kiểm, đếm tiền của hệ
thống ngân hàng, các chủ thể tham gia giao dịch) là rất tốn kém.
• Việc thực hiện giao dịch thanh toán bằng tiền mặt với khối lượng lớn
dễ bị các đối tượng phạm pháp lợi dụng để gian lận, trốn thuế, trì hỗn hoặc
khơng thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với ngân hàng hoặc chủ nợ.
• Vấn đề an ninh trong thanh toán, bảo quản, vận chuyển tiền ln ln
tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.
• Sử dụng nhiều tiền mặt trong giao dịch thanh toán của xã hội sẽ là môi
trường thuận lợi cho tội phạm lưu hành tiền giả, đe doạ trực tiếp tới lợi ích
của các tổ chức, cá nhân và tình hình an ninh quốc gia.
Các bất lợi và rủi ro trên đây là vấn đề xảy ra với bất kỳ quốc gia nào,
song với các nước mà thanh tốn bằng tiền mặt cịn phổ biến thì trong xã hội
tình hình sẽ càng phức tạp hơn và khó kiểm sốt hơn. Mặt khác, khi nền kinh
tế càng ngày càng phát triển cả về chất lượng và số lượng thì việc thanh tốn
bằng tiền mặt khơng cịn đủ khả năng đáp ứng được nhu cầu thanh tốn của
tồn bộ nền kinh tế nữa. Từ thực tế đó thì địi hỏi phải có sự ra đời của một


8

phương thức tiên tiến và hiện đại hơn để có thể đáp ứng được nhu cầu thanh
toán ngày càng cao của xã hội, do vậy, sự ra đời của phương thức thanh tốn
khơng dùng tiền mặt là tất yếu.

1.1.3. Vai trị của thanh tốn khơng dùng tiền mặt
TTKDTM được tổ chức thành một hệ thống thống nhất, trong hệ thống
này thì Ngân hàng là một trung tâm thanh tốn. Mọi hoạt động trao đổi về
hàng hóa và dịch vụ đều được kết thúc bằng thanh toán, quan hệ thanh toán
liên quan đến mọi hoạt động trong xã hội, vì vậy, việc tổ chức tốt cơng tác
thanh tốn đặc biệt là TTKDTM có ý nghĩa kinh tế rất lớn, ý nghĩa này được

thể hiện qua các mặt sau:
TTKDTM góp phần thúc đẩy sản xuất và lưu thơng hàng hóa phát triển.
Ta biết rằng thanh toán vừa là khâu mở đầu và cũng là khâu kết thúc của một
chu kỳ sản xuất kinh doanh, do vậy nếu tổ chức tốt công tác thanh tốn sẽ góp
phần tăng nhanh sự vận động của vật tư, tiền vốn giúp cho các doanh nghiệp
thu hồi được vốn nhanh để phục vụ cho chu kỳ sản xuất sau, cũng tức là phục
vụ cho quá trình tái sản xuất không ngừng phát triển. Nhờ công tác thanh tốn
khơng dùng tiền mặt mà các khách hàng ở xa vẫn có thể thanh tốn tiền hàng
hố dịch vụ nhanh chóng thay vì phải mất nhiều thời gian để vận chuyển tiền
mặt, có thể nói thanh tốn khơng dùng tiền mặt đã rút nhanh vòng quay vốn
của khách hàng.
Thúc đẩy hoạt động thanh toán trong nền kinh tế với những ưu điểm như:
an tồn, nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm chi phí. Phương thức thanh tốn
khơng dùng tiền mặt ra đời đã làm giảm được chi phí in ấn, bảo quản, vận
chuyển.
Thơng qua cơng tác thanh tốn khơng dùng tiền mặt, Ngân hàng có thể
biết được phần nào hoạt động thanh tốn của khách hàng từ đó tổng hợp số
liệu để biết được hoạt động thanh toán vốn chung cho cả nền kinh tế. Thơng
qua tình hình biến động số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách
hàng, Ngân hàng sẽ thu thập được những thông tin cần thiết về tình hình kinh
tế - tài chính của khách hàng như thơng tin về dịng lưu chuyển tiền tệ, doanh


9

thu…. Từ đó, Ngân hàng gián tiếp đánh giá được tình hình kinh doanh, tình
hình tài chính, khả năng thanh toán… của khách hàng, để thực hiện kiểm soát
đồng tiền thơng qua việc có các chính sách kịp thời, hợp lý đối với các quyết
định về huy động vốn, cho vay và thực hiện các dịch vụ khác của Ngân hàng.
Góp phần tạo thêm nguồn vốn đầu tư: đối với Ngân hàng thì thanh tốn

qua Ngân hàng làm tăng thêm nguồn vốn vì nó sử dụng được số tiền tạm thời
nhàn rỗi của khách hàng gửi vào để đáp ứng nhu cầu thanh toán. Mỗi một
doanh nghiệp, cá nhân đều giữ một lượng tiền mặt nhất định để chờ sử dụng.
Nếu khách hàng gửi tiền vào ngân hàng để thanh tốn bằng chuyển khoản thì
số tiền này sẽ giảm, Ngân hàng sẽ huy động thêm nhiều nguồn vốn để đầu tư
cho nền kinh tế. Như vậy, việc thanh toán qua Ngân hàng sẽ giúp cho khả
năng tạo tiền của NHTM, đảm bảo được nhu cầu thanh toán ngày càng tăng
trong nền kinh tế. Mặt khác ngân hàng thu phí dịch vụ do thực hiện nghiệp vụ
thanh toán giữa các khách hàng.
TTKDTM có vai trị làm giảm khối lượng tiền mặt, hỗ trợ cung ứng tiền
mặt, điều hồ lưu thơng tiền tệ của NHNN: khối lượng tiền mặt và khối lượng
tiền ghi sổ được quyết định bởi tổng giá cả hàng hố - dịch vụ và tốc độ lưu
thơng tiền tệ bình quân. Vì vậy, sự vận động của tiền tệ trong nền kinh tế sẽ
bao gồm sự vận động của tiền mặt và thanh tốn khơng dùng tiền mặt qua
Ngân hàng, tức là thanh tốn khơng dùng tiền mặt tăng thì lưu thơng tiền mặt
giảm và ngược lại, do NHNN là cơ quan duy nhất phát hành, kiểm soát và
cung ứng tiền mặt cho nền kinh tế thông qua các kênh như nghiệp vụ thanh
toán thị trường mở, tái chiết khấu, dự trữ bắt buộc, từ đó điều tiết khối lượng
tiền ghi sổ tại các NHTM.
TTKDTM gắn với sự phát triển của hệ thống tài chính – tín dụng, đặc
biệt là sự phát triển của hệ thống Ngân hàng. Sự tồn tại và phát triển của hệ
thống này tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước, các tổ chức
xã hội và cá nhân mở tài khoản tiền gửi và thanh tốn tiền hàng dịch vụ thơng
qua việc trích chuyển tài khoản trong hệ thống này.
Như vậy, TTKDTM giữ một vai trò hết sức quan trọng. Đứng trên giác
độ của ngành Ngân hàng, nó phản ánh khá trung thực trình độ quản lý, trình


10


độ kỹ thuật nghiệp vụ của Ngân hàng, cũng như sự tín nhiệm của khách hàng.
Trong nội bộ một Ngân hàng, TTKDTM khơng chỉ tác động đến nghiệp vụ
thanh tốn mà còn tác động đến các nghiệp vụ khác của Ngân hàng như
nghiệp vụ tín dụng, nếu làm tốt cơng tác TTKDTM thì sẽ thúc đẩy nghiệp vụ
tín dụng phát triển và ngược lại. Đi đôi với sự phát triển kỹ thuật tin học, ngày
nay Ngân hàng hiện đại cũng chyển hướng kinh doanh bằng cách mở rộng các
dịch vụ tín dụng, chứ khơng chỉ là kinh doanh chênh lệch lãi suất tiền gửi và
cho vay là chủ yếu trước đây, trong đó dịch vụ thanh tốn đóng vai trị trung
tâm và đặc biệt quan trọng.

1.1.4. Điều kiện để khách hàng tham gia vào thanh tốn khơng dùng
tiền mặt
Khi tham gia vào thanh tốn khơng dùng tiền mặt thì mọi khách hàng
đều phải thực hiện đầy đủ, nghiêm chỉnh các quy định của Ngân hàng về các
thủ tục giao dịch, các giấy tờ thanh toán. Ngân hàng sẽ cung cấp các mẫu
giấy tờ cần thiết theo nhu cầu của khách hàng để họ có thể tham gia vào
phương thức thanh tốn này. Đối với các chứng từ này thì cần được viết theo
các mẫu có sẵn của Ngân hàng và phải được ghi rõ ràng, chính xác, khơng
được tẩy xố, viết bằng mực không phai….
Đối với các khách hàng thường xun tham gia thanh tốn qua Ngân
hàng thì phải có tài khoản tại Ngân hàng và phải có số dư đủ để đảm bảo
thanh tốn và đảm bảo duy trì tài khoản.

1.1.4.1. Mở và sử dụng tài khoản thanh toán
Các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân sử dụng dịch vụ thanh tốn (sau
đây gọi chung là khách hàng) có quyền lựa chọn Ngân hàng làm dịch vụ
thanh toán để mở tài khoản. Khi quyết định mở tài khoản tiền gửi thanh toán
tại các Ngân hàng, khách hàng thường quan tâm đến các yếu tố sau:
• Thuận tiện trong giao dịch, tốc độ nhanh
• Đảm bảo an tồn tài sản

• Chi phí giao dịch hợp lý


11

a, Mở tài khoản
Theo thông tư số 08/TT-NH2, ngày 21/02/1994 của NHNN Việt Nam,
hướng dẫn về thể lệ thanh toán khơng dùng tiền mặt thì việc mở và sử dụng
tài khoản tiền gửi phải chấp hành đúng những quy định sau:
- Đối với khách hàng là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức đoàn thể, đơn vị
vũ trang:
+ Giấy đăng ký mở tài khoản do chủ tài khoản (Tổng Giám đốc, Giám
đốc, thủ trưởng đơn vị, chủ doanh nghiệp) ký tên đóng dấu trong đó phải ghi
rõ:
• Tên đơn vị
• Họ tên chủ tài khoản
• Địa chỉ giao dịch của đơn vị
• Mã số thuế, giấy phép đăng ký kinh doanh của đơn vị.
• Số chứng minh thư, ngày tháng năm cấp, nơi cấp của chủ tài khoản.
• Tên NH nơi mở tài khoản
+ Bảng đăng ký mẫu dấu chữ ký để giao dịch với NH
• Chữ ký mẫu của chủ tài khoản và người được uỷ quyền
• Chữ ký mẫu của kế tốn trưởng và người được uỷ quyền
• Mẫu dấu của đơn vị
- Đối với khách hàng là cá nhân
+ Giấy đăng ký mở tài khoản của chủ tài khoản, trong đó ghi rõ: Họ tên
của chủ tài khoản; Địa chỉ giao dịch của chủ tài khoản; Số, ngày tháng năm,
nơi cấp chứng minh thư của chủ tài khoản; Tên NH nơi mở tài khoản.
+ Bảng đăng ký mẫu chữ ký của chủ tài khoản để giao dịch với NH. Đối
với tài khoản là cá nhân thì khơng được uỷ quyền, tất cả các giấy tờ thanh

toán, giao dịch với NH buộc phải là chữ ký của chủ tài khoản.
Sau khi chấp nhận mở tài khoản cho khách hàng thì NH thơng báo cho
khách hàng biết số hiệu tài khoản, ngày bắt đầu hoạt động của tài khoản.


12

b, Sử dụng tài khoản thanh toán
- Chủ tài khoản phải đảm bảo có đủ tiền trên tài khoản thanh toán tại
thời điểm giao dịch thanh toán phải được thực hiện, Chịu trách nhiệm về việc
chi trả vượt quá số dư Có trên tài khoản. Trừ trường hợp NH cho phép thấu
chi. Ngân hàng là tổ chức tín dụng có nhận thanh tốn phải duy trì trên tài
khoản tiền gửi tại NHNN số dư bình qn khơng thấp hơn mức dự trữ bắt
buộc do NHNN quy định.
- Chủ tài khoản được toàn quyền sử dụng số dư tài khoản tiền gửi tại
NH thơng qua các lệnh thanh tốn phù hợp với quy định của Ngân hàng
Trung Ương. Chịu trách nhiệm về những sai sót hay hành vi lợi dụng, lừa đảo
khi sử dụng dịch vụ thanh toán qua tài khoản do lỗi của mình.
- Được hưởng lãi suất cho số tiền gửi trên tài khoản theo mức lãi suất do
NH quy định tùy theo đặc điểm của chủ tài khoản, số dư tài khoản và phù hợp
với quy chế quản lý lãi suất của NHNN ban hành trong từng thời kỳ.
- Được yêu cầu NH cung cấp các thông tin về những giao dịch và số dư
trên tài khoản của mình.
- Tuân thủ các hướng dẫn của NH nơi mở tài khoản về việc lập các lệnh
thanh toán và sử dụng các phương tiện thanh toán, thực hiện giao dịch thanh
toán qua tài khoản: sử dụng, luân chuyển, lưu trữ chứng từ giao dịch, đảm bảo
các biện pháp an toàn trong thanh toán do NH quy định.
- Chủ tài khoản được uỷ quyền cho người khác bằng văn bản sử dụng tài
khoản theo quy định của pháp luật. Người được uỷ quyền có quyền hạn và
nghĩa vụ như chủ tài khoản trong phạm vi được uỷ quyền và không được uỷ

quyền lại cho người thứ ba.
- Không được cho thuê, cho mượn hoặc sử dụng tài khoản của mình cho
các giao dịch thanh toán đối với những khoản tiền đã có bằng chứng về nguồn
gốc bất hợp pháp.
- Thơng báo kịp thời cho NH nơi mở tài khoản khi phát hiện khi thấy sai
sót, nhẫm lẫn trên tài khoản của mình hoặc tài khoản của mình bị lợi dụng.
Cung cấp thơng tin chính xác khi u cầu sử dụng dịch vụ thanh tốn hoặc
trong q trình sử dụng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.


13

Trong trường hợp có đóng chủ tài khoản thì mọi giao dịch thanh toán
trên tài khoản chỉ được thực hiện khi có sự chấp thuận của những người đồng
chủ tài khoản.

1.1.4.2. Quyền và nghĩa vụ của Ngân hàng và khách hàng sử
dụng dịch vụ thanh toán
Quyền và nghĩa vụ của Ngân hàng
Ngân hàng cung ứng dịch vụ thanh tốn có quyền quy định khách hàng
phải nộp phí khi nhận dịch vụ thanh toán, quy định hạn mức thấu chi đối với
từng khách hàng. Yêu cầu khách hàng cung cấp các thơng tin có liên quan
trong q trình sử dụng dịch vụ thanh tốn, từ chối thanh tốn khi khách hàng
khơng đáp ứng đủ để sử dụng dịch vụ thanh toán, hoặc vi phạm nguyên tắc
thanh toán.
Ngân hàng cung ứng dịch vụ thanh tốn có nghĩa vụ thanh tốn chính
xác, kịp thời và an toàn tài sản theo yêu cầu của khách hàng. Niêm yết cơng
khai phí dịch vụ thanh tốn, giữ bí mật về số dư tài khoản tiền gửi của khách
hàng theo đúng quy định của pháp luật. Từ chối thực hiện các giao dịch thanh
tốn đã có bằng chứng về nguồn gốc bất hợp pháp. Cung cấp thông tin định

kỳ hoặc đột xuất (nếu cần) cho chủ tài khoản về số dư tài khoản và các giao
dịch thanh toán trên tài khoản của chủ tài khoản.
Ngân hàng chủ động trích tài khoản của khách hàng trong các trường
hợp sau:
• Các khoản nợ đến hạn, quá hạn, các khoản lãi, chi phí hợp lệ khác
phát sinh trong q trình quản lý tài khoản và cung ứng dịch vụ thanh tốn
theo quy định.
• Các nghĩa vụ thanh tốn theo quyết định của cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền buộc chủ tài khoản phải thanh tốn.
• Các trường hợp khác theo thỏa thuận giữa NH và khách hàng.
NH có trách nhiệm phát hiện và điều chỉnh kịp thời các tài khoản mở sai
hoặc sử dụng chưa chính xác. NH phải thực hiện đầy đủ, kịp thời các lệnh
thanh toán, các yêu cầu sử dụng tài khoản của khách hàng phù hợp với hoặc


14

thỏa thuận giữa NH và khách hàng. Kiểm soát các lệnh thanh toán của khách
hàng, đảm bảo lập đúng thủ tục quy định, hợp pháp, hợp lệ, và khớp với đúng
các yếu tố đã đăng ký; cung cấp đầy đủ, kịp thời các loại dịch vụ, phương tiện
thanh toán cần thiết phục vụ nhu cầu giao dịch của khách hàng qua Ngân
hàng.
Thực hiện hạch toán theo các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên cơ sở các
chứng từ kế toán hợp lệ, hợp pháp nhận được. Điều chỉnh các khoản mục bị
hạch tốn sai, hạch tốn khơng đúng bản chất hoặc không phù hợp với nội
dung sử dụng của tài khoản theo quy định.
Quyền và nghĩa vụ của khách hàng
Khách hàng có quyền yêu cầu ngân hàng phục vụ cung cấp thông tin về
số dư tài khoản và các giao dịch thanh tốn của chủ tài khoản. Khiếu nại và
địi bồi thường thiệt hại do ngân hàng vi phạm các thoả thuận khi thực hiện

dịch vụ thanh toán (thanh toán chậm, hoặc thanh tốn khơng đúng số tiền,
hoặc thu phí thanh tốn khơng đúng theo quy định). Ngân hàng có trách
nhiệm bồi thường thiệt hại cho khách hàng theo mức phạt chậm trả tối đa
bằng mức lãi suất quá hạn của loại cho vay cao nhất mà Ngân hàng đang áp
dụng. Số tiền phạt được tính như sau:
Số tiền phạt = Số tiền tính phạt x Số ngày phạt x Lãi suất nợ quá hạn
Nếu thanh toán chậm, số ngày phạt tính từ thời điểm kết thúc thời hạn
quy định cho hình thức thanh tốn đến ngày tài khoản của khách hàng sử
dụng dịch vụ thanh tốn được ghi có đủ số tiền.
Nếu ghi nợ sai tài khoản hoặc ghi nợ thừa số tiền thanh tốn, thì số ngày
phạt tính từ thời điểm tài khoản bị ghi sai cho đến khi ngân hàng trả đủ tiền
vào tài khoản của khách hàng tính trên số tiền sai thừa.
Nếu ghi sai tài khoản hoặc ghi có thiếu số tiền thanh tốn, thì số ngày
phạt tính từ thời điểm kết thúc quy định cho hình thức thanh tốn đó đến khi
tài khoản đúng hoặc số tiền sai thiếu được ghi có đủ sau khi điều chỉnh sai sót,
tính trên số tiền sai thiếu.
Khách hàng sử dụng dịch vụ thanh tốn có nghĩa vụ phải trả phí đầy đủ,
đúng hạn và thực hiện đầy đủ các quy định khác của Ngân hàng. Hoàn trả


15

Ngân hàng trong trường hợp thụ hưởng số tiền không có căn cứ pháp luật
thơng qua dịch vụ thanh tốn do Ngân hàng thực hiện.

1.2. Các hình thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt
1.2.1. Thanh tốn bằng Séc
1.2.1.1. Khái niệm
Séc là phương tiện thanh toán do người ký phát lập dưới hình thức
chứng từ theo mẫu in sẵn, nó là một tờ lệnh vô điều kiện do khách hàng của

Ngân hàng ký phát, ra lệnh cho Ngân hàng trích một số tiền nhất định từ tài
khoản của mình để trả cho người thụ hưởng.
Séc do Ngân hàng cung ứng và được thiết kế theo đúng yêu cầu của
pháp luật, các ngân hàng sẽ chọn mẫu séc riêng cho hệ thông ngân hàng của
mình và đăng ký in ấn với nhà in của NHNN, các chi nhánh sử dụng Séc để
cung ứng cho khách hàng do Hội sở chính thống nhất in ấn và phân phối.
Khách hàng mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng nào thì sẽ được Ngân hàng
đó nhượng Séc lại để sử dụng.
Điều kiện khách hàng được cung ứng Séc đó là: đang được sử dụng tài
khoản tiền gửi thanh toán (Current Account - AC) tại Ngân hàng; không thuộc
đối tượng bị cấm sử dụng hoặc không đang trong thời gian bị đình chỉ quyền
ký phát Séc; khách hàng có nhu cầu sử dụng Séc lần đầu hoặc khách hàng đã
được cung ứng Séc của Ngân hàng nhưng có số lượng tờ Séc chưa thanh tốn
ít hơn 10 tờ/ 01 tài khoản tiền gửi thanh toán.
Séc được sử dụng để thanh toán tiền hàng, dịch vụ nộp thuế, trả nợ….
hoặc rút tiền tại các chi nhánh Ngân hàng. Trong hình thức thanh tốn bằng
séc, việc trả tiền do người trả tiền khởi sướng và kết thúc bằng việc ghi số tiền
trên tờ séc vào tài khoản của người nhận tiền.
Thời hạn xuất trình của tờ séc là trong vòng 30 ngày kể từ ngày ký phát
và thời gian thanh toán séc là 6 tháng kể từ ngày ký phát séc. Nếu ngày kết
thúc của thời hạn là ngày chủ nhật hoặc ngày lễ tết thì thời hạn được lùi vào
ngày làm việc tiếp theo sau ngày chủ nhật hoặc lễ tết đó.


16

Quy định cho sử dụng séc: tờ séc cần phải điền đầy đủ các yếu tố, viết
bằng mực không phai, khơng tẩy xố, sửa chữa, chữ ký của chủ tài khoản phải
giống chữ ký đã đăng ký với Ngân hàng; Chủ tài khoản không được ký khống
trên tờ séc; Chủ tài khoản không được phép ký phát séc quá số dư, nếu vi

phạm : lần 1 thì Ngân hàng sẽ nhắc nhở, lần 2 Ngân hàng sẽ thu hồi số séc
chưa ký phát, bị phạt tiền, đình chỉ ký phát séc trong 6 tháng, lần 3 sẽ bị thu
hồi séc, phạt tiền và bị đình chỉ ký phát séc vĩnh viễn.
Séc gồm 2 phần: mặt trước và mặt sau. Ở mặt trước của tờ Séc bao gồm
các yếu tố:
• Chữ "Séc" được in phía trên tờ Séc
• Số Séc
• Người thụ hưởng
• Số tiền xác định, được ghi bằng cả chữ và số
• Tên của người thanh tốn
• Địa điểm thanh tốn
• Ngày ký phát
• Chữ ký (có ghi rõ họ tên) của người ký phát
Nếu như thiếu một trong các yếu tố trên thì sẽ khơng có hiệu lực của
một tờ Séc, trừ trường hợp: nếu không ghi địa điểm thanh tốn thì địa điểm
thanh tốn là tại địa chỉ của người thực hiện thanh toán, nếu tờ séc khơng ghi
địa điểm thanh tốn và khơng ghi rõ địa chỉ của người thực hiện thanh tốn thì
tờ séc đó được thanh tốn tại trụ sở chính của người thực hiện thanh toán hoặc
nếu tờ séc được thanh toán qua Trung tâm thanh tốn bù trừ séc theo quy định
thì tờ séc sẽ được thanh toán tại trung tâm thanh tốn bù trừ séc; nếu khơng
ghi tên người được trả tiền thì số tiền sẽ được trả cho người cầm tờ séc đó.
Mặt sau của tờ Séc được dùng để ghi nội dung chuyển nhượng.

1.2.1.2. Các chủ thể tham gia
Các chủ thể tham gia thanh toán Séc bao gồm:
Người ký đó là người chủ tài khoản thanh tốn tại ngân hàng, là người
lập và ký tên trên tờ Séc để ra lệnh cho người thực hiện thanh toán thay mặt


17


mình trả số tiền ghi trên Séc. Nghĩa vụ của người ký phát đó là đảm bảo số
tiền được sử dụng từ tài khoản tiền gửi thanh toán (số dư khả dụng) tại Ngân
hàng đủ để chi trả toàn bộ số tiền ghi trên Séc cho người thụ hưởng tại thời
điểm xuất trình Séc; chịu trách nhiệm về mọi thiệt hại do lỗi của mình gây ra
hoặc để Séc bị lợi dụng; chấp hành đúng các quy định về cung ứng séc của
pháp luật và của Ngân hàng.
Người thụ hưởng là người được hưởng số tiền ghi trên Séc, người thụ
hưởng có thể là người cầm tờ séc đó có ghi tên người được trả tiền là chính
mình hoặc khơng ghi tên người được trả tiền hoặc ghi cụm từ "Trả cho người
cầm séc", hoặc đã được chuyển nhượng bằng ký hậu cho mình thơng qua dãy
chữ chuyển nhượng liên tục.
Người thụ lệnh đó là Ngân hàng thực hiện việc trích tài khoản người ký
phát séc trả cho người thụ hưởng.

1.2.1.3. Một số loại Séc thường dùng
1.2.1.3.1. Séc chuyển khoản
a, Khái niệm
Séc chuyển khoản là tờ séc do chủ tài khoản ký phát hành và trực tiếp
giao cho người thụ hưởng để thực hiện nghĩa vụ thanh tốn của mình, nhưng
khả năng thanh tốn của nó phụ thuộc vào số dư trên tài khoản thanh toán tiền
gửi của người ký phát.
Khi phát hành séc chuyển khoản, chủ tài khoản phải gạch 2 đường song
song chéo góc hoặc viết hay đóng dấu từ “chuyển khoản” ở góc phía trên bên
trái mặt trước tờ séc trước khi giao cho người thụ hưởng.
Séc chuyển khoản chỉ được sử dụng trong thanh toán chuyển khoản giữa
các khách hàng mở tài khoản tại một Ngân hàng hoặc hai Ngân hàng nhưng
phải cùng tham gia thanh tốn bù trừ. Về ngun tắc thì thanh tốn séc
chuyển khoản phải được thanh toán dựa trên cơ sở số dư tài khoản tiền gửi
hiện có tại ngân hàng, trong trường hợp nếu có nhiều tờ séc cùng nộp vào

Ngân hàng tại một thời điểm nhưng số dư tài khoản khơng đủ để thanh tốn
tất cả những tờ séc thì Ngân hàng phải ưu tiên thanh toán theo thứ tự các tờ


18

séc phát hành trước sẽ được thanh toán trước. Nếu tài khoản tiền gửi khơng
đủ tiền để thanh tốn (séc phát hành quá số dư tài khoản tiền gửi) séc sẽ bị
Ngân hàng từ chối thanh toán, chủ tài khoản phải chịu trách nhiệm thanh tốn
tờ séc đó và những khoản tiền phạt chi phí phát sinh liên quan đến việc khiếu
nại và khởi kiện (nếu có).
b, Quy trình thanh toán séc chuyển khoản
- Trường hợp khách hàng mở tài khoản cùng Ngân hàng
Sơ đồ 1.2.1.3.1.1: Quy trình luân chuyển chứng từ thanh toán séc
chuyển khoản giữa 2 khách hàng cùng chi nhánh.

Người phát
hành séc

(2)
(1)

(4)

Người thụ
hưởng

(5)

(3)


Ngân hàng

(1) Đơn vị bán cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho bên mua theo hợp đồng
ký trước
(2) Đơn vị mua ký phát hành séc thanh toán cho bên hàng hoá, dịch vụ
(3) Đơn vị bán chuyển Séc tới Ngân hàng để được thanh toán,
(4) Ngân hàng ghi giảm tài khoản của người mua (Báo nợ)
(5) Ngân hàng ghi tăng tài khoản của người bán (Báo có)


19

- Trường hợp khách hàng mở tài khoản ở 2 ngân hàng
Sơ đồ 1.2.1.3.1.2: Quy trình luân chuyển chứng từ thanh toán séc
chuyển khoản giữa 2 khách hàng khác chi nhánh.

(2)
Người ký phát

Người thụ
hưởng
(1)

(7)

(3)

(4)
NH phục vụ

người mua

NH phục vụ
người bán
(5)

(1) Đơn vị bán cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho bên mua theo hợp đồng ký
trước
(2) Đơn vị mua ký phát hành séc thanh toán cho bên hàng hoá, dịch vụ.
(3) Đơn vị bán chuyển Séc tới NH phục vụ mình để được thanh tốn
(4) NH phục vụ người bán chuyển séc và BKNS cho NH phục vụ người mua
(5) NH phục vụ người mua thanh toán chuyển tiền cho NH phục vụ người bán
(6) NH phục vụ người mua ghi giảm tài khoản của người mua
(7) NH phục vụ người bán ghi tăng tài khoản cho người bán và báo Có cho
người bán.
Nhận xét: với những đặc điểm trên thì séc chuyển khoản có những ưu,
khuyết điểm sau:
Ưu điểm của séc chuyển khoản là: dễ phát hành, thủ tục thanh tốn đơn
giản, người phát hành séc khơng phải đến NH làm thủ tục.
Nhược điển: Phương thức này người thụ hưởng sẽ nhận được séc
chuyển khoản ngay sau khi giao hàng, nhưng séc chuyển khoản ở đây mới chỉ


20

được coi như là giấy hứa trả còn việc người bán có nhận được đủ số tiền hay
khơng cịn phụ thuộc vào số dư trên tài khoản tiền gửi của người mua. Kinh
nghiệm thực tế cho thấy nếu tài khoản tài gửi của người mua khơng đủ số dư
thì thường gây ắc tắc trong việc thanh toán.


1.2.1.3.2. Séc bảo chi
a, Khái niệm
Séc bảo chi là loại séc được NH bảo đảm khả năng chi trả bằng cách
trích trước số tiền ghi trên tờ séc từ tài khoản tiền gửi hoặc tài khoản tiền vay,
để lưu ký trên một tài khoản riêng nhằm đảm bảo thanh toán cho tờ séc, Séc
bảo chi được sử dụng trong trường hợp hai bên mua - bán khơng tín nhiệm
nhau trong thanh tốn. Khách hàng muốn sử dụng séc bảo chi phải lập các
liên uỷ nhiệm chi (kèm theo chuyển khoản nếu bảo chi thường xuyên) gửi vào
NH. Sau khi kiểm tra các yếu tố hợp lệ NH tiến hành trích chuyển tài khoản
đóng dấu bảo đảm chi trả lên tờ séc chuyển khoản và trả lại cho khách hàng.
Séc bảo chi có phạm vi thanh tốn rộng hơn séc chuyển khoản, ngồi
việc sử dụng để thanh toán cho các chủ thể mở tài khoản cùng một chi nhánh
ngân hàng, tại hai ngân hàng cùng tham gia thanh toán bù trừ trên phạm vi
tỉnh, thành phố thì séc bảo chi cịn được sử dụng để thanh toán giữa khách
hàng mở tài khoản tại chi nhánh khách hàng cùng hệ thống trong phạm vi cả
nước.
Do séc bảo chi đã được ngân hàng đảm bảo khả năng chi trả nên sau
khách hàng khi nộp séc vào ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng thì Ngân hàng
này sau khi kiểm tra tính hợp lệ của séc thì có thể ghi có ngay vào tài khoản
người thụ hưởng. Nếu do sơ suất khi kiểm tra, sau này phát hiện séc khơng
hợp lệ thì ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng phải chịu trách nhiệm.
b, Quy trình thanh tốn
- Trường hợp khách hàng mở tài khoản cùng một NH


21

Sơ đồ 1.2.1.3.2.1: Quy trình luân chuyển chứng từ thanh toán séc bảo
chi giữa 2 khách hàng cùng chi nhánh.
Người trả tiền


(2)

Người thụ
hưởng

(1)
Ngân hàng

(4)

(3)

(1) Người trả tiền làm thủ tục bảo chi séc
1a, Người trả tiền lập 2 liên giấy “yêu cầu bảo chi séc” kèm tờ séc đã ghi
đầy đủ các yếu tố nộp vào NH để xin bảo chi séc.
1b, NH đối chiếu giấy “yêu cầu bảo chi séc” và tờ séc, số dư tài khoản
của người phát hành, nếu đủ điều kiện thì tiến hành trích tiền từ tài khoản
chuyển vào tài khoản đảm bảo thanh toán séc. Sau đó đóng dấu “bảo chi” lên
tờ séc và giao cho khách hàng
(2) Người trả tiền giao séc cho người thụ hưởng để nhận hàng hoá,
dịch vụ.
(3) Người thụ hưởng lập BKNS kèm các tờ séc nộp vào NH xin thanh
toán
(4) NH kiểm tra ký hiệu mật trên tờ séc và các yếu tố cần thiết sau đó
ghi Có vào tài khoản tiền gửi và báo Có cho người thụ hưởng.


22


- Trường hợp khách hàng mở tài khoản tại 2 NH
Sơ đồ 1.2.1.3.2.2: Quy trình luân chuyển chứng từ thanh toán séc bảo
chi giữa 2 khách hàng khác chi nhánh.
Người trả tiền

(2)

Người thụ
hưởng
(4a)

(3)

(1)

(4b)
(5)

NH phục vụ
người mua

NH phục vụ
người bán

(1) Người trả tiền làm thủ thục bảo chi séc
(2) Người trả tiền giao séc cho người thụ hưởng để nhận hàng hoa, dịch
vụ
(3) Khi nhận tờ séc bảo chi, người thụ hưởng phải kiểm tra các yếu tố,
đặc biệt yếu tố bảo chi séc, tiến hành lập bảng kê kèm tờ séc nộp vào NH
phục vụ mình nhờ thu hộ tiền

(4) NH kiểm tra các yếu tố cần thiết, tiến hành ghi Có vào tài khoản gửi
thanh tốn số tiền ghi trên séc và báo Có cho người thụ hưởng, đồng thời
chuyển các chứng từ sang cho NH phục vụ người mua (người trả tiền)
(5) NH phục vụ người trả tiền thực hiện thanh toán tất toán tài khoản
“đảm bảo thanh tốn séc”.
Nhận xét: Với những đặc điểm trên thì séc bảo chi có những ưu và
nhược điểm sau:
Ưu điểm: sử dụng hình thức thanh tốn này thì có lợi cho người thụ
hưởng vì họ chức chắn nhận được tiền, quá trình thanh tốn được nhanh
chóng vì Ngân hàng đã bảo chi séc.
Nhược điểm: với phương thức này thì người phát hành séc phải đến
ngân hàng làm thủ tục bảo chi và lưu ký tiền trên tài khoản không được hưởng


23

lãi; phạm vi thanh toán chỉ trong nội tỉnh và nếu khác NH phải tham gia thanh
toán bù trừ và thanh tốn trong hệ thơng NH.

1.2.1.3.3. Séc lĩnh tiền mặt
Séc lĩnh tiền mặt là loại séc chỉ dùng để rút tiền mặt tại NH nơi khách
hàng mở tài khoản. Séc dùng để lĩnh tiền mặt khơng có hai đường song song
chéo góc ở phía trên bên trái hoặc khơng có chữ “chuyển khoản” ở mặt trước
tờ séc.
Thủ tục phát hành séc lĩnh tiền mặt: Người phát hành séc phải ghi rõ tên
của pháp nhân (hoặc cá nhân), địa chỉ, số hiệu tài khoản, tên NH giữ tài khoản
của người thụ hưởng vào vị trí quy định trên tờ séc.
Cách thanh toán: Khi lĩnh tiền, người lĩnh tiền phải nộp tờ séc lĩnh tiền
mặt vào Ngân hàng nơi người phát hành séc mở tài khoản. Khi nhận được tờ
séc lĩnh tiền mặt và giấy uỷ quyền lĩnh tiền mặt (nếu có), cán bộ Ngân hàng

làm thủ tục chi tiền theo chế độ hiện hành.

1.2.2. Thanh toán bằng lệnh chi - uỷ nhiệm chi
1.2.2.1. Khái niệm
Lệnh chi hay uỷ nhiệm chi là lệnh chi tiền do chủ tài khoản lập theo mẫu
của ngân hàng để yêu cầu Ngân hàng phục vụ mình trích một số tiền nhất
định từ tài khoản tiền gửi của mình để trả cho người thụ hưởng có tên trên
lệnh chi hoặc uỷ nhiệm chi.
Uỷ nhiệm chi hay lệnh chi được áp dụng trong thanh toán tiền hàng hoá,
dịch vụ, nộp thuế, trả nợ hoặc chuyển tiền của người sử dụng dịch vụ thanh
toán tại một chi nhánh Ngân hàng hoặc giữa các chi nhánh, cùng hoặc khác hệ
thống trong phạm vi cả nước. Trong vòng một ngày làm việc khi nhận được
uỷ nhiệm chi Ngân hàng phải thực hiện ngay yêu cầu đó của chủ tài khoản,
nếu uỷ nhiệm chi hợp lệ và số dư trên tài khoản đủ để thực hiện. Đây là hình
thức thanh tốn đơn giản, nhanh chóng nên nó thường chiếm tỷ trọng lớn.
Trường hợp hai chủ thể thanh toán mở tài khoản tại hai Ngân hàng thì
đơn vị bán sau khi giao hàng cho đơn vị mua, đơn vị mua sẽ lập UNC gửi đến
Ngân hàng phục vụ mình. Tại Ngân hàng phục vụ đơn vị mua sau khi kiểm


24

tra tính hợp lệ của chứng từ sẽ tiến hành ghi nợ và chuyển theo liên hàng (nếu
hai Ngân hàng cùng hệ thống) hoặc chuyển sang tài khoản thanh toán bù trừ
(nếu hai Ngân hàng khác hệ thống nhưng tham gia thanh toán bù trừ trên địa
bàn) trong ngày làm việc.

1.2.2.2. Các trường hợp sử dụng uỷ nhiệm chi
- Dùng lệnh chi hay uỷ nhiệm chi để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ:
khi thực hiện số tiền của lệnh chi được chuyển thẳng vào tài khoản thanh toán

của người thụ hưởng.
- Dùng trực tiếp lệnh chi (uỷ nhiệm chi) để chuyển tiền đứng tên người
thụ hưởng: chuyển trả vào tài khoản của người thụ hưởng hoặc trả cho người
thụ hưởng qua tài khoản “chuyển tiền phải trả”.
- Chủ tài khoản dùng lệnh chi (uỷ nhiệm chi) để chuyển tiền đề nghị tổ
chức cung ứng dịch vụ thanh toán phục vụ mình phát hành séc chuyển tiền
cầm tay.

1.2.2.3. Quy trình thanh toán uỷ nhiệm chi
- Trường hợp khách hàng mở tài khoản tại cùng 1NH
Sơ đồ 1.2.2.3.1: Quy trình luân chuyển chứng từ thanh toán UNC giữa 2
khách hàng cùng chi nhánh.
(1)
Người thụ
hưởng

Người trả tiền

(4)
(3)
(2)
Ngân hàng
(1) Người thụ hưởng (người bán) cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho người
mua.


25

(2) Người mua (người trả tiền) nộp UNC vào NH u cầu NH trích tài
khoản của mình để trả cho người thụ hưởng.

(3) NH kiểm tra UNC, số dư tài khoản tiền gửi của người trả tiền, nếu
hợp lệ thì tiến hành trích tài khoản tiền gửi và báo Nợ cho người trả tiền.
(4) NH ghi Có vào tài khoản tiền gửi của người thụ hưởng và báo Có cho
họ.
- Trường hợp khách hàng mở tài khoản tại 2 NH
Sơ đồ 1.2.2.1.2: Quy trình ln chuyển chứng từ thanh tốn UNC giữa 2
khách hàng khác chi nhánh.

Người trả tiền

(1)

Người thụ
hưởng

(2)
(3a)

NH phục vụ
người mua

(4)

(3b)

NH phục vụ
người bán

(1) Người bán cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho người mua.
(2) Người mua lập UNC nộp vào NH phục vụ mình u cầu trích tài

khoản của mình để thanh tốn cho người thụ hưởng.
(3) NH phục vụ người mua kiểm tra UNC, số dư tài khoản, sau đó tiến
hành ghi Nợ vào tài khoản người mua, rồi báo Nợ cho người mua. Đồng thời,
chuyển tiền sang cho NH phục vụ người bán.
(4) NH phục vụ người bán ghi Có vào tài khoản người bán và báo Có cho
họ.


×