Tải bản đầy đủ (.docx) (112 trang)

Luận văn phát triển và thử nghiệm tài liệu truyền thông về giảm mức độ sử dụng rượu bia cho nam giới từ 20 40 tuổi tại xã lê lợi, chí linh, hải dương năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 112 trang )

Bộ GIÁO DỰC VÀ ĐÀO TẠO - Bộ Y TÉ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CƠNG CỘNG

NGUYỀN HỒNG GIANG

TÊN ĐÈ TÀI

PHÁT TRIẺN VÀ THỬ NGHIỆM TÀI LIỆU TRUYỀN THÔNG VÈ GIẢM
MỨC Độ SỬ DỤNG RƯỢU BIA CHO NAM GIỚI TỪ 20-40 TUỎI TẠI
XÃ LÊ LỢI, CHÍ LINH, HẢI DƯƠNG NĂM 2010

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP cử NHÂN

Thạc sỹ Lê ThịKim Án
Chữ ký

HÀ NỘI, 2010


i

PHỤ LỤC CHỮ VIÉT TẮT
AUDIT

Đánh giá xác định các rối loạn sử dụng rượu (Alcohol Use Disorders
Identification Test - AUDIT)

Chililab

Hệ thống giám sát dân số - dịch tễ học Trường Đại học Y tế Công
cộng



DSS

Demographic Surveillance System - Hệ thống giám sát dân số và dịch
tễ

ĐTV

Điều tra viên

GDSK

Giáo dục sức khỏe

KHXH

Khoa học Xã hội

LDRB

Lạm dụng rượu bia

PVS

Phỏng vấn sâu

SDRB

Sử dụng rượu bia


TCYTTG

Tổ chức Y tế Thể giới

TLN

Thảo luận nhóm

TLTT

Tài liệu truyền thông

TNGT

Tai nạn giao thông

UBND

ủy ban nhân dân

___
VTN-TN

VỊ thành niên — Thanh niên


LỜI CẢM ƠN
Đê hoàn thành nghiên cứu này, nghiên cứu đã nhận được rất nhiều sự giúp
đỡ của các thầy cơ giảo, các bạn sinh viên và gia đình.
Tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới Thạc sĩ Lê Thị Kim Ảnh,

người đã tận tình hướng dẫn và trưyền đạt cho tôi những kiến thức và kinh nghiêm
quý báu trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giảm hiệu, các thầy cơ giảo, các bộ mơn và
các phịng ban Trường Đại học y tế công cộng đã trang bị kiến thức, tạo điều kiện
thuận lợi cho nhóm trong suốt thời gian học tập tại Trường và thực hiện luận văn tốt
nghiệp.
Tôi xin trăn trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình, tạo mọi điều kiện của ban
Giám hiệu, Văn phịng Chililab, ủy ban nhân dân huyện Chí Linh, ủy ban nhân dân
xã Lê Lợi, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương và người dân trong xã đã giúp đỡ và tạo
điều kiện thực hiện nghiên cứu này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các bạn sinh viên trong khóa đã đóng góp ý
kiến cũng như hỗ trợ trong q trình thu thập thông tin cho nghiên cứu.
Tôi vô cùng biêt ơn những người thân trong gia đình đã giúp đờ về vật chất
cũng như tinh thần để tơi có thể hồn thành q trình học tập và nghiên cứu.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn ỉ
Hà Nội, tháng 05 năm 2010


MỤC LỤC
Trang
PHỤ LỤC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................................i
LỜI CAM ƠN.......................................................................................................... ii
MỤC LỤC CÁC BẢNG VÀ BỈÉƯ ĐỒ...................................................................iv
TÓM TẮT................................................................................................................V
ĐẶT VẤN ĐỀ...........................................................................................................1
MỤC TIÊU................................................................................................................5
Mục tiêu chung:......................................................................................................5
Mục tiêu cụ thể:......................................................................................................5
Chương I: TổNG QUAN TÀI LIỆU..........................................................................6
Chương II: PHƯƠNG PHÁP.............................................................................. 14

2.1.
Mơ tả và giải thích ý tưởng thiết kế sản phẩm truyền thông........................14
2.2.
Phương pháp phát triển và thử nghiệm TLTT............................................18
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu..............................................................................18
2.2.2. Đối tượng..............................................................................................18
2.2.3. Thời gian và địa điểm............................................................................19
2.2.4. Các biên số/nội dung thông tin thu thập................................................19
2.2.5. Phương pháp thu thập thông tin.............................................................20
2.2.6. Xử lý và phân tích số liệu......................................................................21
2.2.7. Vấn đề đạo đức......................................................................................22
Chương III: KẾT QỦẢ............................................................................................23
Chương IV: BÀN LUẬN.........................................................................................65
Chương VI: KHUYÊN NGHỊ.................................................................................81
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................82
PHỤ LỤC.............................................................................................................. 85
Phụ luc 1: Tờ rơi tư vấn trước thử nghiệm...........................................................85
Phụ lục 2: Một số trang của sổ tay truyền thông trước thử nghiệm......................86
Phụ lục 3: Biên bản thử nghiệm tài liệu truyên thông...........................................88
Phụ lục 4: Hướng dẫn thảo luấn nhóm thử nghiệm tờ rơi.....................................89
Phụ lục 4: Hướng dẫn thảo luận nhóm thử nghiệm sổ tay....................................92
Phụ lục 5: Mơ hình thiết kế nghiên cứu................................................................95
Phụ lục 6: Sơ đồ kế hoạch phát triển và thử nghiệm tài liệu truyền thông............96
Phụ lục 7: Bộ câu hỏi Audit.................................................................................97


I
V

MỤC LỤC CÁC BẢNG VÀ BIÊU ĐỊ


Trang
Bảng 1: Mơ tả mức độ phụ thuộc rượu của nam giới

27

Bảng 2: Mô tả tần suất gặp phải các vấn đề tiêu cực liên quan đến

28

rượu bia
Bảng 3: Tần suất nhận được sự quan tâm của những người xung quanh

29

Bảng 4: Các phân loại đổi tượng theo 4 vùng nguy cơ dựa trên thang

29

điểm của AUDIT

Biểu đồ 1: Tần suất sử dụng rượu bia
Biếu đồ 2: Mức độ sử dụng rượu bia
Biểu đồ 3: Số lượng đơn vị rượu/lần uống

25
26
26
29



TĨM TẤT

Sử dụng rượu bia (SDRB) là một thói quen phổ biến của người Việt Nam. Sử
dụng rượu bia quá mức mang lại cho con người những ảnh hưởng tiệc cực cho con
người cả về mặt thể chất, tinh thần và xã hội. Một nghiên cứu áp dung mơ hình can
thiệp Brief của Tổ chức Y tế thế giới nhằm làm giảm mức độ sử dụng rượu bia ở nam
giới từ 20-40 tuổi đang được thực hiện tại xã Lê Lợi, Chí Linh.
Can thiệp sẽ diễn ra trong vào 18 tháng được chia làm 6 vòng. Sử dụng thang đo
rối loạn sử dụng rượu AUDIT, nghiên cứu đã tiến hành đánh giá mức độ SDRB được
vòng 1 và 2. Can thiệp sẽ được bắt đầu từ vòng 3. Can thiệp vịng 3 chủ yếu dựa trên
truyền thơng Brief, mà nịng cốt là hoat động tư vấn trực tiếp. Đối tượng thực hiên
can thiệp điều tra viên tại trung tâm Chililab, trường Đại hoc Y tế cơng cộng. Để có
thể tiến hành chương trình, một bộ tài liệu truyền thơng bao gồm một tờ rơi từ vấn và
một sổ tay hướng dẫn đã được thiết kế dựa trên những hướng dẫn cơ bản của mơ hình
can thiệp Brief. Đe xây dựng hồn thiện bộ tài liệu này, chương trình đã tổ chức các
buổi thảo luận nhóm trên đối tượng ĐTV và nam giới sử dụng rượu bia tại xã Lê Lợi
nhằm thử nghiệm bộ tài liêu truyền thông này.
Kết quả thử nghiệm đã được chương trình phân tích kỹ lương, xém xét các ý
kiến đánh giá TLTT được đưa ra các buổi thảo luận. Sau đó, cân nhác và tiến hình
hiệu chỉnh TLTT. Kết quả, chương trình đã xây dựng một bộ tài liệu truyền thơng
hồn chỉnh đảm bảo tn thủ các hướng dân cơ bản của can thiệp Brief cũng như phù
hợp với các tiêu trí của tài liệu truyền thơng. Tờ rơi và sổ tay sau khi hồn thiện sẽ
công cụ đắc lực để tiến hành can thiệp Brief trong những vịng tiếp theo.
Khn khổ của khóa luận này là nhàm phát triển sản phẩm truyền thông can
thiệp phù hợp với tình hình của địa phương dựa theo hướng dẫn của WHO. Can thiệp
hy vọng sẽ áp dụng thành cơng mơ hình can thiệp Brief nhằm làm giảm mức độ
SDRB của người dân, qua đó tạo cơ sở cho những can thiệp tương tự sau này tại Việt
Nam.



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1.

Thông tin ch ung về địa bàn thực hiện

Huyện Chí Linh là một tỉnh nẳm ở phía đơng bắc tỉnh Hải Dương. Phía đơng
giáp huyện Đơng Triều, tỉnh Quảng Ninh; phía tây giáp tỉnh Bắc Ninh; phía nam giáp
huyện Nam Sách. Huyện gồm 17 xã và 3 thị trấn. Hệ thống dân số - dịch tễ học của
Trường Đại học Y tế công cộng (Chililab) triển khai từ năm 2004 trên điạ bàn 4 xã và
3 thị trấn của huyện. Hiện tại ở Chililab, trường Đại học y tế công cộng đã thành lập
một hệ thống giám sát dân số với những vòng thu thập số liệu theo quí/ năm để theo
dõi sự biến động về dân số cũng như một số thông tin về kinh tế, xã hội của huyện
Chí Linh. Một số nghiên cứu và một số chương trình can thiệp đã và đang được triển
khai trên địa bàn huyện Chí Linh.
Xã Lê Lợi thuộc địa bàn huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, cách thủ đơ Hà Nội
66 km về phía Đơng bắc. Xã cũng nằm trong hệ thống giám sát dân số của Chililab.
Đây là xã miền núi với chiều dài là 12km, đoạn hẹp nhất chỉ rộng 2km., phía Bắc giáp
Hà Bắc, phía Nam giáp xã Cộng Hịa, phía Đơng giáp với xã Bắc An và phía Tây giáp
với xã Hưng Đạo, thuộc huyện Chí Linh, Hải Dương. Xã gồm có 10 thơn; Cung Bẩy,
An Lĩnh, Thanh Tân, Thanh Tảo, Lương Quan, An Mỗ, Đa Cốc, Trung Q, Tân
Trường. Trong đó thơn giàu nhất là thôn An Lĩnh và nghèo nhất là thôn Lương Quan.
Xã có 9731 nhân khẩu chia vào 2468 hộ gia đình. Xã gồm nhiều dân tộc sinh sống
nhưng chủ yếu vẫn là dân tộc kinh, số dân tộc thiểu số chỉ gồm 236 hộ gia đình. Đây
là một trong những xã nghèo nhất của huyện Chí Linh, kinh tế cịn kém phát triển.
96% dân cư ở đây vẫn làm nông nghiệp như trồng lúa, trồng cây ăn quả, chăn nuôi,
chỉ có 4% là lâm thương nghiệp và dịch vụ.
1.2.


Thơng tin về vẩn đề sức khỏe

Tình trạng sử dụng rượu bia (SDRB) và hậu quả
Rượu bia là một trong những sản phẩm được con người sử dụng nhiều nhất
trong các thập kỷ qua ở nhiêu quốc gia trên thế giới. Theo tổ chức Y te the giới
(TCYTTG) năm 2004, có hơn 2 tỷ người SDRB, tức 1/3 dân số thế giới [18], Trên
tồn cầu, lượng rượu tiêu thụ bình qn/người/năm là 5,81 lít và bia là 22 lít [12].


2

SDRB một cách hợp lý có thể đem lại cho con người cảm giác hưng phấn,
khoan khối, lưu thơng huyết mạch... Song rượu bia lại là chất kích thích, gây nghiện
vì vậy người uống rất dễ bị lệ thuộc và dẫn đến tình trạng lạm dụng rượu bia (LDRB).
LDRB khơng chỉ gây ra những tổn hại về sức khỏe con người, phí tổn về kinh tế cho
các gia đình có người LDRB mà cịn gây mất trật tự an tồn xã hội. Nghiện rượu xếp
thứ 5 trong 10 nguy cơ sức khoẻ [14]. Năm 2000, khoảng 3,2% dân số thế giới tử
vong do các nguyên nhân liên quan đến SDRB. LDRB chiếm 4% gánh nặng bệnh tật
toàn cầu, chỉ sau hút thuốc lá (4,1%) và cao huyết áp (4,4%). Ở châu Âu, 22% gánh
nặng bệnh tật ở nam giới và 1,5% ở nữ giới có nguyên nhân từ rượu bia[14]. Hậu quả
của LDRB chiếm 9,2% DALYs ở các nước phát triển và 6,3% DALYs ở các nước
đang phát triển [ 14][7].
Ở nước ta, quá trình đổi mới và phát triển kinh tế những năm gần đây đã giúp
đời sống nhân dân được cải thiện. Xu hướng SDRB trong sinh hoạt hàng ngày, trong
dịp lễ hội, trong quan hệ công việc... đang ngày càng gia tăng. Các nghiên cứu về
rượu bia tại Việt Nam đều cho thấy, mức độ SDRB cũng như tình trạng LDRB ở nam
giới đều cao hơn hơn hẳn so với nữ giới. Theo Điều tra Y tế quốc gia năm 2002, tỷ lệ
SDRB ở nam giới là 45% so với chỉ 2% ở nữ [4]. Điều tra quốc gia về VỊ thành niên
và thanh niên Việt Nam 2003 (SAVY) cũng cho thấy tỷ lệ SDRB ở nam giới là 58%

nam, cao hơn so với nữ giới là 30%[5]. Trong hầu hết nghiên cứu, độ tuổi SDRB lần
đầu bắt đầu từ trước 20 tuổi [1] [2][4][5] [10]. SDRB khác nhau giữa các nhóm ti,
tỷ lệ nam giới SDRB tăng mạnh ở nhóm tuồi dưới 25 và đạt đỉnh cao ở nhóm tuổi 3545 [7], Nghiên cứu tìm hiểu tình hình LDRB tại một phường ở Hải Phịng năm 2002,
độ tuổi uống rượu nhiều nhất là 35-44 tuổi, chiếm tỷ lệ 41,5%[3]. Kết quả này cũng
tương đồng với nghiên cứu tại xã Quyết Đông, Hà Tây, tỷ lệ nghiện rượu tập trung
nhiều nhất ở lứa tuổi từ 35-54 tuổi là 57,1 %[3]. Thêm vào đó, độ tuổi SDRB đang có
xu hướng trẻ hóa, trong khi nhóm người trẻ lại có nguy cơ cao hơn với LDRB cũng
như những hậu quả do nó gây ra. Một trong những hậu quả nghiêm trọng do rượu bia
là tai nạn giao thông (TNGT). Theo Uỷ ban an toàn quốc gia, nguyên nhân TNGT do
SDRB chiếm khoảng 6% tổng số vụ. Thống kê từ Bộ


3

Công an cho thấy, trong 5 năm qua, cả nước có khoảng 30% số vụ gây rối trật tự cơng
cộng có nguyên nhân từ SDRB, 27% số đối tượng gây rối có SDRB và hầu hết là nam
giới, tập trung từ 16 đến 35 tuổi. Như vậy, có thể thấy LDRB không chỉ gây ra những
tổn hại về sức khỏe cho người sử dụng, phí tổn về kinh tế cho các gia đình có người
LDRB mà cịn là yếu tố nguy cơ tạo nên sự bất ổn trong đời sống xã hội[6].
Vấn đề SDRB tại địa bàn can thiệp

Tại huyện Chí Linh năm 2005, một nghiên cứu về các yếu tố nguy cơ của bệnh
không truyền nhiễm sử dụng cách tiếp cận STEPS của Tổ chức Y tế Thế giới được
tiến hành tại CHIILAB. Nghiên cứu đã tìm hiểu yếu tố nguy cơ của bệnh không
truyền nhiễm tại CHILILAB. Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng, tỷ lệ tiêu thụ rượu bia tại
CHILILAB là 86.2% ở nam giới và 12.8% ở nữ giới.
Năm 2007, nghiên cứu dọc về “sức khoẻ VTN&TN ở một vùng đô thị hoả huyện
Chỉ Linh tỉnh Hải Dương” của trường Đại học Y tể công cộng đã được tiến hành từ
tháng 3-9/2007 tại 7 xã/thị trấn thuộc hệ thống giám sát dân số và dịch tễ (DSS) của
Chililab. Nghiên cứu được chia làm 3 Module chính, từ 1 cấu phần thuộc Module 1

(nghiên cứu cơ bản về tình hình sức khoẻ và hành vi của thanh thiếu niên), Hồng
Văn Huỳnh đã phân tích số liệu và tìm hiểu ‘'Thực trạng và một số yếu tố liên quan
đến hành vi sử dụng rượu, bia của VTN&TN”. Kết quả cho thấy thấy tỷ lệ đã từng
SDRB là 43,8%, trong đó nam 57,4%; nữ 30,7%. Có 40,7% gia đình có người thân
thường xuyên uống rượu hoặc nghiện rượu; 17,4% có bạn thân SDRB ít nhất 1
lần/tháng[7].
Từ kết quả trên cho thấy tình hình SDRB ở Chí Linh nói chung và trên địa bàn
các xã và thị trấn nói riêng đang khá phổ biến. Tháng 5 năm 2010, huyện chính thức
được nâng cấp thành thị xã Chí Linh của tỉnh Hải Dương. Đây là cơ hội để phát triển
mọi mặt về kinh tế, văn hóa xã hội của địa phương. Tuy nhiên, nó cũng là thách thức
với địa phương khi tốc độ đơ thị hóa tăng và có thể kéo theo sự gia tăng của các tệ
nạn xã hội cũng như tình trạng SDRB của người dân tại phương. Tại địa phương đã
tiến hành một số can thiệp được triển khai nhưng chưa có một can thiệp


4

cụ thế nào liên quan đến SDRB. Trước tình tình trên, một nghiên cứu
can thiệp về giảm mức độ SDRB ở nam giới dựa trên mơ hình can thiệp
Brief của TCYTTG đã được thực hiện ngay trên địa bàn xã Lê Lợi của
huyện. Việc thực hiện thành công nghiên cứu can thiệp này hy vọng sẽ
xây dựng được một mô hình can thiệp hiệu quả về giảm mức độ SDRB tại
cộng động và tiến hành nhân rộng trong tưomg lai.
1.3.
Phát triền và thử nghiệm tài liệu truyền thông dựa trên mơ hình can thiệp
Brief

Can thiệp BRIEF là mơ hình can thiệp được xây dựng nhằm giảm tỷ lệ tiêu thụ
rượu bia thông qua các hoạt động tư vấn, truyền thông và giáo dục tại cộng đồng với
sự tham gia của cán bộ y tế tuyến cơ sở. Phương pháp truyền thơng nịng cốt được áp

dụng đó là tư vấn trực tiếp. Đây là một mơ hình can thiệp dựa vào cộng đồng kết hợp
với sự tham gia của nhà nghiên cứu đã chứng minh hiệu quả tại nhiều quốc gia trên
thế giới[12][20][ 16], Thông qua hoạt động tư vấn trực tiếp, các cán bộ y tế tại địa
phương sẽ cung cấp thông tin liên quan, đưa ra các lời khuyên và tư vấn ngắn, đồng
thời cung cấp các tài liệu truyền thông cho đối tượng SDRB. Hai tài liệu truyền thơng
chủ đạo, cơng cụ chính và quyết định tính thành bại của chương là một tờ rơi và một
cuốn sổ tay hướng dẫn giảm mức độ SDRB.
Dựa trên cơ sở hướng dẫn của TTYTTG, kết hợp với việc tìm hiểu các điều kiện
dân số, kinh tế, văn hóa xã hội tại địa phương cũng như phân tích đặc điểm đối tượng
can thiệp, chúng tôi đã tiến hành phát triển và thử nghiệm ngay tại cộng đồng bộ tài
liệu truyền thông gồm hai sản phẩm chủ đạo này. Báo cáo trên là kết quả của giai đoạn
phát triển công cụ của nghiên cứu can thiệp tổng thể dựa trên mơ hình Brief được thực hiện

tại xã Lê Lợi, Chí Linh, Hải Dương nhằm làm giảm mức độ SDRB của nam giới từ
20-40 tuổi tại địa phương. Nghiên cứu đã hoàn thành giai đoạn đánh giá ban đầu và
khn khổ của khóa luận này là nhằm phát triển sản phẩm truyền thông can thiệp phù
hợp với tình hình của địa phương dựa theo hướng dẫn của WHO. Can thiệp hy vọng
sẽ áp dụng thành cơng mơ hình can thiệp Brief nhằm làm giảm mức độ SDRB của
người dân, qua đó tạo cơ sở cho những can thiệp tương tự sau này tại Việt Nam.


5

MỤC TIÊU

Mục tiêu chung:
Xây dựng và phát triển tài liệu truyền thơng dựa trên mơ hình can thiệp Brief
của Tổ chức Y tế thế giới cho chương trình giảm mức độ SDRB ở nam giới trong độ
tuổi từ 20-40 tuổi tại xã Lê Lợi, Thị Xã Chí Linh, Hải Dương năm 2010.
Mục tiêu cụ thể:

1)

Mơ tả tình trạng sử dụng rượu bia của nam giới độ tuổi từ 20-40 tuổi tại

xã Lê Lơi, Chí Linh, Hải Dương năm 2010.
2)

Thiết kế tờ rơi và sổ tay theo hướng dẫn của can thiệp Brief về giảm

mức độ SDRB dành cho nam giới từ 20-40 tuổi tại xã Lê Lợi, Chí Linh, Hải Dương từ
tháng 20/04/2010 đến 10/05/2010.
3)

Thử nghiệm sản phẩm tờ rơi và sổ tay hướng dẫn giảm mức độ SDRB

dành cho nam giới từ 20-40 tuổi tại xã Lê Lợi, Chí Linh, Hải Dương vào tháng
05/2010. í
4)

..................... ..................................................................
Tiến hành hiệu chỉnh và đưa ra khuyến nghị cho sản phẩm truyền thông

về giảm mức độ SDRB cho việc áp dụng thức tế mơ hình can thiệp Brief cho đối
tượng nam giới từ 20-40 tuổi tại xã Lê Lợi, Chí Linh, Hải Dương vào tháng 05/2010.


Chương I: TỎNG QUAN TAI LIỆU
7.7. Các thuật ngữ, khái niệm cơ bản
Rượu và phân loại rượu


Rượu là một hợp chất đặc biệt có tên gọi hố học là ethyl alcohol (ethanol) được
tạo ra chủ yếu nhờ quá trình lên men tinh bột và đường có trong nhiều loại hoa quả và
ngũ cốc.
Có nhiều cách phân loại khác nhau đối với rượu. Các tiêu chí dùng để phân loại
rượu thường là:
+ Theo mục đích sử dụng: Theo tiêu chí này người ta chia rượu ra làm 2 loại:
rượu dùng để sản xuất dung môi chất tẩy (methyl alcohol, iso propyl) được sản xuất
với khối lượng lớn, giá thành rẻ và rượu để uống (ethanol).
+ Theo Tổ chức Y tế the giới (WHO): Các loại đồ uống có chứa cồn được chế
biến qua quá trình lên men và chưng cất được chia làm 3 loại:
+

Bia: thường có độ cồn 5%

+

Rượu nhẹ: thường có độ cồn từ 12-15%

+

Rượu mạnh: có độ cồn khoảng 40%
Đơn vị rượu

“Đơn vị rượu ” là một đơn vị đo lường dùng để quy đổi các loại rượu bia với
nhiều nồng độ khác nhau. Hiện chưa có một quy ước hay thoả thuận nào về việc xác
định một “đơn vị rượu chuẩn” chung cho mọi quốc gia. Tuy nhiên, gần đây các nước
trên thế giới đã áp dụng tiêu chuẩn: “Đơn vị rượu” thường có từ 8-14 gam rượu
nguyên chất (pure ethanol) chứa trong dung dịch đó.
Trong đó, đơn vị rượu hay được áp dụng nhất là: Một đơn vị rượu (1 unit of
alcohol) tương đương với 10g rượu nguyên chất chứa trong dung dịch uổng. Như

vậy, 1 đơn vị rượu sẽ tương điĩơng: 1 lon bia 330ml 5%, 1 cốc rượu vang 125ml
nông độ 11%, 1 ly rượu vang mạnh 75ml nồng độ 20%, 1 chén rượu mạnh 40ml nồng
độ 40%).
Thang đo Audit

Trong can thiệp này, việc đánh giá mức độ SDRB được thực hiện dựa trên bộ


câu hỏi xác định các rối loạn sử dụng rượu (thang đo AUDIT) do Tổ
chức Y tế Thế giới thiết kế năm 1982. Mục đích của cơng cụ này nhấn
mạnh vào việc phát hiện sử dụng ở mức độ báo động có nguy hại hơn là
các hậu quả của lạm dụng hay phụ thuộc rượu bia, và công cụ này cũng
nhấn mạnh vào các biểu hiện cụ thể trong thời gian gàn nhất thay vì hỏi
về các vấn đề đối tượng đã từng có trong thời điểm nào đó. Ngồi ra,
cơng cụ AUDIT cịn được cung cấp đi kèm với các hướng dẫn ứng dụng
trong nghiên cứu, các biêu mâu phỏng vân (oral interview) hoặc phát vân
(self-report), hướng dẫn áp dụng cho từng mơi trường ngơn ngữ, văn hố
cụ thể, và công cụ tập huấn sử dụng AUDIT.

Bộ câu hỏi AUDIT gồm 10 câu, mỗi câu hỏi được cho điểm từ 0-4, với tổng số
điểm là 40. Sau khi trả lời bộ câu hỏi AUDIT, đối tượng sẽ được phân vào 4 vùng với
các chiến lược can thiệp khác nhau. (Chi tiết xem Phụ lục 7, trang 98 )
Can thiệp Brief
Can thiệp BRIEF là can thiệp nhằm giảm tỷ lệ tiêu thụ rượu bia thông qua các
hoạt động tư vấn, truyền thông và giáo dục tại cộng đồng với sự tham gia của cán bộ
tuyến y tế cơ sở do các chuyên gia tâm thần của Tổ chức Y tế thế giới phát triển
tương ứng với thang đo AUDIT. Can thiệp Brief nhằm xác định những đối tượng
đang có hoặc có tiềm năng sẽ có những vấn đề sức khỏe do tiêu thụ rượu và khuyến
khích những đối tượng đó thay đổi hành vi. Với thiết kế đơn giản, các tài liệu can
thiệp Brief cho phép cán bộ tuyến y tế cơ sở dễ dàng áp dụng và triển khai.

- Vùng nguy cơ I: Một số thông tin giáo dục về nguy cơ của việc tiêu thụ rượu,
một số thông điệp về tác hại của rượu, đồng thời trao đổi những thắc mắc nếu có với
đối tượng có thể phịng được những ảnh hưởng xấu của việc sử dụng rượu trong
tương lai.
- Vùng nguy cơ II: Những lòi khuyên đon giản là cần thiết cho nhóm đối tượng
này. Các bước cụ thể trong khi đưa ra lời khuyên đó là 1) cho đối tượng biết vùng
nguy cơ hiện tại của mình; 2) cung cấp thơng tin về những vấn đề gặp phải nếu tiếp
tục duy trì mức độ sử dụng hiện tại; 3) cùng với đối tượng hình thành một mục tiêu
thay đối hành vi sử dụng rượu; và 4) đưa ra lời khuyên cho đối tượng về


- mức sử dụng để giảm nguy cơ.
- Vùng nguy cơ III: đối tượng sẽ được áp dụng kết hợp lời khuyên đơn giản, tư
vấn ngắn và theo dõi. Chuyên gia sẽ đánh giá các giai đoạn thay đổi hành vi của đối
tượng (trước khi có ý định, có ý định, chuẩn bị, thay đổi và duy trì) để từ đó điều
chỉnh lời khuyên cho phù hợp. Sau đó chuyên gia sẽ cung câp tài liệu hướng dẫn tự
thay đổi hành vi và lập kế hoạch theo dõi để tiếp tục hỗ trợ đối tượng.
- Vùng nguy cơ IV: đối tượng sẽ được cung cấp thơng tin về tình trạng sử dụng
rượu hiện nay của họ và những vấn đề họ đã gặp phải do liên quan đến sử dụng rượu.
Họ sẽ nhận được lời khuyên đến với các trung tâm y, các bác sĩ chuyên gia về tâm
thần để được điều trị chuyên sâu về tâm thần.
1.2.

Vai trò của sản phàm truyền thông Brief trong can thiệp

Can thiệp BRIEF là một can thiệp rất có hiệu quả trong việc giảm tỷ lệ tiêu thụ
rượu bia ở người sử dụng. Trên thực tế, trong vịng 20 năm qua đã có rất nhiều can
thiệp Brief được thực hiện tại các cơ sở y tế ở nhiều nước như Australia, Bungari,
Mexico, Anh, Nauy, Thụy Sĩ, Mỹ... và nhiều nước khác trên Thế giới đã cho thấy rõ
vai trò của can thiệp này.

Một trong những can thiệp Brief đầu tiên được tiến hành bởi Bien và cộng sự
(1993) trên hơn 6000 bệnh nhân ở 14 quốc gia khác nhau. Ông đã tiến hành 32 thử
nghiệm có đối chứng và nhận thấy rằng can thiệp Brief có hiệu quả cao hơn hẳn so
với các can thiệp đã từng thực hiện trước đó. Trong số 8 phòng khám được lựa chọn
ngẫu nhiên sử dụng can thiệp Brief, có 6 phịng khám ghi nhận được việc bệnh nhân
của mình giảm LDRB và giảm đi các vấn đề liên quan đến LDRB một cách đáng kể
so với những phịng khám khơng nhận được can thiệp Brief. “Có bằng chứng rõ ràng
rằng những tác động có hại của việc LDRB có thể mất đi nếu có các chiến lược can
thiệp được thiết ke tốt. Những chiến lược can thiệp này có thể được xây dựng trong
điều kiện của can thiệp Brief và được thực hiện ở các cơ sở chăm sóc sức khỏe ban
đầu hay các chương trình hỗ trợ người lao động” [12].
Wilk và cộng sự (1997) đã tiến hành tìm hiểu về 12 nghiên cứu có sử dụng can
thiệp Brief và kết luận rằng những người LDRB nhận được can thiệp Brief sẽ có cơ


hội gấp đôi trong việc giảm lượng rượu sử dụng trong vòng 6 và 12
tháng sau can thiệp so với những người không nhận được can thiệp này.
“Can thiệp Brief là can thiệp có hiệu quả cao, giá rẻ đối với những người
nghiện rượu nặng và điều trị ngoại trú” [20].

Nghiên cứu của Moyer và cộng sự (2002) cũng đã xem xét những nghiên cứu
trong đó so sánh nhóm bệnh nhân khơng nhận được can thiệp Brief và nhóm bệnh
nhân nhận được can thiệp Brief trong một thời gian dài. Ket quả cho thấy can thiệp
Brief có hiệu quả mạnh mẽ, đặc biệt trong nhóm bệnh nhân chưa mắc phải những vấn
đề nghiêm trọng. Còn đối với những người phụ thuộc rượu bia mức độ nặng, trong
nghiên cứu của mình, Moyer và cộng sự cũng đã đưa ra những bằng chứng nhàm
khuyến cáo rằng can thiệp Brief không nên được dùng để thay thế cho các phương
pháp điều trị đặc hiệu. Những phương pháp điều trị đặc hiệu trong thời gian dài là rất
cần thiết cho những đối tượng này [16].
1.3.


Tóm tắt nội dung chương trình can thiệp
“Can thiệp giảm mức độ sử dụng rượu bia tại xã Lê Lợi, huyện Chí Linh, tỉnh Hải

Dương, 2009-2010”
1.3.1.

Mục tiêu can thiệp:

Mục tiêu chung

Đánh giá hiệu quả của chương trình can thiệp dựa trên tài liệu BRIEF của Tổ
chức y tế thế giới (World Health Organisation -WHO) trong việc giảm mức độ SDRB
của nam giới trong độ tuổi 20-40 trên địa bàn xã Lê Lợi, huyện Chí Linh, tỉnh Hải
Dương, năm 2009-2010.
Mục tiêu cụ thể

1) Xây dựng bộ công cụ can thiệp BRIEF nhằm giảm mức độ SDRB dựa theo
hướng dẫn trong tài liệu can thiệp BRIEF của WHO.
2) Triển khai chương trình can thiệp sử dụng bộ công cụ đã được xây dựng tại
xã Lê Lợi, huyện Chí Linh, Hải Dương trong năm 2009-2010.


3) Đánh giá mức độ và tình trạng SDRB của nam giới trong độ tuổi 20-40 tại xã
Lê Lợi, huyện Chí Linh Hải Dương bằng bộ cơng cụ đánh giá AUDIT trước và sau
can thiệp.
4) Nâng cao năng lực thực hiện các chiến lược can thiệp BRIEF của đội ngũ
nghiên cứu viên và giám sát viên hệ thống giám sát dân số - dịch tễ học Chí Linh
(Chililab).
1.3.2.


Thiểt kê nghiên cứu

Dựa trên bộ công cụ đánh giá xác định các rối loạn sử dụng rượu (Alcohol Use
Disorders Identification Test - AUDIT) và các bước can thiệp BRIEF tương ứng của
TCYTTG. Nghiên cứu đã sử dụng thiết kế can thiệp không có nhóm đoi chứng, đánh
giá chuỗi thời gian (time series). Đây là một thiết ke bán-thực nghiệm (quasiexperimental design) không sử dụng nhóm đối chứng.
Đầu tiên, chọn tồn bộ nam giới tuổi 20-40 tại xã Lê Lợi đưa vào nghiên cứu
(có sử dụng các tiêu chí loại ra). Đánh giá ban đầu (01) được thực hiện để đánh giá
mức độ sử dụng rượu (sử dụng bộ công cụ AUDIT), hai giai đoạn đánh giá tiếp theo
(02 và 03) được thực hiện sau mỗi 3 tháng. Can thiệp sẽ được thực hiện ngày sau giai
đoạn 3, và các giai đoạn sau (04, 05 và 06) can thiệp được duy trì và đánh giá theo
từng vong. (Sơ đồ chi tiết quy trình thực hiện can thiệp- Xem phụ lục 5 trang 95)
1.3.3.

Đối tượng nghiên cứu:

Toàn bộ nam giới tuổi từ 20 đến 40 tuổi tại thời điểm tháng 9/2009 sinh sống
trên địa bàn xã Lê Lợi, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Những đối tượng này sẽ
được theo dõi dọc theo từng vòng nghiên cứu đánh giá nêu trên.
1.3.4.

Nội dung can thiệp

Đối tượng thực hiện can thiệp chính là những điều tra viên (ĐTV) Chililab.
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành lựa chọn ĐTV và huấn luyện họ sử dụng bộ công cụ
AUDIT để đánh giá mức độ SDRB của đối tượng. Ngoài ra, trong thời gian chuẩn bị
can thiệp, các ĐTV được tập huấn kỹ năng thực hiện các bước can thiệp theo công cụ
Brief thông qua hoạt động truyền thông trực tiếp cho đối tượng SDRB.



ĐTV sẽ đến từng nhà của đối tượng để phỏng vấn và đánh giá mức độ sử dụng
rượu của đối tượng. Nghiên cứu hiên đã được thiện hiên qua hai vòng 1 và 2. Hiện
đang trong gia đoạn xây dựng cơng cụ can thiệp để tiến hành tiếp vịng 3.
Tại vịng 3, ngay sau khi thu thập thơng tin bàng bộ câu hỏi AUDIT để đánh giá
mức độ SDRB, can thiệp sẽ được tiến hành thông qua hoạt động tư vấn trực tiếp trong
vòng 15 phút dựa trên các mức độ SDRB vừa được đánh giá. Trình tự buổi tư vấn sẽ
diễn ra như sau:
1) Phỏng vấn đối tượng thông qua bộ câu hỏi AUDIT
2) Tổng kết và thông báo kết quả
3) Tiến hành tư vấn bằng tờ rơi truyền thông
4) Tổng kết buổi tư vấn và phát sổ tay cùng hướng dẫn sử dụng cho nam giới
5) Hẹn buổi tư vấn tiếp theo.
Các vòng 4, 5 và 6 cũng được tiến hành tương tự (tài liệu truyền thông sẽ được
công cấp bố sung cho đối tượng trong trường hợp cần thiết).
1.4.

Một số chương trình truyền thơng Brief liên quan đã được triển khai
1.4.1.

Trên Thế giới:

Dưới đây là hai nghiên cứu can thiệp có sử dụng tài liệu truyền thơng Brief và
mang lại hiệu quả trong việc giảm mức độ sử dụng rượu bia trên thế giới.
Nghiên cứu can thiệp 1

Rodrigo Cordoba và cộng sự (1998) đã thực hiện nghiên cứu về tác động của
can thiệp Brief lên những người SDRB nhưng chưa đến mức phụ thuộc vào rượu
trong 12 tháng.
Đối tượng: 74 cơ sở y tế tại Tây Ban Nha với 328 bác sỹ, 546 nam giới và 229

phụ nữ đã tham gia vào nghiên cửu.
Can thiệp: Trước hết, các đối tượng tham gia nghiên cứu thực hiện một bộ câu
hỏi về lối sổng (12 phần, trong đó phần 3, 6, 9 và 11 tạo thành CAGE test). Đối tượng
sẽ trải qua 15 phút khám tư vấn được thực hiện bởi các bác sĩ tại tuyến y tế


cơ sở, về: lượng rượu tiêu thụ, thông tin về giới hạn an toàn, khuyến
cáo, giới hạn uống rượu cho phép, và đề nghị được theo dõi, hỗ trợ.

Tài liệu truyền thông: một cuốn sách mỏng đã được thiết kế đặc biệt cho nghiên
cứu với thông điệp “Giảm lượng rượu tiêu thụ” với trang cuối có nhật ký để ghi lại
những lần uống rượu của các đối tượng.
Kết quả: can thiệp Brief trên đối tượng nam giới LDRB đem lại hiệu quả hơn so
với việc chỉ đưa ra những lời khuyên đơn giản (67,3% trong nhóm can thiệp và 44%
trong nhóm chứng giảm tiêu thụ dưới mức nguy cơ (35 đơn vị/ tuần); trung bình
lượng rượu giảm trong nhóm can thiệp là 52,35% so với 32,25% trong nhóm chứng)
[21],
Nghiên cứu can thiệp 2

Một nhóm bác sỹ tại trường đại học Wisconsin, Madison đã thực hiện một
chương trình can thiệp brief nhằm đánh giá mức độ hiệu quả của can thiệp brief trong
việc giảm thiểu mức độ sử dụng rượu, cải thiện tình trạng sức khỏe, và qua đó hạn
che việc sử dụng dịch vụ y tế bởi các vấn đề liên quan đến rượu bia đã được thực hiện
bởi.
Đối tượng: Can thiệp dành cho đổi tượng người trưởng thành từ 18 đến 30 tuổi
sử dụng rượu ở mức nguy cơ cao
Can thiệp: 2 buổi tư vấn ngắn, 4 tuần/1 lần từ cán bộ y tế. Mỗi một buổi kéo đài
10 đến 15 phút tư vấn trực tiếp được được thực hiện ngay trong buổi thăm khám sức
khỏe đinh kỳ của nhân. Tiếp theo là phỏng vấn qua điện thoại được tiến hành vào thời
điểm 6, 12, 24, 36 và 48 tháng sau nhàm thu thập những thông tin về sử dụng rượu,

tình trạng sức khỏe, và tình hình sử dụng dịch vụ chăm sóc.
Tài liệu truyền thơng: một cuốn sách mỏng cũng được thiết kế dành cho chương
trình. Cuốn sách bao gồm một số nội dung như: những ảnh hưởng đến sức khỏe liên
quan đển việc sử dụng rượu; một biểu đồ thể hiện những số liệu khác nhau giữa các
mức nguy cơ của người sử dụng; một số những giải pháp nhằm giảm mức độ sử dụng
và một số phương pháp điều chỉnh hàn vi lối sống.
Kết quả: Kết quả nghiên cứu cũng gợi ý ràng nếu bác sỹ sử dụng một vài phút


để nói chuyện với bệnh nhân của họ thì sẽ có 40% đến 50% bệnh
nhân sẽ thay đổi thói quen sử dụng đồ uống có cồn và sẽ giảm thiểu được
nguy cơ của các vấn đề tiêu cực liên quan đến rượu [18].
1.4.2.
Tại Việt Nam

Cho đến nay, chưa từng có can thiệp Brief nào được triển khai trong nước.
Nghiên cứu này sử dụng can thiệp Brief nhằm làm giảm các vấn đề về tâm thần liên
quan den LDRB của trường Đại học y té Công cộng hy vọng sẽ thu được nhiều két
quả làm cơ sờ cho việc triển khai các can thiệp Brief sau này tại Việt Nam.


Chương II: PHƯƠNG PHÁP
2.1.

Mơ tả và giải thích ý tưởng thiết kế sản phẩm truyền thông

Trên cơ sở tuân thủ những hướng dẫn cơ bản của TTYTTG trong mơ hình can
thiệp Brief, kết hợp với việc tìm hiểu các điều kiện dân số, kinh te, hóa xã tại địa
phương cũng như phân tích đặc điểm đối tượng can thiệp, chương trình đã xây dựng
một bộ TLTT gồm hai sản phẩm.

- Tờ rơi tư vấn và định hướng giảm mức độ SDRB
- Sổ tay hướng dẫn giảm mức độ SDRB.
2.1.1. Tờ rơi tư vấn và định hướng giảm mức độ SDRB
a.

Thiết kế của tài liệu

cấu trúc tờ rơi được chia làm 6 phần (panel) tương ứng với 6 nội dung được đưa
ra lân lượt theo trình trình tự của buổi tư vấn. Thơng tin truyền thơng được trình bày in
trên hai mặt của tờ giấy khổ giấy viết thư (letter) tiêu chuẩn, mỗi trang được chia làm 3
phần theo chiều dọc và có thể gập lại thành một.
b.

Nội dung tài liệu

Panel 1: Thơng điệp truyền thơng và hình ảnh minh họa

Trong phần này, thông điệp truyền thông chủ đạo được làm nổi bật kết hợp với
hình ảnh minh họa phù hợp. Thông điệp thể hiện được mục tiêu, hành vi muốn muốn
đối tượng đích của chương trình thay đổi là giảm mức độ SDRB. Bên cạnh đó hình ảnh
minh họa cũng đưa ra hình ảnh những nam giới đang SDRB và một số hậu quả của
việc SDRB như tai nạn giao thơng, nhập viên, xử phạt do vi phạm... Qua đó tạo điều



×