Tải bản đầy đủ (.docx) (108 trang)

Luận văn thực trạng điều trị và các yếu tố liên quan đến điều trị viê gan vius c của người bệnh đồng nhiễm hiv hcv ngoại trú tại bệnh viện nhiệt đới trung ương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (945 KB, 108 trang )

ii
Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Bộ Y TÉ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TÉ CÔNG CỘNG

PHẠM THỊ NGỌC DƯNG

THỤC TRẠNG ĐIÊU TRỊ VÀ CÁC YÊU TỐ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐIỀU TRỊ VIÊM GAN VIRUS c CỦA NGƯỜI
BỆNH ĐÒNG NHIỄM HIV- HCV NGOẠI TRÚ TẠI
BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI TRƯNG Ư ƠNG

LUẬN VÀN THẠC SỸ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.07.01

Hướng dẫn khoa hoc : TS. NGUYỄN VĂN KÍNH Giáo viên hỗ trọ’ :
ThS. LÊ BẢO CHÂU

HÀ NỘI, 2013


iii

LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn tới Ban Giám hiệu, Phòng đào tạo Sau đại học
trường Đại học Y tế Công Cộng đã tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong suốt q
trình học tập và hồn thành luận văn.
Tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn của tơi tới TS. Nguyễn Văn Kính,
Giám đốc bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, luôn tạo mọi điều kiện cho tôi
được tham gia học tập và là người thầy trực tiếp hướng dẫn, dạy bảo tôi về phương
pháp nghiên cứu khoa học, đóng góp những ý kiến xác đáng cho luận vãn của tôi.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ths. Lê Bảo Châu, giảng viên bộ môn Quản lý Y tế


trường Đại học Y tể Công Cộng, ln sát sao, tận tình chỉ bảo, trau dồi kiến thức và
giúp đờ tơi rất nhiều trong suốt q trình học tập và hồn thành luận văn.
Tơi xin bày tỏ sự kính trọng và biết ơn tới tất cả thầy cô giáo trong các bộ
môn của trường Đại học Y tế Cơng Cộng đã tận tình dạy dồ và giúp đỡ tôi trong suốt
thời gian học tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới Đảng ủy, Ban Giám đốc cùng toàn thê bạn bè
đồng nghiệp bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã tạo điều kiện, hỗ trợ trong
công việc, trong học tập để tơi hồn thành việc học tập của mình.
Tơi xin chân thành cảm ơn tới Lãnh đạo khoa Virus Ký sinh trùng, phịng
khám ngoại trú HIV, và tồn thể cán bộ nhân viên trong Khoa đã hồ trợ giúp đờ, tạo
điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và thu thập số liệu để tơi hồn
thành luận văn.
Và cuối cùng tơi xin bày tỏ lịng biết ơn vô hạn tới bố mẹ, chồng, các con,
những người thân trong gia đình và bạn bè ln động viên, khích lệ, cổ vũ, giúp đờ
và tạo mọi điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành
luận văn.
Hà Nội ngày ỉ 1 tháng 9 năm 2013
Phạm Thị Ngọc Dung


iv

DANH MỤC TỪ VIET TẮT
HCV

Hepatitis c virus (Virus viêm gan Q

AIDS

Acquired Immuno-Deficiency Syndrome (Hội chứng suy

giảm mien dịch mắc phái)

HIV

Human Immunodeficiency virus
(Virut gây suy giảm miễn dịch ở người)

SVR
HAART

Sustained virologic response
( Đáp ứng miễn dịch bên vững)
Highly active antiretroviral therapy
(Liệu pháp điều trị thuốc khảng virus hiệu quà)

WHO
CDC

World Health Organiztion (Tơ chứcy tể thế giới)
Centers for Disease Control and Prevention
(Trung tâm kiểm sốt và phịng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ)

IFN

Interferon

HCV-RNA

Hepatitis c virus - Ribonucleotid acid


TCMT

Tiêm chích ma túy

QHTD

Quan hệ tình dục

CBYT

Cán bộ y tế

BHYT

Bảo hiểm y tế

NB

Người bệnh

PCR

Polymerase Chain Reaction - Phản ứng khuếch đại gen

NVYT

Nhân viên y tế

BNDTW


Bệnh Nhiệt đới Trung ương


V

MỤC LỤC
Trang
ĐẬT VẤN ĐÈ....................................................................................................................... 1
MỤC TIÊU...........................................................................................................................3
Chương 1. TÓNG QUAN TÀI LIỆU.................................................................................4

1.1. Dịch tễ học viêm gan virus c.................................................... 4
1.1.1. .Tình hình nhiễm HCV....................................................................................4
1.1.2. Cơ chế lây truyền và nhóm nguy cơ cao........................................................5
1.1.3. Đặc điểm lâm sàng viêm gan virus c.......................................... 6
1.1.4. Diễn biến và hậu quả của viêm gan virus c................................... 8
1.2. Tổng quan về HIV............................................................................................9
1.2.1. Đặc điểm và đường lây truyền HIV...............................................................9
1.2.2. Tình hình nhiễm HIV trên thế giới:..............................................................10
1.2.3. Tình hình nhiễm HIV/AIDS tại Việt nam...................................................11
1.3. Đồng nhiễm HIV-HCV...................................................................................12
1.3.1. Hậu quả của đồng nhiễm HCV- HIV...........................................................13
1.3.2. Lâm sàng và tiến triển HCV/HIV................................................................13
1.4. Điều trị viêm gan virus c....................................................... 14
1.5. Một số yếu tố liên quan đến việc tiếp cận và điều trị HCV.............................17
1.5.1. Các yếu tố từ phía người bệnh.....................................................................18
1.5.2. Các yếu tố từ phía cơ sở cung cấp dịch vụ y tế............................................19
1.5.3. Nghiên cứu về rào cản đối với điều trị HCV ở người nhiễm HIV...............20
1.6. Công tác chăm sóc và điều trị người nhiễm HIV của BV Bệnh Nhiệt đới TW 23
1.6.1. Giới thiệu về phòng khám ngoại trú và công tác khám, tư vấn và điều trị cho

người nhiễm HIV....................................................................................................23
1.6.2. Một số kết quả hoạt động của phòng khám ngoại trú BV Bệnh Nhiệt đới TW.
24
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu....................................................................25

2.1. .Thiết kế nghiên cứu:.......................................................................................25


2.2. Đối tượng nghiên cứu:....................................................................................25


vi

2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu:..................................................................25
2.4. Phương pháp chọn mẫu và cờ mẫu:................................................................25
2.5. Phương pháp thu thập so liệu:........................................................................26
2.6. Phương pháp tiến hành thu thập số liệu:........................................................28
2.7. Phân tích số liệu..............................................................................................28
2.8. Một số khái niệm và phương pháp đánh giá sử dụng trong NC:.....................29
2.9. Đạo đức trong nghiên cứu:.............................................................................31
2.10. Một số hạn chế và phương pháp khắc phục:.................................................32
Chương 3. KÉT QUẢ NGHIÊN cứu................................................................................33

3.1. Thông tin chung của đổi tượng nghiên cứu.....................................................33
3.1.1. Đặc điểm nhân khẩu.....................................................................................33
3.1.2. Thông tin tiếp cận điều trị HCV...................................................................35
3.2. Thực trạng điều trị kháng virus HCV của đối tượng nghiên cứu....................36
3.3. Kết quả điểm kiến thức và thái độ của ĐTNC về bệnh, điều trị HCV............40
3.3.1. Kết quả điểm kiến thức của ĐTNC về bệnh viêm gan virus c.....................40
3.3.2. Kết quả điểm thái độ của ĐTNC về bệnh viêm gan virus c.........................42

3.4. Yếu tố liên quan đến điều trị HCV của NB đồng nhiễm HIV/HCV................42
3.4.1. Liên quan giữa tỷ lệ điều trị HCV và đặc điếm cá nhân NB cỏ chỉ định điều
trị

43

3.4.2. Liên quan kiến thức, thái độ của ĐTNC.......................................................46
Chương 4. BÀN LUẬN.....................................................................................................50
4.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu................................................................50

4.1.1. Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu.....................................50
4.1.2. Các yếu tố gia đình, xã hội và tiếp cận điều trị HCV...................................54
4.2. Thực trạng điều trị HCV của đối tượng nghiên cứu:.......................................56
4.3. Kiến thức và thái độ về bệnh và điều trị viêm gan virus c..............................59

4.3.1. Kiến thức của người bệnh về bệnh và điều trị HCV....................................59
4.3.2. Thái độ của người bệnh về bệnh và điều trị HCV.......................................61
4. 4. Mối liên quan giữa các yếu tố với điều trị HCV.............................................61
4.4.1. Liên quan với các yếu tố cá nhân................................................................61


vii

4.4.2. Liên quan giữa yếu tố gia đình, xã hội và dịch vụ y tế với điều trị HCV....63
4.4.3. Liên quan kiến thức và thái độ với điều trị HCV.........................................64
KÉT LUẬN.........................................................................................................................66
KHUYÊN NGHỊ................................................................................................................ 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................68

A/Tiếng Việt............................................................................................................ 68

B/ Tiếng Anh...........................................................................................................71
PHỤ LỤC........................................................................................................................... 74

Phụ lục 1: KHUNG LÝ THƯYÉT..........................................................................74
Phụ lục 2: CÁC BIÉN SỐ NGHIÊN cứu.......................................... 75
Phụ lục 3: BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VÁN...........................................................80
Phụ lục 4: PHIÉU ĐÒNG Ý THAM GIA NGHIÊN cúu.......................... 91


DANH MỤC
BẢNG

Trang

Bảng 3.1: Đặc điếm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu................................33
Bảng 3.2: Các yếu tố gia đình, xã hội và dịch vụ y tế..............................................35
Bảng 3.3: Kết quả xét nghiệm chia theo mức độ ảnh hưởng...................................37
Bảng 3.4: Kết quả xét nghiệm tải lượng virus HIV-RNA HIV- RNA.....................39
Bảng 3.5: Thời gian khẳng định nhiễm và điều trị HCV của ĐTNC.......................40
Bảng 3.6: Kết quả điểm kiến thức về bệnh viêm gan virus c....................... 41
Bàng 3.7: Kết quả mức độ quan tâm và lo lắng về bệnh và điều trị HCV...............42
Bảng 3.8: Liên quan tỷ lệ điều trị HCV với đặc điểm cá nhân của ĐTNC có chỉ định điều trị
................................................................................................................................. 43
Bảng 3.9: Liên quan giữa các yếu tố gia đình, xã hội với điều trị HCV..................44
Bảng 3.10: Liên quan giữa thái độ kiến thức của ĐTNC với tỷ lệ điều trị..............46
Bảng 3.11: Phân tích hồi quy logictics xác định mối liên quan giữa các yếu tố cá nhân, hồ trợ
gia đình với điều trị HCV của ĐTNC......................................................................47
Bảng 3.12: Phân tích hồi quy logictics xác định mổi liên quan giữa kiến thức, thái
độ với điều trị HCV của đối tượng nghiên cứu........................................................48





xi

34
35
38
39


xii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Trang

Biểu đồ 3.1. Đường lây nhiễm HCV/HIV.................................................
Biêu đô 3.2: Hành vi sử dụng rượu bia,ma túy của ĐTNC........................
Biểu đồ 3.3: Thông tin về chỉ định và điều trị HCV..................................


TÓM TẮT NGHIÊN cứu
Viêm gan virus c (HCV) là một vấn đề sức khỏe quan trọng của cộng đồng và
là một nguyên nhân hàng đầu của bệnh gan mạn tính.
Hiện nay chưa có vaccin phịng viêm gan virus c, vì vậy điều trị là nhằm ngăn
ngừa hậu quả của nhiễm HCV, khổng chế sự nhân lên của virus có thể diệt sạch virus
HCV.
Bệnh Nhiệt đới Trung ương (BNDTW) hiện nay có khoảng 580 trường hợp
đồng nhiễm HIV-HCV, có tới 70% người bệnh cần phải điều trị nhưng thực tế dưới

10% được điều trị HCV. Đe biết rõ thông tin và tìm hiểu các yếu tố liên quan đến
điều trị HCV ở người bệnh đồng nhiễm HIV-HCV đang điều trị ngoại trú HIV tại
Bệnh viện, tiến hành nghiên cứu với mục tiêu: (1) Mô tả thực trạng điều trị viêm gan
virus c của NB đồng nhiễm HIV- HCV tại bệnh viện BNDTW; (2) Mô tà kiến thức,
thái độ về viêm gan virus c của NB đồng nhiễm HIV-HCV; (3) Xác định các yếu tố
liên quan đến điều trị viêm gan virus c của người bệnh đồng nhiễm HIV- HCV tại
bệnh viện BNDTW.
Nghiên cứu mô tả cắt ngang, từ tháng 3 - 5/2013 đã được tiếp cận và phỏng
vấn 212 người bệnh đồng nhiễm HIV-HCV điều trị ngoại trú tại bệnh viện BNDTW.
Kết quả: Tỷ lệ NB đồng nhiễm HIV-HCV có kết quả xét nghiệm đo tải lượng virus
HCV- RNA đánh giá tổn thương gan và để đưa ra chỉ định điều trị HCV là 36,8%; tỷ
lệ xơ gan có vách xơ F2, F3, F4 là 35,8%; tỷ lệ được điều trị HCV trong nhóm có chỉ
định điều trị là 45%; tỷ lệ điều trị HCV chung là 15,1%.
Điểm kiến thức đạt chung về HCV là 76,4%; Có 63.7% người bệnh lo lang về
tình trạng bệnh; 10,8% lo lắng về tác dụng phụ của thuốc; 77,4% người bệnh có quan
tâm đến điều trị và 66,5 % cho rằng điều trị HCV là cần thiết.
Yếu tố liên quan có với điều trị HCV: Thu nhập cá nhân; sử dụng ma túy,
rượu bia; hồ trợ về kinh tế của gia đình; kiến thức về điều trị HCV; tư vấn điều trị
HCV. Một số yếu tố khác: tuổi; giới, nghề nghiệp,...chưa tìm thấy mối liên quan. Từ
kết quả trên một số khuyến nghị được đưa ra gồm: Người bệnh cần làm các xét
nghiệm sàng lọc để phát hiện bệnh và điều trị; Tăng cường tư vấn cho người bệnh;
cần hồ trợ chi trả của BHYT và các tổ chức khác cho việc điều trị HCV.


1

ĐẶT VÁN ĐỀ
Viêm gan virus c (HCV) đang trở thành mối quan tâm sức khỏe của toàn
cầu khi Tổ chức y tế thế giới (WHO) cho biết năm 2012 đã có hơn 180 triệu người
trên tồn cầu, chiếm 3% dân số mắc căn bệnh được coi là “kẻ giết người thầm

lặng” này và có 3- 4 triệu người mới nhiễm bệnh mồi năm trên thế giới. Ở các
nước phát triển, viêm gan virus c mạn tính là một trong các nguyên nhân quan
trọng dần đến ung thư gan nguyên phát [49]
Tại Việt Nam, đã có những cơng trình nghiên cứu vê tỷ lệ nhiêm HCV trên
một số đổi tượng. Tỷ lệ nhiễm HCV ở tân binh là 0,71%, ở sỷ quan là 0,77%. Tỷ
lệ nhiễm HCV ở người cho máu là 5,73%, tỷ lệ nhiễm HCV ở trẻ em là 2,82% .
Nguy hiểm hơn khi có 85% trường hợp nhiễm HCV sẽ diễn tiến thành viêm gan
virus c mạn tính. Nghiên cứu của Trịnh Thị Ngọc (2001) cho thay HCV chiếm
3,1% trong viêm gan cấp, 4,4% trong viêm gan mạn và 4,3% trong xơ gan [19]
[20][21].
Nhiễm HIV không trực tiếp gây tử vong cho người nhiễm, nhưng các bệnh
nhiễm trùng cơ hội và các bệnh liên quan với HIV/AIDS lại là những tác nhân
chính gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người nhiễm và là nguyên nhân chính dẫn
đến tử vong. Nhiễm virus gây viêm gan, cụ thể là viêm gan virus c, viêm gan
virus B đang được đánh giá là nguyên nhân hàng đầu liên quan đến tình trạng
nhập viện và tử vong ở người nhiễm HIV trong giai đoạn hiện nay. Các kết quả
điều tra, trong số người nhiễm HIV ước tính có khoảng 4-5 triệu đơng nhiêm với
viêm gan virus c, đồng nhiễm HIV - HCV dao động từ 25% đến 50% tổng số
người bệnh nhiễm HIV. Tuy nhiên tại Thái Lan tỉ lệ này là 8,7% và 7,8% [23][8]
[38].
Theo số liệu của Cục phòng chống HIV/AIDS Bộ Y tể tính đen ngày
30/6/2012, cả nước có 204.019 người nhiễm HIV/AIDS đang cịn sống được báo
cáo, có 58.569 người chuyển sang giai đoạn AIDS đang còn sống và 61.856 người
tử vong do AIDS. 37,3% sổ người nhiễm HIV mới được báo cáo lây truyền qua
đường tiêm chích ma túy, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc đồng


2

nhiễm viêm gan virus c với HIV trong số người này rất cao, chiếm tới 90%. Tỷ lệ

lầy truyền HIV từ mẹ sang con chiếm 2,4%, tỷ lệ lây truyền HCV cho trẻ sơ sinh
do các bà mẹ bị nhiễm HCV từ 2,7 - 8,4%. Một nghiên cứu của Phan Vĩnh
Thọvà cộng sự tại bệnh viện Nhiệt đới thành phổ Hồ Chí Minh năm 2010 cho thấy
tỷ lệ đồng nhiễm HCV trong nhóm nhiễm HIV chung là 56,2% [12] [26] [3].
Hiện nay chưa có vaccin phịng viêm gan virus c, vì vậy điêu trị là nhăm
ngăn ngừa hậu quả của nhiễm HCV, khống chế sự nhân lên của virus, có thể diệt
sạch virus HCV. Từ năm 1998 cho tới nay phác đồ điều trị viêm gan virus c chuẩn
được áp dụng rộng rãi là phổi hợp giữa IFN hoặc Pegylated IFN và Ribavirin. Tuy
nhiên tỷ lệ tiếp cận điều trị viêm gan virus c còn rất thấp trong cộng đồng nói
chung, trong nhóm người nhiễm HIV nói riêng. Ở các nước phát triển như Canada
tỷ lệ điều trị HCV là 33%, nghiên cứu tại Hungari năm 2008 có ■ À , . TT_, 67%
người nhiêm HCV có tiên sử tiêm chích ma túy được tiêp cận điêu trị HCV [52]
[39].
Tại BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương hiện nay có khoảng 580 trường hợp
R

đồng nhiễm HIV-HCV hiện đang được quản lý tại phòng khám ngoại trú của BV.
Theo báo cáo thống kê tại phòng khám khi tiến hành đánh giá mức độ xơ gan
bằng cách đo độ đàn hồi gan bằng máy Fibroscan trên 200 người bệnh đồng
nhiễm HIV- HCV, có tới 70% người bệnh cần phải điều trị. Thực tế không đến
10% người bệnh quyết định điều trị viêm gan virus c, nguy cơ tiến triển nặng của
bệnh là rất dễ xảy ra, và làm ảnh hưởng tới việc điều trị thuốc kháng virus HIV
(ARV). Để biết rõ thêm thông tin và tìm hiểu các yếu tố liên quan đến quyết định
điều trị viêm gan virus c của người bệnh đồng nhiễm HIV-HCV đang điều trị
ngoại trú HIV tại bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài "
Thực trạng điểu trị và các yếu tố Hên quan đến điểu trị viêm
gan virus c của người bệnh đồng nhiễm HIV-HCV ngoại trú tại bệnh viện
Bệnh Nhiệt đới Trung ương"
. Ket quả của nghiên cứu này sẽ cung cấp các thơng

tin thiết thực, đồng thời có được các bằng chứng khoa học để giúp các nhà quản lý
đưa ra các giải pháp hồ trợ điều trị HCV giúp ngăn ngừa biến chứng nặng, cải
thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống cho những người nhiễm HIV.


MỤC TIÊU
1. Mô tả thực trạng điều trị viêm gan virus c của người bệnh đồng nhiễm
HIV- HCV tại phòng khám ngoại trú HIV bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
2. Mô tả kiến thức, thái độ về viêm gan virus c của người bệnh đồng
nhiễm HIV-HCV tại bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
3. Xác định các yểu tố liên quan đến điều trị viêm gan virus c của người
bệnh đồng nhiễm HIV - HCV tại phòng khám ngoại trú HIV bệnh viện Bệnh
Nhiệt đới Trung ương.


4

Chương 1
TÓNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Dịch tễ học viêm gan virus c

1.1.1.

Tình hình nhiễm HCV
Viêm gan virus c (HCV) là một vấn đề sức khỏe quan trọng của cộng đồng

và là một nguyên nhân hàng đầu của bệnh gan mạn tính. Theo WHO ước tính năm
2012 có khoảng 180 triệu người (3% dân số) trên thế giới mắc HCV. Tỷ lệ tử
vong tồn cầu do HCV được ước tính khoảng 350.000 ca tử vong hàng năm, với

86.000 trong số này trong khu vực Châu Âu. Ớ Mỹ, Trung tâm phòng ngừa và
kiểm sốt bệnh ước đốn rằng có hơn 2,7 triệu người đang bị nhiễm HCV. HCV
đang là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do bệnh gan ở Mỳ. Tỷ lệ nhiễm HCV
trên thê giới khác nhau tùy thuộc vào từng quôc gia và các điêu kiện kinh tế, xã
hội, chủng tộc... Tỷ lệ mắc ở các nước khu vực châu Á thay đổi từ 1 - 5% (Trung
Quốc 1,3%, Ấn Độ 2- 3%, Indonesia 2,5%, Philippines 5.2%, Thái Lan 1,5%,
Nhật Bản 1,1%, Triều Tiên 0,6%,..). Tỷ lệ nhiễm có thể cao hơn một cách có ý
nghĩa ở Tây Âu và ở Châu Phi. Ai Cập có tỷ lệ nhiễm cao nhất thế giới, đạt tới
15% dân chúng bị mắc bệnh, đặc biệt, Cairo (Ai Cập) là thành phổ có tỷ lệ nhiễm


5

HCV cao nhất thế giới 26%. Ở Mỹ tỷ lệ viêm gan virus c chiếm khoảng 0,5%
trong số những người cho máu tình nguyện. Một nghiên cứu ngẫu nhiên trong dân
chúng cho thấy tỷ lệ nhiễm là 1.8%. CDC (Trung tâm kiểm sốt và phịng ngừa
bệnh tật Hoa kỳ) cho biết, ước tính rằng có khoảng 4 triệu người mắc viêm gan
virus c ở Mỹ. Mỗi năm ở Mỹ có khoảng 8000-10000 trường hợp tử vong do viêm
gan C[ 14][23][ 16][20][25][47][49].


Hình 1.1: Phân bổ vùng nhiễm virus viêm gan c trên thế giới ( CDC 2010)
Tại Việt Nam, đã có một số nghiên cứu về tình hình nhiễm HCV, đặc biệt
trong nhóm đối tượng có nguy cơ cao. Theo nghiên cứu của tác giả Trịnh Thị
Ngọc (2001) trên nhóm người bệnh viêm gan virus tại một số tỉnh phía Bắc Việt
Nam cho thấy, tỷ lệ nhiễm HCV (cả đồng nhiễm và đơn nhiễm) ữong nhóm viêm
gan virus là 13,3%, trong nhóm viêm gan cấp là 10,2%, viêm gan mạn là 26,3%
trong nhóm xơ gan là 4,1%. Nghiên cứu cùa Nguyễn Tiến Hịa(2010) trên nhóm
đối tượng có nguy cơ cao tại Hà Nội cho thấy tỷ lệ nhiễm HCV là cao nhất đối
tượng tiêm chích ma túy (69,3%), phụ nữ bán dâm (21,5%), người bệnh chạy

........................................................................, '1
thận nhân tạo (31,3%). Nghiên cứu của tác giả Bùi Hiên, Phạm Song và cộng sự
(1994) cho thấy tỷ lệ nhiễm HCV tại Hà Nội là khoảng 4% ở các nhân viên y tế và
phụ nữ mang thai, 6% ở nhũng người mắc bệnh ưa chảy máu, 0,8% ở những
người cho máu[12][20][23].
1.1.2. Cơ chế lây truyền và nhóm nguy cơ cao
Cũng như HIV, HBV, HCV lây truyền qua 3 con đường: đường máu,
đường tình dục và mẹ truyền sang con. Trong đó HCV lây truyền chủ yếu qua
đường máu, như người nhận máu hoặc chế phẩm máu nhiễm HCV (10%), hoặc sử
dụng chung kim tiêm nhiễm virus viêm gan c. Ngày nay, tiêm chích ma túy đã
làm gia tăng đáng kể lây nhiễm bệnh viêm gan c (60%). Lây nhiễm do tiếp


6

xúc với bệnh phẩm chứa virus viêm gan c ữong quá trình làm việc đối với nhân
viên Y tế khoảng 4%. Tỷ lệ thấp đối với nguy cơ lây nhiễm virus viêm gan c qua
quan hệ tình dục, mẹ truyền sang con. Một số nguyên nhân khác như xăm mình,
xỏ lỗ tai với vật dụng khơng khử trùng tốt có thể lây truyền virus viêm gan c. Và
khoảng 30-40% người bệnh nhiễm HCVkhông phát hiện được đường lây khi khai
thác tiền sử [20][26][33].



TCMT



QHTD
Truyền mỉu

Phơi nhiễm
n^he nghiệp

gị2

* Lây nhiễm trong
BV; do khám hoặc điều trị; mẹ sang
Hình 1.2: Phăn bố tỷ lệ các đường lây nhiễm virus viêm gan c [46],
1.1.3. Đặc điểm lăm sàng viêm gan virus c
1.1.3.1. Viêm gan virus c cấp
Hầu hết người bệnh bị viêm gan virus c cấp khơng có triệu chứng, chỉ có
phần nhỏ người bệnh có biểu hiện vàng da vàng mắt. Bệnh cảnh lâm sàng của
viêm gan virus c cấp điển hình gần như không thể phân biệt được với viêm gan
cấp do các virus khác gây ra.
Do hầu hết các trường hợp khơng có biểu hiện gì, nên người bệnh khơng đi
khám, và tình trạng nhiễm HCV khơng được chẩn đốn. Người HIV âm tính, phụ
nữ, trẻ em, thanh niên, người già và một số người có biểu hiện ưong giai đoạn
nhiễm HCV cấp tính có nhiều khả năng virus tự đào thải. Nhũng người HIV
dương tính ít có khả năng virus tự đào thải nếu không điều trị. Các chuyên gia cho
rằng chỉ có 20% người nhiễm HIV sẽ hết virus viêm gan c mà không cần điều trị
so với 25% - 45 % đối với người không nhiễm HIV[11 ][20][25][30].



×