Tải bản đầy đủ (.docx) (84 trang)

Luận văn thực trạng và một số yếu tố liên quan đến cận thị ở học sinh tại bốn trường trung học cơ sở thành phố bắc ninh, năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (861.25 KB, 84 trang )

I

LỜI CẢM ON
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo, các bộ môn và các phịngm ơn Ban Giám hiệu, các thầy cơ giáo, các bộ mơn và các phịngn Ban Giám hiệu, các thầy cơ giáo, các bộ mơn và các phịngu, các thầy cơ giáo, các bộ mơn và các phịngy cơ giáo, các b ộ mơn và các phịng mơn và các phịng
ban Trư ng Đ i h c y tế Cơng cộng đã trang bị kiến thức, tạo điều kiện thuận lợi Cơng cộ mơn và các phịngng đã trang bị kiến thức, tạo điều kiện thuận lợi kiế Công cộng đã trang bị kiến thức, tạo điều kiện thuận lợin thức, tạo điều kiện thuận lợic, t o đi ều kiện thuận lợiu ki ệu, các thầy cô giáo, các bộ mơn và các phịngn thu ận lợin l ợii
cho tôi trong su t th i gian h c tận lợip t i Trư ng và thực hiện luận văn tốt nghiệp.c hiệu, các thầy cô giáo, các bộ môn và các phòngn lu ận lợin văn t t nghi ệu, các thầy cô giáo, các bộ môn và các phịngp.
Tơi xin bày t lịng kính tr ng và biế Công cộng đã trang bị kiến thức, tạo điều kiện thuận lợit ơn Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo, các bộ mơn và các phịngn sâu sắc tới Tiến sĩ Phạm Văn Tần ngườic t ới Tiến sĩ Phạm Văn Tần ngườii Ti ế Công cộng đã trang bị kiến thức, tạo điều kiện thuận lợin sĩ Ph m Văn T ầy cô giáo, các bộ môn và các phịngn ng ư i
thầy cơ giáo, các bộ mơn và các phịngy đã tận lợin tình hưới Tiến sĩ Phạm Văn Tần ngườing dẫn và truyền đạt cho tôi những kiến thức và kinh nghiệmn và truyều kiện thuận lợin đ t cho tôi những kiến thức và kinh nghiệmng kiế Công cộng đã trang bị kiến thức, tạo điều kiện thuận lợin thức, tạo điều kiện thuận lợic và kinh nghi ệu, các thầy cô giáo, các bộ môn và các phịngm
q báu trong su t q trình thực hiện luận văn tốt nghiệp.c hiệu, các thầy cô giáo, các bộ mơn và các phịngn lu ận lợin văn.
Tơi xin trân tr ng cảm ơn Ban Giám hiệu, các thầy cơ giáo, các bộ mơn và các phịngm ơn Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo, các bộ môn và các phịngn Bs.CK2 Trầy cơ giáo, các bộ mơn và các phòngn Thị kiến thức, tạo điều kiện thuận lợi Dung chủ nhiệm đề tài đã giúp đỡ nhiệt nhiệu, các thầy cô giáo, các bộ môn và các phòngm đều kiện thuận lợi tài đã giúp đỡ nhiệt nhiệu, các thầy cô giáo, các bộ môn và các phịngt
tình và cho tơi sử dụng một phần số liệu để phục dụng một phần số liệu để phục ng mộ mơn và các phịngt phầy cơ giáo, các bộ mơn và các phịngn s liệu, các thầy cơ giáo, các bộ mơn và các phịngu để phục phụng một phần số liệu để phục c vụng một phần số liệu để phục luận lợin văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các thầy cơ giáo, các bộ mơn và các phịngm ơn Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo, các bộ môn và các phòngn các b n bè, đồng nghiệp ng nghiệu, các thầy cơ giáo, các bộ mơn và các phịngp đã đóng góp nhiều kiện thuận lợiu ỷ kiến quỷ kiế Công cộng đã trang bị kiến thức, tạo điều kiện thuận lợin quỷ kiến quỷ
báu để phục tôi hồn thành luận lợin văn.
Tơi vơ cùng biế Cơng cộng đã trang bị kiến thức, tạo điều kiện thuận lợit ơn Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo, các bộ mơn và các phịngn những kiến thức và kinh nghiệmng ngư i thân trong gia đình đã ln ln giúp đỡ nhiệt, độ mơn và các phịngng viên
để phục tơi có thể phục hồn thành q trình h c tận lợip và nghiên cức, tạo điều kiện thuận lợiu.
Mộ mơn và các phịngt lầy cơ giáo, các bộ mơn và các phịngn nững kiến thức và kinh nghiệma tôi xin chân thành cám ơn Ban Giám hiệu, các thầy cơ giáo, các bộ mơn và các phịngn!
Hà Nội, tháng 12 năm 2010


ii
MỤCLỤC
Trang
ĐẶT VÁN ĐÈ.............................................................................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỬU:........................................................................................................3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................................................4
1.1. Đặc điểm giải phẫu, sinh lý cơ quan thị giác...........................................'............................4
1.1.1.
Sơ lược vể giải phẫu nhãn cầu.......................................................................................4
1.1.2.
Đặc điểm cấu tạo hệ thong quang học của mắt.............................................................6
1.1.3.


Một sổ chỉ số quang học của nhãn cầu..........................................................................6
1.1.4.
Sự tạo ảnh trên võng mạc phụ thuộc vào 3 yếu tổ..........................................................7
1.1.5.
Vai trò điều tiết trong quang hệ mắt..............................................................................7
1.2. Giới thiệu chung về cận thị...................................................................................................8
1.2.1.
Các khải niệm.............................................................................................................. 8
1.2.2.
Phân loại cận thị............................................................................................................9
1.2.3.
Các phương pháp chẩn đoán cận thị.......................................................................... 10
1.3. Dịch tễ học về sự phân bố cận thị học đường.....................................................................12
1.3.1.
Tỷ lệ cận thị trên thế giới............................................................................................ 13
1.3.2.
Tỷ lệ cận thị ở Việt Nam..................................................................................... 15
1.4. Một sổ yếu tố liên quan đến cận thị....................................................................................18
1.4.1.
Mối liên quan giữa cận thị với yếu tổ di truyền.......................................................... 18
1.4.2.
Mối liên quan giữa cận thị với yếu to môi trường...................................................... 19
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu................................................................................22
2.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................................22
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu......................................................................................22
2.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................................22
2.4. . Mau và phương pháp chọn mẫu........................................................................................22
2.4.1.
Cỡ mẫu:........................................................................................................................22
2.4.2.

Phương pháp chọn mẫu...............................................................................................23
2.5. Phương pháp thu thập thông tin..........................................................................................23
2.5.1.
Khám phát hiện cận thị................................................................................................23
2.5.2.
Điểu tra điểu kiện vệ sinh lớp học...............................................................................25
2.5.3. Điều tra thói quen, điều kiện học tập và kiến thức, thực hành của học sinh phịng
chổng cận thị............................................................................................................................26
2.5.4.
Cơng cụ thu thập sổ liệu..............................................................................................26
2.6. Xử lý và phân tích số liệu...................................................................................................27
2.7. Các biến số nghiên cứu.......................................................................................................27
2.8. Một số khái niệm, tiêu chuẩn và cách đánh giá..................................................................29
2.8.1.
Các khái niệm..............................................................................................................29
2.8.2.
Tiêu chuẩn quy định về vệ sinh trường học.................................................................30
2.8.3.
Phương pháp đảnh giả sử dụng trong nghiên cứu............................................. 31
2.9. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu......................................................................................31


iii
2.10. Khó khăn, hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục.................................32
2.10.1.
Khó khăn, hạn che của nghiên cứu............................................................................32
2.10.2.
Sai sổ và biện pháp khắc phục...................................................................................32
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN cứu............................................................................................34
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu..........................................................................34

3.2. Mô tả thực trạng cận thị và cận thị giả................................................................................35
3.3. Mô tả điều kiện vệ sinh lớp học và điềukiện học tập tại nhà..............................................37
3.4. Mô tả chể độ học tập và sinh hoạt của họcsinh40
3.5. Mô tả kiến thức và thực hành phòng chổng cận thị............................................................42
3.6. Các mối liên quan đến cận thị học đường 43
Chương 4: BÀN LUẬN...................’.........................................................................................49
4.1. Thực trạng cận thị học đường.............................................................................................49
4.1.1.
Tỷ lệ cận thị hiện mắc...................................................................................................49
4.1.2.
Phân bổ tỷ lệ cận thị theo vùng.....................................................................................50
4.1.3.
Phân bo tỷ lệ cận thị theo giới tính..............................................................................51
4.2. Các yểu tố liên quan đển cận thị học đường.......................................................................51
4.2.1.
Điều kiện vệ sinh ở lớp học và điều kiện học tập ở nhà của học sinh........................51
4.2.3.
Chế độ học tập và điều kiện giải trí của học sinh.........................................................55
4.2.4.
Thói quen khơng tốt và trạng thải sức khỏe của học sinh sau giờ học.........................56
Chương 5: KET LUẬN.............................................................................................................. 59
5.1. Tỷ lệ và sự phân bố cận thị:...............................................................................................59
5.2. Một số yếu tố liên quan đến cận thị học đường.................................................................59
Chương 6: KHUYẾN NGHỊ.................................................................................................... 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................62
Phụ lục 1: Cây vấn đề...................................................................................................................66
Phụ lục 2: Phiếu điều tra...............................................................................................................67
Phụ lục 3: Phiếu điều tra điều kiện vệ sinh lớp học......................................................................70
Phụ lục 4: Phiếu khám mắt...........................................................................................................71
Phụ lục 5: Ke hoạch triển khai nghiên cứu...................................................................................72



DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Phân bố theo vùng, trường và khối của đối tượng nghiên cứu..............................34
Bảng 2: Tỷ lệ cận thị và cận thị giả của học sinh...............................................................35
Bảng 3: Phân bổ tỷ lệ cận thị theo mức độ, theo mắt và đã chỉnh kinh ..............................35
Bảng 4: Phân bo tỷ lệ cận thị theo giới tính..................................................:....................35
Bảng 5: Phân bố tỷ lệ cận thị theo vùng nội thành và ngoại thành.....................................36
Bảng 6: Phân bố tỷ lệ cận thị theo trường...........................................................................36
Bảng 7: Phân bổ tỳ lệ cận thị theo khối học........................................................................37
Bảng 8: Kết quả khảo sát điều kiện ánh sáng trong lớp học...............................................37
Bảng 9: Kích thước chiều cao bàn, chiều cao ghế và hệ số bàn ghế...................................38
Bảng 10: Chiều cao của học sinh theo khối học..................................................................38
Bảng 11: Điều kiện học tập của học sinh tại nhà................................................................39
Bảng 12: Thời gian xem vô tuyến trong ngày......................................................................40
Bảng 13: Thời gian chơi điện tử trong ngày........................................................................40
Bảng 14: Thời gian tự học ở nhà của học sinh....................................................................40
Bảng 15: Thời gian học thêm ngồi học chính khóa của học
sinh............................41
Bảng 16: Hiểu biết của học sinh về cận thị học đường.......................................................42
Bảng 17: Thực hành phòng chống cận thị của học sinh......................................................42
Bảng 18: Tư thế ngồi học và thói quen khỉ đọc sách, truyện...............................................43
Bảng 19: Moi liên quan giữa góc học tập với cận thị..........................................................43
Bảng 20: Moi liên quan giữa chơi điện tử với cận thị.........................................................44
Bảng 21: Mối liên quan giữa thời gian tự học trong ngày với cận thị................................44
Bảng 22: Mối liên quan giữa tư thế ngồi học với cận thị....................................................45
Bảng 23: Moi liên quan giữa thói quen đọc sách, truyện với cận thị..................................45
Bảng 24: Mối liên quan giữa thói quen tự kiểm tra thị lực với cận thị................................46
Bảng 25: Moi liên quan giữa kích thước bàn ghế với cận thị..............................................46

Bảng 26: Moi liên quan giữa cường độ ánh sảng trong lớp học với cận thị.......................46
Bảng 27: Mô hĩnh hồi quỉ Logistic dự đoản các yếu tố nguy cơ đến cận thị....................47


V

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1: Phân bổ giới tính của đổi tượng nghiên cứu......................................................34
Biếu đồ 2: Sự phù họp chiều cao học sinh với hiệu số bàn ghế...........................................39
Biểu đồ 3: Biểu hiện trạng thái sức khỏe sau khi học..........................................................41
Biểu đồ 4: Quan tăm nhẳc nhở học sinh tư thế ngồi học.....................................................43


vi

BYT

Bộ Y tể

D
HSBG

Diop
Hiệu số bàn ghế

THCS
THPT

Trung học cơ sở

Trung học phổ thông

TL

Thị lực

VSTH

Vệ sinh trường học


TÓM TẮT NGHIÊN cứu
Cận thị thường xuât hiện và tiên triên ở lứa tuôi trẻ em đên trường nên người ta còn
gọi là “cận thị học đường". Cận thị gây giảm thị lực nhìn xa, nểu khơng được phát hiện sớm
và điều chỉnh kính kịp thời sẽ ảnh hưởng đến học tập, sinh hoạt và những trường hợp cận thị
nặng có thể gây ra biển chứng nguy hiểm như thối hóa, bong võng mạc dẫn đến mù. Để
chẩn đốn cận thị cần có qui trình khám tỷ mỉ nếu khơng loại bỏ được cận thị do co quắp
điều tiết dẫn đến cận thị giả. Với tình hình cận thị gia tăng và số lượng học sinh bị cận thị
nhiều, đã đặt ra thách thức cho ngành y tể phải làm thế nào để phịng chống cận thị học
đường, ngồi ra cần phát hiện chính xác và loại trừ được cận thị giả để có phương hướng
điều trị đúng đắn.
Cận thị đang là vấn đề sức khỏe cộng đồng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm
nhưng qua tìm hiểu thực tế tại địa phương và nghiên cứu tổng quan tài liệu cho thấy hiện
chưa có tác giả nào nghiên cứu về cận thị học đường tại thành phổ Bắc Ninh. Chúng tơi triển
khai nghiên cứu để tìm hiểu thực trạng cận thị và một số yếu tố liên quan đến cận thị ở học
sinh trung học cơ sở tại thành phố Bắc Ninh năm 2010.
Nghiên cứu mơ tả cắt ngang có phân tích, tiến hành trên 757 học sinh khối 6, khối 7
và khối 8 tại bốn trường THCS thành phổ Bắc Ninh. Kểt quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ cận
thị chung là 20,3% và tỷ lệ cận thị phân bố theo các trường trong đó trường THCS Thị cầu
chiếm tỷ lệ cao nhất là 36,7%, tiếp đến trường THCS Đáp Cầu là 23,4%, trường THCS Hòa

Long là 10,9% và trường THCS Kim Chân là 9,1%. Tỷ lệ cận thị giả trong tổng số học sinh
được khám chiếm tỷ lệ 2,9% và tỷ lệ cận thị giả trong tổng số học cận thị được chẩn đoán
bằng phương pháp chủ quan là 12,5%. Khi tìm hiểu mối liên quan đến cận thị, chúng tôi đã
đưa các yếu tố nguy cơ vào mơ hình hồi qui Logistic và kết quả cho thấy: Học sinh nữ có
nguy cơ mắc cận thị cao gấp 1,7 lần so với học sinh nam với p < 0,01. Học sinh ở nội thành
nguy cơ mắc cận thị cao gấp 3,9 lần so với học sinh ở ngoại thành với p < 0,001. Nhóm học
sinh khơng có góc học tập ở nhà nguy cơ mắc cận thị cao gấp 2,2 lần so với nhóm học sinh
có góc học tập ở nhà với p < 0,01. Nhóm học sinh có thời gian tự học mỗi ngày


Vlll

trên 3h nguy cơ mắc cận thị cao gấp 2,5 lần so với nhóm học sinh có thời gian tự học mỗi
ngày dưới 3h với p < 0,001. Nhóm học sinh có tư thế ngồi học khơng đúng nguy cơ mắc cận
thị cao gấp 2,6 lần so với nhóm học sinh có tư the ngồi đúng với p < 0,001. Nghiên cứu của
chúng tơi chưa tìm thấy mối liên quan giữa điều kiện chiểu sáng lớp học; sự phù họp kích
thước bàn ghế với cận thị. Từ kết quả nghiên cứu chúng tôi đưa ra một số khuyến nghị như
sau: cần tổ chức thường xuyên khám sức khỏe định kỳ cho học sinh để phát hiện sớm cận
thị, cận thị giả và điều chỉnh kính cho học sinh, cần cải thiện điều kiện chiếu sáng trong lóp
học và kích thước bàn ghế cho phù họp với tầm vóc của học sinh, cần có sự phối họp chặt
chẽ giữa nhà trường - gia đình - y te trường học trong việc tăng cường truyền thông giáo dục
sức khỏe nhằm nâng cao kiến thức và thực hành ch< học sinh về phòng chống cận thị học
đường.


ĐẶT VẤN ĐẺ

Cận thị là một tật khúc xạ của mắt trong đó tiêu điểm sau ở phía trước võng mạc, do
đó mắt cận thị khơng nhìn rõ các vật ở xa và thị lực nhìn xa bao giờ cũng dưới 10/10. Cận
thị nếu không được phát hiện sớm và điều chỉnh kính kịp thời sẽ ảnh hưởng đến học tập,

sinh hoạt và những trường họp cận thị nặng có thể gây ra biến chứng nguy hiểm như thối
hóa, bong võng mạc dẫn đến mù. Cận thị thường xuất hiện và tiến triển ở lứa tuổi hẻ em đến
trường nên người ta còn gọi là “cận thị học đường
Cận thị chiếm tỷ lệ cao nhất trong các tật khúc xạ (cận thị, viễn thị và loạn thị) và là
một trong những nguyên nhân chính gây giảm thị lực trên thế giới. Theo Tổ chức Y tể thể
giới (WHO) ước tính có khoảng 2,3 tỷ người hên thế giới có tật khúc xạ, trong đó 153 triệu
người hoặc mù hoặc bị giảm thị lực do tật khúc xạ không được chỉnh kính. Đa số những
người này chủ yếu sống ở các nước đang phát triển (1/3 ở Châu Phi) và là trẻ em khơng
được chỉnh kính [19].
Trên thế giới hiện nay có nhiều nghiên cứu về cận thị học đường và qua các nghiên
cứu dịch tễ học cho thấy tỷ lệ cận thị cao ở một số nước Châu Á như: Đài Loan, Singapore
và Hồng Kông. Theo nghiên cứu của Lin, L.L và cộng sự với 5 cuộc điều tra từ năm 1983
đến năm 2000 trên toàn quốc Đài Loan cho biết năm 1983 tỷ lệ cận thị học sinh 7 tuổi là
5,8%, 12 tuổi là 36,7% và 15 tuổi là 64,2% nhưng đến năm 2000 tỷ lệ cận thị đã tăng cao ở
học sinh 7 tuổi là 21%, 12 tuổi 61% và 15 tuổi là 81% [43].
Ở Việt Nam, cận thị học đường đã được quan tâm từ những năm 60 của thế kỷ 20
nhưng cho đến nay cận thị vẫn cịn chiếm tỷ lệ khá cao và có xu hướng tăng nhanh, đặc biệt
ở những thành phố lớn. Theo kết quả nghiên cứu của Ngơ Duy Hịa (1966) cho biết tỷ lệ cận
thị của học sinh Hà Nội là 4,2% [7]. Năm 2001, Bộ giáo dục và Đào tạo tiến hành nghiên
cứu nhận thấy tỷ lệ cận thị ở học sinh phổ thông Hà Nội năm học 2000 - 2001 ở khối tiểu
học là 11,3%, THCS là 22,3% và PTTH là 29,8% [1]. Đến năm 2007, kết quả nghiên cứu
của Phạm Thị Vượng ở Hà Nội thì tỷ lệ cận thị là rất cao 56,3% [25].
Tỷ lệ cận thị tăng nhanh ở học sinh đây là vấn đề lo lắng của rất nhiều bậc phụ
huynh. Dựa vào tâm lý đó thị trường kính thuốc trong thời gian qua đã phát


2

triển nhanh để đáp ứng nhu cầu thực tế. Tuy nhiên, do người kinh doanh kính thuốc phần
lớn chỉ chú ý đến lợi nhuận nên đã xảy ra nhiều sai sót trong chẩn đốn dẫn tới hậu quả đeo

kính sai. Để chẩn đốn càn có qui trình khám tỷ mỉ nếu không loại bỏ được cận thị do co
quắp điều tiết dẫn đến cận thị giả. Cận thị giả chỉ là sự thay đổi cơ năng của mắt chưa có sự
thay đổi trên thực thể (đường kính trước sau của nhãn cầu khơng bị kéo dài) và có thể điều
trị khỏi khi được nghỉ ngơi hợp lý, luyện tập mắt thường xuyên.
Từ trước đến nay có rất nhiều nghiên cứu cận thị với nhiều quy mô lớn nhỏ khác
nhau nhưng chưa có nhiều tác giả nghiên cứu đen vấn đề cận thị giả ở cộng đồng. Đây là
vấn đề đối với các nhà khoa học đặc biệt là các cán bộ làm trong lĩnh vực Y tế công cộng
cần quan tâm hơn nữa.
Tại thành phố Bắc Ninh, qua tìm hiểu thực tế tại địa phương và nghiên cứu tổng quan
tài liệu cho thấy hiện chưa có tác giả nào nghiên cứu về cận thị học đường tại thành phố Bắc
Ninh. Mặc dù vậy, trong những năm gần đây được sự quan tâm của lãnh đạo phòng giáo dục
cũng như ban giám hiệu các trường đã kết họp với trung tâm y tế dự phòng tổ chức khám
sức khỏe cho học sinh nhằm phát hiện sớm một số bệnh liên quan đến học đường. Tuy
nhiên, việc khám phát hiện cận thị chưa được thực hiện và chưa có số liệu báo cáo về cận
thị. Để cho cơng tác phịng chống cận thị học đường có hiệu quả thì điều quan trọng nhất là
trước hết bản thân các em học sinh, phụ huynh học sinh, nhà trường và ngành y tế phải biết
được thực trạng cận thị ở học sinh như thế nào? Các yếu tố liên quan đến cận thị là gì? Từ
đó mới có các biện pháp khả thi nhằm giảm thiểu tác hại và phòng chống cận thị học đường
được tốt hơn. Từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Thực trạng và một số
yếu tố liên quan đến cận thị ở học sinh tại bốn trường trung học cơ sở thành phố Bắc
Ninh, năm 2010”


MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:

1. Xác định tỷ lệ cận thị và cận thị giả ở học sinh tại bốn trường trung học cơ sở thành phố
Bắc Ninh năm 2010.
2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến cận thị ở học sinh tại bốn trường trung học cơ sở
thành phố Bắc Ninh năm 2010.



Chương 1
TÔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Đặc điểm giải phẫu, sinh lý cơ quan thị giác
1.1.1. Sơ lược về giải phẫu nhãn cầu [3], [23].

Thể thủy
tinhphẫu nhãn cầu
Hình
1: Giải
Dịch kính
Nhãn cầu nằm trong hốc mắt, có các cơ bám vào xương sọ làm cho mắt cử động
được. Nhãn cầu có hình cầu, trục nhãn cầu tạo với trục hốc mắt một góc khoảng 22,5°. Trục
trước sau nhãn cầu có thể dài từ 20,5mm đển 29,2mm, nhưng phần lớn vào khoảng từ
23,5mm đến 24,5mm.
Nhãn càu được cấu tạo bởi 3 lớp vỏ bọc gồm có: Lớp giác - củng mạc, lớp màng
mạc và lớp màng thần kinh (võng mạc) và nội dung bên trong của nhãn cầu bao gồm những
môi trường trong suốt: thủy dịch, thể thủy tinh và dịch kính.
-

Giác mạc: chiếm 1/5 phần trước vỏ nhãn cầu, giác mạc có hình chỏm cầu, trong suốt,

nhẵn bóng, khơng có mạc máu và phong phú về thần kinh. Trong quá trình phát triển của cơ
thể thì giác mạc thay đổi rất ít, bán kính độ cong mặt trước của giác mạc lúc mới sinh là 6,6
mm, khi 1 tuổi là 7,50 mm và đến 6 tuổi đã ổn định ở


5
mức 7,80 mm. Công suất khúc xạ của giác mạc lúc mới sinh đến tuổi trưởng thành chỉ tăng

khoảng 4D (Diop) và đạt cơng suất trung bình là 43,34 ± 1,52D. Công suất giác mạc chiếm
2/3 tổng số công suất của hệ quang học mắt và là yếu tố ít biến đổi trong q trình chính thị
hóa của mắt.
Củng mạc là một sợi mô xơ rất dai, màu trắng chiếm 4/5 phần sau của nhãn cầu. Củng
mạc được cấu tạo gồm nhiều lớp băng xơ dày đan chéo nhau rất vững chắc có nhiệm vụ bảo
vệ cho các màng và các mơi trường bên trong của mắt.
-

Màng mạch hay cịn gọi là màng bồ đào gồm 3 phần: mong mắt, thể mi và hắc mạc.

Mống mắt là phần trước của màng bồ đào, mong mắt như một màng ngăn cách giữa tiền
phòng và hậu phòng, điều chỉnh lượng ánh sáng vào trong nhãn cầu qua lỗ đồng tử. Thể mi
là phần nhô lên của màng mạc nằm giữa mong mắt ở phía trước và hắc mạc ở phía sau. Hắc
mạc là phần sau của màng bồ đào chứa nhiều mạc máu để nuôi nhãn cầu và nhiều tế bào
mang sắc tố đen tạo ra buồng tối để ảnh được in rõ trên võng mạc.
Võng mạc: là lớp màng thần kinh, nằm ở phía trong lịng của màng mạch. Võng mạc là
nơi tiếp nhận các kích thích ánh sáng từ bên ngoài rồi truyền về vỏ não thị giác.
Thủy dịch: là chất lỏng trong suốt nằm ở tiền phòng và hậu phòng. Thủy dịch là yếu tố
quan trọng nhất ảnh hưởng đến nhãn áp và đảm bảo dinh dưỡng cho nhãn cầu.
Thể thủy tinh: là thấu kính hội tụ trong suốt hai mặt lồi được treo cố định vào vùng thể
mi nhờ các dây Zinn. Thể thủy tinh dày khoảng 4mm, đường kính xích đạo khoảng 8 10mm, bán kính độ cong của mặt trước là lOmm, mặt sau là 6mm. Thể thủy tinh biến đổi
không ngừng kể từ khi trẻ ra đời đến tuổi già. Khi trẻ mới sinh, thể thủy tinh có hình cầu và
cơng suất khúc xạ rất cao tới + 42, D, sau đó thể thủy tinh dẹt dần và đến 15-16 tuổi công
suất khúc xạ chỉ cịn 16 - 24D. Vì vậy trẻ em thường có viễn thị (sinh lý) sau đó sẽ giảm dần
và đến 6-7 tuổi thì sẽ trở thành mắt chính thị. Ngồi ra, thể thủy tinh chịu tác động của lực
điều tiết do cơ thể mi phối hợp (cơ chế điều tiết). Thơng qua cơ chế điều tiết mà thể thủy
tinh có thể co


6


giãn làm tăng hoặc giảm lực khuất triết để điều chỉnh nhìn xa và nhìn gần cho rõ. Khi điều
tiết, lực khuất triết của thể thủy tinh có thể thay đổi từ 19 - 24D là tăng tổng công suất khúc
xạ của hệ quang học mắt.
-

Dịch kính: là một chất lỏng như lòng trắng trứng nằm sau thể thủy tinh, chiếm toàn bộ

phần sau nhãn cầu, lớp ngoài cùng đặc lại thành màng hyaloid.
1.1.2. Đặc điểm cấu tạo hệ thống quang học của mắt
Mắt là một hệ thống quang học phức tạp mà công suất hội tụ và trục nhãn cầu tạo cho
ảnh của vật ở vô cực được hội tụ trên vống mạc. Quang hệ của mắt bao gồm nhiều thành
phần khúc xạ như: giác mạc, thể thủy tinh, thủy dịch và dịch kính. Với các chỉ số khúc xạ
khác nhau, bán kính độ cong của các bề mặt khúc xạ và khoảng cách giữa các bề mặt khúc
xạ khác nhau tạo nên công suất hội tụ khác nhau. Quang tâm của các bề mặt khúc xạ không
cùng nằm trên một trục chung, đồng thời các bề mặt khúc xạ của quang hệ mắt không thực
sự là những mặt cầu. Như vậy, quang hệ mắt khơng hồn tồn là một quang hệ trực tâm.
Tuy nhiên, để có thể khảo sát hệ quang học của mắt người ta giản lược coi mắt là một
hệ quang học trực tâm và các bề mặt khúc xạ của mắt là những mặt cầu. Với giản lược trên,
quang hệ phức tạp của mắt chỉ còn đơn thuần là một quang hệ hai thành phần (quang hệ
lưỡng chất): Bề mặt giác mạc ngăn cách môi trường khơng khí ở bên ngồi mắt và mơi
trường nội nhãn được tạo bởi thủy dịch, dịch kính, thể thủy tinh. Mỗi thành phần của quang
hệ giản lược này tác động như một thấu kính hội tụ và thấu kính này tăng cường tác dụng
của thấu kính kia. Sự kết họp 2 thấu kính tạo thành một quang hệ có công suất hội tụ cao,
cho phép mắt hoạt động hiệu quả đảm bảo chức năng thị giác mà vẫn giữ được hình thể nhỏ,
ngắn. Quang trục là đường thẳng đi từ đỉnh giác mạc đến cực sau của nhãn cầu.
1.1.3. Một số chỉ sổ quang học của nhãn cầu
-

Trục nhãn cầu (trước sau): 23,5 - 24,5 mm.


-

Giác mạc:

Chỉ số khúc xạ 1,37
Bán kính độ cong 7,8 mm
Cơng suất hội tụ 40 - 45D


7

-

Thủy dịch: Chỉ số khúc xạ 1,33.

-

Dịch kính: Chỉ số khúc xạ 1,33.

-

Thể thủy tinh: Chỉ số khúc xạ 1,43
Bán kính độ cong mặt trước 7,9 mm
Bán kính độ cong mặt sau 5,79 mm
Công suất hội tụ: 16 - 20D (khi điều tiết có thể tăng gấp đơi) - Cơng

suất hội tụ của quang hệ mắt 58,64 - 70,57D [3], [8], 1.1.4. Sự tạo ảnh trên võng mạcphụ
thuộc vào 3 yếu tố - Chiều dài trục nhãn cầu - Công suất hội tụ của quang hệ mắt - Chỉ số
khúc xạ của quang hệ

Trên thực tế chỉ sổ khúc xạ của quang hệ là những yếu tố không thay đổi, trung bình
là 1,33. Như vậy, sự tạo ảnh trên võng mạc chỉ còn phụ thuộc vào chiêu dài trục nhãn cầu và
công suất hội tụ của quang hệ mắt [8], [21].
1.1.5. Vai trò điều tiết trong quang hệ mắt
Mắt về phương diện quang học được cấu tạo để nhìn xa ở vô cực, nhưng trên thực tế
cho thấy rằng mắt vẫn nhìn rõ những vật ở rất gần mắt. Như vậy, mắt phải có một cơ chế
điều chỉnh thích ứng cho thị giác nhìn gần. Cơ chế này cho phép mắt thay đổi lực hội tụ của
quang hệ để ảnh luôn luôn được tạo đúng trên võng mạc và cơ chế điều chỉnh đó là sự điều
tiết.
Định nghĩa: Điều tiết là khả năng thay đổi công suất của quang hệ mắt làm cho các
tia sáng phát ra từ các vật nằm ở xa hoặc gàn được hội rõ nét trên võng mạc.
Cơ chế điều tiết: Có nhiều thuyết về cơ chế điều tiết như thuyết Helmholtz, thuyết
hiện đại, cơ chế thần kinh nhưng các thuyết đều thừa nhận khi điều tiết do có sự bng giãn
lực căng của bao thể thủy tinh để gia tăng bề dầy và giảm bớt bán kính cong của thể thủy
tinh. Theo Gullstrand khi khơng điều tiết bán kính cong mặt trước thể thủy tinh là lOmm khi
điều tiết giảm xuống cịn 5,33mm do đó làm tăng công suất khúc xạ của thể thủy tinh từ 19D
lên 33D, nâng tổng công suất khúc xạ của mắt từ 58,64D lên 70,57D.


8

Có hai yểu tố ảnh hưởng đến hoạt động điều tiết của mắt là sự đàn hồi, dồn ép của
thể thủy tinh và trương lực cơ thể mi. Ở người già khi nhân xơ hóa làm giảm sự đàn hồi và
dồn ép của thể thủy tinh nên khi cơ thể mi co cũng không làm thay đổi bề dày và bán kính
cong của thể thủy tinh. Ngược lại khi cơ thể mi bị liệt (như khi tra thuốc liệt điều tiết) thì thể
thủy tinh dù cịn đàn hồi và dồn ép tốt cũng không tự thay đổi bề dày và bán kính cong để
nâng cơng suất khúc xạ. Do vậy khi điều tiết phải có sự phối hợp hài hịa của thể thủy tinh
và cơ thể mi.
Việc điều tiết ở mắt trẻ em rất quan trọng nên khi thăm khám cho trẻ phải tỉ mỉ, cẩn
thận tránh nhầm lẫn. Phản xạ điều tiết ở mắt trẻ em bắt đầu hình thành lúc trẻ 2 tuổi rưỡi đến

3 tuổi [21]. Lực điều tiết nhanh chóng trở lên rất mạnh, biên độ điều tiết rất lớn có thể đển
12D - 14D ở trẻ 14 tuổi và cận điểm rất gần mắt 7cm. Khi tuổi càng tăng lực và biên độ điều
tiết giảm dần và cận điểm ngày càng xa mắt. Đen 40 tuổi, cận điểm cách mắt 25 cm, khi đó
đọc sách bắt đầu có hiện tượng nhức mỏi mắt đó là giới hạn bắt đầu của lão thị.
Đo khúc xạ có làm liệt điều tiết cơ thể mi được coi là “tiêu chuẩn vàng” trong việc
xác định tật khúc xạ ở trẻ nhất là đối với các trẻ nhỏ, vì do mắt trẻ nhỏ có đáp ứng điều tiết
mạnh có thể dẫn đến tình trạng cận thị giả [52].
1.2. Giói thiệu chung về cận thị
1.2.1. Các khái niệm
Khái niệm mắt chính thị: Đó là con mắt ở trạng thái khơng điều tiết thì các tia sáng
phản chiếu từ các vật ở xa sẽ hội tụ ở võng mạc và thị lực nhìn xa ln lớn hơn hoặc bàng
10/10 [8].

Hình 2: Mắt chính thị


9

Khái niệm mắt cận thị: là mắt có trục nhãn cầu dài hơn bình thường hoặc có cơng
suất khúc xạ quá lớn, do đó các tia sáng phản chiếu từ các vật ở xa sẽ hội tụ ở trước võng
mạc vì vậy mắt cận thị khơng nhìn rõ các vật ở xa và thị lực nhìn xa bao giờ cũng dưới
10/10 [8], [21],

1.2.2. Phăn loại cận thị
Hiện nay có nhiều cách phân loại cận thị khác nhau như: phân loại dựa theo thể lâm
sàng, mức độ cận thị hoặc thời điểm xuất hiện cận thị [21], [30].
Theo các thể lãm sàng
+ Cận thị đơn thuần (cận thị sinh lý hay cận thị học đường): Là cận thị có sự mất cân
xứng giữa chiều dài trục và công suất hội tụ của mắt khiến cho ảnh của vật ở phía trước
võng mạc. Nhưng chiều dài của trục nhãn cầu và công suất hội tụ của mắt đều ở trong những

giới hạn bình thường và loại cận thị này thường ở mức độ dưới - 6D.
+ Cận thị giả là một rối loạn chức năng thị giác thường do co quắp cơ thể mi dẫn đến
co quắp điều tiết làm cho các tia sáng song song tới mắt hội tụ tại tiêu điểm trước võng mạc
giống như cận thị thật.
+ Cận thị bệnh lý (cịn gọi là cận thị ác tính, cận thị tiến triển hoặc cận thị thối hóa)
là cận thị mà chiều dài trục nhãn cầu và độ hội của mắt vượt quá giới hạn bình thường. Loại
cận thị này thường ở mức độ từ - 7D trở lên và có khi lên tới - 20,0D hoặc lớn hơn.


10

-

Theo mức độ cận thị
Cận thị nhẹ: dưới - 3D
Cận thị trung bình: từ - 3 đến - 6D
Cận thị nặng: trên - 6D

-

Theo tuổi xuất hiện cận thị
Cận thị di truyền (xuất hiện ngay sau khi trẻ sinh và tồn tại suốt thời nhỏ)
Cận thị ở lứa tuổi trẻ (cận thị xuất hiện trước tuổi 20)
Cận thị mắc ở những năm đầu khi trưởng thành (xuất hiện ở tuổi từ 20 - 40)
Cận thị muộn (xuất hiện ở tuổi > 40)

1.2.3. Các phương pháp chẩn đoán cận thị
Để chẩn đốn tật khúc xạ hình cầu (viễn thị, cận thị) có 2 phương pháp: phương pháp
chủ quan của Donders hay là phương pháp thử kính và phương pháp khách quan hay là
phương pháp soi bóng đồng tử [8], [22].

1.2.3.1. Phirơng pháp chủ quan


Thử thị lực:
Thử thị lực nhìn xa và thử thị lực nhìn gần.
Thị lực nhìn xa là một thơng số quan trọng trong lâm sàng, nó khơng những giúp để

chẩn đốn mà cịn để theo dõi, tiên lượng bệnh.
Tất cả các học sinh đến khám mắt đều được thử thị lực nhìn xa cho từng mắt và hai
mắt, thử thị lực khơng kính và thị lực có kính (nếu học sinh đã đeo kính). Sử dụng bảng thị
lực vòng tròn hở Landolt để thử. Đây là một loại bảng tốt, chính xác thường được sử dụng
trên lâm sàng, bảng Landolt còn hay dùng cho nghiên cứu khoa học.


Thử kính lo:
Khi thị lực nhìn xa khơng kính của học sinh dưới 7/10 cần phải cho học sinh thử

kính lỗ. Thử kính lỗ là cách tốt nhất để xác định một người có thị lực kém do tật khúc xạ.
Nếu thị lực với kính lỗ tăng nhiều khả năng là do một tật khúc xạ, tuy nhiên với các tật khúc
xạ cao thì thị lực qua kính lỗ ít tăng. Nếu thị lực với kính lỗ khơng tăng có thể do mắt bị
nhược thị hoặc có bệnh lý tại mắt.


Đường kính của lỗ từ 1- l,5mm, tốt nhất là l,2mm. Có thể làm 1 hoặc nhiều lỗ trên 1
tấm chắn để thử.
Kính lỗ cịn sơ bộ phát hiện được mắt cận thị hay viễn thị bằng cách đưa kính lỗ từ vị
trí gần mắt ra xa mắt, nếu thấy vật nhỏ đi là mắt bị cận thị, ngược lại nếu thấy vật to ra là
mắt viễn thị.



Đo khúc xạ chủ quan với kính cầu tối ưu:
Kính cầu tối ưu là cơng suất kính cầu (+) tối đa (cao nhất) và cơng suất kính cầu (-)

tối thiểu (thấp nhất) cho thị lực nhìn xa tốt nhất. Kính cầu tối ưu được xác định bằng cách
tăng công suất dương đến khi thị lực giảm đi hoặc giảm công suất âm đến khi thị lực ngừng
tốt hơn, để xác định một công suất kính cầu cho phép nhìn xa rõ nhất và dễ chịu nhất.
Phương pháp chủ quan đơn giản, dễ làm, chi phí thấp có thể áp dụng mọi lúc mọi
nơi, có độ tin cậy cao ở người lớn và những trẻ em đã đi học. Nhưng nhược điểm lớn nhất
của phương pháp này là không loại trừ hết điều tiết của mắt nhất là trong những trường hợp
điều tiết quá mức gây cận thị giả.
1.2.3.2. Phương pháp khách quan ❖ Máy đo khúc xạ kế tự động
Máy đo khúc xạ tự động do sử dụng những tiến bộ mới của điện tử và vi tính, máy đo
khúc xạ theo đường kinh tuyến rồi tự động tìm ra điểm trung hịa. Do sử dụng tia hồng ngoại
nên khơng bị chói mắt, giảm điều tiết nhưng bản thân máy cũng có thể cho kết quả sai lệch
do phối hợp không tốt từ bệnh nhân hay đồng tử nhỏ dưới 2mm.
Ưu điểm lớn nhất của máy là cho kết quả rất nhanh và thuận tiện, ở trẻ lớn có thể
phối hợp tốt thì kết quả đo khúc xạ tự động sau liệt điều tiết khá chính xác, ngồi ra cịn xác
định được trục loạn thị giúp định hướng trong chỉnh kính cho bệnh nhân. Tuy nhiên, máy ít
có tác dụng nếu bệnh nhân định thị kém hoặc các môi trường trong suốt của mắt bị vẩn đục.


12

❖ Soi

bóng đồng tử
Soi bóng đồng tử là phương pháp ra đời sớm nhất cho phép đánh giá một cách khách

quan tật khúc xạ hình cầu, loạn thị đều hay không đều, vẩn đục của môi trường quang học.
Dụng cụ dùng để soi cũng ngày một hoàn thiện, ngày nay thường sử dụng máy Retinoscope.

Trước khi soi phải làm giãn điều tiết bằng kính cộng hoặc bệnh nhân định thị vào một vật
tiêu ở xa hoặc liệt điều tiết bằng thuốc như Atropin 0,5% hoặc Cyclogyl 1%.
Soi bóng đồng tử là phương pháp đo khúc xạ rất chính xác, nhất là đối với trẻ em và
người có khuyết tật về ngơn ngữ, thính giác là những đối tượng khó hợp tác nếu sử dụng các
phương pháp chủ quan hay máy đo khúc xạ tự động.
Phương pháp soi bóng đồng tử ngày càng được sử dụng rộng rãi vì đơn giản, dễ đo
lại thực hiện được ở nhiều nơi và có giá trị chẩn đoán tốt.
1.3. Dịch tễ học về sự phân bố cận thị học đường
Cận thị (myopia) xuất phát từ thuật ngữ “muopia” trong tiếng Hy .Lạp có nghĩa là tật
nhìn gần, biểu hiện là tình trạng nhìn mờ với khoảng cách xa. Để nhìn rõ với khoảng cách xa
phải sử dụng thêm kính phân kỳ đeo mắt hoặc kính áp trịng là loại kính phân kỳ (kính lõm)
với công suất hội tụ phù hợp [30].
Trước thế kỷ 19 cận thị tiến triển được coi như là một bệnh di truyền mà đối với nó
mà người ta hồn tồn bất lực, cho nên chưa có nhiều nghiên cứu về bệnh này và một số tác
giả bắt đầu nghiên cứu vấn đề cận thị trên học sinh vào khoảng những năm 70 của thế kỷ 19.
Cận thị thường thấy xuất hiện và tiến triển khi trẻ em đến trường học nên còn được gọi là
“cận thị học đường
Hiện nay, cận thị là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đặc biệt ở những
nước phát triển. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có nhiều nghiên cứu cung cấp số liệu về tình
hình cận thị mang tính đại diện quốc gia mà chủ yểu tập chung vào đối tượng học sinh và
những khu vực nghiên cứu cụ thể. Do vậy, tỷ lệ cận thị trong cộng đồng nói chung và trong
học sinh nói riêng thay đổi theo tùy từng nghiên cứu. Nhưng các nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ
hiện mắc cận thị đã tăng rõ rệt trong vài thập kỷ qua và khác nhau khá rõ ở các vùng, miền
địa lý, tuổi và giới tính. Ngồi ra, sự



×