Tải bản đầy đủ (.docx) (104 trang)

Luận văn thực trạng và một số yếu tố liên quan đến hoạt động thể lực của học sinh tại một số trường trung học phổ thông hà nội năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (896.66 KB, 104 trang )

-Cd 4)

Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Bộ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẬI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
-------------------G8G8Ê2K)K)----

NGUYỄN MẠNH TIẾN

THỰC TRẠNG VÀ

MỘT SỐ YÉU TÔ LIÊN QUAN

ĐẾN HOẠT ĐỘNG THẺ Lực CỦA HỌC SINH TẠI MỘT SỐ
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHÔ THÔNG HÀ NỘI NĂM 2017

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP cử NHÂN Y TẾ CÔNG CỘNG
Hướng dẫn khoa học: TS. Đặng Vũ Phương Linh

TS. Đặng Vũ Phương Linh
HÀ NỘI, 2018


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tiểu luận tốt nghiệp này, bên cạnh sự nỗ lực cố gắng của bản thân em,
cịn có sự hướng dẫn nhiệt tình của q thầy cô trong nhà trường. Cũng như sự động viên và
ủng hộ của gia đình, bạn bè trong suốt thời gian tiến hành nghiên cứu. Qua đây, em xin gửi
lời cảm on sâu sắc đến sự giúp đỡ này.
Đầu tiên, em xin chân thành cảm om tới PGS.TS Hoàng Văn Minh - Giám đốc Trung
tâm Nghiên cứu khoa học Sức khỏe và đồng cảm on quỹ nghiên cứu khoa học cấp cơ sở của
trường Đại học Y tế Công cộng đã tài trợ kinh phí, giúp nhóm nghiên cứu hồn thành đề tài.
Em cũng xin tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với tập thể giảng viên hướng


dẫn, gồm: TS. Đặng Vũ Phương Linh, TS. Trịnh Xuân Thắng và BS. Đặng Minh Điềm đã
trực tiếp tận tình hướng dẫn, cũng như cung cấp tài liệu thông tin khoa học cần thiết cho
nghiên cứu.
Em xin gửi lời cảm ơn tới thầy/cô hiệu trưởng của các trường THPT Vân Nội, trường
THPT Ngô Gia Tự và trường THPT Hồng Thái đã tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ nhóm thu
thập số liệu trong thời gian tiến hành nghiên cửu.
Và cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và tất cả bạn bè đã giúp đỡ, động
viên em trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 01 tháng 06 năm 2018
Sinh viên

Nguyễn Mạnh Tiến


i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIÉT TẮT

BMI

Body Mass Index (chỉ số khối cơ thể)

CDC

Centers for Disease Control and Prevention (trung tâm phịng

DALYs

ngừa và kiểm sốt dịch bệnh Hoa Kỳ)

Disability adjusted life year (so năm hiệu chỉnh cho tàn tật)

GD&ĐT

Giáo dục và đào tạo

MET
Metabolic Equivalent of Task (đơn vị chuyển hoá tương đương)
SDD

Suy dinh dưỡng Tổ

TCYTTG

chức Y tế thế giới

THPT

Trung học phổ thông


MỤC LỤC
BÁO CÁO TÓM TẮT NGHIÊN cứu...................................................................................vi
CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................1
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI....................................................................................3
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cúư....................................................................20
1. Thời gian....................................................................................................................20
2. Địa điểm....................................................................................................................20
3. Thiết kế nghiên cứu...................................................................................................20
4. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................................20

5. Cỡ mẫu..................................................................................................................... 20
6. Phương pháp chọn mẫu.............................................................................................21
7. Phương pháp tiến hành nghiên cứu...........................................................................22
8. Phương pháp phân tích và xử lý sổ liệu....................................................................23
9. Biến số nghiên cứu....................................................................................................24
10. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và cách khắc phục.................................................27
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN cứu...............................................................................30
CHƯƠNG 5. BÀN LUẬN...................................................................................................48
CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ................................................................55
1. Kết luận......................................................................................................................55
2. Khuyến nghị..............................................................................................................55
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................57
PHỤ LỤC.............................................................................................................................63


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Gánh nặng chi phí Y tế do tình trạng ít hoạt động thể lực ở một số quốc gia, năm 2016 5
Bảng 2. Tỷ lệ ít hoạt động thể lực ở người lớn (18-64 tuổi) theo các nhóm thu thập và giới tính, năm
2010........................................................................................................................................7
Bảng 3. Tỷ lệ ít hoạt động thể lực ở thanh thiếu niên (11-17 tuổi) theo các nhóm thu thập và giới tính,
năm 2010................................................................................................................................9
Bảng 4. Tỷ lệ học sinh THPT ở Mỹ tham gia hoạt động thể lực và thể dục-thể thao,
theo giới tính, năm 2013.......................................................................................................10
Bảng 5. Đánh giá chỉ số Z-Score BMI theo tuổi của trẻ (10-19 tuổi)..................................17
Bảng 6. Số lớp học của 3 trường THPT tham gia nghiên

cứu...................................22

Bảng 7. Mô tả các biến cần phân tích...................................................................................23
Bảng 8. Biến sổ nghiên cứu....................J............................................................................24

Bảng 9. Sai số nghiên cứu và cách khắc phục......................................................................28
Bảng 10. Phân bố độ tuổi của đối tượng nghiên cứu............................................................30
Bảng 11. Phân bố trường học của đối tượng nghiên cứu......................................................31
Bảng 12. Phân loại BMI của đối tượng nghiên cứu.............................................................32
Bảng 13. xếp loại học lực học kỳ 2, năm học 2016-2017 của đối tượng nghiên cứu...33 Bảng 14. Thời
lượng hoạt động thể lực của từng hoạt động trong ngày......................................................34
Bảng 15. Thời lượng hoạt động thể lực của từng hoạt động trong ngày, theo đặc điểm đối tượng nghiên
cứu........................................................................................................................................35
Bảng 16. Mức độ hoạt động thể lực của đối tượng nghiên cứu...........................................39
Bảng 17. Mức độ hoạt động thể lực nhóm MET, theo đặc điểm đối tượng nghiên cứu40 Bảng 18. Mức
độ hoạt động thể lực nhóm MET, theo phân loại BMI.........................................................42
Bảng 19. Mức độ hoạt động thể lực nhóm MET, theo xếp loại học lực HK2, năm học 2016-2017
..............................................................................................................................................43
Bảng 20. Mức độ hoạt động thể lực của khuyến nghị TCYTTG, theo đặc điểm đối tượng nghiên cứu
..............................................................................................................................................44



V

DANH MỤC HÌNH ẢNH, sơ ĐỊ, BIẺU ĐỊ
Hình 1. Tỷ lệ ít hoạt động thể lực ở người lớn (18-64 tuổi) trên tồn cầu, năm 2014..........7
Hình 2. Tỷ lệ ít hoạt động thể lực ở thanh thiếu niên (11-17 tuổi) trên tồn cầu, năm 201010
Hình 3. Tỷ lệ thường xun tập thể dục-thể thao của thanh niên (16-24 tuổi) theo 8 vùng
kinh tế xã hội, năm 2015.......................................................................................................12
Hình 4. Số lượng bài báo xuất bản chứng minh mối liên quan giữa hoạt động...................15
Sơ đồ 1. Khung lý thuyết về các yếu tố liên quan đến hoạt động thể lực ở học sinh THPT
(15-17 tuổi)...........................................................................................................................19
Biểu đồ 1. Phân bố giới tính của đối tượng nghiên cứu.......................................................30
Biểu đồ 2. Tỷ lệ phân bố khối lóp của đối tượng nghiên cứu...............................................31

Biểu đồ 3. Tỷ lệ phân bố loại hình đào tạo của đối tượng nghiên

cứu......................32


vi

BÁO CÁO TĨM TẮT NGHIÊN cứu

THựC TRẠNG VÀ MỘT só YÉU Tố LIÊN QUAN ĐÉN HOẠT ĐỘNG
THẺ Lực CỦA HỌC SINH TẠI MỘT SĨ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHƠ
THƠNG HÀ NỘI NĂM 2017
1. Đặt vấn đề và mục tiêu nghiên cứu
Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG) định nghĩa hoạt động thể lực là bất kỳ sự chuyển
động của cơ thể thực hiện bởi hệ cơ xương, có tiêu hao năng lượng. Điều đó được coi là biện
pháp hữu hiệu để nâng cao sức khỏe và phòng chổng bệnh tật đối với cá nhân và cộng đồng.
Mặt khác, hoạt động thể lực cịn là cấu phần quan trọng, khơng thể thiếu trong sự nghiệp
giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) ở nước ta. Tuy nhiên, hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu ở
Việt Nam báo cáo về tỷ lệ không đáp ứng hoạt động thể lực theo mức khuyến nghị
TCYTTG và một số yếu tố liên quan trên nhóm học sinh Trung học phổ thơng (THPT). Vì
vậy, nghiên cứu này nhằm đạt được 2 mục tiêu: (1) mô tả thực trạng hoạt động thể lực và (2)
xác định một số yếu tố liên quan đến hoạt động thể lực của học sinh tại 3 trường THPT Hà
Nội năm 2017.
2. Đối tượng và phưong pháp nghiên cứu
Nghiên cứu áp dụng phương pháp định lượng và thiết kế cắt ngang phân tích. Có 425
học sinh tham gia nghiên cứu, theo phương pháp chọn mẫu cụm 2 giai đoạn, tại 3 trường
THPT: Vân Nội (huyện Đông Anh), Ngô Gia Tự (quận Hà Đông), Hồng Thái (huyện Đan
Phượng), ở mỗi khối, lựa chọn ngẫu nhiên toàn bộ học sinh trong 1 lớp đại diện tham gia.
Thu thập số liệu bằng phát vấn bộ câu hỏi thiết kế sẵn Active-Q Physical Activity, đã chỉnh
sửa phù hợp với vãn hóa Việt Nam, nhằm: thu thập thơng tin cá nhân, tình trạng hoạt động



vii

thể lực và một số yếu tố liên quan của đối tượng. Số liệu được phân tích bằng SPSS 22 và sử
dụng kiểm định %2 cho mục tiêu nghiên cứu.


vii
i

3. Kết quả và phát hiện chính
Nghiên cứu đà phát hiện ra một số kết quả như sau: học sinh dành phần lớn thời gian
trong ngày cho các hoạt động học tập/làm việc, với trung bình 6,55 giờ. Và thời lượng ngủ
là 7,26 giờ/ngày. Trong khi các hoạt động khác có thời gian sử dụng thấp như: di chuyển
bằng phương tiện (0,53 giờ); giải trí (4,16 giờ) và chơi thể thao (0,03 giờ), xếp loại hoạt
động thể lực theo phân nhóm MET thì hầu hết học sinh chỉ đạt mức hoạt động cường độ nhẹ
(91,1%). Còn tỷ lệ hoạt động thể lực tĩnh tại và cường độ vừa phải là không cao, lần lượt là
8,1%; 0,8%. Đánh giá theo khuyến nghị TCYTTG, có 99,2% học sinh khơng đạt mức hoạt
động thể lực trong ngày (tối thiểu 60 phút/ngày cho hoạt động cường độ vừa phải/mạnh).
Trong nghiên cứu, các yếu tố cá nhân như: giới tính, loại hình đào tạo, trường THPT. Và
yếu tố thành tích học tập là có mối liên quan ý nghĩa thống kê với tình trạng hoạt động thể
lực theo 2 cách xếp loại nêu trên (p < 0,05; kiểm định X2).
4. Ket luận và kiến nghị
Nghiên cứu nhận thấy: thời lượng học sinh dành cho các hoạt động hàng ngày chưa
phù hợp, tỷ lệ ít hoạt động thể lực còn cao. Nghiên cứu xin kiến nghị một số đề xuất như
sau: học sinh nên chú động nâng cao hoạt động thể lực của bản thân với cường độ vừa phải,
ít nhất 60 phút mỗi ngày. Nhà trường và gia đình cần quan tâm, tạo điều kiện cho học sinh
có thời gian học tập cân đổi với các hoạt động thể lực khác. Khi xây dựng chương trình hoạt
động thể lực cho học sinh, cần phù hợp giữa nam và nữ, giữa các trường dân lập và cơng lập

để đạt lợi ích về sức khỏe, cần phát triển các nghiên cứu chuyên sâu hơn về chủ đề này trong
tương lai, cụ thể: xác định thêm các yếu tố liên quan ảnh hưởng đến hoạt động thể lực và mở
rộng cỡ mẫu nghiên cứu nhằm kết quả mang tính đại diện cho tồn bộ học sinh THPT tại Hà
Nội.


1

CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐÈ
Hoạt động thể lực trong trường học là một mặt giáo dục quan trọng không thể thiếu
được trong sự nghiệp GD&ĐT, góp phần thực hiện mục tiêu “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân
lực, bồi dưỡng nhân tài” cho đất nước [1]. Để mỗi công dân, nhất là thế hệ trẻ có điều kiện
“Phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo
đức” [2]. Đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của
đất nước, thì cần phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, mà trong đó yếu tố sức khỏe là
quan trọng nhất.
Trong những năm qua, đất nước ta đã có những bước phát triển vượt bậc trong tất cả
các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực thể dục thể thao và công tác thể chất, cho đối tượng học
sinh tại các nhà trường. Phần lớn nhà trường đã nhận được sự quan tâm đầu tư về cơ sở vật
chất của Nhà nước, cũng như trang thiết bị cho quá trình đào tạo nhưng hoạt động thể lực
của học sinh tại các trường THPT hiện nay cịn nhiều hạn chế và yếu kém nhất định. Cơng
tác giảng dạy thể dục-thể thao trong trường học vẫn còn mang nặng tính hình thức, thực
trạng năng lực thể chất học sinh cịn nhiều hạn chế. Chương trình mơn học thể dục nội,
ngoại khóa chưa phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh, nên chưa nâng cao được
sức khỏe toàn diện... [15].
Trên thực tế, qua báo cáo quốc gia về thanh niên Việt Nam 2015, chỉ có 23,8% thanh
thiếu niên độ tuổi 16-19 thường xuyên tập thể dục thể thao và có đến 47,6% tự đánh giá sức
khỏe mình ở mức trung bình, chiếm tỷ lệ cao nhất trong tự đánh giá tình trạng sức khỏe ở
lứa tuổi này [4]. Thông tin từ hội thảo Tâm lý học đường lần thứ IV diễn ra tại Hà Nội, cho
biết: có đến gần 20% đối tượng học sinh lớp 12 thường xuyên căng thẳng do học tập và làm

việc mà khơng hoạt động thể lực, cũng như khơng có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý
[10]. Trước tình hình đó, hiện nay chưa có nhiều đề tài trong nước báo cáo về tỷ lệ không
đáp ứng hoạt động thể lực theo mức khuyến nghị TCYTTG và một số yếu tổ liên quan trên
học sinh THPT. Mà việc nghiên cứu chủ đề này, sẽ là cơ sở khoa học giúp lãnh đạo nhà
trường có thể đẩy mạnh phong trào tập luyện thể dục-thể thao. Góp phần nâng cao chât
lượng cơng tác giáo dục thể chất nói chung và tăng cường thể lực cho học sinh


2

nói riêng, một cách có hiệu quả.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Thực trạng và một
số yếu tố liên quan đến hoạt động thể lực của học sinh tại một số trường Trung học phổ
thông Hà Nội năm 2017” nhằm đạt được các mục tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng hoạt động thể lực của học sinh tại 03 trường Trung học phổ
thông Hà Nội năm 2017.
2. Xác định một so yếu tố liên quan đến hoạt động the lực của học sinh tại 03 trường
Trung học phổ thông Hà Nội năm 2017.


CHƯƠNG 2. TÔNG QUAN ĐÈ TÀI
1. Một số khái niệm liên quan đến nghiên cứu
Hoạt động thế lực là bất kỳ sự chuyển động của cơ thể được thực hiện bởi hệ cơ
xương, có tiêu hao năng lượng [34].
Học sinh THPT\Ị. đối tượng thanh thiếu niên, có độ tuổi từ 15-17, đang theo học
trong hệ thống giáo dục Việt Nam. Có cấp độ cao hơn tiểu học và trung học cơ sở nhưng
thấp hơn trình độ trung cấp/cao đẳng/đại học. Thời gian học kéo dài 3 năm (lớp 10 - lớp 12).
MET (Metabolic Equivalent of Task) là đơn vị chuyển hóa năng lượng tương đương
hoặc lượng oxy tiêu thụ lúc nghỉ được sử dụng. Đơn vị của MET là: Kcal/kg/giờ và 1 MET
= 3,5ml o2/kg/phút. ở mỗi hoạt động thể lực khác nhau sẽ có từng giá trị MET khác nhau

tương ứng. Vì vậy, dựa vào đó hoạt động thể lực chia làm 4 mức độ: (1) hoạt động thể lực
tĩnh tại (< 1,5 MET); (2) hoạt động thể lực cường độ nhẹ (1,5 đến < 3 MET); (3) hoạt động
thể lực cường độ vừa phải (3-6 MET); (4) hoạt động thể lực cường độ mạnh (> 6 MET)
[50,51].
2. Hoạt động thể lực
Theo TCYTTG, hoạt động thể lực bao gồm cả những hoạt động được thực hiện trong
khi làm việc, vui chơi, thực hiện các cơng việc gia đình, đi du lịch và tham gia vào các mục
đích giải trí [35]. Điều này đồng nghĩa với mọi loại hoạt động cơ bắp như đi bộ, làm việc
nhà và làm vườn, các hoạt động về thể chất khi lao động, hoạt động ngoài trời, tập thể dục
và tập luyện thể thao [29].


Thuật ngữ “hoạt động thế lực” không nên nhầm lẫn với “tập thể dục”. Bởi vì, tập thê
dục chỉ là một cấu phần nhỏ trong hoạt động thể lực. Đó là các hoạt động thể lực được lên
kế hoạch với mục đích nhất định như để trở nên khoẻ mạnh hay để nâng cao sức khoẻ tương
đương [34].
Hoạt động thể lực được chia làm 3 mức độ nặng, vừa và nhẹ [9]. Cụ thể như sau:
Hoạt động cường độ nặng: là hoạt động thể lực ở mức gắng sức (tiêu tốn khoảng > 7
Kcal/phút), làm tăng nhịp thở và nhịp tim so với bình thường rất nhiều.


Ví dụ: gánh vác nặng, thợ nề/hồ, đào đất, xúc đất, cưa xẻ, chạy dài, thể thao gắng sức, đạp
xe từ > 16 km/giờ...
Hoạt động cường độ vừa phải: là hoạt động làm tăng nhịp thở và nhịp tim so với bình
thường một chút (tiêu tốn khoảng 3,5-7 Kcal/phút). Ví dụ: lau chùi nhà cửa, làm vườn, quét
sơn/vôi ve, bơi lội, leo cầu thang, cầu lơng, bóng chuyền nghiệp dư, đạp xe từ 8-15 km/giờ...
Hoạt động cường độ nhẹ: là nghỉ ngơi hoặc không hoạt động (tiêu tốn khoảng 3,5
Kcal/phút). Ví dụ: xem tivi, đọc sách báo, ngồi/nằm nghỉ...
Theo TCYTTG khuyến nghị, thời gian tham gia hoạt động thể lực có lợi cho sức khoẻ
ở mỗi độ tuổi sẽ có sự đáp ứng khác nhau [34]:

Trẻ em và thanh thiếu niên (5-17 tuổi): nên thực hiện ít nhất 60 phút/ngày hoạt động
thể lực cường độ vừa phải cho tới cường độ nặng; hoạt động thể lực > 60 phút/ngày sẽ mang
lại nhiều lợi ích sức khoẻ hơn.
Người trưởng thành (18-64 tuồi): nên thực hiện ít nhất 150 phút/tuần hoạt động thể
lực cường độ vừa phải hoặc ít nhất 75 phút/tuần cho hoạt động thể lực cường độ mạnh hoặc
kết hợp cả hai hoạt động nêu trên với ít nhất 600 phút MET; người lớn nên tăng thời lượng
hoạt động thể lực cường độ vừa phải > 300 phút/tuần hoặc tương đương để có nhiều lợi ích
hơn về sức khoẻ.
Người cao tuổi (> 65 tuổi): tương tự với nhóm người trưởng thành.
So với những người đáp ứng được các tiêu chí này, thì người khơng tham gia hoạt
động thể lực đầy đủ, sẽ có nguy cơ tử vong do nhiều nguyên nhân, tăng từ 20% đến 30%
[34].
Hoạt động thế lực có thể coi là một biện pháp hữu hiệu để nâng cao sức khỏe và
phòng chống bệnh tật. Một xã hội được tăng cường hoạt động thể lực, sẽ có tác dụng giảm
thiểu gánh nặng bệnh tật. Cho tới nay, rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh được tác dụng
của hoạt động thể lực trên một số bệnh và tình trạng bệnh như đái tháo đường, tăng huyết áp,
bệnh tim mạch, béo phì, ung thư đại tràng, lỗng xương và trầm cảm [10], Trên thực tế,
TCYTTG đã chứng minh ít hoạt động thể lực là yếu tố nguy cơ đứng thứ tư, đổi với tử vong
trên toàn cầu (chiếm 6% nguyên


nhân tử vong). Hon nữa, thiếu hoạt động thể lực ước tính, là nguyên
nhân của 2125% các ca ung thư vú và ung thư đại tràng; 27% bệnh đái
tháo đường và khoảng 30% gánh nặng các bệnh do thiếu máu cục bộ
[34].
ít hoạt động thể lực khơng chỉ có liên quan tới một loạt bệnh mạn tính nêu trên, mà nó
cũng gây ra hậu quả về kinh tế. Ước tính, ít hoạt động thể lực đã gây thiệt hại cho hệ thống
chăm sóc sức khoẻ trên tồn cầu là 53,8 tỷ đơ la Mỹ vào năm 2013. Trong đó, khu vực Y tế
công phải chi trả 31,2 tỷ đô; 12,9 tỷ đô là của Y tế tư nhân và 9,7 tỷ đơ của hộ gia đình.
Khơng chỉ có vậy, thiếu hoạt động thể lực đã làm mất 13,4 triệu DALYs trên toàn thế giới

và thiệt hại về năng suất lao động do tử vong là 13,7 tỷ đô la [25].
Bảng 1. Gánh nặng chi phí Y tế do tình trạng ít hoạt động thể lực ở một số
quốc gia, năm 2016 (đon vị: triệu đơ la Mỹ) [25]
Quốc gia

Chi phí

Hoa Kỳ

27,79

Nhật Bản

5,26

Đức

4,86

Trung Quốc

2,72

Anh

2,41

Một phần nguyên nhân, ảnh hưởng tới tình trạng ít hoạt động thể lực là do hành vi
định cư trong công việc và thiếu hoạt động khi ở nhà vào lúc rảnh rỗi. Tương tự như vậy, sự
gia tăng sử dụng phương thức vận chuyển “thụ động” cũng góp phần làm giảm hoạt động

thể lực. Xét đến các yếu tố mơi trường, thì đơ thị hố và các yếu tố liên quan, có thể khiến
cho mọi người khơng cịn tích cực hoạt động như thời gian trước [35]: mật độ giao thơng
cao; chất lượng khơng khí thấp (ơ nhiễm khơng khí); tình trạng bạo lực và tội phạm gia tăng;
thiếu các công viên, vỉa hè và cơ sở thể thao/giải trí.
Đê nâng cao mức độ hoạt động thể lực trên tồn cầu, cần thực hiện các chính sách dựa
vào dân sổ, đa ngành, đa văn hoá. Các quốc gia thành viên của TCYTTG đã đồng ý về một
mục tiêu toàn cầu, nhằm giảm 10% sự thiếu hoạt động thể lực cho


tới năm 2025 [37]. Đây cũng chính là 1 trong 9 mục tiêu của kế
hoạch hành động toàn cầu nhằm giảm các bệnh không lây nhiễm và cải
thiện sức khoẻ tâm thần [21].
Một số những khuyến nghị để cải thiện hoạt động thể lực trên thế giới là [28]:
Tiếp cận thơng tin: tổ chức chiến dịch trên tồn cộng đồng và các phương tiện thông
tin đại chúng, các bài viết ngắn về hoạt động thể lực, để nhắm mục tiêu chính vào các trang
điện tử cộng đồng.
Tiếp cận hành vi và xã hội: giới thiệu sự hỗ trợ xã hội cho hoạt động thể lực tại cộng
đồng và các cơ sở làm việc.
Chiến lược dựa vào trường học: tích cực tham gia hoạt động thể dục-thể thao trong
nhà trường, các buổi sinh hoạt lớp và việc đi lại tới trường.
Tiếp cận môi trường và chỉnh sách: đề xuất và cải thiện việc tiếp cận các địa điểm
hoạt động thể lực, thông qua hoạt động tiếp cận thông tin, quy hoạch và sử dụng đất đô thị
theo quy mô cộng đồng.
Tất cả các giải pháp trên sẽ giúp hướng dẫn sự phát triển của chính sách và nhiều
chương trình để tăng mức độ hoạt động thể lực trên toàn cầu [36].
Như vậy, tất cả mọi người thuộc mọi lứa tuổi, nam hay nữ đều đạt được lợi ích về sức
khỏe khi hoạt động thể lực. Hoạt động thể lực cịn có tầm quan trọng trong việc nâng cao
sức khỏe và tăng chất lượng cuộc sống [27,49,57]. Do vậy, tăng cường các hoạt động thể lực
là một nhiệm vụ quan trọng đối với xã hội nói chung và chăm sóc sức khỏe nói riêng.
2.1. Trên thế giói

Vào năm 2010, trên tồn thế giới, có 23% người lớn từ 18 tuổi trở lên ít hoạt động thể
lực, với nam giới chiếm 20% và phụ nữ là 27%. Tỷ lệ này tập trung chủ yếu ở khu vực Đông
Nam Địa Trung Hải (khoảng 31%) và khu vực châu Mỹ (xấp xỉ 32%). Ngược lại, tỷ lệ ít
hoạt động thể lực thấp nhất ở khu vực Đông Nam Á (chiếm 15%) và châu Phi (với 21 %), ở
tất cả các khu vực, đều cho thấy nam giới có hoạt động thế lực tích cực hơn nữ giới, với sự
chênh lệch khác biệt từ 10% trở lên ở khu vực châu Mỹ và khu vực Đông Địa Trung Hải
[39]. Hiện nay, ít hoạt động thể lực trở nên rất phổ biến không chỉ ở các nước phát triển mà
thậm chí ở các nước đang phát triển [13]. Theo mức thu nhập, thì tỷ lệ ít hoạt động thể lực ở
các nước có thu nhập cao đã tăng gấp đơi so với các nước có thu nhập thấp ở cả hai giới. Tại
các


quốc gia có thu nhập cao, thì có tới 41% đàn ông và 48% phụ nữ
hoạt động thể lực không đầy đủ so với 18% đàn ông và 21% phụ nữ ở các
nước thu nhập thấp [39]. Ngoài ra, theo báo cáo của TCYTTG, tỷ lệ ít hoạt
động thể lực ở một số nước trong khu vực như sau: Malaysia (2005): 60%;
Mông cổ (2005): 23%; Lào (2008): 16,7% [13].
Bảng 2. Tỷ lệ ít hoạt động thế lực ở người lớn (18-64 tuổi) theo các nhóm thu
thập và giói tính, năm 2010 (đon vị: %) [38]
xếp loại theo Ngân hàng
Giói tính
Thế giói

Chung

Nữ giới

Nam giới

Thu nhập chậm phát triển

16,6 [12,1-25,2]

24,4 [16,6-32,2]

10,7 [6,5-9,8]

16,8 [11,8-26,4]

19,7 [13,4-30,3]

14,0 [9,0-24,7]

25,4 [19,9-33,7]

28,1 [21,1-37,5]

22,8 [17,0-32,2]

32,7 [19,7-53,7]

37,6 [22,5-58,8]

27,7 [16,3-50,2]

Thu nhập trung bình - thấp

Thu nhập trung bình - cao

Thu nhập cao


Hình 1. Tỷ lệ ít hoạt động thể lực ở người lớn (18-64 tuổi) trên toàn cầu, năm
2014 [44]


2.2. Tại Việt Nam
Theo điều tra Y tế quốc gia năm 2002, cho thấy: tỷ lệ không hoạt động thể lực của
nhóm từ 15 tuổi trở lên là 65%, đối với những người làm nghề tĩnh tại là 57% [5]. Theo điều
tra bệnh không lây nhiễm và yếu tố nguy cơ tại 8 tỉnh/thành phố của Việt Nam năm 20092010, thì tỷ lệ người ít vận động chiếm 27,9% ở nam giới và 31,9% ở nữ giới [6]. vẫn cuộc
điều tra này, nhưng thực hiện vào năm 2015, kết quả chỉ ra: là gần 1/3 dân số (28,1%) thiếu
hoạt động thể lực so với khuyến cáo của TCYTTG. Tỷ lệ thiếu hoạt động thể lực ở nam
(20,2%) thấp hơn so với nữ (35,7%). Tỷ lệ thiếu hoạt động thể lực năm 2015 có giảm so với
năm 2010, nhưng chỉ trong nhóm nam giới [14],
2.3. Hoạt động thể lực trên nhóm học sinh THPT (15-18 tuổi)
Theo cách hiểu đơn giản hơn về hoạt động thể lực, nó được tính là các hoạt động trong
toàn bộ thời gian trừ thời gian ngủ hoặc hồn tồn khơng vận động, ở lứa tuổi thanh thiếu
niên (16-18 tuổi), hoạt động thể lực có thể mang tính tự phát, có ý thức và /hoặc có tổ chức.
Hoạt động thể lực tự phát bao gồm hoạt động khi chơi hoặc di chuyển. Cuộc sống hiện đại
khiến cho con người ngày càng ít hoạt động thể lực, ví dụ mức độ vận động trên đường đi
làm, đi học và trên đường trở về nhà ngày càng giảm đi. Những nơi trước đây cho phép
thanh thiếu niên vui chơi nay đều bị hạn chế vì bị coi là nguy hiểm. Cũng như người lớn,
nhóm đối tượng này đang trở nên ít hoạt động thể lực. Tình trạng này có thể dẫn tới nhiều
vấn đề về sức khỏe ngay từ những năm tháng thơ ấu tới khi trưởng thành [12].
2.3.1. Trên thế giới
Hiên nay, trên tồn cầu có khoảng 81% thanh thiếu niên từ 11 đến 17 tuổi không đạt
được mức độ hoạt động thể lực theo khuyến nghị của TCYTTG trong năm 2010. Trong nhà
trường, trẻ em gái vị thành niên thường bị thụ động hơn so với nam giới, với 84% trẻ em gái
và 78% nam giới ít hoạt động thể lực. Thanh thiếu niên ở khu vực Đơng Nam Á có tỷ lệ ít
hoạt động thể lực thấp nhất trên thế giới (khoảng 74%). Trong khi đó, ở phía Đơng Địa
Trung Hải, khu vực Châu Phi và Tây Thái Bình Dương thì tỷ lệ này chiếm ở mức khá cao,
lần lượt là 88%, 85% và 85%.



Nhìn chung, ở tất cả các khu vực do TCYTTG giám sát, nhận thấy nữ thanh niên ít hoạt
động thể lực hơn so với nam thanh niên [39].
Theo một bài báo được công bố vào năm 2013, cũng cho kết quả gần tương tự với
TCYTTG đưa ra. Khi tiến hành thu thập 2.384 bài báo có liên quan, thì 15 nghiên cứu đạt
được các tiêu chí đầu vào, trong đó 7 nghiên cứu đã được tiến hành ở Braxin. Kết quả phân
tích gộp cho biết, tỷ lệ hiện ít hoạt động thể lực dao động từ 18,7% đến 90,6%, trung bình là
79,7%. Trong tất cả các cuộc điều tra, tỷ lệ này ở nữ giới luôn cao hơn nam giới và các quốc
gia đang phát triển thì có tỷ lệ ít hoạt động thể lực cao hơn so với nhóm quốc gia phát triển
[18].
Bảng 3. Tỷ lệ ít hoạt động thể lực ở thanh thiếu niên (11-17 tuổi) theo các nhóm
thu thập và giói tính, năm 2010 (đon vị: %) [40]
xếp loại theo Ngân hàng
Giói tính
Thế giói

Chung

Nữ giới

Nam giới

Thu nhập chậm phát triển
84,5 [81,3-87,7]

86,9 [82,9-90,0]

82,1 [78,1-86,2]


Thu nhập trung bình - thấp
77,9 [75,2-80,4]

79,6 [74,7-83,5]

76,5 [72,8-79,7]

Thu nhập trung bình - cao

Thu nhập cao

84,4 [79,9-89,5]

88,7 [84,3-92,4]

80,0 [74,7-86,6]

79,7 [78,3-81,0]

86,1 [84,3-87,7]

73,2 [71,0-75,4]



×