Tải bản đầy đủ (.docx) (126 trang)

Luận văn thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tiếp cận nguồn thông tin về sức khoẻ sinh sản của một số nhóm vị thành niên có hoàn cảnh đặc biệt tại quận cầu giấy năm 2007

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (855.52 KB, 126 trang )

Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Bộ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TÉ CÔNG CỘNG

NGUYÊN VĂN QUÂN

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
ĐÈN TIÉP CẬN NGUỒN THÒNG TIN VÈ sức KHOẺ SINH SẢN
CỦA MỘT SỐ NHÓM VỊ THÀNH NIÊN CĨ HỒN CẢNH ĐẶC BIỆT
TẠI QUẬN CÀU GIÁY NĂM 2007

LUẬN VÃN THẠC sĩ Y TÉ CÔNG CỘNG

GIÁO VTÊN HƯỚNG DÂN : TIÉN sĩ BÙI THỊ THU HÀ

HÀ NỘI, NÃM 2007


Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Bộ Y TÉ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN VĂN QUÂN

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
ĐÈN TIẾP CẬN NGUỒN THÒNG TIN VÈ sức KHOẺ SINH SÀN
CỦA MỘT SỐ NHÓM VỊ THÀNH NIÊN CĨ HỒN CẢNH ĐẶC BIỆT
TẠI QUẬN CAU GIẤY NĂM 2007

Mã SỐ: 60.72.76

HÀ NỘI, NĂM 2007



iii

Hà Nội, ngày 20 thảng 9 năm 2007

LỜI CẢM ƠN!
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại học và các thầy cô
giáo trường Đại học y tế Cơng Cộng đã tận tình giảng dạy, cung cấp kiến thức và hướng
dẫn tôi trong suốt hai năm học vừa qua.
Với tất cả sự kính trọng và biết ơn sâu sẳc nhất, từ đáy lịng mình tơi xin bày tỏ lòng
biết ơn tới Tiến sĩ Bùi Thị Thu Hà, Giáo viên hướng dẫn - người đã tận tình hướng dẫn,
hồ trợ, giúp đỡ, truyền đạt kinh nghiệm và tạo mọi điều kiện có the cho tơi giúp tơi hồn
thành luận văn này.
Tơi xin trân trọng cảm ơn các Thầy, các Cô các bộ môn, các bạn đông nghiệp các
anh, chị học viên lớp Cao học 9 đã có những ý kiến het sức q báu giúp tơi trong khi
làm luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các phòng, ban, các đơn vị địa phương của quận Cầu
Giấy đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình tiến hành đề tài nghiên cứu tại địa
phương. Đặc biệt là nhóm sinh viên khố II của trường YTCC, nhũng người đã cùng tơi
khơng quản khó khăn mưa, nắng, luôn đồng hành cùng tôi đen từng nhà, tiếp cận đối
tượng để có được những thơng tin trung thực nhất.
Tơi xin trân trọng cảm ơn!
Học viên


MỤC LỤC
ĐẶT VÁN ĐỀ........................................................................................................ 1
MỤC TIÊU NGHIÊN cứu...................................................................................... 4
1. Mục tiêu chung............................................................................................ 4
2. Mục tiêu cụ thể............................................................................................ 4

CHƯƠNG I: TỐNG QUAN................................................................................... 5
1.1. Tổng quan các khái niệm, định nghĩa và phân loại ưẻ em có HCĐB....
5
1.2. Tình hình sức kh sinh sàn và cịng tác truyền thơng - thơng tin........
10
giáo dục về chăm sóc sức khoẻ sinh sàn cho vị thành niên trên thế giới
1.3. Tình hình sức khoẻ sinh sản và công tác truyền thông - thông tin.........
17
giáo dục về chăm sóc sức khoè sinh sản cho vị thành niên ờ Việt Nam
CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu.................................................... 30
2.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................... 30
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu................................................................ 30
2.3. Thiết kế nghiên cứu.............................................................................. 31
2.4. Mầu và phương pháp chọn mẫu............................................................ 31
2.5. Phương pháp thu thập số liệu............................................................... 31
2.6. Xử lý và phân tích số liệu.............................................................................. 32
2.7. Các biến số nghiên cửu và các khái niệm, thước đo hay tiêu chuẩn.....
33
đánh giả
2.8. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu................................................................. 39
2.9. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số.................... 39
CHƯƠNG III: KÉT QUÀ NGHIÊN cứu............................................................. 40
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cửu..................................................... 40
3.2. Thực trạng tiếp cận nguồn thông tin về SKSS-VTN.................................... 43
3.3. Thực trạng kiến thức về sức khoẻ sinh sản vị thành niên............................. 57
3.4. Phân tích một số mối liên quan.................................................................... 63
CHƯƠNG IV: BÀN LUẬN................................................................................. 72
4.1 Đặc điểm của đối tượng nghiên cửu.............................................................. 72
4.2 Thực trạng về tiếp cận nguồn thông tin......................................................... 74
4.3 Kiến thức sức khoẻ sinh sản.......................................................................... 82

4.4 Một sổ yếu tố liên quan tới kiến thức về CSSKSS của VTN -HCĐB. . .
84


CHƯƠNG V: KÉT LUẬN.................................................................................... 89
5.1 Đặc điểm đối tượng nghiên cứu..................................................................... 89
5.2 Thực trạng sự tiếp cận nguồn thông tin về SKSS.......................................... 89
5.3 Kiến thức sức khoẻ sinh sản.......................................................................... 90
5.4 Một số yếu tố liên quan đến tiếp cận nguồn thông tin................................... 91
CHƯƠNG VI: KHUYẾN NGHỊ....................................................................... 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................... 93


vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VĨÉT TÁT

BPTT
cs

Biện pháp tránh thai
Chăm sóc

CSSKSS

Chăm sóc sức khoẻ sinh sản

DV-SKSS

Dịch vụ sức khoẻ sinh sản


DV-SKSS/KHHGĐ
DSGDTE

Dịch vụ sức kh sinh sản/ kể hoạch hố gia đình
Dân số - Gia đình và Trè em

GDSK

Giáo dục sửc khoẻ

KHHGĐ

Kế hoạch hố gia đình

HCĐB
IEC

Hồn cành đặc biệt
Thơng tin- giáo dục- truyền thơng

LTQĐTD

Lây truyền qua đường tình dục

QHTD
STDs/HIV
SKSS

Quan hệ tình dục

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và
HIV/AIDS
Sức khoẻ sinh sản

SVTN
TT

Sinh viên tình nguyện
Truyền thơng

THCS
THPT

Trung học cơ sở
Trung học phổ thông

UNFPA

Quỹ dân số Liên hợp quốc

VTN

VỊ thành niên


vii

VTN- HCĐB
YTCC


Vị thành niên có hồn cảnh đặc biệt
Y tế công cộng

WHO

Tổ chức Y tế Thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Thông tin chung về ĐTNC
Bảng 3.2. Thơng tin chung về gia đình ĐTNC
Bảng 3.3. Tiếp cận các nguồn thông tin đại chúng
Bảng 3.4. Nội dung tiếp cận
Bảng 3.5. Tần xuất tiếp cận
Bảng 3.6. Thời điểm tiếp cận
Bảng: 3.7. Chất luợng nguồn thông tin
Bảng 3.8. Thông tin tiếp cận từ gia đình
Bàng 3.9. Nội dung trao đổi thông tin giữa các thành viên và ĐTNC
Bảng 3.10. Tần xuất trao đổi về SKSS với các thành viên trong gia đình
Bảng 3.11. Thời điểm trao đổi giữa gia đình và ĐTNC
Bảng 3.12. Các nội dung tiếp cận thơng tin từ nhà trường
Bàng 3.13. Tiếp cận từ cán bộ làm công tác truyền thông giáo dục sức khoè
Bảng 3.14. Tiếp cận nguồn câu lạc bộ SKSS-VTN
Bàng 3.15 Kiến thức dậy thi
Bảng 3.16 Kiến thức mang thai và nạo phá thai
Bảng 3.17 Kiến thức biện pháp tránh thai
Bảng 3.18 Kiến thức các bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV
Bàng 3.19. Tổng hợp kiến thức SKSS-VTN
Bảng 3.20 Liên quan với yếu tố cá nhân
Bảng 3.21 Liên quan với các yếu tố gia đình

Bảng 3.22. Liên quan với nhà trường
Bảng 3.23. Liên quan với phương tiện truyền thông
Bảng 3.24. Liên quan với thời gian tiếp cận
Bảng 3.25. Mơ hình hồi quy logic xác định các yếu tố liên quan tới kiến thức SKSSVTN của ĐTNC:
Bàng 3.26. Mơ hình hồi quy logic xác định các nguồn tiếp cận thông tin về SKSSVTN liên quan tới kiến thức SKSS của DTNC:


DANH MỤC CÁC BIÊU
ĐÒ
Bảng 3.1. Tỷ lệ tiếp cận nguồn thông tin đại
chúng
Bảng 3.2. Tỳ lệ tiếp cận nguồn thông tin gia
đình


TĨM TẮT ĐÈ TÀI NGHIÊN cứu
VỊ thành niên có hồn cành đặc biệt (VTN-HCĐB) là những người bị thiệt thòi
rất lớn trong việc tiếp cận nguồn thơng tin, trong đó có thơng tin về sức kh sinh sản
vị thành niên. Tại quận cầu Giấy, hiện có 451 em VTN-HCĐB (gồm: 213 em mồ côi,
61 em khuyết tật, 109 em gia đình nghèo và 7 em bị nhiễm chất độc hố học), ưong
đó có 227 em có tuổi 14-19.
Nghiên cứu này đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng mô tà cat
ngang kết hợp với nghiên cứu định tính, tiến hành ưên 214 VTN-HCĐB tại quận cầu
Giấy, Hà Nội, trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 9 năm 2007, với mục đích mơ tả
thực trạng việc tiếp cận các nguồn thông tin, kiến thức về SKSS của VTN-HCĐB (về
4 nội dung: dậy thì, BPTT, mang thai và phá thai, và các bệnh lây truyền qua đường
tình dục, kề cả HIV), phân tích một số yếu tố liên quan tới việc tiếp cận và kiến thức
SKSS của các em. số liệu định lượng được xử lý bàng phần mềm SPSS, mơ hình hồi
qui logistic được sừ dụng để xác định yếu tố liên quan, số liệu định tính được trích
dẫn để giải thích cho thực trạng và yếu tố liên quan.

Kết quà điều tra cho thấy có hơn 2/3 VTN-HCĐB là các em gái (60.3% ), Đại
đa số VTN đã tiếp cận thông tin về SKSS (90.3%), ưong nguồn truyền thơng đại
chúng cao nhất là truyền hình với 72.9%, mang Internet và điện thoại tư vấn có tỷ lệ
tiếp cận rất thấp. Chưa đến 1/2 VTN được tiếp cận thông tin SKSS từ gia đình
(40.2%). Nội dung về dậy thì được tiếp cận nhiều nhất (76.4%), tần xuất và thời điểm
tiếp cận thơng tin được định kỳ cịn thấp, chất lượng thơng tin như tính hấp dẫn, bổ
ích, thời gian, tần xuất phù hợp chưa được 50% VTN đánh giá tốt. Chi có 1/4 VTN
(25.3%) đạt một số kiến thức cơ bản về 4 nội dung SKSS-VTN. Tuy nhiên sự tiếp cận
của các em sẽ tăng, kiến thức SKSS đạt được sẽ cao nếu được tiếp cận thường xuyên
các nguồn thơng tin, nếu được gia đình khuyến khích, hỗ trợ cho việc tiếp cận thông
tin của các em.
Từ các kết quả nghiên cứu, khuyến nghị: Tăng cường truyền thông trên nguồn
thơng tin đại chúng, nhưng cần có những cải tiến phù hợp (cả về nội dung, tần xuất,
thời điểm cung cấp,...). Tăng cường công tác bồi dưỡng nâng cao kiến thức SKSSVTN cho các bậc bổ/mẹ, có chính sách hỗ trợ các gia đình trong việc giúp các em tiếp
cận các nguồn sách/ báo/ internet,... Đưa chương trình giáo dục sức khoẻ, SKSS-VTN
vào tất cả các loại hình đào tạo, có thời gian, thời lượng hợp lý. Có chính sách hỗ trợ
cho các em gái trong việc tiếp cận các nguồn thông tin SKSS-VTN, huy động cộng
đồng tham gia giáo dục SKSS-VTN.


1

ĐẶT VÁN ĐÈ
Vị thành niên là giai đoạn tuổi từ 10 đến 19, đây thời kỳ quá độ trong quá trình
phát triển từ trẻ em sang người lớn, thời kỳ này được đánh dấu bởi những thay đổi về
thể chất, tâm sinh lý và các chức năng sinh sản. Đây là giai đoạn rất quan trọng trong
suốt cuộc đời bởi vì nỏ liên quan đến sự phát triển thể chất và tâm sinh lý, đặc biệt là
quá trình hình thành và phát triển các chức nãng sinh sàn giúp cho vị thành niên chuẩn
bị bước vào thời kỳ sinh sản [32].
Với dân so trên 84 triệu người, Việt Nam là nước có quy mơ dân số lớn thứ 2 ở

Đơng Nam Á sau Inđônêxia và đứng thứ 13 trên thế giới, trong đỏ vị thành niên
(VTN) chiếm hơn 19,3 triệu người (tương đương 24% dân số hiện nay)[41]. Dân số
Việt Nam là dân số trẻ bởi vì có 51.3% dân số dưới 25 tuổi. Trong thời gian qua
chương trình dân số Việt Nam tập trung chủ yếu vào việc cung cấp dịch vụ kế hoạch
hóa gia đình nhàm hạn chế sự gia tăng dân số, những chương trình này chưa thực sự
tập trung vào việc chàm sóc sức khỏe sinh sản đặc biệt là sức khỏe sinh sản vị thành
niên. Tỷ lệ nạo phá thai tuổi VTN ước tính khoảng 23-30% tổng số nạo phá thai hàng
năm, hơn nữa mang thai và sinh con ở những bà mẹ tuổi đời 15-19 vẫn cịn cao
khoảng 3%[41]. Tính đến 31/5/2007 số trường hợp bị nhiễm HIV ở Việt nam khoảng
126.543 người, con số thực tế nhiều gấp nhiều lần so với con số báo cáo. Theo ước
tính tỷ lệ nhiễm HIV ở Việt Nam khoảng 0,22- 0,27 dân số, hơn 50% số trường hợp bị
nhiễm HIV nằm trong độ tuổi VTN và thanh niên [41],
Cùng với q trình đơ thị hố, sự phân hố giàu nghèo, vấn đề các nhóm trẻ em
và trẻ vị thành niên có hồn cảnh đặc biệt (VTN-HCĐB), đặc biệt là ờ các thành phố
lớn như: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phịng, Đà Nằng,.. Theo ước tính, cà nước hiện
có 2,5 triệu trẻ có HCĐB (chiếm khoảng 3% dân số), trong đó 300.000 trẻ thuộc diện
hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng tại cộng đồng (khoảng 89.000 tré mồ côi, 199.000 trẻ
khuyết tật, 10.000 trẻ nhiễm H1V, 21.000 ưé lang thang, 1903 trè nghiện ma tuý,
9467 trẻ vi phạm pháp luật,...). Cơng tác chăm sóc cho nhóm đối tượng này cũng còn
rất hạn chế, ngay như tại Hà Nội, chỉ có 27% số trẻ mồ cơi khơng nơi nương tựa được
chăm sóc, 12,43% trẻ khuyết tật được chăm sóc,...Tại


2

quận Cầu Giấy, số trẻ em cỏ hoàn cảnh đặc biệt, trong đó có vị
thành niên có hồn cành đặc biệt (VTN-HCĐB) trên địa bàn quận năm
2005 là 451 em. Trong đó: Trẻ em mồ cơi là 213 em (mo côi cả cha lẫn
mẹ, mồ côi 1 bề), 61 em khuyết tật, 109 em gia đình nghèo và 7 em bị
nhiễm chất độc hoá học), vấn đề SKSS-VTN như mang thai, nghiện ma

tuý, mãi dâm trẻ em, xâm hại tình dục trè em, để lại hậu quà rất nặng nề.
Tình hình SKSS của VTN nói chung và của VTN-HCĐB nói riêng đã trở nên
rất nghiêm trọng đòi hỏi nhiều quốc gia trên the giới phải lên tiếng và
hành động. Nhiều biện pháp được thực hiện, trong đó thơng tin- giáo dụctruyền thông (IEC) được coi là giải pháp quan trọng nhất [41]

Ngày nay, cùng với sự bùng nổ của kỳ nguyên công nghệ thông tin, các nguồn
truyền thông đã mở ra cơ hội tiếp cận cho mọi người, trong đó có VITM- HCĐB.
Truyền thơng đại chúng là một loại truyền thơng có điều kiện nhanh chóng đưa thơng
tin đến các nhóm đối tượng. Truyền thơng đại chúng có rất nhiều loại khác nhau,
trong bổi cảnh Việt nam hiện nay, các loại hình truyền thơng đại chúng như: Truyền
hình, đài phát thanh, đài truyền thanh, báo, tạp chí, sách chuyên đề, các loại lờ rơi,
điện thoại tư vẩn và Internet,... dóng vai trị hết sức quan trọng nhàm cung cấp thơng
tin, nâng cao kiến thức và nhận thức cho vị thành niên về các vấn đề sức khỏe nói
chung và sức khoẻ sinh sản nói riêng. Tuy nhiên, truyền thơng đại chúng cũng có
những hạn chế nhẩt định như điều kiện tiếp cận (phương tiện, thời gian,..), ...[40],
Gia đình là cái nôi của mỗi con ngườỉ. Nguồn thông tin từ gia đình là rất quan
trọng, nhiều trường hợp đây là nguồn cung cấp thông tin gần như là duy nhất của các
thành viên như người mù, câm điếc, tàn tật. Tuy nhiên khả nãng cung cấp và hiệu quả
thông tin phụ thuộc vào rất nhiều yểu tố, đặc biệt là nhận thức, kiến thức, kỹ năng và
trách nhiệm của các thành viên với nhau [27].
Nhà trường đóng vai trị quan trọng trong giáo dục sức khoè, nguồn thông tin
cung cấp từ các thầy cô giáo luôn được học sinh chấp nhận và tự giác thực hành theo
ở mức độ cao. Tuy nhiên nguồn thơng tin này phụ thuộc vào giáo trình, chương trình
giảng dạy ở mỗi loại hình đào tạo, sự quan tâm của nhà trường ]41 ].


3

Trong những năm qua ở Việt Nam. cộng đồng đóng vai trị quan trọng trong
cơng tác truyền thơng giáo dục sức khoẻ. Sự tham gia của các cấp, các ngành, các

đồn thể, các tổ chức xã hội đã góp phần không nhỏ vào thành tựu dạt được trong việc
nâng cao nhận thức, kiến thức cho các tầng lớp nhân dân về các vấn đề sức khoẻ. Tuy
nhiên các hoạt động này phụ thuộc vào nguồn lực của mồi tố chức, đoàn thể, sự ưu
tiên của mồi giai đoạn lịch sử [27j.
Ở tuổi vị thành niên, nhu cầu cung cấp thông tin về các vẩn đề liên quan về
sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục là rẩt lớn, nhóm VTN-HCĐB cũng khơng nằm
ngồi qui luật này. Trong bối cảnh này truyền thơng đóng vai trị hết sức quan trọng
trong việc cung cấp thông tin nâng cao nhận thức, trau dồi kiến thức cho vị thành
niên. Truyền thông sẽ làm tăng khả năng cùa con người trong việc học tập và quan sát
các hành vi SKSS. Truyền thông đặc biệt quan trọng đổi với vị thành niên khi vị thành
niên đang trong giai đoạn hình thành và phát triển hành vi và quan niệm tình dục [41],
Mục đích cuả nghiên cứu này là phát hiện sự liên quan của các nguồn truyền
thông trong việc cung cấp thông tin về sức khỏe sinh sản cho vị thành niên có hồn
cảnh đặc biệt sống ở quận cầu Giấy, Hà Nội. Cụ thể hơn nữa là:
Thực trạng VTN-HCĐB tiếp cận thông tin về chăm sóc sức khoẻ sinh sản
(SKSS) hiện nay như thế nào? kiến thức SKSS? các yếu tố liên quan là gì? nhu cầu,
giải pháp truyền thơng phù hợp về chãm sóc SKSS cho nhóm đối tượng trên đây trong
thời gian tới là gì?... Chính vì vậy chúng tơi đề xuất nghiên cứu "
Thực trạng và một so
yểu tố liên quan đến tiếp cận nguồn thơng tin về sức khỏe sình sản của một số
nhỏm vị thành niên có hồn cảnh đặc biệt tại quận cầu Giấy năm 2007”


MỤC TIÊU NGHIÊN cứu

1. Mục tiêu chung:
Mô tả thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tiếp cận nguồn thông tin về
sức khoẻ sinh sản của một số nhóm vị thành niên có hồn cảnh đặc biệt tại quận Cầu
Giấy, Hà Nội, năm 2007.


2. Mục tiêu cụ thể
2. ỉ Mị tả việc tiêp cận ngn thơng tin vê sức khoẻ sinh sản cùa một sị
nhóm vị thành niên có hồn cảnh đặc biệt tại quận cầu Giấy, năm 2007.
2.2Mơ tả một số kiến thức cơ một số
nhóm vị thành 2007.
2.3Xác định một sô yêu khoẻ
sinh sản quận Cầu
khoè sinh sản vị thành
niên của đặc biệt tại
quận
Giấy, năm

cầu

cận nguôn thơng tin vê sức vê
niên có hồn cảnh đặc biệt tại


5

CHƯƠNG I: TỐNG QUAN
1.1 Tống quan các khái niệm, định nghĩa và phân loại nhóm
1. 1.1. Cơ sở lý luận xem xét khái niệm, định nghĩa và phân loại nhóm
Việc đưa ra các khái niệm, định nghĩa nhóm đối tượng được dựa trên một số
dấu hiệu chung và thuộc tính bản chất của sự vật, hiện tượng. Để xác định nhóm và
các nhóm trẻ em cũng cần phải càn cứ vào một số dấu hiệu chung của trẻ em, những
thuộc tính bản chất của trẻ em và của từng nhóm trẻ, chảng hạn xác định trẻ em nói
chung cần dựa trên những đặc trưng về sinh lý, tâm lý, thể chất, trí tuệ, độ tuổi để đưa
ra quan niệm về trẻ em phù hợp. Có nhiều quan niệm về nhóm, điển hình như:
Theo H.Phichter: Nhóm là một tập hợp có thể nhận thức được, với cơ cấu tồ

chức có tinh cách liên tục. Trong tập hợp đó bao gồm những thành viên có những vị
thế, vai trị nhất định, có quan hệ tương tác qua lại với nhau, có những quyền lợi và
giá trị chung, những mục tiêu xà hội chung, phải tuân theo nhưng quy tác và điều lệ
chung của nhóm [21].
Theo Robertson: Nhóm là một tập hợp người được liên hệ với nhau theo một
kiểu nhất dịnh, nói cách khác: nhóm là tập hợp người có liên hệ với nhau về mặt vị
thế vai trò, những nhu cầu lợi ích và những giá trị nhất định [21].
Từ các khái niệm nêu trên chúng ta có thể hiểu một cách chung nhất về nhóm
xã hội: là một tập hợp người có vị the, vai trị và định hướng giá trị chung nhất định,
có quan hệ tương tác với nhau.
1.1.2. Trẻ em, vị thành niên và trẻ em tuổi vị thành niên có hồn cảnh đặc biệt
/. 1.2.1 Quan niệm trẻ em và vị thành niên
Thuật ngữ trẻ em được ghi nhận và sử dụng khá rộng rãi, phổ biến trong các
nghiên cứu khoa học, trong xã hội; tuy nhiên ở mỗi quốc gia lại có những quan niệm
khơng đồng nhất về trẻ em.
Trong Công ước quốc tế về quyền trẻ em (ngày 20/11/1989) đã nhắc lại điều
được ghi nhận trong tuyên ngôn về quyền ưẻ em 1959: "Trẻ em là người cịn non nớt
về thể chất và trí tuệ, cần phải bảo vệ và chăm sóc đặc biệt".[10]
Trẻ em được quan niệm theo qui định của Công ước Quốc tế về quyền trẻ


6

em, được qui định tại điều 1: "Trẻ em là người dưới 18 tuổi, trừ
trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em được quy định tuổi thành niên
sớm hơn" [10]

Trong những quy tắc tổi thiểu của Liên Hợp Quốc về bảo vệ người chưa thành
niên bị tước quyền tự do được ghi nhận trong phần II, điều 11: "Những người chưa
thành niên là người dưới 18 tuổi". Như vậy, theo quan điểm cùa pháp luật quốc tế

quy định trẻ em và người chưa thành niên là những người chưa đủ 18 tuổi. [10]
Trong Bộ luật dân sự của Việt Nam, tại điều 20 quy định: "Người đủ 18 tuổi
trở lên là người thành niên, người chưa đủ 18 tuổi là người chưa thành niên"
Hiện nay, xuất phát từ thực tiễn và qua nghiên cứu, nhiều nhà quản lỷ và
nghiên cứu và cộng đồng đang kiến nghị độ tuổi của trẻ Việt Nam nên qui định là
những người dưới 18 tuổi. [10].
Vị thành niên là chỉ những người đang ở giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ con
sang người trưởng thành trong độ tuổi từ 10-19 (Theo quy định của Tổ chức Y tế thế
giới). Tuổi VTN lại chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn sớm từ 10- 13 tuổi, giai đoạn
giừa từ 14- 16 tuổi và giai đoạn muộn từ 17 đến 19 tuổi[9].
1.1.2.2. Quan niệm trẻ em, VTN có hồn cảnh đặc biệt
Trẻ em, vị thành niên có hồn cành đặc biệt phụ thuộc vào tình hình kinh tếxã hội của từng nơi (từng quốc gia, địa phương), và từng giai đoạn phát triển của mồi
nước, mỗi địa phương, phụ thuộc vào đặc điểm văn hoá của mỗi dân tộc, từng cộng
đồng. Chính vì vậy, ở mỗi quốc gia khác nhau, hoặc từng vùng ở từng giai đoạn khác
nhau sẽ khơng có sự giống nhau về số nhóm, qui mơ cùa từng nhóm có hồn cảnh
đặc biệt [19],[39]
The giới:
Tất cả những người (khơng kể người lớn, trẻ em) có mức sống dưới ngưỡng
nghèo khó, với thu nhập dưới 1 đơ la Mỹ / ngày. Họ là những người có hoàn cảnh
đặc biệt [41],[52].


Việt Nam:
Hiện có những quan niệm khác biệt nhất định về trẻ em có hồn cành dặc biệt.
Theo qui định tại luật BVCSGDTE 2004, quyết định số 19/2004/QĐ-TTg của Thù
tướng chính phủ về bảo vệ trẻ em có hồn cảnh đặc biệt gồm: trẻ em lang thang; trẻ
nhiễm HIV /AIDS; trẻ em làm trái pháp luật; trẻ em bị lạm dụng tình dục; trẻ em bị
xâm hại bởi tệ nạn ma túy,.. [19],[39].
Ngồi quan niệm về trẻ em có hồn cảnh đặc biệt, cịn có quan niệm về trè em
có hồn cảnh đặc biệt khó khăn là khái niệm có ngoại diện rộng dùng để chi những

trẻ em dưới 16 tuổi có những hồn cảnh bất hạnh, chịu sự thiệt thịi về tinh thần và
thể chất ít có cơ hội thực hiện các quyền cơ bản của trẻ em và hồ nhập cộng đồng,
nếu khơng có sự trợ giúp tích cực của gia đình, cộng đồng xã hội. Dối tượng trẻ có
hồn cành dặc biệt khó khăn, ngồi những đối tượng được nêu trong đối tượng của
trẻ em có hồn cảnh đặc biệt, mỗi quốc gia, mỗi vùng cịn có các nhóm như: trẻ em
trong các gia đình khơng đầy đù; trẻ em trong các gia đình di cư tự do; v.v... [19],[39]
ỉ. 1.2.3 Sự xuất hiện và tồn tại của nhóm trẻ em VTN có hồn cảnh đặc biệt
Sự xuất hiện, tồn tại và phát triển của nhỏm ưẻ em có hồn cảnh đặc biệt gắn
liền với q trình phát triển kinh tế- xã hội(KT-XH) trong từng giai đoạn lịch sử nhất
định. Có những nhóm trẻ như mồ cơi, tàn tật tồn tại lâu dài, nhưng cũng có những
nhóm chỉ xuất hiện, tồn tại trong một giai đoạn lịch sử phát triển KT-XH nhát định
như ưẻ em bị lạm dụng tình dục, trẻ em lang thang, trẻ em nghiện ma tuỷ,..Sự xuất
hiện của các nhỏm trẻ em này là vấn đề nội tại cùa sự vận dộng và phát triển cùa xã
hội [19],[39].
Ở nước ta một số nhóm trè em và trẻ VTN-HCĐB đà xuẩt hiện và tồn tại từ
rất lâu, nhưng chưa thực sự trở thành vẩn đề xã hội bức xúc. Ngày nay cơ chế thị
trường đã tạo dộng lực cho phát triển K.T-XH, nhưng ngược lại nhóm người yếu thế
khơng có sức khoẻ, khơng có khả năng lao động,, lại rơi vào cảnh nghèo khó. Cùng
với phân hoá giàu nghèo giữa các vùng, các tầng lớp dân cư, lại xuất hiện thêm


nhiều nhóm trẻ khác như trẻ em lao động sớm, trẻ em lang thang,
trẻ em nghiện ma tuý,...[19].

Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là những trẻ em chịu nhiều thiệt thịi so với
những trẻ em bình thường. Chính vi lý do thiệt thòi nên biểu hiện về mặt tâm lý,
nguyên vọng của các em rẩt phức tạp và đa dạng. Tuy vậy, có thể nhóm thành hai
nhóm có những đặc điểm chung nhất đó là:
Nhóm trẻ do mac bệnh tật, sức khoẻ yếu, thiểu sự chăm sóc của gia đinh, xã
hội dẫn đến buồn chán, tự ti, phó mặc cuộc đời,... nhóm này ít có biểu hiện ra bên

ngồi về những tâm tư, nguyện vọng và mong muốn cá nhân [7],
Nhóm trẻ cớ nghị lực ln muốn vượt qua bệnh tật, phấn đấu học tập, rèn
luyện để trở thành người có ích cho xã hội, số này thường chiếm tỳ lệ cao. Dây là
nhóm trẻ nhiều mơ ước, sống lạc quan tin yêu vào cuộc sống gia đình và xã hội [7], ỉ.
1.3. Phân loại một số nhóm trẻ em, VTN hoàn cảnh đặc biệt
Ị. 1.3. ỉ Trẻ em mồ cơi', là trẻ khơng cịn cha, mẹ, khơng nơi nương tựa, trẻ em còn
cha mẹ nhưng bỏ đi mất tích, bỏ con bơ vơ khơng có người ni dường. Trẻ em trong
các gia đình bố hoặc mẹ, thậm chí cả hai đều bị đi tù, hoặc bỏ đi, trẻ em thiếu hụt sự
quan tâm dài, thậm chí thiếu vĩnh viễn sự quan tâm của bố, mẹ hoặc cả bố mẹ. [19]
ỉ. ỉ. 3.2. Trẻ em trong các gia đình nghèo
Trẻ em nghèo được hiểu là những trẻ sống trong gia đinh trong diện nghèo
theo tiêu chí qui định của Bộ LĐ-TB-XII nãm 2005 [7].
Trè em nghèo của Hà Nội được hiểu là những trẻ em sống trong gia đình
nghèo tính theo tiêu chí qui định đối với hộ gia đình nghèo của Hà Nội (nội thành và
ngoại thành) [19].
1.1.3.3. Trẻ em lang thang (trẻ đường phố)
Theo quan niệm quốc tế: trẻ đường phố được hiểu là những người dưới 18 tuổi
lang thang kiếm sống trên dường phố [19].


1.1.3.4. Trẻ em nghiện ma tủy. là những trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng chất gây nghiện
dưới các hình thức hút, hít, tiêm chích dẫn đến hội chứng nghiên, nếu ngừng sử dụng
chất ma túy sẽ gây nên những bất thường về tâm sinh lý [19].
1.1.3.5. Trẻ em bị xám hại tình dục: bao gồm 2 loại: trẻ em bị LDTD bao gồm trè bị
hiếp dâm, cưỡng dâm, loạn luân; TE bị bóc lột tỉnh dục bao gồm trẻ bị bắt cóc, bn
bán mại dâm ...[19]
1.1.3.6. Trẻ em lao động sớm: Trẻ dưới 16 tuổi phải làm thuê, làm mướn, làm công
việc nặng nhọc, độc hại để nuôi sống bản thân và gia đình, khơng có điều kiện học
tập văn hố, vui chơi, giải trí, ảnh hường đến việc phát triển thể lực, trí lực và nhân
cách (trẻ bị bóc lột sức lao dộng, lạm dụng lao động,...) [19]

1.1.3.7. Trẻ em làm trái pháp luật: là trẻ em trong độ tuổi do pháp luật quy định đã
thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý những hành vi trái pháp luật, mà tuỳ theo mức độ
nguy hiểm cho xã hội vỉ hành vi đó, người đỏ có thể bị xử lý theo pháp luật hành
chính hay pháp luật hình sự.[ 19]
1.1.3.8. 1.3.8. Trẻ em chịu hậu quà chất độc da cam: là những trẻ chịu di chứng chất
độc da cam để lại bởi cha mẹ, các the hệ trước (chủ yếu do chiến tranh) gây những
hậu quả xấu về thể chất và tâm thần như tàn tật, dị tật bẩm sinh ...[19]
1.1.4 Các đặc thù của VTN
Đặc điểm nổi bật nhất của tuổi VTN là có sự biến đổi về cơ thể, sinh lý, tâm lý
để trở thành người trưởng thành. Đặc điểm này chi phối tất cả công tác ni dưỡng,
giáo dục, chăm sóc sức khoẻ, chế độ làm việc đối vởi VTN. Những biến đổi lớn lao
của đời người trên đây được gọi là tuổi dậy thì, tuổi dậy thì diễn ra từ 2- 5 năm tuỳ
từng người, bẳt đầu từ giai đoạn tuổi thiếu niên và kết thúc vào tuổi thanh niên, nữ
VTN thường dậy thì sớm hơn nam VTN khoảng 2 năm. Giai đoạn tuổi dậy thì có thể
chia làm 2 giai đoạn: (Đ Giai đoạn tiền dậy thì: nữ (11-13 tuổi), và nam (13-15 tuổi);
® Giai đoạn dậy thì chính thức: nữ (13-18 tuổi), và nam (15-18 tuổi).
Khi trẻ gái tới tuổi dậy thì, có nhiều biến đổi quan trọng về cơ thể, tâm sinh lý,
tính cách như: Lớn nhanh, cơ thể trờ nên mềm mại và nữ tính, ngực và vú phát triển.
Đặc trưng của dậy thì nữ là xuất hiện kinh nguyệt, kinh nguyệt là sự báo hiệu


khả năng thụ thai của trẻ gái, tử cung đã có đủ khả năng đảm bảo
cho thai nhi phát triển nếu như có sự thụ tinh diễn ra.

Dấu hiệu dậy thì ở nam VTN khác nhiều so với nữ VTN. Vóc dáng cơ thể ờ
nam VTN thay đổi nhanh như: Chiều cao tăng, phát triển cơ bắp, giọng nói thay đổi
rõ rệt, xuất hiện lông mu, lông ở nơi khác và râu,.... Song sự thay đổi quan trọng nhất
là bộ phận sinh dục do tác động cùa hc mơn sinh dục nam testosteron. Tinh hoàn
bắt đầu phát triển và sản xuất ra tinh trùng, dương vật cũng phát triển to ra. Sau một
thời gian xuất hiện mộng tinh. Tinh trùng lúc này có khả năng gây thụ thai nếu như

QHTD mà không sử dụng các biện pháp tránh thai hữu hiệu.
về tâm sinh lý, tuổi dậy thì cũng có những thay đổi lớn. Năm lĩnh vực chính
được các nhà khoa học nhắc tới về sự thay đổi này: ®Tỉnh độc lập: Tuổi dậy thì ln
có xu hướng độc lập về suy nghĩ và việc làm, ít muốn phụ thuộc vào ông, bà, cha,
mẹ, hay anh, chị. ©Nhân cách: VTN cố gắng để khang định mình và đạt tới cái muốn
“tơi là ai, tơi có thể là gì” muốn xác định vị trí, và vai trị của bản thân trong gia đình
và tập thể. ©Tình cảm: Tuổi dậy thi là giai đoạn chuẩn bị tinh cảm cho quan hệ yêu
đương. Xuất hiện tình cảm đối với người khác giới. ©Tính thích hợp: Hình thành các
cơ sở đế tạo ra các giá trị theo các vị trí như cha, mẹ, xã hội, đồn thể... ©Trí tuệ :
VTN có trí tuệ liên tục phát ưiển, ở độ tuổi VTN trí tuệ phát triển mạnh nhất [24],
[35].
VTN là một trong những giai đoạn của một đời người song lại có vị trí hết sức
quan trọng có tính quyết định đối với sự phát triển của cuộc đời sau này của mỗi con
người, vỉ đây là thời kỳ phát triển và hoàn thiện thể chất của cơ thể, bắt đầu hình
thành sự tự ý thức về thế giới quan, sự chuẩn bị và lựa chọn nghề nghiệp để bước vào
cuộc sống tự lập cùa mỗi cá nhân.
1.2 Tình hình sức khoẻ sinh sản và cơng tác thơng tin- giáo dục- truyền thơng về
chăm sóc sức khoẻ sinh sản cho vị thành niên trên thế giới
7.2.1 Thực trạng sức khoẻsinh sản vị thành niên
Với trên 1,2 tỷ trè VTN, nhu cầu về CSSKSS cho đối tượng này trờ thành một
vấn đề quan trọng của chiến lược sức kh tồn dân. Thế giới nói chung và mỗi



×