Tải bản đầy đủ (.docx) (122 trang)

Luận văn thực trạng về quản lý chất thải rắn y tế và một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành của nhân viên y tế tại bệnh viện đa khoa thành phố vinh, năm 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 122 trang )

Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Bộ Y TÉ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TÉ CƠNG CỘNG

NGUN THỊ HỊNG ĐIỆP

THựC TRẠNG VÈ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TÉ
VÀ MỘT SÔ YÉU TỐ LIÊN QUAN ĐÉN KIÉN THỨC, THựC
HÀNH CỦA NHÂN VIÊN Y TÉ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
THÀNH PHÓ VINH, NĂM 2013

Luận văn thạc sỹ chuyên ngành y tê công cộng
Mã số: 60.72.03.01

Hướng dẫn khoa học:
TS. Nguyễn Cảnh Phú

PGS.TS Nguyễn Huy Nga

Hà Nội, 2013


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trĩnh học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, học viên đã
nhận được sự động viên, giúp đỡ tận tình, tạo điều kiện thuận lợi của các cấp
lãnh đạo; của nhiều thầy giáo, cô giáo, các bạn đồng nghiệp và gia đình.
Học viên chân thành cảm ơn: Hội đồng đào tạo, Hội đồng khoa học, các
thầy giáo, cô giáo trường Đại học Y tế công cộng; đội ngũ cán bộ y tế Bệnh viện
Đa khoa Thành pho Vinh; cùng đông đảo đồng nghiệp đã tận tình quản lý, giảng
dạy, cung cấp tài liệu, tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở thực tế, đóng góp những ý
kiến q báu cho việc nghiên cứu hồn thành đề tài. Đặc biệt, học viên xin bày tỏ


lòng biết ơn sâu sac đến PGS. TS. Nguyễn Huy Nga và TS. Nguyễn Cảnh Phú Người hướng dẫn khoa học đã tận tâm bồi dưỡng kiến thức, phương pháp
nghiên cứu, năng lực tư duy và trực tiếp giúp đỡ học viên hoàn thành luận văn
này.
Mặc dầu rất cố gắng trong quá trình thực hiện, song luận văn khơng tránh
khỏi những thiếu sót, học viên kính mong nhận được những lời chỉ dẫn ân cần
của các thầy giáo, cô giáo, ỷ kiến trao đổi của các đồng nghiệp để luận văn
được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, tháng 8 năm 2013

Nguyễn Thị Hồng Điệp


i

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ

1

MỤC TIÊU NGHIÊN cứu

3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.

Một số vấn đề về chất thải y tể

1.2.


Một số nghiên cứu về quản lý chất thải gần đây tại Việt Nam

4
4
24

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu

28

2.1.

Đối tượng nghiên cứu

28

2.2.

Thời gian và địa điểm

28

2.3.

Thiết kế nghiên cứu

28

2.4.


Phương pháp chọn mẫu

28

2.5.

Phương pháp thu thập số liệu

29

2.6.

Các biến số nghiên cứu

30

2.7.

Các khái niệm và tiêu chuẩn dùng trong đánh giá

34

2.8.

Phương pháp phân tích số liệu

40

2.9.


Đạo đức nghiên cứu

40

2.10. Hạn che của nghiên cứu,sai số và biện pháp khắc phục

41

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN cứu
3.1.

Thực trang quản lý chất thải rắn y tế

42

3.2.

Kiến thức, thực hành nhân viên y tế

51

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN KẾT QUẢ

65

KẾT LUẬN

82


KHUYẾN NGHỊ

84

TÀI LIỆU THAM KHẢO

85


ii

PHỤ LỤC

88

Phụ lục 1.

Bảng kiểm đánh giá thực trạng QLCTRYT

88

Phụ lục 2.

Phiếu phát vấn kiến thức QLCTRYT

91

Phụ lục 3.

Bảng kiểm đánh giá thực hành QLCTRYT


96

Phụ lục 4.

Hướng dẫn phỏng vấn sâu Giám đốc bệnh viện

98

Phụ lục 5.

Hướng dẫn phỏng vấn sâu Trưởng khoa phòng chống nhiễm

khuẩn

100

Phụ lục 6. Hướng dẫn phỏng vấn sâu nhân viên y tế

102


iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BV

: Bệnh viện

CT


: Chất thải

CTR

: Chất thải rắn

CTYT

: Chất thải y tế

CTRYT

: Chất thải rắn y tể

Gb

: Giường bệnh

HBV

: Hepatitis B virus (Vi rút viêm gan B)

HCV

: Hepatitis c virus (Vi rút viêm gan C)

HIV

: Human Immunodeficiency Virus (Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người)


QLCTYT

: Quản lý chất thải y tế

SD

: Sử dụng

TTYTDP

: Trung tâm y tể dự phòng

TTYT

: Trung tâm y tế

WHO

: World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)


iv

Bảng 1.1.

DANH MỤC CÁC BẢNG
Thành phần chất thải bệnh viện

6


Bảng 1.2.

Lượng chất thải phát sinh tại các nước trên thể giới

7

Bảng 1.3.

Lượng CT khác nhau giữa các nước có mức thu nhập khác nhau

7

Bảng 1.4.

Lượng CTYT phát sinh ở các bệnh viện ở Việt Nam

8

Bảng 1.5.

Một số ví dụ về sự nhiễm khuẩn gây ra do tiếp xúc với CTYT,
các loại vi sinh vật gây bệnh và các phương tiện lây truyền

10

Bảng 1.6.

Dự báo chất thải phát sinh trong các cơ sở y tế của Nghệ An


22

Bảng 3.7.

Thực trạng chất thải rắn

44

Bảng 3.8.

Dụng cụ, bao bì. đựng và vận chuyển

45

Bảng 3.9.

Thực trạng về thu gom chất thải

47

Bảng 3.10.
Bảng 3.11.

Thực trang vận chuyển chất thải
Thực trạng lưu giữ chất thải

47
48

Bảng 3.12.

Bảng 3.13.

Nhân lực tham gia QLCTRYT
Tài chính dành cho QLCTRYT

50
50

Bảng 3.14.
Bảng 3.15.

Thông tin chung về đối tượng
Kiến thức về thu gom CTRYT

51
52

Bảng 3.16.

Kiến thức về lưu giữ CTRYT

53

Bảng 3.17.
Bảng 3.18.

Kiến thức về xử lý, tiêu hủy CTRYT
Mối liên quan giữa kiến thức chung về QLCTRYT và

54


nhóm tuổi

55

Bảng 3.19.

Mối liên quan giữa kiến thức chung về quản lý CTRYT và
giới tính

Bảng 3.20.

56

Mối liên quan giữa kiến thức chung về QLCTRYT và
ngạch viên chức

56


V

Bảng 3.21.

Mối liên quan giữa kiến thức chung về QLCTRYT và số năm công tác

Bảng 3.22.

Mối liên quan giữa kiến thức về QLCTRYT và vị trí, cơng việc


57
chun trách
Bảng 3.23.

57

Mối liên quan giữa kiến thức chung về QLCTRYT với phổ biến quy
chế

Bảng 3.24.

Thực hành thu gom CTRYT

Bảng 3.25.
Bảng 3.26.

Thực hành lưu giữ CTRYT
Mối liên quan giữa thực hành phân loại CTRYT và ngạch viên chức

58
59
60

61
Bảng 3.27.

Mối liên quan giữa thực hành về phân loại CTRYT và số năm công tác

Bảng 3.28.


Mối liên quan giữa thực hành về phân loại CTRYT và vị trí cơng việc

62
chun trách
Bảng 3.29.

quy chế QLCTRYT
Bảng 3.30.

62

Mối liên quan giữa thực hành về phân loại CTRYT với phổ biến về
63

Mối liên quan giữa thực hành về phân loại CTRYT với nhóm tuổi
63

Bảng 3.31.

Mối liên quan giữa thực hành về phân loại CTRYT với kiến thức
chung về QLCTRYT

64


vi

DANH MỤC BIẺU ĐÒ
Biểu đồ 3.1. Thực trạng phân loại chất thải


46

Biểu đồ 3.2. Thực trạng chung về quản lý CTRYT bệnh viện

49

Biểu đồ 3.3. Kiến thức về phân loại CTRYT

52

Biểu đồ 3.4. Kiến thức về vận chuyển CTRYT

53

Biểu đồ 3.5. Kiến thức chung về quản lý CTRYT
Biểu đồ 3.6. Thực hành phân loại chất thải
Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ cán bộ thực hành phân loại CTRYT
Biểu đồ 3.8. Thực hành vận chuyển CTRYT
Biểu đồ 3.9. Thực hành về thu gom, vận chuyển, lưu giữ CTRYT

55
58
59
60
61


TÓM TẮT ĐÈ TÀI NGHIÊN cứu
Chất thải y tế nếu không được quản lý tốt sẽ ảnh hưởng nguy hại đến sức khỏe con
người và môi trường xung quanh, tăng nguy cơ các bệnh truyền nhiễm lan rộng trong cộng

đồng. Đe trả lời câu hỏi thực trạng quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện Đa khoa Thành
phố Vinh ra sao? Kiến thức, thực hành của cán bộ y tế như thế nào? Chúng tôi đã tiến hành
nghiên cứu đề tài này với thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang. Nghiên cứu được tiến hành từ
tháng 01/2013 đến tháng 06/2013 trên các đối tượng là toàn bộ 235 nhân viên y tế trên của
bệnh viện Đa khoa Thành phố Vinh và dụng cụ trang thiết bị dùng cho công tác QLCTRYT.
số liệu được thu thập bằng bảng kiểm đánh giá thực trạng và bộ câu hỏi phát vấn về kiến
thức, thực hành quản lý chất thải rắn y tế, phỏng vấn sâu lãnh đạo bệnh viện, một số nhân
viên y tế về các vấn đề liên quan, sổ liệu được nhập, làm sạch bằng phần mềm Epidata 3.1
và xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0. Nghiên cứu đã thu được những kết quả chính như sau:
98,3% khoa phòng thực hiện phân loại chất thải đúng quy định của Bộ Y Te. 96,7% khoa
phòng thực hiện thu gom chất thải đạt, còn 100% khoa phòng vận chuyển chất thải đạt.
Nhưng tồn bệnh viện chỉ có 13,3% sử dụng dụng cụ bao bì đựng và vận chuyển đạt cịn
86,7% không đạt. Phần lớn nhân viên đã hiểu biết đúng về các khâu của quy trình
QLCTRYT (61%); 76,4% thực hành phân loại đạt. Phần lớn nhân viên đã thực hành đúng cả
3 khâu thu gom, vận chuyển, lưu giữ (75%). Qua kết quả nghiên cứu ta thấy có mối liên
quan giữa kiến thức chung về quản lý chất thải rắn y tế với trình độ chun mơn và vị trí
cơng việc chuyên trách. Giữa thực hành phân loại với vị trí cơng việc chun trách, giới


tính, phổ biến quy chế về quản lý chất thải rắn y tế. Để công tác quản lý chất thải tại bệnh
viện được tốt hơn chúng tôi xin đưa ra một số khuyến nghị: Xây dựng, sửa chữa để có kho
lưu giữ chất thải tạm thời; Trang bị túi màu trắng cho tất cả các khoa phòng, thùng đủ tiêu
chuẩn theo quy định của Bộ Y Te; Nâng cấp xe vận chuyển chất thải đúng theo quy chuẩn
của Bộ Y Te đề ra; Tập huấn quy chế quản lý chất thải rắn y tế thường xuyên để nhân viên y
tế có đủ kiến thức để thực hành tốt quản lý chất thải rắn y tế.


1

ĐẶT VÁN ĐÈ.

Quản lý chất thải rắn y tế là vấn đề được các nước trên thế giới rất quan tâm. Tuy
nhiên, tuỳ vào điều kiện kinh tế xã hội, khoa học kỹ thuật của từng nước mà mỗi nước có
những cách quản lý, xử lý khác nhau. Ket quả nghiên cứu của WHO được tiến hành tại 22
nước đang phát triển năm 2002 cho thấy tỷ lệ các cơ sở y tế khơng sử dụng các phương pháp
thích họp để xử lý chất thải khoảng từ 18% đến 64%.
Tại Việt Nam chất thải y tế đang trở thành vấn đề môi trường cấp bách. Theo thống kê
của Bộ Y Tế, tổng kết 6 tháng đầu năm 2012, cả nước có 13.511 cơ sở y tế các loại bao gồm
1.361 cở sở khám chữa bệnh thuộc tuyến trung ương, tỉnh, huyện, bệnh viện tuyến ngành và
bệnh viện tư nhân, 789 cơ sở thuộc hệ thống dự phòng tuyến trung ương, tỉnh, huyện, 77 cơ
sở đào tạo y dược tuyến trung ương, tỉnh, 180 cơ sở sản xuất thuốc và 11.104 trạm y tế xã,
phường với tổng lượng chất thải ran phát sinh từ các cơ sở y tế khoảng 450 tấn/ngày. Trong
đó, 47 tấn/ngày là chất thải rắn y tế nguy hại cần phải được xử lý bằng các biện pháp phù
hợp nhưng chỉ có 50% bệnh viện phân loại và thu gom chất thải rắn y tế đạt yêu cầu theo
quy chế quản lý chất thải y tế[7],
Theo thống kê của Chi cục Bảo vệ môi trường năm 2011, trên địa bàn tỉnh Nghệ An thải
ra 339,3 tấn chất thải rắn y tế/năm, trong đó 25% là chất thải rắn y tế nguy hại. Năm 2012,
các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố Vinh và vùng phụ cận thải ra 2.800kg/ngày. Lượng
chất thải này được xử lý bằng công nghệ đốt hoặc chôn lấp không đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi
trường. Theo dự báo để đến năm 2020 Nghệ An đạt mục tiêu 30 giường bệnh/vạn dân và tổc
độ sinh sản đạt mục tiêu đề ra là 1%. Với tốc độ tăng dân số cùng với nhu cầu chăm sóc y tế
ngày các cao của người dân thì chất thải rắn y tế phát sinh cũng sẽ tỷ lệ thuận với tốc độ
tăng trưởng trên. Do đó, nếu tỉnh Nghệ An khơng có những biện pháp thiết thực nhằm xử lý,
giảm thiểu lượng chất thải phát sinh thì đây sẽ là nguồn gây ơ nhiễm mơi trường nghiêm
trọng. Số lượng bệnh viện thực hiện làm giấy phép xả thải, sổ đăng ký chủ nguồn thải, báo
cáo giám sát mơi trường cịn ít (dưới hoặc bằng 50%) chứng tỏ các bệnh viện trên


2

địa bàn tỉnh Nghệ An vẫn chưa thực sự quan tâm đến việc thực hiện các

thủ tục pháp lý về môi trường cũng như việc bảo vệ môi trường. Hiện các
bệnh viện vẫn là nguồn gây ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường và tác
động đen sức khỏe của người dân trong khu vực [9].
Bệnh viện Đa khoa Thành phố Vinh là một bệnh viện hạng II có tổng số giường bệnh là
220 giường nhưng số giường thực hiện là 300 giường. Bên cạnh đó vị trí địa lý của bệnh
viện lại nằm ở trung tâm Thành phố. Đến trước tháng 11/2011 bệnh viện đã bị đứng trong
danh sách 3 bệnh viện nằm trong danh sách các cơ sở gây ô nhiễm trọng điểm theo quyết
định 64/2003/ CP-TTg ngày 22-4-2003 của Thủ tướng Chính phủ. Tuy đã ra khỏi danh sách
đó nhưng vẫn cịn nhiều vấn đề cần quan tâm giải quyết. Chính vì muốn tìm hiểu đúng thực
trạng cơng tác quản lý của bệnh viện sau khi thoát khỏi danh sách những cơ sở gây ô nhiễm
nghiêm trọng như thế nào. Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu “Thực trạng quản lý chất thải
rắn y tế và một số yếu liên quan đến kiến thức, thực hành của nhân viên y tế tại bệnh viện
Đa khoa Thành phố Vinh, năm 2013”


MỤC TIÊU NGHIÊN cứu.

1. Mô tả thực trạng công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện Đa khoa Thành phố
Vinh, năm 2013.

2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành của nhân viên y tế trong hoạt
động phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý chất thải rắn tại bệnh viện Đa khoa
Thành phố Vinh, năm 2013.


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.

Một số vấn đề cơ bản về chất thải y tế.


1.1.1.

Một số khái niệm.

Các khái niệm trong nghiên cửu chủ yếu được trích dẫn từ Quy chế quản lý chất thải ban
hành theo Quyết định 43/2007/QĐ-BYT[l 1].
Chất thải: là tất cả những vật dụng mà chủ sở hữu khơng cịn nhu cầu sử dụng phải loại bỏ
theo đúng luật định, nhất là bảo vệ môi trường, nếu có bên thứ 3 quan tâm đến giá trị của chất
thải thì thuộc tính chất thải giữ ngun cho tới khi thay đối chủ sở hữu[13].
Chất thải y tế là vật chất rắn, lỏng và khí được thải ra từ các cơ sở y tế bao gồm chất thải y
tế nguy hại và chất thải thông thường[5, 11].
Chất thải y tế nguy hại là chất thải chứa các yếu tố nguy hại cho sức khoẻ con người và môi
trường như dễ lây nhiễm, gây ngộ độc, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mịn hoặc có đặc tính
nguy hại khác nếu những chất này không được tiêu huỷ an toàn[5, 11].
Quản lý chất thải y tế là hoạt động quản lý việc phân loại, xử lý ban đầu, thu gom, vận
chuyển, lưu giữ, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu huỷ chất thải y tế và kiểm tra, giám
sát việc thực hiện[5, 11].


Thu gom chất thải tại nơi phát sinh là quá trình phân loại, tập hợp, đóng gói và lưu giữ tạm
thời chất thải tại địa điểm phát sinh chất thải trong cơ sở y tế[5, 11],
Vận chuyển chất thải là quá trình chuyên chở chất thải từ nơi phát sinh tới nơi xử lý ban
đầu, lưu giữ, tiêu huỷ[5, 11].
Xử lý và tiêu huỷ chất thải là quá trình sử dụng các công nghệ nhằm làm mất khả năng gây
nguy hại của chất thải đối với sức khoẻ con người và môi trường[5,l 1].


1.1.2.


Thành phần và khối lượng chất thải y tế.

1.1.2.1.

Thành phần chất thải y tế.

Hoạt động y tế thải ra rất nhiều loại rác thải khác nhau nhưng sơ bộ có thể liệt kê ra các loại
như sau[6, 12]:
-

Chất thải khoa điều trị: Bộ phận thay bông băng gồm: gạc, bông băng dính máu mủ, mủ

hoại tử, tổ chức hoại tử đã cắt lọc. Bộ phận tiêm gồm kim tiêm, bơm tiêm, ống thuốc, thuốc
thừa. Ngồi ra cịn có các loại dịch tiết, bệnh phẩm, túi đựng.
-

Chất thải phịng mổ: Bơng gạc nhiễm khuẩn, mủ, tổ chức hoại tử, các phần cắt bỏ của cơ

thể, máu, dịch, thuốc, hoá chất, kim tiêm, bơm tiêm.
-

Chất thải phòng khám: Bệnh phẩm, mủ, các tổ chức hoại tử, bông băng, gạc nhiễm

khuẩn, dụng cụ, nẹp cố định, quần áo nhiễm khuẩn.
-

Chất thải khoa xét nghiệm huyết học: Máu, hoá chất, chai lọ, kim tiêm...
Chất thải khoa xét nghiệm vi sinh, hoá sinh: Bệnh phẩm, phân, nước giải, máu mủ, đờm,

hố chất, mơi trường ni cấy.

-

Chất thải phịng thí nghiệm: Xác động vật, các bộ phận cắt bỏ của động vật, các chất thải

của quá trình sản xuất vaccine.
-

Chất thải sinh hoạt từ bệnh nhân, nhân viên y tế và người nhà bệnh nhân: Đồ ăn, thức

uống, vỏ thuốc, giấy loại, quần áo bẩn...
Thành phần chất thải y tế rất đa dạng và rất khó để có thể xác định chính xác tỷ lệ thành
phần của các loại rác thải như thế nào. Theo các khảo sát tại một số bệnh viện thì thành phần
chất thải có thể xác định như sau:


BẢNG 1.1: Thành phần chất thải bệnh viện.
Thành phần chất thải bệnh viện

Tỷ lệ%

Giấy các loại

3

Kim loại, vỏ hộp

0,7

Thuỷ tinh, ống tiêm, chai thuốc


3,2

Bơng băng, bột bó gãy tay

8,8

Chai, túi nhựa các loại

10,1

Bệnh phẩm

0,6

Rác hữu cơ

52,57

Đất, đá và các vật rắn

21,03

Ngn:Mơi trường bệnh viện nhìn từ góc độ quản lý chât thải 2004 [8]
1.1.2.2. Khối lượng chất thải rắn phát sinh.
Khối lượng chất thải rắn y tế phát sinh tuỳ thuộc vào từng khu vực địa lý, theo mùa,
theo sự thay đổi cơ cấu bệnh tật, dịch bệnh, quy mô bệnh viện, lượng bệnh nhân đến khám, chữa
bệnh, tỷ lệ bệnh nhân nội ngoại trú, phương pháp thói quen của nhân viên trong khám, điều trị,
chăm sóc, số lượng người nhà bệnh nhân đến chăm sóc...[21, 27]
Báo cáo năm 2009 của Cục Y tế dự phịng và mơi trường về thực trạng quản lý chất thải y tế
tại các cơ sở y tế trên cả nước cho biết: Tổng lượng chất thải rắn phát sinh từ các cơ sở y tế vào

khoảng 350 tấn/ngày, trong đó có 40,5 tan là chất thải rắn y tế nguy hại. Ước tính năm 2010, số
lượng chất thải y tế tại tất cả các cơ sở y tể trên cả nước là hơn 380 tấn/ngày (trong đó có
khoảng 45 tấn/ ngày là chất thải rắn y tế nguy hại), đến năm 2015 là 600 tấn/ngày và đến năm
2020 là khoảng trên 800 tấn/ ngày [28]
Theo báo cáo 6 tháng đầu năm 2012 lượng chất thải rắn phát sinh từ các cơ sở y tế khoảng
450 tấn/ngày. Trong đó, 47 tấn/ngày là chất thải rắn y tế nguy hại.
Tuy tổng thải chung chất thải y tế ít tăng hoặc chỉ tăng nhẹ, nhưng lượng chất thải y tế nguy
hại phải xử lý đặc biệt lại tăng lên theo thời gian do 2 xu thế sau:


-

Tăng tỷ lệ sử dụng các dụng cụ dùng 1 lần như bơm kim tiêm, đè lưỡi, găng tay phẫu

thuật, ống thông, túi thu dịch dẫn lưu, bông băng, vải trải phẫu thuật.
-

Tăng số lượng các giường bệnh ở các cơ sở điều trị từ tuyến huyện và tương đương trở

lên.Ngày càng tăng ứng dụng nhiều hơn kỹ thuật cao trong tất cả các khâu từ khám bệnh, xét
nghiệm, chẩn đoán và điều trị[8].
Bảng 1.2. Lượng chất thải rắn y tế phát sinh theo loại bệnh viện .
Tuyến bệnh viện

Tổng lượng CTYT (kg/giường bệnh/ngày)

Bệnh viện thuộc đại học y dược

4,1-8,7


Bệnh viện đa khoa

2,1 -4,2

Bệnh viện tuyến Huyện

0,5 - 1,8

Trung tâm y tế

0,05 - 0,2

Nguôn: Economopolos(1993)[39]
Khối lượng chất thải y tế phát sinh cũng có sự khác nhau giữa các nước có mức thu nhập
khác nhau trên thế giới.
Bảng 1.3. Lượng CT phát sinh khác nhau giữa các nước có mức thu nhập khác nhau.
Mức thu nhập

Tổng lượng CTYT (kg/

CTYT nguy hại

đầu người)

(kg/đầu người)

Nước có mức thu nhập cao

1,1 - 12,0


0,4-5,5

Nước có mức thu nhập TB

0,8-6,0

0,3 - 0,4

Nước có mức thu nhập thấp

0,3 - 0,5

Nguồn: ủy ban liên minh châu âu(1995)[39]
Ở Việt Nam Bộ Y Te đã phối hợp với tổ chức Y tế thế giới đã tiến hành khảo sát, đánh giá
hiện trạng quản lý chất thải tại 80 bệnh viện trên cả nước kết quả cho thấy: Bệnh viện tuyến
trung ương khối lượng CTYT phát sinh trong 1 ngày khoảng 0,97kg trên giường bệnh và lượng
CTYT nguy hại chiếm 0,16kg trên giường bệnh.


Bệnh viện tuyến tỉnh là 0,88 và 0,14. Bệnh viện tuyến huyện là 0,73 và 0,11. Tính chung cho cả
3 tuyến là 0,86 và 0,14.
Bảng 1.4. Lượng chất thải y te phát sinh ở các bệnh viện ở Việt Nam
Tuyến bệnh viện

Tổng lượng CTYT

CTYT nguy hại

(Kg/giường bệnh/ngày)


(Kg/giườngbệnh/ ngày)

Bệnh viện trung ương

0,97

0,16

Bệnh viện tuyến tỉnh

0,88

0,14

Bệnh viện tuyến huyện

0,73

0,11

0,86

0,14

Chung
—--------V------ '7-----------7-------7~7

7-----------77X

Nguôn: Bảo vệ môi trường các cơ sở y tê[21 ]

Kết quả nghiên cứu tại các bệnh viện khu vực phía Bắc (2010) cho thấy, lượng chất thải rắn
y tế lây nhiễm phát sinh hàng ngày trung bình cho cả 3 tuyến bệnh viện là khoảng 0,28
kg/giường bệnh/ngày [1]
1.1.3.

Tác động của chất thải y tế đối vó’i sức khoẻ.

Ơ nhiễm chất thải rắn sẽ dẫn đến ơ nhiễm mơi trường nước, khơng khí, đất. Khi môi trường
bị ô nhiễm sẽ tác động xấu đến sức khoẻ của người dân thông qua đường hô hấp, sinh hoạt.
Người dân có thể bị các chứng bệnh sau như: bệnh dị ứng tai mũi họng, các loại bệnh ngồi da,
các bệnh về đường hơ hấp, đau mắt, tiêu chảy, dịch tả, thương hàn.. Do nền khí hậu nóng ẩm,
nhiệt độ cao làm bay hơi nhiều chất độc hại từ chất thải rắn sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến
sức khoẻ người dân, đặc biệt là những người lao động thường xuyên tiếp xúc với các nguồn chất
thải, gây các bệnh về đường hô hap như viêm phế quản, viêm đường hô hấp trên.
1.1.3.1.

Những nguy cơ của chất thải nhiễm khuẩn và các vật sắc nhọn.

Các tác nhân gây ô nhiễm trong chất thải rắn đặc biệt là chất thải rắn nguy hại như các chất
độc hại, các mầm bệnh... Các tác nhân gây bệnh có the xâm nhập vào cơ thể người thông qua
các cách thức sau: Qua da, niêm mạc, đường hơ hấp, đường tiêu hố. Đây được coi là nguy cơ
lớn nhất đối với sức khoẻ người dân.


Theo WHO thống kê năm 2000 có 21 triệu ca nhiễm virus HBV chiếm 32% tất cả những ca
nhiễm mới, 2 triệu ca nhiễm HCV chiếm 40% tất cả những ca mắc mới và 260.000 ca nhiễm
HIV chiếm 5% trong tất cả những ca mắc mới[43].
Ở các nước đang phát triển nguy cơ nhiễm khuẩn rất lớn từ các địa điểm xử lý chất
thải.Trong tháng 6 năm 2000 sáu trẻ em được chẩn đoán bị một dạng nhẹ của bệnh đậu mùa sau
khi đã chơi với các ổng thuỷ tinh có chứa chủng đậu mùa đã hết hạn tại bãi rác ở Vladivostok

[42]
Vi sinh vật gây bệnh trong chất thải lây nhiễm có thể xâm nhập vào cơ the thơng qua nhiều
đường: qua vết thương, vết cắt trên da; qua niệm mạc; qua đường hơ hấp; qua đường tiêu hóa.
Sự xuất hiện của các loại vi khuẩn kháng kháng sinh và kháng hóa chất khử khuẩn có thể liên
quan đến thực trạng quản lý chất thải y tế không an tồn.Vật sắc nhọn khơng chỉ gây ra vết
thương trên da, mà còn gây nhiễm trùng vết thương nếu chúng bị nhiễm bẫn. Thương tích do vật
sắc nhọn là tai nạn thường gặp nhất trong cơ sở y tế. Một khảo sát của Viện Y học lao động và
môi trường năm 2006 cho thấy 35% số nhân viên y tế bị thương tích do vật sắc nhọn trong vịng
6 tháng qua, và 70% trong số họ bị thương tích do vật sắc nhọn trong sự nghiệp. Tổn thương do
vật sắc nhọn có khả năng lây truyền các bệnh nhiễm trùng nguy hiểm như HIV, HBV, và HCV.
Khoảng 80% nhiễm trùng HIV, HBV, HCV nghề nghiệp là do thương tích do vật sắc nhọn và
kim tiêm. Việc tái chế hoặc xử lý khơng an tồn chất thải lây nhiễm, bao gồm cả nhựa và vật sắc
nhọn có thể có tác động lâu dài tới sức khỏe cộng đồng[6].



×