Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

(Luận văn thạc sĩ) hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần việt úc bình định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (759.22 KB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

VÕ ĐÌNH SƠN

HỒN THIỆN PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH
TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN VIỆT ÚC BÌNH ĐỊNH

h

Chun ngành: Kế tốn
Mã số: 8 34 03 01

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TỐN

Bình Định – Năm 2020


Cơng trình được hồn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Lệ Hằng

Phản biện 1:
Phản biện 2:

h
Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng đánh giá luận văn thạc
sĩ chuyên ngành kế toán, ngày
tháng
năm 2020 tại


Trường Đại học Quy Nhơn

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin tư liệu, Trường Đại học Quy Nhơn
- Khoa Kinh tế & Kế toán, Trường Đại học Quy Nhơn.


1
MỞ ĐẦU

h

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Cơng ty Cổ phần Việt Úc Bình Định được thành lập và đi vào hoạt động
năm 2005, sản phẩm chính của Công ty là sản xuất tôm giống, cung cấp cho
thị trường các tỉnh duyên hải miền trung từ Phú Yên đến Quảng Bình. Với
đặc điểm ngành nghề KD của Cơng ty là nuôi trồng thủy sản, thị trường
cung cấp rộng, nên chi phí sản xuất KD cao, nhiều rủi ro. Hiện nay, Cơng ty
cũng có tiến hành phân tích HQKD thơng qua việc phân tích KNSL để phục
vụ cho việc đánh giá hiệu quả KD của Công ty. Tuy nhiên, việc phân tích
này cịn sơ sài, qua loa do đội ngũ nhân viên của Công ty đảm nhận công
việc này cịn rất ít, kiến thức và kỹ năng về vấn đề này còn hạn chế. Điều
này ảnh hưởng rất lớn đến việc cung cấp thông tin cho nhà quản trị Công ty
trong việc đưa ra các quyết định hợp lý, hiệu quả cho hoạt động KD của
Công ty.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả quyết định chọn đề tài: “Hồn
thiện phân tích HQKD tại Cơng ty Cổ phần Việt Úc Bình Định” làm đề tài
nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Tại Việt Nam hiện nay, có khá nhiều các nghiên cứu về phân tích

HQKD trong các DN nói chung và các DN đặc thù nói riêng. Cụ thể:
Nguyễn Văn Cơng (2009), Giáo trình phân tích KD; Nguyễn Năng Phúc
(2011), Giáo trình phân tích báo cáo tài chính; Trương Bá Thanh, Trần
Đình Khơi Ngun (2001), Phân tích hoạt động KD; Phạm Văn Dược và
cộng sự (2004), Phân tích hoạt động KD;,... Tuy nhiên, các nghiên cứu này
chủ yếu đề cập đến HQKD và phân tích HQKD dưới góc độ chung như sức
sinh lợi của doanh thu, sức sinh lợi của tổng TS hay sức sinh lợi của vốn chủ
sở hữu,...Về các đề tài nghiên cứu phân tích HQKD trong các DN nói chung
và trong các DN đặc thù thuộc các lĩnh vực KD khác nhau nói riêng cũng
được các nhà khoa học, các nghiên cứu sinh lựa chọn nghiên cứu.
Quan điểm của tác giả Nguyễn Ngọc Quang (2008) và Huỳnh Đức Lộng


2

h

(1999) đã chỉ ra rằng các chỉ tiêu phân tích HQKD cần được đánh giá trên
khía cạnh hiệu suất, hiệu năng và sức sinh lợi của các yếu tố sản xuất.
Trong các DN đặc thù, các tác giả Nguyễn Thị Mai Hương (2008), Trần
Thị Thu Phong (2012) và tác giả Đỗ Huyền Trang (2012) đã chỉ ra rằng việc
phân tích HQKD trong các DN đặc thù cũng được xác định trên cơ sở so
sánh tương quan giữa kết quả đầu ra với chi phí hoặc yếu tố đầu vào, nhưng
các chỉ tiêu khi phân tích phải tính đến tính chất đặc thù của ngành nghề có
ảnh hưởng lớn đến HQKD và phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của
DN.
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa và làm rõ thêm những vấn đề lý luận về phân tích
HQKD trong DN, các nhân tố ảnh hưởng đến HQKD của DN.
- Làm rõ thực trạng phân tích HQKD đang được tiến hành tại Cơng ty

Cổ phần Việt Úc Bình Định. Trên cơ sở đó chỉ ra những ưu điểm, nhược
điểm về phân HQKD tại Công ty Cổ phần Việt Úc Bình Định.
- Đưa ra các giải pháp nhằm hồn thiện phân tích HQKD tại Cơng ty Cổ
phần Việt Úc Bình Định.
4. Câu hỏi nghiên cứu
- Lý luận về HQKD, phân tích HQKD trong các DN được hiểu như thế
nào.
- Thực trạng phân tích HQKD tại Cơng ty Cổ phần Việt Úc Bình Định
hiện nay như thế nào.
- Những giải pháp nào để hồn thiện phân tích HQKD tại Cơng ty Cổ
phần Việt Úc Bình Định.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: các nội dung liên quan đến phân tích HQKD tại
Cơng ty Cổ phần Việt Úc Bình Định.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Khơng gian: Cơng ty Cổ phần Việt Úc Bình Định.
+ Thời gian: giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2018.


3

h

6. Phương pháp nghiên cứu
Với đề tài luận văn là: “Hồn thiện phân tích HQKD tại Cơng ty Cổ
phần Việt Úc Bình Định” nên tác giả đã lựa chọn phương pháp nghiên cứu
phân tích định tính thơng qua khảo sát thực trạng về HQKD tại Công ty và
phỏng vấn các cán bộ quản lý có liên quan .
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
- Về lý luận: luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về HQKD và phân

tích HQKD trong các DN.
- Về thực tiễn: trên cơ sở khảo sát thực trạng phân tích HQKD tại Cơng
ty Cổ phần Việt Úc Bình Định, đề tài chỉ ra được những vấn đề cần được bổ
sung, hồn thiện về phân tích HQKD trong Cơng ty. Đồng thời đưa ra
những giải pháp nhằm hồn thiện phân tích HQKD tại Cơng ty.
8. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục viết tắt, bảng biểu, sơ
đồ, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương. Cụ
thể:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích HQKD trong các DN
Chương 2: Thực trạng phân tích HQKD tại Cơng ty Cổ phần Việt Úc
Bình Định
Chương 3: Giải pháp hồn thiện phân tích HQKD tại Cơng ty Cổ phần
Việt Úc Bình Định.


4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ
KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP

h

1.1. HIỆU QUẢ KINH DOANH VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH
1.1.1. Hiệu quả kinh doanh
HQKD của DN là một phạm trù kinh tế, phản ánh trình độ sử dụng, khai
thác quản lý các nguồn lực của DN để đạt được kết quả cao nhất trong quá
trình hoạt động KD với tổng chi phí thấp nhất.
Quan điểm của Paul A. Samuelson (1989), một đại diện tiêu biểu cho
học thuyết hiện đại cho rằng: “HQKD là sử dụng một cách hữu hiệu nhất

các nguồn lực của nền kinh tế để thỏa mãn nhu cầu mong muốn của con
người”.
Quan điểm của Ngơ Đình Giao (1984) thì cho rằng: “HQKD là tiêu
chuẩn cao nhất của mọi sự lựa chọn cho các DN trong nền kinh tế thị trường
có sự quản lý của nhà Nước”.
Quan điểm của Nguyễn Văn Công (2009) cho rằng: “HQKD là một
phạm trù kinh tế, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sẵn có của DN để
đạt được kết quả cao nhất trong KD với chi phí thấp nhất.
Tác giả cho rằng: HQKD là phương án tối ưu phản ánh quá trình sử
dụng, tận dụng các nguồn lực của DN một cách hợp lý để tạo ra một kết quả
tốt nhất về mặt kinh tế - xã hội. Đứng trên góc độ xã hội, chi phí xem xét
phải là chi phí xã hội, do có sự kết hợp của các yếu tố lao động, tư liệu lao
động và đối tượng lao động theo một tương quan cả về lượng và chất trong
quá trình KD để tạo ra sản phẩm đủ tiêu chuẩn cho tiêu dùng. Cũng như
vậy, kết quả thu được phải là một kết quả tốt, kết quả có ích.
1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến HQKD
 Nhân tố bên trong DN:
- Nhân tố vốn;
- Nhân tố con người;
- Nhân tố quản trị tài chính;


5

h

- Nhân tố trình độ phát triển của cơ sở vật chất, kỹ thuật;
- Nhân tố trình độ kỹ thuật công nghệ;
- Nhân tố quản trị DN và cơ cấu tổ chức;
- Nhân tố hệ thống trao đổi và xử lý thơng tin.

 Nhân tố bên ngồi DN:
- Mơi trường chính trị - pháp luật;
- Mơi trường văn hố, xã hội;
- Môi trường kinh tế;
- Đối thủ cạnh tranh;
- Mối quan hệ và uy tín của DN trên thị trường.
1.2. TÀI LIỆU SỬ DỤNG ĐỂ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH
DOANH
1.2.1. Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh
tổng quát tồn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó
của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định (thường là cuối tháng, cuối
quý, cuối năm).
1.2.2. Báo cáo kết quả kinh doanh
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng
hợp, phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh của doanh
nghiệp trong một thời kỳ (quý, năm) theo các loại hoạt động, tình hình
thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp với Nhà nước về thuế và các khoản
phải nộp khác.
1.2.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tổng hợp phản ánh việc hình
thành và sử dụng lượng tiền phát sinh theo các hoạt động khác nhau
trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. Báo cáo lưu chuyển tiền có tác dụng
quan trọng trong việc phân tích và đánh giá khả năng thanh tốn, khả
năng đầu tư, khả năng tạo ra tiền cũng như việc giải quyết các mối quan
hệ tài chính trong doanh nghiệp.
1.2.4. Thuyết minh báo cáo tài chính


6


h

Thuyết minh báo cáo tài chính là một bộ phận hệ thống báo cáo
tài chính của doanh nghiệp được lập để bổ sung chi tiết cho các báo cáo
tài chính về đặc điểm hoạt động, chế độ kế toán áp dụng, giải thích một
số vấn đề về hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình sản xuất của
doanh nghiệp trong kỳ báo cáo, phân tích một số chỉ tiêu tài chính chủ
yếu, đồng thời khắc phục tính tổng hợp của số liệu thể hiện trên bảng cân
đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
1.3 TỔ CHỨC PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH
13.1. Cơng tác chuẩn bị phân tích
Chuẩn bị phân tích hay cịn gọi là lập kế hoạch cho phân tích là một khâu
vơ cùng quan trọng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng, thời hạn và tác dụng
của phân tích KD đối với việc cải tiến và hồn thiện chế độ quản lý KD.
1.3.2. Trình tự tiến hành phân tích
- Đánh giá khái qt tình hình: Đây là việc nhà phân tích nêu lên những
nhận định sơ bộ ban đầu về tình hình phân tích
- Phân tích nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố
đến đối tượng phân tích. Tùy vào mục đích và tài liệu phân tích, nhà phân
tích phải chỉ rõ các nhân tố ảnh hưởng.
- Tổng hợp kết quả phân tích, rút ra nhận xét, kết luận về chất lượng
hoạt động của DN: Dựa vào kết quả phân tích, các nhà phân tích tiến hành
tổng hợp, liên hệ các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng
nhân tố. Qua đó rút ra nhận xét, chỉ ra tồn tại và nguyên nhân dẫn đến thiếu
sót để có biện pháp sử dụng trong kỳ KD tới.
1.3.3. Kết thúc q trình phân tích
Kết thúc phân tích là khâu cuối cùng của tổ chức phân tích HQKD. Dựa
trên cơ sở kết quả phân tích được, nhà quản lý phải tổng hợp và đánh giá
được bản chất hoạt động KD của DN, chỉ rõ những ưu nhược điểm trong

quá trình quản lý DN.
1.4. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH
1.4.1. Phương pháp so sánh
Khi sử dụng phương pháp so sánh, các nhà phân tích thường chú ý một


7

h

số vấn đề:
+ So sánh với mục tiêu đánh giá:
+ Điều kiện so sánh được của chỉ tiêu:
+ Gốc so sánh:
+ Các dạng so sánh:
1.4.2. Phương pháp liên hệ cân đối
Phương pháp liên hệ cân đối là phương pháp mô tả và phân tích các hiện
tượng kinh tế khi mà giữa chúng tồn tại mối quan hệ cân bằng, có thể nói
rằng mối liên hệ cân đối dựa trên cơ sở là cân bằng về lượng giữa hai mặt
của các yếu tố và quá trình sản xuất KD.
1.4.3. Phương pháp chi tiết chỉ tiêu phân tích
Mọi q trình KD và kết quả KD đều có thể chi tiết theo nhiều hướng
khác nhau nhằm đánh giá chính xác kết quả đạt được. Bởi vậy, khi phân
tích, có thể chi tiết chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu theo các hướng
khác nhau như: Theo bộ phận cấu thành, theo thời gian và theo địa điểm
phát sinh.
1.4.4. Phương pháp loại trừ
Phương pháp thay thế liên hoàn: là phương pháp xác định ảnh hưởng
của từng nhân tố bằng cách thay thế lần lượt và liên tiếp các nhân tố từ giá
trị kỳ gốc sang kỳ phân tích để xác định trị số của chỉ tiêu khi nhân tố đó

thay đổi. Sau đó, so sánh trị số của chỉ tiêu vừa tính được với trị số của chỉ
tiêu chưa có biến đổi của nhân tố cần xác định sẽ tính được mức độ ảnh
hưởng của nhân tố đó.
Phương pháp số chênh lệch: là phương pháp cũng được dùng để xác
định ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu phản ánh đối
tượng nghiên cứu. Điều kiện, nội dung và trình tự vận dụng của phương
pháp số chênh lệch cũng giống như phương pháp thay thế liên hoàn, chỉ
khác nhau ở chỗ để xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố nào thì trực tiếp
dùng số chênh lệch về giá trị kỳ phân tích so với kỳ gốc của nhân tố đó.
1.4.5. Phương pháp Dupont
Phương pháp Dupont là phương pháp phân tích dựa trên mối quan hệ


8

h

tương hỗ giữa các chỉ tiêu tài chính, từ đó biến đổi một chỉ tiêu tổng hợp
thành một hàm số của một loạt các biến số để phân tích mối liên hệ giữa các
chỉ tiêu tài chính.
1.4.6. Các phương pháp phân tích khác
Ngồi các phương pháp phổ biến trên đây, khi phân tích HQKD cịn kết
hợp sử dụng một số phương pháp phân tích khác: phương pháp kết hợp,
phương pháp hồi qui, phương pháp chỉ số, phương pháp đồ thị, phương
pháp toán kinh tế, phương pháp liên hệ trực tuyến, phương pháp liên hệ phi
tuyến,…
1.5. NỘI DUNG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH
1.5.1. Đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh
- KNSL của tổng TS (ROA): Phản ánh hiệu quả sử dụng tổng TS của DN,
nó được tính bằng quan hệ so sánh giữa lợi nhuận sau thuế hoặc lợi nhuận

trước thuế so với tổng TS bình quân trong kỳ hoạt động.
- KNSL của doanh thu (ROS): Phản ánh mức độ sinh lợi của một đồng
doanh thu, nó được tính bằng quan hệ so sánh giữa lợi nhuận sau thế với
doanh thu.
- KNSL của vốn chủ sở hữu (ROE): Chỉ tiêu ROE được tính bằng cách
lấy lợi nhuận sau thuế chia cho vốn chủ sở hữu bình qn.
1.5.2. Phân tích khả năng sinh lợi của doanh thu
Chỉ tiêu ROS được xác định theo công thức sau:
Sức sinh lợi của
doanh thu thuần

Lợi nhuận sau thuế
=

Doanh thu thuần

(1.1)

Chỉ tiêu này phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế và doanh thu
thuần của DN. Chỉ tiêu này cho biết một đơn vị doanh thu thuần đem lại bao
nhiêu đơn vị lợi nhuận sau thuế.
1.5.3. Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí
Phân tích KNSL của chi phí thường được xác định thơng qua các chỉ tiêu
sau:


9
Sức sinh lợi của giá
vốn hàng bán


Lợi nhuận sau thuế
=

Tổng giá vốn hàng bán

(1.2)

Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích DN đầu tư một đồng giá vốn
hàng bán thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
Lợi nhuận sau thuế
Sức sinh lợi của chi
=
(1.3)
phí hoạt động
Tổng chi phí hoạt động
Chỉ tiêu sức sinh lợi của chi phí hoạt động thể hiện rằng trong kỳ phân
tích DN đầu tư một đồng chi phí hoạt động thì thu được bao nhiêu đồng lợi
nhuận sau thuế.
1.5.4. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản
Sức sinh lợi của TS được trình bày theo các công thức sau:
Lợi nhuận sau thuế
Sức sinh lợi
=
(1.4)
của TS
Tổng TS bình quân

h

Chỉ tiêu này cho biết, DN đầu tư một đồng TS thì thu được bao nhiêu

đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao càng chứng tỏ hiệu quả sử
dụng TS của DN càng tốt, góp phần nâng cao khả năng đầu tư của DN.
Đồng thời, trong q trình phân tích, ngồi việc phân tích KNSL của
tổng TS, để đánh giá đầy đủ, toàn diện về KNSL của các loại TS của DN
khi tham gia vào q trình sản xuất KD, người phân tích cịn có thể đi sâu
phân tích KNSL của từng bộ phận TS như: TS ngắn hạn, TS dài hạn. Sức
sinh lợi của TS ngắn hạn và sức sinh lợi của TS dài hạn được trình bày theo
các cơng thức sau:
Sức sinh lợi của TS
ngắn hạn

Lợi nhuận sau thuế
TS ngắn hạn bình quân

(1.5)

=
Chỉ tiêu sức sinh lợi của TS ngắn hạn cho biết: DN đem một đồng TS
ngắn hạn bình quân đưa vào KD sẽ đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau
thuế.


10
Sức sinh lợi của TS dài
hạn

Lợi nhuận sau thuế
=

TS dài hạn bình quân


(1.6)

Chỉ tiêu sức sinh lợi của TS dài hạn cho biết: DN đem một đồng TS dài
hạn bình quân đưa vào KD sẽ đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
Ngoài các chỉ tiêu phản ánh sức sinh lợi của TS như trên, khi cần thiết có
thể kết hợp tính thêm một số chỉ tiêu khác phản ánh hiệu quả sử dụng tổng
TS như chỉ tiêu “sức sinh lợi kinh tế của TS” được trình bày theo công thức
sau:
Sức sinh lợi kinh tế của
TS

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
=

Tổng TS bình quân

(1.7)

h

Sức sinh lợi kinh tế của TS thể hiện KNSL của tổng TS mà DN đang
quản lý và sử dụng. Chỉ tiêu này so sánh lợi nhuận trước thuế và lãi vay với
tổng TS. Chỉ tiêu này cho biết một đồng TS bình quân đưa vào KD đem lại
mấy đơn vị lợi nhuận trước thuế và lãi vay.
1.5.5. Phân tích khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu
Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu được thể hiện qua công thức sau:
Lợi nhuận sau thuế
Sức sinh lợi của vốn chủ
=

(1.8)
sở hữu
Vốn chủ sở hữu bình quân
Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu phản ánh một đồng vốn chủ
sở hữu đầu tư đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Trị số của chỉ tiêu
này càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu càng cao và ngược lại.
15.6. Phân tích khả năng sinh lợi của vốn Cổ phần
Để đánh giá KNSL tài chính của các Cơng ty Cổ phần, các nhà phân tích
sử dụng chỉ tiêu sức sinh lợi vốn Cổ phần thường.
Sức sinh lợi vốn Cổ phần thường:
Sức sinh lợi vốn Cổ
phần thường

Lợi nhuận sau thuế - Cổ tức ưu đãi
=

Vốn Cổ phần thuờng bình quân

(1.9)


11
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn Cổ phần thường bình quân mang về
bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế cho DN.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Qua chương 1, tác giả đã hệ thống hóa được các vấn đề lý luận về
HQKD, trình bày nội dung phân tích HQKD, các phương pháp phân tích
cùng với nội dung tổ chức phân tích HQKD trong các Cơng ty.

h


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH
DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT ÚC BÌNH ĐỊNH
2.1. TỔNG QUAN VỀ CƠNG TY CỔ PHẦN VIỆT ÚC BÌNH ĐỊNH
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
2.1.1.1. Lịch sử hình thành
Tên Cơng ty: Cơng ty Cổ phần Việt Úc Bình Định.
Tên giao dịch: Viet Uc Binh Dinh Joint Stock Company.
Ngày thành lập: 31/7/2000, Ngày 25/01/2005, Công ty mới chính thức đi
vào hoạt động.
Địa chỉ: Thơn Xn Thạnh Nam, xã Mỹ An, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình
Định.
Cơng ty Cổ phần Việt Úc Bình Định được UBND tỉnh Bình Định cấp
Giấy chứng nhận đầu tư số 351043000136 lần đầu ngày 13/7/2007, điều
chỉnh lần thứ nhất ngày10/3/2009, lần thứ hai Giấy chứng nhận đầu tư số
481033000210 ngày 10/1/2014.
Ngày 31/07/2000 Sở Kế hoạch và Đầu tư cho phép ông Lương Thanh
Văn thành lập DN 100% vốn đầu tư nước ngoài với tên gọi là Cơng ty
TNHH Việt Úc Bình Định với tổng vốn đầu tư là 550.000 USD. Cơng ty
chính thức đi vào hoạt động ngày 25/01/2005.
2.1.1.2. Quá trình phát triển
- Vốn điều lệ: 1.500.000 USD. Tổng vốn đầu tư: 1.500.000 USD
- Tổng số Cổ phần: 3.181.500 Cổ phần. Mệnh giá: 10.000 VNĐ/ Cổ phần.
- Diện tích đất thuê: 8 hecta đất hoang (cồn cát ven biển).
Với đội ngủ công nhân được Công ty đào tạo nghề vững chắc, thiết bị


12

h


máy móc, cơng nghệ hiện đại phục vụ cho q trình SXKD của Cơng ty
ngày càng phát triển.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm tổ chức hoạt động
2.1.2.1. Chức năng
Cơng ty Cổ phần Việt Úc Bình Định chun cung cấp các dịch vụ sản
xuất và tiêu thụ tôm giống thẻ chân trắng.
2.1.2.2. Nhiệm vụ
- KD đúng ngành nghề, đảm bảo chất lượng hàng hóa theo tiêu chuẩn đã
đăng ký, làm tròn nghĩa vụ nộp thuế vào ngân sách nhà nước.
- Tuân thủ các chính sách, chế độ quản lý kinh tế, quản lý xuất nhập
khẩu của Nhà nước.
- Thực hiện đầy đủ các cam kết trong hợp đồng mua bán, hợp đồng đầu
tư với các tổ chức kinh tế quốc doanh, các thành phần kinh tế khác và nước
ngoài.
Bên cạnh nhiệm vụ chính là sản xuất KD, Cơng ty còn phải thực hiện
các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và ngành nghề kinh doanh
có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh
2.1.3.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý có ảnh hưởng đến hiệu quả
kinh doanh

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty Cổ phần Việt Úc
Bình Định


13

h


2.1.3.2. Đặc điểm ngành nghề kinh doanh có ảnh hưởng đến hiệu quả
kinh doanh
Thứ nhất, nguồn giống tôm bố mẹ chủ yếu là được nhập trực tiếp từ các
nước: Thái Lan, Singapore, Hawaii và Plorida (Mỹ), nên chi phí rất cao.
Thứ hai, cần chú ý đến lịch thời vụ nuôi tôm, thời tiết các vùng miền để
xác định lượng tôm giống cần cung cấp ra thị trường, tránh tình trạng dư
thừa tơm giống gây tốn kém nhiều chi phí thức ăn, thuốc trị bệnh
Thứ ba, thị trường đầu ra: Hiện tại Cơng ty Cổ phần Việt Úc Bình Định
chun sản xuất các loại tôm giống thẻ chân trắng chất lượng cao bán ra thị
trường trong nước, tuy nhiên đặc thù tơm giống khó vận chuyển vì vậy khi
giao hàng phải cử nhân viên bán hàng đến tận nơi giao hàng, vì vậy mà chi
phí bán hàng rất cao.
2.2. THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI
CƠNG TY CỔ PHẦN VIỆT ÚC BÌNH ĐỊNH
2.2.1. Thực trạng tổ chức phân tích hiệu quả kinh doanh tại Công ty
Cổ phần Việt Úc Bình Định
Qua tìm hiểu, tác giả nhận thấy nhân viên phân tích tại Cơng ty Cổ phần
Việt Úc Bịnh Định có chú trọng đến tổ chức phân tích về HQKD
2.2.2. Thực trạng phương pháp phân tích hiệu quả kinh doanh tại
Cơng ty Cổ phần Việt Úc Bình Định
Nhân viên phân tích tại Cơng ty Cổ phần Việt Úc Bịnh Định đã sử dụng
phương pháp so sánh tuyệt đối và so sánh tương đối để phân tích HQKD
thơng qua việc tính KNSL của doanh thu thuần, KNSL của TS, KNSL của
vốn chủ sở hữu của Công ty.
2.2.3. Thực trạng nội dung phân tích hiệu quả kinh doanh tại Cơng
ty Cổ phần Việt Úc Bình Định
2.2.3.1. Đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh
Thứ nhất, KNSL từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ tại công ty
tăng dần qua các năm. Cụ thể: năm 2016 cứ 1 đồng doanh thu thuần thu
được từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ mang về 0,21 đồng lợi

nhuận cho Công ty; năm 2017 cứ 1 đồng doanh thu thuần thu được từ hoạt


14

h

động bán hàng và cung cấp dịch vụ mang về 0,48 đồng lợi nhuận cho Công
ty nhưng đến năm 2018 lại mang về 0,57 đồng lợi nhuận cho Công ty.
Thứ hai, KNSL của tổng tài sản tại Công ty tăng dần qua các năm. Cụ
thể, năm 2016 cứ 1 đồng tổng tài sản bình quân đầu tư vào kinh doanh mang
về 0,27 đồng lợi nhuận sau thuế cho Công ty; 2017 cứ 1 đồng tổng tài sản
bình quân đầu tư vào kinh doanh mang về 0,86 đồng lợi nhuận sau thuế cho
Công ty nhưng đến năm 2018 lại mang về 0,99 đồng lợi nhuận sau thuế cho
Công ty.
Thứ ba, KNSL của vốn chủ sở hữu tại Công ty tăng dần qua các năm. Cụ
thể, năm 2016 cứ 1 đồng VCSH bình quân đầu tư vào kinh doanh mang về
0,31 đồng lợi nhuận sau thuế cho Công ty; năm 2017 cứ 1 đồng VCSH bình
quân đầu tư vào kinh doanh mang về 0,94 đồng lợi nhuận sau thuế cho
Công ty nhưng đến năm 2018 lại mang về 1,06 đồng lợi nhuận sau thuế cho
Cơng ty.
2.2.3.2. Phân tích khả năng sinh lợi của doanh thu
KNSL từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ tại công ty tăng dần
qua các năm. Cụ thể: năm 2016 cứ 1 đồng doanh thu thuần thu được từ hoạt
động bán hàng và cung cấp dịch vụ mang về 0,21 đồng lợi nhuận cho Công
ty; năm 2017 cứ 1 đồng doanh thu thuần thu được từ hoạt động bán hàng và
cung cấp dịch vụ mang về 0,48 đồng lợi nhuận cho Công ty nhưng đến năm
2018 lại mang về 0,57 đồng lợi nhuận cho Công ty. Ngun nhân của tình
hình trên theo các nhà phân tích tại Công ty là do lợi nhuận sau thuế; doanh
thu thuần đều tăng nhưng tốc độ tăng lợi nhuận sau thuế cao hơn tốc độ tăng

doanh thu thuần. Cụ thể, năm 2017 so với năm 2016, lợi nhuận sau thuế
tăng 87.153 triệu đồng tương đương tăng 299,82 % trong khi doanh thu
thuần tăng 99.064 triệu đồng tương đương tăng 70,32%; năm 2018 so với
năm 2017, lợi nhuận sau thuế tăng 99.289 triệu đồng tương đương tăng
85,43% trong khi doanh thu thuần tăng 141.492 triệu đồng tương đương
tăng 58,97%. Điều đó chứng tỏ các nhà quản lý tại Công ty đã quản lý hiệu
quả các khoản chi phí phát sinh tại Công ty.


15

h

2.2.3.3. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản
KNSL của tổng tài sản tại Công ty tăng dần qua các năm. Cụ thể, năm
2016 cứ 1 đồng tổng tài sản bình quân đầu tư vào kinh doanh mang về 0,27
đồng lợi nhuận sau thuế cho Công ty; năm 2017 cứ 1 đồng tổng tài sản bình
quân đầu tư vào kinh doanh mang về 0,86 đồng lợi nhuận sau thuế cho
Công ty và đến năm 2018 lại mang về 0,99 đồng lợi nhuận sau thuế cho
Cơng ty. Ngun nhân của tình hình trên theo nhân viên phân tích tại Cơng
ty là do lợi nhuận sau thuế và tổng TS bình quân đều tăng nhưng tốc độ tăng
lợi nhuận sau thuế cao hơn tốc độ tăng tổng tài sản bình quân. Cụ thể, năm
2017 so với năm 2016, lợi nhuận sau thuế tăng 87.153 triệu đồng tương
đương tăng 299,82 % trong khi tổng TS bình quân tăng 27.915 triệu đồng
tương đương tăng 25,98 %; năm 2018 so với năm 2017, lợi nhuận sau thuế
tăng 99.289 triệu đồng tương đương tăng 85,43 % trong khi tổng TS bình
quân tăng 82.257 triệu đồng tương đương tăng 60,76 %. Như vậy, các nhà
quản lý tại Công ty đã quản lý và sử dụng tổng tài sản ngày càng hiệu quả.
2.2.3.4. Phân tích khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu
KNSL của vốn chủ sở hữu tại Công ty tăng dần qua các năm. Cụ thể,

năm 2016 cứ 1 đồng VCSH bình quân đầu tư vào kinh doanh mang về 0,31
đồng lợi nhuận sau thuế cho Cơng ty; năm 2017 cứ 1 đồng VCSH bình quân
đầu tư vào kinh doanh mang về 0,94 đồng lợi nhuận sau thuế cho Công ty
nhưng đến năm 2018 lại mang về 1,06 đồng lợi nhuận sau thuế cho Công ty.
Nguyên nhân của tình hình trên theo các nhà phân tích tại Cơng ty là do lợi
nhuận sau thuế; vốn chủ sở hữu bình quân đều tăng nhưng tốc độ tăng lợi
nhuận sau thuế cao hơn tốc độ tăng vốn chủ sở hữu bình quân. Cụ thể, năm
2017 so với năm 2016, lợi nhuận sau thuế tăng 87.153 triệu đồng tương
đương tăng 299,82 % trong khi vốn chủ sở hữu bình quân tăng 30.158 triệu
đồng tương đương tăng 32,05 %; năm 2018 so với năm 2017, lợi nhuận sau
thuế tăng 99.289 triệu đồng tương đương tăng 85,43 % trong khi vốn chủ sở
hữu bình quân tăng 78.468 triệu đồng tương đương tăng 63.15 %. Điều đó
chứng tỏ các nhà quản lý tại Công ty đã sử dụng hiệu quả vốn chủ sở hữu
của Công ty.


16

h

.2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH
DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT ÚC
2.3.1. Các kết quả đạt được
- Về tổ chức phân tích HQKD:
Cơng ty Cổ phần Việt Úc Bình Định có chú trọng đến tổ chức phân tích
về HQKD. Q trình phân tích HQKD tại Công ty cũng được thiết kế qua
ba giai đoạn phân tích: chuẩn bị phân tích, tiến hành phân tích và kết thúc
phân tích.
- Về phương pháp phân tích HQKD:
Cơng ty Cổ phần Việt Úc Bình Định đã sử dụng phương pháp so sánh

khi phân tích HQKD.
- Về nội dung phân tích HQKD:
Cơng ty Cổ phần Việt Úc Bình Định có chú trọng đến phân tích HQKD
với các nội dung phân tích HQKD tương đối đầy đủ.
2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại
- Về tổ chức phân tích:
Cơng tác phân tích HQKD tại Cơng ty lại được giao cho nhân viên kế
toán kiêm nhiệm nên chưa đảm bảo độ tin cậy và đầy đủ của thông tin
- Về phương pháp phân tích HQKD:
Việc sử dụng ít các phương pháp phân tích trong q trình phân tích
HQKD sẽ làm cho thơng tin phân tích thiếu chính xác và khơng đầy đủ,
khơng tìm ra được các ngun nhân chính ảnh hưởng đến HQKD để có biện
pháp điều chỉnh cho phù hợp.
- Về nội dung phân tích HQKD:
Thứ nhất, tuy Cơng ty Cổ phần Việt Úc Bình Định đã thực hiện phân
tích HQKD thơng qua các chỉ tiêu ROS, ROA và ROE nhưng các chỉ tiêu
phân tích này chưa thật sự đầy đủ và hợp lý với loại hình của Công ty là
Công ty Cổ phần. Cụ thể, Công ty chưa sử dụng chỉ tiêu phân tích: “sức
sinh lợi của vốn cổ phần thường” để thấy được hiệu quả đầu tư của các nhà
đầu tư trong Công ty.
Thứ hai, trong phân tích HQKD Cơng ty Cổ phần Việt Úc Bình Định chỉ


17
mới chú trọng các chỉ tiêu phân tích: ROS, ROA và ROE mà chưa chú trọng
đến các chỉ tiêu phân tích KNSL phi tài chính để phản ánh hiệu quả xã hội.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương 2, tác giả đã trình bày sơ lược về Cơng ty Cổ phần Việt
Úc Bình Định bao gồm những nội dung về lịch sử hình thành và phát triển,
đặc điểm hoạt động KD và tổ chức bộ máy hoạt động KD cùng với vai trị

và xu thế phát triển của Cơng ty.
Đồng thời, tác giả đã đi sâu vào tìm hiểu thực trạng: nội dung phân tích
HQKD, phuơng pháp phân tích HQKD và tổ chức phân tích HQKD tại
Cơng ty Cổ phần Việt Úc Bình Định.
Như vậy trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng phân tích HQKD tại
Cơng ty Cổ phần Việt Úc Bình Định trong chương 2 kết hợp với lý luận về
phân tích HQKD trong DN đã trình bày chương 1, tác giả đề xuất một số giải
pháp hoàn thiện phân tích HQKD tại Cơng ty Cổ phần Việt Úc Bình Định.

h
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HỒN THIỆN PHÂN TÍCH HIỆU
QUẢ KINH DOANH TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN VIỆT ÚC
BÌNH ĐỊNH
3.1. PHƯƠNG HƯỚNG HỒN THIỆN PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ
KINH DOANH TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN VIỆT ÚC BÌNH ĐỊNH
- Cơng ty phải xây dựng kế hoạch công tác tổ chức phân tích HQKD một
cách khoa học.
- Cơng ty cần phải lựa chọn các phương pháp phân tích HQKD phù hợp
như: phương pháp đồ thị, phương pháp loại trừ, phương pháp phân tích
nhân tố, phương pháp Dupont...
- Cơng ty cần phải sử dụng nguồn thơng tin phục vụ phân tích cả bên
trong và bên ngồi Cơng ty,
- Trong tương lai, Cơng ty xây dựng nội dung phân tích HQKD hợp lý
hơn chẳng hạn bổ sung thêm một số các chỉ tiêu phân tích HQKD (sức sinh


18
lợi của TS dài hạn, sức sinh lợi của TS ngắn hạn…) để phản ánh được cả
hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội.
3.2. GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ

KINH DOANH TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN VIỆT ÚC BÌNH ĐỊNH
3.2.1 Hồn thiện tổ chức phân tích
Tác giả đề xuất quy trình phân tích HQKD phù hợp với Cơng ty như sau:
Trình tự thực hiện
phân tích
Lựa chọn thơng tin đáng
tin cậy, chất lượng sử
dụng trong phân tích:
- Thơng tin bao gồm
bên trong và bên ngồi
Cơng ty: như Bảng cân
đối kế toán, bảng báo
cáo kết quả hoạt động
KD, bảng báo cáo tài
chính, bảng thống kê số
tiền thực hiện nghĩa vụ
đối với Nhà nước…
- Thông tin phải được
kiểm tra trước khi tiến
hành sử dụng.
- Phân loại và xử lý
thông tin.
- Tiến hành phân tích
dựa vào những thơng tin
đã được xử lý, phân
loại.

h

Cơng tác chuẩn

bị phân tích
- Lập kế hoạch
phân tích HQKD
- Xác định nội
dung phân tích
- Xác định phạm
vi phân tích
- Thu thập xử lý
thơng tin dùng
làm căn cứ để
phân tích
- Xây dựng tiến
độ thực hiện cho
q trình phân
tích HQKD
- Lập kế hoạch tài
chính cho phân
tích HQKD

Kết thúc phân tích
và kết luận
Đánh giá chung tình
hình, xác định nhân
tố ảnh hưởng, chỉ rõ
những mặt đạt được
và mặt hạn chế trong
phân tích HQKD tại
Cơng ty.
- Xác định nhân tố
ảnh hưởng, ngun

nhân ảnh hưởng.
- Đề xuất phương
hướng giải quyết.

Hình 3.1: Quy trình tổ chức phân tích HQKD tại Cơng ty Cổ phần
Việt Úc Bình Định



×