Tải bản đầy đủ (.pdf) (176 trang)

(Luận văn thạc sĩ) quản lý công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên trường đại học quy nhơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.81 MB, 176 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

ĐÀO PHƯƠNG HOA

QUẢN LÝ CƠNG TÁC GIÁO DỤC
CHÍNH TRỊ TƯ TƯỞNG CHO SINH VIÊN

h

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 8140114

Người hướng dẫn: PGS.TS. Lê Quang Sơn


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu
và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa
từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

h


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn, tơi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Khoa
Khoa học Xã hội và Nhân văn, Phòng Đào tạo Sau đại học Trường Đại học
Quy Nhơn đã tham gia giảng dạy và tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong suốt
q trình học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo PGS.TS. Lê


Quang Sơn đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện
luận văn.
Đồng thời, tơi cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các cán bộ,
giảng viên và sinh viên Nhà trường đã tạo điều kiện thuận lợi để tơi khảo sát,
nghiên cứu và hồn thành luận văn.
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều nhưng luận văn chắc chắn khơng tránh
khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu từ

h

quý thầy cơ để luận văn được hồn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Bình Định, tháng 3 năm 2020
Học viên
Đào Phương Hoa


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
TƯ TƯỞNG CHO SINH VIÊN Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC .............................. 6
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ................................................................. 6
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài............................................................ 6
1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nước ............................................................ 9


h

1.2. Các khái niệm chính của đề tài ............................................................. 10
1.2.1. Giáo dục chính trị - tư tưởng ............................................................ 10
1.2.2. Quản lý giáo dục .............................................................................. 13
1.2.3. Quản lý cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên .............. 15
1.3. Lý luận về giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên ............................. 16
1.3.1. Mục tiêu và nhiệm vụ giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên ............ 16
1.3.2. Nội dung giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên .......................... 17
1.3.3. Phương pháp giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên ................... 18
1.3.4. Hình thức giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên......................... 20
1.3.5. Các lực lượng giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên .................. 21
1.3.6. Các điều kiện, phương tiện phục vụ giáo dục chính trị tư tưởng cho
sinh viên .................................................................................................... 23
1.4. Quản lý hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên ................. 24
1.4.1. Quản lý mục tiêu giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên ............. 24


1.4.2. Quản lý nội dung giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên ............. 25
1.4.3. Quản lý phương pháp giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên ............ 26
1.4.4. Quản lý hình thức giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên ............ 28
1.4.5. Quản lý các lực lượng giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên ........... 29
1.4.6. Quản lý các điều kiện, phương tiện phục vụ giáo dục chính trị tư
tưởng cho sinh viên ................................................................................... 32
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý công tác giáo dục chính trị tư tưởng
cho sinh viên ................................................................................................ 33
1.5.1. Sự tác động của các yếu tố kinh tế - xã hội ...................................... 33
1.5.2. Vai trò của hoạt động quản lý .......................................................... 34
1.5.3. Vai trò của các lực lượng tham gia cơng tác giáo dục chính trị tư
tưởng ......................................................................................................... 35

1.5.4. Mối quan hệ giữa giáo dục và tự giáo dục ........................................ 36

h

1.5.5. Vai trò của tập thể ............................................................................ 37
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CƠNG TÁC GIÁO DỤC CHÍNH
TRỊ TƯ TƯỞNG CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN .... 39
2.1. Tổng quan về Trường Đại học Quy Nhơn ............................................. 39
2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển của Trường Đại học Quy Nhơn .......... 39
2.1.2. Sứ mệnh và tầm nhìn của Trường Đại học Quy Nhơn ..................... 39
2.1.3. Tình hình sinh viên nhà trường ........................................................ 40
2.2. Khái quát quá trình khảo sát .................................................................. 42
2.2.1. Mục tiêu khảo sát ............................................................................. 42
2.2.2. Nội dung khảo sát ............................................................................ 42
2.2.3. Phương pháp khảo sát ...................................................................... 42
2.2.4. Tổ chức khảo sát .............................................................................. 43
2.3. Thực trạng cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên Trường Đại
học Quy Nhơn .............................................................................................. 43


2.3.1. Thực trạng nhận thức mục tiêu và nhiệm vụ giáo dục chính trị tư
tưởng cho sinh viên ................................................................................... 44
2.3.2. Thực trạng nội dung giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên .............. 47
2.3.3. Thực trạng sử dụng các phương pháp giáo dục chính trị tư tưởng cho
sinh viên .................................................................................................... 53
2.3.4. Thực trạng về hình thức giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên ... 54
2.3.5. Thực trạng các lực lượng tham gia giáo dục chính trị tư tưởng cho
sinh viên .................................................................................................... 55
2.3.6. Thực trạng về các điều kiện, phương tiện phục vụ giáo dục chính trị
tư tưởng cho sinh viên ............................................................................... 56

2.4. Thực trạng quản lý công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên
Trường Đại học Quy Nhơn ........................................................................... 60
2.4.1. Thực trạng quản lý mục tiêu giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên

h

.................................................................................................................. 60
2.4.2. Thực trạng quản lý nội dung giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên
.................................................................................................................. 63
2.4.3. Thực trạng quản lý phương pháp giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh
viên ........................................................................................................... 68
2.4.4. Thực trạng quản lý hình thức giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh
viên ........................................................................................................... 69
2.4.5. Thực trạng quản lý các lực lượng giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh
viên ........................................................................................................... 71
2.4.6. Thực trạng quản lý các điều kiện, phương tiện phục vụ giáo dục chính
trị tư tưởng cho sinh viên ........................................................................... 72
2.5. Đánh giá chung...................................................................................... 74
2.5.1. Những thuận lợi ............................................................................... 74
2.5.2. Những khó khăn, tồn tại cần khắc phục ........................................... 74


2.5.3. Nguyên nhân.................................................................................... 75
CHƯƠNG 3. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CƠNG TÁC GIÁO DỤC
CHÍNH TRỊ TƯ TƯỞNG CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY
NHƠN .......................................................................................................... 77
3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp .......................................................... 77
3.1.1. Đảm bảo tính khoa học .................................................................... 77
3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn ..................................................................... 77
3.1.3. Đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ ...................................................... 78

3.1.4. Đảm bảo tính kế thừa ....................................................................... 78
3.1.5. Đảm bảo tính khả thi........................................................................ 79
3.2. Các biện pháp quản lý công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên
Đại học Quy Nhơn ....................................................................................... 79
3.2.1. Nâng cao nhận thức cho CBGV, sinh viên về cơng tác GDCTTT nhằm

h

phát huy tính tự chủ, sáng tạo của sinh viên trong hoạt động rèn luyện CTTT
..................................................................................................................... 79
3.2.2. Chỉ đạo cụ thể hóa mục tiêu giáo dục thành các nhiệm vụ cụ thể ........... 82
3.2.3. Cụ thể hóa nội dung thành chương trình hoạt động GDCTTT cho sinh
viên ........................................................................................................... 86
3.2.4. Chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục chính trị tư
tưởng cho sinh viên theo hướng phù hợp với đặc điểm tâm lý sinh viên .... 90
3.2.5. Tăng cường cơ chế phối hợp giữa các lực lượng (gia đình – nhà
trường – xã hội) trong việc giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên ........ 92
3.2.6. Đánh giá kết quả GDCTTT thông qua việc xây dựng khung đánh giá
kết quả rèn luyện cho sinh viên phù hợp với đặc thù hoạt động đào tạo của
Nhà trường ................................................................................................ 96
3.2.7. Tăng cường sự phối hợp giữa các đơn vị trong nhà trường trong công
tác GDCTTT cho SV ................................................................................. 98


3.2.8. Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động giảng dạy, giáo
dục CTTT của nhà trường ....................................................................... 100
3.3. Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất .............. 102
3.3.1. Mối liên quan của các biện pháp .................................................... 102
3.3.2. Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp ............... 103
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................... 115

PHỤ LỤC .................................................................................................. 118
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (bản sao)

h


DANH MỤC VIẾT TẮT
VIẾT ĐẦY ĐỦ

VIẾT TẮT

QL

Quản lý

QLGD

Quản lý giáo dục

CBQL

Cán bộ quản lý

CBGV

Cán bộ, giảng viên

SV

Sinh viên


GDCTTT

Giáo dục chính trị tư tưởng

h


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

2.1

Tên bảng
Thống kê tình hình sinh viên Nhà trường

Trang

40

Kết quả khảo sát thực trạng nhận thức về vai trị của
2.2

cơng tác GDCTTT và mức độ quan tâm của Nhà

46

trường đối với công tác này
2.3


2.4

3.1

3.2

3.3

Khảo sát thực trạng mức độ quan tâm của Nhà trường
về QL công tác GDCTTT
Thực trạng QL hình thức GDCTTT cho sinh viên

h

2.5

Kết quả khảo sát thực trạng về QL công tác GDCTTT

Kết quả khảo sát tính cấp thiết của các biện pháp QL
công tác GDCTTT cho sinh viên được đề xuất
Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp QL
cơng tác GDCTTT cho sinh viên được đề xuất
Tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các
biện pháp

61

61

71


105

108

110


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Số

Tên sơ đồ, biểu đồ

hiệu
1.1

1.2

2.1

2.2

2.4

2.5

2.6

2.7


2.8

trường
Mối quan hệ phối hợp giữa Nhà trường – gia đình – xã
hội
Đánh giá của CBGV về mức độ thực hiện các nội dung
công tác GDCTTT
Đánh giá của SV về mức độ thực hiện các nội dung công
tác GDCTTT
Thực trạng CBGV, SV đánh giá nội dung công tác
GDCTTT đơn điệu, không hấp dẫn, mang tính rập khn

h

2.3

Mối quan hệ giữa các lực lượng giáo dục trong Nhà

Đánh giá của CBGV, SV về phương pháp GDCTTT cho
sinh viên
Đánh giá của CBGV, SV về hình thức GDCTTT cho
sinh viên
Thực trạng CBGV tham gia vào công tác GDCTTT cho
sinh viên
Thực trạng đánh giá của CBGV về việc đầu tư kinh phí,
cơ sở vật chất cho công tác GDCTTT của Nhà trường
Thực trạng đánh giá của SV về việc đầu tư kinh phí, cơ
sở vật chất cho công tác GDCTTT của Nhà trường

Trang


31

31

51

51

53

54

55

56

58

58


Số

Tên sơ đồ, biểu đồ

hiệu
2.9

2.10


2.11

2.12

2.13

Thực trạng hiệu quả của việc đầu tư kinh phí, cơ sở vật
chất cho cơng tác GDCTTT qua đánh giá của CBGV
Thực trạng hiệu quả của việc đầu tư kinh phí, cơ sở vật
chất cho cơng tác GDCTTT qua đánh giá của SV
Thực trạng đánh giá mức độ thực hiện việc QL mục tiêu
công tác GDCTTT của Nhà trường
Thực trạng QL nội dung công tác GDCTTT cho sinh
viên
Khảo sát nội dung GDCTTT cho sinh viên cần được chú
trọng trong giai đoạn hiện nay

59

59

63

64

67

h


Khảo sát kết quả SV thu được sau khi tham gia các nội

Trang

2.14

2.15

2.16

2.17

dung của công tác GDCTTT
Thực trạng QL việc đổi mới phương pháp GDCTTT cho
sinh viên
Thực trạng QL các lực lượng GDCTTT cho sinh viên
Thực trạng QL các điều kiện, phương tiện phục vụ
GDCTTT cho sinh viên

68

69

72

73


1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Dưới tác động của tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế, thế giới đương đại
đang có những chuyển biến, tác động sâu sắc trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã
hội. Trước những biến động phức tạp của tình hình kinh tế - chính trị thế giới, sự
tác động từ mặt trái của cơ chế thị trường, âm mưu “diễn biến hịa bình” của các
thế lực thù địch,… đã và đang làm cho một bộ phận sinh viên dao động về lập
trường, suy thoái về đạo đức, mờ nhạt lý tưởng, mất dần phương hướng. Biểu
hiện cụ thể ở lối sống thực dụng, ích kỷ, mưu cầu danh lợi, ngại học tập chính
trị, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp, xa rời lý tưởng,…
Vì vậy cơng tác bồi dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ mà trọng tâm là cơng tác
giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên luôn được coi là nhiệm vụ vừa cơ

h

bản, vừa cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Công tác này đã và đang trở
thành mối quan tâm thường xuyên không chỉ của các nhà quản lý giáo dục mà
cịn là của tồn xã hội. Bởi lẽ thế hệ trẻ nói chung cũng như sinh viên nói
riêng là những người đóng vai trị then chốt trong cơng cuộc cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước. Là những người sẽ quyết định vận mệnh tương lai của
đất nước phát triển ra sao, vị thế như thế nào trên trường quốc tế.
Cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên đòi hỏi phải được
tiến hành một cách liên tục, thường xuyên và là nội dung không thể thiếu
trong nhà trường nói chung và các trường đại học nói riêng. Chúng ta cần
phải giáo dục cho sinh viên lịng u nước, u chủ nghĩa xã hội, có ý thức
vươn lên trong học tập, rèn luyện để lập thân, lập nghiệp,… trở thành những
chủ nhân tương lai của đất nước. Đây được xem là một trong những nhiệm vụ
rất vinh dự và cũng không kém phần nặng nề của các trường đại học trong
công tác đào tạo sinh viên.



2
Cùng với chủ trương chung của Đảng và Nhà nước, Bộ Giáo dục và
Đào tạo đã ban hành rất nhiều văn bản hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục chính tư
tưởng cho sinh viên, tăng cường giáo dục, tuyên truyền các chủ trương,
đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và của ngành giáo
dục đối với học sinh, sinh viên. Thơng tin về mục đích, ý nghĩa, chủ trương
của Đảng, Nhà nước trong việc thảo luận, tiếp thu ý kiến của nhân dân về dự
thảo Luật đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt. Thực hiện chuyên đề học tập và
làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2018 “về xây dựng
ý thức tơn trọng nhân dân, phát huy dân chủ, chăm lo đời sống nhân dân”,
vận dụng cụ thể vào từng đơn vị trường học; tổ chức giáo dục chuẩn mực đạo
đức, nghề nghiệp cho HSSV phù hợp ngành đào tạo gắn với trách nhiệm của
HSSV giai đoạn hiện nay; ….
Ý thức được vai trị, vị trí và sứ mệnh chính trị của mình trong thời kỳ

h

mới, Trường Đại học Quy Nhơn ln quan tâm đến cơng tác giáo dục chính
trị tư tưởng cho sinh viên nhà trường. Phịng Cơng tác chính trị - Sinh viên là
đơn vị tham mưu cho lãnh đạo nhà trường về các hoạt động này. Bên cạnh
những kết quả đạt được, cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên
của Trường ĐH Quy Nhơn vẫn còn nhiều hạn chế làm ảnh hưởng đến chất
lượng và hiệu quả đào tạo của Trường. Nguyên nhân là do nhà trường chưa
thật sự chú trọng và chưa có được những giải pháp mang tính đột phá nhìn từ
góc độ quản lý.
Là một chun viên hiện đang cơng tác tại Phịng Cơng tác chính trị Sinh viên – đơn vị có liên quan đến cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng cho
sinh viên nhà trường nên tôi quyết định chọn nghiên cứu đề tài “Quản lý
cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên Trường Đại học Quy
Nhơn” với mong muốn góp phần giải quyết những vấn đề cịn hạn chế trong

cơng tác này.


3
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý giáo dục chính trị tư tưởng
cho sinh viên ở trường đại học và đánh giá thực trạng quản lý giáo dục chính
trị tư tưởng cho sinh viên hiện nay ở Trường Đại học Quy Nhơn, đề tài sẽ đề
xuất các biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả của cơng tác giáo dục
chính trị tư tưởng cho sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả
đào tạo, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước trong giai đoạn
hiện nay.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: công tác GDCTTT cho sinh viên ở các
trường đại học.
3.2. Đối tượng nghiên cứu: quản lý công tác GDCTTT cho sinh viên ở
Trường Đại học Quy Nhơn.

h

3.3. Giới hạn đề tài: Quản lý cơng tác GDCTTT cho SV chính qui
Trường ĐH Quy Nhơn.
3.4. Phạm vi: đề tài khảo sát tập trung vào thực trạng cơng tác giáo dục
chính trị tư tưởng cho sinh viên tại Trường ĐH Quy Nhơn giai đoạn 2018 2020 và đề xuất biện pháp cho giai đoạn 2020 - 2025.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng được cơ sở lý luận và đánh giá đúng thực trạng công tác
GDCTTT cho sinh viên Trường Đại học Quy Nhơn hiện nay thì có thể đề
xuất được các biện pháp quản lý công tác GDCTTT cho sinh viên một cách
hợp lý và khả thi, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác này ở
Trường ĐH Quy Nhơn.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của quản lý GDCTTT cho sinh viên
5.2. Đánh giá thực trạng quản lý GDCTTT cho SV ở Trường ĐH Quy
Nhơn


4
5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý GDCTTT cho sinh viên ở Trường
ĐH Quy Nhơn
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Đề tài sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hố,
khái quát hoá trong nghiên cứu các nguồn tài liệu lý luận và thực tiễn có
liên quan đến cơng tác quản lý GDCTTT cho SV, đó là:
Các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin, các văn kiện của
Đảng, Nhà nước, tư tưởng Hồ Chí Minh có liên quan đến đề tài.
Các tác phẩm về khoa học Quản lý giáo dục, Tâm lý học, Giáo dục
học, Xã hội học trong và ngồi nước.
Các cơng trình nghiên cứu khoa học quản lý giáo dục của các nhà lý
luận, các nhà quản lý giáo dục, các nhà giáo,… có liên quan đến đề tài, các

h

luận văn, các báo cáo khoa học, các chuyên khảo, các bài báo.
Các tài liệu trên được phân tích, nhận xét, tóm tắt và trích dẫn phục
vụ trực tiếp cho việc giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
6.2 . Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Có 2 loại : Phiếu điều tra dành cho sinh viên, phiếu điều tra dành cho
cán bộ quản lý và giảng viên.

Sử dụng phiếu thăm dò ý kiến dành cho CBGV và SV nhằm thu thập
thông tin về thực trạng công tác GDCTTT và QL công tác GDCTTT của Nhà
trường.
6.2.2. Phương pháp quan sát
Tiến hành quan sát các hoạt động liên quan đến công tác GDCTTT cho
sinh viên để ghi chép lại thực trạng công tác GDCTTT và sự quan tâm của
Nhà trường đối với công tác này.


5
6.2.3. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
Xin ý kiến chun gia bằng phiếu hỏi để thăm dị tính cấp thiết và tnhs
khả thi của các biện pháp đề ra.
6.2.4. Nghiên cứu hồ sơ lưu trữ
Tiến hành nghiên cứu hồ sơ lưu trữ, tham khảo tài liệu để thu thập
thông tin, tìm hiểu và đánh giá thực trạng QL cơng tác GDCTTT của Nhà
trường.
6.3 . Phương pháp bổ trợ
Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu của phiếu điều
tra; thống kê, phân tích các số liệu và thông tin liên quan.
7. Cấu trúc của luận văn
Luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý giáo dục chính trị tư tưởng cho

h

sinh viên ở trường đại học

Chương 2: Thực trạng quản lý cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng cho
sinh viên Trường Đại học Quy Nhơn

Chương 3: Các biện pháp quản lý cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng
cho sinh viên Trường Đại học Quy Nhơn


6

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ
GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ TƯ TƯỞNG CHO SINH VIÊN Ở
TRƯỜNG ĐẠI HỌC
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu về giáo dục chính trị tư tưởng từ xưa đến nay đã có rất
nhiều tác phẩm, tác giả. Tuy nhiên, tùy theo từng giai đoạn lịch sử khác nhau
mà các tác giả, tác phẩm cũng có cách đánh gia và nhìn nhận khác nhau.
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài
Tư tưởng giáo dục, chính trị của Khổng Tử
Tư tưởng xuyên suốt của Khổng Tử chính là chữ “nhân”, ơng lấy chữ
“nhân” làm gốc và cho rằng nó gắn bó chặt chẽ với đạo – đạo đức – lòng yêu
thương con người, yêu thương vạn vật. Theo Khổng Tử, gốc của nhân là hiếu

h

đễ lễ nghĩa, trung thực vị tha, vì người chính là vì mình. Nhân theo Khổng Tử
cịn là “Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân” nghĩa là biết coi trọng tình người, tự đặt
mình vào hồn cảnh người khác, tự bụng mình mà suy ra bụng người, lúc nào
cũng lấy cái tâm đức trong sáng để nghĩ về sự việc đã xẩy ra, sự việc liên
quan đến người khác mà có cách xử sự đầy tình người. Để thực hiện được
Nhân, Khổng Tử cho rằng con người phải có lễ. Lễ là các quy phạm đạo đức
hợp thành một hệ thống qui tắc xử thế. Trong suốt cuộc đời làm thầy của
mình, bên cạnh dạy chữ, bao giờ Khổng Tử cũng chú trọng vào dạy người, ở
đây đề cao thuyết đức trị. [7, tr.45]

Từ nội dung của học thuyết mà Khổng Tử đã áp dụng vào giáo dục
mang tính nhập thế và tích cực. Ơng đề xướng “thuyết tơn hiền”. Những tư
tưởng ấy của Khổng Tử trong bối cảnh rối ren của xã hội đương thời rất khó
thực hiện, song đó là những quan điểm có giá trị được thế hệ sau kế thừa, phát
triển và đến nay vẫn còn đáng trân trọng về nội dung, chủ trương và cả


7
phương pháp giáo dục.
Tư tưởng chính trị của C.Mác, Ph. Ăngghen
Hệ tư tưởng Đức là một trong những tác phẩm do C.Mác và
Ph.Ăngghen viết chung vào cuối năm 1845 đầu năm 1846, đánh dấu một mốc
quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của triết học Mác. Đây
khơng chỉ là tác phẩm lý luận quan trọng trong thời kỳ hình thành triết học
Mác, mà cịn là tác phẩm đầu tiên thể hiện sự trưởng thành đến độ chín muồi
của chủ nghĩa Mác. Trong Hệ tư tưởng Đức, các ông đã đề cập đến một loạt
vấn đề lý luận quan trọng; đặc biệt, ở đây, lần đầu tiên, quan niệm duy vật về
lịch sử - một trong hai phát kiến vĩ đại của C.Mác, được trình bày một cách
tương đối toàn diện và sâu sắc. Với quan niệm duy vật về lịch sử, C.Mác và
Ph.Ăngghen đã tạo cơ sở lý luận khoa học vững chắc cho sự phát triển tư
tưởng về cách mạng vơ sản và đặt nền móng cho chủ nghĩa cộng sản khoa

h

học.

Với quan niệm duy vật về lịch sử, trong “Hệ tư tưởng Đức”, C.Mác và
Ph.Ăngghen đã xây dựng cơ sở lý luận vững chắc cho sự phát triển tư tưởng
về cách mạng vô sản. Theo các ông, cách mạng vô sản là một quy luật tất yếu
mà lịch sử phải trải qua trong tiến trình vận động, phát triển của nó. Những

tiền đề vật chất của cuộc cách mạng đó là sự phát triển của lực lượng sản xuất
và sự hình thành giai cấp vơ sản. Về tính chất, nó là cuộc cách mạng triệt để,
toàn diện và sâu sắc nhất trong lịch sử nhân loại. Có thể khẳng định rằng, cho
đến nay, những tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen trong “Hệ tư tưởng Đức”
về cách mạng vơ sản vẫn cịn ngun giá trị lý luận và ý nghĩa thực tiễn.
Tư tưởng chính trị của Lênin
Lênin là người tích cực đấu tranh cho chủ nghĩa quốc tế vô sản, thành
lập Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III) để lãnh đạo phong trào cộng sản và công
nhân quốc tế, tập hợp mọi lực lượng cách mạng trong cuộc đấu tranh chống


8
chủ nghĩa đế quốc. Lênin đã vận dụng sáng tạo những nguyên lý của chủ
nghĩa Mác vào giải quyết mối quan hệ giữa yếu tố dân tộc và yếu tố quốc tế
trong cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản. Lênin đã phát triển vấn
đề dân tộc của chủ nghĩa Mác thành vấn đề dân tộc và thuộc địa trong thời kỳ
đế quốc chủ nghĩa; đề ra những ngun tắc có tính cương lĩnh của giai cấp vơ
sản về vấn đề dân tộc; coi phong trào giải phóng dân tộc là một bộ phận của
cách mạng vô sản thế giới; phê phán chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi cũng như chủ
nghĩa sô vanh nước lớn. Khẩu hiệu của Mác "Vơ sản tồn thế giới liên hiệp
lại" đã được Lê-nin phát triển thành "Vơ sản tồn thế giới và các dân tộc bị áp
bức đoàn kết lại!".
Dưới ngọn cờ của Lê-nin, Liên bang Cộng hịa Xã hội chủ nghĩa
Xơviết và hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới được hình thành; chủ nghĩa
phátxít bị tiêu diệt; các dân tộc bị áp bức vùng lên giành độc lập dân tộc, làm

h

cho hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc tan rã. Tên tuổi của Lênin đã
gắn liền với những cải biến cách mạng vĩ đại nhất trong xã hội loài người từ

đầu thế kỷ XX đến nay. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: "Lênin là
người đã thực hiện và phát triển chủ nghĩa Mác. Là người cha của cách mạng
vô sản và cách mạng dân tộc giải phóng. Là người thầy đã tạo ra những chiến
sĩ cách mạng khắp thế giới, chẳng những bằng lý luận cách mạng khoa học
nhất, mà còn bằng đạo đức cách mạng cao cả nhất". [24]
Một số tác phẩm nước ngoài
Đã có nhiều học giả Liên Xơ bàn về cơng tác tư tưởng lý luận nói
chung, cũng như GDLLCT nói riêng. Đã có khá nhiều trong số đó đã được
dịch sang tiếng Việt, tiêu biểu như một số cuốn sách: Phương pháp luận cơng
tác tư tưởng của D.A. Vơncơgơnốp ; Hình thành niềm tin cho thế hệ trẻ của
V.A. Xukhômlinxki; Hoạt động tư tưởng của Đảng Cộng sản Liên Xô của
X.I. Xurơnitrencô;… đã tập trung nhấn mạnh một số nội dung chính cần phải



×