Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

Kỹ năng lập báo cáo kỹ thuật cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (744.99 KB, 33 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
──────── * ───────
BÀI TẬP LỚN
MÔN: Văn phong kỹ thuật
Đề tài : Làm quen với các báo cáo kỹ thuật cơ bản
Sinh viên thực hiện : Đỗ Anh Tuấn
Bùi Văn Toàn
Nguyễn Văn Đại
Chu Đức Lộc
Lê Phương Nam
Nhóm : 12
Giảng viên : ThS. Thạc Bình Cường
Hà Nội, tháng 10 năm 2013
Văn phong kỹ thuật
I) Mở đầu
- Phạm vi:
+ Tìm hiểu cách viết CV và thư từ trang trọng
+ Tìm hiểu cách viết các bản tóm tắt
+ Tìm hiểu cách viết các bản khảo cứu
- Thuật ngữ và từ viết tắt:
STT Tên thuật ngữ Giải thích
1 CV Curriculum vitae – Sơ yếu lí lịch
2 Booklet Bản tóm tắt
3 Correspondence Thư từ
4 Article Bài báo
5 Brochure Sách hướng dẫn
6 Newsletter Tạp chí
7 Manual Hướng dẫn sử dụng
8 Report Báo cáo
9 Investigation report Bản khảo cứu


10 Patent Bằng sáng chế
- Các thành viên nhóm:
STT Tên thành viên Lớp SHSV
1 Đỗ Anh Tuấn CNTT 2 - K54 20092963
2 Bùi Văn Toàn CNTT 2 - K54 20092754
3 Nguyễn Văn Đại CNTT 2 - K54 20090637
4 Chu Đức Lộc CNTT 1 - K54 20091678
5 Lê Phương Nam CNTT 2 - K54 20093538
2 Nhóm 12 – Làm quen với các loại báo cáo kỹ thuật cơ bản
2
Văn phong kỹ thuật
II) Tổng quan về báo cáo kỹ thuật
1)Khái niệm báo cáo kỹ thuật
- Báo cáo kỹ thuật được chia vào 4 mục chính:
1)Hướng dẫn: Manuals, Instructions, Procedures, Process
Description
2)Bằng sáng chế: Patent
3)Báo cáo: Report (Letters, Memos, email/ notes, survey)
4)Luận văn, sách, báo, tạp chí: Books, Articles, Papers,
Magazines
- Các thuộc tính chính của báo cáo kỹ thuật:
1)Gắn liền với 1 vấn đề kỹ thuật cụ thể
2)Có mục đích cụ thể
3)Có mục tiêu cụ thể
4)Truyền tải thông tin/ dữ liệu
5)Có tính khách quan
6)Ngắn gọn, súc tích
7)Nội dung rõ ràng, không mập mờ, đa nghĩa
3 Nhóm 12 – Làm quen với các loại báo cáo kỹ thuật cơ bản
3

Văn phong kỹ thuật
8)Sử dụng văn phong và định dạng thống nhất
9)Cung cấp thông tin có giá trị và có thể sử dụng
10) Có ghi nhận đóng góp, trích dẫn của người khác
4 Nhóm 12 – Làm quen với các loại báo cáo kỹ thuật cơ bản
4
Văn phong kỹ thuật
2)Phân loại theo mục đích
• Article (Bài báo): tập trung sâu vào 1 chủ đề cụ thể
• Booklet (Tóm tắt): tổng quan hoặc giới thiệu sơ lược về 1 vấn đề nào
đó
• Brochure (Sách hướng dẫn): hướng dẫn, giới thiệu, thuyết phục độc
giả về 1 vấn đề gì đó
• Correspondence (thư từ): giao tiếp với các bên liên quan
• Newsletter (Báo/Tạp chí): cung cấp thông tin về một số các chủ đề có
liên quan đến nhau.
• Manual (Hướng dẫn sử dụng): mô tả và hướng dẫn sử dụng sản phẩm
• Report (Báo cáo): trình bày chi tiết về đề xuất cũng như cách giải
quyết 1 vấn đề nào đó
• Investigation report (Báo cáo khảo cứu): trình bày kết quả của nghiên
cứu, cách thức giải quyết vấn đề
3)Phân loại theo hình thức truyền tải
• Bản mềm (Soft copy): thông tin được lưu trữ trên máy tính.
• Bản cứng (Hard copy): thông tin được lưu trữ trên giấy tờ.
III) Sơ yếu lí lịch
1)Giới thiệu
• CV (Curriculum vitae): Sơ yếu lý lịch, giới thiệu về bản thân để xin
việc với nhà tuyển dụng
2)Cấu trúc của sơ yếu lí lịch
5 Nhóm 12 – Làm quen với các loại báo cáo kỹ thuật cơ bản

5
Văn phong kỹ thuật
Trong hồ sơ xin việc bản sơ yếu lý lịch rất quan trọng như một sự quảng
cáo, một cơ hội để tiếp thị bản thân với những nhà tuyển dụng tiềm năng. Nó có
thể giúp bạn trở thành một ứng viên xuất sắc nhất cho công việc.
6 Nhóm 12 – Làm quen với các loại báo cáo kỹ thuật cơ bản
6
Văn phong kỹ thuật
Bản sơ yếu lý lịch là bước đầu tiên trong quá trình tuyển dụng nên nó cần
phải được hoàn thiện tốt.
Cấu trúc cơ bản của CV:
- Thông tin cá nhân
- Quá trình học tập/ công tác
- Các kỹ năng, khả năng hiện có
- Kinh nghiệm làm việc, thành tích của bản thân
- Điểm mạnh, điểm yếu của bản thân
- Người giới thiệu
3)Cách viết sơ yếu lí lịch
Hình thức
Hình thức là ấn tượng đầu tiên đập vào mắt người xem. Những từ chuyên
ngành liên quan đến công việc nên được sử dụng nhiều trong CV. Sử dụng câu
chữ một cách rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu, các mục quan trọng nên để chữ đứng,
gạch chân hoặc in nghiêng để tạo sự chú ý.
Cỡ chữ viết CV nên là 12, có thể dùng font chữ Time New Roman hoặc
Arial. Trình bày hồ sơ trên hai trang giấy. Thông thường một hồ sơ không nên
dài hơn hai trang giấy, trừ phi bạn có nhiều ưu thế và kinh nghiệm nổi bật.
Nội dung
• Thông tin về cá nhân và việc làm:
Mục này dễ viết nhất. Tuy nhiên phải lưu ý là bạn cần ghi rõ số điện thoại
và địa chỉ e-mail bạn thường dùng nhất để nhà tuyển dụng có thể liên hệ dễ

dàng khi bạn trúng tuyển và được tham gia phỏng vấn.
• Quá trình học tập của bạn:
 Trường THPT mà bạn đã tốt nghiệp:
Mục này tuy nhỏ nhưng rất quan trọng. Nếu bạn không có nhiều kinh
nghiệm, hãy nêu những thành tích học tập mà bạn đạt được trong quá trình học
phổ thông chẳng hạn như điểm, xếp loại, làm cán sự lớp, thi đậu kỳ thi học sinh
giỏi toán,… Nếu bạn mô tả hay thì nhà tuyển dụng sẽ lưu ý hồ sơ của bạn nhiều.
 Trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp mà bạn học:
Là sinh viên bạn hãy nêu những thành tích của mình trong quá trình học
như đã làm cán sự lớp, tham gia nghiên cứu đề tài khoa học, được khen thưởng
cấp khoa, cấp trường, nhận học bổng, đoạt giải các kỳ thi lớn, đoàn viên, đảng
viên,… Bạn càng nhiều thành tích hãy nêu ra càng nhiều càng tốt. Đây sẽ là
điểm nổi trội của bạn tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng đặc biệt đối với
những bạn chưa có kinh nghiệm làm việc.
Các kỹ năng của bạn
7 Nhóm 12 – Làm quen với các loại báo cáo kỹ thuật cơ bản
7
Văn phong kỹ thuật
• Kỹ năng ngoại ngữ:
Bạn hãy mô tả thêm những kinh nghiệm ngoại ngữ mà bạn đã có như bạn
có khả năng giao tiếp tốt với người nước ngoài, nghe và hát tiếng nước ngoài
tốt, viết và đọc tiếng nước ngoài thành thạo,… Bạn cũng nên nêu những bằng
cấp mà mình đã đạt được như bằng A, B, C, TOEIC, TOEFL, IELTS,… Đây là
điểm mạnh của bạn so với các ứng viên khác đó.
• Kỹ năng tin học:
Kỹ năng tin học là kinh nghiệm trong quá trình sử dụng tin học mà bạn
đạt được như đánh máy nhanh, sử dụng thành thạo các phần mềm văn phòng,
biết thiết kế web,… Những bằng cấp đạt được như bằng A,B,… Vấn đề tin học
nhà tuyển dụng rất quan tâm tới ứng viên, bạn nên nêu ra đầy đủ.
• Kỹ năng mềm:

Ngoài hai kỹ năng trên thì kỹ năng mềm cũng là một kỹ năng quan trọng
giúp bạn tạo ấn tượng tốt trong mắt nhà tuyển dụng. Các kỹ năng này rất đặc
biệt thuộc về chính bản thân bạn như khả năng làm việc theo nhóm, giao tiếp
khéo léo, đàm phán, thuyết trình,… Với những kỹ năng xuất sắc, bạn sẽ có
nhiều cơ hội được nhà tuyển dụng chú ý trong số hàng trăm ứng viên khác có
trình độ tương đương.
• Kỹ năng khác:
Kỹ năng khác là sở trường của bạn về việc nào đó chẳng hạn như hát
karaoke, uống được bia, rượu, khả năng chịu áp lực,… Và nêu lên thời gian bạn
sử dụng chúng. Nếu kỹ năng khác bạn đều tốt ngang với các ứng viên khác thì
kỹ năng này bạn sẽ nổi trội hơn họ nếu bạn nêu ra.
Mục kinh nghiệm
Mục kinh nghiệm trong bản lý lịch của bạn là nơi nhà tuyển dụng tập
trung sự chú ý nhiều.
• Kinh nghiệm làm việc:
Bạn nên nêu rõ các kinh nghiệm làm việc càng chi tiết càng tốt. Có thể
kinh nghiệm mà bạn đạt được chỉ là trong giai đoạn thực tập sinh, bán thời gian
hay nghề tự do. Kinh nghiệm làm việc ấn tượng sẽ giúp bạn nổi bật hơn hàng
trăm ứng viên khác. Hãy nêu tên tổ chức, vai trò và nêu bật trách nhiệm và
thành công bạn đã đạt được ở những công việc trước đây.
8 Nhóm 12 – Làm quen với các loại báo cáo kỹ thuật cơ bản
8
Văn phong kỹ thuật
• Kinh nghiệm hoạt động xã hội:
Đây là kinh nghiệm khi bạn tham gia hoạt động xã hội ở trường, đoàn và
cộng đồng xã hội như cộng tác viên, phụ tá văn thư ở phòng công tác của trường
hoặc làm ban chấp hành chi hội, đoàn trường, làm MC trong trường, tổ chức
chương trình cho sinh viên, tham gia mùa hè xanh,… Bạn hãy kể chi tiết tên
hoạt động xã hội, vai trò và thành tích nổi bật của bạn trong quá trình hoạt động
xã hội. Đây là điểm mạnh của bạn khi đi xin việc đặc biệt đối với công việc cần

khả năng này.
• Kinh nghiệm, thành tích khác của bạn:
Hãy kể cho nhà tuyển dụng biết những thành tích cũng như các kinh
nghiệm khác của bạn như bạn đã từng thi trò chơi “Ô chữ vàng”, tham gia
chương trình văn nghệ của trường , tham gia diễn thời trang, đoạt giải kỳ thi nào
đó, có kinh nghiệm dẫn chương trình, tổ chức cuộc đi chơi,…
• Điểm mạnh và điểm yếu của bản thân:
Hãy cho nhà tuyển dụng biết điểm mạnh cũng như điểm yếu của bạn.
Nên nêu bật điểm mạnh và hạn chế điểm yếu mà ảnh hưởng đến công việc. Qua
đó nhà tuyển dụng sẽ đánh giá khả năng của bạn và xem xét mức độ phù hợp
công việc. Đây là mục quan trọng, nhà tuyển dụng rất quan tâm.
• Sở thích:
Bạn nên nêu nên sở thích của bản thân mình. Đó là những sở thích cụ thể
của bạn như thích nghe nhạc, thích chơi thể thao, … nhưng đừng đưa quá nhiều.
• Người giới thiệu:
Người giới thiệu là người có ấn tượng và có thể đưa nhận xét khách quan
về bạn. Bạn hãy mô tả người tham khảo của bạn về họ tên, địa chỉ mail, số điện
thoại, Qua đó nhà tuyển dụng có thể liên lạc với họ khi cần thiết.
9 Nhóm 12 – Làm quen với các loại báo cáo kỹ thuật cơ bản
9
Văn phong kỹ thuật
Những việc không nên làm trong CV
• Lỗi chính tả và lỗi ngữ pháp đó là một trong hai thứ không thể chấp nhận
đối với một CV xin việc, bạn phải kiểm tra phần này thật cẩn thận, nên
đọc kỹ lại nhiều lần.
• Bạn không nên sử dụng những từ địa phương, tiếng lóng trong CV.
• Đừng để những lỗi do cẩu thả như: lem dấu cà phê lên hồ sơ hay in hồ sơ
trên giấy tiêu đề của công ty,… làm hỏng bộ hồ sơ được chuẩn bị công
phu của bạn.
• Tránh viết tắt, đặc biệt những từ không phổ biến và không được thừa

nhận. Đừng ghi một địa chỉ e-mail lạ như bởi
nó có vẻ không chuyên nghiệp.
• Đừng che giấu cá tính của mình trong CV và đừng tỏ vẻ rụt rè, nhút nhát,
hãy mạnh dạn trình bày trước nhà tuyển dụng những thành tích, kỹ năng
và sự thông minh khéo léo của bạn. Nhà tuyển dụng muốn xem bạn có
thực sự thích hợp cho công việc sắp tới của họ hay không. Trình bày
chúng bằng những hiểu biết của bạn và làm thế nào để đem lại lợi ích cho
những gì họ muốn.
10 Nhóm 12 – Làm quen với các loại báo cáo kỹ thuật cơ bản
10

IV) Thư từ
1)Giới thiệu
• Thư từ: sử dụng để giao tiếp và trao đổi thông tin với người khác.
2)Cấu trúc của thư từ
- Tiêu đề:
• Người gửi: họ tên và địa chỉ người gửi
• Người nhận: họ tên và địa chỉ người nhận
- Mở đầu:
• Ngày tháng gửi
• Lời chào
• Lí do/ chủ đề viết thư
- Nội dung thư.
- Kết thúc thư: chữ ký, tên người viết.
3)Cách viết thư từ
- Thư từ (letter):
• Sử dụng thư từ trang trọng bên ngoài tổ chức để phản hồi các câu
hỏi, thắc mắc cũng như để giải thích và cung cấp các tài liệu
hướng dẫn.

• Thư trong lĩnh vực kỹ thuật sử dụng định dạng theo khối (block)
với 1 dòng giữa các đoạn văn và không có lùi đầu dòng. Phần nội
dung chính thường là từ 1-5 trang. Font chữ thường đơn giản, nội
dung được trình bày theo thứ tự trước sau và các mục được đánh
số, kí tự.
• Bởi vì thư từ thường để trao đổi thông tin nên phần mở đầu nên ghi
ngày tháng gửi, tên cũng như chức danh của người gửi, địa chỉ gửi
đầy đủ , lời chào.
• Viết tiêu đề rõ ràng để giúp người nhận xác định được nội dung mà
chúng ta muốn đề cập đến cũng như để dễ dàng xem xét lại sau về
sau.
• Xem xét tất cả các thư từ để đảm bảo tính chính xác về các vấn đề
pháp lý trước khi phê duyệt chúng. Tóm lược lại những tài liệu phù
hợp dựa trên việc xác định : Chữ ký, tên , chức danh.
• Những người cần biết về những thư từ mà không liên quan trực
tiếp nên được đặt vào một danh sách ở đầu hoặc ở cuối tài liệu.
V)
- Bản ghi nhớ (memoranda)
• Bản ghi nhớ hỗ trợ công việc liên lạc, trao đổi trong một tổ chức
bằng những mẩu thông tin, lời nhắc nhở ngắn gọn và rõ ràng.
• Nội dung chính của bản ghi nhớ nên ngắn gọn, từ một vài câu tới 5
trang. Sử dụng kiểu danh sách liệt kê để diễn đạt nội dung.
• Trong quy định, một bản ghi nhớ là một bản ghi của những điều
khoản của việc giao dịch hay kí kết hợp đồng, chẳng hạn như bản
ghi nhớ về chính sách, biên bản ghi nhớ thỏa thuận, hoặc bản ghi
nhớ liên quan.
• Hình thức khác nhau bao gồm các dạng: Các bản ghi nhớ, ghi chú
cuộc họp báo, báo cáo hay thư. Chúng có thể chỉ có một trang hoặc
nhiều trang.
• Mục đích chính của bản ghi nhớ là “quyết định”, hỗ trợ đưa ra

quyết định. Các mục đích khác của bản ghi nhớ là: Truyền đạt
thông tin, thông báo quyết định, thực hiện một yêu cầu, cung cấp
trả lời một câu hỏi hay phàn nàn, thắc mắc, trình bày báo cáo chính
thức, đề xuất một giải pháp cho một vấn đề, hoặc đóng vai trò là tài
liệu tham khảo để sử dụng trong tương lai.
• Cấu trúc bản ghi nhớ: Bản ghi nhớ nên cung cấp một bản tóm tắt
mạch lạc, rõ ràng. Cấu trúc điển hình của bản ghi nhớ cuộc họp bao
gồm: Bản mô tả chính sách được đề xuất, thông tin cơ bản có liên
quan, một cuộc thảo luận về những cân nhắc chính.
• Chỉ tiêu chất lượng: Không có một tiêu chuẩn nào để đánh giá
cho một bản ghi nhớ cả, nhưng nó cần đáp ứng được sự súc tích,
mạch lạc và chứa đầy đủ thông tin.
VI)
- Thư điện tử (email)
• Sử dụng email trong trường hợp cần phản hồi nhanh chóng.
• Email là hình thức thư tín ngắn, không trang trọng.
• Do tốc độ soạn email là nhanh dẫn tới không cẩn thận trong câu
chữ, dấu câu, chữ hoa , chữ thường. Một email không theo chuẩn
có thể được chấp nhận với riêng cá nhân. Nhưng đối với email
trong lĩnh vực khoa học và kĩ thuật cần tuân theo các tiêu chuẩn đã
được đặt ra.
4)Thư điện tử và những điều cần lưu ý
- Trả lời các thư mang tính cá nhân sớm nhất có thể: Điều này là rất
quan trọng để người gửi biết là bạn đã nhận được thư của họ. Nếu bạn
không có gì để trả lời lại thì ít nhất bạn cũng nên gửi một email xác
nhận.
VII)
- Lưu ý về việc chuyển tiếp một thư cá nhân:Hãy nhớ rằng một email
cá nhân đã gửi cho riêng bạn hay là cho một số người trong đó có bạn.
Trước khi chuyển tiếp một email cá nhân của người khác gửi cho mình

cho ai đó, hãy suy nghĩ xem liệu người gửi ban đầu sẽ đồng ý hay
không. Nếu nghi ngờ thì đừng gửi.
VIII)
- Rà soát kĩ tin nhắn trước khi gửi chúng đi:Một khi một email đã
được gửi, bạn sẽ không thể làm được gì nữa. Do đó, hãy đọc cẩn thận
các tin nhắn trước khi bạn gửi cho ai đó. Nếu bạn cảm thấy không hợp
lý hay không hài lòng ( quá ngắn, quá thẳng thắn…), hãy hủy thư đó
và viết lại.
IX)
X) Giả sử bạn đang làm đồ án tốt nghiệp và thầy hướng dẫn gửi
cho bạn email như sau: Hãy xem báo cáo của Nguyễn Văn A về vấn đề
mới nhất của JACL mà tôi đính kèm. Tôi nghĩ rằng nó có liên quan đến
đề tài của em đấy. Em thấy sao ?
XI) Sau khi xem tài liệu thầy gửi, bạn quyết định viết thư trả lời. Giả sử bạn
có các email trả lời sau:
XII)
a. Em đã đọc tài liệu của Nguyễn Văn A nhưng em chẳng hiểu gì hết. Thầy
có thể giải thích cho em được không ạ? Em rất xin lỗi thầy.
XIII) Phân tích: email thể hiện là bạn chẳng chịu tìm hiểu kĩ mà chỉ
chăm chăm đi hỏi.
XIV) Sửa lại: nói rõ ra là chưa hiểu phần nào để thầy dễ giải thích
(nếu phần nào mà bạn cũng không hiểu thì bạn làm sao làm đồ
án được).
XV)
b. Em đã dành ba tiếng để đọc đi đọc lại những tài liệu thầy đã nhắc đến.
Em chảthấy bất kì mối liên quan nào với đề tài của em cả.
XVI) Phân tích: Trong email bạn thể hiện rõ sự tức giận của mình (vì
bạn nghĩ bạn bỏ ra đến 3 tiếng đọc tài liệu mà chẳng thu được
gì). Thầy hướng dẫn có kinh nghiệm về lĩnh vực này nên chắc
bạn đã bỏ sót điều gì đó.

XVII) Sửa lại:Em đã đọc rất kĩ tài liệu thầy gửi. Nhưng em chưa nhận
thấy được sự liên quan đến đề tài của em. Theo thầy thì phần
nào trong tài liệu đó có liên quan đến đề tài của em nhất ạ ?
Em cảm ơn thầy.
XVIII)
c. Cám ơn thầy đã gợi ý đọc những tài liệu của Nguyễn Văn A. Em chỉ vừa
mới đọc qua nó xong và nó làm thay đổi hoàn toàn đồ án của em. Em sẽ
viết lại cấu trúc đồ án. Liệu ngay hôm nay thầy có thể gặp em được
không ạ?
XIX) Phân tích: Bạn quá vội vàng và hăm hở, nên có thể mắc nhầm
lẫn. Email của bạn cần viết thận trọng hơn.
XX) Sửa lại:Em đã đọc tài liệu thầy gửi. Báo cáo đó nêu ra nhiều
vấn đề mới mẻ có ảnh hưởng đến đề tài đồ án của em. Em thấy
cầnphải viết lại cấu trúc đồ án. Ý thầy thế nào ạ ? Em cảm ơn
thầy.
XXI)
- Sử dụng tiêu đề mail hiệu quả:Tiêu đề mail giúp người nhận có thể
phân loại mail cũng như dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm. Tiêu đề
mail cần ngắn gọn và chính xác, khái quát được nội dung mail.
XXII)
- Không lạm dụng phần mở đầu và kết thúc kiểu văn nói: Email là
sự kết hợp giữa văn nói và văn viết. Bởi vậy chúng ta thường nhìn
thấy mở đầu và kết thúc của email giống như văn nói.
XXIII) Chào A. Khỏe không ? B của lớp Tin 2 đây. Tớ phải kiểm tra
giữa kì vào thứ tư. Cho tớ không đến họp nhóm hôm thứ tư nhé.
Muộn rồi, phải đi đây. Bye.
XXIV)
XXV) Như thế này, người nhận có thể cảm thấy gần gũi và thu hút hơn.
Nhưng nếu quá lạm dụng thì bạn có thể trở nên quen với nó, và email nào
cũng viết như thế. Hệ quả cuối cùng là bạn có vẻ rất trẻ con, thiếu nghiêm

túc và thiếu chuyên nghiệp.
XXVI)
- Thể hiện lịch sự, nhã nhặn:
XXVII) Ngôn ngữ Email là ngôn ngữ không trang trọng. Một mặt, điều này
giúp nhanh chóng xây dựng các mối quan hệ. Nó cho phép người ta sử dụng
email một cách nhanh chóng, không lo lắng quá nhiều về hình thức, câu từ.
Tuy nhiên, mặt khác, trong một vài tình huống thì nó rất có vấn đề.
XXVIII)
XXIX) Thí dụ như một sinh viên gửi một yêu cầu tới giảng viên thì ngôn
ngữ thiếu tính lịch sự cần thiết.
XXX)
XXXI) Em đã viết sắp xong đề cương luận văn. Em sẽ gửi cho thầy sớm.
XXXII)Phân tích: “sớm” làbao giờ,quá chung chung, nên cụ thể và lịch
sự hơn.
XXXIII) Sửa lại:Em chào thầy. Em đã viết sắp xong đề cương luận
văn. Em sẽ gửi cho thầy trong chiều hôm nay ạ.
XXXIV)
XXXV) Em đã viết xong đồ án. Sáng thứ 2, tại văn phòng bộ môn,
thầy nhận xét đồ án cho em nhé ?
XXXVI) Phân tích: bạn đang áp đặt lịch cho thầy hướng dẫn, sẽ làm
thầy cảm thấy khó chịu.
XXXVII) Sửa lại:Em đã viết xong đồ án. Thưa thầy, trong tuần tới
thầy có rỗi buổi nào không ạ ? Em xin phép được gặp 1 buổi để
xin ý kiến của thầy về đồ án ạ. Em cảm ơn thầy.
XXXVIII)
XXXIX) Những nghiên cứu chỉ ra có ba nguyên tắc để yêu cầu một cách
lịch sự :
1. Không áp đặt.
2. Đưa ra những lựa chọn cho người nhận.
3. Làm người nhận cảm thấy thoải mái.

XL)
- Tìm hiểu các viết tắt phổ biến: để đọc hiểu thư người khác là
chính chứ không phải là lạm dụng nó
XLI) Từ
viết tắt XLII) Giải thích XLIII) Ý nghĩa
XLIV) ASA
P XLV) As soon as possible XLVI) Ngay khi có thể
XLVII) FYI
XLVIII) For your
information XLIX) Xin cho bạn biết
L) BTW LI) By the way LII) Nhân tiện, nhân đây
LIII) FYR LIV) For your reference LV) Để bạn tham khảo
LVI) FYG LVII) For your guidance LVIII) Xin hướng dẫn bạn
LIX) LOL LX) Laugh out loud LXI) Cười to thành tiếng
- Tránh viết gọn, dùng tiếng lóng:
LXII)
LXIII) T2 t bận rồi, m đổi hôm khác đi.
LXIV) Phân tích:việc viết gọn có thể làm người nhận thấy khó chịu.
Thêm nữa việc sử dụng thường xuyên có thể tạo thành thói
quen xấu.
LXV) Sửa lại: Thứ 2 tôi bận rồi, ông đổi hôm khác đi.
LXVI)
- Tránh sử dụng biểu tượng cảm xúc (emoticon):
LXVII) Biểu
tượng
LXVIII) Ý
nghĩa
LXIX) Biểu
tượng
LXX) Ý nghĩa

LXXI) :-) LXXII) Vui vẻ
LXXIII) (>_
<)
LXXIV) Mệt
mỏi
LXXV):-D
LXXVI) Cư
ời lớn
LXXVII) (';')
LXXVIII) Ngâ
y thơ
LXXIX) :-( LXXX)Tức giận
LXXXI) (^_
^)
LXXXII) Vui
vẻ
LXXXIII) :-0
LXXXIV) Ngạ
c nhiên
LXXXV) (~_
~)
LXXXVI) Lo
lắng
LXXXVII) |-O
LXXXVIII) Buồ
n chán
LXXXIX) (+_
+)
XC) Lẫn lộn
XCI)

XCII)
XCIII) Bản tóm tắt
1)Giới thiệu
• Bản tóm tắt: giới thiệu và nêu ngắn gọn, cô đọng thông tin có trong 1
tài liệu nào đó.
2)Yêu cầu của bản tóm tắt
XCIV) Một bản tóm tắt tốt cần thỏa mãn 3 yêu cầu sau:
- Bản tóm tắt phải bao trùm được nội dung của văn bản gốc.
- Văn phong dùng trong bản tóm tắt phải là văn phong trung lập
(neutral), khách quan.
- Bản tóm tắt phải nêu một cách cô đọng, ngắn gọn thông tin có trong
văn bản gốc. Không được sao chép y nguyên văn bản gốc để đưa vào
bản tóm tắt.
XCV)
3)Cách viết bản tóm tắt
XCVI)
XCVII)Các bước chuẩn bị viết tóm tắt:
- Đọc lướt văn bản, ghi nhớ các đề mục quan trọng. Nếu văn bản ban
đầu không có đề mục, chia nhỏ nó thành các phần dựa theo nội dung.
- Đọc kĩ văn bản, đánh dấu các thông tin quan trọng nhất.
- Viết lại những điểm chính của mỗi phần văn bản bằng 1 câu duy nhất.
- Với mỗi điểm chính ở trên, ghi lại các ý phụ (bổ sung cho ý chính),
nhưng tránh đi sâu vào chi tiết.
- Xem xét lại toàn bộ và sửa đổi cho chuẩn xác.
XCVIII) Các lưu ý khi viết tóm tắt:
- Cung cấp đầy đủ những ý quan trọng để bản tóm tắt rõ ràng và dễ hiểu
với người đọc.
- Không thay đổi hoặc chỉnh sửa lại các thuật ngữ chuyên ngành có
trong văn bản gốc.
- Bản tóm tắt chỉ được nêu những thông tin có trong văn bản gốc, tuyệt

đối không đưa thêm những các bình luận hoặc đánh giá bên ngoài.
- Chỉnh sửa bản tóm tắt sao cho nó mạch lạc và dễ hiểu nhất.Các câu
văn trong bản tóm tắt phải liên kết.
XCIX)
C) Ví dụ:tóm tắt bài báo sau
CI) Điểm chung trong hệ thống luật bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
trên thế giới
CII)
CIII) Bằng sáng chế là văn bản khẳng định
quyền sử dụng phát minh của cá nhân
hoặc tổ chức trong một khoảng thời
gian xác định trước. Mỗi quốc gia trên
thế giới có hệ thống luật lệ riêng để
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
nhà phát minh của quốc gia đó.
CIV)
CV)
CVI) Cung
cấp
định
nghĩa
và khái
niệm
chung
về bằng
sáng
chế.
CVII)
CVIII) Mặc dù các chi tiết cụ thể có thể khác
nhau, tất cả các hệ thống luật lệ về

bằng sáng chế đều tuân thủ 1 trong 2
nguyên tắc cơ bản sau: phát minh
đầu tiên và ghi nhận đầu tiên.
CIX)
CX) Nguyên tắcphát minh đầu tiên nghĩa
là: quyền sở hữu đối với 1 phát minh
sẽ được trao cho cá nhân hoặc tổ chức
chứng minh được mình tạo ra phát
minh đó đầu tiên.
CXI)
CXII) Nguyên tắcghi nhận đầu tiên nghĩa
là: quyền sở hữu đối với 1 phát minh
sẽ được trao cho cá nhân hoặc tổ chức
nộp đơn xin chứng nhận phát minh
đầu tiên.
CXIII)
CXIV)
CXV) Phân
loại 2
nguyên
tắc của
luật sở
hữu trí
tuệ.
CXVI)
CXVII)
CXVIII)
CXIX) Các chi
tiết cụ
thể của

2 cách
phân
loại
này.
CXX)
CXXI) Phần lớn luật sở hữu phát minh ở các
quốc gia tuân theo nguyên tắc ghi
nhận đầu tiên. Tuy nhiên, riêng Hoa
Kỳ vẫn tuân theo nguyên tắc phát
minh đầu tiên, bất chấp các nhược
điểm cố hữu của nó.
CXXII)
CXXIII)
CXXIV) Chi
tiết
Hoa Kỳ
tuân
theo
nguyên
tắc sở
hữu trí
tuệ
khác
với thế
giới
không
cần
được
chỉ ra
trong

bản
tóm tắt.
CXXV)
CXXVI) Quyền sở hữu phát minh không
được ghi nhận trên toàn cầu. Nói cách
khác, quyền sở hữu phát minh sẽ thay
đổi tùy theo từng quốc gia.Do đó, việc
1 phát minh có thể có 2 người sở hữu
khác nhau ở 2 quốc gia khác nhau là
hoàn toàn bình thường. Nhưng tại 1
quốc gia, 1 phát minh chỉ có thể có 1
chủ sở hữu duy nhất (có thể là cá nhân
hoặc tổ chức).
CXXVII)
CXXVIII)
CXXIX) Mô
tả vấn
đề liên
quan
đến các
hệ
thống
luật sở
hữu trí
tuệ
khác
nhau.
CXXX)
CXXXI) Sự khác nhau trong hệ thống cấp
bằng sáng chế toàn cầu đang gây khó

khăn lên hoạt động thương mại toàn
cầu. Chính vấn đề này đã khơi gợi sự
cần thiết phải có 1 tổ chức quốc tế
quản lý quyền sở hữu phát
minh.WIPO (World Intellectual
Properties Organization – tổ chức
quyền sở hữu trí tuệ thế giới) là tổ
chức có vai trò xây dựng tiêu chuẩn
về luật sở hữu trí tuệ và thúc đẩy các
quốc gia thành viên tuân theo tiêu
chuẩn này.
CXXXII)
CXXXIII)
CXXXIV) Mô
tả cách
thức
giải
quyết
vấn đề:
WIPO
CXXXV)
CXXXVI) Với sự hỗ trợ của WIPO, trong
tương lai, hệ thống pháp luật về sở
hữu trí tuệ sẽ được chuẩn hóa, tạo
CXXXVIII)
CXXXIX) Kết
luận
điều kiện thuận lợi cho sự giao thương
buôn bán toàn cầu.
CXXXVII)

của bài
báo.
CXL)
CXLI) Bản tóm tắt:
CXLII)Các quốc gia trên thế giới đang áp dụng các hệ thống luật sở
hữu trí tuệ khác nhau. Do đó, quyền sở hữu trí tuệ không được
ghi nhận toàn cầu. Sự không thống nhất này đã gây nhiều khó
khăn lên hoạt động giao thương toàn cầu.Chính vấn đề này là lí
do để WIPO (World Intellectual Properties Organization) ra đời.
WIPO sẽ giúp thống nhất và chuẩn hóa hệ thống luật sở hữu trí
tuệ của các quốc gia thành viên, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho
thương mại toàn cầu.
CXLIII)
CXLIV)
CXLV)
CXLVI) Bằng sáng chế
1)Giới thiệu
• Bằng sáng chế: là 1 loại văn bản kỹ thuật rất đặc biệt, thông báo chi tiết
một phát minh ra công khai và bảo vệ quyền cũng như lợi ích của tác
giả. Mỗi bằng sáng chế được gắn 1số hiệu duy nhất và chỉ có hiệu lực
tại một hay một số quốc gia.
2)Cấu trúc và đặc điểm bằng sáng chế
• Đặc điểm của bằng sáng chế kỹ thuật tại Mĩ:
• Bảo vệ quyền tác giả trong 17 năm tính từ thời điểm cấp bằng
• Sau thời hạn 17 năm, tất cả mọi người được phép sử dụng phát
minh mà không cần trả phí hay xin phép.
• Được lưu trữ vĩnh viễn tại các kho lưu trữ quốc gia (hoặc thư
viện liên bang)
• Các qui định xin cấp bằng và cách viết bằng sáng chế được quy
định rất chi tiết và rõ ràng trong luật pháp. Định dạng và ngôn

ngữ của tài liệu được quy định và ban hành bởi Văn phòng Sáng
chế và Nhãn hiệu Thương Mại Hoa Kì (www.uspto.gov)
• Tất cả các bằng sáng chế kĩ thuật đều phải tuân theo cấu trúc
chung, sử dụng tiếng Anh chuẩn, văn phong rõ ràng, trong sáng.
• Những khoản phí phải nộp trong quá trình xin cấp bằng sẽ
không được trả lại trong trường hợp bằng sáng chế không đáp
ứng được yêu cầu và bị từ chối.
• Bằng sáng chế kỹ thuật được cấp tại Mĩ chỉ có hiệu lực thi hành
trên lãnh thổ Mĩ.
CXLVII)
• Cấu trúc của bằng sáng chế:
• Tiêu đề: ngày tháng cấp, số hiệu hồ sơ, nơi cấp
• Các bằng sáng chế trước đó có liên quan
• Người phát minh/ Chủ sở hữu
• Tóm tắt
• Nội dung: lĩnh vực áp dụng, nền tảng kĩ thuật của sáng chế, các
ứng dụng, lợi ích của sáng chế, ví dụ phát minh
• Những lời khẳng định, tuyên bố về mặt pháp luật của Văn
phòng sáng chế và Nhãn hiệu Thương mại Hoa kì đối với bằng
sáng chế
CXLVIII)
• Tiêu chí để được cấp bằng sáng chế:
• Mới mẻ: bằng sáng chế được xem là mới mẻ nếu nó vượt qua
được việc kiểm tra và đối chiếu với các bằng sáng chế đã có
trên lãnh thổ Hoa Kì (Việc kiểm tra được thực hiện bắt buộc bởi
Văn phòng Sáng chế và Nhãn hiệu thương mại Hoa Kì).
• Hữu ích: chứng minh sáng chế có thể làm việc được và đem lại
một lợi ích nào đó.
• Không dễ thấy (thông qua kinh nghiệm thông thường): không
thể nhận thấy hay dự đoán được thông qua kinh nghiệm thông

thường.
• Đúng với các yêu cầu về cấu trúc, văn phong, ngôn ngữ.
CXLIX)
CL)
CLI)

×