Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Hệ thống giáo dục của mỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.54 KB, 11 trang )

HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC TẾ VÀ VIỆT NAM
I. Tổng quan về nước Mỹ
1. Thông tin chung
- Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ - "The United States of America”, tên
tiếng Việt thường gọi là Hoa Kỳ hoặc Mỹ, là nước cộng hòa lập
hiến liên bang gồm 6 miền, 50 tiểu bang, 1 đặc khu liên bang (Đặc
khu Columbia) và thủ đô là Washington, D.C. America được đặt
theo tên của thủy thủ người Ý Amerigo Vespucci. Ông là một trong
những người đầu tiên nhận ra rằng Mỹ không ở châu Á, mà là một
lục địa hồn tồn mới của riêng mình.
- Vị trí địa lý:
+ 50 tiểu bang và 1 đặc khu liên bang nằm gần hoàn toàn
trong Tây Bán cầu
+ 48 tiểu bang lục địa và thủ đô Washington, D.C., nằm giữa
Bắc Mỹ.
+ Giáp Thái Bình Dương ở phía tây, Đại Tây Dương ở phía
đơng, Canada ở phía bắc, và Mexico ở phía nam.
+ Hoa Kỳ cũng có 14 lãnh thổ hay còn được gọi là vùng quốc
hải rải rác trong vùng biển Caribe và Thái Bình Dương.
- Diện tích lãnh thổ: 9,826,630 km²
Với diện tích 9,83 triệu km² , Mỹ là quốc gia đứng thứ ba về diện
tích sau Nga và Trung Quốc.
- Dân số: 336.166.473
Dân số hiện tại của Hoa Kỳ là 336.166.473 người vào ngày
23/03/2023 theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc. Với số lượng
dân số như vậy, Hoa Kỳ hiện chiếm 4,2% dân số thế giới và đang
đứng thứ 3 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước. Bên
cạnh đó Hoa Kỳ cũng là một trong những quốc gia đa dạng chủng
tộc nhất trên thế giới, do kết quả của những cuộc di dân đến từ
nhiều quốc gia khác.



=> Từ những số liệu trên, Hoa Kỳ được nhiều quốc gia nhìn
nhận như là một thế lực quân sự, văn hố, và kinh tế có ảnh hưởng
lớn nhất trên thế giới.
2. Kinh tế
- Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa hỗn hợp
- Quy mô lớn nhất thế giới (tới 13.807 tỉ USD trong năm 2007)
- GDP bình quân đầu người cao (khoảng 44.000 USD theo số liệu
thống kê vào năm 2007)
- Là cường quốc xuất khẩu số một và cũng là thị trường nhập khẩu
đa dạng lớn nhất thế giới.
Kinh tế Hoa Kỳ (Mỹ) là một nền kinh tế tư bản chủ nghĩa hỗn
hợp với kỹ thuật tiên tiến bậc nhất trên thế giới, là một trong số các
quốc gia công nghiệp lớn nhất. Mỹ đứng hạng thứ 8 về tổng sản
lượng nội địa trên đầu người và hạng 4 về tổng sản phẩm nội địa
trên đầu người theo sức mua tương đương. Mỹ là nước nhập khẩu
hàng hóa lớn nhất và là nước xuất khẩu lớn nhất trên thế giới.
=> Với sức mạnh kinh tế, khoa học, kỹ thuật và công nghiệp,
quân sự, Mỹ đang chi phối kinh tế và chính trị quốc tế. Là thành
viên của nhiều tổ chức kinh tế tài chính quốc tế cũng như các tổ
chức thuộc hệ thống Liên Hợp Quốc, Mỹ có vị trí quan trọng và ở
nhiều nơi có tiếng nói quyết định.
II. Nền giáo dục của Hoa Kỳ
Là cường quốc đứng đầu về kinh tế, chính trị vì vậy khơng có
gì lạ khi Mỹ sở hữu cho mình nền giáo dục hàng đầu thế giới, là ước
mong của không biết bao nhiêu học sinh, sinh viên. Chúng ta sẽ
cùng tìm hiểu vì sao nền giáo dục Mỹ lại thu hút nhiều học sinh,
sinh viên quốc tế đến vậy?
a) Triết lý giáo dục
Triết lý giáo dục là những quan điểm, tư tưởng chủ đạo, cốt lỗi

phản ánh một cách khái quát dưới dạng mệnh đề cơ đúc, ngắn gọn
về mục đích của giáo dục nhằm đáp ứng các yêu cầu của xã hội
trong một giai đoạn lịch sử cụ thể, có tác dụng định hướng hành


động cho con người. Điều đầu tiên khi ta muốn tìm hiểu về nền giáo
dục của quốc gia nào đó ta phải nắm được triết lý giáo dục của họ
bởi vì khi đã nắm bắt được triết lý giáo dục của quốc gia đó sẽ giúp
ta nhìn nhận về nền giáo dục của quốc gia đó một cách dễ dàng hơn.
 Tự do
+ Triết lý giáo dục của Mỹ gắn liến với “tự do”.
+ Nền giáo dục Mỹ hướng đến việc đào tạo ra những con người
tự do, có thể dễ dàng thích nghi với cuộc sống đang biến động
từng ngày.
Có thể nói triết lý giáo dục của Mỹ gắn liến với “tự do”, dân chủ,
như chính của người dân ở quốc gia này. Triết lý giáo dục này có
phần kế thừa của các nước châu Âu Tổng thống thứ hai của Mỹ
John Adams từng nói: “Trẻ em nên được giáo dục dựa theo nguyên
tắc tự do”. và đúng như vậy trong suốt hơn 200 năm qua nền giáo
dục của nước Mỹ luôn gắn liền với triết lý ấy. Người Mỹ hiểu rằng
việc “bó buộc” trẻ em trong những quyển sách “quốc định” chỉ
khiến sức tưởng tượng và sự sáng tạo của trẻ bị giới hạn. Điều đó
đồng nghĩa với việc hạn chế khả năng sống của trẻ trong một thế
giới hội nhập, đa dạng. Chính vì điều đó mà nền giáo dục của nước
Mỹ ln đề cao tình trải nghiệm để trẻ em có thể tiếp xúc sớm và
tìm ra con đường của riêng mình.
Người Mỹ ln đề cao việc dạy cho con em mình phương pháp
tự đưa ra tuyển lựa và bảo vệ ý kiến của chính mình khơng bị gị bó
bởi những thứ có sẵn miễn sao với thể chứng minh được những gì
mình đưa ra là đúng. Trẻ nhỏ ln được khuyến khích đề cập ra

những nghĩ suy, lập luận của mình và học cách thức mang trách
nhiệm với các chọn lọc ấy. Đây cũng chính là một trong những
điểm nổi bật của giáo dục nước Mỹ – tạo điều kiện hết mức cho
nhân tài tự do nghiên cứu và phát triển.
 Sáng tạo
+ Nền giáo dục Mỹ đề cao sự tự tìm tịi khám phá và khác biệt
của mỗi cá nhân.


+ Chương trình giáo dục Mỹ sử dụng các dự án cá nhân và nhóm
để học sinh sẽ được phát huy khả năng tìm tịi, vận dụng kiến thức,
hiểu biết của bản thân, phát huy trí tưởng tượng và sự sáng tạo.
Nền giáo dục Mỹ đề cao sự tự tìm tòi khám phá và khác biệt
của mỗi cá nhân. Chương trình giáo dục Mỹ sử dụng các dự án cá
nhân và nhóm để học sinh được phát biểu và đưa ra ý kiến, thảo
luận; giáo viên hướng dẫn, không áp đặt quan điểm mà chỉ gợi ý
tính ưu, khuyết của từng khía cạnh. Để có thể tự tin và tăng tính
thuyết phục trong cuộc thảo luận, học sinh phải tự tìm hiểu, tham
khảo tài liệu, phát huy điểm mạnh của bản thân. Mỗi cá nhân tự đưa
ra mục tiêu học tập của mình và được nhà trường tạo điều kiện tốt
nhất để thực hiện. Bên cạnh đó các em học sinh ln được khuyến
khích tham gia các hoạt động ngoại khóa ngồi trường lớp. Nhờ đó
cha mẹ, thầy cơ và chính bản thân các em sẽ tìm ra tố chất và thế
mạnh của mình.
 Trách nhiệm
+ Triết lý “tự do” khơng có nghĩa là thiếu sự tơn trọng hay thiếu
bình đẳng.
+ “Tự do” càng khơng có nghĩa là cứ việc gì mình khơng thích
thì né tránh mà trái lại phải sống một cách có trách nhiệm.
Tuy người Mỹ ln đề cao việc dạy cho con em mình phương

pháp tự đưa ra tuyển lựa và bảo vệ ý kiến của chính mình, nhưng
bên cạnh đó trẻ nhỏ cũng được dạy cách tôn trọng quan niệm của
các người khác và chịu phận sự có những quyết định của mình. Các
thầy cơ thường nhắc nhở trẻ con rằng: “Bất kỳ ai trong các em cũng
có quyền loại bỏ, thậm chí là tẩy chay một nhãn hiệu mà họ khơng
thấy thích. Nhưng khơng được quyền ép người khác đứng về phe
mình, vì như thế là thiếu tôn trọng quyền của tự do của người khác
– điều mà người Mỹ tối kỵ”. Điều này khiến cân bằng giữa dịng tơi
tư nhân và nghĩa vụ chung với cộng đồng. Chẳng hạn, nếu một sinh
viên ngành sinh học khơng tin theo thuyết tiến hóa, anh ta được
quyền giữ nguyên lập trường. Nhưng sinh viên này vẫn phải tìm
hiểu học thuyết đó khi bước vào lớp như các bạn khác. Hay trong
cuộc tranh luận, việc thẳng thắn nhận “tơi sai” hoặc “tơi khơng biết”
là hết sức bình thường. Đó là điều kiện tiên quyết để có thể phát


hiện ra những quan điểm mới mẻ hay những thiên tài mới. Thế nên
người Mỹ quan niệm “khơng có câu hỏi ngu ngốc, chỉ có câu trả lời
ngu ngốc mà thơi”.
Song “tự do” càng khơng có nghĩa là cứ việc gì mình khơng thích
thì né tránh mà trái lại phải sống một cách có trách nhiệm. Trước
hết là sống trách nhiệm với bản thân. Ví dụ, người Mỹ có thể theo
học hầu như bất kỳ trường nào trong vô số đại học, tuy nhiên lựa
chọn đó khơng được tùy tiện hay nhất thời mà phải được cân nhắc
kỹ càng về lợi ích của bản thân: sở thích, nguyện vọng, ước mơ.
b) Sơ đồ giáo dục hệ thống quốc dân của Mỹ (đọc hết nho)
Nhìn chung nền giáo dục Mỹ cũng hơi tương đồng với nền giáo
dục Việt Nam lúc có phần lớn 12 năm học bậc tiểu học và bậc trung
học (bao gồm trung học hạ tầng và trung học phổ thông). Sau đấy
con nhỏ với quyền tự lựa chọn học tiếp lên cao hơn hoặc bắt đầu đi

làm.
Hệ thống giáo dục Mỹ được chia thành các cấp học cụ thể với
chương trình đào tạo và yêu cầu khác nhau. Các cấp học cụ thể gồm
có:
 Nhà trẻ và mẫu giáo
+ Thời lượng chương trình: 3 năm
+ Độ tuổi từ: 3 đến 6
Mỹ khơng có các chương trình nhà trẻ và mẫu giáo cơng cộng có
tính chất bắt buộc. Chính phủ liên bang hỗ trợ tài chính cho chương
trình Head Start - chương trình nhà trẻ và mẫu giáo dành cho các gia
đình có thu nhập thấp. Cịn hầu hết các gia đình tự tìm trường và trả
chi phí nhà trẻ và mẫu giáo.
 Tiểu học
+ Thời lượng chương trình: 5 năm (từ lớp 1- lớp 5) (nhưng
thực tiễn của tiểu bang và địa phương có thể khác nhau)
+ Độ tuổi từ: 6 đến 10


Bậc trung học gồm có hai chương trình: một là “trung học cơ sở”
và hai là “trung học phổ thông”.
 Trung học cơ sở
+ Thời lượng chương trình: 3 năm ( từ lớp 6 – lớp 8)
+ Độ tuổi từ: 10 đến 14
 Trung học phổ thông
+ Thời lượng chương trình: 4 năm (từ lớp 9 - lớp 12)
+ Độ tuổi từ: 15 đến 18
 Giáo dục đại học
Sau khi học hết 12 năm học, học trị có quyền chọn lựa học đại
học hoặc tham dự học các trường trình giáo dục thường xuyên
(nghề) và đi khiến. các đơn vị quản lý học trong khoảng đại học

trở lên được gọi là chương trình học bậc cao. Giáo dục bậc cao
gồm cao đẳng hoặc đại học.
 Cao đẳng
+ Học trong vòng 2 năm.
+ Học sinh có thể lấy bằng cao đẳng hoặc chuyển tiếp lên 2
năm Đại học để lấy bằng cử nhân. Ở một số trường cao đẳng,
học sinh đủ 16 tuổi có thể được chấp nhận vào trường. Việc
này giúp học sinh có thể tiết kiệm được thời gian và chi phí
học tập.
 Đại học
+ Sinh viên học trong vòng 4 năm.
+ Chuyên ngành học thuật tại các trường Đại học tại Mỹ rất đa
dạng và phong phú. Học sinh có thể lựa chọn chuyện ngành
phù hợp nhất với mình. Học sinh cũng có thể lựa chọn thêm
một chun ngành khác để học song song. Các trường đại học
Mỹ được phân ra:


 Trường Liberal Art College: Loại trường cơ sở, cấp bằng cử
nhân. Đây thường là trường tư thục, số lượng sinh viên dưới
3,000 học sinh. Lớp học nhỏ, có nhiều hỗ trợ cho sinh viên ở
bậc đại học.
 Trường Đại học tổng hợp University: Trường đại học lớn, bao
gồm nhiều trường đại học nhỏ theo từng chuyên ngành và cấp
tất cả các loại bằng: cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ, nghiên cứu
sinh…
 Viện công nghệ (Institute): Trường chuyên về khoa học, cơng
nghệ hoặc nghệ thuật. Nhưng cũng có thể đào tạo nhiều lĩnh
vực khác.
 Trường chuyên ngành: Y, Dược, Luật. Đây là những chuyên

ngành đặc biệt. Hầu hết các trường sẽ cần bạn phải có bằng
tốt nghiệp đại học trước khi vào các trường chuyên ngành này.
Học sinh cũng sẽ phải thi qua các chứng chỉ hành nghề trước
khi được làm việc bên ngồi.
Hiện nay, nước Mỹ có gần 5,000 trường cao đẳng, đại học với
các khóa học và sau đại học cho hơn 900 chuyên ngành khác nhau,
tạo nhiều cơ hội cho sinh viên quốc tế được lựa chọn những chương
trình học phù hợp, đúng mục đích. Tuy nhiên, các trường ở Mỹ đều
có những quy định riêng, độc lập về tiêu chuẩn tiếp nhận sinh viên
do đặc tính tự trị của giáo dục Mỹ. Những trường đại học top đầu tại
Mỹ như Harvard ln có những tiêu chuẩn khắt khe để thu hút các
học sinh, sinh viên xuất sắc.
Ngoài ra, các trường đại học của Mỹ cũng rất linh họat trong
chương trình đào tạo, cho phép sinh viên chuyển đổi ngành học,
trường học, liên thông hay bảo lưu dễ dàng; nhờ thế, sinh viên có
nhiều cơ hội để học tập, trải nghiệm và thành công.
 Giáo dục sau đại học
Sau lúc học xong đại học các sinh viên mang thể tiếp tục tham dự
trường trình sau đại học để lấy bằng thạc si mê và sau nữa là tham
dự nghiên cứu để lấy bằng tiến sĩ.


 Thạc sĩ: Thông thường sẽ học trong 2 năm.
 Tiến sĩ: Dành cho học sinh muốn nâng cao trình độ học vấn ở
một số lĩnh vực đặc biệt, yêu cầu học sinh phải có các đề tài
nghiên cứu riêng của bản thân. Chương trình kéo dài từ 2-6
năm. (Sơ đồ tham khảo )

3) Cách thức quản lý
Hệ thống giáo dục Hoa Kỳ khơng có một bộ giáo dục quốc gia

tập trung kiểu như ở các nước khác.
Giáo dục Hoa Kỳ chủ yếu là nền giáo dục cơng do Chính phủ
liên bang, tiểu bang, và địa phương ở Hoa Kỳ điều hành và cung
cấp tài chính.
Hệ thống giáo dục Hoa Kỳ khơng có một bộ giáo dục quốc gia
tập trung kiểu như ở các nước khác. Giáo dục Hoa Kỳ chủ yếu là
nền giáo dục cơng do Chính phủ liên bang, tiểu bang, và địa phương
ở Hoa Kỳ điều hành và cung cấp tài chính.
 Ví dụ về cơ chế quản lý bậc đại học
+ Bộ Giáo dục Mỹ chỉ là cơ quan xem xét và công nhận "các
tổ chức đánh giá" là các tổ chức sẽ đảm bảo chất lượng của các cơ
sở đào tạo và chương trình giáo dục.
+ Chính phủ liên bang chỉ đóng vai trị rất hạn chế. Trách
nhiệm quản lý hệ thống giáo dục Đại học Hoa Kỳ chủ yếu phụ
thuộc vào chính phủ của các bang.


Chính phủ Mỹ khơng trực tiếp cơng nhận hoặc chấp thuận các
trường đại học như bộ GD-ĐT của Việt Nam vẫn làm. Thay vào đó,
Bộ Giáo dục Mỹ chỉ là cơ quan xem xét và công nhận "các tổ chức
đánh giá" là các tổ chức sẽ đảm bảo chất lượng của các cơ sở đào
tạo và chương trình giáo dục. Chính phủ liên bang chỉ đóng vai trị
rất hạn chế. Trách nhiệm quản lý hệ thống giáo dục Đại học Hoa Kỳ
chủ yếu phụ thuộc vào chính phủ của các bang.
Ở Hoa Kỳ, cơ quan kiểm định chất lượng độc lập bảo đảm sự
cập nhật hóa của chương trình học và trường có đủ khả năng giúp
sinh viên đạt được khả năng chun mơn có trình độ cao. Kiểm định
là một trong những cơ chế đánh giá và công nhận tiêu chuẩn chất
lượng đối với các trường Đại học tại Hoa Kỳ. Kiểm định là một quá
trình tự nguyện và không được điều hành và chịu trách nhiệm bởi

một cơ quan chính phủ trung ương như tại phần lớn các nước khác
trên thế giới.
Ở Mỹ có 2 cơ quan cơng nhận các tổ chức kiểm định:
+ Bộ Giáo dục liên bang (USDE)
+ Hội đồng kiểm định GD đại học Mỹ (CHEA)
Ở Mỹ có 2 cơ quan cơng nhận các tổ chức kiểm định là Bộ
Giáo dục liên bang (USDE) và Hội đồng kiểm định GD đại học Mỹ
(CHEA), trong đó USDE là cơ quan nhà nước và CHEA là cơ quan
độc lập được các trường và các tổ chức kiểm định thừa nhận. Như
vậy, hai cơ quan này không trực tiếp kiểm định các trường mà các
trường kiểm định thông qua các tổ chức kiểm định.
Tại Hoa Kỳ, mỗi tiểu bang trong số 51 tiểu bang có một hệ
thống quản lý cấp phép riêng dành cho các trường Đại học công lập
và tư thục, và tiêu chuẩn đánh giá của từng tiểu bang là khác nhau.
Sự đảm bảo chất lượng của các trường này thông qua những yêu
cầu của bang, sự tín hiệm tự nguyện và uy tín của trường trong giới
đồng nghiệp và trong số những nhà tuyển dụng các sinh viên tốt
nghiệp. Sự tín nhiệm ở đây là một q trình tự điều chỉnh của việc
kiểm sốt chất lượng bởi cộng đồng giáo dục sau trung học để đảm
bảo những tiêu chuẩn tối thiểu về năng lực học thuật, khả năng quản
trị, và để xúc tiến một sự công nhận qua lại trong phạm vi hệ thống
giáo dục. Có 6 hiệp hội đánh giá của khu vực giữ nhiệm vụ đặt ra


các tiêu chuẩn tối thiểu cho các cơ quan giáo dục trong các bang.
Ngồi ra có các hiệp hội đánh giá khác giữa nhiệm vụ đặt ra những
tiêu chuẩn tối thiểu cho từng môn học, đặc biệt là trong các lĩnh vực
chuyên môn và đối với những cơ sở giáo dục chuyên nghiệp.

III. Bài học

Bài học rút ra từ nền giáo dục của Mỹ là:
- Giáo dục là sự tham gia của cá nhân vào ý thức của nhân
loại. Quá trình này gồm hai mặt: mặt tâm lí và mặt xã hội, trong đó
mặt tâm lí là cơ sở. Vì thế những gì trẻ em học đều có một điều kiện
bắt buộc là phải mang tính xã hội. Nhà trường có nhiệm vụ chuẩn bị
những điều kiện cho trẻ em tự mình tạo dựng kiến thức cho chính
mình bằng tồn bộ các công cụ của chúng: đôi mắt, đôi tai, đôi tay,
đôi chân … và công cụ quan trọng số một là tư duy. Để cho trẻ em
phát triển hết tầm, sẵn sàng sử dụng mọi công cụ của mỗi em, đó
chính là sự chuẩn bị đích thực cho cuộc sống tương lai.
– Giáo dục thất bại là bởi vì nó coi nhẹ nguyên lý căn bản nói
trên. Trường học không phải là nơi để người lớn dạy cho trẻ em các
bài học, bài học kiến thức lẫn bài học luân lý, mà trường học là một
hình thái của đời sống cộng đồng. Do đó, giáo dục là bản thân q
trình sống của trẻ em chứ khơng phải là một sự chuẩn bị cho một
cuộc sống tương lai mơ hồ nào đó.
– Nội dung của giáo dục hoặc chương trình học phải phản ánh
sự phát triển của lồi người. Vì thế nội dung phải mang tính tăng
tiến. Tức là chương trình học phải hiện đại lên cùng với sự phát
triển của loài người.
– Phương pháp là phương pháp của năng lực và hứng thú của
trẻ em là những cá nhân đang trưởng thành, chứ không phải là
phương pháp của người lớn, những người đã trưởng thành.
- Ý nghĩa thực sự của trường học là tạo ra những con người có
khả năng đạt được thành công và hạnh phúc trong cuộc sống thực,
không phải là điểm số hay thứ hạng cao trong các kỳ thi.
- Giáo dục là phương pháp căn bản của tiến bộ xã hội, là
phương pháp cải tạo xã hội chắc chắn nhất.





×