Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Luận văn đánh giá chất lượng nước sinh hoạt nông thôn tại các trạm cấp nước tập trung tỉnh bến tre giai đoạn 2015 2019 và một số yếu tố ảnh hưởng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.93 MB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

ĐẶNG THỊ PHƢƠNG THẢO

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG NƢỚC SINH HOẠT
NÔNG THÔN TẠI CÁC TRẠM CẤP NƢỚC TẬP TRUNG
TỈNH BẾN TRE GIAI ĐOẠN 2015-2019
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720701

HÀ NỘI, 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

MỤC LỤC

ĐẶNG THỊ PHƢƠNG THẢO

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG NƢỚC SINH HOẠT
NÔNG THÔN TẠI CÁC TRẠM CẤP NƢỚC TẬP TRUNG
TỈNH BẾN TRE GIAI ĐOẠN 2015-2019
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720701


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. LÊ THỊ THANH HƢƠNG

HÀ NỘI, 2020


i

LỜI CẢM ƠN
Trong q trình hồn thành luận văn thuộc chƣơng trình đào tạo Thạc sĩ Y tế
Cơng cộng, tơi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ tận tình của thầy cơ giáo, bạn bè và gia
đình.
Để đạt đƣợc kết quả hơm nay, tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu
sắc tới PGS. TS. Lê Thị Thanh Hƣơng, giáo viên hƣớng dẫn của tơi, ngƣời đã tận
tình hƣớng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Tôi cũng chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật
tỉnh Bến Tre, các đồng nghiệp, các thành viên Khoa Sức khỏe môi trƣờng – Y tế
trƣờng học của Trung tâm, các Trạm cấp nƣớc đã hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi trong quá trình thu thập các tài liệu liên quan để thực hiện luận văn này.
Sau cùng, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới những ngƣời thân trong gia
đình đã chia sẻ và ủng hộ tôi trong suốt quá trình học tập.


ii

MỤC LỤC
TÓM TẮT NGHIÊN CÚU

vii


ĐẶT VẤN ĐỀ

1

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

3

Chƣơng 1

4

TỒNG QUAN TÀI LIỆU

4

1.1. Tổng quan về nƣớc sinh hoạt nông thôn

4

1.1.1. Khái niệm về nƣớc sinh hoạt và cơ sở cấp nƣớc sinh hoạt

4

1.1.2. Vai trò của nƣớc sạch đối với sức khỏe con ngƣời

4

1.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng nƣớc sinh hoạt nông thôn


5

1.2. Thực trạng chất lƣợng nƣớc sinh hoạt ở nông thôn Việt Nam

7

1.3. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng nƣớc

9

1.3.1. Yếu tố quản lý

9

1.3.2. Yếu tố kỹ thuật

12

1.3.3. Yếu tố môi trƣờng

14

1.4. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu

14

1.5. Khung lý thuyết:

16


Chƣơng 2

18

ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

18

2.1. Đối tƣợng nghiên cứu

18

2.1.1. Tiêu chí lựa chọn

18

2.1.2. Tiêu chí loại trừ

18

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

18

2.3. Thiết kế nghiên cứu

18

2.4. Phƣơng pháp chọn mẫu


18

2.5. Phƣơng pháp thu thập số liệu

19

2.5.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin định lƣợng:

19

2.5.2. Phƣơng pháp thu thập thơng tin định tính:

19

2.6. Các biến số nghiên cứu

20

2.6.1. Biến số về chất lƣợng nƣớc: gồm 12 chỉ tiêu chia làm 03 nhóm:

20

2.6.2. Chủ đề nghiên cứu định tính về một số yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng nƣớc:

20

2.7. Các khái niệm, tiêu chí đánh giá áp dụng trong nghiên cứu
2.7.1. Các khái niệm về đánh giá các chỉ tiêu

20

20


iii

2.7.2. Các tiêu chí đánh giá chất lƣợng nƣớc
2.8. Xử lý và phân tích số liệu

22
22

2.8.1. Xử lý và phân tích số liệu định lƣợng

22

2.8.2. Xử lý và phân tích số liệu định tính

22

2.9. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Chất lƣợng nƣớc sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh Bến Tre giai đoạn 2015-2019

22
23
23

3.1.1. Tỷ lệ các trạm cấp nƣớc có chỉ vi sinh tiêu đạt QCVN 02:2009/BYT

23


3.1.3. Tỷ lệ các trạm cấp nƣớc có các chỉ tiêu hóa học đạt QCVN 02:2009/BYT

25

3.1.4. Tỷ lệ các trạm cấp nƣớc có các chỉ tiêu theo nhóm (vi sinh, vật lý, hóa học) đạt QCVN
02:2009/BYT
26
3.1.5. Chất lƣợng nƣớc về Vi sinh, Vật lý, Hóa học đạt QCVN 02:2009/BYT phân theo các
huyện
27
3.1.6. Tỷ lệ các nhóm chỉ tiêu đạt QVCN 02:2009/BYT phân theo các cơ sở do TT
NS&VSMTNT quản lý và các cơ sở của tƣ nhân

30

3.2. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng nƣớc tại các trạm cấp nƣớc sinh hoạt nông thôn 33
3.2.1. Công tác quản lý chất lƣợng nƣớc của cơ sở cấp nƣớc

33

3.2.2. Công tác kiểm tra, giám sát chất lƣợng nƣớc

36

Chƣơng 4

39

BÀN LUẬN


39

4.1. Chất lƣợng nƣớc tại các trạm cấp nƣớc sinh hoạt nông thôn ở tỉnh Bến Tre giai đoạn 20152019
39
4.1.2. Tỷ lệ các trạm cấp nƣớc có các chỉ tiêu vật lý đạt QCVN 02:2009/BYT

40

4.1.3. Tỷ lệ các trạm cấp nƣớc có các chỉ tiêu hóa học đạt QCVN 02:2009/BYT

42

4.2. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng nƣớc tại các trạm cấp nƣớc sinh hoạt nông thôn
45
4.2.1. Công tác quản lý chất lƣợng nƣớc của cơ sở cấp nƣớc

45

4.2.2. Công tác kiểm tra, giám sát chất lƣợng nƣớc

48

4.3. Hạn chế của nghiên cứu và biện pháp khắc phục

49

KẾT LUẬN

50


KHUYẾN NGHỊ

51

TÀI LIỆU THAM KHẢO

52

Phụ lục 1: Ý nghĩa của các chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng nƣớc

56

Phụ lục 2: Các biến số đánh giá chất lƣợng nƣớc theo QCVN 02:2009/BYT

59


iv

Phụ lục 3: PHIẾU TỔNG HỢP KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM

61

Phụ lục 4: PHIẾU TỔNG HỢP THÔNG TIN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG NƢỚC TẠI CÁC
TCN NÔNG THÔN NĂM 2019
62
Phụ lục 5: HƢỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU CHỦ CƠ SỞ, NGƢỜI QUẢN LÝ/ VẬN HÀNH
CƠ SỞ CẤP NƢỚC
63

Phụ lục 6: HƢỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU ĐẠI DIỆN TRUNG TÂM NS&VSMTNT

65

Phụ lục 7: HƢỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU ĐẠI DIỆN KHOA SKMT-YTTH ,TRUNG TÂM
KSBT BẾN TRE
67
PHỤ LỤC 8: LƢỢC ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH BẾN TRE

69

Phụ lục 9: KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU

70


v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BVTV

Bảo vệ thực vật

BYT

Bộ Y tế

ĐBSCL


Đồng bằng sơng Cửu Long

KQXN

Kết quả xét nghiệm

NTP 3

Chƣơng trình mục tiêu quốc gia nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng
nông thôn giai đoạn 2012-2015

NS & VSMT

Nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

SHNT

Sinh hoạt nông thôn

TCN

Trạm cấp nƣớc

TT. KSBT

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật


WHO

Tổ chức Y tế Thế giới


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Giới hạn các chỉ tiêu chất lƣợng căn cứ QCVN 02:2009/BYT
Bảng 1.2. Kết quả kiểm tra, giám sát chất lƣợng nƣớc theo từng khu vực
Bảng 2.1. Các khái niệm về đánh giá các chỉ tiêu
Bảng 3.1: Tỷ lệ các trạm cấp nƣớc có chỉ tiêu hóa học đạt QCVN 02:2009/BYT
Bảng 3.2. Cơng tác lấy mẫu kiểm nghiệm các thông số chất lƣợng nƣớc tại các TCN
Bảng 3.3. Công tác thực hiện công khai thông tin, báo cáo
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ các trạm cấp nƣớc có chỉ tiêu vi sinh đạt QCVN 02:2009/BYT
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ các trạm cấp nƣớc có chỉ tiêu vật lý đạt QCVN 02:2009/BYT
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ các trạm cấp nƣớc có chỉ tiêu theo nhóm đạt QCVN
02:2009/BYT
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ các trạm cấp nƣớc có chỉ tiêu vi sinh đạt QCVN 02:2009/BYT
phân theo các huyện
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ các trạm cấp nƣớc có chỉ tiêu vật lý đạt QCVN 02:2009/BYT
phân theo các huyện
Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ các trạm cấp nƣớc có chỉ tiêu hóa học đạt QCVN 02:2009/BYT
phân theo các huyện
Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ các trạm cấp nƣớc có chỉ tiêu vi sinh đạt QCVN 02:2009/BYT
phân theo nhóm cơ sở
Biểu đồ 3.8. Tỷ lệ các trạm cấp nƣớc có chỉ tiêu vật lý đạt QCVN 02:2009/BYT
phân theo nhóm cơ sở
Biểu đồ 3.9. Tỷ lệ các trạm cấp nƣớc có chỉ tiêu hóa học đạt QCVN 02:2009/BYT

phân theo nhóm cơ sở
Biểu đồ 3.10. Tỷ lệ các trạm cấp nƣớc cả 3 chỉ tiêu đạt QCVN 02:2009/BYT phân
theo nhóm cơ sở

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Sơ đồ quy trình xử lý nƣớc


vii

TÓM TẮT NGHIÊN CÚU
Đặt vấn đề: Nghiên cứu này đƣợc thực hiện nhằm mô tả thực trạng chất lƣợng
nƣớc SHNT tại các TCN tập trung tỉnh Bến Tre giai đoạn 2015-2019 và phân tích
một số yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng nƣớc của ngƣời dân Bến Tre đang sử dụng,
góp phần bảo vệ sức khỏe nhân dân. Trong đó, phần các yếu tố ảnh hƣởng, nghiên
cứu này chủ yếu tập trung vào các yếu tố công tác quản lý chất lƣợng nƣớc của cơ
sở cấp nƣớc và công tác kiểm tra, giám sát chất lƣợng nƣớc.
Phƣơng pháp: Thực hiện hồi cứu 450 phiếu kết quả kiểm nghiệm mẫu nƣớc của 45
TCN qua các đợt giám sát chất lƣợng nƣớc của TT. KSBT Bến Tre tại các TCN
SHNT giai đoạn 2015-2019. Thực hiện phỏng vấn sâu 04 ngƣời chủ cơ sở hoặc
ngƣời vận hành/ quản lý trạm cấp nƣớc, 01 ngƣời là đại diện của Trung tâm
NS&VSMTNT, 01 ngƣời là lãnh đạo khoa Sức khỏe môi trƣờng – Y tế trƣờng học
để tìm hiểu một số yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng nƣớc mà trong phạm vi nghiên
cứu này là phân tích cơng tác quản lý chất lƣợng nƣớc của cơ sở cấp nƣớc và công
tác kiểm tra, giám sát chất lƣợng nƣớc. Nhập số liệu bằng phần mềm EpiData 4.6.
Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 22.0.
Kết quả: Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ các TCN có các chỉ tiêu về lý hóa và vi
sinh đạt chất lƣợng theo QCVN 02:2009/BYT trong giai đoạn 2015-2019 lần lƣợt:
năm 2015 là 33,3%; năm 2016 là 13,3%; năm 2017 là 37,8%; năm 2018 là 6,7% và
năm 2019 là 24,4%.

Cơng tác quản lý chất lƣợng nƣớc có 62,2% TCN thực hiện việc lƣu trữ và
quản lý hồ sơ theo dõi đầy đủ theo quy định, 80% TCN thực hiện lấy mẫu kiểm
nghiệm các thông số chất lƣợng nƣớc, 60% TCN thực hiện chế độ báo cáo kết quả
nội kiểm theo quy định. Công tác kiểm tra, giám sát chất lƣợng nƣớc có 100% TCN
đƣợc thực hiện ngoại kiểm.
Kết luận: Trong giai đoạn năm 2015-2019, tỷ lệ các trạm cấp nƣớc sinh hoạt nông
thôn tỉnh Bến Tre đạt chất lƣợng về các chỉ tiêu hóa học chiếm tỷ lệ thấp nhất, tỷ lệ
đạt đều dƣới 50%. Công tác quản lý chất lƣợng nƣớc của các cơ sở cấp nƣớc thuộc
Trung tâm NS&VSMTNT thực hiện tƣơng đối đầy đủ theo quy định. Đối với một
số các cơ sở cấp nƣớc tƣ nhân, trong cơng tác này cịn nhiều hạn chế Đối với một số
các cơ sở cấp nƣớc tƣ nhân, trong cơng tác này cịn nhiều hạn chế nhƣ thực hiện chế
độ lấy mẫu nội kiểm và chế độ thông tin, báo cáo chƣa đầy đủ. Công tác kiểm tra,
giám sát chất lƣợng nƣớc đƣợc thực hiện theo quy định.
Khuyến nghị: Các cơ sở cấp nƣớc thuộc Trung tâm Nƣớc sạch và Vệ sinh môi
trƣờng nông thôn cần đầu tƣ kinh phí, cần thiết có thể xã hội hóa để sửa chữa, nâng
cấp hoặc xây dựng mới hệ thống xử lý nhằm nâng cao chất lƣợng nƣớc. Trung tâm
Kiểm soát bệnh tật cần có các biện pháp xử lý đối với các cở sở cấp nƣớc thƣờng
xuyên không tuân thủ các quy định về quản lý chất lƣợng nƣớc. Các cơ quan chức
năng cần có những biện pháp nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, nhất là tình hình
xâm nhập mặn để đảm bảo chất lƣợng nguồn nƣớc cấp cho ngƣời dân.


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Nƣớc sạch là nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng và là nhu cầu thiết yếu
trong cuộc sống của mỗi ngƣời dân (1), (2). Con ngƣời, động-thực vật sẽ không tồn
tại đƣợc nếu thiếu nƣớc. Tuy nhiên, nƣớc đồng thời cũng là môi trƣờng lan truyền
bệnh tật, ảnh hƣởng đến sức khỏe con ngƣời (3). Nhiều dịch bệnh liên quan đến
nƣớc bị ô nhiễm nhƣ bệnh tả, thƣơng hàn, lỵ, tiêu chảy.... Thiếu nƣớc cũng gây ảnh

hƣởng trầm trọng đến sức khỏe, đặc biệt là sự phát sinh và lây nhiễm các bệnh về
da, mắt và các bệnh lây truyền qua đƣờng phân miệng. Theo báo cáo Đánh giá cấp
nƣớc và vệ sinh toàn cầu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì hàng năm trên thế
giới có khoảng 4 tỷ trƣờng hợp mắc bệnh tiêu chảy, làm 2,2 triệu ngƣời chết, chủ
yếu là trẻ em dƣới 5 tuổi. Ở Đông Nam Á và Châu Phi, số ca tử vong do bệnh tiêu
chảy tƣơng ứng với 8,5% và 7,7% (4) .
Vấn đề cung cấp nƣớc sạch và đảm bảo chất lƣợng nƣớc sinh hoạt hiện nay
diễn ra trong phạm vi toàn cầu và cả ở nƣớc ta. Trong những năm gần đây, Đảng và
Chính phủ rất quan tâm đến việc giải quyết nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng, nhất
là các vùng nông thôn (5). Nhằm nâng cao chất lƣợng cuộc sống và sức khỏe của
ngƣời dân, góp phần cải thiện điều kiện sử dụng nƣớc sạch và vệ sinh mơi trƣờng
nơng thơn (NS&VSMTNT), Thủ tƣớng Chính phủ đã phê duyệt “Chiến lƣợc Quốc
gia cấp nƣớc sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020” (6). Chƣơng trình mục tiêu
quốc gia nƣớc sạch và vệ sinh mơi trƣờng nông thôn giai đoạn 2012-2015 (NTP 3)
là một trong những công cụ thực hiện Chiến lƣợc trên, với mục tiêu cụ thể đến cuối
năm 2015 là 85% dân số nông thôn đƣợc sử dụng nƣớc sinh hoạt hợp vệ sinh, trong
đó 45% sử dụng nƣớc đạt quy chuẩn QCVN 02 : 2009/BYT với số lƣợng ít nhất là
60 lít/ngƣời/ngày; 100% các trƣờng học mầm non và phổ thông, trạm y tế xã ở nông
thôn đủ nƣớc sạch (7).
Tại Bến Tre, sau khi thực hiện Chƣơng trình mục tiêu quốc gia nƣớc sạch và
vệ sinh môi trƣờng nông thôn giai đoạn 2012-2015, tỷ lệ ngƣời dân nông thôn sử
dụng nƣớc sạch tăng từ 38,9% năm 2012 lên 48,6% năm 2015 (8). Năm 2014,
UBND tỉnh Bến Tre đã phê duyệt Đồ án quy hoạch cấp nƣớc vùng tỉnh Bến Tre đến


2

năm 2020 định hƣớng đến năm 2030 nhằm góp phần cải thiện điều kiện cấp nƣớc
cũng nhƣ nâng cao chất lƣợng nƣớc sinh hoạt cho ngƣời dân (9).
Bên cạnh đó, công tác quản lý chất lƣợng nƣớc cũng là vấn đề rất đƣợc quan

tâm, Bộ Y tế cũng đã ban hành, bổ sung và sửa đổi nhiều văn bản quy định về quản
lý chất lƣợng nƣớc cũng nhƣ công tác kiểm tra, giám sát, nhằm theo dõi chất lƣợng
nƣớc góp phần bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân. (10),(11),(12)
Nhƣ vậy, sau khi thực hiện Chƣơng trình mục tiêu quốc gia Nƣớc sạch và vệ
sinh môi trƣờng nông thôn giai đoạn 2012-2015 đến nay, chất lƣợng nƣớc sinh hoạt
nông thôn trên địa bàn tỉnh Bến Tre đƣợc đánh giá nhƣ thế nào? Yếu tố nào ảnh
hƣởng đến chất lƣợng nƣớc sinh hoạt nơng thơn? Để có những thơng tin về chất
lƣợng nƣớc và xác định một số yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng nƣớc của ngƣời
dân Bến Tre đang sử dụng, góp phần bảo vệ sức khỏe nhân dân, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài ‘‘Đánh giá chất lƣợng nƣớc sinh hoạt nông thôn tại các trạm
cấp nƣớc tập trung tỉnh Bến Tre giai đoạn 2015-2019 và một số yếu tố ảnh
hƣởng’’, trong đó phần các yếu tố ảnh hƣởng, nghiên cứu này chủ yếu tập trung
vào các yếu tố công tác quản lý chất lƣợng nƣớc của cơ sở cấp nƣớc và công tác
kiểm tra, giám sát chất lƣợng nƣớc.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng chất lƣợng nƣớc sinh hoạt nông thôn tại các Trạm cấp
nƣớc tập trung tỉnh Bến Tre giai đoạn 2015-2019.
2. Phân tích một số yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng nƣớc sinh hoạt nông
thôn tại các Trạm cấp nƣớc tập trung tỉnh Bến Tre.


4

Chƣơng 1
TỒNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về nƣớc sinh hoạt nông thôn

1.1.1. Khái niệm về nƣớc sinh hoạt và cơ sở cấp nƣớc sinh hoạt
Nƣớc sinh hoạt là nƣớc sử dụng cho các mục đích sinh hoạt thơng thƣờng,
khơng sử dụng để ăn uống trực tiếp hoặc dùng cho chế biến thực phẩm do các cơ sở
cung cấp nƣớc cung cấp, bảo đảm chất lƣợng theo các quy chuẩn kỹ thuật do Bộ Y
tế ban hành (13).
Cơ sở cung cấp nƣớc sinh hoạt là tổ chức, cá nhân thực hiện một phần hoặc tất
cả các hoạt động khai thác, sản xuất, kinh doanh, cung cấp nƣớc ăn uống, nƣớc sinh
hoạt (13).
1.1.2. Vai trò của nƣớc sạch đối với sức khỏe con ngƣời
Nƣớc là một trong những thành phần cơ bản của sự sống. Trong cơ thể
ngƣời, nƣớc là dung mơi của các phản ứng hóa học, điều hịa thân nhiệt, giúp cân
bằng các chất điện giải. Ngoài ra nƣớc cịn cung cấp nguồn khống chất cho cơ thể
(14). Thiếu nƣớc sẽ gây ảnh hƣởng trầm trọng đến sức khỏe, đặc biệt là sự phát sinh
và lây nhiễm các bệnh về da, mắt và các bệnh lây truyền qua đƣờng phân-miệng (4).
Bệnh sẽ lây truyền trực tiếp từ ngƣời bệnh sang ngƣời lành mà nguyên nhân chính
là do thiếu nƣớc hoặc dùng nƣớc không sạch để sử dụng trong vệ sinh cá nhân,
trong đời sống sinh hoạt hàng ngày (14).
Nƣớc sạch và an toàn là một vấn đề quan trọng để phịng ngừa và kiểm sốt
nhiều loại dịch bệnh nguy hiểm. Sử dụng nguồn nƣớc bị nhiễm bẩn sẽ tác động trực
tiếp đến sức khỏe con ngƣời đặc biệt là ngƣời già và trẻ em (15). Theo báo cáo của
UNICEF, hàng năm tại các nƣớc đang phát triển có khoảng 14 triệu trẻ em dƣới 5
tuổi bị chết, hơn 3 triệu trẻ em bị tàn tật do hậu quả của nƣớc nhiễm bẩn, của điều
kiện vệ sinh kém và ô nhiễm môi trƣờng (4). Những thống kê nghiên cứu gần đây
cho thấy trẻ em dƣới 5 tuổi ở Châu Á, Phi, Mỹ Latinh bị tiêu chảy cấp khoảng
khoảng 750 triệu trƣờng hợp/năm và 3-6 triệu trẻ ở nhóm tuổi đó bị chết hàng năm,
trong đó có 80% trẻ chết trong 2 năm đầu sau khi ra đời. Nguyên nhân chính do
thiếu nƣớc hoặc nƣớc không sạch. Ở các nƣớc đang phát triển, có tới hơn 80% các


5


bệnh có liên quan đến nguồn nƣớc và điều kiện vệ sinh môi trƣờng. Các bệnh lây
lan qua đƣờng ăn uống chủ yếu là tiêu chảy, thƣơng hàn, giun sán, viêm gan và
nguyên nhân chính là do nhiễm bẩn từ các vi sinh vật có trong nƣớc (4). Các bệnh
liên quan đến nƣớc nhƣ tiêu chảy, hội chứng lỵ, lỵ trực khuẩn là 3 trong số 10 bệnh
có tỷ lệ mắc cao nhất, trong đó bệnh tiêu chảy là bệnh đứng thứ 6 trong các bệnh có
tỷ lệ tử vong lớn nhất (0,009/100.000 dân) (16).
Ở nông thôn, việc ngƣời dân đƣợc cung cấp đủ nƣớc sạch có ý nghĩa lớn.
Điều này làm giảm số trƣờng hợp mắc các bệnh liên quan đến nguồn nƣớc và điều
kiện vệ sinh môi trƣờng. Chƣơng trình mục tiêu quốc gia NS&VSMT đƣợc nhà
nƣớc phê duyệt với mục tiêu chính nhằm giảm thiểu tác động điều kiện cấp nƣớc và
vệ sinh môi trƣờng gây ra đối với sức khỏe của ngƣời dân nông thôn (3). Do đó, vấn
đề cơ bản để phịng tránh các dịch bệnh nguy hiểm liên quan đến nguồn nƣớc là
việc cải thiện và đảm bảo chất lƣợng nƣớc cấp sinh hoạt cho ngƣời dân nông thôn.
1.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng nƣớc sinh hoạt nông thôn
Các chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng nƣớc sinh hoạt đƣợc căn cứ theo QCVN
02:2009/BYT do Cục Y tế dự phịng và Mơi trƣờng biên soạn và đƣợc Bộ trƣởng
Bộ Y tế ban hành theo Thông tƣ số 05/2009/TT-BYT ngày 17/6/2009.
Ngày 14 tháng 12 năm 2018 Bộ Y tế ban hành Thông tƣ số 41/2018/TTBYT ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định kiểm tra, giám sát chất
lƣợng nƣớc sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt” thì Thơng tƣ số 05/2009/TT-BYT
ngày 17/6/2009 của Bộ trƣởng Bộ Y tế về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về chất lƣợng nƣớc sinh hoạt (QCVN 02:2009/BYT) tiếp tục có hiệu lực để áp
dụng cho các đối tƣợng quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tƣ 41/2018/TTBYT đến hết ngày 30/6/2021 khi Quy chuẩn kỹ thuật địa phƣơng về chất lƣợng
nƣớc sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt đƣợc ban hành và có hiệu lực (17). Tại
Bến Tre hiện chƣa ban hành Quy chuẩn kỹ thuật địa phƣơng về chất lƣợng nƣớc
sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt nên QCVN 02: 2009/BYT vẫn còn hiệu lực.


6


Bảng 1.1: Giới hạn các chỉ tiêu chất lƣợng căn cứ QCVN 02:2009/BYT (18)
TT

1

Tên chỉ tiêu

Màu sắc(*)

Đơn vị
tính

Giới hạn
tối đa cho phép
II

TCU

15

15

TCVN 6185 - 1996
(ISO 7887 - 1985) hoặc
SMEWW 2120

Khơng
có mùi vị
lạ


Cảm quan, hoặc SMEWW
2150 B và 2160 B

5

TCVN 6184 - 1996
(ISO 7027 - 1990)
hoặc SMEWW 2130 B

2

Mùi vị(*)

-

Khơng có
mùi vị lạ

3

Độ đục(*)

NTU

5

4

Clo dƣ


mg/l

5

pH(*)

-

6

Hàm lƣợng
Amoni(*)

mg/l

7

8
9

Hàm lƣợng
Sắt tổng số
(Fe2+
Fe3+)(*)
Chỉ số
Pecmanganat
Độ cứng tính
theo
CaCO3(*)


Phƣơng pháp thử

I

Trong
khoảng
0,3-0,5
Trong
khoảng 6,0
- 8,5

-

SMEWW 4500Cl hoặc US
EPA 300.1

Trong
khoảng
6,0 - 8,5

TCVN 6492:1999 hoặc
SMEWW 4500 - H+

3

3

SMEWW 4500 - NH3 C
hoặc
SMEWW 4500 - NH3 D


mg/l

0,5

0,5

TCVN 6177 - 1996 (ISO
6332 - 1988) hoặc
SMEWW 3500 - Fe

mg/l

4

4

TCVN 6186:1996 hoặc
ISO 8467:1993 (E)

mg/l

350

-

TCVN 6224 - 1996 hoặc
SMEWW 2340 C

10


Hàm lƣợng
Clorua(*)

mg/l

300

-

11

Hàm lƣợng
Florua

mg/l

1.5

-

12

Hàm lƣợng
Asen tổng số

mg/l

0,01


0,05

13

Coliform
tổng số

Vi khuẩn/
100ml

50

150

14

E. coli hoặc
Coliform
chịu nhiệt

Vi khuẩn/
100ml

0

20

TCVN6194 - 1996
(ISO 9297 - 1989) hoặc
SMEWW 4500 - Cl- D

TCVN 6195 - 1996
(ISO10359 - 1 - 1992)
hoặc SMEWW 4500 - FTCVN 6626:2000 hoặc
SMEWW 3500 - As B
TCVN 6187 - 1,2:1996
(ISO 9308 - 1,2 - 1990)
hoặc SMEWW 9222
TCVN6187 - 1,2:1996
(ISO 9308 - 1,2 - 1990)
hoặc SMEWW 9222

Ghi chú:
- (*) Là chỉ tiêu cảm quan.
- Giới hạn tối đa cho phép I: Áp dụng đối với các cơ sở cung cấp nƣớc.

Mức
độ
giám
sát
A

A

A

A

A

A


B

A
B

A

B

B
A

A


7

- Giới hạn tối đa cho phép II: Áp dụng đối với các hình thức khai thác nƣớc của cá
nhân, hộ gia đình (các hình thức cấp nƣớc bằng đƣờng ống chỉ qua xử lý đơn giản
nhƣ giếng khoan, giếng đào, bể mƣa, máng lần, đƣờng ống tự chảy)
- Các chỉ tiêu thuộc mức độ A: Xét nghiệm ít nhất 01 lần/03 tháng do cơ sở cung
cấp nƣớc thực hiện; Kiểm tra, giám sát, xét nghiệm ít nhất 01 lần/06 tháng do các
cơ quan có thẩm quyền thực hiện (18).
- Các chỉ tiêu thuộc mức độ B: Xét nghiệm ít nhất 01 lần/06 tháng do cơ sở cung
cấp nƣớc thực hiện; Kiểm tra, giám sát, xét nghiệm ít nhất 01 lần/01 năm do cơ
quan nhà nƣớc có thẩm quyền thực hiện (18).
1.2. Thực trạng chất lƣợng nƣớc sinh hoạt ở nông thôn Việt Nam
Chất lƣợng nƣớc sinh hoạt nông thôn đang là vấn đề rất đƣợc quan tâm.
Thực trạng chất lƣợng nƣớc sinh hoạt nông thôn trong những năm qua chƣa đƣợc

đánh giá cao. Theo kết quả điều tra vệ sinh môi trƣờng của Bộ Y tế năm 2012, trong
tổng số 2.958 mẫu nƣớc xét nghiệm lấy từ các nguồn nƣớc sinh hoạt tại các hộ gia
đình nơng thơn thuộc 8 vùng sinh thái chỉ có 25,1% mẫu đạt tiêu chuẩn đánh giá về
chỉ tiêu vi sinh (16). Thực hiện Chƣơng trình mục tiêu quốc gia NS&VSMTNT giai
đoạn 2012-2015, tỷ lệ ngƣời dân nông thôn đƣợc sử dụng nƣớc đạt QCVN
02:2009/BYT là 43% (19).
Ở khu vực nông thôn, đăc biệt là khu vực nông thôn vùng ĐBSCL, theo
nghiên cứu của Đoàn Thu Hà (2013), nguồn nƣớc sinh hoạt chủ yếu từ các giếng
nhỏ lẻ, nƣớc mƣa, nƣớc mặt hộ gia đình và cấp nƣớc tập trung (20). Đối với các
giếng nhỏ lẻ, chủ yếu là giếng khoan. Giếng khoan thi cơng đơn giản, chi phí thấp,
chất lƣợng nƣớc chấp nhận đƣợc. Tuy nhiên nhiều giếng khoan khai thác và quản lý
khơng đúng cách có thể gây ơ nhiễm tầng nƣớc ngầm và khó khăn trong ơ nhiễm tài
ngun nƣớc. Do đó gần đây khơng khuyến khích phát triển giếng khoan hộ gia
đình ở ĐBSCL. Hầu hết các giếng nhỏ lẻ hộ gia đình đƣợc sử dụng nƣớc trực tiếp
hoặc qua xử lý đơn giản nên hầu hết chỉ đạt tiêu chuẩn hợp vệ sinh (20). Nƣớc mƣa
là nguồn nƣớc đƣợc sử dụng phổ biến ở các vùng ven biển, nguồn nƣớc bị nhiễm
mặn, nhiễm phèn, vùng dân cƣ ở phân tán, chƣa có hệ thống cấp nƣớc tập trung...
Nƣớc mƣa đƣợc thu hứng đúng cách có chất lƣợng tốt, đƣợc sử dụng cho sinh hoạt.


8

Tuy nhiên với đặc điểm mùa khô kéo dài, dụng cụ thu hứng và trữ nƣớc mƣa hộ gia
đình ở hầu hết các địa phƣơng chƣa đáp ứng yêu cầu trữ và cấp nƣớc cho mùa khô
(20). Nƣớc mặt hộ gia đình là hình thức sử dụng nguồn nƣớc sơng, kênh, hồ ao
đƣợc sử dụng chủ yếu đối với các hộ gần sông, kênh rạch ở những nơi nƣớc mặt
không bị nhiễm mặn, khơng có hệ thống cấp nƣớc tập trung, khơng có nguồn nƣớc
ngầm hoặc có nguồn nƣớc ngầm nhƣng khó khai thác hoặc bị nhiễm phèn... Các hộ
dùng nƣớc sông, kênh rạch hầu hết áp dụng xử lý sơ bằng phèn, không qua khử
trùng, không đảm bảo vệ sinh (20). Hình thức cấp nƣớc tập trung ở vùng ĐBSCL

đƣợc đánh giá là phát triển nhanh hơn so với các vùng khác trong cả nƣớc. Nguồn
nƣớc tại các công trình cấp nƣớc tập trung đƣợc xử lý trƣớc khi đƣa vào mạng lƣới
cung cấp nên đều đạt tiêu chuẩn hợp vệ sinh, tuy nhiên vẫn cịn nhiều cơng trình cấp
nƣớc tập trung cũng không đảm bảo chất lƣợng nƣớc đạt QCVN 02:2009/BYT (20).
Cũng theo nghiên cứu của Đoàn Thu Hà(năm 2013) tổng dân số nông thôn
vùng ĐBSCL là trên 14 triệu dân, trong đó số dân đƣợc sử dụng nguồn nƣớc hợp vệ
sinh là 75,8%, số dân sử dụng nƣớc đạt QCVN 02:2009/BYT là 36,5%, thấp hơn tỷ
lệ chung của cả nƣớc là 6.5% (20). Theo đó, tỉnh có tỷ lệ dùng nƣớc hợp vệ sinh cao
nhất là tỉnh Long An, đạt 89,8%, thấp nhất là tỉnh Trà Vinh, đạt 66%. Tỷ lệ dân cƣ
đƣợc sử dụng nƣớc đạt QCVN 02;2009/BYT cao nhất là Cần Thơ, đạt 57,76%, thấp
nhất là Cà Mau, 0% (20).
Vùng ĐBSCL có 9 tầng chứa nƣớc triển vọng theo nhƣ khảo sát của Cục Địa
chất Việt Nam. Các vùng khan hiếm nguồn nƣớc ngầm bao gồm các tỉnh Bến Tre,
Vĩnh Long, An Giang, Kiên Giang và một số vùng thuộc các tỉnh Trà Vinh, Đồng
Tháp, Cà Mau, Sóc Trăng, Hậu Giang, Bạc Liêu (21). Việc xử lý nguồn nƣớc trƣớc
khi cấp cho ngƣời dân sử dụng tại các trạm cấp nƣớc tập trung ở ĐBSCL hiện nay
kém hiệu quả. Nghiên cứu tại quận Ơ Mơn, Thành phố Cần Thơ cho thấy nƣớc sau
xử lý vẫn cịn 12,5% mẫu khơng đảm bảo về lý hóa và vƣợt tiêu chuẩn về chỉ tiêu E.
Coli, Coliform với mức tƣơng ứng là 4,2% và 8,3%. Bên cạnh đó, thói quen không
đậy và không súc rửa thƣờng xuyên dụng cụ chứa nƣớc cũng làm tăng nguy cơ
nhiễm vi sinh của nguồn nƣớc sinh hoạt tại hộ gia đình (22).


9

Hiện nay, việc cấp nƣớc và chất lƣợng nƣớc nông thôn tại các tỉnh vùng
ĐBSCL đang đối mặt với các vấn đề nghiêm trọng do chịu ảnh hƣởng lớn bởi biến
đổi khí hậu. Năm 2016, Đồng bằng sơng Cửu Long hứng chịu đợt hạn hán và xâm
nhập mặn nặng nề nhất trong vòng 100 năm, gây thiệt hại hơn 160.000 ha lúa,
tƣơng đƣơng 800.000 tấn lúa bị mất trắng. Hạn hán, xâm nhập mặn cũng đã ảnh

hƣởng lớn đến việc cấp nƣớc sinh hoạt cho một số khu vực sử dụng nƣớc mặt nhất
là các vùng chƣa có các cơng trình cấp nƣớc tập trung và theo thống kê cũng đã có
khoảng 250.000 hộ dân thiếu nƣớc sinh hoạt (23). Do nguồn nƣớc cạn kiệt, tình
trạng ơ nhiễm nguồn nƣớc ngày càng tăng cả về mức độ, quy mô và chất
lƣợng trong khi đó sự gia tăng dân số, phát triển cơng nghiệp và tốc độ đơ thị hóa
cao

nhu cầu nƣớc ngày càng gia tăng đang là những thách thức rất lớn đến việc

bảo đảm cấp nƣớc an toàn cho vùng vùng đồng bằng sông Cửu Long (23).
Bến Tre nằm ở vị trí tiếp giáp với biển nên hiện tƣợng xâm nhập mặn thƣờng
xuyên xảy ra. Theo kết quả báo cáo hiện trạng Môi trƣờng của tỉnh Bến Tre, vào
mùa khô hạn, nƣớc mặn từ Biển Đông xâm nhập sâu vào đất liền đã nhiễm mặn
nguồn nƣớc mặt với hơn 2/3 diện tích tồn tỉnh với thời gian dài gây ảnh hƣởng
nghiêm trọng đến đời sống của ngƣời dân nông thôn, đặc biệt là nguồn nƣớc sinh
hoạt hàng ngày (24).
Nguồn nƣớc ngầm toàn tỉnh gần nhƣ đều bị nhiễm mặn không đạt tiêu chuẩn
để đƣa vào sử dụng, ngoại trừ một vài khu vực huyện Thạnh Phú và Châu Thành
(25). Nguồn nƣớc cung cấp cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Bến Tre chủ
yếu là nƣớc mặt. Hiện Bến Tre có hơn 70 cơ sở cung cấp nƣớc, trong đó, cơ sở cấp
nƣớc sinh hoạt nơng thơn là 45 cơ sở. Năm 2014, UBND tỉnh Bến Tre đã phê duyệt
Đồ án quy hoạch cấp nƣớc vùng tỉnh Bến Tre đến năm 2020 định hƣớng đến năm
2030 nhằm cải thiện điều kiện cấp nƣớc cũng nhƣ để nâng cao chất lƣợng nƣớc sinh
hoạt cho ngƣời dân (9).
1.3. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng nƣớc
1.3.1. Yếu tố quản lý
Cơng tác quản lý cơng trình cấp nƣớc nơng thơn đảm bảo tính hiệu quả và
bền vững là một trọng tâm cần đƣợc đặc biệt quan tâm. Mơ hình tổ chức, cơ chế



10

quản lý vận hành phải đảm bảo tính chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, lực lƣợng phải
đƣợc đào tạo, có chuyên môn nghiệp vụ, đủ năng lực vận hành theo đúng các tiêu
chuẩn hiện hành, nâng cao đƣợc hiệu quả quản lý các cơng trình cấp nƣớc tập trung.
Một số chủ cơ sở cấp nƣớc do trình độ năng lực quản lý còn hạn chế, chƣa đƣợc đào
tạo chuyên ngành về cấp nƣớc, nhiều cơ sở chƣa xây dựng đƣợc cơ chế hoạt động,
phƣơng án quản lý, sử dụng và bảo vệ nguồn nƣớc (20). Trên địa bàn tỉnh Bến Tre
hiện nay có các loại hình quản lý là: Trung tâm NS&VSMTNT/ Doanh nghiệp nhà
nƣớc và Doanh nghiệp tƣ nhân. Một số trạm cấp nƣớc tƣ nhân thực hiện bảo vệ các
cơng trình chƣa đƣợc tốt, để tình trạng cơng trình hƣ hỏng, không đƣợc nâng cấp và
xử lý kịp thời v.v. Bên cạnh đó, do quy mơ sản xuất nhỏ, quản lý cơ sở thiếu năng
lực chuyên môn về quản lý nên các một số trạm cấp nƣớc khơng tính đúng, tính đủ
chi phí vận hành. Do đó, nhiều trạm cấp nƣớc khơng có kinh phí cho hoạt động xét
nghiệm chất lƣợng nƣớc cũng nhƣ việc duy tu bảo dƣỡng, sửa chữa cơng trình,
nâng cấp dƣờng ống, van, vịi v.v. dẫn đến chất lƣợng nƣớc sản xuất không đƣợc
đảm bảo (25).
Đối với công tác quản lý, kiểm tra giám sát chất lƣợng nƣớc hiện nay đƣợc
thực hiện theo quy định của Thông tƣ số 41/2018/TT-BYT ngày 14 tháng 12 năm
2018 của Bộ Y tế. Thơng tƣ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 15/6/2019. Tuy nhiên theo
Điều khoản chuyển tiếp (Điều 4) tại Thông tƣ này, khi Quy chuẩn kỹ thuật địa
phƣơng về chất lƣợng nƣớc sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt chƣa ban hành thì
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lƣợng nƣớc sinh hoạt QCVN 02:2009/BYT
vẫn còn hiệu lực đến hết ngày 30/6/2021 (17).
Tại Bến Tre, các trạm cấp nƣớc sinh hoạt nông thôn đến nay vẫn thực hiện
xét nghiệm mẫu nội kiểm theo QCVN 02:2009/BYT, Theo đó, các trạm cấp nƣớc
sinh hoạt nơng thơn sẽ tự xét nghiệm chất lƣợng nƣớc ít nhất 3 tháng/lần. Bên cạnh
công tác tự lấy mẫu nƣớc xét nghiệm, các trạm cấp nƣớc còn phải lập các hồ sơ theo
dõi, quản lý cũng nhƣ thực hiện công khai thông tin và báo cáo chất lƣợng nƣớc
(17). Tuy nhiên các trạm cấp nƣớc với quy mơ nhỏ lẻ cũng ít khi tự kiểm tra chất

lƣợng nƣớc đúng tần suất và đủ các chỉ tiêu giám sát. Theo báo cáo của Cục quản lý
môi trƣờng y tế, năm 2018 một số cơ sở cấp nƣớc tại Hậu Giang, Sóc Trăng, Gia


11

Lai, Thanh Hóa, Ninh Bình, Hải Dƣơng...chƣa thực hiện tốt chế độ nội kiểm. Cụ thể
là tần suất giám sát, số lƣợng chỉ tiêu, số lƣợng mẫu giám sát chƣa đầy đủ theo quy
định; việc thực hiện lƣu mẫu nƣớc thành phẩm chƣa đầy đủ; lƣu giữ hồ sơ theo dõi,
quản lý vệ sinh chất lƣợng nƣớc chƣa đúng quy định. Một số cơ sở cấp nƣớc đƣợc
thanh, kiểm tra chƣa thực hiện tốt việc báo cáo định kỳ kết quả nội kiểm chất lƣợng
nƣớc cho TT KSBT theo đúng quy định. (26)
Công tác kiểm tra, giám sát chất lƣợng nƣớc nhằm kiểm tra việc thực hiện
các quy định đảm bảo chất lƣợng nƣớc sạch của đơn vị cấp nƣớc. Trong đó bao
gồm kiểm tra việc thực hiện thử nghiệm các thông số chất lƣợng nƣớc sạch, các hồ
sơ quản lý chất lƣợng nƣớc, việc công khai thông tin chất lƣợng nƣớc sạch của cơ
sở cấp nƣớc (17). Ngoài ra cơng tác kiểm tra, giám sát cịn thực hiện lấy mẫu và thử
nghiệm các thông số chất lƣợng nƣớc sạch theo quy định (17). Theo báo cáo kết quả
kiểm tra, giám sát chất lƣợng nƣớc năm 2018, cả nƣớc có 11.200 cơ sở cấp nƣớc
sinh hoạt nông thôn (công suất < 1000 m3/ngày đêm). Trong đó, số cơ sở cấp nƣớc
đƣợc kiểm tra, giám sát chất lƣợng nƣớc là 9.090 chiếm 81,2%. Tỷ lệ mẫu nƣớc xét
nghiệm không đạt quy chuẩn về chất lƣợng nƣớc là 38,4%. Tỷ lệ không đạt về các
chỉ tiêu lý hóa và vi sinh lần lƣợt là 15,4% và 14,3% (26).



×