Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Luận văn đánh giá hoạt động giám sát và khả năng ứng phó trong phòng chống bệnh truyền nhiễm tại huyện cao lãnh, tỉnh đồng tháp năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 94 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

PHAN THANH TÙNG

ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT VÀ KHẢ NĂNG ỨNG PHĨ
TRONG PHỊNG CHỐNG BỆNH TRUYỀN NHIỄM
TẠI HUYỆN CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP NĂM 2016

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA II
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 62.72.76.05

HÀ NỘI - 2016


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

PHAN THANH TÙNG

ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT VÀ KHẢ NĂNG ỨNG PHĨ
TRONG PHỊNG CHỐNG BỆNH TRUYỀN NHIỄM
TẠI HUYỆN CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP NĂM 2016

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA II
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 62.72.76.05

TS.BS. Nguyễn Ngọc Ấn
ThS. Trần Quỳnh Anh
HÀ NỘI - 2016



i

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn này tơi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, hỗ trợ của
các thầy, cô giáo của Trường Đại học Y tế công cộng, các anh chị đồng nghiệp và
của gia đình.
Tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến Tiến sỹ Nguyễn Ngọc
Ấn, Thạc sỹ Trần Quỳnh Anh là những người thầy, cô với đầy nhiệt huyết hướng
dẫn cho tôi từ việc xác định vấn đề nghiên cứu, xây dựng đề cương, chia sẻ thơng
tin và hồn thành luận văn này.
Tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn đến ban lãnh đạo Trung tâm Y tế dự phòng Đồng
Tháp đã tạo điều kiện để tơi hồn thành khóa học này, các đồng nghiệp trong nhóm
nghiên cứu đã cho tơi nhiều ý tưởng và cùng tôi làm việc trong suốt q trình thực
hiện luận văn này.
Tơi xin cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô giáo, các bộ mơn và
phịng sau đại học của Trường Đại học Y tế công cộng đã trang bị kiến thức, tạo
điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình, tạo mọi điều kiện của các
đơn vị y tế và toàn thể nhân viên y tế đã tham gia nghiên cứu của huyện Cao Lãnh.
Nghiên cứu khơng thể hồn thành nếu khơng có sự đóng góp nhiệt tình và sẵn sàng
chia sẻ mọi thơng tin của các anh chị.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn!


ii

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................... Error! Bookmark not defined.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU...................................... Error! Bookmark not defined.

1. Đánh giá hoạt động giám sát bệnh truyền nhiễm tại huyện Cao Lãnh, tỉnh
Đồng Tháp năm 2016. .............................................................................................3
2. Đánh giá khả năng ứng phó trong phòng chống bệnh truyền nhiễm của huyện
Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp năm 2016. ....................................................................3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .........................................................................4
1.1. Một số khái niệm ..............................................................................................4
1.2. Chức năng của hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm .....................................8
1.3. Qui định của Ngành y tế Đồng Tháp về các hoạt động giám sát và khả năng
ứng phó trong phịng chống bệnh truyền nhiễm: ....................................................9
1.4. Mơ hình hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm..............................................11
1.5. Hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm ở Việt Nam hiện nay .........................15
1.6. Chức năng của một số đơn vị trong hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm tại
huyện Cao Lãnh ....................................................................................................18
1.7. Tình hình một số bệnh truyền nhiễm gây dịch tại Việt Nam thời gian qua ...19
1.8. Một số nghiên cứu trong và ngoài nước, phương pháp, kết quả, hạn chế: ....21
1.9. Khung lý thuyết ..............................................................................................24
1.10. Giới thiệu tóm tắt địa bàn nghiên cứu ..........................................................24
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................27
2.1. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................27
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu:.................................................................27
2.3. Thiết kế: .........................................................................................................27
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu: ..............................................................27
2.5. Phương pháp thu thập số liệu: ........................................................................28
2.6. Các biến số nghiên cứu: .................................................................................29
2.7. Các khái niệm, thước đo ................................................................................29
2.8. Phương pháp phân tích số liệu: ......................................................................30
2.9. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu .....................................................................31


iii


2.10. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số ...................31
Chương 3. KẾT QUẢ ...............................................................................................33
3.1. Đánh giá hoạt động giám sát bệnh truyền nhiễm tại huyện Cao Lãnh ..........33
3.2. Đánh giá khả năng ứng phó trong phòng chống dịch ....................................39
Chương 4. BÀN LUẬN ............................................................................................47
4.1. Hoạt động giám sát bệnh truyền nhiễm tại huyện Cao Lãnh .........................47
4.2. Khả năng ứng phó trong phịng chống dịch ...................................................48
Chương 5. KẾT LUẬN .............................................................................................51
1. Đối với hoạt động giám sát bệnh truyền nhiễm tại huyện Cao Lãnh: ..............51
2. Đối với khả năng ứng phó trong phịng chống dịch..........................................51
Chương 6. KHUYẾN NGHỊ .....................................................................................53
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................54
Tài liệu Tiếng Việt: ...............................................................................................54
Tài liệu Tiếng Anh: ...............................................................................................55
PHỤ LỤC ..................................................................................................................57
Phụ lục 1: Các biến số nghiên cứu ........................................................................57
Phụ lục 2: Các bên liên quan và mối quan tâm .....................................................62
Phụ lục 3: Câu hỏi và các chỉ số đánh giá .............................................................64
Phụ lục 4: Phiếu điều tra .......................................................................................69
Phụ lục 5: Bảng thu thập số liệu thứ cấp ...............................................................73
Phụ lục 6: Bảng hướng dẫn phỏng vấn sâu Giám đốc TTYT ...............................75
Phụ lục 7: Hướng dẫn phỏng vấn sâu trưởng Phòng Y tế.....................................76
Phụ lục 8: Hướng dẫn phỏng vấn sâu trưởng Trạm Y tế ......................................77
Phụ lục 9: Bảng hướng dẫn phỏng vấn sâu PCT UBND xã .................................78
Phụ lục 10: Bảng hướng dẫn thảo luận nhóm .......................................................79


iv


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BV&CSSKND

Bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân

BCĐ

Ban chỉ đạo

BTN

Bệnh truyền nhiễm

BYT

Bộ Y tế

CDC

Center for Disease control and Prevention
(Trung tâm kiểm sốt và phịng chống bệnh tật Hoa Kỳ)

CN YTCC

Cử nhân Y tế công cộng

GSDTH

Giám sát dịch tễ học


HTGS

Hệ thống giám sát

MERS-Cov

Viêm đường hô hấp cấp Trung đông do vi rút Corona

MT

Môi trường

NVYT

Nhân viên y tế

PC BTN

Phòng chống bệnh truyền nhiễm

PCD

Phòng chống dịch

PVS

Phỏng vấn sâu

PYT


Phịng y tế

SARS

Hội chứng viêm đường hơ hấp cấp nặng

SXH

Sốt xuất huyết

TCM

Tay chân miệng

TLN

Thảo luận nhóm

UBND

Ủy ban nhân dân

VSDTTW

Vệ sinh dịch tễ trung ương

YTA

Y tế ấp


YTCC

Y tế công cộng


v

YTDP

Y tế dự phòng

WHO

Tổ chức Y tế thế giới


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Số lượng bệnh truyền nhiễm phải giám sát của NVYT theo Thông
tư 48/2010/TT-BYT
Bảng 3.2: Số nhân viên y tế có sử dụng định nghĩa ca bệnh trong giám sát.
Bảng 3.3: Cách thức thu thập số liệu BTN của NVYT.
Bảng 3.4: Cách thức quản lý số liệu BTN của NVYT.
Bảng 3.5: Thời gian lưu số liệu được tổng hợp của NVYT.
Bảng 3.6: Phân tích số liệu hàng tháng.
Bảng 3.7: Sử dụng bản đồ dịch tễ phân tích số liệu
Bảng 3.8: Mục đích sử dụng số liệu giám sát
Bảng 3.9: Bệnh phải báo cáo khẩn.

Bảng 3.10: Số lượng bệnh phải báo cáo theo tuần.
Bảng 3.11: Chia sẻ thông tin BTN với các đơn vị liên quan.
Bảng 3.12: Lập Kế hoạch giám sát BTN
Bảng 3.13: Xử trí bước đầu khi có ca bệnh nghi ngờ.
Bảng 3.14: Tuổi của NVYT trong hệ thống giám sát
Bảng 3.15: Thời gian công tác của NVYT trong hệ thống giám sát
Bảng 3.16: Trình độ chuyên môn CBYT
Bảng 3.17: Số lần được tập huấn của NVYT


vii

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm tại Việt Nam được thiết lập từ tuyến trung
ương đến tuyến xã, phường và được đặt dưới sự chỉ đạo về chun mơn cao nhất là Cục
Y tế dự phịng. Ở huyện Cao Lãnh của tỉnh Đổng Tháp trong những năm gần đây tình
hình bệnh truyền nhiễm ln có diễn biến phức tạp, một số bệnh truyền nhiễm ln có số
mắc cao hơn các địa phương khác như: bệnh sốt xuất huyết, bệnh tay chân miệng và một
số dịch bệnh khác đã xảy ra như cúm A (H5N1), bệnh do liên cầu lợn ở người… việc
này khiến cho lãnh đạo của Trung tâm Y tế huyện lo lắng về công tác giám sát phịng
chống dịch của huyện có làm tốt hay chưa? Với vấn đề như vậy, được sự hợp tác và hỗ
trợ của lãnh đạo y tế địa phương nghiên cứu viên đã chọn vấn đề nghiên cứu: Đánh giá
hoạt động giám sát và khả năng ứng phó trong phòng chống bệnh truyền nhiễm tại
huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp năm 2016. Nghiên cứu này nhằm mô tả thực trạng và
khả năng ứng phó của nhân viên y tế trong phòng chống bệnh truyền nhiễm tại huyện
Cao Lãnh; xác định những khó khăn và thuận lợi trong hoạt động giám sát để đưa ra
những khuyến cáo từ đó giúp tăng cường hiệu quả của hoạt động giám sát và khả năng
ứng phó trong phịng chống dịch bệnh của huyện Cao Lãnh. Cuộc khảo sát đã được tiến
hành từ tháng 3/2016 đến tháng 9/2016 với phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang kết
hợp định lượng với định tính. Nghiên cứu định lượng được thực hiện trên 71 cán bộ,

nhân viên hiện làm nhiệm vụ giám sát bệnh truyền nhiễm tại huyện Cao Lãnh bao gồm
Trung tâm Y tế huyện, Bệnh viện đa khoa huyện và 18 Trạm Y tế. Nghiên cứu định tính,
phỏng vấn sâu được thực hiện trên các đối tượng là Giám đốc Trung tâm Y tế huyện,
Trưởng Phịng Y tế huyện, 3 phó chủ tịch phụ trách văn xã, 3 Trưởng trạm y tế, và 3
cuộc thảo luận nhóm với cán bộ y tế ấp. Số liệu được thu thập và xử lý bằng phần mềm
SPSS 16.0. Kết quả nghiên cứu đánh giá cho thấy đội ngũ nhân viên y tế trong hệ thống
giám sát của huyện Cao Lãnh rất có kinh nghiệm trong hoạt động giám sát phòng chống
dịch: các ca bệnh nghi ngờ sau khi được phát hiện được điều tra và xử lý kịp thời trong
vịng 48 giờ theo quy định tại Thơng tư 48/2010, các báo cáo từ tuyến dưới lên được
thực hiện đẩy đủ, công tác phản hồi ca bệnh của tuyến trên cũng được thực hiện thường
xuyên. Về khả năng ứng phó trong phịng chống bệnh truyền nhiễm huyện là khá tốt, cụ
thể hàng năm đều có xây dựng kế hoạch phòng chống các loại dịch bệnh thường gặp và
các bệnh dịch nguy hiểm có nguy cơ xâm nhập vào địa phương; hậu cần kinh phí, trang
thiết bị và phương tiện khá đầy đủ. Tác giả có đưa ra khuyến nghị nên tiếp tục huấn
luyện và đào tạo lại thường xun về cơng tác giám sát phịng chống bệnh truyền nhiễm
để ln duy trì được kết quả tốt nhất cho công tác này.


1
ÐẶT VẤN ÐỀ
Trên thế giới trong khi cuộc chiến với các BTN đã biết trước đây vẫn còn
đang tiếp diễn thì các mối đe dọa bệnh tật mới lại tiếp tục xuất hiện. Mặc dù một số
bệnh có thể được dự phịng, chữa trị và thanh tốn nhờ việc sử dụng kháng sinh, vắc
xin, hóa chất và các nỗ lực y tế khác nhưng với sự phát triển của xã hội, biến đổi
của môi trường sống… khiến một số bệnh mới nổi khác lại xuất hiện như SARS,
HIV/AIDS, Ebola, cúm A/H5N1, bệnh do liên cầu lợn ở người, Zika… và một số
bệnh truyền nhiễm gây dịch cũ đang có chiều hướng quay trở lại.
Giám sát BTN gây dịch là một phần của hệ thống giám sát YTCC và là một
phần của hệ thống thông tin y tế. Mục tiêu của hệ thống giám sát và việc sử dụng
thơng tin đó quyết định việc thu thập số liệu và các thông tin trong hệ thống đó. Nếu

việc thực hiện giám sát bệnh tốt, thường xuyên và có hệ thống trong nhiều năm thì
có thể phát hiện được quy luật phát sinh, phát triển của bệnh và dự báo được sự
bùng nổ của dịch bệnh. Các nước trên thế giới đều thực hiện hoạt động giám sát với
nhiều hình thức khác nhau nhưng đều tập trung vào các BTN gây dịch đe dọa đến
sức khỏe con người và cách đáp ứng phòng chống các dịch bệnh đó. Giám sát BTN
là nhiệm vụ và là Chiến lược quốc gia[4].
Hoạt động giám sát BTN của Việt Nam hiện nay thực hiện theo Thông tư
48/2010/TT-BYT ngày 31/12/2010 của Bộ Y tế. Tuy nhiên, hệ thống giám sát này
còn bộc lộ nhiều điểm yếu như chưa có định nghĩa ca bệnh chuẩn, nhân viên giám
sát thiếu kỹ năng chẩn đốn, phát hiện dịch, phân tích dữ liệu cũng như gửi báo cáo
giám sát không đúng hạn và không đầy đủ…
Một số nghiên cứu trước đây về hệ thống giám sát BTN tại một số Trung tâm
Y tế huyện đã chỉ ra rằng hoạt động giám sát thu thập số liệu của nhân viên giám sát
dịch tễ thực hiện theo kinh nghiệm là chính, hoạt động báo cáo chỉ thực hiện được
báo cáo khẩn từ xã lên huyện, còn các báo cáo theo tuần, tháng, năm hầu như không
thực hiện được. Phản hồi thông tin báo cáo từ tuyến tỉnh, huyện cho tuyến dưới chủ
yếu thông qua giao ban tháng[16]. Các khó khăn trong hoạt động GSBTN thường
xuyên tại cộng đồng là: năng lực phát hiện ca bệnh và ý thức báo dịch của nhân viên


2
y tế tại trạm y tế xã, thị trấn và đội ngũ y tế ấp còn chưa cao, trong khi đó hầu hết
các cơ sở y tế tư nhân chưa tham gia vào hệ thống giám sát dịch tễ và năng lực giám
sát của nhân viên y tế còn hạn chế do trình độ chun mơn thấp và khơng được tập
huấn thường xuyên.
Tại huyện Cao Lãnh, tình hình bệnh tật diễn biến ngày càng phức tạp, nhiều
bệnh truyền nhiễm gây dịch có nguy cơ bùng phát trở lại như bệnh sởi, sốt xuất
huyết Dengue, tay chân miệng hiện có xu hướng ngày càng gia tăng theo chu kỳ, và
một số bệnh mới nổi như liên cầu lợn ở người, cúm A/H5N1… gây ảnh hưởng đến
sức khỏe nhân dân và sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Trong những năm gần đây, tại Đồng Tháp nói chung và huyện Cao Lãnh nói
riêng phần lớn những vụ dịch phát hiện là do giám sát ca bệnh từ bệnh viện, khi
những ca bệnh nặng buộc phải nhập viện thì hệ thống giám sát mới phát hiện được.
Báo cáo của cơ sở điều trị thường muộn, thông tin không đầy đủ nên rất khó khăn
cho việc xác định ổ dịch và triển khai các biện pháp phịng chống dịch vì vậy hệ dự
phịng phải bố trí thêm người giám sát tại các bệnh viện vì vậy làm tăng thêm gánh
nặng cho hệ dự phịng.
Cho đến nay vẫn chưa có một đánh giá nào về thực trạng hệ thông giám sát
BTN tại huyện Cao Lãnh nên có nhiều câu hỏi được đặt ra như: những bất cập nào
còn tồn tại trong hoạt động giám sát bệnh truyền nhiễm gây dịch? Nhân lực phục vụ
cho cơng tác phịng chống dịch của địa phương có đáp ứng không? Các trang thiết
bị, thuốc men, dụng cụ phục vụ phịng chống dịch có đảm bảo đầy đủ khơng? Kinh
phí cho hoạt động phịng chống hàng năm có đáp ứng không?
Trước những yêu cầu trên, nghiên cứu nhằm đánh giá hoạt động giám sát và
khả năng ứng phó trong phòng chống BTN của nhân viên giám sát tại các cơ sở y tế
là cần thiết. Tuy vậy, trong nghiên cứu này do điều kiện kinh tế hạn hẹp nên chúng
tôi chỉ thực hiện nghiên cứu tại các cơ sở y tế cơng lập, nghiên cứu góp phần mơ tả
thực trạng hệ thống giám sát dịch tễ tại huyện Cao Lãnh, từ đó giúp cho các nhà
quản lý có những giải pháp tối ưu nhằm tăng cường và thiết lập những cơ chế hoạt
động của hệ thống giám sát và khả năng ứng phó đối với một số BTN trong giai
đoạn hiện nay tại huyện Cao Lãnh.


3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Đánh giá hoạt động giám sát bệnh truyền nhiễm tại huyện Cao Lãnh, tỉnh
Đồng Tháp năm 2016.
2. Đánh giá khả năng ứng phó trong phịng chống bệnh truyền nhiễm của
huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp năm 2016.



4
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Nhân viên giám sát dịch tễ: là nhân viên y tế hoạt động trong các cơ sở y tế,
được phân cơng nhiệm vụ giám sát, phân tích, báo cáo BTN tại cơ sở/địa bàn làm
việc.
1.1.2. Giám sát y tế công cộng: giám sát y tế công cộng là việc thu thập một cách
có hệ thống, liên tục, phân tích, giải thích, và phổ biến những thơng tin về sức
khỏe[4]. Người ta sử dụng dữ liệu giám sát để mô tả và theo dõi những sự kiện sức
khỏe trong xác lập ưu tiên, lập kế hoạch, thực hiện, đánh giá những can thiệp và
chương trình y tế cơng cộng.
Giám sát y tế công cộng là một phương pháp mà các tổ chức YTCC sử dụng
để theo dõi tình trạng sức khỏe của các cộng đồng mà họ phụ trách. Mục đích của
giám sát YTCC là cung cấp các thông tin thực tế, chính xác cho những tổ chức này
để họ có thể đặt ra những ưu tiên phù hợp, những kế hoạch cũng như những hoạt
động thích hợp nhằm tăng cường và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Những hệ thống giám sát được coi là những vịng trịn thơng tin bao gồm cả
người cung cấp dịch vụ, những tổ chức YTCC và người dân (hình 1).
Vịng trịn này sẽ được khép kín khi những thơng tin về những trường hợp
bệnh được thơng báo cho những người chịu trách nhiệm phịng và khống chế bệnh
cùng những người cần biết khác. Do những người cung cấp dịch vụ, những tổ chức
y tế, cộng đồng đều có một số trách nhiệm trong phịng và khống chế bệnh. Họ sẽ
phải nằm trong số những người nhận thông tin phản hồi từ hệ thống giám sát thơng
tin. Tùy thuộc vào từng tình huống, những người cần biết thông tin khác bao gồm
cả những cơ quan thuộc chính phủ khác (như đại dịch cúm A/H1N1 trước đây là
một ví dụ), những cá thể phơi nhiễm tiềm tàng, những người chịu trách nhiệm quản
lý, những người sản xuất vắc xin, những tổ chức tình nguyện tư nhân, những người
làm công tác lưu trữ và hàng loạt những người khác.



5

Xác định vấn đề

Đánh giá hệ thống

Thu thập số liệu

giám sát
Xử lý số liệu
Sử dụng kết quả để
lập kế hoạch dự

Phiên giải số liệu

phòng
Báo cáo kết quả

Đối

Các tổ

Tổ chức

Bộ,

NGOs,

tượng


chức y

quốc tế

ngành

tổ chức

khác

tế

khac

tư nhân

Hình 1: Thơng tin về chu trình chăm sóc sức khỏe từ hệ thống giám sát.
1.1.3. Ứng phó trong phòng chống bệnh truyền nhiễm:
Là các hoạt động được thực hiện sau khi hoàn thành cuộc điều tra và thu thập
được đủ bằng chứng, có thể bắt tay vào lập kế hoạch các biện pháp phòng chống
dịch. Đây là lý do cơ bản để thực hiện các cuộc điều tra vụ dịch. Các hành động
khống chế sự lan rộng của dịch, hạn chế số mắc mới được tiến hành ngay cả khi
đang tiến hành điều tra. Cần lập kế hoạch chương trình dự phịng tồn diện để hồn
thiện khả năng ứng phó khi xảy ra các vụ dịch tương tự trong tương lai[4],[9].


6

1.1.4. Giám sát bệnh truyền nhiễm

Giám sát BTN là việc thu thập thơng tin liên tục, có hệ thống về tình hình và
chiều hướng của BTN, phân tích, giải thích nhằm cung cấp thông tin cho việc lập kế
hoạch, triển khai và đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng chống BTN[9].
Mục đích của giám sát BTN là:
- Phát hiện sớm kể cả ca tản phát.
- Thông báo dịch nhanh và triển khai các biện pháp phòng chống dịch kịp
thời.
- Qua q trình giám sát bệnh lâu dài có thể xác định được sự phân bố của
bệnh theo từng vùng địa lý.
- Biết được cơ cấu của BTN trong cộng đồng.
- Đánh giá được tính nghiêm trọng của từng bệnh qua số liệu mắc và chết.
- Phát hiện được chu kỳ phát sinh và chu kỳ bùng phát dịch.
- Có biện pháp dự báo dịch và khả năng chủ động phòng chống dịch, lựa
chọn bệnh ưu tiên trong từng thời kỳ.
1.1.5. Hệ thống cảnh báo sớm là một quy trình đặc hiệu của hệ thống giám sát
bệnh nhằm phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh hoặc các yếu tố nguy cơ đối với
một bệnh dịch nào đó. Hệ thống này cung cấp những thông tin làm căn cứ để đề ra
biện pháp ứng phó thích hợp[14].
1.1.6. Định nghĩa ca bệnh là tập hợp các tiêu chuẩn chẩn đoán một trường hợp mắc
bệnh cụ thể nào đó để phục vụ cho mục đích giám sát và điều tra ổ dịch. Định nghĩa
ca bệnh có thể dựa vào các tiêu chuẩn lâm sàng (bao gồm các yếu tố dịch tễ học và
yếu tố lâm sàng), tiêu chuẩn xét nghiệm hoặc kết hợp cả hai[14].
1.1.7. Ca bệnh là trường hợp bị nhiễm tác nhân gây bệnh và có biểu hiện triệu
chứng của bệnh. Định nghĩa ca bệnh đối với từng bệnh tùy thuộc vào mục đích
giám sát và điều tra ổ dịch, không nhất thiết như là định nghĩa lâm sàng thông
thường[14].
1.1.8. Chùm ca bệnh là tập hợp các ca bệnh xuất hiện tương đối bất thường trong
cùng không gian và thời gian tại một vùng, một địa điểm[14].



7
1.1.9. Ngưỡng cảnh báo là khi có một ca nghi ngờ (đối với các bệnh cần loại trừ
hay thanh toán, hoặc ca đầu tiên mắc bệnh có khả năng gây dịch khơng lưu hành tại
địa phương) hoặc khi có sự gia tăng bất thường khơng giải thích được về số lượng
các trường hợp mắc tản phát hay tập trung thành cụm ở một vùng[4],[9],[14].
1.1.10. Ngưỡng dịch là mốc để khởi sự một đáp ứng dứt khốt. Nó đánh dấu những
số liệu đặc trưng hoặc kết quả điều tra là tín hiệu để thực hiện những hành động
vượt xa hơn là việc xác minh hay làm rõ vấn đề. Những hành động có thể thực hiện
bao gồm việc thơng báo kết quả của phòng xét nghiệm cho những trạm y tế bị ảnh
hưởng, thực hiện kế hoạch đối phó khẩn cấp như tiêm chủng rộng rãi, đẩy mạnh
việc cung cấp nước sạch và hoàn thiện việc quản lý ca bệnh[4],[9],[14].
1.1.11. Bệnh phải khai báo là bệnh mà theo quy định của pháp luật phải khai báo
cho cơ quan y tế hoặc cơ quan có thẩm quyền thực thi pháp luật khác liên quan khi
ghi nhận có trường hợp mắc bệnh[9].
1.1.12. Dịch là sự xuất hiện bệnh truyền nhiễm với số người mắc vượt q số người
mắc bệnh dự tính bình thường trong một khoảng thời gian xác định ở một khu vực
nhất định[9].
1.1.13. Báo cáo khơng có ca bệnh là báo cáo kết quả giám sát thường xuyên vẫn
được thực hiện kể cả khi khơng có ca bệnh nào được phát hiện của đơn vị. Nó cho
phép đơn vị nhận báo cáo chắc chắn không bị thất lạc báo cáo và đơn vị không quên
báo cáo[4],[9],[14].
1.1.14. Điều tra là cuộc điều tra mà trong đó thơng tin được thu thập có hệ thống,
thông thường được tiến hành trên cỡ mẫu thuộc nhóm quần thể dân cư xác định,
trong khoảng thời gian xác định. Không giống như giám sát, điều tra không có tính
liên tục. Tuy nhiên, nếu nó lặp lại đều đặn thì cũng coi như là một dạng cơ bản của
hệ thống giám sát[4],[9],[14].
1.1.15. Phản hồi thông tin là gửi báo cáo định kỳ về kết quả phân tích số liệu giám
sát tới tất cả các tuyến của hệ thống giám sát. Từ đó các tuyến có thể nắm được xu
hướng của dịch cũng như các hoạt động cần triển khai[4],[9],[14].



8
1.2. Chức năng của hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm
Trên thế giới hiện nay có rất nhiều hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm hay
các vấn đề sức khỏe khá hoàn chỉnh ở các nước phát triển cũng như các nước đang
phát triển. Tuy nhiên, bất kỳ hệ thống giám sát nào cũng đều có chung các thành
phần, cơ cấu tổ chức, quy trình giống nhau và có cùng nguồn nhân lực. Hệ thống
giám sát gồm các chức năng sau:
1.2.1. Xác định ca bệnh
Chất lượng của số liệu phụ thuộc vào việc sử dụng các tiêu chuẩn phát hiện
ca bệnh. Các tiêu chuẩn này tập hợp lại thành định nghĩa ca bệnh. Định nghĩa ca
bệnh trong giám sát thường gồm có các tiêu chuẩn về lâm sàng thường gặp, tiêu
chuẩn về xét nghiệm, ngồi ra có thêm yếu tố tiền sử về dịch tễ. Việc sử dụng định
nghĩa ca bệnh chuẩn đảm bảo rằng tất cả các trường hợp bệnh đều được chẩn đoán
theo một cách thức như nhau mà khơng phụ thuộc vào người chẩn đốn[4],[9].
1.2.2. Báo cáo
Báo cáo là khi người cung cấp số liệu (bác sĩ lâm sàng, phòng xét nghiệm…)
gửi số liệu cho các đơn vị giám sát. Đó cũng là việc ấn hành, xuất bản định kỳ các
thông tin đặc hiệu về bệnh dịch thơng qua q trình giám sát, bao gồm cập nhật các
bảng biểu, đồ thị chuẩn về các vụ dịch xảy ra, và thơng tin về thực hiện các tiêu chí,
chỉ số đã đề ra. Các loại hình báo cáo giám sát gồm có: báo cáo định kỳ, báo cáo
khẩn cấp, báo cáo khơng có ca bệnh, báo cáo ca bệnh, báo cáo tổng hợp danh sách
ca bệnh hoặc vụ dịch…[2] Các hình thức báo cáo bằng điện thoại, fax, văn bản, hay
thư điện tử phụ thuộc vào từng hệ thống và nguồn lực của mỗi quốc gia[4],[9],[37].
1.2.3. Phân tích và công bố dữ liệu
Điểm then chốt của HTGS là sự công bố đúng lúc các dữ liệu giám sát cho
những người cần biết giúp cho việc triển khai các biện pháp kiểm sốt và phịng
chống bệnh. Hầu hết các hệ thống giám sát hiện đại đều cung cấp thông tin cho
người sử dụng ngay khi kết thúc giai đoạn thao tác với dữ liệu. Người sử dụng có
thể đăng nhập vào HTGS và xem xét các dữ liệu cảnh báo. Những cảnh báo này

thường được mã hóa bằng các biểu tượng “cờ” để chỉ ra rằng các số liệu giám sát đã


9
vượt ngưỡng; số liệu được phân tích theo khơng gian và thời gian; hoặc liệt kê các
ca bệnh cần được cảnh báo[4],[9].
1.2.4. Điều tra dịch tễ
Khi có một vụ dịch xảy ra thì việc điều tra dịch ở thực địa cần thiết phải tiến
hành một cách nhanh chóng và tìm ra được những giải pháp đúng. Việc điều tra
dịch tễ học nhằm khẳng định sự tồn tại của vụ dịch, hình thành các giả thuyết về
đường lây truyền và giúp thực hiện các biện pháp phòng chống dịch[4],[9].
1.2.5. Khả năng ứng phó trong phịng chống dịch.
Để khả năng ứng phó trong phịng chống dịch thực hiện được tốt thì cần có
điều kiện tiên quyết là sự chuẩn bị tốt "sẵn sàng" khi có tình huống nghi dịch xảy ra,
bao gồm các yếu tố: kế hoạch ứng phó, nhân lực, trang thiết bị, phương tiện, thuốc
men, kinh phí. Trong đó cơng tác chỉ đạo, tổ chức phòng chống dịch phải tập trung
được một đầu mối là ban chỉ đạo phòng chống dịch và chính quyền phải là người
chỉ đạo trực tiếp như trong Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm đã được quy định
tại Điều 6 mục 1.4. Chính vì vậy, trong nghiên cứu này chúng tôi chỉ xem xét đến
vấn đề chỉ đạo tổ chức thực hiện phòng chống dịch chứ khơng đi sâu vào kỹ thuật
phịng chống dịch cụ thể.
1.2.6. Phản hồi thông tin
Là động lực thúc đẩy nhân viên y tế tham gia tích cực hơn. Ngồi ra nó còn
giúp nhân viên y tế các tuyến tăng cường nhận thức về tầm quan trọng của
HTGS[4],[9].
1.2.7. Theo dõi và đánh giá định kỳ
Theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới, mỗi quốc gia cần thiết phải có
những đánh giá định kỳ tổng thể HTGS để đưa ra các ưu tiên trong kiểm sốt bệnh
dịch, tìm những cơ hội tăng cường hiệu quả của HTGS[38].
1.3. Qui định về các hoạt động giám sát và khả năng ứng phó trong phòng

chống bệnh truyền nhiễm của Ngành y tế Đồng Tháp:
Tuyến huyện là tuyến cơ sở quan trọng nhất trong hệ thống giám sát bệnh
truyền nhiễm vì đây là mắc xích cuối cùng của các hoạt động triển khai các biện
pháp kiểm soát và khống chế dịch, hướng dẫn giám sát chuyên môn kỹ thuật về các


10
hoạt động đối với trạm y tế xã, thị trấn và các cơ sở trên địa bàn. Để tuyến cơ sở
hoạt động đúng chức năng giám sát và phòng chống dịch cần đạt được các tiêu chí
sau:
Các qui định về hoạt động giám sát:
-

Duy trì các hoạt động thu thập số liệu giám sát định kỳ một cách kịp thời.

-

Sử dụng khả năng xét nghiệm tại địa phương để chẩn đoán những ca
bệnh nghi ngờ.

-

Lấy mẫu bệnh phẩm và chuyển đi xét nghiệm đối với những ca bệnh khó.

-

Tập huấn cho cán bộ tuyến dưới sử dụng các định nghĩa chuẩn về bệnh
khi xác định và báo cáo những ca mắc bệnh quan trọng.

-


Hướng dẫn cán bộ các cơ sở y tế về thời gian, cách thức báo cáo những
bệnh quan trọng.

-

Báo cáo khẩn cấp các trường hợp mắc những bệnh cần khai báo ngay cho
tuyến tỉnh.

-

Tập hợp các số liệu từ các cơ sở y tế tuyến dưới.

-

Phân tích số liệu theo biến số con người, địa điểm, thời gian.

-

So sánh số liệu hiện tại với số liệu giai đoạn trước.

-

Lập bảng biểu, đồ thị và thường xuyên cập nhật số liệu giai để mô tả
những bệnh trạng được báo cáo theo các biến số thời gian, con người, địa
điểm.

-

Xác định tình trạng khẳng định của vụ dịch đã được báo lên và báo cáo

về vụ dịch đã được khẳng định với Trung tâm Y tế dự phòng Tỉnh.

Các qui định về khả năng ứng phó:
-

Xây dựng kế hoạch phòng chống các bệnh truyền nhiễm gây dịch.

-

Lựa chọn và triển khai các biện pháp phòng chống phù hợp của Sở Y tế,
Trung tâm Y tế dự phòng Tỉnh.

-

Gửi báo cáo về kết quả điều tra dịch và các hoạt động phịng chống cho
Trạm y tế vùng có dịch và Trung tâm Y tế dự phòng Tỉnh.

-

Theo dõi và đánh giá kịp thời các hoạt động của tuyến dưới[3].

-

Sự tham gia chỉ đạo của chính quyền trong phịng chống dịch bệnh.

-

Đội cơ động phòng chống dịch tham gia điều tra xử lý dịch kịp thời.



11

-

Có đủ nhân lực tham gia phịng chống dịch bệnh.

-

Vật tư, hóa chất, trang thiết bị, kinh phí đảm bảo đủ cho cơng tác phịng
chống dịch hàng năm.

1.4. Mơ hình hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm
1.4.1. Hệ thống giám sát BTN trên toàn cầu
HTGS BTN trên toàn cầu hiện đang sử dụng 3 nguồn thông tin[39]:
- Nguồn thông tin chính thống: từ các cơ quan của chính phủ và các trường
đại học, ví dụ như: Trung tâm Kiểm sốt phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), các
phòng xét nghiệm, các Viện Pasteur, YTCC, mạng lưới đào tạo dịch tễ học thực địa,
các nhà khoa học và YTCC.
- Nguồn thông tin khơng chính thống: từ phương tiện truyền thơng, thơng tin,
internet như: ProMED, TravelMed, hoặc sentiweb… hay các diễn đàn của các tổ
chức phi chính phủ và các tổ chức tơn giáo.
- Nguồn thơng tin mang tính pháp lý: Điều lệ Y tế quốc tế là một công cụ
pháp lý yêu cầu các thành viên của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thông báo các
bệnh kiểm dịch quốc tế. Ví dụ điển hình là hệ thống giám sát cúm trên toàn cầu do
WHO điều hành hoạt động rất hiệu quả nhằm phát hiện các chủng vi rút cúm mới
xuất hiện[39].
Ngoài các HTGS các BTN ở phạm vi rộng như CDC của Mỹ hay Trung tâm
phịng ngừa và kiểm sốt dịch bệnh của Cộng đồng Châu Âu (ECDC)[33]. Các hệ
thống báo cáo BTN ở phạm vi quốc tế như ProMED và ProMED-Mail[32],
HealthMap.

1.4.2. Hệ thống giám sát BTN ở các nước phát triển
Hiện nay tại các nước phát triển hệ thống giám sát thường do một tổ chức
đảm nhiệm và triển khai với nhiều mơ hình cũng như với các HTGS riêng lẻ đối với
từng nhóm bệnh như CDC tại Mỹ, ECDC tại Cộng đồng các nước Châu Âu, tại
Australia, hay NewZealand… Hầu hết các HTGS này đều có chung một cấu trúc,
thành phần như đã trình bày ở trên. Ở những nước này nơi mà tỷ lệ tử vong do BTN
đã giảm trong thập kỷ trước, thì mối quan tâm của họ hiện nay là phòng tránh các



×