Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

Luận văn đánh giá kết quả thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã của các trạm y tế huyện sơn tây, tỉnh bình định, giai đoạn 2015 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.5 MB, 134 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CƠNG CỘNG

NGUYỄN NAM BÌNH

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN BỘ TIÊU CHÍ
QUỐC GIA VỀ Y TẾ XÃ CỦA CÁC TRẠM Y TẾ
HUYỆN TÂY SƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH,
GIAI ĐOẠN 2015 - 2017

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 62.72.76.05

Hà Nội - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CƠNG CỘNG

NGUYỄN NAM BÌNH

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN BỘ TIÊU CHÍ
QUỐC GIA VỀ Y TẾ XÃ CỦA CÁC TRẠM Y TẾ
HUYỆN TÂY SƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH,
GIAI ĐOẠN 2015 - 2017

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II
Chuyên ngành: TỔ CHỨC – QUẢN LÝ Y TẾ
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 62.72.76.05

Giáo viên hướng dẫn:


PGS. TS. Nguyễn Thanh Hương

Hà Nội - 2018


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tơi xin bày tỏ lịng kính trọng, biết ơn sâu sắc và tri ân đến:
- PGS.TS Nguyễn Thanh Hương, người giáo viên mẫu mực, tận tình với đầy
nhiệt huyết đã hướng dẫn cho tôi từ xác định vấn đề nghiên cứu, xây dựng đề
cương, chia sẻ thơng tin và giúp tơi hồn thành luận văn này.
- Quý thầy cô trường Đại học Y tế Công cộng đã tận tình giảng dạy, hướng
dẫn, giúp đỡ tơi hồn thành chương trình học tập và hỗ trợ tơi trong việc thực hiện
đề tài nghiên cứu.
- Quý lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện Tây Sơn và 15 Trạm Y tế xã, thị trấn
trực thuộc Trung tâm Y tế Tây Sơn, nơi tôi đang công tác và tiến hành nghiên cứu,
đã tạo điều kiện giúp đỡ, cung cấp số liệu, góp ý, hướng dẫn và tham gia vào nghiên
cứu này.
- Tôi cảm ơn sâu sắc tới vợ, các con yêu quý của tôi là nguồn động lực và
chỗ dựa về mọi mặt cho tôi trong cuộc sống, giúp tôi vượt qua mọi khó khăn trong
q trình học tập và nghiên cứu.
- Các anh em, bạn bè thân hữu đã giúp đỡ, khuyến khích tơi trên con đường
học tập và tất cả bạn đồng môn trong lớp Chuyên khoa II - Tổ chức Quản lý Y tế
khóa 3, đã cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm và giúp đỡ tôi trong 2 năm qua.
- Cuối cùng, với những kết quả trong nghiên cứu này, tôi xin chia sẻ với tất
cả các bạn đồng nghiệp.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!
Nguyễn Nam Bình


i


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................................................3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .........................................................................4
1.1. Tổng quan về YTCS.........................................................................................4
1.2. Những quy định hiện hành có liên quan đến vấn đề nghiên cứu .....................7
1.3. Các nghiên cứu và đánh giá thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã ..........12
1.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện bộ tiêu chí quốc gia ................17
1.5. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu ...................................................................25
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................28
2.1. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................28
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ..................................................................28
2.3. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................28
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu................................................................28
2.5. Phương pháp thu thập số liệu .........................................................................29
2.6. Các biến số nghiên cứu ..................................................................................31
2.7. Xử lý số liệu ...................................................................................................32
2.8. Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá ...............................................32
2.9. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ..................................................................32
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .....................................................................33
3.1. Kết quả việc thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về Y tế xã của huyện Tây Sơn,
tỉnh Bình Định, giai đoạn 2015 - 2017 ..................................................................33
3.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc duy trì Bộ TCQGYTX. ...........................49


ii

Chương 4: BÀN LUẬN ...........................................................................................53
4.1. Kết quả thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã ..........................................53

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc duy trì Bộ TCQGYTX ................................61
KẾT LUẬN ..............................................................................................................67
KHUYẾN NGHỊ .......................................................................................................68
Đối với TYT ..............................................................................................................
Đối với UBND huyện, xã ..........................................................................................
Đối với TTYT huyện Tây Sơn ..................................................................................
Đối với Sở Y tế .........................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................
PHỤ LỤC ......................................................................................................................
Phụ lục 1: Bảng kiểm ................................................................................................
Phụ lục 2: Hướng dẫn phỏng vấn sâu .......................................................................
Phụ lục 3: Hướng dẫn thảo luận nhóm .. ...................................................................


iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ATTP

An toàn thực phẩm

BCĐ

Ban chỉ đạo

BHYT

Bảo hiểm Y tế


BKLN

Bệnh khơng lây nhiễm

Bộ TCQGYTX

Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã

BS

Bác sĩ

CBDS

Cán bộ dân số

CBYT

Cán bộ Y tế

CSSK

Chăm sóc sức khỏe

CSSKBĐ

Chăm sóc sức khỏe ban đầu

CSSKND


Chăm sóc sức khỏe nhân dân

CSSKSS

Chăm sóc sức khỏe sinh sản

CSVC

Cơ sở vật chất

ĐD

Điều dưỡng

DS-KHHGĐ

Dân số Kế hoạch hóa Gia đình

DSTH

Dược sĩ trung học

ĐTV

Điều tra viên

GDSK

Giáo dục sức khỏe


HGĐ

Hộ gia đình

KCB

Khám chữa bệnh

KHHGĐ

Kế hoạch hóa Gia đình

NHS

Nữ hộ sinh

NVYT

Nhân viên Y tế

PHCN

Phục hồi chức năng

PKĐK

Phòng khám đa khoa

PVS


Phỏng vấn sâu

QLSK

Quản lý sức khỏe


iv

SLTC

Số liệu thứ cấp

TLN

Thảo luận nhóm

TTB

Trang thiết bị

TT-GDSK

Truyền thơng giáo dục sức khỏe

TTYT

Trung tâm Y tế

TYT


Trạm Y tế

UBND

Ủy ban nhân dân

VSATTP

Vệ sinh an tồn thực phẩm

VSMT

Vệ sinh mơi trường

YHCT

Y học cổ truyền

YSSN

Y sĩ sản nhi

YS

Y sĩ

YTCS

Y tế cơ sở


YTDP

Y tế dự phòng


v

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1. 1. Nội dung, chỉ tiêu, tiêu chí và số điểm theo Bộ TCQGYTX .................. 09
Bảng 2. 1. Tổng hợp đối tượng và cỡ mẫu theo từng cách thu thập thông tin .....….30
Bảng 2. 2. Bảng thu thập thông tin cho 2 mục tiêu ...................................................31
Bảng 3. 1. Thông tin chung về các TYT xã/thị trấn trên địa bàn huyện ...................33
Bảng 3. 2. Kết quả thực hiện công tác chỉ đạo và điều hành ....................................33
Bảng 3. 3. Kết quả thực hiện tiêu chí về nhân lực Y tế ............................................34
Bảng 3. 4. Kết quả thực hiện tiêu chí về cơ sở hạ tầng .............................................36
Bảng 3. 5. Kết quả thực hiện tiêu chí về TTB, thuốc và các phương tiện khác........37
Bảng 3. 6. Kết quả thực hiện tiêu chí về cơng tác kế hoạch - Tài chính ...................39
Bảng 3. 7. Kết quả thực hiện tiêu chí cơng tác YTDP, phòng chống HIV/AIDS,
VSMT, ATTP ............................................................................................................40
Bảng 3. 8. Kết quả thực hiện công tác KCB, PHCN và y học cổ truyền ..................41
Bảng 3. 9. Kết quả thực hiện công tác CSSK bà mẹ-trẻ em .....................................43
Bảng 3. 10. Kết quả thực hiện tiêu chí về cơng tác DS-KHHGĐ .............................44
Bảng 3. 11. Kết quả thực hiện tiêu chí về cơng tác TT-GDSK ................................45
Bảng 3. 12. Tổng hợp kết quả thực hiện 10 tiêu chí của năm 2015 ..........................46
Bảng 3. 13. Tổng hợp kết quả thực hiện 10 tiêu chí của năm 2016 ..........................47
Bảng 3. 14. Tổng hợp kết quả thực hiện 10 tiêu chí của năm 2017 ..........................48
Hình 1.1. Bản đồ hành chính huyện Tây Sơn – Tỉnh Bình Định.............................26



vi

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Để tiếp tục phát triển Y tế tuyến xã, năm 2014 Bộ Y tế đã ban hành Quyết
định 4467/QĐ-BYT sửa đổi Bộ tiêu chí quốc gia về Y tế xã giai đoạn 2011- 2020.
Nghiên cứu “Đánh giá kết quả thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã của các
trạm y tế huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định, giai đoạn 2015 – 2017” được tiến
hành nhằm mô tả kết quả sau 3 năm thực hiện theo Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã
của huyện Tây Sơn và phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến việc duy trì và cải
thiện kết quả thực hiện.
Đây là nghiên cứu với thiết kế mô tả cắt ngang, kết hợp phương pháp định
lượng và định tính. Số liệu định lượng về kết quả thực hiện trong 3 năm của 15
TYT, được thu thập qua sử dụng bảng kiểm. Số liệu định tính thu thập qua phỏng
vấn sâu và thảo luận nhóm với lãnh đạo UBND huyện, xã, Phòng y tế, TTYT và TYT
(tổng số 28 người). Số liệu định lượng sau khi thu thập được làm sạch, nhập vào
máy tính bằng phần mềm Excel để phân tích mơ tả. Các số liệu định tính được gỡ
băng, mã hóa theo chủ đề và trích dẫn ý kiến tiêu biểu theo mục tiêu nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tất cả 15 TYT xã đều đạt Bộ tiêu chí quốc gia,
( điểm thấp nhất là 85/100 và cao nhất là 97/100). Một số chỉ tiêu chưa thực hiện tốt
gồm: Cịn 3 xã (Tây Phú, Bình Hịa và Tây Vinh) chưa có bác sĩ làm việc thường
xuyên tại TYT và 3 xã (Bình Tân, Bình Thuận, Bình Thành) có trụ sở TYT khơng
đủ diện tích xây dựng của khối nhà chính, khối phụ trợ; Có 12/15 xã khơng đạt chỉ
tiêu về đào tạo liên tục cho NVYT; Tất cả 15 TYT chỉ đạt được từ 70 đến < 80%
chỉ tiêu về TTB y tế; Chỉ có 5 xã đạt chỉ tiêu về tỉ lệ người dân tham gia BHYT (tỉ
lệ bao phủ >80%); Còn 5 xã (Vĩnh An, Tây Xuân, Bình Nghi, Bình Tân và Bình
Thuận) chưa đạt chỉ tiêu về tỉ lệ HGĐ sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh; Toàn bộ 15
TYT xã chỉ đạt từ 70 đến < 80% chỉ tiêu về thực hiện các kỹ thuật dịch vụ chun
mơn; Cịn 6/15 xã có tỷ lệ sinh con thứ 3 cao hơn so với quy định của Bộ tiêu chí;
Vẫn cịn xã Vĩnh An có tỷ lệ SDD trẻ em cao (29,01%) và trẻ < 1 tuổi được TCMR
đầy đủ chưa đạt (96,6%). Kết quả nghiên cứu đã khẳng định các nhóm yếu tố sau

có ảnh hưởng tích cực đến kết quả và duy trì kết quả thực hiện Bộ tiêu chí: thơng tin
y tế, theo dõi và giám sát, cam kết của các bên liên quan, đặc điểm về kinh tế - văn


vii

hóa – xã hội và nhóm yếu tố ảnh hưởng khơng tích cực là: nhân lực, tài chính, TTB
y tế, cơ sở hạ tầng, các qui định - chính sách.
Để tiếp tục duy trì và cải thiện kết quả thực hiện Bộ tiêu chí cần: thường
xuyên theo dõi, giám sát việc thực hiện, nỗ lực huy động kinh phí, chủ động cải
thiện các dịch vụ để thu hút người dân đến TYT; bố trí sớm kinh phí để xây dựng 3
TYT (Bình Thuận, Vĩnh An, Bình Tân); có Nghị quyết chỉ đạo, phối hợp liên ngành
chặt chẽ trong thực hiện các hoạt động y tế; có kế hoạch về tuyển dụng, đào tạo
CBYT, ưu tiên: bác sỹ, Y sỹ YHCT, KTV xét nghiệm và tổ chức đào tạo liên tục
cho CBYT; đào tạo để chuẩn hóa đội ngũ Y tế thôn.


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Y tế cơ sở (YTCS) là nền tảng, là xương sống của hệ thống y tế Việt Nam.
Mạng lưới YTCS là tuyến y tế trực tiếp gần dân nhất, bảo đảm cho mọi người dân
được chăm sóc sức khỏe cơ bản với chi phí thấp, góp phần thực hiện cơng bằng
trong chăm sóc, bảo vệ sức khỏe và bảo đảm an sinh xã hội [1]. Củng cố, tăng
cường y tế cơ sở, gắn với chăm sóc sức khỏe ban đầu ln là những vấn đề quan
tâm trong chính sách của Đảng, Chính phủ, là một trong những nhiệm vụ trọng tâm
của ngành Y tế, của các cấp ủy Đảng và Chính quyền địa phương.
Y tế cơ sở đã góp phần thiết thực làm giảm tỷ lệ mắc và tử vong của nhiều
bệnh dịch nguy hiểm. Nhiều nội dung CSSKBĐ và nâng cao sức khỏe đã được triển
khai rộng khắp và đạt hiệu quả thiết thực; nhờ đó các chỉ số sức khỏe của người dân

đã được cải thiện rõ rệt, phần lớn các chỉ tiêu tổng quát về sức khỏe của nước ta đều
vượt các nước có cùng mức thu nhập bình quân đầu người [8].
Mặc dù đã đạt được những thành tựu đó nhưng hệ thống y tế, đặc biệt là
mạng lưới y tế cơ sở hiện đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức mới,
vẫn bộc lộ nhiều điểm bất cập. Qua nhiều lần củng cố, sắp xếp lại hệ thống y tế địa
phương, đến nay mạng lưới YTCS vẫn còn cồng kềnh, chưa thống nhất, còn quá
nhiều đầu mối y tế tuyến huyện gây khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất, cán bộ
chun mơn và chồng chéo trong quản lý. Tình hình bệnh tật diễn biến ngày càng
phức tạp, nhiều dịch bệnh mới xuất hiện và diễn biến khó lường… Vì vậy, vai trò
và trách nhiệm của YTCS ngày càng cao và nhiệm vụ ngày càng nặng nề hơn [8].
Nhận thấy Bộ tiêu chí ban hành theo Quyết định số 3447/QĐ-BYT có nhiều
điểm chưa sát thực tế cuộc sống, ngày 7.11.2014, Bộ Y tế ra Quyết định 4667/QĐBYT về việc ban hành Bộ tiêu chí giai đoạn đến năm 2020 [7]. Điểm mới đáng kể
nhất của Bộ tiêu chí là phân vùng các xã theo khoảng cách địa lý, địa hình, nhu cầu
chăm sóc sức khỏe của nhân dân, chính cách phân vùng hợp lý đó là cơ sở để đưa
ra những thay đổi căn bản trong chức năng, nhiệm vụ chính của TYT xã.
Thực tế cho thấy, xây dựng xã đạt chuẩn quốc gia về y tế đã khó, việc duy trì
các xã đạt chuẩn bền vững lại cịn khó khăn hơn. Ngoài cơ sở hạ tầng, trang thiết bị,
nguồn nhân lực chưa đồng bộ, các xã cịn gặp khơng ít rào cản từ các chỉ tiêu về tỷ


2

lệ người dân tham gia BHYT, DS-KHHGĐ, giảm mức sinh, chỉ tiêu mất cân bằng
giới tính khi sinh, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên, cơ cấu nhân lực...Mặc dù đã có nhiều
nỗ lực trong việc nâng cao năng lực hoạt động cho mạng lưới y tế cơ sở, song xét về
tiêu chí và từng chỉ tiêu cụ thể thì vẫn đang cịn là thách thức đối với các địa
phương. Hiện ngành y tế và các cấp ngành liên quan đã và đang tổ chức rà soát,
đánh giá thực trạng hoạt động y tế tại các xã, thị trấn để tìm ra những thuận lợi, khó
khăn của từng địa phương, từ đó tìm ra các giải pháp khắc phục [28].
Năm 2017 huyện Tây Sơn có 15/15 TYT đã thực hiện đạt Bộ tiêu chí quốc

gia về y tế xã, tuy nhiên một số chỉ tiêu đạt thấp hoặc đạt nhưng chưa thật sự bền
vững. Yêu cầu đặt ra là cần phải đầu tư phát triển YTCS và cần xem xét, đánh giá,
đổi mới sắp xếp về tổ chức, cơ cấu nhân lực và nhiệm vụ của TYT xã đáp ứng với
tình hình hiện nay và phù hợp với các vùng miền để nhằm từng bước nâng cao chất
lượng các hình thức xã hội hóa hoạt động y tế và sự quan tâm của cấp ủy, chính
quyền tại các xã, thị trấn trong việc thực hiện tiêu chí về y tế; có kế hoạch chỉ đạo
các xã tiếp tục thực hiện, duy trì chất lượng các tiêu chí, đồng thời gắn việc thực
hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế với việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc
gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Mặc dù đã có rất nhiều nghiên cứu về
TYT xã qua các giai đoạn khác nhau với nhiều mơ hình TYT xã; tuy nhiên hiện nay
đang triển khai mơ hình điểm tại 26 TYT xã giai đoạn 2018 - 2020 [18] thì vẫn cịn
ít nghiên cứu đánh giá tồn diện và chun biệt về TYT xã trong cả nước.
Chính vì những lý do trên, chúng tôi thực hiện đề tài “Đánh giá kết quả
thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã của các trạm y tế huyện Tây Sơn, tỉnh
Bình Định, giai đoạn 2015 – 2017” nhằm mơ tả kết quả thực hiện theo Bộ tiêu chí
quốc gia về y tế xã trên địa bàn huyện Tây Sơn và phân tích một số yếu tố ảnh
hưởng đến việc duy trì và cải thiện kết quả thực hiện.
Kết quả nghiên cứu là cơ sở để đề ra các giải pháp và xây dựng kế hoạch phù
hợp với thực tế địa phương nhằm đạt được các tiêu chí quốc gia về Y tế xã một cách
bền vững.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả kết quả thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế xã của các Trạm Y tế
huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định, giai đoạn 2015 – 2017.
2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thực hiện Bộ tiêu chí Quốc
gia về y tế xã của các Trạm Y tế huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định, giai đoạn 2015 –
2017.



4

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về Y tế cơ sở
1.1.1. Khái niệm về tổ chức TYT
Tổ chức Y tế xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Trạm Y tế xã) là đơn
vị y tế thuộc Trung tâm Y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi
chung là Trung tâm Y tế huyện), được thành lập theo đơn vị hành chính xã, phường,
thị trấn (sau đây gọi chung là xã) [41].
1.1.2. Khái niệm về YTCS
YTCS là mạng lưới bao gồm y tế thôn, bản, xã, phường, quận, huyện, thị xã
bao gồm cả y tế cơng lập và y tế tư nhân. Đó là hệ thống các tổ chức, thiết chế y tế
trên địa bàn huyện, có sự kết nối hữu cơ giữa các cơ sở y tế tuyến xã với tuyến
huyện, để thực hiện CSSK dựa trên những nguyên tắc và giá trị của CSSKBĐ [11].
1.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của TYT.
1.1.3.1. Chức năng
TYT xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là TYT xã) có chức năng cung
cấp, thực hiện các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu [9] cho nhân dân trên địa
bàn xã. TYT xã có trụ sở riêng, có con dấu để giao dịch và phục vụ công tác chuyên
môn nghiệp vụ [9].
1.1.3.2. Nhiệm vụ
Hiện nay, theo thơng tư số 33/2015/TT-BYT ngày 27/10/2015 của Bộ Y tế
thì TYT xã gồm 9 nhiệm vụ [9]:
- Thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật:
+ Về y tế dự phịng (YTDP):
- Thực hiện các hoạt động chun mơn, kỹ thuật về tiêm chủng vắc xin
phòng bệnh;
- Giám sát, thực hiện các biện pháp kỹ thuật phòng, chống bệnh truyền

nhiễm, HIV/AIDS, bệnh không lây nhiễm (BKLN), bệnh chưa rõ nguyên nhân; phát
hiện và báo cáo kịp thời các bệnh, dịch;


5

- Hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật về VSMT, các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng
đến sức khỏe tại cộng đồng; phịng chống tai nạn thương tích, xây dựng cộng đồng
an toàn; y tế học đường; dinh dưỡng cộng đồng theo quy định của pháp luật;
- Tham gia kiểm tra, giám sát và triển khai các hoạt động về an toàn thực
phẩm (ATTP) trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật.
+ Về khám bệnh, chữa bệnh; kết hợp, ứng dụng y học cổ truyền (YHCT)
trong phòng bệnh và chữa bệnh:
- Thực hiện sơ cứu, cấp cứu ban đầu;
- Tổ chức khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng (PHCN) theo phân
tuyến kỹ thuật và phạm vi hoạt động chuyên môn theo quy định của pháp luật;
- Kết hợp YHCT với y học hiện đại trong khám bệnh, chữa bệnh bằng các
phương pháp dùng thuốc và các phương pháp không dùng thuốc; ứng dụng, kế thừa
kinh nghiệm, bài thuốc, phương pháp điều trị hiệu quả, bảo tồn cây thuốc quý tại địa
phương trong CSSKND;
- Tham gia khám sơ tuyển nghĩa vụ quân sự.
+ Về chăm sóc sức khỏe sinh sản (CSSKSS):
- Triển khai các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật về quản lý thai; hỗ trợ đẻ và
đỡ đẻ thường;
- Thực hiện các kỹ thuật chuyên môn về chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em
theo phân tuyến kỹ thuật và phạm vi hoạt động chuyên môn theo quy định của pháp
luật.
+ Về cung ứng thuốc thiết yếu:
- Quản lý các nguồn thuốc, vắc xin được giao theo quy định;
- Hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả;

- Phát triển vườn thuốc nam mẫu phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương.
+ Về QLSK cộng đồng:
- Triển khai việc QLSK HGĐ, người cao tuổi, các trường hợp mắc bệnh
truyền nhiễm, bệnh chưa rõ nguyên nhân, BKLN, bệnh mạn tính;
- Phối hợp thực hiện QLSK học đường.
+ Về truyền thông, giáo dục sức khoẻ:


6

- Thực hiện cung cấp các thông tin liên quan đến bệnh, dịch; tiêm chủng; các
vấn đề có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng và tuyên truyền biện pháp
phòng, chống;
- Tổ chức tuyên truyền, tư vấn, vận động quần chúng cùng tham gia thực
hiện công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân; cơng tác dân số - kế
hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ).
- Hướng dẫn về chuyên môn và hoạt động đối với đội ngũ NVYT thôn, bản:
+ Đề xuất với TTYT huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố
thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là TTYT huyện) về công
tác tuyển chọn và quản lý đối với đội ngũ NVYT thôn, bản;
+ Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ chuyên môn kỹ thuật đối với NVYT thôn,
bản làm công tác CSSKBĐ và cô đỡ thôn, bản theo quy định của pháp luật;
+ Tổ chức giao ban định kỳ và tham gia các khóa đào tạo, tập huấn, bồi
dưỡng về chuyên môn đối với đội ngũ NVYT thôn, bản theo phân cấp.
- Phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai thực hiện công tác DS-KHHGĐ
thực hiện cung cấp dịch vụ KHHGĐ theo phân tuyến kỹ thuật và theo quy định của
pháp luật.
- Tham gia kiểm tra các hoạt động hành nghề y, dược tư nhân và các dịch vụ có
nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân:
+ Tham gia, phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền trong cơng tác kiểm

tra, giám sát hoạt động hành nghề y, dược tư nhân, các dịch vụ có nguy cơ ảnh
hưởng đến sức khỏe nhân dân trên địa bàn xã;
+ Phát hiện, báo cáo với cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động y tế vi phạm
pháp luật, các cơ sở, cá nhân cung cấp hàng hóa, dịch vụ khơng bảo đảm ATTP,
mơi trường y tế trên địa bàn xã.
- Thường trực Ban CSSK cấp xã về cơng tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức
khỏe nhân dân trên địa bàn:
+ Xây dựng kế hoạch hoạt động chăm sóc sức khoẻ, xác định vấn đề sức
khoẻ, lựa chọn vấn đề sức khoẻ ưu tiên trên địa bàn, trình Chủ tịch Ủy ban nhân cấp


7

xã phê duyệt và làm đầu mối tổ chức triển khai thực hiện sau khi kế hoạch được phê
duyệt;
+ Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các hoạt động chun mơn, kỹ
thuật về Chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân trên địa bàn, trình Giám đốc
TTYT huyện phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện sau khi kế hoạch được phê
duyệt.
- Thực hiện kết hợp quân – dân y theo tình hình thực tế ở địa phương.
- Chịu trách nhiệm quản lý nhân lực, tài chính, tài sản của đơn vị theo phân công,
phân cấp và theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc TTYT huyện và Chủ tịch Ủy ban nhân
dân (UBND) cấp xã giao [9].
1.2. Những quy định hiện hành có liên quan đến vấn đề nghiên cứu
1.2.1. Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến 2020
1.2.1.1. Phân vùng Trạm Y tế
Bộ tiêu chí hướng dẫn phân vùng các xã theo khoảng cách địa lý, địa hình,
nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân và cách phân vùng là cơ sở để đưa ra

những thay đổi căn bản trong chức năng, nhiệm vụ chính của TYT xã, cụ thể:
Vùng 1:
- Xã đồng bằng, trung du có khoảng cách từ TYT đến bệnh viện, TTYT hoặc
PKĐK khu vực gần nhất <3 km.
- Phường, thị trấn khu vực đô thị.
- Các xã có điều kiện địa lý, giao thơng thuận lợi, người dân dễ dàng tiếp cận
đến TYT xã và bệnh viện, TTYT, phòng khám đa khoa (PKĐK) khu vực.
Vùng 2:
- Xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo có khoảng cách từ
TYT đến bệnh viện, TTYT hoặc PKĐK khu vực gần nhất <5 km (nếu có địa hình
đặc biệt khó khăn, <3 km).
- Xã đồng bằng, trung du có khoảng cách từ TYT đến bệnh viện, TTYT hoặc
PKĐK khu vực gần nhất từ 3 đến <15 km.


8

- Các xã có điều kiện địa lý, giao thơng bình thường, người dân có thể tiếp
cận đến TYT xã và bệnh viện, TTYT, PKĐK khu vực.
Vùng 3:
- Xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo có khoảng cách từ TYT
đến BV, TTYT hoặc PKĐK khu vực gần nhất từ 5 km trở lên (nếu có địa hình đặc
biệt khó khăn, từ 3 km trở lên).
- Xã đồng bằng, trung du có khoảng cách từ TYT đến bệnh viện, TTYT hoặc
PKĐK khu vực gần nhất từ 15 km trở lên.
- Các xã có điều kiện địa lý, giao thơng khó khăn, người dân khó tiếp cận đến
TYT xã và khó đến bệnh viện, TTYT hoặc PKĐK khu vực [7].
1.2.1.2. Nội dung Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến 2020
Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến 2020 (Bộ TCQGYTX) được Bộ
trưởng Bộ Y tế ban hành tại Quyết định số 4667/QĐ-BYT ngày 07/11/2014 [7]. Nội

dung của Bộ TCQGYTX dựa trên các mục tiêu của Chiến lược Chăm sóc và bảo vệ
sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011 - 2020, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, các
quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật cho y tế xã đã được ban hành. Bộ TCQGYTX bao
gồm 46 chỉ tiêu thuộc 10 tiêu chí, đề cập một cách tồn diện đến y tế tuyến xã từ sự
chỉ đạo, điều hành của cấp ủy Đảng, chính quyền đến sự phối hợp của các ban,
ngành, đồn thể trong lĩnh vực chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân; từ công tác
nhân lực, tổ chức bộ máy y tế xã, thôn; cơ sở hạ tầng (CSHT); trang thiết bị (TTB),
thuốc và các phương tiện khác; đến cơng tác kế hoạch, tài chính; các chỉ tiêu chất
lượng hoạt động chuyên môn như công tác YTDP, phịng chống HIV/AIDS, vệ sinh
mơi trường và ATTP; cho đến việc khám chữa bệnh, phục hồi chức năng và y học
cổ truyền (YHCT); chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em; Dân số - Kế hoạch hóa gia
đình (DS-KHHGĐ) và công tác truyền thông - giáo dục sức khỏe (TT-GDSK).
1.2.1.3. Chấm điểm và đánh giá việc thực hiện Bộ TCQGYTX giai đoạn đến 2020
Ban hành kèm theo Quyết định số 4667/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế là
hướng dẫn chấm điểm, đánh giá và tổ chức thực hiện Bộ TCQGYTX. Theo hướng
dẫn chấm điểm thì trong mỗi chỉ tiêu có thể có một hoặc nhiều nội dung để đánh
giá, chấm điểm. Dựa trên kết quả thực hiện của y tế xã, việc chấm điểm được thực


9

hiện theo nguyên tắc nếu đạt được tất cả các yêu cầu của nội dung thì cho đủ số
điểm theo quy định, khơng đạt thì cho điểm 0, khơng cho điểm trung gian theo mức
độ thực hiện vì rất khó đánh giá cụ thể trong chỉ tiêu đó cịn nội dung gì chưa đạt và
các TYT rất dễ chủ quan trong thực hiện do khơng có điểm 0 (điểm liệt).
Việc đánh giá thực hiện Bộ TCQGYTX được thực hiện hằng năm do xã tự
chấm điểm và đề nghị huyện phúc tra kết quả. Xã được cơng nhận đạt TCQGYTX
có thời hạn trong vịng 3 năm và được UBND tỉnh cơng nhận. Nếu các năm tiếp
theo khơng đạt Bộ tiêu chí thì phải rút danh hiệu đã cơng nhận.
Xã được cơng nhận đạt Tiêu chí quốc gia về y tế nếu đáp ứng đầy đủ các yêu

cầu sau:
- Đạt từ 80 điểm trở lên.
- Không bị “điểm liệt”.
- Số điểm trong mỗi tiêu chí phải đạt từ 50% số điểm của tiêu chí đó trở lên [7].
Bảng 1.1 Nội dung, chỉ tiêu, tiêu chí và số điểm theo
Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến 2020
Số

Số

Số

chỉ tiêu

nội dung

điểm

2

4

3

Tiêu chí 2. Nhân lực y tế

4

9


10

Tiêu chí 3. Cơ sở hạ tầng trạm y tế xã

6

10

11

6

10

9

4

7

10

6

13

17

5


9

14

7

8

13

Tiêu chí
Tiêu chí 1. Chỉ đạo, điều hành cơng tác chăm
sóc sức khỏe

Tiêu chí 4. Trang thiết bị, thuốc và các phương
tiện khác
Tiêu chí 5. Kế hoạch - Tài chính
Tiêu chí 6. Y tế dự phịng, phịng chống
HIV/AIDS, VSMT và ATTP
Tiêu chí 7. Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi
chức năng và YHCT
Tiêu chí 8. Chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em


10

Tiêu chí 9. Dân số - Kế hoạch hóa gia đình

4


4

9

Tiêu chí 10. Truyền thơng - Giáo dục sức khỏe

2

5

4

46

79

100

chỉ tiêu

nội dung

điểm

Tổng cộng: 10 tiêu chí

“Nguồn: Bộ Y tế 2014” [7]
1.2.2. Một số sửa đổi, bổ sung trong thực hiện Bộ TCQGYTX giai đoạn đến 2020
Theo Quyết định số 4667/QĐ-BYT ngày 07/11/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế
thì các tiêu chí đánh giá trong bản hướng dẫn là dựa theo các quy định hiện hành.

Khi các quy định đó thay đổi thì tiêu chí đánh giá cũng cần thay đổi theo cho phù
hợp [7]. Cho đến thời điểm nghiên cứu, đã có những thay đổi sau trong quy định
của Bộ Y tế:
- Thông tư số 08/TT-LB ngày 20/4/1995 của liên Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Bộ
Lao động – Thương binh và xã hội, ban Tổ chức cán bộ Chính phủ hướng dẫn một
số vấn đề về tổ chức và chế độ chính sách đối với YTCS được thay thế bằng Thông
tư 33/2015/TT-BYT ngày 27/10/2015 của Bộ Y tế về hướng dẫn chức năng, nhiệm
vụ của Trạm Y tế xã, phường, thị trấn [9].
- Thông tư số 08/1999/TT-BYT ngày 04/5/1999 của Bộ trưởng Bộ Y tế về
hướng dẫn phòng và cấp cứu sốc phản vệ thay bằng Thông tư số 51/2017/TT-BYT
ngày 29/12/2017 của Bộ Y tế hướng dẫn phòng, chẩn đốn và xử trí số phản vệ
[19].
- Quyết định số 26/2005/QĐ-BYT ngày 9/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế về
việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của trung tâm Y tế
dự phòng huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đã được thay thế bằng Thông tư
37/2016/TT-BYT ngày 25/10/2016 về hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của trung tâm Y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh,
thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương [14].
- Quyết định số 43/2007/QĐ - BYT ngày 30/11/2007 của Bộ Y tế về việc
ban hành Quy chế quản lý chất thải y tế được thay thế bằng Thông tư liên tịch
58/2015/TTLT/BYT - BTNMT ngày 31/12/2015 Quy định về quản lý chất thải y tế



×