Tải bản đầy đủ (.doc) (97 trang)

“Nghiên cứu thực trạng y tế xã tỉnh Bình Định đến năm 2012 theo Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011 - 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (549.53 KB, 97 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Mạng lưới y tế cơ sở là tuyến y tế trực tiếp gần dân nhất, đảm bảo cho mọi
người dân được chăm sóc sức khỏe cơ bản với chi phí thấp, góp phần thực hiện
công bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nếp sống văn hóa, trật tự an toàn
xã hội, tạo niềm tin của nhân dân với chế độ xã hội chủ nghĩa [1]. Vì vậy việc củng
cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, đặc biệt là y tế tuyến xã là một trong những
nhiệm vụ quan trọng, luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm và giành nhiều ưu
tiên trong sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
Trong giai đoạn 2001 - 2010, thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TW ngày
22/01/2002 của Ban Bí thư Trung ương Đảng “Về củng cố và hoàn thiện mạng lưới
y tế cơ sở”, Bộ trưởng Bộ Y tế đã có Quyết định số 370/2002/QĐ-BYT ngày
07/02/2002 về việc ban hành "Chuẩn quốc gia về y tế xã giai đoạn 2001 - 2010"
nhằm chuẩn hóa mạng lưới và hoạt động của y tế tuyến xã để phục vụ tốt hơn cho
nhu cầu bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của nhân dân.
Thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Hội nghị lần thứ 7
Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn [2];
Chính phủ đã có Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008 ban hành Chương
trình hành động của Chính phủ; Thủ tướng Chính phủ đã quyết định ban hành Bộ
tiêu chí quốc gia về nông thôn mới với 19 tiêu chí thuộc 5 lĩnh vực: Quy hoạch, Hạ
tầng Kinh tế - Xã hội, Kinh tế và tổ chức sản xuất, Văn hóa - Xã hội - Môi trường
và Hệ thống chính trị. Tiêu chí số 15 của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới
thuộc lĩnh vực y tế với 2 chỉ tiêu: về tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo
hiểm y tế và y tế xã đạt chuẩn quốc gia [72].
Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng và
Nghị quyết số 26-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khóa X; Bộ trưởng Bộ Y tế đã có Quyết định số 3447/QĐ-BYT ngày 22/9/2011 về
việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011 - 2020 thay thế Quyết
định số 370/2002/QĐ-BYT [15]. Nội dung Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn



2

2011 - 2020 dựa trên cơ sở định hướng phát triển y tế tuyến xã đến năm 2020; nâng
cao những chỉ tiêu, kết quả đã đạt được trong thực hiện Chuẩn quốc gia về y tế xã
giai đoạn 2001 - 2010; cập nhật các quy định mới của Nhà nước đối với y tế tuyến
xã; bổ sung các nội dung, lĩnh vực mới như bảo hiểm y tế, Dân số - Kế hoạch hóa
gia đình…
Việc tổ chức thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước về củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế tuyến xã theo Chuẩn quốc gia về y tế
xã là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành Y tế và các xã, phường, thị
trấn của tỉnh Bình Định trong những năm qua nhằm nâng cao chất lượng công tác
bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân trong tỉnh. Đến cuối năm 2010 đã có 146
trên tổng số 159 xã, phường, thị trấn được Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định công
nhận thực hiện đạt Chuẩn quốc gia về y tế xã giai đoạn 2001 - 2010, chiếm tỷ lệ
91,8% [50].
Việc cần thiết và cấp bách hiện nay là phải tổ chức đánh giá thực trạng y tế
xã theo Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011 - 2020 nhằm xác định những
điểm đạt được, chưa đạt được, tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kết quả thực
hiện để từ đó đề ra các giải pháp và xây dựng kế hoạch phù hợp với thực tế địa
phương nhằm tổ chức thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã một cách có hiệu
quả trong thời gian đến.
Đứng trước thực trạng nêu trên, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu thực
trạng y tế xã tỉnh Bình Định đến năm 2012 theo Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã
giai đoạn 2011 - 2020” nhằm các mục tiêu:
1. Đánh giá thực trạng y tế xã tỉnh Bình Định đến năm 2012 theo Bộ tiêu chí
quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011 - 2020.
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kết quả thực hiện Bộ tiêu chí quốc
gia về y tế xã giai đoạn 2011 - 2020 tại các xã của tỉnh Bình Định.



3

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. NHỮNG QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH CỦA NHÀ NƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN
VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1. Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011 - 2020
1.1.1.1. Nội dung Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011 - 2020
Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011 - 2020 (Bộ TCQGYTX) được
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành tại Quyết định số 3447/QĐ-BYT ngày 22/9/2011 [15].
Nội dung của Bộ TCQGYTX dựa trên các mục tiêu của Chiến lược Chăm sóc và
bảo vệ sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011 - 2020, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ,
các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật cho y tế xã, phường, thị trấn (gọi chung là xã)
đã được ban hành. Bộ TCQGYTX bao gồm 50 chỉ tiêu thuộc 10 tiêu chí, đề cập
một cách toàn diện đến y tế tuyến xã từ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính
quyền đến sự phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể trong lĩnh vực chăm sóc và bảo
vệ sức khỏe nhân dân; từ công tác tổ chức bộ máy y tế xã, thôn; kế hoạch, tài chính,
cơ sở hạ tầng (CSHT), trang thiết bị (TTB), thuốc thiết yếu của trạm y tế (TYT) đến
các chỉ tiêu, chất lượng hoạt động chuyên môn như công tác vệ sinh phòng bệnh,
thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) lĩnh vực y tế, khám chữa
bệnh và phục hồi chức năng, y học cổ truyền (YHCT), chăm sóc sức khỏe bà mẹ,
trẻ em, Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ), quản lý sức khỏe người
khuyết tật, người cao tuổi, công tác truyền thông - giáo dục sức khỏe (TT-GDSK)...
1.1.1.2. Chấm điểm và đánh giá việc thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai
đoạn 2011 - 2020
Ban hành kèm theo Quyết định số 3447/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế là
hướng dẫn chấm điểm, đánh giá và tổ chức thực hiện Bộ TCQGYTX. Theo hướng
dẫn chấm điểm thì trong mỗi chỉ tiêu có thể có một hoặc nhiều nội dung để đánh
giá, chấm điểm. Dựa trên kết quả thực hiện của y tế xã, việc chấm điểm được thực

hiện theo nguyên tắc nếu đạt được tất cả các yêu cầu của nội dung thì cho đủ số


4

điểm theo quy định, không đạt thì cho điểm 0, không cho điểm trung gian theo mức
độ thực hiện.
Bảng 1.1. Nội dung, chỉ tiêu, tiêu chí và số điểm theo
Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011 - 2020
Tiêu chí
Tiêu chí 1. Chỉ đạo, điều hành công tác chăm
sóc sức khỏe nhân dân
Tiêu chí 2. Nhân lực y tế
Tiêu chí 3. Cơ sở hạ tầng trạm y tế xã
Tiêu chí 4. Trang thiết bị, thuốc và phương tiện
khác
Tiêu chí 5. Kế hoạch - Tài chính
Tiêu chí 6. Y tế dự phòng, vệ sinh môi trường
và các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế
Tiêu chí 7. Khám, chữa bệnh, phục hồi chức
năng và y học cổ truyền
Tiêu chí 8. Chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em
Tiêu chí 9. Dân số - Kế hoạch hóa gia đình
Tiêu chí 10. Truyền thông - Giáo dục sức khỏe
Tổng cộng: 10 tiêu chí

Số

Số


Số

chỉ tiêu

nội dung

điểm

2

4

4

4
6

8
11

9
12

8

10

10

6


7

10

6

12

17

5

6

15

7
4
2
50

7
4
5
74

9
10
4

100

chỉ tiêu

nội dung

điểm

“Nguồn: Bộ Y tế 2011” [15]
Bộ tiêu chí được áp dụng để đánh giá các hoạt động bảo vệ, chăm sóc và
nâng cao sức khỏe nhân dân của toàn xã chứ không chỉ đánh giá hoạt động trong
phạm vi trạm y tế xã. Xã được công nhận đạt Tiêu chí quốc gia về y tế nếu đáp ứng
đầy đủ các yêu cầu sau:
- Đạt từ 90 điểm trở lên.
- Không bị “điểm liệt”.
- Số điểm trong mỗi tiêu chí phải đạt từ 50% số điểm của tiêu chí đó trở lên [15].
1.1.1.3. Một số sửa đổi, bổ sung trong thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã
giai đoạn 2011 - 2020


5

Theo Quyết định số 3447/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế, các tiêu chí đánh
giá trong bản hướng dẫn là dựa theo các quy định hiện hành. Khi các quy định đó
thay đổi thì tiêu chí đánh giá cũng cần thay đổi theo cho phù hợp [15]. Cho đến thời
điểm nghiên cứu, đã có những thay đổi sau trong quy định của Bộ Y tế:
- Quyết định số 05/2008/QĐ-BYT ngày 01/02/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế
Về việc ban hành Danh mục thuốc chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh (đánh giá Chỉ tiêu 15) được thay thế bằng Thông tư số
31/2011/TT-BYT ngày 11/7/2011 của Bộ Y tế Ban hành và hướng dẫn thực hiện

Danh mục thuốc chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được quỹ
BHYT thanh toán [24].
- Quyết định số 11/2007/QĐ-BYT ngày 24/01/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế
ban hành Nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc” (đánh giá Chỉ tiêu 16)
được thay thế bằng Thông tư số 46/2011/TT-BYT ngày 21/12/2011 của Bộ Y tế
Ban hành nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc” [26].
- Quyết định số 08/2005/QĐ-BYT ngày 11/3/2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế
Về việc ban hành Tiêu chuẩn ngành: Tiêu chuẩn vệ sinh đối với các loại nhà tiêu
(đánh giá Chỉ tiêu 29) được thay thế bằng Thông tư số 27/2011/TT-BYT ngày
24/6/2011 của Bộ Y tế Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà tiêu - Điều
kiện bảo đảm hợp vệ sinh [23].
1.1.2. Một số quy định của Nhà nước liên quan đến y tế xã
1.1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của trạm y tế và y tế thôn, bản
- Theo Quyết định số 58/TTg ngày 03/02/1994 của Thủ tướng Chính phủ
Quy định một số vấn đề về tổ chức và chế độ chính sách đối với y tế cơ sở thì y tế
xã, phường, thị trấn là đơn vị kỹ thuật y tế đầu tiên tiếp xúc với nhân dân, nằm
trong hệ thống y tế Nhà nước có nhiệm vụ thực hiện các dịch vụ kỹ thuật chăm sóc
sức khỏe ban đầu, phát hiện dịch sớm, chữa các bệnh và đỡ đẻ thông thường, vận
động nhân dân thực hiện các biện pháp KHHGĐ, vệ sinh phòng bệnh, tăng cường
sức khỏe [64].
- Thông tư số 08/TT-LB ngày 20/4/1995 của Liên Bộ Y tế - Tài chính - Lao


6

động Thương binh Xã hội - Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ quy định các nhiệm vụ
cụ thể của trạm y tế với các nội dung chính như sau [29]:
+ Lập kế hoạch hoạt động y tế trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức
triển khai thực hiện.
+ Thực hiện công tác vệ sinh phòng bệnh, phòng chống dịch, giữ vệ sinh

những nơi công cộng; tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho nhân dân.
+ Tuyên truyền vận động, triển khai thực hiện các biện pháp chuyên môn về
bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em và kế hoạch hóa gia đình.
+ Tổ chức sơ cứu ban đầu, khám, chữa bệnh thông thường cho nhân dân.
+ Tổ chức khám sức khỏe và quản lý sức khỏe cho các đối tượng trong khu
vực mình phụ trách.
+ Xây dựng vốn tủ thuốc, quản lý các nguồn thuốc, hướng dẫn sử dụng thuốc
an toàn và hợp lý. Xây dựng, phát triển thuốc nam, kết hợp y học dân tộc trong
phòng và chữa bệnh.
+ Quản lý các chỉ số sức khỏe và tổng hợp báo cáo, cung cấp thông tin kịp
thời, chính xác lên tuyến trên.
+ Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn kỹ thuật cho y tế thôn, bản.
+ Tham mưu thực hiện các nội dung Chăm sóc sức khỏe ban đầu và các
chương trình trọng điểm về y tế tại địa phương.
+ Phát hiện, báo cáo Ủy ban nhân dân xã và cơ quan y tế cấp trên các hành vi
hoạt động y tế phạm pháp trên địa bàn để kịp thời ngăn chặn và xử lý.
+ Kết hợp chặt chẽ với các ngành, đoàn thể trong xã để tuyên truyền và cùng
tổ chức thực hiện các nội dung công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
- Thông tư số 39/2010/TT-BYT ngày 10/9/2010 của Bộ Y tế Quy định tiêu
chuẩn, chức năng, nhiệm vụ của nhân viên y tế thôn, bản (NVYTTB) [20]:
+ NVYTTB có trình độ chuyên môn về y từ sơ cấp trở lên hoặc đã qua các lớp
đào tạo NVYTTB theo khung chương trình do Bộ Y tế quy định, tối thiểu là 3 tháng.
+ NVYTTB có chức năng tham gia các hoạt động chăm sóc sức khỏe ban
đầu tại thôn, bản.


7

+ NVYTTB có 9 nhiệm vụ chính:
Tuyên truyền, giáo dục sức khỏe tại cộng đồng.

Tham gia thực hiện các hoạt động chuyên môn về y tế tại cộng đồng.
Chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em và kế hoạch hóa gia đình.
Sơ cứu ban đầu và chăm sóc bệnh thông thường.
Tham gia thực hiện các chương trình y tế tại thôn, bản.
Vận động, hướng dẫn nhân dân nuôi trồng và sử dụng thuốc nam tại gia đình
để phòng và chữa một số chứng, bệnh thông thường.
Tham gia giao ban định kỳ với trạm y tế xã; tham gia các khoá đào tạo, tập
huấn, bồi dưỡng về chuyên môn do cơ quan y tế cấp trên tổ chức và tự học tập để
nâng cao trình độ.
Quản lý và sử dụng hiệu quả Túi y tế thôn, bản.
Thực hiện ghi chép, báo cáo kịp thời, đầy đủ theo quy định.
+ Mỗi NVYTTB được trang bị một Túi y tế thôn, bản; danh mục bao gồm
các thiết bị y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.
Thông tư này đã được thay thế bằng Thông tư số 13/2013/TT-BYT ngày
08/3/2013 Quy định tiêu chuẩn, chức năng, nhiệm vụ của nhân viên y tế thôn, bản
nhưng tiêu chuẩn, nhiệm vụ của NVYTTB không thay đổi so với Thông tư số
39/2010/TT-BYT [27].
1.1.2.2. Nhân lực của trạm y tế
- Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT-BYT-BNV ngày 05/6/2007 của Liên
Bộ Y tế - Bộ Nội vụ quy định định mức biên chế y tế xã, phường, thị trấn được xác
định theo đặc điểm địa lý, kinh tế - xã hội, quy mô dân số. Biên chế tối thiểu của
một trạm y tế là 5 biên chế, tối đa là 10 biên chế [28]. Ngoài ra, nhân lực tại trạm y
tế còn được điều chuyển, tăng cường theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền
nhằm phù hợp với cơ cấu chuyên môn của trạm và tăng cường năng lực hoạt động
cho y tế xã.
- Thông tư số 05/2008/TT-BYT ngày 14/5/2008 của Bộ Y tế Hướng dẫn
chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy Dân số - Kế hoạch hóa gia đình ở


8


địa phương quy định: Cán bộ làm DS-KHHGĐ ở xã là viên chức của TYT xã, chịu
sự chỉ đạo trực tiếp của Trạm trưởng TYT, chịu sự quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn về
chuyên môn, nghiệp vụ của Trung tâm DS-KHHGĐ huyện. Tiêu chuẩn về trình độ:
được đào tạo chuyên môn ít nhất là trung cấp song không nhất thiết là chuyên môn
y tế; đối với vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo, vùng khó khăn, nếu chưa có trình
độ trung cấp về nghiệp vụ thì ít nhất phải tốt nghiệp phổ thông trung học [16].
- Thông tư số 07/2008/TT-BYT ngày 28/5/2008 của Bộ Y tế Hướng dẫn
công tác đào tạo liên tục đối với cán bộ y tế quy định: Đào tạo liên tục là các khoá
đào tạo ngắn hạn bao gồm đào tạo bồi dưỡng để cập nhật, bổ sung kiến thức, kỹ
thuật thuộc lĩnh vực chuyên môn đang đảm nhận; đào tạo lại, đào tạo theo nhiệm vụ
chỉ đạo tuyến, đào tạo chuyển giao kỹ thuật và những khoá đào tạo chuyên môn
nghiệp vụ khác của ngành y tế mà không thuộc hệ thống bằng cấp quốc gia. Tất cả
cán bộ y tế đang hoạt động trong lĩnh vực y tế ở Việt Nam phải được đào tạo cập
nhật về kiến thức, kỹ năng, thái độ trong lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ của mình.
Thời gian được đào tạo mỗi năm tối thiểu là 24 giờ thực học. Trong 5 năm mỗi cán
bộ y tế phải tham gia học tập và tích lũy đủ thời gian đào tạo liên tục ít nhất là 120
giờ thuộc lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ đang hành nghề [17]. Tiêu chí quốc gia
về y tế xã quy định cán bộ y tế xã được đào tạo lại và đào tạo liên tục về lĩnh vực
chuyên môn được giao tối thiểu 24 giờ học/năm; được tập huấn về chuyên môn ít
nhất 2 năm/lần [15].
1.1.2.3. Cơ sở hạ tầng của trạm y tế
- Theo Quyết định số 2271/2002/QĐ-BYT ngày 17/6/2002 của Bộ trưởng Bộ
Y tế Về việc ban hành Tiêu chuẩn thiết kế Trạm y tế cơ sở - Tiêu chuẩn ngành [8];
căn cứ vào chức năng nhiệm vụ và để đảm bảo các hoạt động chuyên môn, trạm y tế
gồm cần đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây:
+ Các không gian chủ yếu:
Đón tiếp, tuyên truyền và tư vấn về chăm sóc sức khỏe ban đầu.
Thực hiện các dịch vụ phòng bệnh: Tiêm chủng mở rộng, uống vắc xin...
Khám và chữa bệnh (Tây y và Y học cổ truyền).



9

Chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình.
Lưu bệnh nhân để theo dõi và điều trị.
Thực hiện các xét nghiệm đơn giản.
Cung ứng thuốc, dược phẩm thông thường.
Khu phụ trợ (kho, bếp, WC…), sân vườn và đường nội bộ…
+ Trạm y tế cơ sở được thiết kế xây dựng bền vững đạt tiêu chuẩn công trình
cấp II. Đối với các công trình cải tạo lại từ nhà hiện có cũng phải bảo đảm cấp độ
bền vững như trên.
+ Diện tích đất xây dựng trạm y tế cơ sở khoảng từ 600 - 1.200 m2 đủ để bố
trí các hạng mục:
Xây dựng nhà trạm, công trình phụ trợ (nhà bếp, nhà vệ sinh, lán đợi và nhà
để xe).
Đường giao thông nội bộ và diện tích xây dựng cổng, tường rào.
Sân vườn cây xanh (cây cảnh và cây tạo bóng mát).
Khu trồng cây dược liệu, thuốc nam, vườn mẫu.
+ Về nội dung công trình, trạm y tế cơ sở gồm các phòng sau:
Sảnh tiếp đón đặt ngay lối cửa chính, có hành lang liên hệ trực tiếp với các
không gian chức năng, diện tích 8 - 12 m2. Quầy, tủ thuốc có thể kết hợp đặt trong
không gian sảnh.
Không gian đa năng có diện tích 14 - 16 m2, có thể kết hợp các chức năng
sảnh tiếp đón, khám bệnh thông thường.
Phòng khám chữa bệnh Tây y thực hiện công tác khám chữa các bệnh thông
thường và tổ chức sơ cứu ban đầu có diện tích từ 12 - 14 m2. Nếu có kết hợp chức
năng thủ thuật, phòng tiêm tại chỗ có thể tăng diện tích thêm 2 - 4 m2.
Phòng khám chữa bệnh theo phương pháp Y học cổ truyền có diện tích từ
12 - 14 m2.

Phòng đẻ có diện tích 13 - 15 m2.
Phòng thực hiện các dịch vụ KHHGĐ có diện tích 13 - 15 m2 đặt sát liền


10

phòng đẻ và khu tiệt trùng.
Phòng rửa, tiệt trùng dụng cụ có diện tích 5 - 7 m2, nằm giữa phòng đẻ và
phòng thực hiện các dịch vụ KHHGĐ.
Phòng lưu sau đẻ có diện tích 12 - 14 m2 có vị trí sát phòng đẻ. Điều kiện cho
phép nên tách riêng bệnh nhân chờ đẻ và sản phụ sau đẻ, thực hiện KHHGĐ thành
2 phòng có diện tích từ 8 - 10 m2/phòng; nên có nhà vệ sinh riêng (1 xí, 1 rửa) cho
sản phụ với diện tích 3 - 5 m2 liền phòng khép kín.
Phòng lưu bệnh nhân thông thường có diện tích 12 - 14 m2 (đối với phòng 2
giường) hoặc 18 - 20 m2 (đối với phòng 3 giường).
Phòng vệ sinh chung (cán bộ công nhân viên và bệnh nhân) có diện tích 4 - 6
m2 (1 xí, 1 tiểu, 1 rửa).
Kho dụng cụ, thiết bị có diện tích 4 - 6 m2.
Phòng bếp nấu có diện tích 4 - 6 m2, đặt phía sau công trình chính.
Quầy thuốc có diện tích 4 - 6 m2, đặt ở vị trí dễ tiếp cận trực tiếp, gần cổng
chính, sảnh.
+ Ngoài ra Bộ Y tế còn quy định các tiêu chuẩn về chiếu sáng, thông thoáng
tự nhiên, các kỹ thuật hạ tầng như cấp điện, cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải,
chất thải rắn, các yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy…
- Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ Về quản lý
chất lượng công trình xây dựng quy định: công trình y tế được xếp hạng cấp IV là
công trình có chiều cao < 3 tầng hoặc nhịp < 12 m hoặc tổng diện tích sàn < 1.000
m2 [33].
- Quyết định số 4620/QĐ-BYT ngày 25/11/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế Ban
hành Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản quy định cơ

sở chăm sóc sức khỏe sinh sản tại tuyến xã như sau [13]:
+ Cần có các phòng như sau:
Phòng khám thai và tư vấn.
Phòng đẻ + thủ thuật.
Phòng khám phụ khoa.


11

Phòng nằm của sản phụ.
+ Cơ sở có đủ điều kiện có thể bố trí 6 phòng:
Phòng khám thai.
Phòng khám phụ khoa.
Phòng thủ thuật.
Phòng đẻ.
(Các phòng trên đều phải có nơi rửa tay).
Phòng nằm của sản phụ.
Phòng truyền thông tư vấn.
Các phòng trên cần có biển tên phòng. Cơ sở cần có bảng thông báo các dịch
vụ mà cơ sở cung cấp và bảng 10 quyền khách hàng.
+ Phòng khám thai: Phòng có chức năng khám thai và quản lý thai nghén.
Cơ sở không đủ điều kiện bố trí phòng riêng thì: Khám thai có thể làm ở phòng
khám chung, trên một giường cá nhân; Quản lý thai nghén có thể ở phòng truyền
thông.
+ Phòng khám phụ khoa: Phải là một phòng riêng, không chung với phòng
đẻ; diện tích tối thiểu 9 m2.
+ Phòng thủ thuật: Vị trí ở nơi thoáng mát, có ánh sáng; xa công trình vệ
sinh, xa nơi gây ô nhiễm; Diện tích từ 10 m² đến 16 m²; Cửa sổ có cửa chớp, cửa
kính mờ chống bụi, lưới chắn côn trùng; Tường ốp gạch men cao tối thiểu 1,6 m;
Trần quét vôi hoặc sơn trắng; Nền không thấm nước có độ dốc và lỗ thoát nước;

Không treo quạt trần, nên có quạt thông gió; Có hệ thống điện, đèn, ổ cắm thích
hợp; Nơi rửa tay có nước sạch, nước chín và thuận tiện cho cán bộ kỹ thuật đứng
rửa tay.
+ Phòng đẻ: Diện tích trên 16 m2; Trần sạch, tường ốp gạch men, tối thiểu
cao 1,6 m; Cửa bảo đảm chống bụi, chống ruồi muỗi, chống gió; Nền lát gạch men
không thấm, thoát nước; Có đèn điện, dây mắc gọn gàng, an toàn về điện; Có khu
rửa tay thuận tiện cho việc đỡ đẻ nhưng không làm ướt nền phòng đẻ; Xa nơi ô
nhiễm; Có hệ thống kín dẫn nước thải; Không sử dụng phòng đẻ để khám phụ khoa.


12

+ Phòng nằm của sản phụ (chờ đẻ, sau đẻ, sau hút thai): Buồng phải sạch,
không có mạng nhện, không để tường bẩn (cần định kỳ quét vôi); Vị trí thuận tiện
cho người trực theo dõi; Có cửa sổ và cửa ra vào đảm bảo kín gió trong mùa đông,
thoáng mát trong mùa hè và có thể ngủ yên về ban đêm; Có nước sạch, buồng tắm,
buồng vệ sinh thuận tiện.
+ Phòng hoặc góc truyền thông - tư vấn: Nên có phòng riêng ở vị trí thuận
tiện; Đảm bảo kín đáo, có sự ấm cúng khi tư vấn. Cơ sở không đủ điều kiện thì bố
trí ở một góc của phòng khám chung.
- Thông tư số 05/2009/TT-BYT ngày 17/6/2009 của Bộ Y tế Ban hành “Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt” quy định giới hạn các chỉ
tiêu chất lượng về màu sắc, mùi vị, độ đục, pH, độ cứng, hàm lượng Clorua, Florua,
Sắt, Asen, Coliform… trong nước sinh hoạt [18].
- Theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ trưởng Bộ
Y tế về việc ban hành Quy chế quản lý chất thải y tế, việc quản lý chất thải y tế tại
trạm y tế phải tuân thủ theo một số quy định chung như sau [11]:
+ Người làm phát sinh chất thải phải thực hiện phân loại chất thải đúng quy
định ngay tại nơi phát sinh chất thải.
+ Mỗi loại chất thải được thu gom vào các dụng cụ thu gom theo mã màu

quy định (xanh, vàng, trắng, đen) và phải có dán nhãn hoặc ghi rõ loại rác thải bên
ngoài túi, dụng cụ đựng chất thải.
+ Chất thải sắc nhọn phải được thu gom trong thùng đựng vật sắc nhọn, đảm
bảo đúng tiêu chuẩn quy định.
+ Các chất thải y tế nguy hại không được để lẫn trong chất thải thông thường.
+ Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao trước khi thu gom về nơi tập trung chất
thải của cơ sở y tế phải được xử lý ban đầu theo đúng quy định tại nơi phát sinh
chất thải.
+ Chất thải giải phẫu phải chuyển đi chôn hoặc tiêu hủy hàng ngày.
+ Phương pháp tiêu hủy (đốt, chôn lấp...) chất thải tại trạm y tế phải phù hợp
với điều kiện, chi phí và đảm bảo đúng quy định theo Quyết định số 43/2007/QĐ-


13

BYT.
1.1.2.4. Trang thiết bị của trạm y tế
- Theo Quyết định số 437/QĐ-BYT ngày 20/02/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế
Về việc ban hành Danh mục trang thiết bị y tế bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, huyện,
phòng khám đa khoa khu vực, trạm y tế xã và túi y tế thôn bản [7], trang thiết bị y tế
tại các trạm y tế bao gồm 159 loại phân theo 6 nhóm như sau:
Bảng 1.2. Số lượng trang thiết bị y tế tại các trạm y tế
TT

Nhóm thiết bị

Số loại thiết bị

I


Dụng cụ khám điều trị chung

77

II

Khám điều trị sản phụ khoa - Đỡ đẻ

35

III

Dụng cụ tiệt khuẩn

07

IV

Thiết bị thông dụng

13

V

Túi y tế thôn bản

17

VI


Gói đỡ đẻ sạch

10
Cộng

159
"Nguồn: Bộ Y tế 2002" [7]

- Theo Quyết định số 1020/QĐ-BYT ngày 22/3/2004 của Bộ trưởng Bộ Y tế
Về việc ban hành sửa đổi Danh mục trang thiết bị y tế Trạm y tế xã có bác sĩ vào
Danh mục trang thiết bị y tế bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, huyện, phòng khám đa
khoa khu vực, trạm y tế xã và túi y tế thôn bản ban hành kèm theo Quyết định số
437/QĐ-BYT ngày 20/02/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế [9], trang thiết bị y tế tại các
trạm y tế bao gồm 202 loại phân theo 9 nhóm như sau:


14

Bảng 1.3. Số lượng trang thiết bị y tế tại các trạm y tế có bác sĩ
TT

Nhóm thiết bị

Số loại thiết bị

I

Khám điều trị chung

69


II

Y học cổ truyền

24

III

Chuyên khoa TMH - RHM - Mắt

17

IV

Xét nghiệm

06

V

Khám điều trị sản phụ khoa - Đỡ đẻ

35

VI

Dụng cụ tiệt khuẩn

09


VII

Thiết bị thông dụng

16

VIII

Túi y tế thôn bản

16

Gói đỡ đẻ sạch

10

IX

Cộng

202
“Nguồn: Bộ Y tế 2004” [9]

- Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản của Bộ Y
tế quy định trang thiết bị thiết yếu về CSSKSS cho một trạm y tế xã bao gồm các
loại và số lượng như sau [13]:
+ Bộ khám thai: 01
+ Bộ đỡ đẻ: 03
+ Bộ cắt khâu tầng sinh môn: 01

+ Bộ kiểm tra cổ tử cung: 01
+ Bộ hồi sức sơ sinh: 01
+ Bộ đặt và tháo dụng cụ tử cung: 01
+ Bộ khám phụ khoa: 03
+ Bộ bơm hút thai chân không bằng tay 1 van: 01
+ Các dụng cụ khác.
- Theo Quyết định số 2420/QĐ-BYT ngày 07/7/2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế
Ban hành danh mục trang thiết bị và phương tiện làm việc của các Trung tâm
Truyền thông - Giáo dục sức khỏe; các loại trang thiết bị và phương tiện làm công
tác TT-GDSK của trạm y tế như sau [14]:


15

Bảng 1.4. Trang thiết bị, phương tiện làm công tác TT-GDSK của trạm y tế
TT

Tên trang thiết bị

01
02
03
04
05
06
07
08
09
10
11

12

Máy tính bàn
Máy in Laser
Máy điện thoại bàn
Bàn, ghế tư vấn
Ghế ngồi truyền thông trực tiếp
Kệ đựng tài liệu truyền thông
Ti vi từ 21”- 32”
Đầu CD
Máy ảnh kỹ thuật số
Mê ga phôn (Loa cầm tay)
Tăng âm, loa nén, micro
Tủ hút ẩm bảo quản thiết bị
Đài Cassette 2 cửa băng, ổ đĩa CD,

13
14

USB
Bảng viết di động

Đơn

Số

vị tính
Cái
Cái
Cái

Bộ
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
Bộ
Cái

lượng
01
01
01
01
10 - 15
01
01
01
01
04
01
01

Cái

01

Cái


01

Ghi chú

Chạy nguồn DC

Gồm: 01 tủ nhiều
ngăn đựng tài
15

Góc truyền thông giáo dục sức
khỏe

liệu truyền thông,
Bộ

01

01 bàn để sách,
mô hình, 01 ghế
dài, 03 giá treo
tranh apphic.

“Nguồn: Bộ Y tế 2010” [14]

1.1.2.5. Thuốc chữa bệnh tại trạm y tế
- Theo Thông tư số 31/2011/TT-BYT ngày 11/7/2011 của Bộ Y tế Ban hành
và hướng dẫn thực hiện Danh mục thuốc chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán [24]:
+ Danh mục thuốc tân dược bao gồm 900 thuốc hay hoạt chất, được sắp xếp

theo mã ATC (giải phẫu, điều trị, hóa học); được ghi theo tên chung quốc tế và theo


16

quy định của Dược thư Quốc gia Việt Nam. Đối với hoạt chất có nhiều mã ATC
hoặc có nhiều chỉ định khác nhau sẽ được sắp xếp vào một nhóm phù hợp nhất để
hạn chế sự trùng lặp.
+ Danh mục thuốc phóng xạ và hợp chất đánh dấu bao gồm 57 hoạt chất,
được ghi theo tên chung quốc tế, được xếp thứ tự theo vần chữ cái A, B, C...
+ Giám đốc Sở Y tế chỉ đạo việc xây dựng và quy định danh mục thuốc sử
dụng đối với Trạm y tế xã.
- Theo Thông tư số 12/2010/TT-BYT ngày 29/4/2010 của Bộ Y tế Ban hành
Danh mục thuốc y học cổ truyền chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám, chữa bệnh [19]:
+ Danh mục vị thuốc y học cổ truyền bao gồm 300 vị thuốc được sắp xếp
vào 27 nhóm theo phân nhóm tác dụng chữa bệnh của y học cổ truyền;
+ Danh mục thuốc chế phẩm y học cổ truyền bao gồm 127 chế phẩm thuốc y
học cổ truyền được phân thành 11 nhóm theo phân nhóm tác dụng chữa bệnh của y
học cổ truyền.
+ Danh mục thuốc được sử dụng cho tất cả các tuyến khám chữa bệnh nhưng
phải tuân thủ theo quy chế kê đơn, phân tuyến kỹ thuật theo quy định của Bộ Y tế
và phù hợp với khả năng chuyên môn của bác sĩ y học cổ truyền, y sĩ y học cổ
truyền hoặc lương y làm việc tại cơ sở y tế kê đơn.
+ Căn cứ vào Danh mục và hướng dẫn sử dụng danh mục ban hành kèm theo
Thông tư; căn cứ mô hình bệnh tật tại địa phương và khả năng chi trả của quỹ bảo
hiểm y tế, các cơ sở khám chữa bệnh lựa chọn, xây dựng Danh mục thuốc y học cổ
truyền sử dụng tại đơn vị để tổ chức cung ứng, sử dụng cho người bệnh.
- Thông tư số 46/2011/TT-BYT ngày 21/12/2011 của Bộ Y tế ban hành
nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc”; trong đó đề ra các nguyên tắc,
tiêu chuẩn thực hiện nhằm quản lý, sử dụng thuốc một cách hợp lý, an toàn, hiệu

quả [26].
1.1.2.6. Các chương trình mục tiêu quốc gia trong lĩnh vực y tế
Theo Quyết định số 2406/QĐ-TTg ngày 18/12/2011 của Thủ tướng Chính


17

phủ Ban hành Danh mục các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2012 - 2015,
các chương trình mục tiêu quốc gia lĩnh vực Y tế gồm [76]:
- Chương trình mục tiêu quốc gia Y tế:
+ Dự án 1: Phòng, chống một số bệnh có tính chất nguy hiểm đối với cộng
đồng (bệnh phong, bệnh lao, bệnh sốt rét, bệnh sốt xuất huyết, bệnh ung thư, bệnh
tăng huyết áp, bệnh đái tháo đường, bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng và trẻ em,
bệnh phổi tắc nghẽn và mạn tính);
+ Dự án 2: Tiêm chủng mở rộng.
+ Dự án 3: Chăm sóc sức khỏe sinh sản và cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em.
+ Dự án 4: Quân dân y kết hợp.
+ Dự án 5: Nâng cao năng lực, truyền thông và giám sát, đánh giá thực hiện
chương trình.
- Chương trình mục tiêu quốc gia Dân số và Kế hoạch hóa gia đình.
- Chương trình mục tiêu quốc gia Vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Chương trình mục tiêu quốc gia Phòng chống HIV/AIDS.
Mỗi chương trình mục tiêu, dự án y tế có kế hoạch, chỉ tiêu và hướng dẫn
thực hiện chung trong cả nước và có kế hoạch, chỉ tiêu và hướng dẫn thực hiện
riêng cho từng địa phương.
1.1.2.7. Khám chữa bệnh, phục hồi chức năng và y dược cổ truyền
- Theo Quyết định số 23/2005/QĐ-BYT ngày 30/8/2005 của Bộ trưởng Bộ Y
tế Quy định Phân tuyến kỹ thuật và Danh mục kỹ thuật trong khám chữa bệnh; danh
mục kỹ thuật trong khám, chữa bệnh của tuyến xã có 207 dịch vụ kỹ thuật [10].
- Điều 7 Thông tư số 50/2010/TT-BYT ngày 31/12/2010 của Bộ Y tế Hướng

dẫn việc kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trong quá trình khám, chữa
bệnh quy định việc kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại tại các cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh khác (trong đó có trạm y tế) được thực hiện như sau [21]:
+ Đối với cơ sở có bác sỹ đảm nhiệm việc khám bệnh, chữa bệnh: sử dụng
các trang thiết bị của y học hiện đại và thuốc để khám bệnh, chữa bệnh.


18

+ Đối với cơ sở do y sỹ đảm nhiệm việc khám bệnh, chữa bệnh: sử dụng các
kết quả xét nghiệm, thăm dò chức năng của y học hiện đại để khám bệnh, chữa bệnh.
- Luật Người cao tuổi số 39/2009/QH12 ngày 23 tháng 11 năm 2009 quy
định Trạm y tế xã, phường, thị trấn có trách nhiệm chính sau đây [42]:
+ Triển khai các hình thức tuyên truyền, phổ biến kiến thức phổ thông về
chăm sóc sức khỏe; hướng dẫn người cao tuổi kỹ năng phòng bệnh, chữa bệnh và tự
chăm sóc sức khỏe;
+ Lập hồ sơ theo dõi, quản lý sức khỏe người cao tuổi;
+ Khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với chuyên môn cho người cao tuổi;
+ Phối hợp với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên tổ chức kiểm tra sức
khỏe định kỳ cho người cao tuổi.
+ Trạm y tế xã, phường, thị trấn cử cán bộ y tế đến khám bệnh, chữa bệnh tại
nơi cư trú đối với người cao tuổi cô đơn bị bệnh nặng không thể đến khám bệnh,
chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Thông tư số 35/2011/TT-BYT ngày 15/10/2011 của Bộ Y tế Hướng dẫn thực
hiện chăm sóc sức khỏe người cao tuổi quy định trách nhiệm của Trạm y tế xã [25]:
+ Tổ chức khám bệnh, chữa bệnh cho người cao tuổi phù hợp với chuyên
môn và chức năng, nhiệm vụ của trạm y tế.
+ Tổ chức khám bệnh, chữa bệnh cho người cao tuổi cô đơn theo quy định
Khoản 2 Điều 13 Luật Người cao tuổi.
+ Triển khai thực hiện chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi tại cộng đồng

theo quy định tại Điều 3 của Thông tư.
+ Nội dung chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng:
Tuyên truyền phổ biến kiến thức về rèn luyện thân thể, tăng cường sức khỏe
và phòng bệnh, đặc biệt là các bệnh thường gặp ở người cao tuổi để người cao tuổi
tự phòng bệnh. Tùy theo điều kiện của từng địa phương để lựa chọn hình thức tuyên
truyền phù hợp như tài liệu, sách, tờ rơi, áp phích, băng rôn, khẩu hiệu, hội thảo, nói
chuyện, các phương tiện truyền thông đại chúng.
Hướng dẫn người cao tuổi các kỹ năng phòng bệnh, chữa bệnh và tự chăm


19

sóc sức khỏe.
Tổ chức khám sức khỏe để lập hồ sơ theo dõi sức khỏe cho người cao tuổi.
Khuyến khích tổ chức mạng lưới bác sĩ gia đình và dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại
nhà cho người cao tuổi.
Khám sức khỏe định kỳ người cao tuổi được thực hiện ít nhất một lần một
năm (01 lần/năm).
Khám bệnh, chữa bệnh người cao tuổi tại trạm y tế xã, phường, thị trấn và tại
nơi cư trú của người cao tuổi.
Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng người cao tuổi bị tàn tật để phòng
ngừa và phục hồi các di chứng do chấn thương, tai nạn hoặc do các bệnh tai biến
mạch máu não, bệnh mạn tính, bệnh nghề nghiệp và các bệnh khác.
- Luật Người khuyết tật số 51/2010/QH12 ngày 17/6/2010 quy định Trạm y
tế cấp xã có trách nhiệm sau đây [43]:
+ Triển khai các hình thức tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức phổ
thông về chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa, giảm thiểu khuyết tật; hướng dẫn người
khuyết tật phương pháp phòng bệnh, tự chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng.
+ Lập hồ sơ theo dõi, quản lý sức khỏe người khuyết tật.
+ Khám chữa bệnh phù hợp với phạm vi chuyên môn cho người khuyết tật.

1.1.2.8. Y tế xã trong xây dựng nông thôn mới
- Theo Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 Thủ tướng Chính phủ về
việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới; Bộ tiêu chí gồm 19 tiêu chí
thuộc 5 lĩnh vực: Quy hoạch, Hạ tầng Kinh tế - Xã hội, Kinh tế và tổ chức sản xuất,
Văn hóa- Xã hội - Môi trường và Hệ thống chính trị. Tiêu chí số 15 của Bộ tiêu chí
quốc gia về nông thôn mới thuộc lĩnh vực y tế với 2 chỉ tiêu: về tỷ lệ người dân
tham gia các hình thức bảo hiểm y tế (trong đó vùng Duyên hải Nam Trung bộ là
30%) và y tế xã đạt chuẩn quốc gia [72]. Ngày 20/02/2013, Thủ tướng Chính phủ
ban hành Quyết định số 342/QĐ-TTg Sửa đổi một số tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc
gia về nông thôn mới; trong đó Nội dung 15.1 của Tiêu chí số 15 về y tế sửa đổi Tỷ
lệ người dân tham gia BHYT chung cho cả nước đạt từ 70% trở lên và đạt Chỉ tiêu


20

cụ thể cho từng vùng [77].
- Theo Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 Thủ tướng Chính phủ
Phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2010 - 2020; mục tiêu cụ thể đến năm 2015: 20% số xã đạt tiêu chuẩn Nông thôn
mới (theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới); đến năm 2020: 50% số xã đạt
tiêu chuẩn Nông thôn mới (theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới) [74].
- Ngày 22/8/2011, Tỉnh ủy Bình Định đã ban hành Chương trình hành động
số 05-CTr/TU thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và Nghị quyết Đại hội
XVIII Đảng bộ tỉnh về “Xây dựng nông thôn mới của tỉnh giai đoạn 2011 - 2015,
tầm nhìn đến 2020” đề ra một số chỉ tiêu cụ thể [80]:
+ Năm 2011 triển khai quy hoạch nông thôn mới 70% số xã trên địa bàn
nông thôn của tỉnh.
+ Phấn đấu đến năm 2015 có 20% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới theo
Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới với tổng số 27 xã; đến năm 2020 có 50% số
xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới.

- Quyết định số 441/QĐ-UBND ngày 05/9/2011 của UBND tỉnh Bình Định
về việc ban hành Kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng
nông thôn mới tỉnh Bình Định giai đoạn 2011 - 2015 đề ra mục tiêu đến năm 2015
có 20% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn
mới với tổng số 27 xã [86].

1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.2.1. Tình hình thực hiện Chuẩn quốc gia về y tế xã giai đoạn 2001 - 2010 và
Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011 - 2020 trong nước
- Theo Báo cáo đánh giá kết quả triển khai Chuẩn quốc gia về y tế xã (2001 2010) của Vụ Kế hoạch - Tài chính Bộ Y tế thì đến năm 2010 toàn quốc có 74,8%
số xã đạt Chuẩn quốc gia về y tế xã. Có sự chênh lệch rất lớn về tỉnh có tỷ lệ xã đạt


21

Chuẩn giữa các vùng. Tây Bắc vẫn là vùng có tỷ lệ xã đạt Chuẩn thấp nhất so với cả
nước (40,2%). Đó là đặc thù của vùng nghèo, có nhiều khó khăn để đầu tư cho y tế
cơ sở. Vùng đồng bằng sông Hồng có tỷ lệ đạt cao nhất (87,7%). Có 7 tỉnh đạt tỷ lệ
100% (Bắc Ninh, Quảng Ninh, Phú Thọ, Đà Nẵng, Bình Thuận, Tây Ninh, Tiền
Giang), trong khi đó thì cũng có nhiều tỉnh mới chỉ đạt trên 20%, thấp nhất là Gia
Lai đạt 17,1%. Tỷ lệ xã đạt Chuẩn của vùng Nam Trung bộ là 64,2%, trong đó Bình
Định là 91,8% [96]. Theo số liệu thống kê y tế năm 2010 của Bộ Y tế, tỷ lệ xã đạt
Chuẩn quốc gia về y tế xã là 80,1%, mục tiêu đến năm 2015 có 60% số xã đạt Tiêu
chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011 - 2020 [22].
Theo điều tra tại 49 tỉnh trong cả nước của Viện Chiến lược và Chính sách y
tế Bộ Y tế thì các chuẩn khó duy trì nhất là Chuẩn VII Cơ sở hạ tầng và trang thiết
bị (63,3% số tỉnh điều tra); Chuẩn IV Y học cổ truyền (61,2%); Chuẩn VIII Nhân
lực và chế độ chính sách (53,1%), Chuẩn IX Kế hoạch - Tài chính (46,9%); Chuẩn
II Vệ sinh phòng bệnh (38,8%) [96].
- Theo báo cáo “Đánh giá tình hình thực hiện Chuẩn quốc gia về y tế xã trong

phạm vi toàn quốc giai đoạn 2002 - 2007” của Vụ Kế hoạch - Tài chính Bộ Y tế; các
yếu tố quyết định và liên quan đến tỷ lệ xã đạt Chuẩn quốc gia về y tế xã [95]:
+ Tỷ lệ xã đạt Chuẩn quốc gia về y tế xã có mối liên quan nghịch chiều đến
tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh (tức là tỷ lệ hộ nghèo càng thấp thì tỷ lệ xã đạt Chuẩn càng
cao) với p < 0,001, R tương quan = - 0,555.
+ Có mối liên quan nghịch chiều giữa tỷ lệ xã đạt Chuẩn quốc gia về y tế xã
với số xã 135 của tỉnh (tức là số xã 135 của tỉnh càng cao thì tỷ lệ xã đạt Chuẩn
càng thấp) với p < 0,001, R tương quan = - 0,481.
+ Có mối liên quan giữa tỷ lệ xã đạt Chuẩn quốc gia về y tế xã với nguồn
vốn đầu tư từ ngân sách tỉnh / huyện với p < 0,05, R tương quan = 0,317.
Mức độ quan tâm của UBND tỉnh có ảnh hưởng tác động tới tỷ lệ xã đạt
Chuẩn, UBND tỉnh càng quan tâm thì tỷ lệ xã đạt Chuẩn quốc gia về y tế xã càng
cao, kiểm định thống kê p < 0,01.
- Phạm Minh Phong nghiên cứu “Đánh giá hoạt động y tế xã theo Chuẩn


22

quốc gia về y tế xã tại huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai năm 2007” cho kết quả:
12/13 xã đạt Chuẩn (92,3%); bình quân có 4,9 cán bộ y tế / trạm y tế; 1/12 trạm
thiếu nữ hộ sinh trung học hoặc y sỹ sản nhi; 8/13 trạm thiếu y tá trung học; 12/13
trạm thiếu cán bộ y học dân tộc trong định biên [41].
- Nguyễn Duy Vì nghiên cứu “Đánh giá tình hình hoạt động tuyến y tế cơ sở
về thực hiện các mục tiêu theo 10 chuẩn y tế quốc gia về y tế xã tại huyện Mỹ Tú,
tỉnh Sóc Trăng năm 2008” cho kết quả: 15/16 xã đạt Chuẩn (93,73%); bình quân
mỗi trạm có từ 6 - 9 cán bộ; 100% xã có nữ hộ sinh trung học và y sỹ sản nhi; 1/16
trạm thiếu bác sỹ; chức danh y sỹ đông y còn hạn chế, đa số được đào tạo ngắn hạn
từ y tá đi lên [93].
- Chung Văn Kiều nghiên cứu “Đánh giá kết quả thực hiện Chuẩn quốc gia y
tế xã huyện Mộc Hóa tỉnh Long An năm 2008” cho kết quả: 12/12 xã đạt Chuẩn

(100%); Chuẩn IV điểm trung bình 4,3 / 5, chỉ sử dụng thuốc y học cổ truyền thành
phẩm, chưa tổ chức điều trị bằng phương pháp không dùng thuốc (50%); Chuẩn VII
điểm trung bình 8,8 / 10, cơ sở vật chất và trang thiết bị cơ bản còn nhiều hạn chế;
25% UBND xã chưa hỗ trợ kinh phí duy tu bảo dưỡng TYT; chỉ đạo các ban ngành,
đoàn thể phối hợp với y tế còn hạn chế [37].
- Nguyễn Cửu Long “Nghiên cứu tình hình hoạt động của y tế xã tại huyện
Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang năm 2008” cho kết quả: 14/14 xã đạt Chuẩn (100%);
bình quân có 7,2 cán bộ y tế / trạm y tế; 100% trạm có đủ số lượng và cơ cấu cán bộ
chuyên môn; 57,14% số trạm y tế có bác sỹ có trang thiết bị xét nghiệm [39].
- Nguyễn Thị Thúy “Nghiên cứu tình hình hoạt động y tế xã theo 10 chuẩn
quốc gia tại thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam năm 2008” cho kết quả: 12/13 xã
đạt Chuẩn (92,3%). Tỷ lệ số xã, phường đạt chuẩn ở Chuẩn I là 84,6%; Chuẩn II là
76,92%; Chuẩn III là 61,5%; Chuẩn IV là 38,5%; Chuẩn V là 100%; Chuẩn VI là
76,92%; Chuẩn VII là 23,1%; Chuẩn VIII là 69,2%; Chuẩn IX là 61,53%; Chuẩn X
là 61,53% [79].
1.2.2. Tình hình thực hiện Chuẩn quốc gia về y tế xã giai đoạn 2001 - 2010 và
Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011 - 2020 tại tỉnh Bình Định


23

- Trong giai đoạn 2002 - 2010, căn cứ các quy định của Bộ Y tế và tình hình
thực tế của địa phương, Sở Y tế Bình Định đã ban hành các văn bản để hướng dẫn
cụ thể việc kiểm tra, chấm điểm Chuẩn quốc gia về y tế xã trên cơ sở lồng ghép quy
định của các chương trình, mục tiêu y tế được triển khai ở tuyến xã, cập nhật các
quy định mới của Bộ Y tế và khả năng tổ chức thực hiện ở các địa phương. Đây là
căn cứ tổ chức thực hiện Chuẩn ở các cấp của tỉnh, bao gồm các văn bản:
+ Công văn số 803/YT-NVY ngày 14/10/2003 về việc ban hành Hướng dẫn
kiểm tra, chấm điểm bảng điểm Chuẩn Quốc gia về y tế xã [45];
+ Công văn số 1004/YT-NVY ngày 23/12/2003 về việc hướng dẫn đăng ký,

kiểm tra, giám sát và đề nghị xét công nhận đạt Chuẩn Quốc gia về y tế xã [46];
+ Công văn số 528/YT-NVY ngày 15/6/2005 về việc điều chỉnh một số tiêu
chí kiểm tra, chấm điểm việc thực hiện Chuẩn Quốc gia về y tế xã năm 2005 [47];
+ Công văn số 685/YT-NVY ngày 11/7/2007 về việc ban hành Hướng dẫn
đăng ký, kiểm tra, giám sát và đề nghị công nhận đạt Chuẩn Quốc gia về y tế xã [48].
- Theo báo cáo của Sở Y tế Bình Định đến năm 2011 [51] toàn tỉnh có:
+ 150 xã đạt Chuẩn quốc gia về y tế, chiếm 94,3% số xã toàn tỉnh. 9/11
huyện, thành phố có 100% số xã đạt Chuẩn.
+ Chuẩn quốc gia về y tế xã tiếp tục được ngành Y tế và chính quyền các địa
phương trong tỉnh tích cực tổ chức thực hiện nhằm không ngừng nâng cao chất lượng
công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn tỉnh.
+ Tại các xã đạt Chuẩn, công tác y tế được triển khai thực hiện có nề nếp,
khoa học và toàn diện; cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và nhân lực trạm y tế cơ bản
được chuẩn hóa, các hoạt động chuyên môn có chất lượng và đạt hiệu quả.
+ Một số tồn tại trong thực hiện Chuẩn quốc gia về y tế xã là:
Vệ sinh môi trường tại nhiều địa phương chưa đảm bảo, tỷ lệ hộ gia đình có
hố xí hợp vệ sinh, xử lý rác thải, phân gia súc hợp vệ sinh còn ở mức thấp.
Công tác khám, quản lý sức khỏe người cao tuổi, người tàn tật, học sinh ở
nhiều đơn vị chưa đạt chỉ tiêu theo quy định; thiếu sự chỉ đạo, hỗ trợ kinh phí của
chính quyền địa phương để duy trì hoạt động này.


24

Tỷ lệ khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền và tỷ lệ xã có chuyên trách y học
cổ truyền còn thấp.
Nhân lực một số trạm y tế vẫn chưa đủ về số lượng và các chức danh chuyên
môn theo quy định của Bộ Y tế.
Tại một số địa phương đã đạt Chuẩn, chất lượng hoạt động chuyên môn y tế
chưa được duy trì và nâng cao, kết quả đạt được thấp hơn so với năm trước.

+ Nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại nêu trên là:
Sự quan tâm chỉ đạo và đầu tư của Đảng ủy, chính quyền một số địa phương
chưa tương xứng, chưa thường xuyên, liên tục nhằm duy trì và nâng cao chất lượng
thực hiện Chuẩn.
Năng lực, trình độ chuyên môn của một số cán bộ trạm y tế còn hạn chế, nhất
là cán bộ người dân tộc thiểu số thuộc các xã miền núi nên chưa đáp ứng được yêu
cầu tham mưu, tổ chức thực hiện Chuẩn tại địa phương.
Công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện Chuẩn của một số huyện thiếu sâu sát,
chưa thường xuyên, chưa kịp thời; sự phối hợp giữa Trung tâm Y tế và Phòng Y tế
thiếu chặt chẽ.
Xuất hiện tư tưởng chủ quan, buông lỏng trong quản lý và hoạt động của
trạm y tế tại một số xã đã đạt Chuẩn.
- Từ năm 1999 đến 2003, có 97 trạm y tế xã thuộc tỉnh Bình Định được đầu
tư xây dựng mới từ Dự án Hỗ trợ y tế Quốc gia. Theo thiết kế kỹ thuật được Bộ Y tế
phê duyệt, các trạm y tế này có tổng diện tích 70 m2 bao gồm các phòng:
+ Phòng đa năng: diện tích 28 m2.
+ Phòng dịch vụ kỹ thuật: diện tích 10,5 m2.
+ Phòng lưu bệnh nhân: diện tích 10,5 m2.
+ Phòng sau đẻ: diện tích 10,5 m2.
+ Phòng tiệt trùng: diện tích 8,55 m2.
+ Nhà vệ sinh: diện tích 1,95 m2.
Ngoài ra, có 6 trạm y tế được xây dựng theo mô hình trên từ nguồn kinh phí
xóa xã trắng về y tế của Trung ương [30].


25

- Từ năm 2002 đến 2003, có 26 trạm y tế xã được đầu tư xây dựng từ nguồn
kinh phí của tỉnh với diện tích từ 150 - 165 m2 bao gồm các phòng [30]:
+ Phòng đa năng: diện tích khoảng 16,8 m2.

+ Phòng dược: diện tích khoảng 7,9 m2.
+ Phòng kỹ thuật: diện tích khoảng 12,6 m2.
+ Phòng lưu bệnh nhân: diện tích khoảng 12,6 m2.
+ Phòng đẻ: diện tích khoảng 12,6 m2.
+ Phòng sau đẻ: diện tích khoảng 13,8 m2.
+ Phòng tiệt trùng, vô trùng: diện tích khoảng 10,5 m2.
+ Nhà vệ sinh: diện tích khoảng 5,8 m2.
- Theo Nghiên cứu thực trạng công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản tại các
trạm y tế xã tỉnh Bình Định năm 2005 [62]:
+ Số nhân viên y tế trung bình/trạm y tế thuộc khu vực miền núi là 4,8 thấp
hơn so với khu vực thành thị là 5,12 và đồng bằng là 5,16.
+ Tỷ lệ trạm y tế có đủ cơ cấu cán bộ theo Chuẩn quốc gia về y tế xã (chưa
kể cán bộ chuyên trách Y học cổ truyền) ở khu vực miền núi là 16% cao hơn khu
vực đồng bằng là 8,86% và thành thị là 3,85%; tỷ lệ trạm thiếu cán bộ chăm sóc
SKSS khu vực miền núi là 10%, cao hơn khu vực đồng bằng là 1,27%.
+ Về cơ sở hạ tầng, số trạm y tế có dưới 6 phòng thuộc khu vực miền núi là
44%, cao hơn nhiều so với khu vực thành thị là 15,38% và đồng bằng là 17,72%. Tỷ
lệ trạm có các công trình phụ trợ và nguồn nước sạch ở miền núi cũng thấp hơn so
với các khu vực còn lại.
- Nghiên cứu của Nguyễn Văn Cang và cộng sự tại 37 TYT thuộc xã chưa
đạt Chuẩn quốc gia về y tế xã của tỉnh Bình Định vào năm 2009 [30] cho kết quả:
+ Về nhân lực: đến tháng 11/2010, số nhân viên y tế trong biên chế trung
bình của một trạm y tế là 4,7 + 0,97; 40,54% trạm y tế có đủ số lượng nhân viên
theo quy định; 13,51% trạm y tế có đủ cơ cấu chuyên môn theo quy định.
Có sự phân bổ không đều các chức danh chuyên môn giữa các trạm y tế gây
nên tình trạng thừa chức danh này nhưng thiếu chức danh khác.


×