Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Luận văn đánh giá việc thực hiện phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn theo bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện việt nam tại trung tâm y tế phú tân, an giang giai đoạn 2016 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.58 MB, 114 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

TRẦN TRỌNG TÍN

ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN
PHỊNG NGỪA VÀ KIỂM SỐT NHIỄM KHUẨN
THEO BỘ TIÊU CHÍ CHẤT LƯỢNG BỆNH VIỆN VIỆT NAM
TẠI TRUNG TÂM Y TẾ PHÚ TÂN GIAI ĐOẠN 2016 - 2019

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA II TỔ CHỨC QUẢN LÝ Y TẾ
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 62.72.76.05

HÀ NỘI, 2020


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

TRẦN TRỌNG TÍN

ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN
PHỊNG NGỪA VÀ KIỂM SỐT NHIỄM KHUẨN
THEO BỘ TIÊU CHÍ CHẤT LƯỢNG BỆNH VIỆN VIỆT NAM
TẠI TRUNG TÂM Y TẾ PHÚ TÂN GIAI ĐOẠN 2016 - 2019

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA II TỔ CHỨC QUẢN LÝ Y TẾ
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 62.72.76.05
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
Tiến sĩ TRẦN QUANG HIỀN


HÀ NỘI, 2020


i

LỜI CẢM ƠN
Luận văn tốt nghiệp này là kết quả của quá trình học tập chương trình Chuyên
khoa II Quản lý Tổ chức Y tế của trường Đại học Y tế Công cộng tại trường Cao đẳng
Y tế Đồng Tháp.
Với tình cảm chân thành, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới Thầy Tiến sĩ Trần
Quang Hiền và Thầy Thạc sĩ Phùng Thanh Hùng đã dành thời gian quý báu, tận tình
hướng dẫn trong quá trình thực hiện nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Xin cảm ơn Ban giám hiệu, phòng Đào tạo sau đại học, các thầy cô giáo của
trường Đại học Y tế Công cộng đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ tơi hồn
thành chương trình học tập.
Xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo và cán bộ của Trung tâm Y tế Phú Tân, An
Giang đã tạo điều kiện, giúp đỡ tơi hồn thành nghiên cứu này.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn những người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã khuyến
khích trên con đường học tập và cảm ơn tất cả những thành viên của lớp Chuyên khoa
II Quản lý Tổ chức Y tế V Đồng Tháp đã cùng tôi học tập, chia sẻ kinh nghiệm.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng bằng tất cả nhiệt huyết, năng lực song không tránh
khỏi những thiếu sót trong báo cáo luận văn này, tơi rất mong nhận được sự góp ý q
báu của q thầy, cơ và các bạn bè đồng nghiệp./.
Đồng Tháp, ngày 07 tháng 10 năm 2020
Tác giả luận văn

Trần Trọng Tín


ii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................i
MỤC LỤC ........................................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................. v
DANH MỤC CÁC BẢNG..............................................................................................vi
DANH MỤC CÁC BIỂU................................................................................................vi
TÓM TẮT LUẬN VĂN ................................................................................................vii
ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................................. 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU............................................................................................. 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................................. 4
1.1. Các khái niệm, qui định, tiêu chí, phương pháp đánh giá ......................................... 4
1.1.1. Các khái niệm ......................................................................................................... 4
1.1.2. Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện Việt Nam............................................................ 5
1.1.3. Đánh giá các tiêu chí chất lượng ........................................................................... 7
1.1.4. Các tiêu chí về Phịng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn trong nghiên cứu ............ 9
1.2. Tổng quan các nội dung liên quan .......................................................................... 10
1.2.1. Thực trạng cơng tác phịng ngừa và kiểm sốt nhiễm khuẩn .............................. 10
1.2.2.1. Trên thế giới ..................................................................................................... 10
1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến cơng tác phịng ngừa và KSNK ................................. 13
1.2.3. Một số nghiên cứu về cơng tác phịng ngừa và kiểm soát nhiểm khuẩn .............. 14
1.3. Khung lý thuyết ....................................................................................................... 18
1.4. Giới thiệu tóm tắt về địa bàn nghiên cứu ................................................................ 19


iii

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................. 20
2.1. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................. 20
2.1.1. Nghiên cứu định lượng ......................................................................................... 20

2.1.2. Nghiên cứu định tính ............................................................................................ 20
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ........................................................................... 20
2.2.1. Thời gian nghiên cứu ........................................................................................... 20
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................................ 20
2.3. Thiết kế nghiên cứu ................................................................................................. 21
2.4. Cỡ mẫu .................................................................................................................... 21
2.4.1. Cỡ mẫu cho nghiên cứu định lượng ..................................................................... 21
2.4.2. Cỡ mẫu cho nghiên cứu định tính ........................................................................ 21
2.5. Phương pháp chọn mẫu ........................................................................................... 21
2.5.1. Chọn mẫu cho phương pháp nghiên cứu định lượng........................................... 21
2.5.2. Chọn mẫu cho phương pháp nghiên cứu định tính .............................................. 21
2.6. Phương pháp thu thập số liệu .................................................................................. 22
2.6.1. Xây dựng và hồn thiện bộ cơng cụ nghiên cứu .................................................. 22
2.6.3. Thu thập thơng tin định tính ................................................................................. 23
2.8. Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá ........................................................ 24
2.9. Phương pháp phân tích số liệu ................................................................................ 25
2.9.1. Phân tích số liệu định lượng ................................................................................ 25
2.9.2. Phân tích số liệu định tính ................................................................................... 25
2.10. Sai số trong nghiên cứu, biện pháp khắc phục ..................................................... 25


iv

2.11. Đạo đức của nghiên cứu ........................................................................................ 26
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................................... 27
3.1. Thực trạng thực hiện phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn tại trung tâm y tế Phú
Tân, An Giang giai đoạn 2016 - 2019. ........................................................................... 27
3.1.1. Kết quả đánh giá chung ....................................................................................... 27
3.1.2. Kết quả đánh theo từng tiêu chí ........................................................................... 27
3.2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng thực hiện phịng ngừa và kiểm

sốt nhiễm khuẩn tại trung tâm y tế Phú Tân giai đoạn 2016 - 2019. ........................... 37
3.2.1. Các yếu tố quản lý ................................................................................................ 37
3.2.2. Các yếu tố nguồn nhân lực, đào tạo .................................................................... 41
Chương 4: BÀN LUẬN ................................................................................................. 46
4.1. Thực trạng thực hiện phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn tại trung tâm y tế Phú
Tân, An Giang giai đoạn 2016 - 2019 ............................................................................ 46
4.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng thực hiện phòng ngừa và kiểm soát nhiễm
khuẩn tại trung tâm y tế Phú Tân, An Giang giai đoạn 2016 - 2019 ............................. 53
4.2.1. Các yếu tố hoạt động quản lý ............................................................................... 53
4.2.2. Các yếu tố nguồn nhân lực, đào tạo .................................................................... 55
4.2.3. Các yếu tố cơ sở hạ tầng, trang thiết bị ............................................................... 58
4.3. Hạn chế của nghiên cứu .......................................................................................... 59
KẾT LUẬN .................................................................................................................... 61
KHUYẾN NGHỊ ............................................................................................................ 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................
PHỤ LỤC ...........................................................................................................................


v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BS

: Bác sĩ

ĐD

: Điều dưỡng


CTCL

: Cải tiến chất lượng



: Hội đồng

HSCC

: Hồi sức cấp cứu

KHNV

: Kế hoạch nghiệp vụ

KSNK

: Kiểm soát nhiễm khuẩn

NB

: Người bệnh

NC

: Nghiên cứu

NCV


: Nghiên cứu viên

NKBV

: Nhiễm khuẩn bệnh viện

NVYT

: Nhân viên y tế

ML

: Mạng lưới

PVS

: Phỏng vấn sâu

TLN

: Thảo luận nhóm

TPPHCN

: Trang phục phịng hộ cá nhân

TTYT

: Trung tâm y tế


VST

: Vệ sinh tay


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Tình hình thực hiện các tiểu mục của tiêu chí C4.1 ..................................... 28
Bảng 3.2: Tình hình thực hiện các tiểu mục của tiêu chí C4.2 ..................................... 30
Bảng 3.3: Tình hình thực hiện các tiểu mục của tiêu chí C4.3 ..................................... 31
Bảng 3.4: Tình hình thực hiện các tiểu mục của tiêu chí C4.4 ..................................... 33
Bảng 3.5: Tình hình thực hiện các tiểu mục của tiêu chí C4.5 ..................................... 34
Bảng 3.6: Tình hình thực hiện các tiểu mục của tiêu chí C4.6 ..................................... 36

DANH MỤC CÁC BIỂU
Biểu đồ 3.1: Kết quả chất lượng của nhóm tiêu chí phịng ngừa và KSNK (C4) giai
đoạn 2016 - 2019 ............................................................................................................ 27
Biểu đồ 3.2: Kết quả chất lượng của tiêu chí C4.1 ........................................................ 28
Biểu đồ 3.3: Kết quả chất lượng của tiêu chí C4.2 ........................................................ 29
Biểu đồ 3.4: Kết quả chất lượng của tiêu chí C4.3 ........................................................ 31
Biểu đồ 3.5: Kết quả chất lượng của tiêu chí C4.4 ........................................................ 32
Biểu đồ 3.6: Kết quả chất lượng của tiêu chí C4.5 ........................................................ 34
Biểu đồ 3.7: Kết quả chất lượng của tiêu chí C4.6 ........................................................ 35


vii

TĨM TẮT LUẬN VĂN

Chất lượng phịng ngừa và kiểm sốt nhiễm khuẩn (KSNK) ảnh hưởng tới chất
lượng khám chữa bệnh, sự hài lòng của người bệnh và được đánh giá thơng qua nhóm
tiêu chí C4 của Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện Việt Nam (phiên bản 2.0) từ năm
2016. Tại Trung tâm y tế Phú Tân kết quả mức chất lượng nhóm tiêu chí phịng ngừa
và KSNK giai đoạn 2016 - 2019 luôn ở mức khá, vậy các nguồn lực hiện tại có đủ duy
trì những tiêu chí đạt được? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến kết quả thực hiện?
Nghiên cứu “Đánh giá việc thực hiện phòng ngừa và kiểm sốt nhiễm khuẩn theo Bộ
tiêu chí chất lượng bệnh viện Việt Nam tại trung tâm y tế Phú Tân giai đoạn 2016 2019” sử dụng thiết kế nghiên cứu cắt ngang, kết hợp phương pháp định lượng và định
tính, được tiến hành từ tháng 3 đến tháng 8 năm 2020 với mục tiêu mô tả kết quả chất
lượng phịng ngừa, KSNK và tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng tại Trung tâm y tế Phú
Tân giai đoạn 2016 - 2019.
Kết quả cho thấy giai đoạn 2016 - 2019 tiêu chí ở mức chất lượng khá, số điểm
trung bình tăng từ 3,0 lên 3,83 điểm; Tiêu chí Triển khai chương trình và giám sát tuân
thủ vệ sinh tay (C4.3) giảm mức chất lượng từ tốt xuống khá; Tiêu chí Xây dựng và
hướng dẫn nhân viên y tế thực hiện các quy trình KSNK (C4.2) có mức chất lượng tốt;
02 tiêu chí Thiết lập và hồn thiện hệ thống KSNK (C4.1), Giám sát, đánh giá việc
triển khai KSNK (C4.4) từ mức chất lượng khá lên mức tốt; 02 tiêu chí Quản lý chất
thải rắn y tế (C4.5) và Quản lý chất thải lỏng y tế (C4.6) vượt từ mức chất lượng trung
bình lên chất lượng tốt. Trong thời gian tới có 04 tiêu chí có thể đạt mức chất lượng rất
tốt là C4.1, C4.2, C4.4 và C4.5, có 02 tiêu chí khơng thể nâng mức chất lượng cao hơn
là C4.3 và C4.6. Hoạt động quản lý là yếu tố then chốt quyết định kết quả thực hiện
của tiêu chí thơng qua Kế hoạch cải tiến chất lượng kiểm sốt nhiễm khuẩn.
Khuyến nghị: Hằng năm Trung tâm xây dựng và ban hành Kế hoạch cải tiến
chất lượng về KSNK, ưu tiên thực hiện những tiểu mục phù hợp với nguồn lực.


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với sự phát triển của y học, nhiễm khuẩn bệnh viện đang là vấn đề quan

tâm trên Thế giới và Việt Nam. Trước tình hình nhiều bệnh dịch mới, nguy hiểm, tỷ lệ
tử vong cao, có nguy cơ lây lan thành dịch, tái dịch trong cộng đồng đặc biệt trong
bệnh viện. Ngồi ra tình hình kháng thuốc kháng sinh đang là mối đe dọa nghiêm trọng
đến sức khỏe cộng đồng thế giới [40], [42], [43] và đã trở thành thách một thức lớn
nhất trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn hiện nay [28]. Khơng kiểm sốt được tỷ lệ
nhiễm khuẩn bệnh viện không chỉ phản ánh chất lượng khám chữa bệnh kém, mà còn
ảnh hưởng đến sự an toàn của người bệnh, hậu quả sau cùng là mất niềm tin của người
bệnh và nhân viên y tế tại cở sở khám và chữa bệnh [13]. Tuy nhiên, tình hình nhiễm
khuẩn bệnh viện có thể kiểm sốt được thơng qua việc thực hành tốt cơng tác phịng
ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn [6].
Trên Thế giới, mức độ triển khai thực hành phịng ngừa và kiểm sốt nhiễm
khuẩn tại các quốc gia tuy rất khác nhau nhưng rất mạnh mẽ và chủ động, hầu hết đều
tổ chức tốt chương trình phịng ngừa và kiểm sốt nhiễm khuẩn bệnh viện, đưa những
chuẩn mực về chất lượng vào thực hành lâm sàng [27].
Ở Việt Nam, kiểm soát nhiễm khuẩn là một ngành non trẻ, mới ra đời trong thập
niên 90 của thế kỷ XX. Lực lượng làm cơng tác kiểm sốt nhiễm khuẩn còn yếu và
thiếu [27]. Nhằm nâng cao năng lực kiểm soát nhiễm khuẩn tại các cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh, bên cạnh các Thông tư 18/2009/TT-BYT ngày 14/10/2009 về hướng dẫn tổ
chức thực hiện cơng tác kiểm sốt nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
và Thông tư số 16/2018/TT-BYT ngày 20/7/2018 quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn
các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Bộ Y tế cũng đã ban hành hướng dẫn các quy trình
kỹ thuật, phịng ngừa và kiểm sốt các bệnh lây nhiễm nguy hiểm như cúm H 5N1,
MERS - CoV, EBOLA, COVID - 19,…góp phần tích cực vào cơng tác phịng chống
dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân. Song song đó, việc chuẩn hóa và nâng cao chất
lượng phịng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn được Bộ Y tế triển khai áp dụng thông


2

qua các tiêu chí thuộc nhóm C4 của Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện Việt Nam (phiên

bản 2.0), qua đó giúp các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chủ động đề ra các mục tiêu
ngắn hạn và dài hạn, từng bước xây dựng hồn thiện các tiêu chí phù hợp với điều kiện
hiện có của đơn vị góp phần kiểm soát các bệnh lây nhiễm, mang lại sự an toàn cho
người bệnh đến khám, điều trị và cho cộng đồng [12].
Trung tâm y tế Phú Tân, tỉnh An Giang là trung tâm y tế đa chức năng có quy
mơ 190 giường điều trị nội trú, tuy nhiên để đáp ứng nhu cầu chăm sóc và điều trị của
nhân dân tại địa phương số giường thực kê lên đến 249 giường và thường xuyên trong
tình trạng quá tải [36]. Để kiểm sốt tốt tình hình nhiễm khuẩn bệnh viện trong điều
kiện cơ sở chật hẹp đòi hỏi hoạt động phòng ngừa và kiểm sốt nhiễm khuẩn phải ln
hoạt động tốt, chất lượng phải ln được duy trì và cải tiến liên tục. Trong nhiều năm
qua tình hình nhiễm khuẩn bệnh viện tại trung tâm ln được kiểm sốt tốt (từ 0,0%
đến 1,0%) [35]. Tuy nhiên, từ năm 2016 đến nay Sở Y tế An Giang đánh giá chất
lượng bệnh viện theo Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện Việt Nam phiên bản 2.0 và tại
Trung tâm y tế Phú Tân nhóm tiêu chí chất lượng về phịng ngừa và kiểm sốt nhiễm
khuẩn (nhóm C4) ln ở mức chất lượng khá mặc dù trung tâm đã có nhiều hoạt động
cải tiến nhằm nâng mức chất lượng của nhóm tiêu chí này [23]. Vậy, việc thực hiện các
tiêu chí chất lượng trong 4 năm qua như thế nào? Các nguồn lực hiện có tại đơn vị có
đủ để triển khai và duy trì những tiêu chí chất lượng đã đạt được? Những yếu tố nào
ảnh hưởng đến kết quả thực hiện các tiêu chí chất lượng? Đây là việc vơ cùng quan
trọng cần được trả lời trên những lý luận khoa học. Xuất phát từ lý do đó, chúng tơi
tiến hành nghiên cứu “Đánh giá việc thực hiện phòng ngừa và kiểm sốt nhiễm
khuẩn theo Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện Việt Nam tại trung tâm y tế Phú Tân
giai đoạn 2016 - 2019”.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng thực hiện phịng ngừa và kiểm sốt nhiễm khuẩn theo Bộ
tiêu chí chất lượng bệnh viện Việt Nam (phiên bản 2.0) tại trung tâm y tế Phú Tân, An

Giang giai đoạn 2016 - 2019.
2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng thực hiện phịng ngừa và
kiểm sốt nhiễm khuẩn tại trung tâm y tế Phú Tân, An Giang giai đoạn 2016 - 2019.


4

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Các khái niệm, qui định, tiêu chí, phương pháp đánh giá
1.1.1. Các khái niệm
- Kiểm soát nhiễm khuẩn là việc xây dựng, triển khai và giám sát thực hiện các
quy định, hướng dẫn, quy trình chun mơn về KSNK nhằm giảm thiểu nguy cơ lây
nhiễm vi sinh vật gây bệnh cho người bệnh, nhân viên y tế và cộng đồng trong quá
trình cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh [16].
- Chất lượng bệnh viện Là tồn bộ các khía cạnh liên quan đến người bệnh,
người nhà người bệnh, nhân viên y tế, năng lực thực hiện chuyên môn kỹ thuật; các
yếu tố đầu vào, yếu tố hoạt động và kết quả đầu ra của hoạt động khám, chữa bệnh
[12].
Một số khía cạnh chất lượng bệnh viện là khả năng tiếp cận dịch vụ, an toàn,
người bệnh là trung tâm, hướng về nhân viên y tế, trình độ chun mơn, kịp thời, tiện
nghi, cơng bằng, hiệu quả…
- Tiêu chí: Là các yếu tố dùng để đo lường hoặc kiểm tra, giám sát mức độ yêu
cầu cần đạt được ở một khía cạnh cụ thể của chất lượng [12].
Mỗi tiêu chí là tập hợp danh mục các tiểu mục cần kiểm tra, đo lường, giám sát
bệnh viện về việc tuân thủ hoặc không tuân thủ; đáp ứng hoặc không đáp ứng; đạt hoặc
không đạt [12].
- Chỉ số: Là cơng cụ đo lường một khía cạnh cụ thể của tiêu chí, được thể hiện
bằng con số, tỷ lệ, tỷ số, tỷ suất…
Chỉ số được tính tốn thơng qua việc thu thập, phân tích số liệu. Các chỉ số giúp
đo lường và chỉ ra mức độ chất lượng đạt được của tiêu chí.

Mỗi tiêu chí có thể có một hoặc nhiều chỉ số để đánh giá chất lượng [12].


5

- Mức (mức độ đánh giá của tiêu chí): Là các cấp độ chất lượng từ thấp đến cao
của một tiêu chí cụ thể, tương tự như các bậc thang. Trong Bộ tiêu chí này, mỗi tiêu chí
được chia làm 5 mức độ đánh giá (có thể được xem xét tương tự như 1 sao, 2 sao, 3
sao, 4 sao, 5 sao) [12].
- Tiểu mục (của tiêu chí:) Là các nội dung, hoạt động, kết quả… cụ thể cần đánh
giá của một tiêu chí. Mỗi tiểu mục chứa đựng một nội dung một công việc, một hoạt
động hoặc một kết quả đầu ra hoàn chỉnh. Mỗi tiểu mục được đánh giá là đạt hoặc
khơng đạt. Một tiêu chí tập hợp các tiểu mục được đánh số thứ tự từ 1 đến hết. Mỗi
mức độ chất lượng có thể có một hoặc nhiều tiểu mục khác nhau [12].
1.1.2. Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện Việt Nam
Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện Việt Nam năm 2016 được chỉnh sửa, bổ sung
và nâng cấp một số tiêu chí, tiểu mục từ Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện ban
hành thí điểm theo Quyết định sơ 4858/QĐ-BYT ngày 3 tháng 12 năm 2013 của Bộ
trưởng Bộ Y tế [12].
Các tiêu chí chất lượng được ban hành là bộ cơng cụ để các bệnh viện áp dụng
tự đánh giá chất lượng và phục vụ cho các đoàn kiểm tra của cơ quan quản lý tiến hành
đánh giá chất lượng bệnh viện theo định kỳ hằng năm hoặc đột xuất. Ngoài ra cũng là
công cụ cho các đơn vị kiểm định chất lượng độc lập tiến hành đánh giá và chứng nhận
chất lượng cho bệnh viện [12].
1.1.2.1. Mục tiêu của Bộ tiêu chí
Khuyến khích, định hướng và thúc đẩy các bệnh viện tiến hành các hoạt động
cải tiến và nâng cao chất lượng nhằm cung ứng dịch vụ y tế an toàn, chất lượng, hiệu
quả và đem lại sự hài lòng cho người bệnh, người dân và nhân viên y tế, đồng thời phù
hợp với bối cảnh kinh tế - xã hội đất nước, cụ thể [12]:
- Cung cấp công cụ đánh giá thực trạng chất lượng bệnh viện Việt Nam.



6

- Hỗ trợ cho các bệnh viện xác định được mức chất lượng tại thời điểm đánh giá
để tiến hành các hoạt động can thiệp nâng cao chất lượng bệnh viện.
- Định hướng cho bệnh viện xác định vấn đề ưu tiên để cải tiến chất lượng.
- Cung cấp tư liệu, căn cứ khoa học cho quy hoạch, đầu tư, phát triển bệnh viện.
- Cung cấp tư liệu, căn cứ khoa học cho việc xếp loại chất lượng bệnh viện, thi
đua và khen thưởng.
1.1.2.2. Bố cục của Bộ tiêu chí
Bộ tiêu chí bao gồm 83 tiêu chí chính thức, được chia làm 5 phần A, B, C, D, E:
- Phần A: Hướng đến người bệnh (19 tiêu chí)
- Phần B: Phát triển nguồn nhân lực (14 tiêu chí)
- Phần C: Hoạt động chun mơn (35 tiêu chí)
- Phần D: Cải tiến chất lượng (11 tiêu chí)
- Phần E: Tiêu chí đặc thù chuyên khoa (4 tiêu chí)
Mỗi phần A, B, C, D, E được chia thành các chương. Trong mỗi chương có một
số tiêu chí (mỗi chương có thể được xem xét như là một tiêu chuẩn chất lượng).
Bố cục của Bộ tiêu chí được trình bày theo thứ tự như sau:
- Phần: A, B, C, D, E
- Chương: A1, A2, B2, C3…
- Tiêu chí: A1.1, A1.2, B2.3, C5.4…
- Mức: 1, 2, 3, 4, 5.
- Tiểu mục: 1, 2, 3, 4, 5, 6…


7

1.1.3. Đánh giá các tiêu chí chất lượng

- Năm mức đánh giá một tiêu chí Mỗi tiêu chí đề cập một vấn đề xác định, được
xây dựng dựa trên năm bậc thang chất lượng (năm mức độ đánh giá). Một tiêu chí xem
xét các khía cạnh tồn diện của một vấn đề, bao gồm các nội dung về yếu tố cấu trúc,
yếu tố quy trình thực hiện và kết quả đầu ra. Năm mức độ chất lượng như sau [12]:
+ Mức 1: Chất lượng kém (chưa thực hiện, chưa tiến hành cải tiến chất lượng
hoặc vi phạm văn bản quy pháp luật, quy chế, quy định, quyết định).
+ Mức 2: Chất lượng trung bình (đã thiết lập một số yếu tố đầu vào).
+ Mức 3: Chất lượng khá (đã hoàn thiện đầy đủ các yếu tố đầu vào, có kết quả
đầu ra).
+ Mức 4: Chất lượng tốt (có kết quả đầu ra tốt, có nghiên cứu, đánh giá lại cơng
việc và kết quả đã thực hiện)
+ Mức 5: Chất lượng rất tốt (có kết quả đầu ra tốt, có áp dụng kết quả đánh giá,
nghiên cứu vào cải tiến chất lượng, tiếp cận với chất lượng bệnh viện các nước trong
khu vực hoặc các nước tiên tiến trên thế giới).
- Nguyên tắc đánh giá tiêu chí [12]:
+ Mỗi tiêu chí được đánh giá chia theo 5 mức, bao gồm từ mức 1 đến mức 5.
+ Tiêu chí được xếp ở mức 1 nếu có bất kỳ một tiểu mục nào trong mức 1.
+ Tiêu chí được xếp ở mức 2 nếu:
-

Khơng có tiểu mục nào trong mức 1.

-

Đạt được tồn bộ các tiểu mục trong mức 21.

+ Tiêu chí được xếp ở mức 3 nếu:
1. Nếu bệnh viện không đạt đầy đủ các tiểu mục trong mức 2 (hoặc 3, 4, 5) thì bệnh viện chỉ
được đánh giá ở mức 1.



8

-

Đạt được mức 2.

-

Đạt được toàn bộ các tiểu mục trong mức 3.

+ Tiêu chí được xếp ở mức 4 nếu:
-

Đạt được mức 3.

-

Đạt được toàn bộ các tiểu mục trong mức 4.

+ Tiêu chí được xếp ở mức 5 nếu:
-

Đạt được mức 4.

-

Đạt được toàn bộ các tiểu mục trong mức 5.

- Nguyên tắc đánh giá các tiểu mục[12]:

+ Mỗi một tiểu mục của tiêu chí được đánh giá là “đạt” hoặc “không đạt” (riêng
các tiểu mục trong mức 1 (mang nghĩa âm tính) được đánh giá là “có” hoặc “không”).
+ Một tiểu mục được đánh giá là “đạt” cần tuân thủ triệt để theo nguyên tắc:
“hoặc không, hoặc tất cả”2.
+ Phạm vi thời gian đánh giá:
a. Tại thời điểm đánh giá
b. Trong vòng 1 năm trước thời điểm đánh giá
+ Mỗi tiêu chí được tính mốc trong 1 năm nếu khơng có các u cầu cụ thể về
mặt thời gian (từ 1/10 năm trước đến 30/9 năm sau); hoặc tính từ ngày 1/10 của năm
trước đến thời điểm đánh giá. Ví dụ tiêu chí mỗi người một giường, nếu có bất kỳ 1
giường bệnh có hiện tượng nằm ghép 3 người trong khoảng thời gian từ 1/10 năm
trước đến 30/9 năm sau thì xếp tiêu chí này ở mức 1.

2. Ví dụ: tiểu mục “Các khoa lâm sàng và cận lâm sàng có đầy đủ bồn rửa tay cho nhân viên
y tế” chỉ được xếp là “đạt” nếu toàn bộ các khoa lâm sàng và cận lâm sàng trong tồn bệnh
viện đều có bồn rửa tay. Nếu bất kỳ một khoanào khơng có bồn rửa tay sẽ đánh giá là “không
đạt”.


9

+ Các tiểu mục cần phỏng vấn ý kiến của nhân viên y tế/người bệnh được đánh
giá là đạt nếu phỏng vấn ít nhất 7 người và có từ 5 người trở lên trả lời đồng ý3.
+ Các tiểu mục cần đánh giá bệnh án, hồ sơ… được đánh giá là đạt nếu kiểm tra
ngẫu nhiên ít nhất 7 mẫu và có 5 mẫu trở lên đạt yêu cầu.
- Phương thức đánh giá các tiểu mục của tiêu chí [12]:
+ Quan sát thực trạng, theo dõi hoạt động.
+ Tra cứu sổ sách, máy tính, văn bản, nhật ký, tài liệu, số liệu…
+ Kiểm tra, phỏng vấn nhanh nhân viên y tế/người bệnh/người nhà người bệnh.
1.1.4. Các tiêu chí về Phịng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn trong nghiên cứu

- Tiêu chí Thiết lập và hồn thiện hệ thống kiểm sốt nhiễm khuẩn (C4.1), bao
gồm 21 tiểu mục: Mức 1 từ tiểu mục 1 đến 2; mức 2 từ tiểu mục 3 đến 5; mức 3 từ tiểu
mục 6 đến 12; mức 4 từ tiểu mục 13 đến 18; mức 5 từ tiểu mục 19 đến 21 [12]
- Tiêu chí Xây dựng và hướng dẫn nhân viên y tế thực hiện các quy trình kiểm
sốt nhiễm khuẩn trong bệnh viện (C4.2), bao gồm 13 tiểu mục: Mức 1 có tiểu mục 1;
mức 2 có tiểu mục 2; mức 3 từ tiểu mục 3 đến 6; mức 4 từ tiểu mục 7 đến 9; mức 5 từ
tiểu mục 10 đến 13 [12]
- Tiêu chí Triển khai chương trình và giám sát tn thủ vệ sinh tay (C4.3), bao
gồm 21 tiểu mục: Mức 1 từ tiểu mục 1 đến 2; mức 2 từ tiểu mục 3 đến 5; mức 3 từ tiểu
mục 6 đến 11; mức 4 từ tiểu mục 12 đến 17; mức 5 từ tiểu mục 18 đến 21[12]
- Tiêu chí Giám sát, đánh giá việc triển khai kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh
viện (C4.4), bao gồm 20 tiểu mục: Mức 1 có 1 tiểu mục; mức 2 từ tiểu mục 2 đến 3;
mức 3 từ tiểu mục 4 đến 8; mức 4 từ tiểu mục 9 đến 13; mức 5 từ tiểu mục 14 đến 20
[12]
3. Cỡ mẫu này dựa trên bảng thống kê tính cỡ mẫu, có lực mẫu P = 80% (anpha = 0,05) và
ngưỡng chấp nhận = 70% (threshold = 70%).


10

- Tiêu chí Chất thải rắn y tế được quản lý chặt chẽ, xử lý an toàn và tuân thủ
theo đúng quy định (C4.5), bao gồm 29 tiểu mục: Mức 1 từ tiểu mục 1 đến 5; mức 2 từ
tiểu mục 6 đến 11; mức 3 từ tiểu mục 12 đến 17; mức 4 từ tiểu mục 18 đến 21; mức 5
từ tiểu mục 22 đến 29 [12]
- Tiêu chí Chất thải lỏng y tế được quản lý chặt chẽ, xử lý an toàn và tuân thủ
theo đúng quy định (C4.6), bao gồm 20 tiểu mục: Mức 1 từ tiểu mục 1 đến 4; mức 2 từ
tiểu mục 5 đến 7; mức 3 từ tiểu mục 8 đến 12; mức 4 từ tiểu mục 13 đến 16; mức 5 từ
tiểu mục 17 đến 20 [12].
1.2. Tổng quan các nội dung liên quan
1.2.1. Thực trạng cơng tác phịng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn

1.2.2.1. Trên thế giới
Năm 1900, người ta đã bắt đầu tách riêng những người nhiễm vào khu riêng và
thực hiện một số biện pháp khử khuẩn và cách ly [27].
Năm 1910, hệ thống cách ly được tăng cường qua việc sử dụng những phịng
bệnh nhỏ, áo chồng riêng, vệ sinh tay sau khi tiếp xúc với người bệnh, tiệt khuẩn dụng
cụ bị ô nhiễm [27].
Những năm 1050 đến 1970, những bệnh viện chuyên khoa truyền nhiễm lần
lượt ra đời, năm 1970 Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ phát hành cuốn sổ tay
“Kỹ thuật cách ly trong bệnh viện” và có khoảng 90% bệnh viện ở Mỹ đã áp dụng [27].
Tại Châu Á, mức độ triển khai công tác KSNK ở nhiều quốc gia khác nhau và
năm 1998 một nhóm các chuyên gia hàng đầu về kiểm soát nhiễm khuẩn từ 16 quốc
gia đã tổ chức hội nghị tại Hồng Kông, để thành lập Hội KSNK khu vực Châu Á Thái
Bình Dương [27]. Từ đó, nhiều nhân viên chuyên trách KSNK và các cơ sở hạ tầng cho
hoạt động này đã được xây dựng và thực hiện ở hầu hết các quốc gia trong khu vực.


11

Ngày nay công tác KSNK đã được thực hiện tại hầu hết các quốc gia, nhằm mục
đích thúc đẩy việc thực hiện các mục tiêu phòng ngừa và KSNK. Một số tổ chức về
KSNK, vệ sinh an toàn lao động tại một số quốc gia trên thế giới như:
- Hiệp hội các bệnh viện của Hoa Kỳ (The American Hospital Association: AHA)
- Cơ quan quản lý an toàn lao động và sức khỏe (The Occupational Safety and
Health Administration: OSHA).
- Tổ chức an toàn và tiệt khuẩn dụng cụ (The Organization for Safety and Asepsis
Procedures: OSAP)
- Trung tâm dự phòng và kiểm soát bệnh Hoa Kỳ (The Center for Disease Control
and Prevention: CDC)
- Hội KSNK khu vực Châu Á-Thái Bình Dương (AsiaPacific of Society for
Infection Control: APSIC)

Chương trình KSNK đã được bổ sung đầy đủ vào trong thực hành thường quy của
các bệnh viện và được công nhận như là yếu tố thiết yếu của những thực hành chất
lượng bệnh viện. Tuy nhiên, tại những nước đang phát triển, cơ sở hạ tầng cho các
chương trình này vẫn thường thiếu thốn. Vấn đề ở đây không chỉ đơn giản là việc thiếu
nguồn lực, mà vấn đề chính là do nhận thức chưa đúng về tầm quan trọng của cơng tác
phịng ngừa nhiễm khuẩn mắc phải trong các bệnh viện [27].
1.2.2.2. Tại Việt Nam
KSNK là một ngành non trẻ, mới ra đời trong thập niện 90 của thế kỷ XX. Lực
lượng làm cơng tác KSNK cịn yếu và thiếu [27]. Tuy nhiên, trong những năm qua,
công tác KSNK được Bộ Y tế đặc biệt quan tâm, đã có nhiều chính sách nhằm nâng
cao năng lực KSNK tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được xây dựng và ban hành.
Đặc biệt, Thông tư số 16/2018/TT-BYT quy định về KSNK các cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh thay thế Thông tư 18/2009/TT-BYT về hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác



×