Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Luận văn thực trạng quản lý chất thải rắn y tế và kiến thức, thực hành của nhân viên y tế bệnh viện đa khoa đan phượng, thành phố hà nội, năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (983.16 KB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CƠNG CỘNG

NGUYỄN THỊ HỒI

H
P

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ
VÀ KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CỦA NHÂN VIÊN
Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐAN PHƯỢNG,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI, NĂM 2014

U

H

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01

HÀ NỘI, 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CƠNG CỘNG

NGUYỄN THỊ HỒI

H
P


THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ
VÀ KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CỦA NHÂN VIÊN
Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐAN PHƯỢNG,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI, NĂM 2014

U

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG

H

MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01

TS NGUYỄN THANH HÀ

Th.S TRẦN KHÁNH LONG

HÀ NỘI, 2014


i

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và tiến hành thực hiện luận văn tôi đã
nhận được sự động viên, giúp đỡ nhiệt tình, tạo điều kiện thuận lợi của các thầy cô
giáo, lãnh đạo bệnh viện nơi tơi thực hiện nghiên cứu, của cơ quan, gia đình và bạn
bè.
Tôi xin chân thành cảm ơn Hội đồng Đào tạo, Hội đồng Khoa học, các thầy
giáo, cô giáo trường Đại học Y tế công cộng; lãnh đạo và nhân viên y tế bệnh viện
đa khoa Đan Phượng - Hà Nội, cùng bạn bè là những người đã tận tình giảng dạy,

trao đổi kinh nghiệm, đóng góp những ý kiến q báu cho việc hồn thành đề tài

H
P

nghiên cứu.

Tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thanh Hà - Người hướng
dẫn khoa học, đã tận tình chỉ bảo. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn thầy giáo Ths.
Trần Khánh Long – Giáo viên hỗ trợ hướng dẫn, người đã giúp đỡ tơi nhiệt tình
trong q trình thực hiện luận văn, đực biệt về phương pháp nghiên cứu và phân
tích số liệu.

U

Tơi cũng xin chân thành cảm ơn cơ quan

Sau cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã ln sát cánh, động
viên giúp đỡ, chia sẻ với tơi những khó khăn trong q trình học tập và hồn thành
luận văn.

H

Hà Nội, ngày ….. tháng 12 năm 2014
Tác giả

Nguyễn Thị Hoài


ii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BTNMT

Bộ Tài nguyên và Môi trường

BYT

Bộ Y tế

BOD

Biochemical Oxygen Demand
(Nhu cầu oxi sinh hóa)

CTNH

Chất thải nguy hại

CTRYT

Chất thải rắn y tế

CTYT

Chất thải y tế

CTYTNH

Chất thải y tế nguy hại


ĐTNC

Đối tượng nghiên cứu

NVYT

Nhân viên y tế

QLCTRYT

Quản lý chất thải rắn y tế

WHO

World Health Organization

H
P

(Tổ chức y tế thế giới)

U

VSN

Vật sắc nhọn

H



iii

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ.........................................................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ....................................................................................3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................4
1.1. Cơ sở pháp lý liên quan tới quản lý, xử lý chất thải y tế tại Việt Nam ...............4
1.2. Một số vấn đề cơ bản về chất thải rắn y tế.........................................................6
1.2.1. Các khái niệm..........................................................................................6
1.2.2. Phân loại chất thải rắn y tế.......................................................................8
1.3. Một số tác hại của chất thải y tế tới môi trường và sức khỏe cộng đồng ................9

H
P

1.3.1. Nguy cơ đối với sức khỏe ........................................................................9
1.3.2. Nguy cơ đối với môi trường ..................................................................11
1.4. Thực trạng và một số nghiên cứu quản lý chất thải y tế tại một số quốc gia trên
thế giới ..................................................................................................................12
1.4.1. Thực trạng quản lý chất thải rắn trên thế giới.........................................12
1.4.2. Một số nghiên cứu về QLCTYT trên thế giới ........................................13

U

1.5. Thực trạng quản lý chất thải y tế tại Việt Nam ................................................14
1.6. Kiến thức, thực hành về quản lý chất thải rắn y tế...........................................15
1.6.1. Phân loại chất thải rắn y tế tại Bệnh viện ...............................................15

H


1.6.2. Thu gom chất thải rắn y tế .....................................................................16
1.6.3. Lưu giữ chất thải rắn y tế.......................................................................16
1.6.4. Vận chuyển chất thải ra ngoài cơ sở y tế................................................16
1.6.5. Một số yếu tố liên quan đến thực trạng quản lý chất thải y tế.................17
1.7. Hiện trạng quản lý chất thải rắn tại Bệnh viện đa khoa Đan Phượng ...............19
1.7.1. Thông tin chung về Bệnh viện đa khoa Đan Phượng .............................19
1.7.2. Quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện đa khoa Đan Phượng................19
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................22
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ...................................................................22
2.2. Đối tượng nghiên cứu .....................................................................................22
2.3. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................22


iv

2.4. Mẫu và phương pháp chọn mẫu ......................................................................22
2.4.1. Cỡ mẫu phát vấn....................................................................................22
2.4.2. Cỡ mẫu cho quan sát thực hành phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu giữ,
xử lý chất thải rắn y tế ...........................................................................................22
2.5. Phương pháp thu thập số liệu..........................................................................23
2.5.1. Thu thập thông tin thứ cấp.....................................................................23
2.5.2. Thu thập thông tin sơ cấp ......................................................................24
2.6. Các biến số nghiên cứu ...................................................................................27
2.7. Thước đo và tiêu chuẩn đánh giá ....................................................................34
2.7.1. Đánh giá cho điểm thực trạng phân loại, thu gom vận chuyển, lưu giữ và

H
P


xử lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện đa khoa Đan Phượng ....................................34
2.7.2. Đánh giá cho điểm đối với kiến thức, thực hành của nhân viên y tế về
phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu giữ chất thải rắn y tế tại Bệnh viện đa khoa Đan
Phượng..................................................................................................................35
2.8. Phương pháp phân tích số liệu ........................................................................36

U

2.9. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu ......................................................................36
2.10. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục................................37
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..............................................................38

H

3.1. Thực trạng phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý CTRYT ............38
3.1.1. Thực trạng các văn bản hướng dẫn và dụng cụ, trang thiết bị phục vụ
công tác QLCTRYT ..............................................................................................38
3.1.2. Thực trạng phân loại chất thải rắn y tế ...................................................39
3.1.3. Thực trạng thu gom chất thải rắn y tế ....................................................40
3.1.4. Thực trạng vận chuyển chất thải rắn y tế ...............................................40
3.1.5. Thực trạng lưu giữ và xử lý chất thải rắn y tế ........................................41
3.2. Kiến thức của nhân viên y tế về phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử
lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện đa khoa Đan Phượng .........................................42
3.2.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu..............................................42
3.2.2. Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về phân loại chất thải rắn y tế........44
3.2.3. Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về thu gom chất thải rắn y tế .........45


v


3.2.4. Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về vận chuyển chất thải rắn y tế ....46
3.2.5. Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về lưu giữ và xử lý CTRYT ..........46
3.2.6. Kiến thức chung về quản lý chất thải rắn y tế của đối tượng nghiên cứu 47
3.3. Thực hành của đối tượng nghiên cứu về phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu
giữ chất thải rắn y tế ..............................................................................................48
3.3.1. Thực hành của đối tượng nghiên cứu về phân loại chất thải rắn y tế ......48
3.3.2. Thực hành của đối tượng nghiên cứu về thu gom chất thải rắn y tế........48
3.3.3. Thực hành của đối tượng nghiên cứu về vận chuyển chất thải rắn y tế...49
3.3.4. Thực hành của đối tượng nghiên cứu về lưu giữ và xử lý CTRYT.........50
3.3.5. Thực hành chung của đối tượng nghiên cứu về QLCTRYT ...................50

H
P

3.4. So sánh thực hành qua bảng kiểm quan sát của các đối tượng nghiên cứu với
thực hành qua phiếu trả lời phát vấn ......................................................................51
3.5. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành quản lý chất thải rắn y tế của
nhân viên y tế ........................................................................................................52
3.5.1. Mối liên quan giữa đặc điểm cá nhân của đối tượng nghiên cứu với kiến

U

thức chung quản lý chất thải rắn y tế của đối tượng nghiên cứu .............................52
3.5.2. Mối liên quan giữa kiến thức chung về quản lý chất thải rắn y tế với thực
hành chung về quản lý chất thải rắn y tế ................................................................53

H

3.5.3. Mối liên quan giữa kiến thức phân loại và thực hành phân loại..............54
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ....................................................................................54

4.1. Thực trạng phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý CTRYT tại Bệnh
viện đa khoa Đan Phượng......................................................................................55
4.1.1. Thực trạng văn bản hướng dẫn và dụng cụ, trang thiết bị phục vụ công tác
quản lý CTRYT.....................................................................................................55
4.1.2. Thực trạng phân loại chất thải rắn y tế ...................................................57
4.1.3. Thực trạng thu gom chất thải rắn y tế ....................................................59
4.1.4. Thực trạng vận chuyển CTRYT.............................................................59
4.1.5. Thực trạng lưu giữ và xử lý CTRYT......................................................60
4.2. Kiến thức, thực hành của nhân viên y tế về phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu
giữ CTRYT ...........................................................................................................61


vi

4.3. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành về QLCTRYT của nhân viên
y tế ........................................................................................................................62
4.4. Ưu điểm và nhược điểm của nghiên cứu .........................................................63
4.4.1. Ưu điểm của nghiên cứu........................................................................63
4.4.2. Nhược điểm của nghiên cứu ..................................................................63
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN .....................................................................................65
5.1. Thực trạng về phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải rắn y
tế ...........................................................................................................................65
5.2. Kiến thức, thực hành của nhân viên y tế về phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu
giữ chất thải rắn y tế ..............................................................................................65

H
P

5.3. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành về quản lý chất thải rắn y tế
của nhân viên y tế .................................................................................................66

KHUYẾN NGHỊ ...................................................................................................67
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................68
Phụ lục 1: Bảng kiểm quan sát về dụng cụ chứa/đựng, vận chuyển chất thải rắn y tế

U

tại Bệnh viện Đa khoa Đan Phượng.......................................................................71
Phụ lục 2: Bảng kiểm quan sát về phân loại chất thải rắn y tế tại Bệnh viện Đa khoa
Đan Phượng ..........................................................................................................74

H

Phụ lục 3: Bảng kiểm quan sát về thu gom chất thải rắn y tế tại Bệnh viện Đa khoa
Đan Phượng ..........................................................................................................76
Phụ lục 4: Bảng kiểm quan sát về vận chuyển chất thải rắn y tế tại Bệnh viện Đa
khoa Đan Phượng ..................................................................................................77
Phụ lục 5: Bảng kiểm quan sát về lưu giữ và xử lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện
Đa khoa Đan Phượng.............................................................................................78
Phụ lục 6: Phiếu phỏng vấn kiến thức, thực hành về quản lý chất thải rắn y tế của
cán bộ/nhân viên y tế tại Bệnh viện đa khoa Đan Phượng......................................79


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU VÀ BIỂU ĐỒ
Bảng 2.1. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp ..................................................24
Bảng 2.2. Nhóm biến số thực trạng QLCTRYT thu thập được do quan sát ............27
Bảng 2.3. Nhóm biến số về kiến thức, thực hành của nhân viên y tế về phân loại, thu
gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý CTRYT ...........................................................30
Bảng 3.1. Thực trạng về dụng cụ chứa đựng, vận chuyển chất thải rắn y tế ...........38

Bảng 3.2. Thực trạng phân loại chất thải rắn y tế ...................................................39
Bảng 3.3. Thực trạng thu gom chất thải rắn y tế.....................................................40
Bảng 3.4. Thực trạng vận chuyển chất thải rắn y tế................................................41

H
P

Bảng 3.5. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu..............................................43
Bảng 3.6. Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về phân loại chất thải rắn y tế........44
Bảng 3.7. Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về thu gom chất thải rắn y tế .........45
Bảng 3.8. Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về vận chuyển chất thải rắn y tế ....46
Bảng 3.9. Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về lưu giữ và xử lý CTRYT ..........47
Bảng 3.11. Thực hành của đối tượng nghiên cứu về thu gom chất thải rắn y tế......49

U

Bảng 3.12. Thực hành của đối tượng nghiên cứu về vận chuyển CTRYT ..............49
Bảng 3.13. Thực hành của đối tượng nghiên cứu về lưu giữ và xử lý CTRYT .......50

H

Bảng 3.14. So sánh giữa thực hành qua bảng kiểm quan sát của các đối tượng
nghiên cứu với thực hành qua phiếu trả lời phát vấn ..............................................51
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa đặc điểm cá nhân của đối tượng nghiên cứu với kiến
thức chung về quản lý chất thải rắn y tế.................................................................52
Bảng 3.16. Mối liên quan giữa kiến thức chung về quản lý chất thải rắn y tế với
thực hành chung về quản lý chất thải rắn y tế ........................................................53
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa kiến thức phân loại và thực hành phân loại............54
Biểu đồ 3.1: Kiến thức đạt của đối tượng nghiên cứu về các khâu trong QLCTRYT
tại Bệnh viện đa khoa Đan Phượng........................................................................47

Biểu đồ 3.2: Thực hành đạt của ĐTNC về các khâu trong quản lý CTRYT ...........50


viii

TÓM TẮT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Trong những năm gần đây, các cơ sở y tế đã có những nỗ lực trong cơng tác
quản lý chất thải góp phần tích cực nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường, bảo vệ và
chăm sóc sức khoẻ nhân viên y tế và cộng đồng. Tuy vậy, hiện nay việc xử lý chất
thải y tế vẫn cịn nhiều khó khăn và thách thức, đặc biệt là tại các bệnh viện tuyến
huyện. Chất thải y tế nếu khơng được quản lý tốt sẽ có nguy cơ ảnh hưởng đến sức
khỏe con người và ô nhiễm môi trường. Để trả lời cho câu hỏi thực trạng quản lý
chất thải rắn y tế tại Bệnh viện đa khoa Đan Phượng ra sao? Kiến thức, thực hành
của nhân viên y tế như thế nào? Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực

H
P

trạng quản lý chất thải rắn y tế và kiến thức, thực hành của nhân viên y tế tại Bệnh
viện đa khoa Đan Phượng, Thành phố Hà Nội, năm 2014”, với thiết kế nghiên cứu
cắt ngang. Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 02/2014 đến tháng 8/2014. Đối
tượng nghiên cứu là 116 nhân viên y tế của 13 khoa trong Bệnh viện đa khoa Đan
Phượng và toàn bộ dụng cụ, trang thiết bị phục vụ cho công tác quản lý chất thải rắn
(QLCTRYT) của Bệnh viện. Số liệu được thu thập bằng bảng kiểm quan sát để

U

đánh giá thực trạng và bộ câu hỏi phát vấn với kiến thức, thực hành về QLCTRYT.
Nghiên cứu đã thu được những kết quả chính như sau: dụng cụ chứa đựng, vận
chuyển CTRYT của bệnh viện đạt tiêu chí chung là 55,6%. Về thực trạng


H

QLCTRYT: 66,7% các khoa phòng thực hiện phân loại chất thải rắn y tế đạt; Tỷ lệ
các khoa phòng thực hiện thu gom đạt là 60,0%. Tỷ lệ khoa, phòng thực hiện vận
chuyển đạt là 71,1% và tại khâu lưu giữ, xử lý có 70% đạt yêu cầu.
Tỷ lệ các nhân viên y tế (NVYT) đã có kiến thức đúng về quy trình
QLCTRYT là 71,6% và có 62,1% ĐTNC thực hành đạt về các khâu trong quy trình
quản lý CTRYT.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, Các đối tượng nghiên cứu có tham gia tập huấn
về QLCTRYT có khả năng đạt về kiến thức liên quan đến QLCTRYT gấp 5,8 lần
so với các đối tượng nghiên cứu không được tham gia tập huấn (p<0,05). Các đối
tượng nghiên cứu có kiến thức chung về QLCTRYT đạt theo yêu cầu của Bộ Y tế
có xu hướng thực hành đúng về QLCTRYT gấp 2,63 lần so với các đối tượng


ix

nghiên cứu có kiến thức chung về QLCTRYT khơng đạt theo yêu cầu của Bộ Y tế
(p<0,05). Có mối liên quan thuận chiều giữa kiến thức phân loại CTRYT đạt và thực
hành phân loại CTRYT đạt của các ĐTNC.
Để công tác QLCTRYT của Bệnh viện đa khoa Đan Phượng được tốt hơn,
chúng tôi đưa ra một số khuyến nghị như sau: đối với lãnh đạo bệnh viện: (i) Cần tổ
chức tập huấn, truyền thông nâng cao kiến thức, thực hành về QLCTRYT cho nhân
viên y tế. (ii) Trang bị đầy đủ túi, thùng chứa đựng, vận chuyển chất thải theo đúng
qui định của Bộ Y tế. (iii) Thường xuyên kiểm tra, giám sát công tác quản lý chất
thải tại các khoa phòng trong Bệnh viện nhất là khâu phân loại, thu gom. Đối với
nhân viên y tế: (i) cần tuân thủ đúng các quy định, hướng dẫn về quản lý chất thải

H

P

rắn y tế. (ii) Tham gia đầy đủ các hoạt động truyền thông, tập huấn về quản lý chất
thải y tế.

H

U

.


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Chất thải y tế đã và đang là vấn đề được sự quan tâm của toàn xã hội nói
chung và ngành y tế nói riêng. Trong thời gian qua, các cơ sở y tế đã có những nỗ
lực trong cơng tác quản lý chất thải góp phần tích cực nhằm hạn chế ô nhiễm môi
trường, bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân viên y tế và cộng đồng. Tuy vậy, hiện
nay việc quản lý chất thải y tế vẫn cịn nhiều khó khăn và thách thức, đặc biệt là tại
các bệnh viện tuyến huyện.
Theo số liệu của Bộ Y tế, cả nước hiện có khoảng 13.640 cơ sở và trung tâm
y tế (trong đó có khoảng 1.263 bệnh viện các tuyến). Tổng lượng chất thải của các
cơ sở y tế này vào khoảng 350 tấn/ngày. Ước tính đến 2015 sẽ có khoảng 600

H
P

tấn/ngày; trong đó có khoảng 810% tương ứng với khoảng 40 tấn/ngày là chất thải
rắn y tế nguy hại cần phải được xử lý bằng các phương pháp phù hợp. Sự tăng lên

một cách nhanh chóng của chất thải y tế là một thách thức trong công tác quản lý
chất thải y tế ở tất cả các cấp [13], [7].

Năm 2005, WHO đã ước tính có khoảng 2 triệu nhân viên y tế đã bị phơi nhiễm

U

với viêm gan virus B, C và HIV trên toàn cầu do lây nhiễm qua những bơm kim tiêm
tại các cơ sở y tế [35]. Việc quản lý kém chất thải y tế cũng gây ảnh hưởng đến môi
trường như ô nhiễm mùi, sự phát sinh ruồi, gián, sâu bọ, các động vật gặm nhấm và

H

nguy hiểm hơn là sự ô nhiễm nguồn nước ngầm, sự phát triển của các lồi sinh vật
trong tự nhiên do việc chơn lấp chất thải y tế không đúng quy chuẩn [23], [24].
Nhằm hướng dẫn các cơ sở y tế thực hiện đúng công tác quản lý chất thải y
tế và đảm bảo thực hiện đúng Luật Bảo vệ môi trường, ngày 30 tháng 11 năm 2007,
Bộ Y tế đã ban hành Quyết định 43/2007/QĐ-BYT về Quy chế quản lý chất thải y
tế. Quy chế này được áp dụng đối với tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh, nhà hộ
sinh, trạm y tế, các bệnh viện và các cá nhân tham gia vận chuyển, xử lý, tiêu hủy
chất thải y tế.
Hiện nay, cả nước có gần 700 bệnh viện tuyến huyện và lượng chất thải rắn y
tế phát sinh trong quá trình khám chữa bệnh chiếm phần lớn tổng lượng chất thải
rắn của các bệnh viện trên toàn quốc [7]. Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu về
thực trạng quản lý chất thải rắn ở bệnh viện tuyến huyện. Q trình đơ thị hóa, gia


2

tăng dân số dẫn tới nhu cầu khám chữa bệnh cũng tăng lên và càng làm tăng lượng

chất thải y tế phát sinh. Đan Phượng là huyện thuộc tỉnh Hà Tây cũ nay là Thành
phố Hà Nội. Bệnh viện đa khoa Đan Phượng là bệnh viện hạng II, trực thuộc Sở Y
tế Hà Nội, sau 5 năm sát nhập cơ sở vật chất, trang thiết bị của bệnh viện đã được
tăng cường, chất lượng dịch vụ y tế cũng được nâng lên để đáp ứng yêu cầu nhiệm
vụ. Tuy nhiên cơng tác quản lý chất thải vẫn cịn có những bất cập, khó khăn (chất
thải y tế sắc nhọn chưa có hộp đựng đúng theo quy định, vận chuyển chất thải đến
chỗ tập trung chủ yếu bằng tay, chưa có máy tiêu hủy vật sắc nhọn, chưa có túi
đựng chất thải theo đúng quy định...). Bên cạnh đó, từ năm 2007 đến nay vẫn chưa
có nghiên cứu khoa học chính thức nào mơ tả đầy đủ đặc điểm tình hình quản lý

H
P

chất thải rắn y tế của bệnh viện tại khu vực ngoại ơ phía tây Thành phố Hà Nội.
Nghiên cứu và đánh giá đúng thực trạng quản lý chất thải rắn tại Bệnh viện đa khoa
Đan Phượng nhằm cung cấp thêm số liệu về thực trạng quản lý chất thải y tế ở các
tỉnh, thành phố trên cơ sở đó xây dựng giải pháp phù hợp góp phần tăng cường hiệu
quả quản lý chất thải y tế của Bệnh viện đồng thời là việc làm cần thiết.

U

Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Thực
trạng quản lý chất thải rắn y tế và kiến thức, thực hành của nhân viên y tế tại Bệnh
viện đa khoa Đan Phượng, Thành phố Hà Nội, năm 2014”.

H


3


MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện đa khoa Đan
Phượng, Thành phố Hà Nội, năm 2014.
2. Mô tả kiến thức, thực hành của nhân viên y tế về phân loại, thu gom, vận
chuyển, lưu giữ, xử lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện đa khoa Đan Phượng, Thành
phố Hà Nội, năm 2014.
3. Xác định một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành về quản lý chất
thải rắn y tế tại Bệnh viện đa khoa Đan Phượng, Thành phố Hà Nội, năm 2014.

H
P

H

U


4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở pháp lý liên quan tới quản lý, xử lý chất thải y tế tại Việt Nam
Công tác quản lý chất thải y tế đã được Quốc hội, Chính phủ quan tâm chỉ đạo
và Bộ Y tế đã phối hợp cùng các Bộ ngành có liên quan tổ chức thực hiện từ nhiều
năm nay. Nhiều văn bản qui phạm pháp luật đã được ban hành nhằm triển khai công
tác quản lý chất thải y tế [11], [7]. Một số các văn bản pháp luật gồm:
 Các văn bản chung về bảo vệ môi trường
Điều 39, Luật Bảo vệ Môi trường do Quốc hội ban hành ngày 29/11/2005 quy
định rõ, bệnh viện và các cơ sở y tế phải bố trí thiết bị chuyên dụng để phân loại

H

P

bệnh phẩm, rác thải y tế tại nguồn; có biện pháp xử lý, tiêu huỷ bệnh phẩm, rác thải
y tế, thuốc hết hạn sử dụng bảo đảm vệ sinh, tiêu chuẩn mơi trường; có kế hoạch,
trang thiết bị phịng ngừa, ứng phó sự cố mơi trường do CTYT gây ra…
 Các văn bản liên quan đến quản lý chất thải y tế

- Quyết định 155/1999/QĐ-TTg ngày 16/7/1999 của Thủ tướng Chính phủ ban
hành Quy chế về quản lý CTNH nhằm ngăn ngừa và giảm tối đa việc phát sinh các

U

tác động nguy hại đối với môi trường và sức khỏe con người.

- Quyết định 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 của BTNMT về ban hành

H

danh mục CTNH: chất thải từ ngành y tế (trừ chất thải sinh hoạt từ ngành này) được
chỉ ra là một trong những nhóm nguồn hoặc dịng thải nguy hại.
- Thơng tư 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 của BTNMT về “Hướng
dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số
quản lý CTNH”.

- Quyết định 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của BYT về Quy chế quản lý
chất thải y tế: quy định chi tiết việc phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý CTR
cũng như các quy định liên quan đến việc thu gom, xử lý và yêu cầu của hệ thống
xử lý nước thải bệnh viện [24]. Một số điểm đã được bổ sung, sửa đổi trong Quy
chế (so với Quy chế quản lý chất thải y tế ban hành năm 1999): Xác định và phân
loại chất thải; Công nghệ xử lý chất thải phải bảo đảm các tiêu chuẩn mơi trường;

khuyến khích áp dụng các cơng nghệ thân thiện với môi trường; công nghệ khử


5

khuẩn bằng nhiệt ướt và cơng nghệ vi sóng được bổ sung trong lựa chọn công nghệ
cho xử lý chất thải y tế lây nhiễm; chất thải y tế lây nhiễm đã được diệt khuẩn an
tồn thì sau đó có thể tái chế hoặc xử lý như chất thải thông thường; quy định trách
nhiệm của chủ cơ sở y tế trong việc quản lý và xử lý chất thải y tế.
- Công văn số 7164/BYT-KCB ngày 20/10/2008 của Bộ trưởng BYT chỉ đạo
tăng cường triển khai thực hiện quản lý và xử lý chất thải y tế, nhấn mạnh việc chỉ
tận dụng các lò đốt chất thải y tế đã có nhưng phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về
môi trường khi vận hành; đồng thời đề nghị áp dụng các công nghệ xử lý thân thiện
với môi trường như cơng nghệ khử khuẩn bằng vi sóng, hấp khử khuẩn. Yêu cầu
các địa phương lồng ghép việc thực hiện đầu tư, xây dựng và vận hành các cơng

H
P

trình xử lý chất thải khi triển khai thực hiện Đề án 47 về xây dựng, cải tạo, nâng cấp
bệnh viện tuyến huyện.

- Thông tư 18/2009/TT-BYT ngày 14/10/2009 của BYT “Hướng dẫn tổ chức
thực hiện cơng tác kiểm sốt nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh”:
Trang bị đầy đủ phương tiện vệ sinh mơi trường thích hợp và chun dụng, tổ chức

U

thực hiện việc quản lý chất thải y tế theo đúng quy định, có cơ sở hạ tầng đảm bảo
xử lý an toàn chất thải rắn theo quy định về quản lý chất thải y tế.


- Quyết định 2149/2009/QĐ-TTg ngày 17/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ

H

phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm
nhìn đến 2050: Phân cơng BYT chịu trách nhiệm tăng cường công tác kiểm tra,
giám sát các cơ sở y tế thực hiện nghiêm túc các quy định về quản lý chất thải y tế
trên toàn quốc.

- Quyết định 4448/QĐ-BYT ngày 18/11/2010 của Bộ Y tế về việc cho phép
công bố nội dung Dự thảo báo cáo quản lý các nguy cơ môi trường của Dự án hỗ trợ
xử lý chất thải bệnh viện nguồn vốn vay Ngân hàng thế giới, ban hành kèm theo bản
Dự thảo báo cáo, trong đó có đề cập đến các nguy cơ môi trường chất thải y tế và
hướng dẫn lựa chọn công nghệ xử lý chất thải rắn y tế.
- Quyết định số 2038/2011/QĐ - TTg ngày 15/11/2011 về việc phê duyệt Đề
án tổng thể xử lý chất thải y tế giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020:
100% các cơ sở y tế tuyến Trung ương và tuyến tỉnh, 70% các cơ sở y tế tuyến


6

huyện và 100% các cơ sở y tế tư nhân thực hiện xử lý chất thải rắn bảo đảm tiêu
chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
- Quyết định số 170/2012/QĐ - TTg ngày 8/2/2012 về việc phê duyệt Quy
hoạch tổng thể hệ thống xử lý CTRYT nguy hại đến năm 2025: 100% lượng
CTRYT nguy hại tại các cơ sở y tế được thu gom, phân loại và vận chuyển đến các
cơ sở xử lý, trong đó 70% lượng CTRYT nguy hại được xử lý đảm bảo các tiêu
chuẩn về môi trường.
 Các văn bản về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật

- Liên quan đến lò đốt CTRYT: QCVN 02:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về khí thải lò đốt CTRYT; TCVN 7380:2004: Lò đốt CTRYT – Yêu cầu

H
P

kỹ thuật; TCVN 7391:2004: Lò đốt CTRYT – Phương pháp đánh giá thẩm định;
TCXDVN 365:2007: Hướng dẫn thiết kế Bệnh viện đa khoa – Tiêu chuẩn thiết kế.
- Liên quan đến CTNH: TCVN 6706:2000: CTNH – Phân loại; TCVN
6707:2000: CTNH – Dấu hiệu cảnh báo, phịng ngừa; TCXDVN 320:2004: Bãi
chơn lấp CTNH – Tiêu chuẩn thiết kế.

U

1.2. Một số vấn đề cơ bản về chất thải rắn y tế
1.2.1. Các khái niệm
Chất thải y tế

H

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã định nghĩa chất thải y tế bao gồm tất cả chất
thải phát sinh do các cơ sở y tế, cơ sở nghiên cứu, phịng thí nghiệm. Ngồi ra, chất
thải y tế cịn bao gồm các chất thải có nguồn gốc từ các “nguồn nhỏ” hoặc “phân
tán” như được phát sinh trong q trình chăm sóc sức khỏe được thực hiện trong
nhà như lọc máu, tiêm insulin...[23].
Theo Quy chế quản lý chất thải y tế, chất thải y tế là vật chất ở thể rắn, lỏng
và khí được thải ra từ các cơ sở y tế bao gồm chất thải y tế nguy hại và chất thải
thông thường [5].
Chất thải rắn y tế
Đối với chất thải rắn y tế, WHO đã định nghĩa là “bất kỳ loại chất thải rắn

được phát sinh ra từ q trình chẩn đốn, điều trị hoặc tiêm chủng của con người
hoặc động vật, trong nghiên cứu liên quan, hoặc thử nghiệm của sinh học, bao gồm


7

nhưng không giới hạn: băng bẩn hoặc thấm máu, các đĩa cấy vi khuẩn và thủy tinh
khác” [24].
Chất thải y tế nguy hại là chất thải y tế chứa yếu tố nguy hại cho sức khỏe
con người và môi trường như dễ lây nhiễm, gây ngộ độc, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ,
dễ ăn mịn hoặc có đặc tính nguy hại khác nếu những chất thải này không được tiêu
hủy an toàn [5].
Quản lý chất thải y tế
Quản lý chất thải y tế là hoạt động quản lý việc phân loại, xử lý ban đầu, thu
gom, vận chuyển, lưu giữ, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy chất thải

H
P

y tế và kiểm tra, giám sát việc thực hiện [5].
Giảm thiểu chất thải y tế

Giảm thiểu chất thải y tế là các hoạt động làm hạn chế tối đa sự phát thải
chất thải y tế, bao gồm giảm lượng chất thải y tế tại nguồn, sử dụng các sản phẩm
có thể tái chế, tái sử dụng, quản lý tốt, kiểm sốt chặt chẽ q trình thực hành và
phân loại chất thải chính xác.

U

Tái sử dụng là việc sử dụng một sản phẩm nhiều lần cho đến hết tuổi thọ sản

phẩm hoặc sử dụng sản phẩm theo một chức năng mới, mục đích mới [5].
Tái chế là việc tái sản xuất các vật liệu thải bỏ thành những sản phẩm mới [5].

H

Thu gom chất thải tại nơi phát sinh
Thu gom chất thải tại nơi phát sinh là quá trình phân loại, tập hợp, đóng gói
và lưu giữ tạm thời chất thải tại địa điểm phát sinh chất thải trong cơ sở y tế [5].
Vận chuyển chất thải là quá trình chuyên chở chất thải từ nơi phát sinh, tới
nơi xử lý ban đầu, lưu giữ, tiêu hủy [5].
Xử lý ban đầu là quá trình khử khuẩn hoặc tiệt khuẩn các chất thải có nguy
cơ lây nhiễm cao tại nơi chất thải phát sinh trước khi vận chuyển tới nơi lưu giữ
hoặc tiêu hủy [5].
Xử lý và tiêu hủy chất thải là q trình sử dụng các cơng nghệ nhằm làm mất
khả năng gây huy hại của chất thải đối với sức khỏe con người và môi trường [5].


8

1.2.2. Phân loại chất thải rắn y tế
Theo quy chế quản lý CTYT được Bộ Y tế quy định tại Quyết định
43/2007/QĐ-BYT ban hành ngày 30/11/2007, chất thải trong các cơ sở y tế được
chia thành 5 loại: chất thải lây nhiễm, chất thải hóa học nguy hại, chất thải phóng
xạ, bình chứa áp suất và chất thải thơng thường.
Chất thải lây nhiễm
- Chất thải sắc nhọn (loại A): Là chất thải có thể gây ra các vết cắt hoặc chọc
thủng, có thể nhiễm khuẩn, bao gồm bơm kim tiêm, đầu sắc nhọn của dây truyền,
lưỡi dao mổ, đinh mổ, cưa, các ống tiêm, mảnh thủy tinh vỡ và các vật sắc nhọn
khác sử dụng trong các loại hoạt động y tế.


H
P

- Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn (loại B): Là chất thải bị thấm máu,
thấm dịch sinh học của cơ thể và các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly.
- Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao (loại C): Là chất thải phát sinh trong
các phòng xét nghiệm như bệnh phẩm và dụng cụ đựng, dính bệnh phẩm.
- Chất thải giải phẫu (loại D): Bao gồm các mô, cơ quan, bộ phận cơ thể

U

người; rau thai, bào thai và xác động vật thí nghiệm [5].
Chất thải hóa học nguy hại

- Dược phẩm quá hạn, kém phẩm chất khơng cịn khả năng sử dụng.

H

- Chất hóa học nguy hại sử dụng trong y tế, chất gây độc tế bào, gồm vỏ các
chai thuốc, lọ thuốc, các dụng cụ dính thuốc gây độc tế bào và các chất tiết từ người
bệnh được điều trị bằng hóa trị liệu

- Chất thải chứa kim loại nặng: thủy ngân (từ nhiệt kế, huyết áp kế thủy ngân
bị vỡ, chất thải từ hoạt động nha khoa), cadimi (Cd) (từ pin, ắc quy), chì (vật liệu
tráng chì sử dụng trong ngăn tia xạ từ các khoa chẩn đốn hình ảnh, xạ trị).
Chất thải phóng xạ
Chất thải phóng xạ: Gồm các chất thải phóng xạ rắn, lỏng và khí phát sinh từ
các hoạt động chẩn đốn, điều trị, nghiên cứu và sản xuất.
Bình chứa áp suất
Bao gồm bình đựng oxi, CO2, bình ga, bình khí dung. Các bình này dễ gây

cháy, nổ khi thiêu đốt.


9

Chất thải thông thường
Chất thải thông thường là chất thải khơng chứa các yếu tố lây nhiễm, hóa học
nguy hại, phóng xạ, dễ cháy, nổ, bao gồm:
- Chất thải sinh hoạt phát sinh từ các buồng bệnh (trừ các buồng bệnh cách ly).
- Chất thải phát sinh từ các hoạt động chuyên môn y tế như các chai lọ thủy
tinh, chai huyết thanh, các vật liệu nhựa, các loại bột bó trong gẫy xương kín.
Những chất thải này khơng dính máu, dịch sinh học và các chất hóa học nguy hại.
- Chất thải phát sinh từ các công việc hành chính: giấy, báo, tài liệu, vật liệu
đóng gói, thùng các tông, túi nilon, túi đựng phim.
- Chất thải ngoại cảnh: lá cây và rác từ các khu vực ngoại cảnh.

H
P

1.3. Một số tác hại của chất thải y tế tới môi trường và sức khỏe cộng đồng
1.3.1. Nguy cơ đối với sức khỏe

Phơi nhiễm với chất thải y tế nguy hại có thể gây ra bệnh tật hoặc thương
tích. Tất cả các cá nhân phơi nhiễm với chất thải nguy hại, cả những người ở trong
hay ở ngoài bệnh viện đều có nguy cơ tiềm ẩn. Những nhóm có nguy cơ bao gồm:

U

nhân viên y tế, bác sĩ, điều dưỡng, nữ hộ sinh, kỹ thuật viên; Bệnh nhân, người nhà
và khách thăm, công nhân làm việc trong khối hỗ trợ như thu gom, vận chuyển rác,

giặt là; công nhân trong cơ sở xử lý và tiêu hủy chất thải (như bãi rác hoặc lò đốt),

H

bao gồm cả những người nhặt rác.

Theo ước tính sơ bộ, hàng năm có khoảng 5,2 triệu người trong đó có khoảng
4 triệu trẻ nhỏ bị chết do bệnh tật liên quan tới chất thải trên toàn thế giới [18].
Những chất thải từ các bệnh viện được cơng nhận là một vấn đề nghiêm trọng, có
thể có ảnh hưởng bất lợi tới mơi trường hoặc đối với con người thông qua tiếp xúc
trực tiếp hoặc gián tiếp. Việc phơi nhiễm với các chất thải y tế độc hại có thể dẫn tới
những sự lây nhiễm bệnh tật [32]. Các bệnh như thương hàn, tả, hội chứng suy giảm
miễn dịch (AIDS) và viêm gan siêu vi B có thể lây truyền thơng qua việc quản lý
yếu kém của chất thải y tế nguy hại [20]. Năm 2000, WHO đã ước chừng có khoảng
23 triệu người đã bị phơi nhiễm với viêm gan virus B, C và HIV trên toàn cầu do
lây nhiễm qua những bơm kim tiêm tại các cơ sở y tế [20]. Những ảnh hưởng mơi
trường khác cũng có thể tìm thấy từ việc quản lý kém chất thải y tế đó là vấn đề về



×