Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Luận văn thực trạng và một số yếu tố liên quan đến sinh con tại nhà của bà mẹ dân tộc xơ đăng tại 3 xã thuộc huyện tu mơ rông tỉnh kon tum năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (971.04 KB, 123 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

BÙI VĂN ĐỐ

H
P

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN SINH CON
TẠI NHÀ CỦA BÀ MẸ DÂN TỘC XƠ ĐĂNG TẠI 3 XÃ THUỘC
HUYỆN TU MƠ RÔNG TỈNH KON TUM NĂM 2016

U

H

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01

HÀ NỘI - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

BÙI VĂN ĐỐ

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN SINH CON

H
P



TẠI NHÀ CỦA BÀ MẸ DÂN TỘC XƠ ĐĂNG TẠI 3 XÃ THUỘC
HUYỆN TU MƠ RÔNG TỈNH KON TUM NĂM 2016

U

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01

H

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LÊ TRÍ KHẢI

HÀ NỘI - 2017


i

LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cơ giáo, phịng Đào tạo
Sau đại học và các phịng ban trường Đại học Y tế cơng cộng đã giúp đỡ, tạo điều kiện
cho em học tập và hồn thiện luận văn.
Em xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới thầy TS. Lê Trí Khải, Phó
Giám đốc Sở Y tế tỉnh Kon Tum, cô Ths. Lê Minh Thi, trường Đại học Y tế công cộng
đã tận tâm hướng dẫn, hỗ trợ và cung cấp những kiến thức quý báu cho em trong suốt
quá trình thực hiện luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Tu Mơ Rông,

H

P

các trạm y tế xã trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi nghiên
cứu và hoàn thành luận văn.

Cảm ơn các anh chị, bạn bè trong lớp, các đồng nghiệp tại đơn vị đã hỗ trợ tơi
trong q trình học tập và hồn thành luận văn.

Xin cảm ơn những người thân yêu trong gia đình đã tạo điều kiện thuận lợi cho

U

bản thân trong suốt q trình học tập.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất, song
do hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm nên khơng tránh khỏi những thiếu sót nhất định,

H

em rất mong được sự cảm thơng, đóng góp của q Thầy, Cơ giáo và các bạn đồng
nghiệp để luận văn được hoàn chỉnh hơn.

Kính chúc q Thầy, Cơ dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp cao
quý! Chúc các bạn đồng nghiệp sức khỏe và thành công!
Hà Nội, tháng

năm 2017

Tác giả


Bùi Văn Đố


ii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN…………………………………………..……..…………………..……………

i

MỤC LỤC…………………………………………….………….……….…….………………

ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT……………………….………..……………………

v

DANH MỤC BẢNG……………………..…………………….………..……………………

vi

DANH MỤC HÌNH…………………………………………….………..……………………

viii

TĨM TẮT NGHIÊN CỨU………………………………………….………………………

ix


ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………..…….………….…………….…………

1

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU………………………….…..…….……………………………

3

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................................... 4

H
P

1.1. Các khái niệm, thông tin, số liệu về CSSKSS và sinh con tại nhà........................ 4
1.1.1. Các khái niệm…………………………………………………………………

4

1.1.2. Thực trạng sinh con tại nhà trên thế giới và Việt Nam ................................8
1.2. Các nghiên cứu có liên quan đến sinh con tại nhà……………….…...……………

11

1.2.1. Trên thế giới ................................................................................................11

U

1.2.2. Tại Việt Nam ………….…………………..……….…..………………………

13


1.3. Khung lý thuyết nghiên cứu................................................................................. 17
1.4. Địa bàn nghiên cứu................................................................................................ 18

H

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................ 20
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................ 20
2.1.1. Nghiên cứu định lượng.......................................................................................
20
2.1.2. Nghiên cứu định tính ..........................................................................................
20
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ......................................................................... 21
2.2.1. Thời gian nghiên cứu..........................................................................................
21
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu: .........................................................................................
21
2.3. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................... 21
2.4. Cỡ mẫu................................................................................................................... 21
2.4.1. Nghiên cứu định lượng.......................................................................................
21
2.4.2. Nghiên cứu định tính ..........................................................................................
21


iii

2.5. Phương pháp chọn mẫu ......................................................................................... 22
2.5.1. Nghiên cứu định lượng.......................................................................................
22

2.5.2. Nghiên cứu định tính ..........................................................................................
22
2.6. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................................ 22
2.6.1. Nghiên cứu định lượng.......................................................................................
22
2.6.2. Nghiên cứu định tính ..........................................................................................
23
2.7. Biến số nghiên cứu ................................................................................................ 24
2.7.1. Biến số nghiên cứu định lượng ................................................................ 24
2.7.2. Biến số nghiên cứu định tính..............................................................................
25
2.8. Phương pháp phân tích số liệu .............................................................................. 25

H
P

2.8.1. Phương pháp làm sạch và quản lý số liệu ..........................................................
25
2.8.2. Xử lý và phân tích số liệu định lượng, thơng tin định tính ................................
25
2.9. Đạo đức nghiên cứu............................................................................................... 27
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU......................................................................... 28
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu ............................................................ 28

U

3.2. Thực trạng sinh con tại nhà của các bà mẹ dân tộc Xơ Đăng ............................... 28
3.2.1. Các thông tin chung của bà mẹ ................................................................ 28
3.2.2.Thơng tin gia đình bà mẹ.....................................................................................
30


H

3.2.3. Thực trạng sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản ................................
32
3.2.4. Về phía cộng đồng..............................................................................................
36
3.2.5. Thực trạng sinh con tại nhà ................................................................................
36
3.3. Một số yếu tố liên quan đến sinh con tại nhà của các bà mẹ................................ 44
3.3.1. Phân tích đơn biến ..............................................................................................
44
3.3.2. Phân tích đa biến ................................................................................................
47
Chương 4. BÀN LUẬN................................................................................................ 49
4.1. Thực trạng sinh con tại nhà của bà mẹ dân tộc Xơ Đăng...................................... 49
4.1.1. Tỷ lệ sinh con tại nhà và một số đặc điểm cá nhân của các bà mẹ ...................
49
4.1.2. Một số đặc điểm về gia đình bà mẹ................................................................
52
4.1.3. Thực trạng sử dụng các dịch chăm sóc sức khỏe sinh sản ................................
53


iv

4.1.4. Về phía cộng đồng..............................................................................................
58
4.1.5. Thực trạng sinh con tại nhà ................................................................................
59

4.2. Một số yếu tố liên quan đến sinh con tại nhà ........................................................ 64
4.3. Một số kết quả can thiệp của các chương trình dự án đã triển khai ...................... 65
4.4. Một số hạn chế nghiên cứu.................................................................................... 66
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 68
5.1. Thực trạng sinh con tại nhà ................................................................................... 68
5.2. Một số yếu tố liên quan đến sinh con tại nhà ........................................................ 68
KHUYẾN NGHỊ .......................................................................................................... 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 70

H
P

Phụ lục 1. Bảng biến số nghiên cứu ............................................................................. 74
Phụ lục 2. Phiếu phỏng vấn .......................................................................................... 79
Phụ lục 3. Hướng dẫn thảo luận nhóm bà mẹ sinh con tại nhà .................................... 85
Phụ lục 4. Hướng dẫn phỏng vấn sâu Trưởng trạm Y tế xã......................................... 87
Phụ lục 5. Hướng dẫn phỏng vấn sâu cô đỡ thôn bản .................................................. 89

U

Phụ lục 6. Hướng dẫn phỏng vấn sâu phụ nữ thôn....................................................... 91
Phụ lục 7. Hướng dẫn phỏng vấn sâu Trưởng thôn...................................................... 93
Phụ lục 8. Hướng dẫn phỏng vấn sâu chuyên trách huyện .......................................... 95

H

Phụ lục 9. Hướng dẫn phỏng vấn sâu bà mẹ sinh con tại nhà ...................................... 97
Phụ lục 10. Hướng dẫn phỏng vấn sâu bà mẹ sinh con tại CSYT ............................... 99



v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BPTT

Biện pháp tránh thai

CBYT

Cán bộ y tế

CĐTB

Cơ đỡ thơn bản

CSSKSS

Chăm sóc sức khỏe sinh sản

CSYT

Cơ sở y tế

CTV

Cộng tác viên

ĐTNC

Đối tượng nghiên cứu


ĐTV

Điều tra viên

GSV

Giám sát viên

KHHGĐ

Kế hoạch hóa gia đình

LMAT

Làm mẹ an tồn

MMR

Tỷ suất tử vong mẹ: Maternal Mortality Rate

NHS

Nữ hộ sinh

PVS

Phỏng vấn sâu

SKSS


Sức khoẻ sinh sản

TĐCM

Trình độ chun mơn

TĐHV

Trình độ học vấn

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thơng

TLN

Thảo luận nhóm

TTB

Trang thiết bị

TYT

Trạm Y tế


TTYT

Trung tâm Y tế

UNICEF

Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc: The United Nations Children's

H
P

U

H

Fund
UNFPA

Qũy dân số Liên Hiệp Quốc: United Nations Population Fund

WHO

Tổ chức Y tế thế giới: World Health Organization

YSSN

Y sỹ sản nhi



vi

DANH MỤC BẢNG
Bảng

Tên bảng

Trang

1.1

Tình hình sinh con tại nhà tại các xã trên địa bàn huyện .........

11

3.1

Địa điểm sinh của bà mẹ chọn vào nghiên cứu

28

3.2

Tuổi và tôn giáo của bà mẹ.......................................................

28

3.3

Trình độ học vấn và nghề nghiệp của bà mẹ ....


29

3.4

Tình trạng hơn nhân và số con của bà mẹ.................................

30

3.5

Trình độ học vấn và nghề nghiệp của chồng các bà mẹ….......

30

3.6

Những người chung sống với bà mẹ…. ...............................

31

3.7

Kinh tế gia đình bà mẹ.....................................................

31

3.8

Khám thai của bà mẹ trong khi mang thai ...............................


32

3.9

Số lần khám thai và nơi khám thai của bà mẹ .........................

32

3.10

H
P

CBYT tư vấn đến CSYT sinh con và bà mẹ tiêm phịng uốn
ván………………………………………………....................

U

34

3.11

Tin tưởng trình độ chun môn của CBYT ………………...

35

3.12

Sự bất đồng về ngôn ngữ giữa bà mẹ với CBYT …………


35

3.13

Khoảng cách từ nhà bà mẹ tới CSYT ......................................

35

3.14

H

Phong tục sinh con tại nhà và sự vận động của già làng, chính
quyền địa phương……………………………………………

36

3.15

Lý do sinh con tại nhà ……………………………………......

37

3.16

Người quyết định chọn nơi sinh cho bà mẹ .............................

38


3.17

Chuẩn bị trước sinh …..............................................................

38

3.18

Người đỡ đẻ cho bà mẹ sinh con tại nhà ..................................

39

3.19

Dụng cụ cắt rốn, tiệt khuẩn dụng cụ cắt rốn và vật liệu buộc
rốn cho trẻ ............................................................................

40

3.20

Chất sát khuẩn rốn và vật liệu băng rốn cho trẻ.......................

41

3.21

Thời gian bà mẹ cho trẻ bú sữa mẹ sau sinh ............................

42


3.22

Dấu hiệu bất thường bà mẹ gặp phải sau sinh ……..................

43


vii

Bảng
3.23
3.24

Tên bảng

Trang

Mối liên quan giữa các thông tin chung của bà mẹ với sinh
con tại nhà ................................................................................

44

Mối liên quan giữa kinh tế gia đình, mơi trường chung sống
của bà mẹ với sinh con tại nhà ………………………….……

45

3.25


Mối liên quan giữa các dịch vụ y tế với sinh con tại nhà .........

45

3.26

Liên quan khoảng cách từ nhà tới CSYT với sinh con tại nhà

46

3.27
3.28

Mối liên quan giữa phong tục và sự vận động của già làng,
chính quyền địa phương với sinh con tại nhà ..........................

46

Mơ hình hồi quy logistic đa biến phân tích mối liên quan giữa

H
P

việc sinh con tại nhà với các yếu tố liên quan..........................

H

U

47



viii

DANH MỤC HÌNH

Hình

Tên hình

Trang

1.1

Khung lý thuyết nghiên cứu ...............................................................

17

3.1

Tỷ lệ sinh con tại nhà ……………………………………………….

36

H
P

H

U



ix

TĨM TẮT NGHIÊN CỨU
Tu Mơ Rơng là một huyện miền núi của tỉnh Kon Tum và là huyện nghèo theo
Nghị quyết 30a của Chính phủ. Theo báo cáo của Trung tâm Y tế huyện, năm 2016 tỷ
lệ sinh con tại nhà trên địa bàn huyện còn khá cao, chiếm tỷ lệ 58,3%. Để tìm hiểu
thực trạng sinh con tại nhà như thế nào? Có những yếu tố nào liên quan đến việc sinh
con tại nhà của các bà mẹ dân tộc Xơ Đăng? Chúng tôi thực hiện đề tài “Thực trạng và
một số yếu tố liên quan đến sinh con tại nhà của bà mẹ dân tộc Xơ Đăng tại 3 xã thuộc
huyện Tu Mơ Rông tỉnh Kon Tum năm 2016” với các mục tiêu: (1) Mô tả thực trạng
sinh con tại nhà của bà mẹ dân tộc Xơ Đăng tại 3 xã thuộc huyện Tu Mơ Rông tỉnh

H
P

Kon Tum năm 2016; (2) Xác định một số yếu tố liên quan đến sinh con tại nhà của bà
mẹ dân tộc Xơ Đăng tại 3 xã thuộc huyện Tu Mơ Rông tỉnh Kon Tum năm 2016.
Đối tượng nghiên cứu là 293 bà mẹ dân tộc Xơ Đăng sinh con trong năm 2016
và 29 người có vai trị quyết định hoặc có ảnh hưởng hoặc hiểu rõ việc sinh con tại nhà
của bà mẹ dân tộc Xơ Đăng tại 3 xã Đăk Hà, Đăk Tờ Kan, Đăk Na. Đây là 3 xã có số

U

lượng phụ nữ đẻ nhiều nhất và tỷ lệ đẻ tại nhà cao nhất so với các xã trên địa bàn
huyện. Thời gian nghiên cứu từ tháng 11/2016 đến tháng 7/2017. Thiết kế nghiên cứu
mô tả cắt ngang và mô tả hồi cứu, sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng kết

H


hợp với định tính. Thu thập thơng tin bằng cách phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn sâu và
thảo luận nhóm.

Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ sinh con tại nhà khá cao so với toàn tỉnh (66,6% so
với 22,3%); tỷ lệ bà mẹ khi sinh được cán bộ y tế hỗ trợ rất thấp (13,9%); chỉ có
10,8% bà mẹ sử dụng gói đỡ đẻ sạch khi sinh con tại nhà; vẫn còn 14,8% dùng cật nứa
và 59,5% dùng dao lam để cắt rốn cho trẻ. Các yếu tố có liên quan đến sinh con tại nhà
là theo đạo Thiên Chúa giáo, phong tục và ở xa cơ sở y tế trên 5 km. Nghiên cứu đưa
ra một số khuyến nghị cần tăng cường truyền thông, vận động các bà mẹ tới cơ sở y tế
sinh con; trường hợp bà mẹ kiên quyết sinh tại nhà thì cần có sự hỗ trợ của cô đỡ thôn
bản; tăng cường sử dụng gói đỡ đẻ sạch đối với những trường hợp sinh con tại nhà.


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong thời gian qua, ngành y tế đã có nhiều nỗ lực để người dân khơng ngừng
được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản (CSSKSS) thơng qua nhiều
chương trình, dự án khác nhau, đặc biệt ưu tiên ở khu vực miền núi và đồng bào dân
tộc thiểu số. Tuy nhiên, ở khu vực miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số, do việc tiếp
cận với các dịch vụ CSSKSS còn hạn chế, nên vẫn còn một tỷ lệ nhất định phụ nữ
sinh con tại nhà, đặc biệt là phụ nữ dân tộc thiểu số, với sự trợ giúp của những người
không được đào tạo về đỡ đẻ an toàn như bà mụ vườn hoặc người thân trong gia đình.
Những người đỡ đẻ này khơng có kiến thức và thực hành đúng về đỡ đẻ an tồn, việc

H
P

đỡ đẻ chủ yếu làm theo thói quen hay kinh nghiệm. Nếu gặp phải các tai biến sản

khoa, hay các ca đẻ khó họ sẽ khơng biết cách hoặc khơng có phương tiện xử lý kịp
thời. Bên cạnh đó, việc sinh con tại nhà khơng có dụng cụ tiệt trùng, dụng cụ y tế cần
thiết sẽ dễ bị nhiễm khuẩn, băng huyết, đứa trẻ mới sinh ra khơng được chăm sóc
đúng cách sẽ yếu ớt, dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, suy dinh dưỡng, còi xương, chậm

U

phát triển tinh thần và có thể dẫn đến tử vong [2].

Tỷ lệ sinh con tại nhà trong các nghiên cứu ở vùng miền núi giai đoạn 2006 2011 dao động từ 23 - 54%, cụ thể hơn, trong nghiên cứu của Đinh Thị Phương Hòa

H

(2008) cũng cho thấy tỷ lệ bà mẹ dân tộc thiểu số ở 5 tỉnh Tây Nguyên sinh con tại nhà
khá cao là 64% [13].

Kon Tum là một trong 5 tỉnh Tây nguyên với dân số tính đến ngày 31/12/2016
là 510.902 người, với 28 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó có 7 dân tộc tại chỗ
(Xơ Đăng, Ba Na, Gia Rai, Giẻ Triêng, Brâu, Rơ Măm, Hrê); dân tộc thiểu số chiếm
54% dân số toàn tỉnh, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 18,6 ‰ [8].
Huyện Tu Mơ Rông là một trong 10 huyện, thành phố của tỉnh Kon Tum và là
huyện nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính phủ, dân số tồn huyện tính đến ngày
31/12/2016 là 25.987 người, dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ 97%, chủ yếu là dân tộc Xơ
Đăng, với nhiều phong tục tập quán lạc hậu và thói quen sinh đẻ tại nhà; kinh tế khó
khăn, người dân lo mưu sinh cuộc sống, ít quan tâm chăm sóc sức khỏe, ít sử dụng các
dịch vụ y tế khi bệnh, tật chưa ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Đặc biệt là vấn đề


2


CSSKSS đối với phụ nữ người dân tộc Xơ Đăng, thực trạng mức sinh cao và phong
tục tập quán lạc hậu làm ảnh hưởng không nhỏ đến công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ
và trẻ em tại địa phương. Theo số liệu báo cáo của TTYT huyện Tu Mơ Rông năm
2016, tỷ lệ bà mẹ sinh con tại nhà trên địa bàn huyện là 58,3%; có 1 ca bị tai biến sản
khoa (vỡ tử cung) và 1 ca tử vong mẹ (bà mẹ mang thai 5 tháng tử vong ở nhà không
rõ nguyên nhân) [27]. Đây là vấn đề tồn tại mà địa phương cần quan tâm để đưa ra các
giải pháp can thiệp phù hợp. Để trả lời cho các câu hỏi: Tỷ lệ sinh con tại nhà của bà
mẹ dân tộc Xơ Đăng trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông thực tế là bao nhiêu? Lý do sinh
con tại nhà là gì? Ai là người đỡ đẻ cho sản phụ? Tai biến thường gặp khi sinh con tại
nhà gồm những loại nào? Có những yếu tố nào liên quan đến việc sinh con tại nhà của

H
P

các bà mẹ dân tộc Xơ Đăng?; chúng tôi tiến hành đề tài "Thực trạng và một số yếu tố
liên quan đến sinh con tại nhà của bà mẹ dân tộc Xơ Đăng tại 3 xã thuộc huyện Tu Mơ
Rông tỉnh Kon Tum năm 2016”. Hy vọng với những kết quả nghiên cứu có được sẽ là
cơ sở để đề xuất và áp dụng các giải pháp phù hợp làm hạn chế đến mức thấp nhất bà
mẹ dân tộc Xơ Đăng sinh con tại nhà, góp phần cải thiện cơng tác CSSKSS trên địa

U

bàn huyện.

H


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1. Mô tả thực trạng sinh con tại nhà của bà mẹ dân tộc Xơ Đăng tại 3 xã thuộc
huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum năm 2016.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến sinh con tại nhà của bà mẹ dân tộc Xơ
Đăng tại 3 xã thuộc huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum năm 2016.

H
P

H

U


4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Các khái niệm, thông tin, số liệu về chăm sóc sức khoẻ sinh sản và sinh con
tại nhà
1.1.1. Các khái niệm
1.1.1.1. Sức khoẻ sinh sản (SKSS): Theo WHO, “Sức khỏe sinh sản là trạng
thái khỏe mạnh về thể chất, tinh thần và hòa hợp xã hội về tất cả các phương diện liên
quan đến hệ thống sinh sản trong suốt các giai đoạn của cuộc đời” [45].
Cũng theo WHO, chăm sóc SKSS là một tập hợp các phương pháp, kỹ thuật và
dịch vụ nhằm giúp cho con người có tình trạng SKSS khỏe mạnh thơng qua việc

H
P

phòng chống và giải quyết những vấn đề liên quan đến SKSS. Điều này cũng bao gồm

cả sức khỏe tình dục với mục đích nâng cao chất lượng cuộc sống và mối quan hệ giữa
con người với con người mà khơng chỉ dừng lại ở chăm sóc y tế và tư vấn một cách
đơn thuần cho việc sinh sản và những nhiễm trùng qua đường tình dục [45].
1.1.1.2. Dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản: Được hiểu là dịch vụ tuân theo

U

quy trình kỹ thuật được quy định trong Chuẩn Quốc gia về các dịch vụ CSSKSS, đáp
ứng được nhu cầu và mong đợi của khách hàng, đồng thời giúp người cung cấp dịch
vụ đạt được kết quả, hiệu quả cao, được khách hàng tin tưởng lựa chọn dịch vụ, từ đó

H

chất lượng dịch vụ ngày càng nâng cao [11].

1.1.1.3. Làm mẹ an toàn (LMAT): Là tất cả phụ nữ đều được nhận sự chăm sóc
cần thiết để được hoàn toàn khoẻ mạnh trong suốt thời gian mang thai, sinh đẻ và sau
đẻ; bao gồm cả điều trị cấp cứu sản khoa khi có tai biến xảy ra. LMAT là một lĩnh vực
ưu tiên trong chăm sóc sức khoẻ của các nước trên thế giới [2].
1.1.1.4. Quản lý và chăm sóc thai nghén:
* Quản lý thai nghén: Là biện pháp giúp cán bộ y tế nắm được số người có
thai trong từng thơn, làng, trong đó ai có thai bình thường, ai có thai nguy cơ cao,
việc khám thai của thai phụ như thế nào; hàng tháng có bao nhiêu người đẻ tại trạm
hoặc phải đẻ ở tuyến trên; theo dõi chăm sóc bà mẹ khi sinh đẻ và sau đẻ cho đến
khi hết thời kỳ hậu sản [4].


5

* Khám thai đầy đủ 3 lần: Là số phụ nữ mang thai được cán bộ y tế khám

thai từ 1 lần trở lên trong mỗi kỳ của 3 kỳ thai của lần đẻ này (chỉ tính cho những lần
đến khám vì lý do thai nghén chứ khơng tính lần đến khám khi đã chuyển dạ đẻ hoặc
khám bệnh thông thường) [11]. Lần thứ nhất thực hiện trong 3 tháng đầu với mục
đích xác định tuổi thai, đăng ký quản lý thai nghén sớm, phát hiện những bất thường
và những biến chứng sớm như nôn nặng hoặc các bệnh lý chảy máu sớm [4]. Lần thứ
2 khám vào 3 tháng giữa để đánh giá sự phát triển của thai, phát hiện thai nghén có
nguy cơ cao và tiêm phịng uốn ván. Lần thứ 3 khám thai trong 3 tháng cuối để theo
dõi sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi, dự đốn việc sinh nở và phịng ngừa
những bất trắc trong q trình chuyển dạ [4]. Ngồi ra, Bộ Y tế cũng khuyến cáo chất

H
P

lượng bảo vệ thai tăng lên theo số lần khám thai. Người mẹ nên khám thai mỗi tháng
1 lần cho đến khi được 28 tuần tuổi, sau đó cứ hai tuần một lần cho đến khi được 36
tuần tuổi và sau đó nên khám hàng tuần cho đến tuần thứ 40 [4].

* Chăm sóc trước sinh: Là những nhiệm vụ đáp ứng việc chăm sóc sản khoa
cho người phụ nữ tính từ thời điểm có thai cho đến khi đẻ nhằm đảm bảo cho q

U

trình mang thai được an tồn, sinh con khoẻ mạnh và được chuẩn bị ni dưỡng tốt.
Chăm sóc trước sinh có vai trị quan trọng nhằm phát hiện và quản lý hiệu quả các
dấu hiệu bất thường từ sớm, hay những yếu tố nguy cơ đối với bệnh tật và tử vong

H

trong q trình mang thai [2].


* Chăm sóc trong khi sinh: Là chăm sóc trong giai đoạn chuyển dạ, được tính
từ khi sản phụ bắt đầu có dấu hiệu chuyển dạ (ra dịch hồng hoặc vỡ ối) cho đến khi thai
nhi và rau ra khỏi cơ thể người phụ nữ. Tăng tỷ lệ sinh con tại cơ sở y tế là một yếu tố
quan trọng làm giảm các rủi ro cho sức khoẻ bà mẹ và trẻ nhỏ. Chăm sóc y tế phù hợp
với mơi trường vệ sinh trong khi sinh có thể làm giảm các rủi ro tai biến hoặc nhiễm
trùng có thể dẫn đến bệnh tật hoặc tử vong cho mẹ và bé [2].
* Chăm sóc sau sinh: Là những chăm sóc tính từ sau khi cuộc đẻ được hoàn tất
đến 42 ngày sau đẻ, phát hiện những bất thường để xử trí, hướng dẫn bà mẹ chăm sóc
trẻ sơ sinh khoẻ mạnh [2]. Chăm sóc sau sinh bao gồm việc theo dõi và chuyển tuyến
điều trị cho bà mẹ nếu có biến chứng như băng huyết, đau, nhiễm khuẩn, ngồi ra cịn


6

bao gồm cả tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ, dinh dưỡng thời kỳ nuôi con, các tư vấn về
chăm sóc sơ sinh và kế hoạch hố gia đình [2].
1.1.1.5. Những tai biến sản khoa thường gặp, tử vong mẹ và tử vong sơ sinh:
* Những tai biến sản khoa thường gặp: Là những biến chứng có thể xảy ra và là
nguyên nhân trực tiếp đe dọa sức khỏe, tính mạng của người mẹ và thai nhi trong thời
kỳ thai nghén, kể từ ngày đầu mang thai cho đến 42 ngày của thời kỳ hậu sản [4].
Băng huyết sau sinh: Theo WHO, băng huyết là khi lượng máu chảy ra từ
đường sinh dục sau đẻ từ 500 ml trở lên [4].
Tiền sản giật: Sản giật là biến chứng của nhiễm độc thai nghén, độ 70% sản giật
xảy ra ở 3 tháng cuối, 20% trong chuyển dạ và từ 1 đến 5% trong thời kỳ hậu sản, chủ

H
P

yếu trong 48 giờ đầu sau đẻ. Sản giật biểu hiện bằng những cơn giật qua 4 giai đoạn,
có thể gây tử vong mẹ và con trong cơn sản giật [4].


Nhiễm trùng hậu sản: Là những nhiễm trùng đường sinh dục xảy ra khi bắt đầu
vỡ ối, trong chuyển dạ hoặc trước ngày thứ 42 sau đẻ với hai hoặc nhiều dấu hiệu dưới
đây: Một là đau tiểu khung; hai là nhiệt độ cơ thể từ 38oC trở lên ở một thời điểm nào

U

đó trong 24 giờ của ngày; ba là dịch âm đạo ra bất thường, ví dụ có mủ; bốn là khí hư
âm đạo có mùi bất thường; năm là co hồi tử cung chậm (nhỏ hơn 2cm/ngày, trong 8
ngày đầu từ 20 cm xuống 2 cm trên khớp vệ) [4].

H

Vỡ tử cung: Là một tai biến sản khoa rất nguy hiểm cho cả mẹ và con, nếu
không phát hiện và xử trí kịp thời sẽ gây tử vong cho mẹ và thai nhi. Có thể vỡ tử cung
trong thời kỳ thai nghén, nhưng thường gặp vỡ tử cung trong khi chuyển dạ. Hiện nay
nhờ có sự đăng ký, quản lý thai nghén tốt, nhờ có kháng sinh và các kỹ thuật gây mê,
hồi sức hiện đại, có chỉ định mổ đúng lúc, hạn chế được các thủ thuật thô bạo, do đó
làm giảm được tỷ lệ vỡ tử cung [4].
Uốn ván sơ sinh: Là tình trạng nhiễm nha bào uốn ván của trẻ sau khi sinh ra,
biểu hiện bằng các triệu chứng như quấy khóc, bỏ bú hoặc co giật từ ngày thứ 3 đến
ngày thứ 28, thường nhiễm do quá trình cắt và chăm sóc trẻ, do dụng cụ cắt rốn không
đảm bảo vệ sinh và nhiễm nha bào uốn ván [4].
* Tử vong mẹ: Những trường hợp phụ nữ tử vong trong thời kỳ mang thai
hoặc 42 ngày sau khi chấm dứt thai nghén vì bất kỳ lý do gì trừ nguyên nhân tử


7

vong do tai nạn và tự tử. Tỷ suất tử vong mẹ (MMR) là tổng số ca tử vong mẹ trên

100.000 trẻ đẻ sống. Tỷ số này cho biết nguy cơ tử vong mẹ trong thời gian mang
thai và sau sinh [5].
* Tử vong sơ sinh: Là những trường hợp trẻ bị tử vong trong vòng 28 ngày đầu
sau đẻ trên 1000 trẻ đẻ sống trong năm [5].
1.1.1.6. Sinh con tại nhà: Sinh con tại nhà được diễn ra khi người phụ nữ lựa
chọn sinh tại nhà thay vì đến CSYT. Có một số phụ nữ thích sinh con tại nhà vì rất
nhiều lý do. Ví dụ như người mẹ sẽ tự do hơn khi di chuyển, ăn uống và tắm giặt.
Người mẹ cũng cảm thấy thoải mái trong lúc sinh khi được ở bên cạnh những người
yêu thương trong một không gian thân thuộc. Tuy nhiên, việc sinh con tại nhà cũng có

H
P

thể có những khó khăn và rủi ro nhất định [43].

1.1.1.7. Người đỡ đẻ có kỹ năng, cơ đỡ thơn bản, mụ vườn và gói đỡ đẻ sạch:
* Người đỡ đẻ có kỹ năng: Được coi là nhân viên y tế bao gồm NHS, bác sỹ
hay điều dưỡng là những người đã được đào tạo bài bản để có thể có các kỹ năng
cần thiết để chỉ huy cuộc đẻ thường và chăm sóc thai phụ thời kỳ hậu sản [43].

U

* Cô đỡ thôn bản: Là những phụ nữ người địa phương tại các thôn bản, được
đào tạo những kỹ năng cơ bản trong phát hiện và quản lý thai nghén, đỡ đẻ sạch và an
toàn, chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh ngay sau sinh; tư vấn và thuyết phục người dân

H

đến khám thai tại các cơ sở y tế, góp phần hiệu quả vào chương trình LMAT nhằm
giảm tử vong mẹ và tử vong sơ sinh ở vùng nông thôn, miền núi [43].

* Mụ vườn: Mụ vườn là từ thường dùng trong dân gian để chỉ những người
đỡ đẻ cho phụ nữ ở nhà, chỉ có kinh nghiệm chứ khơng được đào tạo qua trường
lớp về đỡ đẻ.

* Gói đỡ đẻ sạch: Là sản phẩm y tế với công dụng cung cấp đầy đủ các thành
phần cần thiết phục vụ cho một cuộc đẻ thường tại tuyến y tế cơ sở [18].
Các thành phần trong “Gói đẻ sạch” đã được tiệt trùng, tiện lợi, dễ dàng sử
dụng, bảo đảm an toàn vệ sinh, đặc biệt đối với các trạm y tế ở vùng sâu, vùng xa. Đây
là sản phẩm được Bộ Y tế chuẩn hoá và khuyến cáo sử dụng ở tuyến y tế cơ sở [18].


8

1.1.2. Thực trạng sinh con tại nhà trên thế giới và Việt Nam
1.1.2.1. Trên thế giới
Trên thế giới việc sinh con cũng như lựa chọn nơi sinh thực sự do người phụ nữ
quyết định. Theo nghiên cứu của Banyana Cecilin và Rosemary Crow (2003) về
những thơng tin sẵn có cho bà mẹ lựa chọn nơi sinh ở miền Đông Nam nước Anh. Ở
đây phụ nữ được trao quyền bằng việc họ được cung cấp đầy đủ thơng tin thích hợp về
tất cả các dịch vụ CSSKSS và họ có quyền lựa chọn nơi sinh của mình [33]. Nghiên
cứu năm 2006 của Berit Nordstrom và Anna-Karin Edberg Ingela Sjoblo tại Thụy
Điển về sinh con tại nhà cho thấy người phụ nữ tự quyết định dựa vào kinh nghiệm
bản thân, đó là sự đảm bảo sự tự quyết và tin tưởng vào khả năng, đức tin của họ vào

H
P

thế lực tâm linh tự nhiên, tuy nhiên nghiên cứu này cũng đồng ý việc sinh con theo
cách riêng của bà mẹ với điều kiện mơi trường đảm bảo và có sự hỗ trợ của người
xung quanh khi cần thiết [39].


Nghiên cứu của E. Hodnell (2002) tại Anh cho thấy rằng chi phí cho một ca đẻ
thường khi sinh tại nhà bằng 68% so với chi phí 1 ca đẻ tại bệnh viện [37]. Tuy nhiên

U

tỷ lệ sinh con tại nhà của các nước này là rất thấp vì các bà mẹ ln có thói quen sử
dụng các dịch vụ y tế tại bệnh viện. Hầu hết các bà mẹ đều có dự định sinh tại bệnh
viện và họ cho rằng không nên thay đổi quyết định này [38].

H

Kết quả của một nghiên cứu tại Mỹ năm 2009 về việc sinh con tại nhà cho thấy
có 62% các ca sinh tại nhà có sự hỗ trợ của NHS, 33% được đỡ bởi nhân viên y tế
hoặc thành viên trong gia đình, sinh con tại nhà phổ biến hơn ở phụ nữ từ 35 tuổi trở
lên và đã có nhiều lần sinh con. Lý giải cho kết quả này là vì 93% các ca sinh này đã
có kế hoạch sinh con tại nhà trước, nơi mà họ cảm thấy mơi trường thân thuộc với gia
đình, bạn bè và với văn hố, tơn giáo của họ. Hơn nữa những bà mẹ này ở vùng nông
thôn nên khơng có phương tiện vận chuyển và chi phí cho việc sinh con ở nhà chỉ
bằng 1/3 chi phí sinh con tại bệnh viện [42]. Nghiên cứu năm 2002 của N.Jshikawa,
Ksimon tại một trại tị nạn ở Karen - Thái Lan thấy rằng, trên 50% sản phụ đẻ tại nhà,
có 89 phụ nữ được khám thai và tư vấn tại bệnh viện nhưng chỉ có 27 người (30%) đẻ
tại bệnh viện, số còn lại (70%) đẻ tại nhà [40].


9

Tại huyện Rakai, Uganda có tới 64% các bà mẹ sinh con tại nhà, chỉ có 36% số
bà mẹ sinh con tại CSYT. Số ca đẻ được CBYT đỡ chỉ có 38%, bà mụ vườn là 15%,
người thân trong gia đình và hàng xóm đỡ là 35%, bà mẹ phải tự đỡ là 12% [38]. Còn

ở huyện Mukono, Uganda, một nghiên cứu năm 2010 cho kết quả tỷ lệ sinh con tại nhà
là 10% trong số đó có 18% bà mẹ được bà mụ vườn đỡ đẻ [32].
1.1.2.2. Tại Việt Nam
Trong đánh giá thực trạng chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em cho người Thái ở
Sơn La năm 2010 có tới 80,7% bà mẹ sinh con tại nhà [14]. Tuy người dân tộc thiểu số
ở miền núi phía Bắc như dân tộc Dao vẫn duy trì tập quán sinh con tại nhà nhưng họ
đã bắt đầu tìm đến CSYT trong trường hợp đẻ khó [16]. Cịn như phụ nữ H’Mơng ở

H
P

Hà Giang thì đa số sinh con tại nhà với sự có mặt của người thân, họ cho rằng đau đớn
khi trở dạ là tự nhiên và cần thiết để có thể đẻ nhanh, bà đỡ có thể là một nữ hộ sinh
chuyên nghiệp, có thể là mẹ đẻ của thai phụ hoặc bất cứ người nào có kinh nghiệm đỡ
đẻ, thậm chí tệ hơn là thai phụ tự đỡ đẻ và cắt rốn bằng một mẩu tre sắc nhọn hoặc
bằng liềm [31]. Với mục đích giảm tử vong mẹ và tử vong sơ sinh từ việc sinh con tại

U

nhà, mơ hình can thiệp sử dụng cơ đỡ thơn bản người dân tộc tham gia chương trình
LMAT ở Hà Giang, Ninh Thuận, Kon Tum đã được đánh giá là hiệu quả, được cộng
đồng chấp nhận và phù hợp với điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội, địa lý của vùng
miền núi [10].

H

Ở vùng nông thôn và đồng bằng đa số phụ nữ đẻ tại nhà đều có sự trợ giúp của
bà đỡ hoặc nữ hộ sinh. Trong các phụ nữ đẻ tại nhà thì 35,4% số bà mẹ được nhận gói
đỡ đẻ sạch, nhưng họ chỉ sử dụng một phần dụng cụ trong gói đỡ đẻ sạch này [29].
Nghiên cứu dân tộc Vân Kiều tại Quảng Bình cho thấy chỉ có 27,8% bà mẹ sử dụng

gói đỡ đẻ sạch trong cuộc đẻ, gói đỡ đẻ sạch đa số được cấp cho các bà mẹ trước sinh
nhưng phần lớn các bà mẹ khơng có thói quen sử dụng, họ thường dùng các vật liệu
khác cắt rốn cho trẻ và thường băng rốn cho trẻ bằng chỉ khâu, các vật liệu sử dụng
không được tiệt trùng, vệ sinh y tế [17].
Thực trạng này cho thấy tình trạng sinh con tại nhà ở người dân tộc thiểu số ở
vùng sâu, vùng xa vẫn còn khá cao, điều này tiềm ẩn nhiều nguy cơ, nguy hiểm cho
sức khỏe bà mẹ và trẻ em.



×