Tải bản đầy đủ (.pdf) (172 trang)

Luận văn thực trạng và một số yếu tố liên quan đến sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật của người trồng rau tại xã vân nội, huyện đông anh, hà nội năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.07 MB, 172 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

ĐỖ TẤT THÀNH

H
P

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
ĐẾN SỬ DỤNG HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT
CỦA NGƯỜI TRỒNG RAU TẠI XÃ VÂN NỘI,
HUYỆN ĐÔNG ANH, HÀ NỘI NĂM 2015

U

H

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01

HÀ NỘI, 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

ĐỖ TẤT THÀNH

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN

H


P

Hà Nội - 2015

ĐẾN SỬ DỤNG HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT CỦA
NGƯỜI TRỒNG RAU TẠI XÃ VÂN NỘI, HUYỆN
ĐÔNG ANH, HÀ NỘI NĂM 2015

U

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01

H

PGS.TS. Lê Thị Hồng Hảo

HÀ NỘI - 2015


i

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Ban Giám hiệu
Trường Đại học Y tế công cộng, các thầy cô giáo của nhà trường đã tận tình giảng
dạy, tạo điều kiện và giúp đỡ tơi rất nhiều trong q trình học tập.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS. Lê Thị Hồng
Hảo và Thạc sỹ Lưu Quốc Toản, những người Thầy đầy tâm huyết đã tận tình
hướng dẫn, động viên khích lệ, dành nhiều thời gian trao đổi và định hướng cho tơi
trong suốt q trình thực hiện Luận văn.

Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các đồng chí Lãnh đạo Ủy ban nhân dân xã Vân

H
P

Nội, huyện Đơng Anh, Hà Nội, các đồng chí cán bộ lãnh đạo 06 thôn của Xã và
những người dân tại xã Vân Nội đã tạo điều kiện và nhiệt tình cộng tác, giúp đỡ tơi
trong suốt q trình thu thập số liệu thực hiện nghiên cứu.

Sau cùng, tôi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới Gia đình, người thân, bạn bè
và các đồng chí Lãnh đạo cùng các đồng nghiệp của tơi tại Viện Kiểm nghiệm an

U

tồn vệ sinh thực phẩm quốc gia - Bộ Y tế, những người đã tạo điều kiện, giúp đỡ
và chia sẽ những khó khăn và giành cho tơi nguồn động viên và sự chăm sóc q
báu trong suốt q trình học tập cũng như hoàn thành Luận văn.

H

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, năm 2015.


ii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... i


MỤC LỤC..................................................................................................... ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT........................................................................ v
DANH MỤC BẢNG BIỂU ......................................................................... vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ .............................................................................viii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU .......................................................................... ix
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................... 1

H
P

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.......................................................................... 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU....................................................... 4
1.1. Tổng quan về Hóa chất bảo vệ thực vật ................................................... 4
1.2. Tình hình sử dụng HCBVTV trên Thế giới và Việt Nam ...................... 11
1.3. Một số nghiên cứu về sử dụng HCBVTV trên Thế giới và Việt Nam... 17

U

1.4. Khung lý thuyết ...................................................................................... 22
1.5. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu............................................................ 25

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................ 26

H

2.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 26
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu .......................................................... 26
2.3. Thiết kế nghiên cứu ................................................................................ 26
2.4. Cỡ mẫu: .................................................................................................. 26
2.5. Phương pháp chọn mẫu .......................................................................... 27

2.6. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................. 30
2.7. Xử lý và phân tích số liệu....................................................................... 31
2.8. Biến số nghiên cứu và một số khái niệm................................................ 31
2.8.1.Biến số nghiên cứu ................................................................................. 31
2.8.2.Một số khái niệm..................................................................................... 32
2.9. Tiêu chuẩn đánh giá................................................................................ 33
2.10. Đạo đức trong nghiên cứu ...................................................................... 33


iii

2.11. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục........................ 33
2.11.1.

Hạn chế của đề tài ........................................................................... 33

2.11.2.

Các loại sai số và cách khắc phục................................................... 34

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................... 35
3.1. Thông tin của đối tượng nghiên cứu....................................................... 35
3.2. Thực trạng kiến thức về HCBVTV của ĐTNC ...................................... 36
3.3. Thực trạng thực hành sử dụng HCBVTV của ĐTNC ............................ 46
3.4. Kết quả kiểm nghiệm mẫu Rau .............................................................. 55
3.5. Một số yếu tố liên quan với thực hành sử dụng HCBVTV .................... 59

CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN.......................................................................... 63

H

P

4.1. Thông tin chung...................................................................................... 63
4.2. Thực trạng kiến thức về sử dụng HCBVTV của ĐTNC ........................ 64
4.3. Thực trạng thực hành sử dụng HCBVTV của ĐTNC ............................ 68
4.4. Kết quả kiểm nghiệm tồn dư HCBVTV trên mẫu rau............................ 73
4.5. Một số yếu tố liên quan đến thực hành sử dụng HCBVTV của ĐTNC. 75

U

KẾT LUẬN ................................................................................................. 77
1.

Thực trạng kiến thức, thực hành về sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật của

đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 77

H

2.

Thực trạng tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật trên mẫu rau ...................... 77

3.

Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành sử dụng HCBVTV .. 77

KHUYẾN NGHỊ ......................................................................................... 79
1.


Đối với người trồng rau sử dụng HCBVTV........................................... 79

2.

Đối với chính quyền xã Vân Nội............................................................ 79

3.

Đối với các cơ quan chức năng Tỉnh/Thành phố, Trung ương .............. 79

TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................... 80

PHỤ LỤC .................................................................................................... 86
PHỤ LỤC 1: PHIẾU ĐIỀU TRA KIẾN THỨC, THỰC HÀNH SỬ DỤNG
HCBVTV CỦA NGƯỜI DÂN ............................................................................ 86
PHỤ LỤC 2: CÁC BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU ................................................... 100


iv

PHỤ LỤC 3: HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ CHO ĐIỂM PHỎNG VẤN ĐTNC 109
PHỤ LỤC 4: NGUYÊN TẮC 4 ĐÚNG TRONG SỬ DỤNG HCBVTV ......... 112
PHỤ LỤC 5: TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 9016:2011........................... 115
PHỤ LỤC 6: QUY TRÌNH THAO TÁC CHUẨN XÁC ĐỊNH DƯ LƯỢNG
MỘT SỐ HCBVTV TRONG RAU, QUẢ ........................................................ 130
PHỤ LỤC 7: KẾT QUẢ KIỂM NGHIỆM MẪU RAU .................................... 143

BIÊN BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA SAU BẢO VỆ LUẬN VĂN ... 154
BIÊN BẢN HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN ........................................ 156


H
P

H

U


v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BHLĐ

Bảo hộ lao đông

BVTV

Bảo vệ thực vật

ĐTNC

Đối tượng nghiên cứu

ĐTV

Điều tra viên

HCBVTV


Hóa chất bảo vệ thực vật

HDSD

Hướng dẫn sử dụng

KDTV

Kiểm dịch thực vật

NĐTP

Ngộ độc thực phẩm

WHO

U

H
P

Tổ chức Y tế thế giới

H


vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU


Bảng 1.1: Phân loại tính độc của HCBVTV theo WHO ....................................8
Bảng 1.2: Tình hình nhập khẩu HCBVTV ở Việt Nam ...................................14
Bảng 2.1: Tổng hợp mẫu rau lấy kiểm nghiệm theo thôn ................................28
Bảng 2.2: Bảng tổng hợp danh sách mẫu rau đã lấy trong nghiên cứu............28
Bảng 3.1: Phân bố của đối tượng nghiên cứu ..................................................35
Bảng 3.2: Thâm niên sử dụng HCBVTV .........................................................35
Bảng 3.3: Kiến thức về tác dụng, tác hại, đường xâm nhập.............................36

H
P

Bảng 3.4: Kiến thức về thời gian, thời tiết, thời gian cách ly ..........................37
Bảng 3.5: Kiến thức về liều lượng, cách pha, nơi pha, kiểm tra bình phun và ý
nghĩa vạch màu.................................................................................................38
Bảng 3.6: Kiến thức về hướng phun.................................................................39
Bảng 3.7: Kiến thức về xử lý hóa chất thừa, vỏ bao bì/chai lọ ........................40

U

Bảng 3.8: Kiến thức về phương tiện BHLĐ khi đi phun .................................40
Bảng 3.9: Kiến thức về nơi cất giữ bình phun và điều kiện cất giữ an toàn ....41
Bảng 3.10: Kiến thức về dấu hiệu nhiễm độc và cách xử trí khi bị ngộ độc

H

HCBVTV..........................................................................................................42
Bảng 3.11: Kiến thức về đối tượng không được đi phun HCBVTV................42
Bảng 3.12: Kiến thức về vệ sinh thân thể sau khi phun ...................................43
Bảng 3.13: Tiếp cận truyền thông liên quan đến HCBVTV của ĐTNC..........43
Bảng 3.14: Nhu cầu tiếp cận thông tin về HCBVTV của ĐTNC ....................44

Bảng 3.15: Kể tên các loại HCBVTV thường sử dụng....................................46
Bảng 3.16: Nơi mua HCBVTV ........................................................................46
Bảng 3.17: Mục đích sử dụng HCBVTV .........................................................47
Bảng 3.18: Loại HCBVTV được thu thập tại thực địa.....................................47
Bảng 3.19: Thực hành pha HCBVTV của ĐTNC............................................49
Bảng 3.20: Thực hành phun HCBVTV của ĐTNC .........................................51


vii

Bảng 3.21: Thời gian, số lần phun HCBVTV và thời gian cách ly trước khi thu
hoạch của ĐTNC ..............................................................................................52
Bảng 3.22: Vệ sinh cá nhân sau đi phun của ĐTNC........................................53
Bảng 3.23: Cách xử lý HCBVTV thừa và vỏ bao bì/chai lọ sau khi phun ......53
Bảng 3.24: Cách xử lý cất giữa HCBVTV, bình phun của ĐTNC ..................54
Bảng 3.25: Kết quả kiểm nghiệm tồn dư HCBVTV trên mẫu Rau .................56
Bảng 3.26: Mối liên quan các yếu tố nhân khẩu học với thực hành sử dụng
HCBVTV..........................................................................................................59
Bảng 3.27: Mối liên quan giữa thâm niên sử dụng, tiếp cận thông tin, kiến
thức với thực hành sử dụng HCBVTV.............................................................60

H
P

Bảng 3.28: Mối liên quan giữa kết quả kiểm nghiệm tồn dư HCBVTV mẫu rau
với kiến thức, thực hành sử dụng HCBVTV của ĐTNC .................................61

H

U



viii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1: Tình hình sử dụng HCBVTV trên Thế giới ................................12
Biểu đồ 1.2: Tỷ lệ sử dụng các loại HCBVTV ở một số nước Châu Á ...........12
Biểu đồ 3.1: Kiến thức chung về sử dụng HCBVTV của ĐTNC ....................46
Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ đọc HDSD, lập nhật ký, kiểm tra bình phun, HDSD bằng
tiếng việt và nhãn mác, xuất xứ của HCBVTV................................................49
Biểu đồ 3.3: Liều lượng, nồng độ pha HCBVTV ............................................50
Biểu đồ 3.4: Thực hành sử dụng phương tiện BHLĐ đi phun .........................53
Biểu đồ 3.5: Thực hành chung về sử dụng HCBVTV của ĐTNC ...................55

H
P

Biểu đồ 3.6: Phân loại mẫu rau lấy kiểm nghiệm ............................................56
Biểu đồ 3.7: Kết quả kiểm nghiệm tồn dư HCBVTV theo nhóm rau..............57
Biểu đồ 3.8: Tần suất phát hiện hoạt chất trên mẫu rau ..................................57
Biểu đồ 3.9: Tần suất phát hiện tồn dư HCBVTV trên các mẫu rau ...............59

H

U


ix

TĨM TẮT NGHIÊN CỨU

Sử dụng Hóa chất bảo vệ thực vật (HCBVTV) là một biện pháp quan trọng
trong công tác phịng, chống dịch hại cây trồng. Các HCBVTV ln tiềm ẩn nguy
cơ, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, vật ni, cây trồng, an tồn thực
phẩm và mơi trường.
Xã Vân Nội thuộc huyện Đông Anh, là một trong những khu vực trồng rau lớn
nhất của thành phố Hà Nội. Trên địa bàn xã hiện nay có gần 1.600 hộ dân tham gia
sản xuất, tiêu thụ rau và đa số các hộ dân đều có sử dụng HCBVTV. Tuy nhiên, chưa
có số liệu thống kê những tác hại, ảnh hưởng đến sức khỏe của người trồng rau tiếp

H
P

xúc với HCBVTV. Câu hỏi đặt ra là: Kiến thức, thực hành sử dụng HCBVTV của
người trồng rau tại xã là như thế nào? Những yếu tố nào tác động đến thực hành sử
dụng HCBVTV của người trồng rau? Để cung cấp thêm bằng chứng làm cơ sở cho
các can thiệp sau này góp phần giúp địa phương trong chăm sóc sức khỏe nhân dân
trên địa bàn được tốt hơn chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Thực trạng và một số yếu

U

tố liên quan đến sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật tại xã Vân Nội, huyện Đông
Anh, Hà Nội năm 2015”.

Nghiên cứu của chúng tôi tiến hành trên 125 người trồng rau đang sinh sống và

H

có sử dụng HCBVTV tại xã Vân Nội, huyện Đông Anh, Hà Nội từ tháng 1 đến tháng
6 năm 2015 với phương pháp nghiên cứu dịch tễ học mơ tả, thiết kế cắt ngang có
phân tích bằng phương pháp định lượng. Các đối tượng nghiên cứu được phỏng vấn

theo bộ câu hỏi thiết kế sẵn kết hợp với quan sát. Số liệu được nhập bằng phần mềm
Epidata 3.1 và phân tích bằng phần mềm SPSS 18.0.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ người đi phun có kiến thức về sử dụng
HCBVTV đạt là 71,2%, thực hành sử dụng HCBVTV đạt là 56,8%. Kết quả kiểm
nghiệm 125 mẫu rau của các đối tượng nghiên cứu thì có 49 mẫu (39,2%) phát hiện
có tồn dư HCBVTV. Qua phân tích, chúng tơi tìm thấy một số mối liên quan có ý
nghĩa thống kê: Những đối tượng có thâm niên sử dụng HCBVTV trên 10 năm có tỷ
lệ thực hành đạt cao gấp 3,609 lần so với những người sử dụng HCBVTV từ 1-5
năm (95%CI: 1,199-10,867); Những đối tượng có kiến thức đạt có tỷ lệ thực hành


x

đạt cao gấp 2,376 lần so với những đối tượng có kiến thức khơng đạt (p<0,05;
95%CI: 1,078-5,235) và kết quả kiểm nghiệm tồn dư HCBVTV đạt trong mẫu rau
của những đối tượng có tỷ lệ thực hành đạt cao gấp 4,62 lần so với kết quả kiểm
nghiệm của những người thực hành không đạt về sử dụng HCBVTV (OR = 4,62,
χ2=16,05, P<0,001, 95%CI: 2,141-9,971).
Căn cứ vào các kết quả đạt được chúng tôi đề xuất một số khuyến nghị: người
trồng rau cần tuân thủ thời gian thu hoạch sau khi phun thuốc, sử dụng đầy đủ bảo hộ
lao động khi đi phun HCBVTV; Chính quyền xã cần tăng cường cơng tác quản lý,
giám sát nhắc nhở người dân sử dụng HCBVTV đúng phương pháp, xử phạt các
cửa hàng vi phạm: bán thuốc khơng có tên trong danh mục cho phép.

H
P

H

U



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Sử dụng Hóa chất bảo vệ thực vật (HCBVTV) là một biện pháp quan trọng
trong cơng tác phịng, chống dịch hại cây trồng ở nước ta và các nước trên thế giới.
Hiện nay, HCBVTV sử dụng trong sản xuất nơng nghiệp chủ yếu vẫn là thuốc hố
học được cấu thành bởi các hoá chất. Hầu hết hoạt chất hay chất phụ gia trong mỗi
loại đều là những chất độc hại với mức độ khác nhau nên việc sử dụng HCBVTV
luôn tiềm ẩn nguy cơ gây rủi ro nếu không tuân thủ quy định. Việc sử dụng
HCBVTV không đúng gây ảnh hưởng xấu đến con người, vật nuôi, cây trồng, an
tồn thực phẩm và mơi trường.

H
P

Theo thống kê của WHO, hàng năm trên thế giới ước tính có khoảng 39 triệu
người có thể bị ngộ độc cấp tính do ảnh hưởng của HCBVTV[38], trong đó khoảng 3
triệu người ngộ độc cấp tính nghiêm trọng và khoảng 200.000 - 300.000 người tử vong
mỗi năm[47]. Nhu cầu sử dụng HCBVTV trên thế giới và tại Việt Nam ngày càng
tăng, đặc biệt gia tăng ở các nước đang phát triển mặc dù những nước này chỉ chiếm

U

20% lượng tiêu thụ HCBVTV[10]. Phần lớn người dân tại các nước này chưa nhận biết
đầy đủ về tác hại cũng như những nguy cơ tiềm ẩn do HCBVTV gây ra[10].
Việt Nam là một nước nông nghiệp lạc hậu, với 80% dân số làm nơng nghiệp

H


vì vậy nhu cầu HCBVTV trong sản xuất nông nghiệp nước ta rất lớn. Tính đến đầu
năm 2015, trong danh mục HCBVTV được phép sử dụng ở Việt Nam, HCBVTV sử
dụng trong nông nghiệp gồm 1.699 hoạt chất, 3988 tên thương phẩm[6] [6].
Những người nơng dân chính là đối tượng trực tiếp chịu ảnh hưởng của
HCBVTV. Do sự thiếu hiểu biết về sử dụng HCBVTV an toàn, lạm dụng, điều kiện
kinh tế mà người dân sử dụng nhiều loại HCBVTV khác nhau, HCBVTV không rõ
nguồn gốc xuất xứ, không trong danh mục cho phép của Nhà nước. Vì vậy đã có
những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Năm 2008, kết quả thống kê của Bộ
Lao động - Thương Binh và Xã hội tại 31 tỉnh/thành phố cho thấy, đa số các vụ tai
nạn trong ngành nông nghiệp là do nhiễm độc HCBVTV, đã có 6.807 vụ nhiễm độc
HCBVTV với 7527 trường hợp ngộ độc được cứu sống và 137 trường hợp tử
vong[16]. Năm 2009, có 4.372 vụ nhiễm độc với 4.515 trường hợp, tử vong 138


2

trường hợp chiếm tỷ lệ 3,05%[16]. Nguyên nhân chủ yếu là tình trạng lạm dụng, sử
dụng bừa bãi HCBVTV và không tuân thủ quy định về trang bị BHLĐ: kết quả
kiểm tra sử dụng HCBVTV trên rau của 9120 hộ, phát hiện 2319 hộ vi phạm
(25,42%)[6].
Vân Nội thuộc huyện Đông Anh, cách trung tâm thành phố Hà Nội 15km, là
một trong những khu vực trồng rau lớn nhất của thành phố Hà Nội, diện tích đất tự
nhiên 639,1 ha, trong đó diện tích đất nơng nghiệp là 324 ha, chiếm 50,7% diện tích
tự nhiên. Dân số của xã là 11.667 người, với 1568 hộ dân tham gia sản xuất, tiêu thụ
rau. Hàng năm xã Vân Nội cung cấp hơn 3.000 tấn rau cho trên 200 cửa hàng, bếp ăn
trường học, siêu thị, chợ dân sinh... tại thành phố Hà Nội, các tỉnh lân cận. Theo khảo

H
P


sát nhanh tại xã thì đa số hộ trồng rau sử dụng HCBVTV để chăm sóc, tăng năng suất
cây trồng của gia đình. Hiện nay, trên địa bàn xã có 13 cơ sở kinh doanh HCBVTV
nhưng đa số chưa đạt yêu cầu về các điều kiện: gần khu dân cư, vệ sinh mơi trường,
phịng, chống cháy nổ,.. đây thực sự là một vấn đề mà cán bộ lãnh đạo địa phương
quan tâm. Theo báo cáo của Trạm Y tế, xã có 21 trường hợp bị ung thư, các cấp

U

chính quyền tại xã cho rằng HCBVTV là một trong những nguyên nhân. Trên địa bàn
xã chưa có một nghiên cứu nào về tình hình sử dụng HCBVTV cũng như kiến thức,
thực hành về sử dụng HCBVTV của những người dân[22]. Với tình hình sử dụng

H

HCBVTV hiện nay tại xã, câu hỏi đặt ra là: Thực trạng kiến thức, thực hành sử dụng
HCBVTV của người dân tại xã như thế nào? Điều kiện các cơ sở kinh doanh
HCBVTV tại xã ra sao? Những yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến thực hành sử dụng
HCBVTV của người dân?

Vì vậy, chúng tơi thực hiện nghiên cứu: “Thực trạng và một số yếu tố liên quan
đến sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật của người trồng rau tại xã Vân Nội, huyện
Đông Anh, Hà Nội năm 2015” làm cơ sở cho các nghiên cứu can thiệp sau này, góp
phần giúp địa phương trong bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng kiến thức, thực hành sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật

của người trồng rau tại xã Vân Nội, huyện Đông Anh, Hà Nội năm 2015.
2. Mô tả thực trạng tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật trên rau trồng tại xã Vân
Nội, huyện Đông Anh, Hà Nội năm 2015.
3. Xác định một số yếu tố liên quan đến thực hành sử dụng hóa chất bảo vệ
thực vật của người trồng rau tại xã Vân Nội, huyện Đông Anh, Hà Nội năm 2015.

H
P

H

U


4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.

Tổng quan về Hóa chất bảo vệ thực vật

1.1.1. Khái niệm
Hóa chất bảo vệ thực vật (HCBVTV) là chất phòng trừ dịch hại, bao gồm tất
cả các chất hoặc hỗn hợp các chất được sử dụng để ngăn ngừa, tiêu diệt hoặc kiểm
soát dịch hại. Hóa chất bảo vệ thực vật trong một số trường hợp cũng bao gồm các
chất kích thích sinh trưởng, ngăn ngừa sự rụng quả, chín sớm, rụng lá[3].
Hiện nay, HCBVTV được sử dụng với nhiều tên gọi khác nhau như: hóa chất
trừ sâu, thuốc BVTV, thuốc trừ sâu,..

H

P

1.1.2. Phân loại

Việc phân loại HCBVTV có thể thực hiện theo nhiều cách như phân loại
theo đối tượng phòng trừ (thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh,…) hoặc phân loại theo gốc
hóa học (nhóm clo hữu cơ, nhóm lân hữu cơ,…). Các thuốc trừ sâu có nguồn gốc
khác nhau thì tính độc và khả năng gây độc khác nhau [19]:
1.1.2.1.

U

Phân loại dựa trên đối tượng sinh vật gây hại
- Thuốc trừ bệnh

H

- Thuốc trừ sâu
- Thuốc trừ cỏ
- Thuốc trừ ốc
1.1.2.2.

- Thuốc trừ nhện

- Thuốc trừ tuyến trùng
- Thuốc điều hòa sinh trưởng
- Thuốc trừ chuột

Phân loại theo gốc hóa học


Các HCBVTV bao gồm nhiều nhóm khác nhau, chủ yếu gồm 4 nhóm chính:
- Nhóm clo hữu cơ là các dẫn xuất clo của một số hợp chất hữu cơ như
diphenyletan, cyclodien, benzen, hexan... Đây là những hợp chất hữu cơ rất bền
vững trong môi trường tự nhiên và thời gian bán phân huỷ dài. Đại diện cho nhóm
này như Aldrin, Endrin, Dieldrin, Endosulfan, Heptachlor, Lindan, Isodrin, DDT…
- Nhóm lân hữu cơ đều là các este, là các dẫn xuất hữu cơ của axit
photphoric. Nhóm này có thời gian bán phân huỷ ngắn hơn so với nhóm clo hữu cơ
và được sử dụng rộng rãi hơn. Nhóm này tác động vào thần kinh của côn trùng bằng


5

cách ngăn cản sự tạo thành men Cholinestaza làm cho thần kinh hoạt động kém,
làm yếu cơ, gây choáng váng và chết. Đại diện cho nhóm này như: Chlorpyrifos,
Methyl Parathion, Ethyl Parathion, Malathion, Fenthion, Dichlorvos, Fonofos,
Diazinon, …
- Nhóm Cacbamat là các dẫn xuất hữu cơ của axit cacbamic, gồm những hố
chất ít bền vững hơn trong mơi trường tự nhiên, song cũng có độc tính cao đối với
người và động vật. Khi sử dụng, chúng tác động trực tiếp vào men Cholinestaza của
hệ thần kinh và có cơ chế gây độc giống như nhóm lân hữu cơ. Đại diện cho nhóm
này như Carbofuran, Carbosulfan, Isoprocarb, Fenobucarb, Carbaryl, Methomyl,
Oxamyl…

H
P

- Nhóm Pyrethroid là hỗn hợp của các este khác nhau với cấu trúc phức tạp,
được tách ra từ hoa của một loại cúc. Đại diện cho nhóm này như Cypermethrin,
Permethrin, Fenvalarate, Deltamethrin, Cyfluthrin…


Ngồi ra, cịn có một số nhóm khác như: các thuốc trừ sâu vơ cơ (nhóm
asen), nhóm thuốc trừ sâu sinh học có nguồn gốc từ vi khuẩn, nấm, virus (thuốc trừ

U

nấm, trừ vi khuẩn), nhóm các hợp chất vơ cơ (hợp chất của đồng, thủy ngân) [19].
1.1.2.3.

Độc chất của các loại HCBVTV

a) Nhóm Clor hữu cơ (organochlorines)

H

HCBVTV nhóm clor hữu cơ là các hợp chất hữu cơ được hình thành khi thay
thế các nguyên tử hydro của phân tử hydrocarbon và các dẫn xuất của hydrocarbon
bằng các nguyên tử clor. Trong phân tử các hợp chất này có thể tồn tại vòng benzen
hoặc dị vòng (chứa dị tố O, N hay S). Các chất này thường là các dẫn xuất clor của
một số hợp chất hữu cơ như diphenyl ethan, cyclodien, benzen,…
Các HVBVTV nhóm clor hữu cơ nói chung có phổ tác dụng rộng, rất an tồn
với cây trồng ở liều thơng dụng nhưng lại độc với các lồi động vật máu nóng. Các
chất này có thể tích lũy trong cơ thể sinh vật gây độc mạn tính, chúng cũng rất bền
trong môi trường, hiệu lực tồn dư lâu dài.
Cơ chế gây độc của HCBVTV nhóm clor hữu cơ phụ thuộc vào dạng cấu
trúc của chúng. DDT và các HCBVTV có cấu trúc tương tự DDT là những chất rất
độc trên hệ thần kinh. Chúng có tác dụng trên thần kinh ngoại biên thông qua ức


6


chế các kênh vận chuyển Na+ qua màng tế bào thần kinh dẫn đến tê liệt và có thể
dẫn đến tử vong. Cịn một số loại HCBVTV có cấu trúc dị vòng hoặc vòng chứa
nhiều clor như aldrin, dieldrin, heptachlor,… tác động thông qua việc gắn với các
vùng picrotoxinin của acid -aminobutyric dẫn đến ức chế ion Cl- vào trong tế bào
thần kinh. Hậu quả là gây nên trạng thái kích thích thần kinh.
b) Nhóm Phosphor hữu cơ (organophosphorus)
HCBVTV nhóm phosphor hữu cơ chủ yếu là các hợp chất của phospho hóa
trị 5, chúng là các este hoặc amid của acid phosphoric hoặc dẫn xuất của
phosphoric.
Các HCBVTV nhóm phosphor hữu cơ có đặc điểm chung là phổ tác dụng

H
P

rộng, an toàn với cây trồng, diệt được nhiều sâu hại, tác dụng diệt cơn trùng nhanh,
có độc tính cao với động vật máu nóng, nhưng khơng tích lũy lâu dài thường được
thải trừ nhanh qua nước tiểu và thời gian tồn dư trong môi trường không dài.
HCBVTV phosphor hữu cơ tác động vào hệ thần kinh của côn trùng và
người bằng cơ chế cách ngăn cản sự tạo thành men cholinestase (ChE) làm cho thần

U

kinh hoạt động kém, làm yếu cơ, gây chống váng và chết. Các chất nhóm phosphor
hữu cơ gây phosphorin hóa enzym acetylcholinesterase. ChE có tác dụng phân giải
acetylcholin trong cơ chế dẫn truyền xung động thần kinh qua synap. Khi ChE bị ức

H

chế, làm ứ đọng acetylcholin, gây rối loạn dẫn truyền cholinergic, làm ức chế dẫn
truyền các xung thần kinh tới các tế bào cơ, tuyến, não và hạch. Nhiễm độc xảy ra

cấp tính có thể gây nơn, co thắt ruột, nhức đầu, mệt mỏi, chóng mặt, co giật, suy hô
hấp hôn mê và tử vong.

c) Nhóm pyrethroid

HCBVTV nhóm pyrethroid là những chất hữu cơ có cấu trúc tương tự các
pyrethrin tự nhiên có mặt trong một số loại hoa Cúc.
Các hợp chất nhóm pyrethroid thường được sử dụng phối hợp với một số
HCBVTV nhóm khác nhằm tăng tác dụng bảo vệ thực vật. Ngoài việc được sử
dụng làm HCBVTV trong nơng nghiệp, các chất nhóm pyrethroid còn được sử dụng
nhiều để làm các thuốc diệt côn trùng (ruồi, muỗi, gián,…) trong nhà.


7

Các chất nhóm pyrethroid là các chất độc đối với dẫn truyền thần kinh do tác
dụng luôn giữ kênh Na+ mở trong màng tế bào thần kinh gây ảnh hưởng đến sự dẫn
truyền các xung thần kinh làm mất cảm giác, tê liệt, ở liều cao có thể gây tử vong.
Khi tiếp xúc trong thời gian dài có thể gây ngộ độc gan. Các chất này thường ít độc
qua đường tiếp xúc và hô hấp. Liều độc của các chất nhóm pyrethroid cũng thấp
hơn nhiều loại HCBVTV khác.
d) Nhóm carbamat
HCBVTV nhóm carbamat là các este của acid carbamic và dẫn xuất của acid
carbamic. Đại diện cho nhóm này như: aldicarb, carbofuran, carbaryl,… Ngày nay
các hợp chất carbamat được sử dụng rất phổ biến và được phối hợp với các

H
P

HCBVTV khác để tăng cường phổ tác dụng.


Các HCBVTV nhóm carbamat có đặc điểm chung là phổ tác dụng hẹp, hiệu
lực thuốc ngắn, ít tan trong nước, tan nhiều trong dung mơi hữu cơ, bị kiềm phân
hủy. Không tồn lưu lâu dài trong mơi trường.

Các hợp chất carbamat cũng có khả năng tích lũy và đầu độc hệ thần kinh

U

của người và động vật nhưng độc tính kém các hợp chất phosphor hữu cơ. Khi sử
dụng chúng tác động trực tiếp vào men cholinesterase của hệ thần kinh và có cơ chế
gây độc giống như nhóm phosphor hữu cơ tuy nhiên mức độ độc hại khơng bằng

H

các hợp chất nhóm phosphor hữu cơ.
e) Nhóm neonicotinoid

Neonicotinoid là nhóm HCBVTV gây kích thích thần kinh có cấu trúc tương
tự nicotin được sử dụng từ những năm 80 của thế kỷ XX. Đại diện cho nhóm này
gồm các chất như: imidachloprid, acetamiprid, thiamethoxam,…
Gần đây, một số nước hạn chế sử dụng những chất của nhóm này vì có nhiều
bằng chứng cho thấy nguuy cơ gây hội chứng CDD (rối loạn sụt giảm bầy đàn) đối
với Ong mật. Nguyên nhân là do các chất này phá hủy hệ thống miễn dịch tự nhiên
của ong mật nhạy cảm với nhiều trường hợp nhiễm trùng gây chết. Hiện nay ở Việt
Nam các chất này vẫn được phép sử dụng là HCBVTV trong nông nghiệp.
Để thể hiện mức độ độc của mỗi loại thuốc người ta sử dụng chỉ số gây độc
cấp tính LD 50 hay cịn gọi là liều gây chết trung bình căn cứ thử nghiệm trên thỏ



8

hoặc chuột bạch. Chỉ số LD 50 càng thấp thì thuốc càng độc, và ngược lại chỉ số LD
50 càng cao thì thuốc càng ít độc. Căn cứ vào chỉ số LD 50 người ta chia các
HCBVTV ra thành 4 cấp độc từ I đến IV. Cấp I là cực độc, cấp II là độc, cấp III là
độc trung bình và cấp IV là tương đối ít độc. Để nhận biết, người ta in băng màu
trên nhãn thuốc biểu thị cấp độc[19].
Bảng 1.1: Phân loại tính độc của HCBVTV theo WHO, 2009

H
P

U

H

1.1.3. Các đường xâm nhập Hóa chất bảo vệ thực vật
HCBVTV xâm nhập vào cơ thể qua 3 con đường chính:
Qua đường hơ hấp:

- Các loại HCBVTV dùng ở dạng khí nén, dạng hơi, dạng mù hoặc dạng
sương phân tán, tan rất nhanh vào khơng khí, mắt thường có thể khơng nhìn thấy
được. Trong q trình phun, người dân rất dễ hít phải HCBVTV trong mơi trường
khơng khí, độc chất sẽ theo khơng khí vào phổi và gây nhiễm độc. Do đó, khi tiếp
xúc với HCBVTV chúng ta nên thực hiện những biện pháp phòng ngừa cần thiết để
ngăn chặn sự xâm nhập của HCBVTV[13],[24].
Tiếp xúc trực tiếp qua da:




×