Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Dạy viết văn bản nghị luận trong môn ngữ văn cho học sinh lớp 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.22 KB, 18 trang )

MỤC LỤC


DẠY VIẾT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN TRONG MÔN NGỮ VĂN CHO HỌC
SINH LỚP 10
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
2. Ý nghĩ của đề tài
NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
1.1. Về môn Ngữ văn cấp Trung học phổ thông (THPT) trong chương trình Giáo
dục phổ thơng 2018
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn Ngữ văn cấp THPT được Bộ giáo dục
và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT, ngày 26 tháng
12 năm 2018 - còn gọi là Chương trình giáo dục phổ thơng mới (CTGDPT mới)
bao gồm đặc điểm mơn học, mục tiêu chương trình mơn Ngữ văn, các yêu cầu cần
đạt của môn tiếng Việt cấp tiểu học và Ngữ văn khối THCS, THPT Chương trình
này có nhiều điểm mới, khác biệt so với chương trình Ngữ văn ban hành năm 2006
( sau đây gọi tắt là Chương trình hiện hành (CTHH).
1.1.1. Về mục tiêu
Nếu mục tiêu mơn Ngữ văn trong Chương trình hiện hành chung cho cả trung học
cơ sở và trung học phổ thông gồm ba yêu cầu lớn: kiến thức, thái độ, kĩ năng thi
chương trình Ngữ văn mới thể hiện mục tiêu theo hai yêu cầu cần đạt: phẩm chất
và năng lực. Điều này cho thấy, chương trình mơn Ngữ văn mới không hướng tới
việc dạy học sinh chạy theo kiến thức để học sinh “biết” mà tập trung vào thực
hành, vận dụng, tức là hướng tới giúp học sinh “làm”. Mặc dù không nêu mục tiêu
về thái độ như CTHH nhưng thực chất đã được lồng ghép vào phẩm chất và năng


lực cần đạt. Nói cách khác, năng lực khơng chỉ do kiến thức và kĩ năng tạo nên mà
cịn có cả ý thức, tinh thần, thái độ, động cơ… của người học.


1.1.2. Về yêu cầu cần đạt
Như đã nêu, CTGDPT mới trình bày tách biệt hai phần Nội dung dạy học từng lớp
và Chuẩn kiến thức kĩ năng. Trước hết, CTHH không nêu các yêu cầu cần đạt khái
quát về môn Ngữ văn cho học sinh THPT thành một mục riêng mà chỉ nêu vắn tắt:
“Mục tiêu của môn Ngữ văn ở THPT chủ yếu là nâng cao năng lực đọc – hiểu văn
bản và làm văn, cung cấp một số tri thức phổ thơng về lí luận và lịch sử văn học;
trang bị một số kiến thức về nguồn gốc và loại hình tiếng Việt, về giao tiếp và
phong cách học. Chương trình được xây dựng theo nguyên tắc tích hợp trên hai
trục Đọc văn và Làm văn.
Với CTGDPT mới, yêu cầu cần đạt khái quát về năng lực tiếng Việt của học sinh
THPT được nên thành một mục riêng (mục IV) với hai năng lực cụ thể là năng lực
ngôn ngữ và năng lực văn học, được cụ thể hố ở chương trình mỗi lớp một cách
thống nhất.
Như thế, có thể thấy sự khác nhau trong cách xác định yêu cầu cần đạt của
CTGDPT mới và CTHH. CTHH xuất phát từ các đơn vị nội dung kiến thức cụ thể
để nêu lên mức độ cần đạt của đơn vị kiến thức đó. Hệ quả của điều này dẫn đến
chuẩn kiến thức kĩ năng chủ yếu hướng tới xác định mực độ kiến thức là chính.
Trong khi đó, CTGDPT mới xác định yêu cầu cần đạt về đọc, viết, nói, nghe trước
rồi mới tìm các nội dung dạy học. Như thế yêu cầu cần đạt đều tập trung vào các kĩ
năng ngôn ngữ và văn học với các yêu cầu nhất quán, cụ thể và kĩ hơn với từng kĩ
năng đọc, viết, nói, nghe. Các yêu cầu về đọc hiểu cũng nêu rõ đối tượng đọc là ba
loại văn bản: văn bản văn học, văn bản thông tin, văn bản nghị luận.
1.1.3. Về nội dung giáo dục


Nếu CTHH lấy lịch sử văn học và thể loại làm trục thiết kế chương trình, cung cấp
hệ thống kiến thức văn học, tiếng Việt bằng hệ thống Ngữ liệu văn bản văn học,
văn bản nghị luận bắt buộc với những tác giả, tác phẩm cụ thể thì CTGDPT mới
lấy các kĩ năng giao tiếp đọc, viết,nói, nghe làm trục thiết kế chương trình với
những yêu cầu cần đạt được qui định cụ thể. Chỉ qui định một số nội dung dạy học

bắt buộc gồm kiến thức tiếng Việt và văn học và một số ngữ liệu bắt buộc. Còn lại
để mở về nội dung cụ thể, dành quyền quyết định lựa chọn ngữ liệu cho các giả
SGK và giáo viên tự .
1.4. Về việc đánh giá kết quả giáo dục
Theo quan điểm phát triền năng lực, việc đánh giá kết quả học tập không lấy việc
kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức đã học làm trung tâm của việc đánh giá mà
nhằm mục đích xác định mức độ thực hiện mục tiêu dạy học, hướng đến việc yêu
cầu học sinh thực hành với tình huống và ngữ liệu mới.
Từ những phân tích trên, có thể thấy, CTGDPT mới đã chỉ ra một cách thống nhất
mục tiêu của môn Ngữ văn là đạt được các phẩm chất và năng lực theo yêu cầu đã
đề ra. Trong đó, rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe là một trong những
trục xuyên suốt để xây dựng chương trình, nội dung giáo dục.
1.2. Dạy kĩ năng viết ở môn Ngữ văn trong chương trình GDPT 2018
Viết khơng chỉ đơn giản là tạo ra một sản phẩm chung chung. Trái lại, viết là tạo
lập một sản phẩm giao tiếp. Ở đó, người viết thực hiện hành vi giao tiếp theo một
“sơ đồ thể loại”, vận dụng qui cách của một kiểu văn bản nào đó khi tạo lập văn
bản nhằm đạt được một hiệu quả giao tiếp cụ thể.
Trong các sách giáo khoa biên soạn dựa trên CTGDPT mới, việc dạt học viết các
kiểu văn bản mà chương trình qui định theo các quan điểm nêu trên và theo hai


hướng tiếp cận dạy học viết hiện đại: dạy viết theo mơ hình cấu trúc kiểu văn bản
và theo qui trình viết.
Một mặt, theo mơ hình cấu trúc kiểu văn bản, giáo viên cung cấp một sơ đồ giản
lược các đặc điểm chính của văn bản, kèm theo một văn bản trực quan thể hiện rõ
ràng và đầy đủ các đặc điểm ấy. Học sinh dựa vào đó để quan sát, phân tích cấu
trúc kiểu văn bản cũng như những thao tác thực hiện văn bản. sinh
Mặt khác, giáo viên cần coi trọng hướng dẫn học sinh thực hành viết theo qui trình.
Theo đó, một qui trình chung sẽ được lặp lại với nhiều kiểu bài, nhằm thơng qua
thói quen mà tạo sự thuần thục ở học

1.3. Vai trò của kiểu bài Nghị luận trong chương trình Ngữ văn cấp THPT trong
chương trình GDPT 2018
Trong yêu cầu cần đạt đối với môn Ngữ văn ở cấp THPT, CTGDPT mới ghi rõ:
“Từ lớp 10 đến lớp 12: viết thành thạo kiểu văn bản nghị luận và thuyết minh gắn
về các đề tài gắn với đời sống và định hướng nghề nghiệp; viết đúng qui trình, có
kết hợp các phương thức biểu đạt, kiểu lập luận và yếu tố nghệ thuật; có chủ kiến
về một vấn đề xã hội”. Dựa trên mục tiêu trên, các tác giả các bộ sách giáo khoa
đều chủ trương thiết kế kiểu bài nghị luận trong chương trình. Khảo sát sách Ngữ
văn 10 của ba bộ sách, chúng tôi nhận được kết quả cụ thể như sau:
Bộ sách Ngữ văn 10 – Cánh diều: bộ sách này thiết kế 8 bài học tương ứng với các
kĩ năng đọc, viết, nói, nghe. Riêng với phần viết, bộ sách thiết kế 9 đơn vị bài học
gồm kiểu văn bản nghị luận và văn bản thơng tin. Trong đó, dạy viết văn bản nghị
luận chiếm thời lượng 6/9 bài. Cụ thể:
- Nghị luận văn học gồm hai đề tài:
+ Nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện


+ Nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ
- Nghị luận xã hội gồm ba đề tài:
+ Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội
+ Viết bài luận về bản thân
+ Viết bài luận nhằm thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay quan niêm.
Bộ sách Ngữ văn 10 – Chân trời sáng tạo thiết kế thành 9 đơn vị bài học. Đối với
phần viết, sách thiết kế 9 đơn vị bài học bao gồm kiểu văn bản nghị luận và văn
bản thông tin. Trong đó, dạy viết văn bản nghị luận chiếm thời lượng 6/9 bài. Cụ
thể:
- Nghị luận văn học gồm hai đề tài:
+ Nghị luận phân tích, đánh giá một truyện kể/tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch
+ Nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ/ một tác phẩm trữ tình.
- Nghị luận xã hội gồm hai đề tài:

+ Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội
+ Viết bài luận nhằm thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay quan niêm.
Bộ sách Ngữ văn 10 – Kết nối tri thức và cuộc sống cũng được thiết kế thành 9
đơn vị bài học. Đối với phần viết, sách thiết kế 9 đơn vị bài học giống với bộ sách
Ngữ văn 10 – Cánh diều.
Như vậy, thơng qua khảo sát trên, có thể thấy chương trình và các tác giả sách giáo
khoa ln đề cao vai trò của kiểu bài nghị luận cũng như việc hướng dẫn học sinh
kĩ năng viết, đặc biệt là kĩ năng viết văn bản nghị luận về các vấn đề liên quan đến
xã hội, văn học và bản thân.


2. Dạy viết văn bản nghị luận trong môn Ngữ văn cho học sinh lớp 10
2.1. Yêu cầu dạy viết
Chương trình GDPT mơn Ngữ văn trung học phổ thơng mới xác định rõ mục tiêu:
“Từ lớp 10 đến lớp 12: viết thành thạo kiểu văn bản nghị luận và thuyết minh về
các đề tài gắn với đời sống và định hướng nghề nghiệp; viết đúng qui trình, có kết
hợp phương thức biểu đạt, kiểu lập luận và yếu tố nghệ thuật, có chủ kiến về một
vấn đề xã hội”. Từ đó có thể thấy, để đạt được mục tiêu này, mỗi giáo viên cần chú
ý một số yêu cầu cụ thể
2.1.1. Cần tạo ý tưởng, biết trình bày ý tưởng một cách mạch lạc, sáng tạo và
thuyết phục
Bản chất của dạy viết, đặc biệt là kiểu bài văn nghị luận thực chất là rèn luyện tư
duy cho học sinh, cả tư duy hình tượng và tư duy logic. Muốn thực hiện được điều
này, người giáo viên phải bắt đầu từ việc hướng dẫn học sinh quan sát và phân tích
các đoạn văn, bài văn mẫu mà trong đó, ý tưởng được trình bày rõ ràng, mạch lạc
và giàu sức thuyết phục. Sau đó, giáo viên đặt ra tình huống, bài tập yêu cầu nêu
một ý tưởng, triển khai ý tưởng đó theo một đề tài cho trước hoặc tự chọn. Dưới sự
điều khiển, tổ chức các hoạt động học tập của giáo viên, học sinh trình bày, trao
đổi, thảo luận để rút ra những tri thức cần thiết về kiểu văn bản, các bước tạo lập
văn bản và thực hành viết theo qui trình, tuân thủ đặc điểm của kiểu bài nghị luận.

2.1.2. Cần thông qua các văn bản đã học ở phần Đọc – hiểu để nắm được đặc điểm
của kiểu văn bản
Như đã nói, mơn Ngữ văn trong chương trình THPT mới được xây dựng theo
ngun tắc tích hợp. Nghĩa là, tích hợp triệt để ở nhiều cấp độ, trên nền tảng dạy
đọc hiểu văn bản theo thể loại tích hợp với chủ điểm, dạy đọc tích hợp với dạy
viết, tích hợp nói và nghe. Mục đích của việc này là để tăng cường kết hợp đọc


hiểu các yếu tố hình thức loại thể của văn bản với nội dung của văn bản trong kết
nối chủ điểm. Điều này giúp học sinh phát triển đồng thời hai loại kĩ năng chủ yếu
liên quan đến tiếp nhận văn bản và tạo lập văn bản.
2.1.3. Cần chú ý hướng dẫn kĩ thuật viết tích cực nhằm giúp học sinh thành thạo kĩ
năng tạo lập văn bản nghị luận, vừa phát triển tư duy phê phán, năng lực giải quyết
vấn đề và sáng tạo thể hiện qua bài viết
Để học sinh phát triển kĩ năng viết, việc tổ chức hướng dẫn học sinh viết đoạn và
bài văn thường gồm các hoạt động chủ yếu như: nêu nhiệm vụ học sinh cần thực
hiện; yêu cầu học sinh làm việc cá nhân, cặp đơi hoặc theo nhóm; tổ chức trình bày
kết quả làm việc, thảo luận, nhận xét,đánh giá…
2.1.4. Cần chú ý hỗ trợ học sinh trong suốt quá trình tạo lập văn bản.
Định hướng chung của việc dạy viết cho học sinh là học sinh thực hành trên sự
hướng dẫn, hỗ trợ của giáo viên để học sinh nêu lên được ý tưởng, phát triển ý
tưởng, diễn đạt thành bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của bản thân chứ không
phải sao chép hay phụ thuộc vào ý kiến của người khác. Sau khi viết xong, học
sinh cần có cơ hội nói, trình bày những gì đã viết để được nhận xét, trao đổi, thấy
được những ưu điểm để phát huy, hạn chế để khắc phục.
2.2. Tiến trình tổ chức dạy học viết kiểu bài nghị luận
Tiến trình dạy viết nói chung, dạy viết văn bản nghị luận nói riêng được thực hiện
theo qui trình với bốn bước cụ thể sau:
Bước 1: Chuẩn bị viết
Trong bước này, giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện một số thao tác sau

Thao tác 1: Đọc và phân tích mẫu


Có thể nói, đọc cũng là một phần của quá trình tạo lập văn bản. Đọc bài văn mẫu
cùng kiểu loại giúp học sinh hiểu được cách tạo lập văn bản cùng loại. Trong dạy
viết văn nghị luận, học sinh sẽ dựa vào bài đọc hiểu là một bài phê bình tác phẩm
văn học đã học. Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích, nhận diện đặc điểm, rút
ra yêu cầu của kiểu văn bản này.
Thao tác 2: Xác định nhiệm vụ, mục đích viết và người đọc văn bản
Ở thao tác này, giáo viên hướng dẫn học sinh tự đặt ra các câu hỏi và tìm cách trả
lời cho những câu hỏi đó: Tơi viết về về đề gì? Tại sao lại viết về vấn đề đó? Ai sẽ
đọc bài của tôi?
Thao tác 3: Thu thập tài liệu
Học sinh tìm những nguồn tài liệu liên quan đến vấn đề cần nghị luận từ các nguồn
thông tin đáng tin cậy. Khi đọc, tham khảo, giáo viên cần hướng dẫn học sinh ghi
chép một số nhận xét, đánh giá về tác phẩm cần cho việc trích dẫn hoặc suy nghĩ
tiếp để trao đổi thêm trong bài viết.
Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý
Thao tác 1: Tìm ý
Ở thao tác này, giáo viên có thể sử dụng nhiều chiến lược khác nhau để hướng dẫn
học sinh tìm ý – tức là tìm luận điểm, luận cứ cho bài viết. Huy động ý là một giai
đoạn quan trọng trong quá trình viết bài văn. Để tìm được ý cho bài văn nghị luận,
tuỳ vào đề tài và nội dung nghị luận, cần trả lời các câu hỏi: Nội dung cần nghị
luận là gì? Có những biểu hiện thế nào? Tại sao lại nói như thế? Giáo viên cũng có
thể sử dụng sơ đồ tư duy để hình thành, phát triển và trình bày hệ thống ý cho bài
viết.
Thao tác 2: Lập dàn ý


Giáo viên hướng dẫn học sinh sắp xếp các luận điểm, luận cứ đã tìm vào bố cục ba

phần của một dàn ý. Đối với thao tác này, học sinh có thể lược bớt các ý khơng
phù hợp, sắp xếp các ý theo trật tự logic, thứ bậc:
- Luận đề: là vấn đề trọng tâm cần bàn bạc, làm sáng tỏ của bài viết
- Luận điểm: là các ý lớn nhằm triển khai làm sáng tỏ cho luận đề
- Luận cứ: là lí lẽ và dẫn chứng làm sáng tỏ cho luận điểm
- Lập luận: là cách dẫn dắt, trình bày lí lẽ, dẫn chứng sao cho nổi bật vấn đề, khiến
vấn đề trở nên hấp dẫn và giàu sức thuyết phục.
Bước 3: viết bài
Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành viết bài trên lớp hoặc ở nhà. Hoạt động
này có thể được tổ chức cá nhân hoặc theo nhóm với những mức độ khác nhau.
Giáo viên nên thiết kế những bài tập khác nhau để học sinh luyện tập được kĩ năng
viết bài. Cụ thể, có thể tập trung vào một số dạng bài tập cụ thể:
- Bài tập yêu cầu học sinh diễn đạt một luận đề, luận điểm thành câu văn hoàn
chỉnh
- Bài tập phát triển luận điểm thành một đoạn văn theo cấu trúc nhất đinh (diễn
dịch, qui nạp, song hành, móc xích, tổng – phân – hợp)
- Bài tập viết đoạn mở bài, kết bài
- Bài tập viết đoạn văn phần thân bài
- Bài tập liên kết các câu trong đoạn văn và liên kết các đoạn trong bài văn
Mặt khác, để học sinh phát triển năng lực viết, giáo viên cần rèn cho các em cách
diễn đạt đúng, phù hợp và đạt hiệu quả. Mỗi kiểu loại văn bản có những đặc trưng


riêng về ngôn ngữ. Giáo viên cần hướng dẫn, xây dựng các bài tập cụ thể để học
sinh cân nhắc, lựa chọn ngôn ngữ phù hợp với từng kiểu văn bản cần tạo lập.
Bước 4: chỉnh sửa và đánh giá bài viết
Chỉnh sửa cũng là một phần của quá trình tạo lập văn bản. Khơn

×