Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất biện pháp bảo tồn quần thể chà vá chân xám (pygathrix cinerea nadler, 1997) tại xã tam mỹ tây, huyện núi thành, tỉnh quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (16.43 MB, 100 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

HÀ VĂN HƯNG

NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP
BẢO TỒN QUẦN THỂ CHÀ VÁ CHÂN XÁM (PYGATHRIX
CINEREA NADLER, 1997) TẠI XÃ TAM MỸ TÂY,
HUYỆN NÚI THÀNH, TỈNH QUẢNG NAM

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG
MÃ SỐ: 8620211

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. ĐỒNG THANH HẢI

Hà Nội, 2023


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất biện pháp
bảo tồn quần thể Chà vá chân xám (Pygathrix cinerea Nadler, 1997) tại xã
Tam Mỹ Tây, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam” là công trình nghiên cứu
của riêng tơi.
Các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận này là trung thực và chưa từng


được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2023

NGƯỜI CAM ĐOAN

Hà Văn Hưng


ii
LỜI CẢM ƠN
Qua quá trình nỗ lực học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn:
“Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất biện pháp bảo tồn quần thể Chà vá
chân xám (Pygathrix cinerea Nadler, 1997) tại xã Tam Mỹ Tây, huyện Núi
Thành, tỉnh Quảng Nam”. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến:
Ban giám hiệu Nhà trường Đại học Lâm nghiệp, cùng tồn thể các thầy
cơ giáo đã quan tâm, tận tình chỉ dạy giúp tơi tích lũy được cho mình những
kiến thức chun mơn, chun ngành, phục vụ cho quá trình học tập và
nghiên cứu, cũng như cơng việc của mình sau này.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy hướng dẫn, PGS.TS. Đồng
Thanh Hải, thầy đã trực tiếp hướng dẫn, định hướng, chọn lọc các nội dung và
phương pháp nghiên cứu phù hợp, hỗ trợ trong việc phân tích số liệu và thảo
luận kết quả nghiên cứu.
Tôi thực sự biết ơn đối với thầy giáo TS. Phan Văn Dũng đã giúp đỡ
trong việc hướng dẫn thu mẫu và giám định các loài thực vật. Cảm ơn chị
Nguyễn Thị Thu Thảo cán bộ Trung tâm GreenViet, đã tận tình trao đổi, cung
cấp những thơng tin cần thiết để giúp tơi hồn thành nghiên cứu này.

Tôi xin chân thành cảm ơn các cô chú lãnh đạo cùng các anh chị trong
Hạt Kiểm lâm Nam Quảng Nam, UBND xã Tam Mỹ Tây, Tổ Kiêm lâm cơ
động và PCCCR Số 2, Nhóm Tiến phong bảo vệ Chà vá chân xám, đã tạo điều
kiện và nhiệt tình hỗ trợ tơi trong q trình điều tra, nghiên cứu tại thực địa.
Mặc dù đã nỗ lực làm việc, nhưng do thời gian thực hiện đề tài còn
nhiều hạn chế, khối lượng nghiên cứu lớn, nên đề tài không tránh khỏi những
thiếu sót nhất định. Tơi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến xây dựng của
các thầy cơ, hội đồng khoa học để đề tài được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

TÁC GIẢ

Hà Văn Hưng

năm 2023


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii
MỤC LỤC ....................................................................................................... iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT......................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................ vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................ viii
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................... 3

1.1. Đa dạng linh trưởng ở Việt Nam ........................................................... 3
1.2. Một số đặc điểm của giống Pygathrix ................................................... 3
1.2.1. Phân loại học .................................................................................. 3
1.2.2. Đặc điểm hình thái .......................................................................... 3
1.2.3. Phân bố của giống Pygathrix.......................................................... 4
1.2.4. Cấu trúc xã hội của một số loài trong họ phụ Vọoc ....................... 5
1.2.5. Thức ăn của một số loài trong họ phụ Vọoc ................................... 7
1.3. Loài Chà vá chân xám ............................................................................ 9
1.3.1. Tên gọi ............................................................................................. 9
1.3.2. Phân loại học .................................................................................. 9
1.3.3. Đặc điểm hình thái ........................................................................ 11
1.3.4. Đặc điểm sinh học và sinh thái của loài ....................................... 11
1.3.5. Phân bố của loài ........................................................................... 12
1.3.6. Tình trạng bảo tồn......................................................................... 13
1.3.7. Mối đe dọa đến chúng ................................................................... 13
1.3.8. Tình hình nghiên cứu CVCX trên thế giới .................................... 13
1.3.9. Thơng tin về lồi Chà vá chân xám tại xã Tam Mỹ Tây ............... 14
1.4. Tổng quan về khu vực nghiên cứu ....................................................... 14
1.4.1. Vị trí địa lý .................................................................................... 14
1.4.2. Đặc điểm tự nhiên ......................................................................... 15


iv
1.4.3. Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp .............................................. 17
1.4.4. Thảm và hệ thực vật ...................................................................... 17
1.4.5. Hệ động vật ................................................................................... 18
1.4.6. Điều kiện kinh tế - xã hội .............................................................. 18
Chương 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU20
2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ........................................................... 20
2.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 20

2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 21
2.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 21
2.4.1. Phương pháp phỏng vấn ............................................................... 21
2.4.2. Phương pháp điều tra theo tuyến .................................................. 22
2.4.3. Phương pháp đếm đàn tại nơi ngủ ................................................ 25
2.4.4. Phương pháp xác định cây thức ăn............................................... 27
2.4.5. Phương pháp đánh giá mối đe dọa ............................................... 29
2.4.6. Phương pháp phân tích số liệu ..................................................... 30
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................... 31
3.1. Hiện trạng quần thể Chà vá chân xám ................................................. 31
3.1.1. Số lượng đàn và kích thước đàn ................................................... 31
3.1.2. Đặc điểm cấu trúc xã hội .............................................................. 34
3.1.3. Phân bố của Chà vá chân xám...................................................... 39
3.2. Thức ăn của Chà vá chân xám ............................................................. 42
3.2.1. Thành phần thức ăn ...................................................................... 42
3.2.2. Bộ phận thực vật chọn ăn ............................................................. 45
3.3. Các mối đe dọa đến quần thể Chà vá chân xám .................................. 48
3.3.1. Các mối đe dọa.............................................................................. 48
3.3.2. Đánh giá các mối đe dọa .............................................................. 53
3.3.3. Các biện pháp quản lý, bảo tồn .................................................... 55


v
3.4. Một số giải pháp tăng cường bảo tồn quần thể Chà vá chân xám ...... 62
3.4.1. Bảo vệ loài và sinh cảnh sống....................................................... 62
3.4.2. Phục hồi và mở rộng sinh cảnh sống ............................................ 63
3.4.3. Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng ........................ 65
3.4.4. Phát triển sinh kế cộng đồng giảm áp lực lên tự nhiên ................ 65
3.4.5. Tăng cường nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế .................. 66
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 67

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 69
PHỤ LỤC


vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ
CITES

Công ước về bn bán quốc tế các lồi động vật hoang dã
nguy cấp

CR

Cực kỳ nguy cấp

CVCX

Chà vá chân xám

EN

Nguy cấp

Hòn

Từ địa phương: Đỉnh núi, núi, đồi núi

IUCN


Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế

KBT

Khu bảo tồn

SĐVN

Sách Đỏ Việt Nam năm 2007

UBND

Ủy ban nhân dân

PCCCR

Phòng cháy chữa cháy rừng

WWF

Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên

VQG

Vườn Quốc gia


vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Kích thước và cấu trúc đàn của một số loài trong họ phụ Voọc

(Colobinae) ........................................................................................................ 5
Bảng 1.2. Tỷ lệ thành phần thức ăn của một số loài trong họ phụ Vọoc
(Colobinae) ........................................................................................................ 7
Bảng 1.3. Số hộ và điều kiện kinh tế các hộ dân ở các xã. ............................. 19
Bảng 2.1. Bảng định nghĩa về cấu trúc tuổi/giới tính của CVCX .................. 24
Bảng 2.2. Phân biệt các bộ phân ăn của các loài thực vật là thức ăn của
CVCX .............................................................................................................. 28
Bảng 3.1. Bảng tổng hợp số lượng đàn và số lượng cá thể CVCX ................ 31
Bảng 3.2. So sánh các kết quả nghiên cứu trước đây về số lượng đàn và số
lượng cá thể CVCX tại khu vực nghiên cứu ................................................... 33
Bảng 3.3. Kích thước đàn và cấu trúc đàn CVCX tại khu vực điều tra .......... 34
Bảng 3.4. Kích thước và cấu trúc đàn của một số loài trong họ phụ Voọc
(Colobinae) ...................................................................................................... 37
Bảng 3.5. Mật độ quần thể CVCX tại khu vực nghiên cứu ............................ 40
Bảng 3.6. Bảng so sánh Mật độ quần thể của các quần thể CVCX ................ 41
Bảng 3.7. Thành phần các loài thức ăn của CVCX tại khu vực nghiên cứu .. 42
Bảng 3.8. So sánh sự lựa chọn bộ phận ăn của một số loài trong họ phụ Voọc
(Colobinae) ...................................................................................................... 47
Bảng 3.9. Tổng hợp và đánh giá xếp hạng các mối đe dọa ............................ 54


viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Phân bố của giống Pygathrix tại Việt Nam ...................................... 4
Hình 1.2. Chà vá châm xám ............................................................................ 10
Hình 1.3. Vị trí địa lý Xã Tam Mỹ Tây, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam 15
Hình 1.4. Vị trí khu vực nghiên cứu ............................................................... 16
Hình 1.5. Các cánh rừng Keo tại được trồng tại Tam Mỹ Tây ....................... 17
Hình 2.1. Bản đồ tuyến điều tra ...................................................................... 23
Hình 2.2. Đếm đàn tại nơi ngủ ở vị trí đối diện Hịn Dồ ................................ 26

Hình 2.3. Bản đồ điểm điều tra ....................................................................... 27
Hình 3.1. Chà vá chân xám tại khu vực Dương Bơng .................................... 32
Hình 3.2. Tỉ lệ các dạng cấu trúc đàn CVCX tại khu vực nghiên cứu ........... 36
Hình 3.3. Bản đồ phân bố CVCX tại Tam Mỹ Tây ........................................ 39
Hình 3.4. Biểu đồ tỉ lệ phần trăm số lồi trong các họ là thức ăn của CVCX44
Hình 3.5. Tỉ lệ phần trăm các bộ phận thức ăn ............................................... 45
Hình 3.6. Cây Bìm bìm rừng (Merremia boisiana) được Chà vá chân xám ăn 46
Hình 3.7. Khu vực Hịn Dồ bị chia cắt sinh cảnh tự nhiên giữa các cánh
rừng Keo ............................................................................................... 49
Hình 3.8. Chăn thả gia súc ngồi bìa rừng ...................................................... 52
Hình 3.9. Nhóm Tiên phong bảo vệ CVCX trên đường đi tuần tra ................ 55
Hình 3.10. Hoạt động điều tra CVCX của Kiểm lâm địa bàn và Học viên
Trường Đại học Lâm nghiệp ........................................................................... 56
Hình 3.11. Phối hợp điều tra Đa dạng sinh học giữa kiểm lâm, Nhóm Tuần tra
thơn bản và GreenViet .................................................................................... 57
Hình 3.12. Nhóm tiên phong bảo tồn loài CVCX phối hợp tuyên truyền nâng
cao nhận thức cho học sinh trường Trung học cơ sở Lê Văn Tâm ................. 58
Hình 3.13. Buổi tuyên truyền của Nhóm tiên phong ...................................... 59


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chà vá chân xám (Pygathrix cinerea) hay còn gọi Voọc vá chân xám, là
một trong 6 loài linh trưởng đặc hữu của Việt Nam. Chà vá chân xám (CVCX)
được xếp hạng cực kỳ nguy cấp - CR, trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) và trong
Danh lục Đỏ IUCN (IUCN Red List, 2023) [1] [47]; được liệt kê trong Nghị
định số 64/2019/NĐ-CP của Chính phủ về tiêu chí xác định loài và chế độ quản
lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; đồng
thời thuộc nhóm IB: (động vật rừng cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương
mại) trong Nghị định 06/2019/NĐ-CP của Chính phủ.[3] [4].

Hiện nay, quần thể lồi CVCX ngồi tự nhiên ở Việt Nam ước tính cịn
khoảng 1.500 cá thể và đang tiếp tục suy giảm (Hà Thăng Long và cs, 2020)
[33]. Có thơng tin về sự phân bố của CVCX ở phía Đơng Bắc Campuchia
(Rawson B. and Roos C, 2008) nhưng khơng có chứng cứ rõ ràng (Roos C.
and Nadler T, 2010), nên vẫn được xem là loài đặc hữu của Việt Nam (Hà
Thăng Long, 2007) [33] [44] [45]. Trong đó, tỉnh Quảng Nam là một trong
những điểm phân bố quan trọng của loài. CVCX phân bố hẹp tại 05 tỉnh của
Việt Nam (Quảng Nam, Kon Tum, Bình Định, Quảng Ngãi, Gia Lai), một số
khu vực có khả năng có phân bố của lồi chưa được khảo sát hết (Hà Thăng
Long, 2007). Do áp lực của săn bắn và việc khai thác tài nguyên rừng quá mức
nên số lượng quần thể và khu vực phân bố của loài suy giảm trong những năm
vừa qua [36].
Tại xã Tam Mỹ Tây, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam đã ghi nhận
khoảng 47-50 cá thể CVCX sinh sống trong 5 đàn khác nhau. Quần thể này bị
phân tán, sinh sống ở 4 khu vực (là dải rừng tự nhiên nghèo, hẹp còn sót lại
trên các đỉnh núi đá) với tổng diện tích gần 30 ha, và sinh cảnh trong các khu
vực bị chia cắt với nhau bởi các bãi trồng Keo (Nguyễn Thị Thu Thảo, 2019).
Bước đầu đã ghi nhận Quần thể CVCX ở Hịn Dồ ăn 60 lồi thực vật, trong đó


2
quả và lá non chiếm tỉ lệ cao trong thành phần thức ăn của quần thể CVCX
(Bùi Văn Tuấn, 2021). Tuy nhiên, cùng với sự tồn tại và phát triển, các đặc
điểm cấu trúc xã hội và phân bố của quần thể CVCX ghi nhận trong các các kết
quả nghiên cứu trước đây có thể đã bị thay đổi qua các năm. Hơn nữa, các
nghiên cứu về thức ăn của lồi chỉ tập trung ở khu vực Hịn Dồ, chưa mở rộng
trên tồn khu vực phân bố. Do đó, để bảo tồn quần thể này rất cần cập nhật bổ
sung nghiên cứu về thực trạng kích thước quần thể, đặc điểm cấu trúc xã hội,
phân bố và thức ăn của loài, hiện trạng bảo tồn, và các mối đe dọa đến loài và
sinh cảnh sống tại Tam Mỹ Tây. [2] [8].

Xuất phát từ thực tế trên, để cung cấp những dẫn liệu khoa học về lồi
CVCX nhằm góp phần vào cơng tác quảng lý và bảo tồn lồi. Tơi tiến hành
đề tài “Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất biện pháp bảo tồn quần thể Chà
vá chân xám (Pygathrix cinerea Nadler, 1997) tại xã Tam Mỹ Tây, huyện
Núi Thành, tỉnh Quảng Nam”


3

Chương 1.
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Đa dạng linh trưởng ở Việt Nam
Việt Nam nằm trong số 16 quốc gia hàng đầu trên thế giới về đa dạng
sinh học. Các loài thú Linh trưởng đa dạng với 24 taxa và 3 họ (Culi Loridae,
Khỉ, Cercopithecidae, Vượn Hylobatidae), bao gồm 5 loài đặc hữu: Voọc Cát
Bà (T. poliocephalus poliocephalus), Voọc Chà vá chân xám (Pygathrix
cinerea), Voọc mũi hếch (Rhinopithecus avunculus), Voọc mông trắng
(Trachypithecus delacour) và Khỉ đuôi dài Côn Đảo (Macaca fascicularis
condorensis) (Roos etal, 2014) [46].
1.2. Một số đặc điểm của giống Pygathrix
1.2.1. Phân loại học
Theo Nadler (1997), CVCX thuộc nhóm khỉ ăn lá, phân họ Colobinae,
giống – Pygathrix, một trong trong 4 giống khỉ mũi hếch châu Á gồm:
Rhinopithicus, Pygathrix, Nasalis và Simias. Trong đó giống Pygathrix gồm
có 3 loài chà vá: Chà vá chân đỏ (P. nemaeus), Chà vá chân đen (P. nigripes)
và CVCX (P.cinerea) [38].
Chà vá chân xám (P. cinereia) được giới khoa học biết đến từ khoảng
đầu thế kỷ 20, vào năm 1997 chúng được coi như một phân loài của Pygathrix
nemaeus nhưng việc phân loại này vẫn được đặt dấu hỏi vì sự khác biệt về
hình thái học. Mãi đến cuối thế kỷ 20, giới khoa học mới sắp xếp lại và kết

luận rằng chúng là một loài riêng, mang tên P. cinerea. (Nadler, 1997) [38].
1.2.2. Đặc điểm hình thái
So với kích thước của các lồi voọc khác, kích thước cơ thể của các lồi
trong giống Chà vá (Pygathrix) là khá lớn với chiều dài cơ thể từ 53-63 cm và
trọng lượng trung bình từ 5,3 đến 11,5 kg (Lippold & Vu Ngoc Thanh, 1999).
Đuôi các lồi Chà vá thường có màu trắng và có kích thước tương
đương với chiều dài cơ thể, đầu khơng có mào nhọn trên đỉnh. Lơng ở trên
đầu chải ngược về phía sau. Đơi mắt hình quả hạnh và góc mắt hơi nghiêng.


4
Dương vật của con đực trưởng thành có màu đỏ. Màu sắc của con đực trưởng
thành và con cái như nhau ngoại trừ ở con đực có một túm lơng trắng ở phía
trên mỗi góc hình tam giác ở gốc đuôi (Lippold et al. 1977).
Màu lông của con non thuộc 3 loài Chà vá tương đối giống nhau với
màu vàng cam khuôn mặt hơi đỏ xanh, màu mắt vàng sáng. Đỉnh đầu có màu
hơi đỏ đen, dọc theo sống lưng có một đường màu đen. Sau hai năm, màu sắc
của 3 lồi đã có sự khác biệt rõ ràng. CVCX và chân đỏ khuôn mặt chuyển
dần sang màu vàng cam (Nadler et al. 2001) [39].
Chà vá chân đen có khn mặt chuyển sang màu xanh. Màu lơng phía
sau lưng đậm hơn so với Chà vá chân đỏ, nhưng màu lông ở phía trước bụng
lại sáng hơn (Lippold & Vu Ngoc Thanh, 1995). Chi sau 3 lồi có màu sắc
được thể hiện ở tên gọi của mỗi loài: Chà vá chân đỏ có màu nâu đỏ (Otto,
2005), Chà vá chân đen có màu đen (Nadler et al, 2003), Chà vá chân xám có
màu xám tro (Ha Thang Long, 2009). [41]
1.2.3. Phân bố của giống Pygathrix

Hình 1.1. Phân bố của giống Pygathrix tại Việt Nam
(Nguồn: Hà Thăng Long, 2009)



5
Cả 3 loài Chà vá chân đỏ (P. nemaeus), Chà vá chân đen (P. nigripes)
và CVCX (P.cinerea) đều phân bố trên bán đảo Đông Dương (Việt Nam, Lào,
Campuchia). Riêng Chà vá chân xám là loài đặc hữu của Việt Nam – chỉ phân
bố duy nhất ở 5 tỉnh miền Trung và Tây Nguyên Việt Nam.
1.2.4. Cấu trúc xã hội của một số loài trong họ phụ Vọoc
Các nghiên cứu trước đây về cấu trúc xã hội của các loài trong chi
Pygathrix đều được ghi nhận với hai kiểu cấu trúc xã hội phổ biến (Bảng 1.1).
Đó là cấu trúc một đực nhiều cái (cấu trúc đơn đực) và nhiều đực nhiều cái.
Bảng 1.1. Kích thước và cấu trúc đàn của một số lồi trong họ phụ
Voọc (Colobinae)

STT

Lồi

1

Chà vá chân nâu
(Pygathrix
nemaeus)

Kích thước
đàn
Số
Số
lượng lượng
đàn
cá thể

8

68-86

2

Chà vá chân
xám (Pygathrix
cinerea)

10

139150

3

Chà vá chân đen
(Pygathrix
nigripes)

8

130

4

Voọc gáy trắng
(Trachypithecus
hatinhensis)


9

81

5

Voọc xám
(Trachypithecus
crepusculus)

5

129

6

Voọc quần đùi
trắng
(Trachypithecus
delacouri)

11

55

Cấu trúc
xã hội
1 Đực
nhiều cái
Nhiều đực

nhiều cái
1 Đực
nhiều cái
Nhiều đực
nhiều cái
1 Đực
nhiều cái
Nhiều đực
nhiều cái
1 Đực
nhiều cái
Nhiều đực
nhiều cái
1 Đực
nhiều cái
Nhiều đực
nhiều cái
1 Đực
nhiều cái
Nhiều đực
nhiều cái

Địa điểm nghiên
cứu

Nguồn

VQG Bạch Mã

Nguyễn

Văn Minh
(2019) [43]

VQG Kon Ka Kinh

Hà Thăng
Long
(2007) [36]

Bán đỏa Hòn Hèo,
huyện Ninh Hòa,
tỉnh Khánh Hòa

Nguyễn Ái
Tâm (2014)
[12]

khu rừng xã Đồng
Hóa-Thạch Hóa,
huyện Tun Hóa,
Tỉnh Quảng Bình

Đồng
Thanh Hải
(2018) [5]

KBTTN Xuân Liên

Nguyễn
Đình Hải

(2018) [11]

KBTTNĐNN Vân
Long

Nguyễn
Vĩnh Thanh
(2008) [10]


6
Các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng kích thước đàn của giống Pygathrix
khác nhau tùy thuộc vào từng loài và phụ thuộc vào môi trường sống. Theo
Phạm Nhật (1993), kích thước trung bình có khoảng từ 4 – 27 cá thể.
Theo Nguyễn Đình Hải (2018), tại KBTTN Xuân Liên đã ghi nhận đàn
Voọc xám có 2 dạng tổ chức đàn: đàn 1 đực + nhiều cái và đàn nhiều đực và
nhiều cái. Mỗi đàn có 1 con đực to khỏe làm đầu đàn. Trong đó, số lần quan
sát được đàn có cấu trúc 1 đực và nhiều cái là 13 lần, chiếm 54,2% tổng số lần
quan sát; số lần quan sát được đàn nhiều đực + nhiều cái là 11 lần, chiếm
45,8% tổng số lần quan sát [10].
Theo Hà Thăng Long (2009), cấu trúc đàn đơn đực (bao gồm 1 đực
trưởng thành, nhiều cái và các con của chúng) là cấu trúc xã hội cơ bản của
loài CVCX. Kiểu cấu trúc đàn nhiều đực và nhiều cái xuất hiện khi các đàn
cấu trúc đàn đơn đực nhập lại với nhau trong một thời điểm và khơng có tính
bền vững – gọi là tập tính tách và nhập đàn [29].
Lồi T. delacouri thường xuất hiện ở các nhóm một đực nhiều cái với
con đầu đàn là con cái trưởng thành, mặc dù cũng có thể có nhiều nhóm nhiều
đực và cái, các nhóm tồn đực và đực đơn độc (Nadler và cộng sự, 2007;
Nguyễn Vĩnh Thành, 2008). Các báo cáo trước đây chỉ ra rằng quy mơ nhóm
20 - 30 cá thể đã từng xảy ra, những báo cáo gần đây cho thấy hầu hết là các

nhóm với số lượng 5 - 7 cá thể, hoặc lên đến 16 cá thể ở Vân Long [40] [10].
Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng cấu trúc xã hội của loài khỉ ăn
lá là một đực và nhiều cái hoặc nhiều đực và nhiều cái. Quy mơ nhóm dao
động từ 7 đến 20 cá thể. Các nghiên cứu về cấu trúc xã hội của T. hatinhensis
chủ yếu được thực hiện ở VQG Phong Nha - Kẻ Bàng. Tổ chức xã hội của T.
hatinhensis tương tự như kiểu tổ chức của các loài trong phân họ Colobinae
bao gồm các đơn vị một đực nhiều cái và nhiều đực và nhiều cái. Quy mơ
nhóm trung bình là 9 ± 3 cá thể. Tỷ lệ đực/cái trưởng thành (AM/AF) là 1:2,5;
Con non so với con gái (IF/AF) là 1:3; con trưởng thành so với con chưa
trưởng thành là 1:0,84. (Đồng Thanh Hải, 2018) [5]


7
Ở lồi P. nigripes đàn lớn được hình thành từ nhiều đàn nhỏ, đàn cơ sở.
Mặc dù có sự nhập đàn lớn, nhưng các đàn cơ sở có sự tách biệt tương đối
trong các hoạt động của mình. Chúng thường ngồi theo các khu vực riêng lẻ,
trong hầu hết các hoạt động như ăn, nghỉ, di chuyển và cả trong các hoạt động
xã hội. Sự sung đột, tranh dành nguồn thức ăn giữa các đàn nhỏ hay trung
bình khi nhập lại thành đàn lớn không xảy ra. Tỷ lệ giới tính của Chà vá chân
đen (Pygathrix nigripes) tại bán đảo Hịn Hèo có sự chênh lệch giữa đực
trưởng thành và cái trưởng thành (tỉ lệ 1: 2.9), trong một đàn số lượng con cái
trưởng thành chiếm tỉ lệ cao hơn con đực trưởng thành gần 3 lần, không phát
hiện đàn toàn cá thể đực (Nguyễn Ái Tâm, 2014) [12].
Như vây, ở các lồi trong họ phụ Vọoc có cấu trúc xã hội đặc trưng
gồm một đực đầu đàn và nhiều con cái trưởng thành, mỗi thanh viên khác đều
đều có vị trí nhất định trong đàn. Cấu trúc gồm nhiều nhiều đàn nhỏ, đàn cơ
sở tập hợp thành đàn lớn, hình thành nên kiểu cấu trúc nhiều đực nhiều cái,
tuy nhiên cấu trúc này không bền, lỏng lẻo và thường dễ xảy ra hiện tượng
tách nhập đàn thường xuyên.
1.2.5. Thức ăn của một số loài trong họ phụ Vọoc

Các nghiên cứu về thành phần thức ăn của các loài trong họ phụ Vọoc
(Colobinae) cho thấy có sự tương đồng trong thành phận thức ăn (Bảng 1.2)
Bảng 1.2. Tỷ lệ thành phần thức ăn của một số loài trong họ
phụ Vọoc (Colobinae)

STT

1

Lồi

Địa điểm
nghiên cứu

Voọc quần đùi
KBTTNĐNN
trắng
Vân Long,
(Trachypithecus
Ninh Bình
delacouri)

Bộ phận ăn (%)

non

Lá già

Quả


Hoa

Khác

58

20

10

5

8

Nguồn tài
liệu

Catherine
Workman
(2010) [48]


8

STT

Lồi

Địa điểm
nghiên cứu


2

Vọoc đen má
trắng
(Trachypithecus
francoisi)

3

Voọc bạc
KBTTN Tà
trường sơn
Kou, Bình
(Trachypithecus
Thuận
margarita)

4

Vọoc cát bà
VQG Cát Bà,
(Trachypithecus
Hải Phòng
poliocephalus)

5

Chà vá chân
đen (Pygathrix

nigripes)

Khu nghỉ
dưỡng Six
Senses Ninh
Vân Bay,
Khánh Hòa

6

Chà vá chân
nâu
(Pygathrix
nemaeus)

7

Chà vá chân
xám (Pygathrix
cinerea)

KBTTN
Nonggan,
Quảng Tây,
Trung Quốc

Bán đảo
Sơn Trà, Đà
Nẵng
VQG Kon

Ka Kinh

Bộ phận ăn (%)

non

38,9

54,42

Lá già

13,9

7,08

84 ± 2,8

88,66

9,3

Quả

17,2

28,89

8 ± 2,8


1,74

Hoa

7,5

7,74

5 ± 1,7

0,92

Khác

Nguồn tài
liệu

21,6

Zhou Q và
cs (2006)
[49]

0,72

Trần Văn
Bằng
(2013)
[18]


3 ± 1,2

Rebecca
Hendershot
t và cs
(2017) [32]

0

Hồng
Quốc Huy
và cs
(2020) [6]

72.94

0

14,7

3,52

8.84

49,5

9,3

41


0

0

Trần đình
nghĩa và
sc (2015)
[19]
Hà Thăng
Long
(2020)
[31]

Các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng bộ phận thực vật được một số loài
trong họ phụ Vọoc chọn ăn nhiều nhất là lá non. Tỉ trọng trong thành phần
thức ăn là lá non rất cao, dao động từ 38,9 – 88,66% (Zhou và cs ,2006;
Hoàng Quốc Huy và cs, 2020) [49] [6].
Hà Thăng Long (2020) nghiên cứu ở CVCX xác định được 166 loài
thực vật là thức ăn trong đó lá non được ăn nhiều nhất chiếm 49,6%, quả chín
21,9%, quả chưa chín 19,1%, lá trưởng thành 9,3% và các loại thức ăn khác
0,1% [31].
Loài P. nemaeus tại Bán đảo Sơn Trà đã được ghi nhận ăn 120 loài
thực vật thuộc 80 chi nằm trong 41 họ. Trong đó, các bộ phận của cây được


9
sử dụng làm thức ăn gồm: lá 72,94% tổng số bộ phận ăn (trong đó: chồi búp
19,11%; lá non 24,11%; lá bánh tẻ 22,64%; cuống lá bánh tẻ 7,05%). Chà vá
chân nâu không ăn lá già. Cành và vỏ cành cây chiếm 8,82% tổng số bộ phận
ăn (phần non của ngọn cành 5,00%; Vỏ cành 3,82%). Hoa và cụm hoa chiếm

3,52% tổng số bộ phận ăn. Quả và hạt chiếm 14,70% tổng số bộ phận ăn
(Trần đình nghĩa và sc, 2015) [19].
Theo Hoàng Quốc Huy và cs (2020) [6] Chà vá chân đen (Pygathrix
nigripes) ăn các bộ phận khác nhau của cây, gồm: lá non, lá già, hoa và quả
trong đó nhiều nhất là lá non chiếm 80,66%, lá già chiếm 9,30%, quả xanh
chiếm 1,74% và hoa chỉ chiếm 0,29%.
Từ các nghiên cứu trên có thể nhận định rằng hệ tiêu hóa của giống
Pygathrix thích nghi với chế độ ăn lá chủ yếu. Tuy nhiên, các lồi chà vá
cũng có chiến lược thích nghi linh hoạt trong việc thay đổi thành phần thức ăn
chứ khơng phải phụ thuộc hồn tồn vào một loại thức ăn nhất định. Sự thích
nghi này phụ thuộc vào nguồn thức ăn có sẵn trong tự nhiên và nguồn thức ăn
đó lại thay đổi theo tính chu kỳ.
1.3. Loài Chà vá chân xám
1.3.1. Tên gọi
- Tên thường gọi: Chà vá chân xám, Voọc vá (Việt); Hoa, Doọc (BaNa)
- Tên khoa học: Pygathrix cinerea (Nadler ,1997)
- Tên tiếng Anh: Grey-shanked Douc Langur
- Họ Khỉ (Cercopithecidae)
1.3.2. Phân loại học
Năm 1950, theo các nhà phân loại học thì chỉ có duy nhất 2 lồi Chà vá
ở vùng Đơng Dương, gồm Chà vá chân đen và loài Chà vá chân nâu.
Năm 1995, Trung tâm cứu hộ Linh trưởng (EPRC) ở Cúc Phương cứu
hộ được 1 lồi Chà vá có màu lông khác với Chà vá chân xám và chân đen.


10
Việc phát hiện một lồi trong giống Chà vá có màu lơng khác với các lồi đã
biết gây ra nhiều tranh cãi giữa các nhà linh trưởng học ở Việt Nam. Ở giai
đoạn đầu, các nhà linh trưởng học ở Việt Nam khẳng định rằng đó là lồi lai
giữa Chà vá chân xám và Chà vá chân đen (Lippold và Vũ Ngọc Thanh, 1995).

Tuy nhiên, Nadler (1997) [38] đã đề xuất tách riêng loài này thành một
loài mới thuộc giống Chà vá dựa trên sự khác biệt của màu trên khuôn mặt;
màu lông dưới chân và tay; độ dài của mặt con trưởng thành.
Sau đó, Roos và Nadler (2001) [39] tiến hành nghiên cứu về trình tự ADN
ty thể của ba loài Chà vá chân đỏ, Chà vá chân đen, Chà vá chân xám. Từ đó
khẳng định rằng Chà vá chân xám là một loài riêng biệt. Dựa trên màu sắc của
giống, loài này được đặt tên là Chà vá chân xám (Pygathrix cinerea).

Nguồn: TTXVN, 2023
Hình 1.2. Chà vá châm xám


11
1.3.3. Đặc điểm hình thái
Theo Nadler (2003) [41], lồi Chà vá chân xám có khối lượng và chiều
dài trung bình cơ thể khoảng 11,5 - 630 cm (cá thể đực); 8,45 kg và 570 cm
(cá thể cái). Đuôi thuôn dài, gốc đi và tồn bộ lơng đi có màu trắng. Ở
con đực có hai túm lơng trắng ở 2 góc phía trên gốc đi hình tam giác. Màu
sắc lơng của giống Chà vá có 5 màu khác nhau do đó các loài trong giống Chà
vá thường được gọi là voọc ngũ sắc.
Thân hình thon nhỏ, có hình dạng gần giống như Chà vá chân nâu và
Chà vá chân đen. Vai, chân trên và một phần của nốt sần được đánh dấu bằng
các mảng trắng. Bàn chân và bàn tay màu đen trong khi cẳng chân của chúng
có màu xám lốm đốm đen (đây là đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt giữa
3 loài chà vá này). Da trần trên mặt của họ có màu nâu vàng, ngoại trừ các
vùng quanh miệng và cằm có màu trắng. Bộ lơng dài màu trắng viền hai bên
mặt. Chúng có một mắt nghiêng trung gian, tạo thành một góc 15 độ so với
phương ngang. Cổ họng của chúng có màu trắng với cổ rộng màu cam có
đường viền đen nối với các mảng đen trên vai. Đi của Chà vá chân xám có
chiều dài gần bằng tổng chiều dài đầu và thân của chúng. Chúng tương tự về

mặt di truyền với Chà vá chân nâu (Pygathrix nemaeus) nhưng được coi là
các loài khác nhau do sự khác biệt về hình thái. So với Chà vá chân đen
(Pygathrix nigripes), Chà vá chân xám lớn hơn một chút, nhưng kích thước
tương tự như P. nemaeus. Chiều dài đuôi của voọc chà vá chân đen (P.
nigripes) vượt xa voọc chà vá chân xám và đỏ khoảng 100mm (Covert, et al.,
2008; Francis, 2008; Long, 2007) [29] [36].
1.3.4. Đặc điểm sinh học và sinh thái của loài
CVCX sống ở rừng kín thường xanh, rừng kín nửa rụng lá. Chúng
thường gặp ở độ cao từ 900 đến 1400 m so với mực nước biển, nơi có độ che
phủ rừng từ 80 đến 95%. Cây trong rừng nơi chúng sinh sống thường có đường
kính ngang ngực từ 40 đến 120 cm và cao từ 25 đến 35 m. Chúng cũng đã được
tìm thấy trong một số khu rừng bị suy thoái (Francis, 2008; Long, 2007) [36].



×